Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 44

Chương 3

CÔNG TÁC THI CÔNG BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP

3.1. Khái niệm chung về bê tông và bê tông cốt thép

- Bê tông là loại đá nhân tạo, đó là hỗn hợp của các cốt liệu đá, sỏi, cát, xi măng,
nước và một vài loại phụ gia theo tỷ lệ nhất định. Sau khi đầm và đông cứng nó trở
thành một vật liệu đồng nhất có khả năng chịu nén lớn. Trong các kết cấu chịu uốn
người ta đặt cốt thép trong bê tông để đảm nhận chức năng này.

- Bê tông và bê tông cốt thép được sử dụng rộng rãi do có các ưu điểm sau:

+ Các thành phần cốt liệu tạo nên bê tông phân bố trên toàn quốc.
+ Có thể tạo được hình dáng theo ý muốn từ đơn giản đến phức tạp tuỳ theo yêu
cầu kiến trúc, kết cấu hay thẩm mỹ.
+ Có khả năng cách âm, cách nhiệt, chịu lửa, chịu mài mòn, chống bức xạ,
chống ăn mòn.
+ Dễ thi công, dễ dàng nâng cao năng suất lao động.
+ Giá thành công trình không quá cao.
+ Sản xuất được nhiều loại khác nhau.

- Nhược điểm:

+ Cấu kiện nặng.


+ Đối với bê tông đổ tại chỗ, thời gian để bê tông đạt cường độ lâu dẫn đến thời
gian tháo dỡ cốppha lâu, kéo dài thời gian thi công ảnh hưởng đến tiến độ thi công
công trình.
+ Khi sử dụng bê tông hoặc bê tông cốt thép làm các kết cấu nhịp lớn hoặc chịu
tải trọng lớn thì tiết diện thường lớn ảnh hưởng đến mỹ quan công trình. Do vậy
thường không dùng kết cấu bê tông cho các công trình có nhịp hoặc tải trọng lớn.

3.2. Công tác cốp pha, đà giáo

3.2.1. Những yêu cầu kỹ thuật đối với cốp pha, cột chống

3.2.1.1. Những yêu cầu kỹ thuật đối với cốp pha

- Cốp pha phải được chế tạo đúng hình dạng và kích thước của các bộ phận kết
cấu công trình. Cốp pha phải đủ khả năng chịu lực yêu cầu.
- Cốp pha phải đảm bảo yêu cầu tháo, lắp dễ dàng.
49
- Cốp pha phải kín khít để không gây mất nước xi măng.
- Cốp pha phải phù hợp với khả năng vận chuyển, lắp đặt trên công trường.
- Cốp pha phải có khả năng sử dụng lại nhiều lần (cốp pha bằng gỗ từ 3 đến 7
lần, cốp pha gỗ dán, ván ép khoảng 10 lần, cốp pha nhựa 50 lần, cốp pha thép khoảng
200 lần).

3.2.1.2. Những yêu cầu kỹ thuật đối với cột chống

- Cột chống phải đủ khả năng mang tải trọng của cốp pha, bê tông cốt thép và
các tải trọng thi công trên nó.
- Đảm bảo độ bền và ổn định không gian.
- Dễ tháo lắp, dễ xếp đặt và chuyên chở thủ công hay trên các phương tiện cơ
giới.
- Có khả năng sử dụng ở nhiều loại công trình và nhiều loại kết cấu khác nhau, dễ
dàng tăng, giảm chiều cao khi thi công.
- Sử dụng lại được nhiều lần.

3.2.2. Phân loại cốp pha

3.2.2.1. Phân loại theo vật liệu chế tạo

* Cốp pha làm từ gỗ xẻ:

- Cốp pha gỗ xẻ được sản xuất từ các


tấm ván gỗ có chiều dầy từ 2,5 đến 4cm.
Gỗ dùng sản xuất cốp pha là loại gỗ thuộc 3
nhóm VII, VIII. Các tấm gỗ này liên kết 2
với nhau thành từng mảng theo kích thước
1
yêu cầu, mảng cốp pha được tạo từ các
tấm ván, nẹp gỗ và các đinh liên kết. 60-70cm
Hình 3.1. Mảng cốp pha gỗ xẻ
1 - Tấm gỗ xẻ 2 - Nẹp gỗ 3 - Đinh
- Cốp pha gỗ dễ bị hư hỏng, số lần sử dụng ít, luân chuyển 37 lần.

