Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Chương II: Những tác động của chiến lược biển Đông của Trung Quốc

dưới thời Tập Cận Bình tới an ninh chính trị Việt Nam.
Luận điểm 1: Chiến lược biển Đông của TQ đe dọa và xâm phạm nghiêm
trọng đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.
Thứ nhất, Trung Quốc có những hành động bành trướng quân sự trái phép
ngay trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam:
Kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, Trung Quốc đã tiến hành hàng loạt
các các hoạt động đe dọa, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam mà đỉnh điểm là
vụ đưa giàn khoan Hải Dương - 891 năm 2014 và tàu thăm dò địa chất Hải
Dương 08 năm 2019. Ngày 02/5/2014, Trung Quốc ngang nhiên kéo giàn khoan
Hải Dương - 981 tới vị trí cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt
Nam 17 hải lý về phía Nam, cách đảo Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam
khoảng 120 hải lý về phía Đông bất chấp sự cảnh báo, phản đối của Việt Nam
và cộng đồng quốc tế1. Hành động này vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền
và quyền tài phán quốc gia trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của
nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được Công ước về Luật biển của
Liên Hợp Quốc 1982 ghi nhận và được cụ thể hóa trong Luật Biển Việt Nam
2012.
Không dừng lại ở đó, Sau sự cố Haiyang Shiyou 981 năm 2014, Trung
Quốc đã nhiều lần triển khai các tàu nghiên cứu và giàn khoan dầu khí đến vùng
đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, nói chung là với thời gian dài hơn và
tần suất các nhiệm vụ tăng lên.
Trong năm 2014, Trung Quốc chỉ triển khai các tàu của họ vào EEZ của
Việt Nam một lần và chỉ trong khoảng hai tháng. Năm ngoái, họ đã triển khai
một tàu bốn hoặc năm lần, với tổng thời gian của các sứ mệnh này là khoảng
sáu tháng, từ cuối tháng Ba cho đến đầu tháng Mười. Trong năm 2019, có 3 vụ
1
Company, 3i. 2021. "Cảnh Sát Biển Việt Nam". Cảnh Sát Biển Việt Nam. https://canhsatbien.vn/portal/nghien-
cuu-trao-doi/nhin-lai-su-kien-hai-duong-981-va-bai-hoc-kinh-nghiem-trong-dau-tranh-bao-ve-chu-quyen-bien-
dao.
tàu Trung Quốc tấn công, quấy rối tàu cá Việt Nam. Năm nay, ba trường hợp
xảy ra chỉ trong sáu tháng đầu tiên2.
Từ 03/7/2019 đến cuối tháng 10/2019, Trung Quốc đã cử nhóm tàu khảo
sát địa chất Hải Dương 8 liên tục xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và
thềm lục địa Việt Nam3 bất chấp sự phản đối của Việt Nam và cộng đồng quốc
tế dưới sự hộ tống của các tàu Hải Giám. Các hành động trên của Trung Quốc
cùng với các hoạt động cải tạo bồi đắp đảo nhân tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng
quân sự trên đó như sân bay, doanh trại, hệ thống ra-đa và thông tin liên lạc…
đã đe dọa và xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt
Nam ở Biển Đông, cũng như đi ngược và phá vỡ các qui tắc, luật lệ quốc tế.
Thứ hai, Trung Quốc chú trọng củng cố sức mạnh quân sự, hiện đại hóa
quân đội, gia tăng hoạt động ở khu vực biển Đông.
Trung Quốc chú trọng củng cố sức mạnh quân sự, hiện đại hóa quân đội,
gia tăng hoạt động quân sự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Biển Đông,
như: diễn tập phô trương sức mạnh vũ khí, phương tiện quân sự; đưa ra bộ luật
Hải cảnh, v.v. Những hành động đó đã và đang làm cho tình hình an ninh khu
vực, nhất là trên Biển Đông trở nên phức tạp hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến môi
trường hòa bình, ổn định và sự phát triển của khu vực.4
Thứ ba, chiến lược biển Đông của Tập Cận Bình gây thiệt hại về kinh tế
cho ngành khai thác dầu khí, khai thác hải sản của Việt Nam

2
"Việt Nam Làm Gì Để “Lật Ngược Thế Cờ”, Chiến Thắng Trước Trung Quốc Ở Biển Đông?". 2020.  Sputnik
Việt Nam. https://vn.sputniknews.com/20200923/viet-nam-lam-gi-de-lat-nguoc-the-co-chien-thang-truoc-trung-
quoc-o-bien-dong-9510176.html.
