Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Luận điểm 3: Việc Tập Cận Bình tăng cường chiến lược biển Đông tạo đòn

bẩy để Việt Nam nâng cao cảnh giác đồng thời đưa ra các đối sách thiết thực
để bảo vệ ổn định chính trị nước nhà.

Chính sách Biển Đông của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình nhìn chung đã gây
ra rất nhiều bất lợi và căng thẳng cho Việt Nam, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền
kinh tế thương mại, chính trị ngoại giao cũng như quốc phòng giữa hai nước. Tuy
nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó, vậy nên song song với những bất lợi Việt
Nam có thể thu về cho mình một vài ưu thế và đòn bẩy tích cực. Cụ thể như, Trung
Quốc càng lấn tới thì Việt Nam sẽ ngày càng nhận thức được mối nguy thực tiễn
trên biển Đông, tạo đòn bẩy nâng cao cảnh giác trước con bài lý tưởng và ý thức hệ
chung mà Trung Quốc đang cố tình dàn dựng. Đối đầu trực diện với Trung Quốc là
một điều không thể, nhưng không thể phủ nhận được sự khôn khéo trong chính
sách đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam khi khéo léo mở ba mặt trận chống
Trung Quốc bao gồm tăng cường khả năng quân sự, đấu tranh về mặt ngoại giao và
giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Điều đó thể hiện rõ qua sự tiến bộ vượt bậc trong
khả năng đàm phán của các lực lượng đảm bảo an ninh chính trị và sự phát triển
của các lực lượng quân đội, hải quan. Cụ thể, Việt Nam đã chi 5,1 tỉ đô la cho lĩnh
vực quốc phòng trong năm 2019, trong đó 32,5% dành cho việc mua trang thiết bị
quân sự. Ngân sách quốc phòng của Việt Nam dự kiến tăng hàng năm khoảng
9,43% trong giai đoạn 2020-2024, để đạt đến 7,9 tỉ đô la vào năm 2024. Tuy nhiên
thì tương quan lực lượng rõ ràng thiên về Trung Quốc, với ngân sách quốc phòng
lên đến 228 tỉ đô la(1).

Bên cạnh đó, mục tiêu Trung Quốc thay đổi chính sách biển Đông của mình một
phần chắc chắn làm không chỉ ảnh hưởng đến an ninh chính trị của Việt Nam mà
nó còn làm đảo lộn tình hình an ninh chính trị của nhiều nước khác trên thế giới
như Mỹ, Malaysia hay Philippines. Vậy nên, đây cũng là đòn bẩy tạo cơ sở để Việt

1()
Thu Hằng, 13/04/2020, “Tiềm lực của Việt Nam để chống Trung Quốc ở Biển Đông”, Tạp chí Việt Nam.
Nam thành lập mối liên minh, đoàn kết với các nước mới và tăng cường quan hệ
cộng tác với các nước còn lại, nhất là trong lĩnh vực hợp tác bảo vệ và tuân thủ chủ
quyền biển đảo. Tuy nhiên, việc thành lập mối liên minh của Việt Nam và các nước
ở đây không phải là một liên minh quân sự để cùng nhau chống lại Trung Quốc
bằng vũ lực hay bất kỳ một hình thức nào. Thay vào đó, Việt Nam sẽ tăng cường
liên minh hội nhập quốc tế, hợp tác quốc phòng với các nước trong và ngoài khu
vực vì hòa bình phát triển và cùng nhau đối phó với các thách thức an ninh chung (2).
Chủ trương không tham gia liên minh quân sự này của Việt Nam được thể hiện rõ
nét trong Sách trắng “Quốc phòng Việt Nam năm 2019” một lần nữa khẳng định
tính đúng đắn, nhất quán về chính sách quốc phòng của Đảng, Nhà nước ta. Với
đường lối đúng đắn đó, đến cuối năm 2019, Việt Nam đã thiết lập quan hệ quốc
phòng với trên 80 nước và tổ chức quốc tế; đặt Văn phòng Tùy viên quốc phòng tại
Liên hợp quốc và 37 nước; có 49 nước đặt Văn phòng Tùy viên quốc phòng, quân
sự tại Việt Nam. Việt Nam tích cực tham gia vào các vấn đề chung của thế giới như
đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, Hội nghị Bộ trưởng Quốc
phòng các nước ASEAN, tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc tại
Cộng hòa Trung Phi và Nam Xu-đăng,… được quốc tế ghi nhận, đánh giá cao(3).