- Hiện nay cốp pha gỗ xẻ chỉ còn được dùng ở các công trình nhỏ, dần dần sử
dụng ít đi và không còn được sử dụng nữa.

* Cốp pha gỗ công nghiệp:

50
- Được sản xuất trong nhà máy với kích thước 1,2 x 2,4m, dầy từ 1 đến 2,5cm, có
thể đặt hàng theo kích thước yêu cầu.

- Ưu điểm:

+ Giảm chi phí gia công, số lần luân chuyển nhiều, nên giá thành không cao,
không bị cong vênh, bề mặt phẳng nhẵn  chất lượng bê tông tốt hơn khi dùng cốp
pha gỗ xẻ.

+ Có thể kết hợp với sườn bằng thép, gỗ để tạo thành cốp pha vững chắc.

1
1
2

Hình 3.2a Hình 3.2b. Tấm cốp pha tường


Tấm cốp pha cột 1 - Gỗ dán (ván ép)
1 - Gỗ dán (ván ép) 2 - Sườn dọc
2 - Sườn 3 - Sườn ngang
* Cốp pha kim loại:

- Gồm các tấm mặt sản xuất từ thép đen dầy từ 1 đến 2mm được hàn với các
thanh thép dẹt để làm sườn kích thước phổ biến: 55 x 50 x 100, 180, 200, 300; 55 x
900 x 1000, 1200, 1500, 1800....

1 - Lỗ để liên kết sườn các tấm khuôn khi


đặt cạnh nhau
2 1 - Lỗ nhỏ để liên kết bằng đinh với nẹp
gỗ 2 3
3 - Lỗ để liên kết chốt, tăng cứng cho bề
mặt cốp pha

51
Hình 3.3a. Cốp pha thép, sườn và mặt đều bằng thép tấm mỏng

3
2
1 1 - Lỗ để liên kết các tấm khuôn
2 - Mặt tấm khuôn
3 - Sườn tấm khuôn
4 - Lỗ để xuyên thanh giằng

4
Hình 3.3b. Cốp pha thép , sườn
bằng thép hình , mặt bằng thép tấm mỏng

(a) (b)

0 0
30 30
0 0
30 30
0 0
30 30
0 0
30 30
0 0
30 30
0 0
150 30 150 30

Hình 3.3c. Tấm cốp pha góc


a. Tấm cốp pha góc trong
b. Tấm cốp pha góc ngoài

* Cốp pha bê tông cốt thép:

- Áp dụng cho công trình bán lắp ghép, nó là một phần của kết cấu công trình.

* Cốp pha nhựa Fuvi:

- Trong vài năm gần đây, thị trường xây dựng Việt Nam xuất hiện loại cốp pha
được sản xuất bằng nhựa. Hiện nay đang đựoc sử dụng nhiều nhờ các ưu điểm:
+ Kích thước đa dạng.
+ Lắp dựng tháo dỡ nhanh.
+ Tải nhỏ.
52
+ Cho chất lượng khối bê tông đúc là tốt.
+ Sau khi tháo tạo nhám trên bề mặt bê tông làm tăng khả năng bám dính giữa
bê tông và các lớp trát.
3.2.2.2. Phân loại cốp pha theo phương pháp sử dụng

* Cốp pha cố định:

- Được gia công cho từng bộ phận của một kết cấu công trình cụ thể nào đó. Sau
khi tháo ra thì không thể dùng cho các kết cấu khác, hoặc gia công lại mới dùng được
cho kết cấu khác  ít dùng.

* Cốp pha định hình:

- Được chế tạo thành từng tấm có kích thước định hình, sử dụng lại cho nhiều kết
cấu khác nhau.
- Được lắp ghép tại công trường, khi tháo dỡ giữ nguyên hình dạng.
- Cho phép sử dụng lại nhiều lần, lắp dựng tháo dỡ vận chuyển dễ dàng.

