THƯỢNG ĐẾ HỌC

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

DẪN NHẬP

Lạy Chúa, con chỉ là tạo vật


Chúa thật í a sang giàu
Có gì mà dâng Chúa đâu…
Vì trước mặt Chúa thái sơn cũng mọn hèn
Dòng sông cả mấy sâu có là mấy đâu….
Tâm tình bài hát “con chỉ là tạo vật” của Phanxicô đã nói lên: Thiên Chúa,
Ngài là Đấng Hằng Hữu, Đấng toàn năng sáng tạo muôn loài…Ngài là tất yếu. Chính
vì sự hiện diện của Ngài mà chúng con loài thụ tạo bé nhỏ, mỏng giòn vốn bất tất
được dựng nên để hưởng hạnh phúc với Ngài. Tất cả đều do tình yêu quang phòng
của Ngài.

Thật vậy, Thiên Chúa vốn Hằng Hữu, nhưng con người sẽ nhận biết Ngài như
thế nào? Các triết gia, các nhà thần học đã tìm ra những con đường để chứng minh
sự hiện hữu của Ngài bằng các chứng minh tiên nghiệm và hậu nghiệm. Tuy nhiên,
việc chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa bằng con đường hậu nghiệm thì được
triết học kinh viện ủng hộ hơn.

Trong chừng mực, bài viết chúng con xin trình bày các phần: thứ nhất, sự khác
nhau giữa chứng minh tiên nghiệm và hậu nghiệm; thứ hai, lý do tại sao chứng minh
hậu nghiệm được ủng hộ trong triết học kinh viện; sau cùng là phần kết luận.

NỘI DUNG

1. Sự khác nhau giữa chứng minh hậu nghiệm và chứng minh tiên nghiệm:

Trước tiên cần hiểu rõ hai từ hậu nghiệm và tiên thiên theo sách từ điển triết
học của Trần Văn Hiến Minh thì hậu nghiệm có nghĩa là biết được sau khi có kinh
nghiệm. Còn tiên nghiệm có nghĩa là có trước kinh nghiệm, sinh ra đã có rồi, chứ
không học được do kinh nghiệm. Như vậy chứng minh theo lối tiên nghiệm là sao?
Tức là lấy nguyên tắc, nguyên lý, luật lệ phổ quát, cái có trước mà chứng minh hậu
quả, cái có sau. Thí dụ: người ta thường nói con người là con vật biết suy tư, biết lý
luận. Như vậy để chứng minh con người biết lý luận, tôi nói con người biết lý luận
là do con người có lý trí, như vậy con người biết lý luận là do con người có lý trí.
Đó là chưng minh tiên thiên. Phương tiện dùng để chứng minh có trước thuộc từ hay
điều phải chứng minh và thuộc từ kết thúc lại lệ thuộc vào phương tiện dùng chứng
minh. Những lối chứng minh tiên thiên không khởi từ kinh nghiệm, nhưng từ một
khái niệm và chúng chứng minh rằng khái niệm này bao hàm sự hiện hữu của hữu
thể và nó là một vài ưu phẩm của Thiên Chúa. Cho nên chúng dựa vào nguyên lý
đồng nhất. Nguyên lý đồng nhất là cái gì? Ví dụ: A = A hay cái nhà = tường + cột +
kèo + mái nhà…hay Thiên Chúa = tự hữu + vô biên + toàn năng + đơn nhất + vĩnh
1
cửu …chứng minh theo lối tiên thiên cũng có thể hiểu là đưa ra phân tích một tư
tưởng hay một ý niệm nào đó tìm thấy điều cần chứng minh trong chính ý niệm ấy.
Thế nên phương pháp này có tính cách phân tích diễn dịch, dựa trên nguyên tắc đồng
nhất và phi mâu thuẫn. Chứng minh theo lối hậu nghiệm như đã nói ở trên chứng
minh theo lối tiên nghiệm là khởi đầu từ một khái niệm, còn chứng minh theo lối
hậu nghiệm là khởi từ một kinh nghiệm. Thí dụ chứng minh hậu thiên: “bởi vì con
người biết suy nghĩ biết tính toàn thiệt hơn…nên kết luận rằng con người có lý trí
hay trí năng. Ở đây phương tiện dùng để chứng minh có sau điều được chứng minh
và lệ thuộc vào nó. Lời chưng minh bắt đầu bằng một sự kiện thực nghiệm. Đường
lối của phương pháp này là tổng hợp quy nạp và dựa trên nguyên lý túc lý (mọi kết
quả đều phải có nguyên nhân) những chứng minh hậu nghiệm không khởi từ một
khái niệm, như từ một kinh nghiệm và chứng minh rằng kinh nghiệm này không thể
cắt nghĩa mà không có giả thuyết. Một hữu thể mà người ta chưa có kinh nghiệm và
hữu thể này là Thiên Chúa. Chúng dựa vào nguyên lý túc lý. Trong chứng minh hậu
nghiệm về ý tưởng hoàn hảo, người ta dựa trên sự kiện là chúng ta có ý tưởng hoàn
hảo và trong khi tìm nguồn gốc ý tưởng này, người ta chỉ gặp chính hữu thể hoàn
hảo cho đến độ ai chối bỏ sự hiện hữu của hữu thể hoàn hảo thì vi phạm đến nguyên
lý túc lý.