3
Acomm(http://www.acomm.com.vn), Copyright(c). 2021. "Những Cơ Sở Lịch Sử Và Pháp Lý Khẳng Định
Chủ Quyền Của Việt Nam Đối Với Hai Quần Đảo Hoàng Sa Và Trường Sa | Học Viện Chính Trị Công An
Nhân Dân". Hvctcand.Edu.Vn. http://hvctcand.edu.vn/chong-dien-bien-hoa-binh/nhung-co-so-lich-su-va-phap-
ly-khang-dinh-chu-quyen-cua-viet-nam-doi-voi-hai-quan-dao-hoang-sa-va-truong-sa-1518.
4
" Chiến Lược Của Một Số Cường Quốc Tác Động Đến Quốc Phòng, An Ninh Khu Vực Và Việt Nam - Tạp
Chí Quốc Phòng Toàn Dân ". 2021. Tapchiqptd.Vn. http://tapchiqptd.vn/vi/bao-ve-to-quoc/chien-luoc-cua-mot-
so-cuong-quoc-tac-dong-den-quoc-phong-an-ninh-khu-vuc-va-viet-nam/17107.html.
Việc gây sức ép với các công ty nước ngoài ngừng hoạt động hợp tác khai
thác dầu khí với Việt Nam ở Biển Đông trong các dự án thăm dò khí đốt Cá
Rồng Đỏ tại lô 136/03 thuộc bãi cạn Tư Chính với đối tác công ty Repsol của
Tây Ban Nha và dự án khai thác khí đốt Cá Voi Xanh với Tập đoàn
ExxonMobil, Mỹ. Mục đích của hành động này là nhằm ngăn chặn các công ty
đối tác nước ngoài tiếp tục khai thác tài nguyên ở vũng đặc quyền kinh tế của
Việt Nam, khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở khu vực “đường lưỡi bò”
phi lý. Việc ban lệnh cấm ngư dân các tỉnh miền Trung Việt Nam đánh bắt hải
sản tại ngư trường truyền thống thuộc chủ quyền của mình, cũng như xua đuổi,
tấn công, đánh đập, bắt bớ ngư dân, ngư cụ rồi bắt nộp tiền chuộc…đã uy hiếp
trực tiếp đến an toàn tính mạng và lợi ích kinh tế của ngư dân Việt Nam. Những
hành động trên của Trung Quốc đã gây lên thiệt hại về kinh tế rất lớn cho ngành
khai thác dầu khí và đánh bắt cá của ngư dân Việt Nam.
Thứ tư, Trung Quốc đã và đang theo đuổi một chiến lược bành trướng dài
hạn tại Biển Đông. Chiến lược này lại là một phần của một nỗ lực lớn hơn để đạt
được “Giấc mơ Trung Quốc”, để khôi phục vị trí mà Trung Quốc tự cho là chỗ
đứng xứng đáng của họ, tức là ở trên đầu các quốc gia khác. Số phận của những
quốc gia trỗi dậy hiếu chiến trong quá khứ và sự dễ bị tổn thương của các tuyến
đường thương mại của Trung Quốc cho thấy rằng chiến tranh không phải là cách
để Trung Quốc đạt được tham vọng này. 5
Kết luận, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để
khẳng định chủ quyền với hai hòn đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thế kỉ XVII 6.
Theo đó, Việt Nam là quốc gia đầu tiên với tư cách nhà nước  đã chiếm hữu và
thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo qua các thời kỳ kể từ hai quần đảo chưa

5
"Chiến Lược "Bành Trướng Lắt Léo" Của Trung Quốc | Cuoituan.Tuoitre.Vn". 2021. Tuổi Trẻ Cuối Tuần -
TTO. https://cuoituan.tuoitre.vn/van-de-su-kien/chien-luoc-banh-truong-lat-leo-cua-trung-quoc-1053946.html/.
6
"Những Cơ Sở Lịch Sử Và Pháp Lý Khẳng Định Chủ Quyền Của Việt Nam Đối Với Hai Quần Đảo Hoàng Sa
Và Trường Sa (Phần 2)". 2021. Dhannd.Edu.Vn. http://dhannd.edu.vn/ky-nang/nhung-co-so-lich-su-va-phap-ly-
khang-dinh-chu-quyen-cua-viet-nam-doi-voi-hai-quan-dao-hoang-sa-va-truong-sa-phan-2-a-1779.
thuộc về bất cứ quốc gia nào. Do vầy chủ quyền của Việt Nam với hai hòn đảo
này là sự thật không thể chối cãi và được luật pháp quốc tế thừa nhận. Tuy
nhiên với những hành động cụ thể trên của Trung Quốc với các hoạt động cải
tạo bồi đắp đồi nhân tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự trên đó như sân bay,
doanh trại, hệ thống ra đa và thông tin liên lạc...đã đe dọa và xâm phạm nghiêm
trọng chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông, việc xác định
chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông là đi ngược lại Luật biển 1982 của
Liên hợp quốc được nhiều nước thông qua và những mưu đồ của Trung Quốc ở
Biển Đông đang ngày càng đe dọa cho an ninh ở khu vực.cũng như đi ngược và
phá vỡ các quy tắc luật lệ quốc tế. 
