ĐC Giữa Hkii Ly 9 21 22

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KTĐG GIỮA KÌ II

Môn vật lí 9 – Năm học 2021 – 2022


I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.
Câu 1. Máy phát điện xoay chiều gồm có các bộ phận chính là
A. nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối 2 cực của nam châm.
B. ống dây điện có lõi sắt và sợi dây dẫn nối 2 đầu ống dây với đèn.
C. cuộn dây dẫn và nam châm.
D. cuộn dây dẫn và lõi sắt.
Câu 2. Hiện tượng cảm ứng điện từ được ứng dụng trong hoạt động của dụng cụ nào dưới đây?
A. Bàn là điện. B. Nam châm điện
C. Động cơ điện một chiều. D. Máy phát điện xoay chiều.
Câu 3:Ở thiết bị nào dòng điện xoay chiều chỉ gây tác dụng nhiệt là chủ yếu?
A. Bóng đèn sợi đốt. B. Ấm điện.
C. Quạt điện. D. Máy sấy tóc.
Câu 4. Công suất điện hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện
A. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây.
B. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây.
C. tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây.
D. tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây.
Câu 5. Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước thì tia khúc xạ nằm trong
A. mặt phẳng tới.
B. mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng tới.
C. mặt phẳng song song với mặt phẳng tới.
D. mặt phân cách giữa hai môi trường.
Câu 6. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc khúc xạ là góc tạo bởi
A. tia khúc xạ và đường pháp tuyến tại điểm tới.
B. tia khúc xạ và tia tới.
C. tia khúc xạ và mặt phân cách giữa hai môi trường.
D. tia khúc xạ và mặt phẳng tới.
Câu 7. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng pháp tuyến là đường thẳng
A. vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường tại điểm tới.
B. tạo với tia tới một góc vuông tại điểm tới.
C. tạo với mặt phẳng tới một góc vuông tại điểm tới.
D. nằm song song với mặt phân cách giữa hai môi trường.
Câu 8. Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có
A. phần rìa mỏng hơn phần giữa.
B. phần rìa dày hơn phần giữa.
C. phần rìa và phần giữa bằng nhau.
D. hình dạng bất kì.
Câu 9. Tia tới đi qua quang tâm của thấu kính hội tụ cho tia ló
A. truyền thẳng theo phương của tia tới.
B. đi qua tiêu điểm.
C. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.
D. song song với trục chính.
Câu 10. Chiếu chùm tia sáng đi qua tiêu điểm chính F của thấu kính hội tụ thì thu được chùm tia
ló là
A. chùm sáng song song với trục chính của thấu kính.
B. chùm sáng hội tụ tại tiêu điểm F’ của thấu kính.
C. chùm sáng phân kì.
D.chùm sáng bất kì.
Câu 11. Cho một thấu kính hội tụ có quang tâm O cách mỗi tiêu điểm chính một đoạn là 30cm.
Tiêu cự của thấu kính là
A. 30 cm B. 15 cm C. 60 cm D. 90 cm
Câu 12: Máy phát điện xoay chiều là thiết bị điện dùng để
A. biến đổi nhiệt năng thành điện năng.
B. biến đổi điện năng thành cơ năng.
C. biến đổi cơ năng thành điện năng.
D. biến đổi quang năng thành điện năng.
Câu 13. Các máy phát điện ở nhà máy thủy điện Hòa Bình của nước ta lấy nguồn năng lượng
nào để làm quay các roto?
A. Năng lượng của nước B. Năng lượng gió
C. Năng lượng của than khi cháy D. Năng lượng của hạt nhân nguyên tử
Câu 14: Ở Việt Nam, đường dây truyền tải điện Bắc – Nam 500kV được khởi công xây dựng
năm 1992 và ngày 27/5/1994 chính thức đưa vào hoạt động, hiệu điện thế được tăng lên đến 500
kV khi truyền tải nhằm mục đích gì. Chọn câu trả lời đúng nhất?
A. Để giảm hao phí điện năng trong quá trình truyền tải điện.
B. Để giảm ô nhiễm môi trường do năng lượng điện hao phí thoát ra không khí.
C. Để đảm bảo an toàn khi truyền tải điện.
D. Để có hiệu điện thế lớn cho nơi truyền đến vì nhu cầu sử dụng của người dân rất lớn.
Câu 15. Khi truyền tải cùng một công suất điện, cách làm có lợi hơn trong các cách làm để giảm
công suất điện hao phí do tỏa nhiệt dưới đây là:
A. Tăng hiệu điện thế lên hai lần trước khi truyền tải điện.
B. Giảm hiệu điện thế đi hai lần trước khi truyền tải điện.
C. Tăng điện trở của đường dây tải điện lên hai lần.
D. Giảm điện trở của đường dây tải điện lên hai lần.
Câu 16. Không thể sử dụng dòng điện không đổi để chạy máy biến thế vì khi sử dụng dòng điện
