Nhập môn QTKD phần 1

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 65

Môn học

NHẬP MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH


TRONG THỜI ĐẠI SỐ

Trình bày: TS. Trần Dục Thức

Năm 2021
Nội dung môn học

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH


CHƯƠNG 2: MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

TRONG THỜI ĐẠI SỐ

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

CHƯƠNG 4: QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

CHƯƠNG 5: QUẢN TRỊ SẢN XUẤT

CHƯƠNG 6: QUẢN TRỊ MARKETING.

CHƯƠNG 7: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ KINH
DOANH

1. KHÁI NIỆM VỀ DN VÀ QUẢN TRỊ DN ?


2. CÁC LOẠI HÌNH DN ?
3. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA DN ?
4. BẢN CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG KD
5. DN LÀ ĐƠN VỊ SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI
6. MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA DN
7. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU CỦA DN
8. THÀNH LẬP, GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN DN
9. NHỮNG XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA DN HIỆN NAY?
1. Khái niệm

 : DOANH NGHIỆP LÀ GÌ ?
 DN là một đơn vị sản xuất - kinh doanh được tổ chức,
nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng trên thị trường, thông qua đó để tối đa hoá lợi nhuận
trên cơ sở tôn trọng luật pháp của nhà nước và quyền lợi
chính đáng của người tiêu dùng.

Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014:


 Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao
dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm
mục đích kinh doanh..
 Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các
công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm
hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
 .
 QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP LÀ GÌ ?

• Là quá trình lập kế họach, tổ chức thực hiện các


kế hoạch và tiến hành kiểm tra các hoạt động
của các thành viên, các bộ phận trong doanh
nghiệp nhằm huy động và sử dụng một cách có
hiệu quả các nguồn lực của tổ chức để đạt được
các mục tiêu đã đặt ra.
2. CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

1. Theo hình thức tổ chức: Công ty mẹ - công ty


con….
2. Theo hình thức sở hữu: DN tư nhân; DN nhà
nước; Hợp tác xã
3. Theo quy mô: Dn lớn; DN vừa; DN nhỏ (tiêu chí:
vốn; doanh thu; sl lao động; lợi nhuận.
4. Theo lĩnh vực họat động: DN nông nghiệp; DN
công nghiệp; DN thương mại; DN dịch vụ…
2. CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
(Phân loại theo hình thức sở hữu)
1. DN nhà nước (DNNN)
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn:
a. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
b. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
3. Công ty cổ phần
4. Công ty hợp danh
5. DN tư nhân
6. Nhóm công ty:
a. Công ty mẹ - công ty con.
b. Tập đoàn kinh tế.
c. Các hình thức khác
7. Hợp tác xã.
1. Doanh nghiệp nhà nước (DNNN)

Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước


nắm giữ 100% vốn điều lệ.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn

a. Cty TNHH hai thành viên trở lên

 Cty TNHH hai thành viên trở lên là DN.


 Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng, thành viên không
vượt quá 50;
 Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
của DN trong phạm vi số vốn cam kết góp vào DN;
 Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo QĐ tại các
điều 43, 44, và 45 của LDN 2005
Cty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ ngày đc cấp
Giấy chứng nhận đăng ký KD;
 Cty TNHH không đc quyền phát hành cổ phần.
b. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

 Cty TNHH một thành viên là DN.


 Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân (chủ sở hữu Cty);
 Chủ sở hữu Cty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn cam
kết góp vào DN;
Cty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ ngày đc cấp
Giấy chứng nhận đăng ký KD;
 Cty TNHH không đc quyền phát hành cổ phần.
3. Công ty cổ phần
 Công ty cổ phần (Cty CP) là DN trong đó:
Vốn điều lệ đc chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ
phần;
Cổ đông có thể là tổ chức, các nhân; số lượng cổ đông tối
thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa;
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ
tài sản khác của DN trong phưạm vi số vốn cam kết góp vào
DN;
Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình
cho người khác, trừ một số trường hợp …
Cty CP có tư cách pháp nhân kể từ ngày đc cấp Giấy
chứng nhận đăng ký KD;
Cty CP đc quyền phát hành chứng khoán các loại
để huy động vốn.
4. Công ty hợp danh
Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
 Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công
ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi
là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có
thể có thành viên góp vốn;
 Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
 Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công
ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại
chứng khoán nào.
5. DN tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá


nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ
loại chứng khoán nào.
Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh
nghiệp tư nhân
6.Nhóm công ty
 Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu
dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch
vụ kinh doanh khác.
 Nhóm công ty bao gồm các hình thức sau đây:
 Công ty mẹ - công ty con;
 Tập đoàn kinh tế;
 Các hình thức khác.

7. Hợp tác xã:


Là một tổ chức kinh tế tự chủ do người lao động có nhu cầu, lợi
ích chung tự nguyện cùng góp vốn đầu tư, góp sức lập ra theo quy
định của pháp luật để phát huy sức mạnh tập thể và của từng xã viên
nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất
kinh doanh dịch vụ.
3. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA DN
Điều 7. Quyền của doanh nghiệp (LDN 2014)
1. Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.
2.Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn
ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành,
nghề kinh doanh.
3. Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
4. Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
5. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
6. Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.
7. Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và
khả năng cạnh tranh.
8. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
9. Từ chối yêu cầu cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
10. Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
11. Tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
12. Quyền khác theo quy định của luật có liên quan.
Điều 8. Nghĩa vụ của doanh nghiệp (LDN 2014)
1.Đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh
doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ
điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
2.Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính
xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.
3.Kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy
định của pháp luật.
4.Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo
quy định của pháp luật về lao động; không được phân biệt đối xử và xúc
phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không
được sử dụng lao động cưỡng bức và lao động trẻ em; hỗ trợ và tạo điều
kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ
năng nghề; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo
hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp
luật.
Điều 8. Nghĩa vụ của doanh nghiệp (LDN 2014) (TT)

5.Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo
tiêu chuẩn do pháp luật quy định hoặc tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc
công bố.
6.Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp,
đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin
về thành lập và hoạt động, báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định
của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
7.Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê
khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp
phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy
đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
8.Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an
toàn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di
tích lịch sử- văn hóa và danh lam thắng cảnh.
9.Thực hiện nghĩa vụ về đạo đức kinh doanh để bảo đảm
quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng và người tiêu dùng.
4. BẢN CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG KD

a) Bản chất của kinh doanh.


b) Đặc điểm của hệ thống kinh doanh

• 2.1 Sự phức tạp và tính đa dạng


• 2.2 Sự phụ thuộc lẫn nhau
• 2.3 Sự thay đổi và đổi mới
c) Các yếu tố sản xuất

• 3.1 Lao động


• 3.2 Tiền vốn
• 3.3 Nguyên liệu
• 3.4 Đội ngũ các nhà kinh doanh
d) Chức năng sản xuất - kinh doanh.
Hình 1.1 Chu trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp

Nghiên Chọn sản Chuẩn bị


Thiết kế Tổ chức
cứu thị phẩm các yếu
sản phẩm s/xuất
trường hàng hoá tố s/x

Điều tra Tổ chức


Sản xuất S/xuất thử
sau tiêu tiêu thụ
hàng loạt Bán thử
thụ sản phẩm

Hoạt động điều chỉnh: chủ yếu dựa vào


kết quả điều tra sau tiêu thụ
5. DN LÀ ĐƠN VỊ SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI

6. MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA DN

7. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU CỦA DN


8. THÀNH LẬP, GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN DN

9. NHỮNG XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA DN


HIỆN NAY ?
CHƯƠNG 2
MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
TRONG THỜI ĐẠI SỐ

1. Khái niệm:
-Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp?
Môi trường kinh doanh là tổng hợp các yếu
tố, các điều kiện có ảnh hưởng trực tiếp hay
gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp.

- Thời đại số là gì?


