5. AD ĐỊNH LUẬT ÔM CHO CÁC ĐOẠN MẠCH

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Bài tập Vật lý 9 Điện học

ÁP DỤNG ĐỊNH LUẬT ÔM CHO CÁC ĐOẠN MẠCH


1. ĐOẠN MẠCH MẮC NỐI TIẾP
Bài 1. Cho hai điện trở R1 và R2 và Ampe kế cùng mắc nối tiếp vào hai điểm AB có
hiệu điện thế UAB. Cho R1 = 20 Ω và R2 = 50 Ω và Ampe kế chỉ 0,5 A.
a) Vẽ sơ đồ đoạn mạch AB.
b) Tính UAB . ĐS: 35V
Bài 2. Cho R1 và R2 cùng mắc nối tiếp vào hai điểm AB có hiệu điện thế UAB. Biết R1
= 2 R2 và điện trở tương đương của đoạn mạch là R = 45 Ω. Tính R1 và R2. ĐS: R1 =
30 Ω và R2 = 15 Ω
Bài 3. Cho mạch điện gồm hai bóng đèn dây tóc được mắc vào mạch
A, B như hình. Cho UAB = 24 V, dây tóc hai bóng đèn khi sáng bình
thường có điện trở lần lượt là 24 Ω và 48 Ω; khóa K đóng.
a) Tính cường độ dòng điện chạy qua các bóng đèn khi công tắc K
đóng. ĐS: 1/3A
b) Nếu tháo bỏ đèn Đ1 đi thì đèn Đ2 có sáng không, vì sao ?
Bài 4. Cho mạch điện gồm ba điện trở R1 và R2 và R3 mắc nối tiếp với nhau và mắc vào
hai điểm A, B có hiệu điện thế UAB=12 V.
a) Vẽ sơ đồ mạch điện.
b) Tính điện trở tương đương. Cho R1 = 15 Ω và R2 = 25 Ω và R3 = 30 Ω.
c) Tính cường độ dòng điện chạy qua các điện trở.
d) Tính hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở trong mạch.
Bài 5. Cho mạch điện gồm ba điện trở R1 = 5Ω, R2 = 10Ω, R3 =15Ω được mắc nối tiếp vào
hiệu điện thế U = 12V.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch?
b) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở?
2. ĐOẠN MẠCH MẮC SONG SONG
Bài 6. Giữa hai đầu A và B của mạch điện mắc song song ba dây dẫn có điện trở R1 = 4
; R2 = 5 ; R3 = 20 . Tính điện trở tương đương của của mạch. ĐS: R = 2 
Bài 7. Giữa hai đầu A và B của mạch điện mắc song song ba dây dẫn có điện trở R1 = 4;
R2 = 5; R3 = 20. Biết cường độ dòng điện trong mạch chính là 4A. Tính cường độ
dòng điện qua mỗi điện trở R1, R2 và R3. ĐS: I1 = 2A; I2 = 1,6A; I3 = 0,4A
Bài 8. Một đoạn mạch gồm n điện trở mắc song song thành n nhánh (n ≥ 2). Các điện trở
có trị số R1 = 1; R2 = 1/2 ; … Rn = 1/n . Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
ĐS: R AB  2
n(n  1)
Bài 9. Một đoạn mạch điện gồm ba điện trở R1 = 9 Ω, R2 = 18
Ω và R3 = 24Ω được mắc vào hiệu điện thế U = 3,6 V như sơ
đồ hình vẽ.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b) Tính số chỉ của ampe kế A và số chỉ của ampe kế A1.

GV: Tô Thị Hồng Trang 1


Bài tập Vật lý 9 Điện học
3. ĐOẠN MẠCH MẮC HỖN HỢP
Bài 10. Cho đoạn mạch như hình vẽ. Các điện trở R1 = 7; R2 = 4. Khi đặt R2
vào hai đầu AB hiệu điện thế UAB = 15,6V thì cường độ dòng điện qua R1 là A R1 B
2 A. Tính giá trị điện trở R3. ĐS: R3 = 1 C