Sự thay đổi trong chính sách Biển Đông của Tập Cận bình gây sức ép cho Việt
Nam lại một lần nữa khẳng định tiếng nói và vị thế quyền lực của Việt Nam trên
biển Đông nói riêng và đấu trường quốc tế nói chung, chứng minh rằng đối với
Việt Nam việc bảo vệ chủ quyền là cốt lõi và chính yếu nhất. Từ đó, chúng ta
không chỉ phản đối tính bất hợp pháp trong các hành động của Trung Quốc, mà còn
buộc họ phải từ bỏ những hành động sai trái này. Bởi đơn giản, mọi hành động tấn
công hay khiêu khích của Trung Quốc đối với Việt Nam trên biển Đông đều bị báo
chí quốc tế phản ánh đậm nét, đặc biệt gây tổn hại đến hình ảnh của Trung Quốc

2()
Bộ Quốc phòng – Quốc phòng Việt Nam 2019, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, H. 2019, tr. 33.
3()
Thượng tá Uông Thiện Hoàng - Thượng tá Nguyễn Minh Thành, 20/04/2022, “Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc
sống - Không tham gia liên minh quân sự - chính sách quốc phòng đúng đắn của Việt Nam”, Tạp chí Quốc phòng
toàn dân.
như là một đất nước yêu hòa bình vốn được giới chức nước này thường xuyên
tuyên bố. Trong tất cả các nước ASEAN, Việt Nam đã cho thấy sức mạnh là người
bảo vệ nhất quán lợi ích của quốc gia và của toàn khu vực, bảo đảm nền an ninh
chính trị nước nhà và các nước trong khuôn khổ đặt ra. Quan điểm nhất quán của
Việt Nam đã buộc các nước ASEAN khác phải đưa vấn đề Biển Đông lên vị trí
hàng đầu trong chính sách khu vực, trong đó Việt Nam có sức ảnh hưởng lớn đến
quan điểm chung của ASEAN về vấn đề này.

Việt Nam trong bất kỳ mọi hoàn cảnh hay trong bất kỳ một mối quan hệ liên minh
nào đều không kỳ vọng hay mong đợi quá nhiều. Nói đúng hơn, nếu Việt Nam
muốn chống lại sự hung hăng của Trung Quốc thì Việt Nam phải tự mình làm điều
đó, phải chủ động tiên phong và nhất quán tư tưởng. Trong thời gian ngắn nhất đòi
hỏi Việt Nam phải vươn lên cả về kinh tế, thương mại lẫn năng lực chấp pháp trên
biển và lực lượng cảnh sát biển, để đối phó với sự thay đổi bất thường trong chiến
lược biển Đông của Tập Cận Bình. Từ đó, Việt Nam có thể mạnh mẽ hơn trong
quyết định thực hiện các quyền hạn và yêu sách của mình trên các vùng biển thuộc
chủ quyền quốc gia. Phải chứng tỏ rằng, sức mạnh của Việt Nam trên Biển Đông
phải là sức mạnh tổng hợp, dài hơi và toàn diện.

Và cuối cùng là sự đúc kết cho những bài học vô giá, sự phản kháng lại các chủ
trương chính sách biển đông của Trung Quốc giúp cho Việt Nam nhận thức rõ hơn
về tầm quan trọng của sự khéo léo trong giao ngoại giao, biết nắm bắt tận dụng thời
cơ và quan trọng hơn là phải ưu tiên bình thường hóa trong mọi hoàn cảnh. Mọi kế
hoạch và dự án hợp tác giữa Việt Nam và tất cả các nước không riêng chỉ Trung
Quốc cần tính toán kỹ lưỡng sự tác động về mọi mặt, nhất là về an ninh quốc phòng
và an ninh chính trị. Tiếp theo đó, Việt Nam cần tiếp tục duy trì sự có mặt của các
lực lượng lao động hòa bình và lực lượng chấp pháp (4) trên biển nhằm khẳng định