2. Các yếu tố của môi trường kinh doanh.
3. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU CỦA DOANH NGHIỆP

3.1. Mục đích của doanh nghiệp


3 mục đích cơ bản:
- Mục đích kinh tế: Thu lợi nhuận, đây là mục đích quan
trọng hàng đầu của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất
kinh doanh.
- Mục đích xã hội: cung cấp hàng hoá và dịch vụ đáp ứng
nhu cầu xã hội. Đây là mục đích quan trọng hàng đầu
của các doanh nghiệp hoạt động công ích.
- Mục đích thoả mãn các nhu cầu cụ thể và đa dạng của
mọi người tham gia hoạt động trong doanh nghiệp.
3.2. Mục tiêu của doanh nghiệp

- Mục tiêu là những mốc cụ thể để đi đến mục


đích.

- Yêu cầu đặt ra với mục tiêu: cụ thể, thực tế,


phù hợp ?
4. THÀNH LẬP, GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN DOANH
NGHIỆP.
• Mục đích hiệu quả kinh tế là lý do tồn tại chủ yếu của doanh
nghiệp. Đây chính là cơ sở để hình thành các chức năng, tổ
chức bộ máy hoạt động phù hợp cho doanh nghiệp.
• Tạo lập DN có 3 dạng: doanh nghiệp mới, doanh nghiệp được
mua lại, đại lý đặc quyền.
• Phá sản DN được thực hiện theo Luật phá sản doanh nghiệp
(30/12/1993). DN được coi là có dấu hiệu lâm vào tình trạng
phá sản, nếu kd bị thua lỗ trong 2 năm liên tiếp, đến mức
không trả được các khoản nợ đến hạn, không trả đủ lương cho
người lao động và hợp đồng lao động trong 3 tháng liên tiếp.
• Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi giấy đòi nợ đến hạn mà
không được doanh nghiệp thanh toán nợ, chủ nợ có quyền nộp
đơn đến tòa án yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh
nghiệp.
5. NHỮNG XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DN HIỆN NAY

1. Sự hình thành những doanh nghiệp có quy mô ngày


càng lớn.
2. Sự đa dạng hoá cơ cấu sản xuất – kinh doanh trong
các doanh nghiệp.
3. Sự gắn bó giữa nghiên cứu kỹ thuật với sản xuất.
4. Sự phân ly mạnh mẽ giữa quyền sở hữu và quyền
sử dụng tài sản trong doanh nghiệp.
Chương 3
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Hình 2.1 Minh hoạ về sự phát triển của chiến lược kinh doanh
Quản trị
Chiến lược

Kế hoạch
Chiến lược

Kế hoạch dài
hạn xác định

1960 1980 1990 Năm


Nội dung chương 3

I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN:


(1)Quản trị chiến lược là gì? (2) Chiến lược là gì? (3)
Báo cáo nhiệm vụ của doanh nghiệp. (4) Mục tiêu. (5)
Chính sách. (6) Những cơ hội và nguy cơ từ bên ngoài.
(7) Điểm mạnh và điểm yếu của DN.
II. CÁC CẤP CHIẾN LƯỢC VÀ CÁC LOẠI CHIẾN LƯỢC:
(1) các cấp chiến lược. (2) Các loại chiến lược.
III. QUÁ TRÌNH QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC (QTCL):
(1) Mô hình quản trị chiến lược toàn diện;
(2)Một số khác biệt trong các quy trình lập kế hoạch
chiến lược;
(3) Một số nguyên tắc chỉ đạo việc chọn lựa chiến lược;
(4) Một số kỹ thuật để hoạch định chiến lược
I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1. Quản trị chiến lược là gì?


QTCL là quá trình nghiên cứu môi trường hiện tại
cũng như tương lai của DN, trên cơ sở đó xác lập các
mục tiêu và đề ra các cách thức thực hiện chúng; tiến
hành tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện
nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đẫ đề ra.
2. Chiến lược là gì?
Những phương thức hành động tổng quát để doanh
nghiệp đạt tới mục tiêu dài hạn, tăng sức mạnh của
doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh bằng cách
phối hợp có hiệu quả nỗ lực của các bộ phận trong DN,
tranh thủ được các cơ hội và giảm thiểu được các mối
nguy cơ từ bên ngoài.
I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN

• Tầm nhìn DN?