* Cốp pha di động:

+ Cốp pha di chuyển theo phương đứng:

Được cấu tạo từ những tấm có chiều cao khoảng 1m đến 1,5m, nó được lắp vào
toàn bộ chu vi công trình (xi lô, lõi, vách ...) khi di chuyển cốp pha được nâng lên liên
tục hay theo chu kỳ, cho đến khi thi công xong hết chiều cao công trình.

- Cốp pha trượt: Toàn bộ cốp pha di chuyển lên cao, liên tục, đồng đều trong quá
trình đổ bê tông.

Cốp pha trượt dùng để đổ bê tông các công trình có chiều cao trên 15m, có tiết
diện không đổi hoặc thay đổi, như xi lô, đài nước, nhà ở nhiều tầng.v.v…

- Cốp pha leo: Toàn bộ cốp pha, hay một đoạn, có thể nâng lên theo từng chu kỳ
tuỳ thuộc vào thời gian kể từ khi đổ bê tông cho đến khi bê tông đông kết (đủ cường
độ cho phép tháo cốp pha trong phạm vi ghép).

Cốp pha leo thường dùng vào công trình có khối lớn, như đập nước, tường chắn,
xi-lô...

- Cốp pha treo: Toàn bộ cốp pha được treo trên tháp nâng đặt ở trung tâm và
được nâng lên bằng thiết bị nâng, theo từng chu kỳ, tuỳ thuộc vào thời gian đông kết
của bê tông (đủ cường độ, cho phép tháo cốp pha để đưa lên đợt trên).

53
Cốp pha treo dùng vào các công trình có chiều cao lớn, tiết diện không đổi và
thay đổi như: ống khói, xi lô, tháp làm lạnh.v.v...

+ Cốp pha di chuyển theo phương ngang:

Được cấu tạo bởi những tấm khuôn, liên kết vào những khung đỡ. Khung đỡ lắp
trên hệ thống bánh xe, chạy trên đường ray theo chiều dài công trình. Như vậy cho
phép đổ bê tông theo từng phân đoạn một.

Loại này dùng để thi công các công trình bê tông cốt thép như mái nhà công
nghiệp, cuốn đơn giản, các công trình có chiều dài lớn, tiết diện không thay đổi như
tuy nen, kênh dẫn nước.v.v...

3.2.3. Dàn giáo

* Chức năng: chống đỡ cho cốp pha, chịu tải trọng của cốp pha, bê tông cốt thép,
các tải trọng thi công và tạo sàn công tác phục vụ thi công, sản xuất từ gỗ, tre, kim
loại.

3.2.3.1. Dàn giáo, cây chống sản xuất từ gỗ, tre

- Cấu tạo cột chống gỗ tròn, gỗ xẻ được cho trên hình vẽ:

800-1000 0
0- 100
80

(c)
<5500

<5500
d = 80 - 150

100x100

75

(a) (b) (d) 250

Hình 3.4. Cột gỗ chiều dài cố định (bé hơn 5.5m)


a. Đối với gỗ vuông c. Chi tiết khác nhau của đầu cột bằng gỗ tròn
b. Đối với gỗ tròn d. Nêm chân, gỗ kê
- Cột chống dùng nhóm gỗ IV, V, VI, gỗ xẻ có kích thước tiết diện 6x8cm;
5x10cm và 10x10cm, chiều dài từ 3 đến 4 m.

- Cũng như cốp pha gỗ, ngày nay cột chống gỗ ngày càng hạn chế sử dụng.

54
3.2.3.2. Cột chống công cụ

- Sản xuất từ thép ống, nó có thể được chế tạo dạng cột chống đơn hay cột chống
tổ hợp.

- Ưu điểm:

+ Các bộ phận nhẹ, phù hợp với khả năng chuyên chở trên công trường.

+ Lắp dựng và tháo dỡ nhanh, đơn giản.

+ Do được sản xuất trong nhà máy nên chính xác, dễ dàng bảo đảm các yêu cầu
kỹ thuật.