Thiên Chúa không thể chứng minh kiểu tiên thiên vì không gì có thể có trước
Thiên Chúa, không gì có thể làm nguyên nhân cho Thiên Chúa. Tóm lại không gì
thực sự có trước sự hiện hữu của Thiên Chúa, tất cả mọi cái đều lệ thuộc vào Thiên
Chúa. Cho nên phương pháp thông thường ta chỉ trực tiếp biết tác phẩm công việc
của Thiên Chúa và “vì hậu quả lệ thuộc vào nguyên nhân, nên công nhận có hậu quả
thì phải công nhận rằng trước đó đã có nguyên nhân (S. T Thiên Chúa, I, 2, 2). Biết
tạo vật là hậu quả nghĩa là biết tự nó không hiện hữu mà đòi phải có nguyên nhân,
vậy nguyên nhân đó là gì? Để giải đáp ta phải theo hướng lên tức là chứng minh hậu
thiên vậy.

2. Vậy tại sao việc chứng minh hậu nghiệm trong việc chứng minh sự hiện hữu
của Thiên Chúa được sự ủng hộ trong triết học Kinh viện?

Trước hết ta cần tìm hiểu triết học kinh viện là gì? Kinh viện là một danh
hiệu đặc biệt được dùng để chỉ thời kỳ hay một trào lưu tư tưởng triết học. Nét độc
đáo nhất của khuynh hướng triết học này là thừa hưởng được tất cả di sản tinh thần
của đế quốc La Mã. Cụ thể, dùng trào lưu triết học Hy Lạp để cắt nghĩa Giáo điều
Công Giáo.

Qua đó, ta thấy triết học kinh viện đã có phương tiện dùng để chứng minh
là triết học Hy Lạp và điều phải chứng minh là Giáo điều của Giáo Hội. Theo tinh
thần đó, triết lý không gì khác hơn là giải thích tín điều, rồi khai triển những hiệu
quả và chứng minh chân lý của những Giáo điều ấy. Chính điều này đã được áp dụng

2
trong lối chứng minh hậu nghiệm khi chứng minh bằng sự kiện thực nghiệm và cho
rằng sự kiện ấy chỉ có thể hiểu hay chỉ có thể tồn tại nếu có một nguyên nhân sản
xuất ra nó. Điển hình có Anselm và Thomas Aquino là hai triết gia tiêu biểu cho triết
học kinh viện đã áp dụng lối chứng minh hậu nghiệm vào việc chứng minh xự hiện
diện của Thiên Chúa.

Trong đó, phương pháp của Thomas Aquino ngược với phương pháp của
Anselm. Trong khi, Anselm bắt đầu chứng minh bằng ý niệm về một hiện hữu hoàn
hảo “mà người ta không thể nghĩ được một cái gì cao hơn”. Từ ý niệm này ông đã
suy ra sự tồn tại của hiện hữu đó là dựa trên nhận thức cái gì tồn tại thực sự thì lớn
hơn ý niệm đơn thuần về một hiện hữu hoàn hảo.

Ngược lại, Thomas Aquino nói mọi nhận thức phải bắt đầu từ kinh nghiệm
của chúng ta về các đối tượng khả giác. Thay vì bắt đầu bằng các ý niệm bẩm sinh
và sự hoàn hảo, Thomas Aquino dựa tất cả năm chứng minh của ông trên các ý niệm
phát xuất từ sự hiểu biết của lý trí của chúng ta về các đối tượng thông thường mà
chúng ta kinh nghiệm bằng cảm giác. Đặc tính chính của đối tượng khả giác là sự
tốn tại của chúng đòi hỏi một nguyên nhân. Một biến cố hay một sự vật đòi có một
nguyên nhân là điều mà trí khôn con người biết như một nguyên lý mỗi khi nó tiếp
xúc với một kinh nghiệm. Nhờ ánh sáng của lý trí tự nhiên, trí khôn biết được khi
kinh nghiệm các biến cố, rằng mọi hậu quả phải có một nguyên nhân, rằng không có
gì đến từ hư vô.