• Sứ mệnh?
– Xây dựng khi thành lập một DN và có thể được điều
chỉnh và công bố trong các báo cáo định kỳ của DN.
– Trình bày các mục đích lâu dài của một DN, nội dung
báo cáo giúp xác định tích đặc thù của mỗi DN thông
qua các nội dung cơ bản sau:
• DN hoạt động trong ngành kinh doanh nào?
• Sản phẩm là gì?
• Thị trường nào?
• Khách hàng là ai?
• Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp?
• Công nghệ sản xuất?
• Mối quan tâm tới trách nhiệm xã hội, tới nhân viên.
3. Mục tiêu:
Mục tiêu là những cái mốc trên con đường
hướng đến mục đích của mỗi tổ chức, mỗi
doanh nghiệp.
4. Chính sách:
– Những hướng dẫn, quy tắc, thủ tục được thiết lập
để hậu thuẩn cho các nỗ lực đạt tới mục tiêu đề ra.
Đó là những chỉ dẩn cho người quản lý nhân viên
thừa hành đưa ra quyết định trong các tình huống
thường lặp lại hoặc có tính chu kỳ.
– Trong QLCL, các chính sách được đề ra sau khi
doanh nghiệp đã xác định mục tiêu và chiến lược
hoạt động.
5. Những cơ hội và nguy cơ từ bên ngoài:
• Những khuynh hướng, sự kiện kinh tế, xã hội, chính
trị, công nghệ, áp lực của những nhà cung ứng, khách
hàng, đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn, sản phẩm
thay thế có thể làm lợi hoặc gây hại đến doanh
nghiệp.
• Doanh nghiệp không thể kiểm soát được các yếu tố
trên
• Các doanh nghiệp cần xây dựng các chiến lược tận
dụng hết cơ hội và giảm thiểu tác động của các nguy
cơ từ bên ngoài là một trong những triết lý cơ bản của
quản trị chiến lược.
6. Điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp.
• Là sự vượt trội hay yếu kém “tương đối” của doanh
nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh, với mức trung bình
trong ngành về năng lực, kết quả thực hiện các hoạt
động quản lý, tiếp thị, tài chính kế toán, sản xuất điều
hành, nghiên cứu và phát triển, hệ thống thông tin của
doanh nghiệp. (F. David)
• Điểm mạnh/điểm yếu của một DN là những yếu tố bên
trong mà mỗi DN có thể điều chỉnh được.
• Từ góc độ chiến lược: những điểm mạnh, điểm yếu
quan trọng nhất chính là thế đứng của DN xét đối diện
với các nguồn lực của mỗi lực lượng cạnh tranh. DN
đứng ở đâu để chống lại các sản phẩm thay thế? Để
chống lại các lực lượng có khả năng nhập cuộc? Để
chống lại các đối thủ đã chắc chân trong cuộc.
(xem lại SWOT)
II. CÁC CẤP CHIẾN LƯỢC VÀ CÁC LOẠI CHIẾN LƯỢC:

1. các cấp chiến lược:

 Chiến lược cấp công ty (corporate strategy).


 Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh đơn ngành
(bussiness strategy).
 Chiến lược chức năng, xác định phương thức hành
động của từng bộ phận chức năng (functional strategy).
 Chiến lược cấp công ty (corporate strategy)

• Tập trung trả lời các câu hỏi sau:


– Phân bổ nguồn tài nguyên như thế nào?
– Lĩnh vực nào nên phát triển?
– Lĩnh vực nào nên duy trì?
– Lĩnh vực nào nên tham gia?
– Linh vực nào nên loại bỏ.?
 Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh đơn ngành
(bussiness strategy).
• Xác định phương thức hoạt động đối với từng lĩnh vực
kinh doanh của một công ty đa ngành hoặc một SBU
(đơn vị kinh doanh chiến lược) hoặc một xí nghiệp hoạt
động đơn ngành:
– Làm thế nào vượt qua các lực lượng cạnh tranh?
– Phòng thủ hay tấn công?
– Dựa vào chi phí thấp hay khác biệt sản phẩm, hay
tập trung trọng điểm?

