Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

So sánh chế định quyền con người,

quyền và nghĩa vụ công dân trong


hiến pháp 2013 với hiến pháp 1992
Tiêu chí Hiến pháp 1992 Hiến pháp 2013
1.Hiến pháp Lần đầu tiên Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 đã
tại Điều 50 ghi nhận về quyền con chuyển chương quyền con
2013 có những người (chương V): “Ở nước Cộng người và quyền và nghĩa vụ cơ
điểm mới nào hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các bản của công dân từ “vị trí”
trong cách thức quyền con người về chính trị, dân Chương V (Hiến pháp năm
quy định về sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được 1992) lên “vị trí” Chương II
tôn trọng, thể hiện ở các quyền (Hiến pháp năm 2013), tăng
quyền con công dân và được quy định trong hai điều, từ ba mươi tư điều
người, quyền và Hiến pháp và luật” - ở đây vẫn (từ Điều 49 đến Điều 82 – Hiến
nghĩa vụ công chưa có sự phân định rạch ròi giữa pháp năm 1992) lên ba mươi
quyền con người và quyền công sáu điều (từ Điều 14 đến điều
dân? dân, quyền công dân như là hình 49 – Hiến pháp năm 2013),
thức pháp lý của quyền con người. tăng mười tám điều so với
Còn đối với nghĩa vụ của công dân Hiến pháp năm 1946, tăng
trong hiến pháp 1992 thì không có mười lăm điều so với Hiến
sự thay đổi quá lớn chỉ thể hiện ở pháp năm 1959 và tăng bảy
một số chỗ như: công dân có nghĩa điều so với Hiến pháp năm
vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của 1980.
Nhà nước và lợi ích công cộng Mở rộng nội dung về quyền,
(điều 78). quy định rõ hơn các quyền đã
được ghi nhận trong Hiến pháp
1992, bao gồm: Quyền bình
đẳng trước pháp luật, không ai
bị phân biệt đối xử trong đời
sống chính trị, dân sự, kinh tế,
văn hóa, xã hội (Điều 16);
Không bị tra tấn, bạo lực, truy
bức, nhục hình hay bất kì hình
thức đối xử nào khác xâm
phạm thân thể, sức khỏe, xúc
phạm danh dự, nhân phẩm
Tiêu chí Hiến pháp 1992 Hiến pháp 2013
(Điều 20); Bảo vệ đời tư (Điều
21); Tiếp cận thông tin (Điều
25); Tham gia quản lý nhà
nước và xã hội (Điều 28); Bình
đẳng giới (Điều 26); Quyền
biểu quyết khi Nhà nước tổ
chức trưng cầu ý dân (Điều
29) ; được xét xử công bằng,
công khai và không bị coi là có
tội cho đến khi được chứng
minh theo trình tự luật định và
có bản án kết tội của Tòa án
đã có hiệu lực pháp luật (Điều
31); đảm bảo an sinh xã hội
(Điều 34); Công dân có quyền
làm việc (Điều 35). Hiến pháp
năm 2013 mở rộng chủ thể và
nội dung quyền bất khả xâm
phạm về thân thể, về đời sống
riêng tư (Điều 20, 21) so với
Hiến pháp năm 1992. Hiến
pháp 2013 ’’nghiêm cấm phân
biệt đối xử về giới ‘’ (Điều 26),
thay đổi quan niệm và cách
tiếp cận về bình đằng giới so
với Hiến pháp năm 1992.
2.Những quyền con * Bổ sung 5 quyền mới: quyền
người, quyền và nghĩa sống (Điều 19); quyền nghiên
cứu khoa học và công nghệ,
vụ công dân nào được sáng tạo văn hóa, nghệ thuật
ghi nhận lần đầu trong và thụ hưởng lợi ích từ các
hoạt động đó (Điều 40); quyền
Hiến pháp 2013?
hưởng thụ và tiếp cận các giá
trị văn hóa,tham gia vào đi
sống văn hóa, sử dụng các cơ
sở văn hóa (Điều 41); Quyền
xác định dân tộc của mình, sử
dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa
Tiêu chí Hiến pháp 1992 Hiến pháp 2013
chọn ngôn ngữ giao tiếp (Điều
42); quyền được sống trong
môi trường trong lành và có
nghĩa vụ bảo vệ môi trường
(Điều 43); Trường hợp hạn
chế quyền con người, quyền
công dân (Điều 14); Xuất hiện
quyền không bị trục xuất, giao
nộp cho nhà nước khác (Điều
45).
Về nghĩa vụ thì hiến pháp 2013
thì không có quá nhiều sự mới
so với hiến pháp 1992 như:
khoản 2 mọi người có nghĩa vụ
tôn trọng quyền của người
khác (điều 15),
3.Những quyền con Thứ nhất, về tên Chương, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến, “quyền con người”
đã trở thành tên gọi của Chương, thay vì chỉ gọi là “quyền và nghĩa vụ cơ bản
người, quyền và nghĩa của công dân” như Hiến pháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trước đó. Sự bổ
vụ công dân nào trong sung cụm từ “quyền con người” là điểm nhấn quan trọng, có ý nghĩa rất
lớn trong bối cảnh xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Đây
Hiến pháp 2013 được kế không chỉ đơn thuần là sự bổ sung một cụm từ mang tính chất kỹ thuật
lập hiến, mà còn phản ánh tư duy phát triển, phù hợp với xu hướng của
thừa và phát triển từ các dân tộc, thời đại và nhân loại. Cùng đó, cũng xóa bỏ ranh giới còn chưa rõ
quy định của Hiến pháp ràng giữa khái niệm về quyền con người và quyền công dân ghi nhận việc
mở rộng các chủ thể của quyền, khẳng định chủ thể rộng nhất của quyền
1992? con người là mọi cá nhân, mọi người đều được hưởng. Việc thay đổi tên
( kết hợp giữa câu 3 và Chương từ “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” thành “Quyền con
người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” trong Hiến pháp năm
câu 5 ) 2013 còn thể hiện sự nỗ lực và cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước
ta trong việc thực hiện các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt
5.Ý nghĩa những điểm Nam là thành viên.
mới của Hiến pháp 2013 Thứ hai, Chương quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân được đưa lên và đặt trang trọng tại Chương II, ngay sau Chương I
trong quy định về quyền quy định về chế độ chính trị. Đây cũng không chỉ đơn thuần là sự thay đổi
số học về vị trí các chương mang tính chất kỹ thuật lập hiến, mà còn thể
con người, quyền và hiện sự thay đổi về nhận thức lý luận, tư duy lập hiến, là sự khẳng định
nghĩa vụ công dân. giá trị, vai trò quan trọng của quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân, đề cao nguyên tắc Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, chủ quyền tối cao thuộc về
Nhân dân, đồng thời cũng phản ánh thực tiễn đổi mới toàn diện, hội nhập
sâu rộng, tiến bộ và phát triển của đất nước ta, thể hiện nhất quán đường
Tiêu chí Hiến pháp 1992 Hiến pháp 2013
lối của Đảng và Nhà nước ta trong việc công nhận, tôn trọng, bảo đảm,
bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Thứ ba, với quy định “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền
con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được
công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” (khoản 1
Điều 14), Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện sự phát triển quan trọng về nhận
thức lý luận và tư duy lập hiến trong việc ghi nhận quyền con người, quyền công
dân so với Hiến pháp năm 1992 (chỉ ghi nhận quyền con người về chính trị, dân
sự và kinh tế, văn hóa, xã hội được thể hiện ở các quyền công dân). Điểm nhấn
của nội dung này là việc bổ sung nguyên tắc “Quyền con người, quyền công
dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý
do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức
khỏe của cộng đồng” (khoản 2 Điều 14). Đây chính là điều kiện để bảo đảm
tính hiện thực của quyền con người, quyền công dân, bảo đảm sự cân
bằng, minh bạch và lành mạnh giữa các lợi ích trong mối quan hệ giữa
Nhà nước với con người, công dân, cá nhân và phù hợp với các công ước
quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên; hạn chế tối đa bất
cứ sự lạm dụng hay tùy tiện nào tước đi hay hạn chế các quyền và tự do
vốn có của mọi người bởi các cơ quan nhà nước.
Thứ tư, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn các nguyên tắc
về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo hướng:
quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; mọi người có nghĩa vụ tôn
trọng quyền của người khác; công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối
với Nhà nước và xã hội; việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không
được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người
khác; mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; không ai bị phân biệt đối xử
trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội (Điều 15 và Điều 16).
Nguyên tắc hiến định này vừa khẳng định sự thống nhất chặt chẽ giữa
quyền và nghĩa vụ, vừa đặc biệt nhấn mạnh đến việc thực hiện quyền của
người này không thể là sự chối bỏ, phủ nhận hay xâm phạm đến quyền
của người khác; nói khác đi, việc tôn trọng các quyền tự do của mỗi
người phải đặt trong mối quan hệ với việc tôn trọng quyền và tự do của
người khác.
Thứ năm, so với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 đã kế thừa và phát
triển gần như tối đa công suất.
- Về các quyền được sửa đổi, bổ sung. Cùng với việc hiến định các quyền mới,
Hiến pháp năm 2013 còn sửa đổi, bổ sung hơn 30 điều cụ thể trong Chương
quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Những sửa đổi, bổ
sung này là một bước tiến mới trong việc hiến định các quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; là sự phản ánh thành tựu của
gần 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước, thể hiện trách
nhiệm ngày càng cao của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền
con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân với những thiết chế,
cơ chế hiệu lực, hiệu quả, trong đó đáng chú ý là cơ chế thực hiện quyền dân
Tiêu chí Hiến pháp 1992 Hiến pháp 2013
chủ trực tiếp như quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác (Điều 20),
quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia
đình; quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình (Điều 21), quyền có nơi ở hợp
pháp (Điều 22), quyền tiếp cận thông tin (Điều 25), quyền được bảo đảm an
sinh xã hội (Điều 34), quyền kết hôn, ly hôn (Điều 36) v.v… Khẳng định thân
thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm là một quyền bất khả xâm phạm của
mọi người, Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên khẳng định mọi người không bị
tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất cứ hình thức đối xử nào khác xâm
phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm (khoản 1 Điều 20).
Quy định này thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo
đảm cho mọi người được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể,
đồng thời cũng thể hiện cam kết trong việc thực hiện Công ước của Liên
hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn
bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người mà Quốc hội khóa XIII đã phê
chuẩn tại kỳ họp thứ 8.
- Về các nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ bản, Hiến pháp năm 2013 giữ
nguyên như quy định của Hiến pháp năm 1992, như công dân có nghĩa vụ trung
thành với Tổ quốc (Điều 44); công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham
gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân (Điều 45); công dân có nghĩa vụ tuân
theo Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn
xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt cộng đồng (Điều 46). Riêng nghĩa
vụ nộp thuế đã sửa đổi về chủ thể, thay cụm từ “công dân” bằng cụm từ “mọi
người” cho phù hợp (mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định chứ không
chỉ có công dân Việt Nam như quy định tại Điều 80 của Hiến pháp năm 1992).
Bên cạnh đó, tại Chương II của Hiến pháp năm 2013 cũng còn một số điều quy
định quyền gắn với nghĩa vụ cơ bản của công dân, như quyền được bảo vệ,
chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và nghĩa vụ
thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh (Điều 38), quyền
và nghĩa vụ học tập của công dân (Điều 39); quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
(Điều 45) v.v… 
Thứ sáu, Hiến pháp năm 2013 đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò, trách nhiệm của
Nhà nước trong việc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm việc thực hiện các quyền con
người, quyền công dân, nhất là các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội, như: “Nhà
nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo” (khoản 2 Điều 24),
“Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát
huy vai trò của mình trong xã hội” (khoản 2 Điều 26), “Nhà nước tạo điều kiện
để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong
việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân (khoản 2 Điều 28); “Nhà
nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em”
(khoản 2 Điều 36); “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục”, “Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện
học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền
thống dân tộc, ý thức công dân…”, “Người cao tuổi được Nhà nước, gia đình và
xã hội tôn trọng, chăm sóc và phát huy vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo
Tiêu chí Hiến pháp 1992 Hiến pháp 2013
vệ Tổ quốc” (Điều 37) v.v… Cùng với việc nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm
của Nhà nước trong việc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm việc thực hiện các
quyền con người, Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung các thiết chế độc lập nhằm
tăng cường cơ chế thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân, như hiến định Hội đồng Bầu cử quốc gia (Điều 117) và bổ sung quy
định “Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định” (đoạn 2, khoản 2 Điều 119)./
4.Những quyền con Quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định
người, quyền và nghĩa trong các luật quốc tế sau:
 Quyền không bị phân biệt đối xử, được thừa nhận và bình đẳng trước pháp
công dân trong Hiến luật (các điều 1,2,6,7,8 – Các điều 2,3,16, và 26 ICCPR).
 Quyền sống (điều 3 – Điều 6 ICCPR, CRC, CPPCG, ICSPCA).
pháp 2013 hiện nay
 Quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc bị trừng phạt tàn bạo, vô
được cụ thể hoá, quy nhân đạo hoặc hạ nhục. (điều 5 – Điều 7 ICCPR, CAT).
 Quyền được bảo vệ không bị bắt làm nô lệ hay nô dịch. (điều 4 – Điều 8
định chi tiết trong những ICCPR Các điều ước về xóa bỏ chế độ nô lệ (1926, 1953, 1956) và trấn áp
Luật nào ? buôn người, mại dâm người khác (1949, 2000).
 Quyền được bảo vệ khỏi bị bắt, giam giữ tùy tiện (điều 9 – Điều 9 ICCPR).
 Quyền được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm của những người bị
tước tự do (điều 5 – Điều 10 ICCPR).
 Quyền về xét xử công bằng (điều 10 và 11 – Các điều 11, 14, và 15 ICCPR).
 Quyền được bảo vệ đời tư. (điều 12 – Điều 17 ICCPR).
 Quyền tự do đi lại, cư trú (điều 13 – Các điều 12 và 13 ICCPR).
 Quyền kết hôn, lập gia đình và bình đẳng trong hôn nhân. (điều 16 – Điều 23
ICCPR và điều 10 ICESCR).
 Quyền tự do hội họp và quyền tự do lập hội (điều 20 – Điều 21 ICCPR và
điều 22 ICCPR).
…..

Ghi chú:
ICCPR: công ước quốc tế về các quyền dân sự, hành chính trị.
CAT: công ước tra tấn và các hình thức trừng phạt và đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay
hạ nhục khác.
CRC: công ước về quyền trẻ em.
ICESCR: công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.
ICSPCA: công ước quốc tế về ngăn ngừa và trừng trị tội ác a-pác-thai.
CPPCG: công ước của liên hợp quốc về ngăn chăn và trừng trị tội diệt chủng.

You might also like