Bài 11. Cho mạch điện như hình vẽ. Biết R1 = R2 = R3 = 9. A R1 R2 D B
R3

a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch. ĐS: RAB = 3. C R3
b) Đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế UAB = 6V. Tính cường độ dòng R1 R 2
điện trong mạch chính. A B
R5
Bài 12. Cho mạch điện như hình vẽ. Biết R1 = R4 = 4; R2 = 8; R3 = 2; R5
= 10 . R3 R4
a) Tính điện trở tương đương của mạch điện. ĐS: R = 4
b) UAB = 12 V. Tính cường độ dòng điện qua các điện trở R1 và R3. ĐS: I1 = R1 R2
1A; I3 = 2A A B
G
Bài 13. Cho đoạn mạch như hình vẽ. Các điện trở R1 = 3; R2 = 6; R3 = 4;
hiệu điện thế thế UAB = 13,5V. R3 Rx
a) Điện kế G chỉ số 0. Tính giá trị điện trở Rx. ĐS: Rx = 8
b) Tính cường độ dòng điện qua các điện trở R1 và R3. ĐS: I1 = 1,5A; I3 = 1,125A
Bài 14. Hai điện trở R1 và R2 được mắc vào hai điểm A, B có hiệu điện thế không đổi U =
9V. Nếu mắc nối tiếp thì dòng điện qua các điện trở là I1 = 1A, nếu mắc song
song thì dòng điện trong mạch chính là I2 = 4,5A. Tính giá trị các điện trở
R1 và R2.
Bài 15. Cho đoạn mạch như hình vẽ. Các điện trở R1 = 6; R2 = R3 = 20
và R4 = 2.
a) Tính điện trở tương đương của mạch khi K mở. ĐS: RAB = 21,86
b) Tính điện trở tương đương của mạch khi K đóng. ĐS: RAB = 4
c) Khi K đóng và UAB = 24V. Tính cường độ dòng điện qua R2. ĐS: I2 = 1A
Bài 16. Cho đoạn mạch như hình vẽ. Các điện trở R1 = 3; R2 = 8; R3 = 6; Rx
có thể thay đổi được. Hiệu điện thế UAB = 24V. Nếu mắc vôn kế này với CD thì
thấy vôn kế chỉ số 0. Tính giá trị điện trở Rx. ĐS: Rx = 16
Bài 17. Cho mạch điện như hình vẽ: R1 = 1Ω, R2=R3 = 2 Ω, R4
= 0,8 Ω. Hiệu điện thế UAB = 6V.
a) Tìm điện trở tương đương của mạch. ĐS: a) 2Ω;
b) Tìm cường độ dòng điện qua các điện trở và hiệu điện thế
giữa hai đầu mỗi điện trở? ĐS: b) I1 = I2 =1,2A; I3 = 1,8A. I4 = 3A; U1 =1,2V; U2 =
2,4V; U3 = 3,6V; U4 =2,4V;
c) Tính hiệu điện thế UAD. ĐS: c) UAD=3,6V.
Bài 18. U = 12 V, R1 = R3 = 6 Ω, R2 = 3 Ω, điện trở của các khóa và
của ampe kế không đáng kể. Tìm cường độ dòng điện qua các điện trở
khi:
a) K1 đóng, K2 mở. ĐS: I1 = I3 = 1A, I2 = 0.
b) K1 mở, K2 đóng. ĐS: I2 = I3 = 4/3 A, I1 = 0.
c) K1, K2 đều đóng. ĐS: I1 = 0,5A; I2 = 1A, I3 = 1,5A.

GV: Tô Thị Hồng Trang 2


Bài tập Vật lý 9 Điện học
Bài 19. Cho mạch điện như hình vẽ. U = 6 V, R1 = 4 Ω, R2
= 6 Ω, R3 = 12Ω, điện trở của các khóa, dây nối và của
các ampe kế không đáng kể. Tìm số chỉ của các ampe kế
khi:
a) K1 mở, K2 đóng. ĐS: IA1 =0, IA2 = IA = 1,5A.
b) K1 đóng, K2 mở. ĐS: IA2 =0, IA1 = IA = 0,5A.
c) K1, K2 đều đóng. ĐS: IA1 = 1,5A; IA2 =2,5A; IA = 3A.
Bài 20. Cho mạch điện như hình: UAB = 20V; R1 = 2Ω, R2 = 1Ω, R3 =
4Ω, R4 = 6Ω. Điện trở của khóa K nhỏ không đáng kể. Tính cường độ
dòng điện qua các điện trở khi:
a) K mở. ĐS: a) I1 = I4 = 2,5A ; I2 = I3 = 4A.
b) K đóng. ĐS: b) I1 ≈ 2,17A ; I2 ≈ 4,33A ; I4 ≈ 2,6A ; I3 ≈ 3,9A.

GV: Tô Thị Hồng Trang 3

You might also like