II. So sánh chiến lược Biển Đông của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình
với các thế hệ lãnh đạo trước đó
Sự phát triển trong chiến lược Biển Đông của Trung Quốc kể từ khi nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời có thể được chia thành 3 giai đoạn, cụ
thể:
Giai đoạn “củng cố chủ quyền trên bộ, tuyên bố chủ quyền trên biển”
(1949-1973): Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949,
chính sách đối ngoại của Trung Quốc chịu ảnh hưởng của Chủ nghĩa Mác, tích
cực phát triển quan hệ gắn bó với Liên Xô cũ. Từ những năm 60 trở đi, quan hệ
ngoại giao với Liên Xô xấu đi, Trung Quốc áp dụng chính sách ngoại giao độc
lập, tự chủ, thay đổi đường lối ngoại giao thân Liên Xô, chống Mỹ trước đó,
tích cực chủ động thiết lập quan hệ với các nước thuộc thế giới thứ 3 để cân
bằng các uy hiếp ngoại giao đến từ Mỹ và Liên Xô. Thời kỳ này, chính sách
Biển Đông của Trung Quốc tập trung vào việc tuyên bố chủ quyền đối với các
quân đảo ở Biển Đông, cụ thể Trung Quốc tuyên bố quần đảo Hoàng Sa (Tây
Sa), Trường Sa (Nam Sa) và Đông Sa vốn dĩ thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Đáng chú ý trong giai đoạn này, ngoài việc tuyên bố chủ quyền đối với các quần
đảo ở Biển Đông, năm 1949, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã cho ấn hành
một bản đồ, trong đó “đường lưỡi bò” được thể hiện giống như trên bản đồ
trước đó gồm 11 đoạn. Tuy nhiên, đến năm 1953, bản đồ vẽ “đường lưỡi bò”
của Trung Quốc xuất bản chỉ còn 9 đoạn 7. Trong suốt một thời gian dài, mặc dù
cho xuất bản bản đồ có thể hiện “đường lưỡi 49 bò” như trên nhưng chính phủ
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chưa bao giờ đưa ra lời tuyên bố hoặc giải thích
chính thức gì về “đường lưỡi bò” đó.
Nhìn chung, trong giai đoạn này, Trung Quốc tập trung vào mục tiêu bảo
vệ chủ quyền biên giới đất liền sau các xung đột với các nước có chung biên
giới trên bộ như Liên Xô, Ấn Độ. Hay nói cách khác, Trung Quốc ưu tiên bảo
vệ sự ổn định cho chính quyền mới được thành lập, vấn đề an ninh chủ quyền
trên bộ được ưu tiên hơn so với việc khẳng định chủ quyền và chiếm lĩnh chủ
quyền ở các đảo.
Tuy vậy, Trung Quốc vẫn không từ bỏ ý định chiếm đóng các đảo của Việt
Nam vốn đã từng thực hiện vào năm 1946. Năm 1956, sau hiệp định Geneva,
người Pháp phải rút đi, quân đội chưa mạnh, Mỹ chưa can thiệp, họ ra đòn. Khi
ấy quân đội Việt Nam cộng hòa chưa có tàu nên Trung Quốc chiếm gần như
toàn bộ phần phía đông của quần đảo Hoàng Sa 8. Năm 1959, Trung Quốc mang
quân qua chiếm nốt phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa nhưng quân đội Việt
Nam cộng hòa đã có mặt ở đó9.
Giai đoạn xung đột vũ lực (1974-1989): Sau khi Hội nghị Trung ương 3
khóa 11 đưa ra chủ trương hiện đại hóa và chiến lược phát triển kinh tế làm nền
tảng, phát triển kinh tế trở thành mục tiêu chính, trong khi sức mạnh quân sự trở
thành thủ đoạn phòng vệ và xóa bỏ các trở ngại cho việc phát triển kinh tế,
nhằm đối phó với các xung đột hoặc chiến tranh cục bộ và tạo nền tảng cho

7
"Đường Lưỡi Bò - Một Yêu Sách Phi Lý - Kỳ 22 | Biển - Biên Giới Biển Bến Tre".