Đây cũng chính là nội dung trọng tâm của các


chiến lược cạnh tranh.
 Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh đơn ngành
(bussiness strategy). (tt)

• Một phát biểu của M. Porter về vấn đề


này:
“ Mục đích chiến lược cạnh tranh của một đơn
vị kinh doanh trong một ngành là tìm được
một vị trí trong ngành, nơi công ty có thể
chống chọi lại với các lực lượng cạnh tranh
một cách tốt nhất hoặc có thể tác động đến
chúng theo cách có lợi cho mình”
 Chiến lược chức năng xác định phương thức hành động
của từng bộ phận chức năng (functional strategy).

Bao gồm: Marketing, nghiên cứu phát triển sản


phẩm, sản xuất, nhân sự, tài chính, thông tin…để hỗ
trợ, đảm bảo cho việc thực thi các chiến lược của công
ty, chiến lược cạnh tranh của ngành.
Cần xác định chiến lược cạnh tranh và các chiến
lược bộ phận phù hợp với tình hình, vị thế của doanh
nghiệp trong cuộc cạnh tranh và đảm bảo cho thành
công của chiến lược trên, cụ thể:
 Tạo ra lợi thế cạnh tranh: trên cơ sở chiến lược khác biệt sản
phẩm hay chiến lược giá thành rẻ nhất? Nhắm vào khách hàng
có thu nhập thấp hay thu nhập cao?
 Marketing sử dụng chiến lược giảm giá (nếu theo chiến lược
cạnh tranh bằng giá) hay chiến lược sản phẩm (nếu theo chiến
lược cạnh tranh bằng sự khác biệt sản phẩm).
 Nghiên cứu thiết kế sản phẩm: mua lại hay tự thiết kế.
 Chiến lược nhân sự: gửi nhân viên đi đào tạo, thuê thiết kế,
hay thu hút các nhân viên giỏi từ nơi khác.
 Chiến lược sản xuất: mở rông quy mô sản xuất hay sử dụng
các hợp đồng phụ.
2. Các loại chiến lược

 Các chiến lược kết hợp;


 Các chiến lược sản phẩm;
 Các chiến lược liên doanh;
 Các chiến lược suy giảm.
2. Các loại chiến lược
 Các chiến lược kết hợp (còn gọi là hội nhập):
 Kết hợp dọc thuận chiều (forward): là tăng quyền sở
hữu hoặc kiểm soát đối với công ty mua hàng, nhà
phân phối/bán lẻ.
 Ưu điểm: đảm bảo việc tiêu thụ sản phẩm; giảm chi phí tiêu
thụ; tăng lợi nhuận cho công ty.
 Hạn chế: Giảm nguồn lực cho phát triển sản phẩm hay đa
dạng hoá sp; sự lệ thuộc vào một khách hàng.
 Kết hợp dọc ngược chiều (backward): tìm kíêm quyền
sở hữu hoặc kiểm soát đối với các công ty cung cấp
hàng.
 Ưu điểm: Giảm khó khăn về cung ứng nguyên vật liệu; giảm
chi phí mua hàng; tăng lợi nhuận công ty.
 Nhược điểm: Hạn chế nguồn lực cho các chiến lược đa dạng
hoá, phát triển sản phẩm; chi phí đổi mới lớn…
2. Các loại chiến lược
Các chiến lược kết hợp (tt)
 Kết hợp ngang: là tăng quyền sở hữu hoặc
kiểm soát đối với các đối thủ cạnh tranh.
Ưu điểm: Giảm sự cạnh tranh trong ngành; có thể
giành được ưu thế độc quyền về một loại sản
phẩm/dịch vụ;
Nhược điểm: sẽ thất bại nếu kết hợp ngang với
các đối thủ trong một ngành đang suy thoái.
2. Các loại chiến lược
 Các chiến lược sản phẩm:
 Chiến lược tăng trưởng tập trung:
 Thâm nhập thị trường;
 Phát triển thị trường;
 Phát triển sản phẩm.
 Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm:
 Đa dạng hoá đồng tâm;
 Đa dạng hoá theo chiều ngang;
 Đa dạng hoá kết khối.
 Chiến lược tăng trưởng tập trung