4()
Thạc sĩ Luật Quốc tế Hoàng Việt, 06/12/2021, “Chống chiến thuật “vùng xám”: Việt Nam phải có kinh tế biển và
ạm đội tàu hùng mạnh”, Tạp chí Chính trị, vov.vn.
chủ quyền một cách vững chắc, luôn trong tâm thế sẵn sàng tiến thủ để hỗ trợ và
bảo vệ ngư dân, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Thu Hằng.2020. “Tiềm lực của Việt Nam để chống Trung Quốc ở Biển Đông”.
Truy cập ngày 28/12/2021 https://amp.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200413-ti
%E1%BB%81m-l%E1%BB%B1c-c%E1%BB%A7a-vi%E1%BB%87t-nam-
%C4%91%E1%BB%83-ch%E1%BB%91ng-trung-qu%E1%BB%91c-%E1%BB
%9F-bi%E1%BB%83n-%C4%91%C3%B4ng

2. Bộ Quốc phòng. 2019. Quốc phòng Việt Nam 2019, Nhà xuất bản Chính Trị
Quốc Gia, H. 2019, tr. 33.

3. Uông Thiện Hoàng - Thượng tá Nguyễn Minh Thành.2022. “Đưa nghị quyết


của Đảng vào cuộc sống - Không tham gia liên minh quân sự - chính sách quốc
phòng đúng đắn của Việt Nam”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân. Truy cập ngày
28/12/2021.

http://tapchiqptd.vn/vi/bao-ve-to-quoc/khong-tham-gia-lien-minh-quan-su-chinh-
sach-quoc-phong-dung-dan-cua-viet-nam/15381.html

4. Hoàng Việt.2021. “Chống chiến thuật “vùng xám”: Việt Nam phải có kinh tế
biển và ạm đội tàu hùng mạnh”, Tạp chí Chính trị, vov.vn. Truy cập ngày
29/12/2021.

https://vov.vn/chinh-tri/chong-chien-thuat-vung-xam-viet-nam-phai-co-kinh-te-
bien-va-ham-doi-tau-hung-manh-909412.vov
KẾT LUẬN

Với tiềm năng kinh tế và chiến lược biển hết sức to lớn, Việt Nam đang trên đà trở
thành một quốc gia mạnh về biển và giàu lên từ biển, tận dụng sự phát triển kinh tế
xã hội và tạo vị thế chiến lược an ninh chính trị vững chắc cho sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Hiểu được lợi thế đó, Trung Quốc với giấc mơ làm bá chủ thế
giới trong mọi lĩnh vực và bằng mọi thủ đoạn, họ gây hấn, đe dọa lên toàn vẹn lãnh
thổ, lợi ích quốc gia và an ninh chính trị của Việt Nam, hành động này của Trung
Quốc dưới thời nắm quyền của Tập Cận Bình được thể hiện rõ ràng hơn bao giờ
hết. Chiến lược Biển Đông của Trung Quốc thời ấy như một đòn giáng mạnh xuống
sự ổn định và trật tự an ninh chính trị của Việt Nam, gây bất ổn và chia rẽ các mối
quan hệ trọng yếu, tình hình đó khiến cho Biển Đông trở thành biển “nóng”, diễn ra
những tranh chấp phức tạp và tiềm ẩn những nguy cơ khó lường, đe dọa đến an
ninh chủ quyền dân tộc. Tuy nhiên, Đảng và nhà nước ta đã sớm xác định và có
quan điểm rõ ràng về chiến lược biển, đưa ra nhiều chủ trương, chính sách phát
triển các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng an ninh và ngoại giao nhằm giữ vững chủ
quyền biển đảo Tổ quốc với lời khẳng định “Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời; giữ vững
môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”. Với lập trường và chủ trương
đúng đắn đó, mỗi chúng ta luôn phải chuẩn bị cho mình một tâm thế chủ động và
sẵn sàng học hỏi, luôn kiên định với mục tiêu đặt ra song cũng phải mềm dẻo linh
hoạt, tích cực thực hiện các hoạt động nhằm tạo ra cơ sở vững chắc cho việc bảo vệ
chủ quyền và lợi ích trên Biển Đông, bảo vệ vùng lãnh thổ mà ông cha ta đã phải
hy sinh xương máu mới có được.

You might also like