2021. Biengioibienbentre.Vn. http://biengioibienbentre.vn/noi-dung/duong-luoi-bo-mot-yeu-sach-phi-ly-ky-
22.html.
8
ONLINE, TUOI. 2014. "Tướng Phạm Văn Dỹ: 6 Lần Trung Quốc Ra Đòn Với Việt Nam". TUOI TRE
ONLINE. https://tuoitre.vn/tuong-pham-van-dy-6-lan-trung-quoc-ra-don-voi-viet-nam-611881.htm.
9
"You’Re Temporarily Blocked". 2021. Facebook.Com. https://www.facebook.com/codotphcm/p
cuộc chiến tranh có khả năng xảy ra. Năm 1974, lợi dụng việc Mỹ rút quân khỏi
miền Nam Việt Nam, Trung Quốc đã cho quân chiếm đóng nốt phần phía Tây
quần đảo Hoàng Sa, chính thức chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt
Nam. Sau khi Công ước về Luật biển của Liên Hợp Quốc ra đời năm 1982,
cùng với thành tựu phát triển kinh tế đạt được và địa vị quốc tế được nâng cao,
chủ trương, thái độ của Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền ở Biển Đông ngày
càng rõ nét và tích cực hơn. Năm 1983, hải quân Trung Quốc 50 lần đầu tiên
diễn tập huấn luyện đến khu vực bãi cạn James . Ngày 31/12/1986 Tổng bí thư
Hồ Diệu Bang trở thành nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc lần đầu tiên đến
thăm quần đảo Hoàng Sa. Ngày 16/5-6/6/1987 Hạm đội Nam Hải của Trung
Quốc gồm 6 chiếc tàu quân sự lần đầu tiên tiến hành diễn tập ở quần đảo
Trường Sa.
Giai đoạn này, về mặt ngoại giao Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với
các quần đảo ở Biển Đông, về mặt quân sự chủ động thể hiện sức mạnh quân sự
và khả năng uy hiếp chiến lược, bắt đầu ý thức về việc gây lên những uy hiếp
đối với an ninh của các nước xung quanh. Cũng trong giai đoạn này, Trung
Quốc thể hiện thái độ sẵn sàng giải quyết tranh chấp bằng vũ lực nhằm củng cố
chủ quyền ở Biển Đông. Điển hình là việc Trung Quốc cho quân chiếm đảo Gạc
Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào năm 1988.
Như vậy, trong giai đoạn này việc coi trọng an ninh chủ quyền biên giới
trên bộ ở giai đoạn trước được Trung Quốc nâng cấp thành việc khống chế
chiến lược đối với vùng biển gần, coi trọng cả chủ quyền trên bộ và trên biển,
tạo nền tảng vững chắc hơn cho Trung Quốc trong việc trở thành cường quốc
trong khu vực10.
Giai đoạn chủ động (từ năm 1990 đến nay): Sau khi chiến tranh lạnh kết
thúc, môi trường quốc tế không thuận lợi cho Trung Quốc phát triển. Đặng Tiểu
Bình đã đưa ra chính sách ngoại giao với 24 chữ “bĩnh tĩnh quan sát, giữ vững
trận địa, bình tĩnh ứng phó, quyết không cầm đầu, giấu mình chờ thời, sẵn sàng
10
蘇冠群 (2013 年), 中國的南海戰略, 台灣秀威技術股份有限公司
hành động”11, trong đó chú trọng sự ổn định và không vội trong việc giải quyết
các tranh chấp về chủ quyền. Tháng 08/1990, Thủ tướng Lý Bằng cho biết:
“Dưới tiền đề chủ quyền không thể tranh cãi, Trung Quốc tạm thời gác lại vấn
đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, cùng các nước ASEAN khai thác tài
nguyên Biển Đông”. Ngày 15/3/1993, trong Báo cáo công tác trình bày tại kỳ
họp Quốc hội khóa 8, Thủ tướng Lý Bằng đã 51 chính thức phát biểu chính sách
giải quyết tranh chấp Biển Đông của Trung Quốc, đó là “chủ quyền thuộc mình,
gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác, giải quyết hòa bình”.
Thời kỳ Giang Trạch Dân nắm quyền, Báo cáo chính trị Đại hội 16 Đảng
Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra chính sách ngoại giao mới “láng giềng hữu hảo,
láng giềng thân thiện và láng giềng hợp tác” nhằm tăng cường quan hệ hữu hảo
với các nước xung quanh, chủ trương “gác lại tranh chấp chủ quyền, cùng nhau
khai thác” tài nguyên trong khu vực.