 Thâm nhập thị trường: là tìm cách tăng thị phần


cho các sản phẩm dịch vụ hiện tại trên các thị
trường bằng các nỗ lực tiếp thị.
 Phát triển thị trường: là đưa các sản phẩm dịch
vụ hiện có vào các khu vực mới.
 Phát triển sản phẩm: là việc tăng doanh số bằng
việc cải tiến sản phẩm hiện có hoặc phát triển
các sản phẩm dịch vụ mới cho các khách hàng
hiện tại.
 Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm

 Đa dạng hoá đồng tâm: Tăng thu bằng cách thêm vào
các sản phẩm/dịch vụ mới có liên hệ với sản
phẩm/dịch vụ hiện tại.
 Đa dạng hoá theo chiều ngang: Thêm vào những sản
phẩm/dịch vụ mới (không có liên quan với sản phẩm
hiện tại) cho những khách hàng hiện tại.
 Đa dạng hoá kết khối: thêm vào những sản phẩm/dịch
vụ mới không có liên quan cho những khách hàng
mới.
Các chiến lược liên doanh
• Liên doanh là việc hai hay nhiều công ty đỡ đầu, góp
vốn, công nghệ hay tài sản khác để hình thành một
công ty riêng biệt mới và chia xẻ quyền sở hữu trong
công ty mới đó.
• Liên doanh là một chiến lược phổ biến trong hoàn
cảnh kinh doanh với nguồn tài nguyên khan hiếm, tốc
độ thay đổi kỹ thuật nhanh chóng và những nhu cầu
về vốn đang tăng lên trên toàn cầu.
• Ưu điểm: Qua các hợp đồng liên doanh, cho phép các
công ty có được vốn và kỹ thuật để phát triển sản
phẩm mới, thâm nhập thị trường mới, mở rộng hoạt
động trên toàn cầu và tối thiểu hoá rủi ro.
 Các chiến lược suy giảm.

 Thu hẹp hoạt động:


 Là việc giảm chi phí, quy mô khi một doanh nghiệp tổ
chức lại nhằm củng cố năng lực cơ bản của DN.
 Trong một số trường hợp, phá sản là một hình thức
của chiến lược thu hẹp hoạt động có hiệu quả.
 Cắt bỏ bớt hợp đồng:
 Là việc bán đi một bộ phận hay một phần của doanh
nghiệp.
 Thanh lý:
 là việc bán đi tất cả các tài sản của công ty từng phần
một với giá trị thực của nó.
III. QUÁ TRÌNH QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

1. Mô hình quản trị chiến lược toàn diện;


2. Một số khác biệt trong các quy trình
lập kế hoạch chiến lược;
3. Một số nguyên tắc chỉ đạo việc chọn
lựa chiến lược;
4. Một số kỹ thuật để hoạch định chiến
lược
1.Mô hình quản trị chiến lược toàn diện (gồm 3 giai đoạn)
Thông tin phản hồi

Thực hiện việc kiểm Thiết lập


Thiết lập những mục
soát bên ngoài để
mục tiêu
xác định các cơ hội tiêu hàng
dài hạn năm
và đe doạ chủ yếu

Đo lường
Xem xét
Xét lại mục Phân phối Thực và đánh
nhiệm vụ mục các nguồn hiện giá thành
tiêu kinh
tiêu và chiến tài nguyên tích
doanh
lược hiện tại

Lựa chọn
Thực hiện kiểm
các chiến Đề ra các
soát nội bộ để
lược để chính sách
nhận diện những
theo đuổi
điểm mạnh, yếu
Thông tin phản hồi