không đổi thì từ trường trong lõi sắt từ của máy biến thế
A. chỉ có thể tăng. B. chỉ có thể giảm.
C. không thể biến thiên. D. không được tạo ra.
Câu 17. Nối hai cực của máy phát điện xoay chiều với một bóng đèn. Khi quay nam châm của
máy phát thì trong cuộn dây của nó xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều vì:
A. Từ trường trong lòng cuộn dây luôn tăng.
B. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn luôn tăng.
C. Từ trường trong lòng cuộn dây không biến đổi.
D. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm.
Câu 18. Trong máy phát điện xoay chiều, rôto hoạt động như thế nào khi máy làm việc?
A. Luôn đứng yên.
B. Chuyển động đi lại như con thoi.
C. Luôn quay tròn quanh một trục theo một chiều.
D. Luân phiên đổi chiều quay.
Câu 19. Trong trường hợp nào dưới đây tia sáng truyền tới mắt là tia khúc xạ?
A. Khi ta ngắm một bông hoa trước mắt.
B. Khi ta soi gương.
C. Khi ta quan sát một con cá vàng đang bơi trong bể cá cảnh.
D. Khi ta xem chiếu bóng
Câu 20. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng không xảy ra khi ánh sáng truyền từ
A. chân không vào chân không.
B. không khí vào nước.
C. nước sang không khí.
D. không khí vào rượu.
Câu 21. Một vật AB được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu
kính 25 cm. Ảnh của vật sẽ ngược chiều vật nếu
A. tiêu cự của thấu kính là 40cm. B. tiêu cự của thấu kính là 30cm
C. tiêu cự của thấu kính là 50cm. D. tiêu cự của thấu kính là 20cm.
Câu 22. Nếu A’B’ là ảnh của vật sáng AB qua một thấu kính hội tụ và nằm cùng phía với vật so
với thấu kính thì ảnh A’B’ có đặc điểm
A. ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật.
B. ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
C. ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
D. ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật.
Câu 23. Chiếu một tia sáng vào một thấu kính hội tụ. Tia ló ra khỏi thấu kính sẽ song song với
trục chính, nếu:
A. Tia tới đi qua quang tâm mà không trùng với trục chính.
B. Tia tới song song với trục chính.
C. Tia tới đi qua tiêu điểm nằm ở trước thấu kính.
D. Tia tới bất kì.
Câu 24. Cho một thấu kính hội tụ có khoảng cách giữa hai tiêu điểm là 50 cm. Tiêu cự của thấu
kính là:
A. 50 cm B. 100 cm C. 25 cm D. 75 cm
Câu 25. Khi chiếu một tia sáng từ không khí vào nước sao cho tia tới hợp với mặt phân cách một
góc bằng 200 thì độ lớn góc khúc xạ sẽ
A. nhỏ hơn 700. B. bằng 700. C. nhỏ hơn 200. D. bằng 200.
Câu 26. Khi chiếu một tia sáng từ nước sang không khí với góc tới bằng 450 thì độ lớn góc khúc
xạ sẽ
A. lớn hơn 450. B. bằng 450. C. nhỏ hơn 450. D. bằng 00.
Câu 27: Người ta truyền tải một công suất điện 100kW bằng một đường dây có điện trở tổng
cộng 5Ω thì công suất hao phí trên đường dây truyền tải là 0,5kW. Hiệu điện thế giữa hai đầu
đường dây khi truyền tải là
A. 20kV B. 10kV C. 5kV D. 15kV
Câu 28: Người ta truyền tải một công suất điện 30kW từ nhà máy thủy điện Hòa Bình đến Hà
Nội (cách 100km) biết rằng cứ 1km đường dây truyền tải có điện trở 0,8Ω. Hiệu điện thế giữa
hai đầu đường dây truyền tải là 15kV. Hiệu điện thế tại nơi sử dụng là
A. 1484V B. 7420V C. 160V D. 14840 V
Câu 29. Tại sao biện pháp giảm điện trở của đường dây tải điện lại tốn kém?
A. Giảm R của dây tải điện thì phải tăng tiết diện dây dẫn tức là phải dùng dây có kích thước
lớn dẫn đến trụ cột chống đỡ dây cũng phải lớn nên gây tốn kém.
B. Giảm R của dây tải điện thì phải giảm tiết diện dây dẫn tức là phải dùng dây có kích thước
lớn dẫn đến trụ cột chống đỡ dây cũng phải lớn nên gây tốn kém.
C. Giảm R của dây tải điện thì phải tăng tiết diện dây dẫn tức là phải dùng dây có kích thước
nhỏ dẫn đến trụ cột chống đỡ dây cũng phải lớn nên gây tốn kém.
D. Giảm R của dây tải điện thì phải giảm tiết diện dây dẫn tức là phải dùng dây có kích thước
nhỏ dẫn đến trụ cột chống đỡ dây cũng phải nhỏ nên gây tốn kém.
Câu 30. Trên cùng một đường dây tải đi một công suất điện xác định dưới một hiệu điện thế xác
định, nếu dùng dây dẫn có đường kính tiết diện giảm đi một nửa thì công suất hao phí vì toả
nhiệt sẽ thay đổi như thế nào?
A. Tăng lên hai lần.
B. Tăng lên bốn lần.
C. Giảm đi hai lần.
D. Giảm đi bốn lần.