Thời kỳ Hồ Cẩm Đào cầm quyền, Trung Quốc tiếp tục thực hiện chủ
trương “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác”, nhưng vẫn nhấn mạnh xu
hướng chủ động tấn công. Các hành động chiến lược của Trung Quốc ở Biển
Đông chủ yếu là xuất phát từ việc ủng hộ mục tiêu phát triển đất nước, lấy việc
hỗ trợ thực hiện mục tiêu chính trị cao nhất làm tiêu chuẩn đánh giá. Do thiếu
căn cứ luật pháp, chủ trương “cùng nhau khai thác” chỉ dừng ở khẩu hiệu. Điểm
nổi bật trong giai đoạn Hồ Cẩm Đào nắm quyền là ngày 7/5/2009, Trung Quốc
gửi công hàm lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc để phản đối Malai-xi-a và Việt
Nam nộp báo cáo chung về ranh giới ngoài thềm lục địa mở rộng khu vực phía
nam Biển Đông lên Ủy ban ranh giới thềm lục địa Liên Hợp Quốc (CLCS),
trong đó có đính kèm bản đồ đường chữ U hay còn gọi là đường “lưỡi bò”,
chiếm khoảng 80% Biển Đông. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc chính thức hóa
đường “lưỡi bò”, công khai tham vọng độc chiếm Biển Đông. Đến tháng

11
尹秀媛、黄憲忠(2018), 從中共南海戰略佈局探討我國南海政策之 因應作為, 海軍學術雙月刊 第五十二
卷第四期
03/2010, Trung Quốc chính thức tuyên bố với cộng đồng quốc tế, coi Biển
Đông là lợi ích cốt lõi12.
Thời Tập Cận Bình nắm quyền, ngày 27/6/2014 Tập Cận Bình tiếp tục
nhấn mạnh, cần phải đặt vấn đề chủ quyền và an ninh quốc gia lên hàng đầu,
quán triệt quan điểm an ninh quốc gia tổng thể, kiên quyết bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ và quyền lợi biển. Đồng thời lần đầu tiên Tập Cận Bình sửa đổi 52
phương châm 8 chữ của Đặng Tiểu Bình “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai
thác” thành phương châm 12 chữ “chủ quyền thuộc mình, gác lại tranh chấp,
cùng nhau khai thác”. Theo đó, Trung Quốc sẽ sẵn sàng sử dụng vũ lực để bảo
vệ chủ quyền ở Biển Đông13. Trên nền tảng quyền lực tuyệt đối như hiện nay,
Tập Cận Bình càng có cơ hội triển khai chiến lược Biển Đông cứng rắn và
quyết liệt hơn. Có thể nói, dưới thời Tập Cận Bình, chiến lược Biển Đông của
Trung Quốc bành trướng và ngang ngược hơn nhiều so với các thế hệ lãnh đạo
trước đó.
TIỂU KẾT
Các biện pháp triển khai chiến lược Biển Đông của Trung Quốc dưới thời
Tập Cận Bình ngày càng đa dạng, tinh vi và ngang ngược hơn trên tất cả các
lĩnh vực, trong đó nhóm chiến thuật "vùng xám", ''cải bắp", biện pháp quân sự
hóa, tuyên truyền rất đáng chú ý. Hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo
nhằm thực hiện ý đồ mở rộng sự hiện diện quân sự ở khu vực Biển Đông, tạo
“sự đã rồi không thể thay đổi”, ngăn chặn các nước khác khẳng định chủ quyền
là một trong những thủ đoạn mà Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì và đẩy mạnh.
Trong những năm tới, Trung Quốc bước vào giai đoạn then chốt của công
cuộc hiện đại hóa, vừa phải thực hiện xây dựng toàn diện xã hội Khá giả, vừa
thực hiện mục tiêu 100 năm lần một, rồi bắt đầu tiến hành hiện đại hóa XHCN
toàn diện và tiếp tuc mục tiêu 100 năm lần hai. Đây là những nhiệm vụ cốt lõi
về ngoại giao của Trung Quốc trong mấy năm tới và chiến lược Biển Đông sẽ

12
成志杰(2017 年), 中国海洋战略的概念内涵与战略设计,亚太安全与 海洋研究 第 6 期
13
成志杰(2017 年), 中国海洋战略的概念内涵与战略设计,亚太安全与 海洋研究 第 6 期
phải phục vụ các mục tiêu này, đồng nghĩa với việc tình hình Biển Đông ngày
càng tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro và nguy hiểm hơn đến từ Trung Quốc.

You might also like