Hình thành chiến lược Triển khai CL Đánh giá CL


III. QUÁ TRÌNH QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC:

1.Mô hình quản trị chiến lược toàn diện (gồm 3 giai đoạn)

GĐ 1: Hình thành chiến lược:


Xem xét nhiệm vụ, mục tiêu và chiến lược hiện tại của
DN; đánh giá cá yếu tố bên ngoài để xác định các cơ hội
và đe doạ chủ yếu; đánh giá tình hình nội bộ để nhận
diện những điểm mạnh điểm yếu; xác định lại mục tiêu
kinh doanh; thiết lập các mục tiêu dài hạn; lựa chọn các
chiến lược để theo đuổi.
GĐ 2. Triển khai chiến lược:
Bao gồm 3 nhiệm vụ chính: thiết lập những mục tiêu
hàng năm; đề ra các chính sách; phân phối các nguồn
tài nguyên cho việc thực hiện các mục tiêu chiến lược.

GĐ 3. Kiểm soát chiến lược:


Bao gồm việc đo lường, đánh giá thành tích đạt được
so với mục tiêu đặt ra cho từng thời kỳ; đánh giá các
thay đổi chiến lược xảy ra bên ngoài và bên trong công
ty; thực hiện điều chỉnh chiến lược khi có thay đổi chính
ở bên trong, bên ngoài công ty, hoặc khi chiến lược
hiện tại không thành công.
8 bước lập ma trận SWOT

1. Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong công ty;
2. Liệt kê những điểm yếu bên trong công ty;
3. Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài công ty;
4. Liệt kê các mối đe doạ quan trọng bên ngoài công ty;
5. Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài để
hình thành các phương án hành động chiến lược SO;
6. Kết hợp WO hình thành các phương án chiến lược
nhằm khai thác các cơ hội để khắc phục các yếu điểm
và ghi kết quả vào ô tương ứng;
7. Kết hợp ST: Hình thành các phương án chiến lược sử
dụng các điểm mạnh bên trong để tránh được mối
nguy cơ từ bên ngoài, ghi kết quả vào ô tương ứng;
8. Kết hợp WT: Xây dựng các phương án phòng thủ
nhằm tối thiểu hoá các điểm yếu bên trong và tránh
khỏi những nguy cơ bên ngoài. Gi vào ô WT
Ma trận SWOT
O: Những cơ hôi T: Những nguy cơ
1. 1.
2. 2.
Liệt kê những cơ hội Liệt kê những nguy cơ

S: Những điểm mạnh Các chiến lược SO Các chiến lược ST


1. 1. 1.
2. 2. 2.
Liệt kê những điểm Sử dụng những điểm Vượt qua những bất trắc
mạnh mạnh để tận dụng cơ hội bằng tận dụng các điểm
mạnh

W: Những điểm yếu Các chiến lược WO Các chiến lược WT


1. 1. 1.
2. 2. 2.
Liệt kê những điểm yếu Hạn chế những mặt yếu Tối thiểu hoá những
để tận dụng cơ hội điểm yếu
Phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài

Các yếu tố bên ngoài Mục tiêu cụ thể Các yếu tố bên trong
 Khách hàng  Năng lực hiện tại
 Kháng cự về giá Sức mạnh thương
hiệu
 Đối thủ cạnh tranh
 Cơ cấu chi phí
 Phân phối
 Danh mục đầu tư
 Công nghệ
Nghiên cứu và phát
 Kinh tế vĩ mô
triển
 Luật lệ
 Mức thành thạo về kỹ
 Phong cách làm việc thuật
 Những rủi ro chủ yếu Các kỹ năng của
 Nhà cung ứng nhân viên
 Đối tác tìêm năng  Văn hoá công ty
 ….. …
Các mối đe doạ và cơ Các điểm mạnh và
hội điểm yếu
Hình thành
chiến lược
Ma trận SWOT (tt)
• Ưu điểm:
– Là công cụ tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng quan
trọng, để chọn lựa hành động chiến lược để tạo ra lợi
thế cho mình.
– Giúp các nhà chiến lược đưa ra nhiều phương án
khả thi từ thực tế chứ không phải từ những mong
ước chủ quan.
– Giúp dễ dàng kiểm tra lại và phát hiện các nguy cơ
nào bị bỏ qua chưa có phương án phòng thủ; còn cơ
hội quan trọng nào chưa tìm cách tận dụng.
• Nhược điểm:
– Không cho thấy mức độ ưu tiên của các phương án,
vì thế sau khi dùng ma trận SWOT cần phải xác lập
thứ tự ưu tiên cho các phương án.
Ma trận BCG

