Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Ý nghĩa:

Hai người đàn bà trong ký ức tuổi thơ đã trở thành cô Mật, cô Ân rồi bà Mật, bà Ân trong truyện.
Họ sống bên nhau, lẩn vẩn kể những câu chuyện cũ, vẫn bắt chấy cho nhau mỗi chiều. Và hằng
đêm, vẫn mượn diêm để đi tiểu, để soi tìm con mọt đang gặm nhấm tấm áo quan. Hai nhân vật
sống bằng niềm tin mãnh liệt, niềm tin ấy đã nâng đỡ họ trong những tháng năm tuổi trẻ và dìu
họ qua những mùa đông giá lạnh của tuổi già. Họ sống bằng những cơn mơ hằng đêm, người đàn
ông của họ trở về, để mỗi sáng ra, trái tim lại đập rộn ràng bởi khi đặt tay lên bụng họ lại thấy
“đúng là bụng mình khang khác”. Và mỗi năm tết đến, họ lại chuẩn bị gói rất nhiều bánh chưng,
những mấy chục chiếc để chờ đợi người đàn ông của họ, để luộc đi luộc lại cho đến khi bánh
mốc xanh lên và họ ôm nhau ngồi khóc. Câu chuyện thật đẹp và buồn - nỗi buồn trong sáng,
không gợi cảm giác cô đơn nhưng ám ảnh khiến người đọc có cảm giác khó tin đây câu chuyện
có thật trong đời.
Chuyện những người đàn bà chờ chồng trong chiến tranh có ở hầu hết mọi miền quê trên đất nước Việt
Nam. Có những miền quê không hề nghe thấy tiếng đạn bom suốt hai cuộc chiến tranh chống Pháp và
chống Mĩ, nhưng nỗi đau mà những con người ở những miền quê ấy phải chịu đựng to lớn khôn cùng.
Cho dù chiến tranh tàn phá một đất nước khủng khiếp đến thế nào con người vẫn xây dựng lại được sau
khi chiến tranh kết thúc. Nhưng tuổi xuân của những người đàn bà ra đi chẳng bao giờ trở lại. Chiến tranh
giết chết giấc mơ lớn nhất, đẹp nhất của những người đàn bà là giấc mơ được sinh nở. Với tôi, câu chuyện
về những người đàn bà chờ chồng trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc vẫn vọng mãi cho tới bây giờ.

Nhận xét nhân vật: Bà Ân là người sống tình cảm, yêu thương không chỉ bà Mật và chồng mà còn có
những người hàng xóm sống xung quanh. bà là người nhẫn nại khi bỏ cả thanh xuân và tuổi tác của mình
để chờ chồng về. Bà vô cùng cứng rắn khi mà bà đã chờ trong một thời gian dài và có ít nhiều tổn thương
nhưng chưa từng than phiền. Bà là người rộng lượng, tốt bụng khi lúc bảo nấu 30 cái bánh bà không ngần
ngại mà bảo sẽ chia sẻ cho những người khác. Bà chân thành khi chỉ yêu một người và bà đồng cảm và
giản dị với người bạn thân của bà.

Nét chung của hai người đàn bà Ân và Mật:


- Luôn có niềm tin mãnh liệt, thuỷ chung chờ chồng trở về đoàn tụ
- Luôn có nghị lực sống mãnh liệt
- Luôn mong muốn được có hạnh phúc gia đình
- Luôn yêu thương, bảo vệ, chăm sóc nhau từ những điều nhỏ nhất
- Luôn khát vọng tình yêu, tìm kiếm hạnh phúc đời thường
- 2 người phụ nữ cô đơn, bất hạnh, phải chịu nhiều tổn thương từ chiến tranh
Thông điệp:
- Thể hiện sự đồng cảm đến số phận của những người phụ nữ trong thời chiến.
- Ca ngợi sự chung thuỷ, tình nghĩa chân thành của hai nhân vật chính, một mực chờ chồng từ khi còn trẻ
cho tới khi tóc trắng, gương mặt nhăn nheo.

Cuộc sống:
- Cả bà và Ân đều đã già, sống trong một căn nhà nhỏ ven chân đê làng
- Lối sống khi về già vẫn như khi họ còn trẻ (Tết đến vẫn gói chục cái bánh, chỉ quanh quẩn ở nhà và ra
ngoài chút để mua đồ gói bánh)
- Sống hòa hợp cùng với Ân
Phẩm chất:
- Quan tâm tới người khác, đặc biệt là bà Ân (khi thấy bà Ân bị hóc thì liền tìm cách để giúp bà, trong quá
khứ thì luôn tìm cách giữ anh Bắc ở lại để 2 vợ chồng gặp nhau)
- Luôn ước mơ có được 1 gia đình yên vui, đầm ấm (mong chồng trở về, mơ mình có con)
- Chung thủy (“Bao giờ anh Bắc về với chị thì em đi lấy chồng”)
Nhận xét, đánh giá:
- Nhân vật Mật tượng trưng cho hình tượng người con gái Việt Nam trong thời kháng chiến. Khi mà họ
luôn là hậu phương cho những người lính.
- Mật luôn thầm lặng, chờ đợi người chồng của mình nhưng trớ trêu thay, anh đã tử trận.

You might also like