Do đó, để chứng minh sự tốn tại của Thiên Chúa, Thomas Aquino trước hết
dựa trên phân tích của ông về các sự vật khả giác, rồi sau đó dựa trên khái niệm rằng,
sự tồn tại của các sự vật khả giác này đòi hỏi phải có một chuỗi vô hạn các nguyên
nhân và cuối cùng dẫn đến một nguyên nhân đầu tiên hay là Thiên Chúa. Qua những
gì đã trình bày ta thấy rằng các triết gia kinh viện đã áp dụng chứng minh hậu nghiệm
để giải thích cho lập trường triết học của mình. Từ đó ta thấy chứng minh hậu nghiệm
có quan hệ mật thiết hỗ tương bổ túc qua lại cho các triết gia kinh viện trong việc
chứng minh sự hiện diện của Thiên Chúa. Vì vậy, lối chứng minh hậu nghiệm luôn
được sự ủng hộ của triết học kinh viện.

Kết luận

Tóm lại, Thiên Chúa là Đấng Hằng Hữu, chính nhờ Ngài mà chúng con được
hiện diện. Ý thức sự hiện diện ở trần thế này lo do tình yêu nhưng không của Thiên
Chúa. Bản thân được mời gọi để nhận biết và đáp lại tình yêu của Ngài, yêu mến
Ngài.

Con người không ngừng tìm kiếm Thiên Chúa khám phá những con đường
có thể nhận biết Ngài. Những lý chứng về sự hiện hữu của Thiên Chúa như: thứ nhất,
qua con đường tiên nghiệm bằng lối chứng minh từ những khái niệm, từ ngữ và dựa

3
vào nguyên lý đồng nhất để thấy được ưu phẩm đặc biệt của Thiên Chúa: tự hữu, vô
biên, độc lập, vĩnh cửu; thứ hai, lối chứng minh hậu nghiệm, tức từ kinh nghiệm
thực tiễn, mọi sự tồn tại đều có nguyên nhân, tất cả đều do bàn tay uy quyền và trí
thông minh tuyệt vời của Đấng Toàn Năng, Đấng đó chính là Thiên Chúa.

Tuy nhiên, con đường tìm kiếm Thiên Chúa được mời gọi quy hướng về
Ngài, tìm kiếm để nhận biệt và yêu mến Ngài. Những con đường để đến với Thiên
Chúa, tức những lý chứng thể hiện sự hiện hữu của Thiên Chúa không theo nghĩa lý
chứng của khoa học tự nhiên mà theo nghĩa lý chứng đồng quy và có sức thuyết
phục, giúp con người đạt tới những sự chắc chắn thật sự. (x.GLHTCG 31).

Những con đường để đến với Thiên Chúa như thế có khởi điểm là các tạo
vật: thế giới vật chất và con người. Qua Vũ trụ: Thiên Chúa có thể được nhận biết
như là nguồn gốc và cùng đích của vũ trụ, căn cứ vào sự vận hành và chuyển biến
của vũ trụ, vào tính bất tất, vào trật tự và vẻ đẹp của vũ trụ (GLHTCG 32). Nơi con
người: với sự cởi mở đón nhận chân lý và vẻ đẹp, với lương tri, với tự do tiếng nói
lương tâm, với niềm khát vọng sự vô biên và hạnh phúc, con người tự hỏi về sự hiện
hữu của Thiên Chúa, và linh hồn con người không thể có nguồn gốc nào khác ngoài
một mình Thiên Chúa.

Vũ trụ và con người chứng minh rằng chúng không phải là nguyên lý tiên
khởi và cứu cánh tối hậu của chính mình, nhưng thông phần với “Hữu Thể Tự Tại”,
Vô thủy vô chung. Như vậy, qua những con đường khác nhau đó, con người có thể
đạt tới việc nhận biết sự hiện hữu của một thực tại là nguyên lý tiên khởi và là cứu
cánh tối hậu của mọi sự, mà mọi người gọi là Thiên Chúa.

4
Tài liệu tham khảo

1. ĐCV Thánh Quý, Thượng đế học, năm 2010.


2. Trần văn Hiến Minh, từ điển và danh từ triết học, NXB Phương Đông.
3. Đào Duy Anh, từ điển Hán Việt, NXB Phương Đông.
4. Từ điển Tiếng Việt, NXB Phương Đông.
5. ĐCV Thánh Quý, Lịch sử triết học Tây Phương thời trung Cổ, năm 2017.
6. Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, NXB Tôn Giáo, năm 2016.

You might also like