• Ma trận BCG giúp giải quyết các vấn đề:


– Hoạt động nào nên đầu tư phát triển;
– Hoạt động nào nên duy trì;
– Hoạt động nào nên thu hẹp/loại bỏ;
– Lĩnh vực nào nên tham gia.
• Mục tiêu chính của nhóm tư vấn Boston là
giúp nhà quản trị chiến lược nhận ra những
nhu cầu về ngân quỹ tiền mặt khác nhau của
mỗi bộ phận trong DN.
Ma trận BCG

Cao
Dấu hỏi Ngôi sao
Question mark Stars
Mưc tăng trưởng doanh số

Chú chó Bò sinh tiền


Dog Cash cows

0,1x 1,0x 10x

Thấp
Thị phần tương đối Cao
Ma trận BCG (tt)

• Các bước để lập ma trận BCG:


– Phân chia các hoạt động của DN thành các bộ phận
theo các loại sản phẩm/dịch vụ, theo ngành kinh
doanh.
– Tính toán thị phần tương đối của mỗi bộ phận so với
đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trên thị trường và mức
tăng trưởng doanh số của từng ngành kinh doanh.
– Xác định vị trí của mỗi bộ phận trên ma trận căn cứ
theo hai trục. Mỗi vòng tròn đại diện cho một bộ phận.
Đội lớn của vòng tròn tương đương với phần thu
nhập của bộ phận kinh doanh đó.
– Hình thành chiến lược đối với từng bộ phận/lĩnh vực
kinh doanh.
Ma trận BCG (tt)

• Ưu điểm:
– Giúp giải quyết bài toán phân bổ vốn đầu tư;
– Đề ra các chiến lược sản phẩm thích hợp với từng bộ
phận.
• Nhược điểm:
– Nhiều biến số quan trọng khác ngoài mức thị phần
tương đối và mức tăng trưởng doanh số của ngành
như quy mô thị trường, lợi thế cạnh tranh chưa được
xem xét.
– Ma trận BCG mô tả chỉ tại một thời điểm, không phản
ánh sự tăng trưởng theo thời gian của các bộ phận.
• Porter: điều cốt yếu để phát triển và tồn tại là giành được một vị
thế ít bị tấn công bởi các đối thủ đối đầu, dù đó là đối thủ mới
hay đã định hình, và ít bị ảnh hưởng tiêu cực từ định hướng
của khách hàng, nhà cung ứng và các sản phẩm thay thế

Mối đe doạ của các


CƠ CẤU 5 TÁC
đối thủ mới
ĐỘNG CỦA
PORTER
Ngành công nghiệp

khả năng thương sử dụng mánh lới khả năng thương


lượng của các nàh để chiếm vị thế giữa lượng của các
cung cấp các đối thủ cạnh khách hàng
tranh hiện tại

Mối đe doạ về sản


phẩm hay dịch vụ
thay thế
Bốn chiến lược cơ bản

1. Chiến lược dẫn đầu nhờ chi phí thấp.


2. Tạo sự khác biệt cho một sản phẩm hay dịch vụ
bằng cách tạo ra giá trị thực sự cho khách hàng.
3. Chiến lược về mối quan hệ với khách hàng.
4. Chiến lược hiệu quả mạng lưới.

You might also like