II. TỰ LUẬN
Câu 31: Viết công thức tính công suất hao phí ? Giải thích các kí hiệu có trong công thức?
Câu 32: Viết công thức của máy biến thế? Giải thích các kí hiệu có trong công thức?
Câu 33: Máy biến thế có cuộn sơ cấp có 200 vòng, người ta đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp hiệu điện
thế 20 000V, hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp là 400 000V. Tính số vòng dây của cuộn
thứ cấp?
Câu 34: Máy biến thế có cuộn sơ cấp có 12 000 vòng, cuộn thứ cấp có 600 vòng, hiệu điện thế ở
2 đầu cuộn sơ cấp là 24 000V. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp?
Câu 35: Vật sáng AB có dạng mũi tên cao 2cm, được đặt vuông góc trước một thấu kính hội tụ
có tiêu cự 3cm, điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính 2cm, điểm B nằm ngoài trục
chính.
a) Dựng ảnh A’B’ của vật AB tạo bởi thấu kính?
b) Nêu tính chất của ảnh?
Câu 36: Vật sáng AB có dạng mũi tên cao 2cm, được đặt vuông góc trước một thấu kính hội tụ
có tiêu cự 2cm, điểm A cách thấu kính khoảng 5cm.
a) Dựng ảnh A’B’ của vật AB tạo bởi thấu kính?
b) Nêu tính chất của ảnh?
Câu 37: Vật sáng AB có dạng mũi tên cao 1 cm, được đặt vuông góc trước một thấu kính hội tụ
có tiêu cự 2cm, điểm A cách thấu kính khoảng 4cm.
a) Dựng ảnh A’B’ của vật AB tạo bởi thấu kính?
b) Nêu tính chất của ảnh?
Câu 38:Người ta truyền tải một công suất điện 100kW bằng một đường dây dẫn có điện trở R
thì công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là 0,2kW. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây
tải điện là 35kV. Điện trở dây dẫn bằng
Câu 39: Một máy biến thế gồm cuộn sơ cấp có 1000 vòng, cuộn thứ cấp có 5000 vòng đặt ở
đầu một đường dây tải điện để truyền đi một công suất điện là 10 000 kW. Biết hiệu điện thế
hai đầu cuộn thứ cấp là 100kV.
a. Tính hiệu điện thế đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp.
b. Cho điện trở của toàn bộ đường dây là 100Ω. Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên
đường dây.

You might also like