+ Có cấu tạo được nghiên cứu thích hợp với đặc điểm của thi công cốp pha.
Tháo lắp được tiến hành theo trình tự hợp lý và dễ dàng do có cơ cấu điều chỉnh chiều
cao, đảm bảo an toàn khi lắp dựng, khi đổ bê tông và khi tháo dỡ.

+ Tiết kiệm vật liệu do tiết diện và kích thước đã được lựa chọn hợp lý, khả
năng chịu lực lớn, có khả năng chống đỡ cho các kết cấu ở những độ cao khác nhau.

+ Cho phép luân chuyển, sử dụng nhiều lần.

- Một số loại cột chống thông dụng:

* Cột chống đơn:

150 100
9
8

120 120
80 80

(a) 140 (b)

Hình 3.5. Cột chống đơn


a. Lo¹i th¼ng b. Lo¹i xiªn

55
* Cột chống tam giác tiêu chuẩn (Pal):

- Cột chống tam giác tiêu chuẩn (còn gọi là giáo Pal) là loại cây chống vạn năng
có khả năng chịu tải trọng lớn và chống đỡ được các kết cấu ở những độ cao lớn nhỏ
khác nhau. Giáo Pal gồm các bộ phận: Kích chân và kích đầu, tấm đế, giằng ngang và
chéo, khung tam giác tiêu chuẩn, khớp nối.

Ø67.5

0 26
26 0
(a)

150
330

80
100
Ø1
2
50

500
350
Ø67.5

350 00
250
180

50
330

5
300

150
9 180
250 .5
Ø67
1500
1000
750
500

(c)

(b)

1200

Hình 3.6. Các bộ phận của giáo Pal


a. Kích chân, kích đầu, ống nối b. Khung tam giác c. Thanh giằng
3.2.3.3. Đà đỡ

- Đà đỡ là kết cấu trực tiếp đỡ cốp pha. Đà đỡ có thể bằng thép, gỗ.

* Đà đỡ bằng gỗ: Đà đỡ gỗ có tiết diện 6 x 8cm, 5 x 10cm, 8 x 12cm, 10 x 10cm


chiều dài từ 3 đến 5m.

* Đà đỡ bằng thép hộp: Hiện nay, đà đỡ bằng thép hộp tiết diện chữ nhật, vuông,
bằng hợp kim nhôm có tiết diện chữ I đang được dùng nhiều ở các công trình để thay
thế dần cho đà gỗ.

* Dầm rút: Dầm rút có ưu điểm cơ bản là có khả năng vượt được những khẩu độ
lớn, nhỏ khác nhau; khả năng chịu lực cao và tiết kiệm cây chống.
56
(a) 2.2 - 2.5m 1

2
(b)
2.5 - 3.0m

3
(c)
3 - 4.5m

4
(d)

Hình 3.7. Hệ dầm co rút


a. Dầm ngoài c. Dầm 2 đoạn
b. Dầm trong d. Dầm 3 đoạn
1 - Thép góc để liên kết 3 - Thép hình
2 - Dàn tam giác 4 - Lỗ tra chốt
3.2.3.4. Giáo thao tác
3
150
1600
1200

2 1
(b)
250

1200
(a)
Hình 3.8. Khung giáo và chân kích
a. Khung đứng giáo thép b. Kích chân điều chỉnh chiều cao
1 - Thanh đứng 2 - Tai liên kết thanh giằng 3 - Thanh ngang
- Giáo thao tác có nhiều loại; loại đơn giản thường dùng là giáo tre, luồng, gỗ.
Loại giáo này cấu tạo đơn giản nhưng không an toàn, nhất là thi công các loại nhà cao.

57
- Ngày nay trong thi công người ta thường dùng giáo thao tác định hình bằng sắt
(thép ống hoặc thép hình). Thép ống được dùng thông dụng nhất do ưu điểm là nhẹ, dễ
liên kết, dễ bảo quản và an toàn.

Cấu tạo của giáo thao tác gồm những bộ phận chính là: Khung đứng, khung
giằng và sàn thao tác.

Khung đứng được làm từ thép ống 32 hoặc 40mm. Dưới cùng được lắp kích
chân để điều chỉnh chiều cao.

3.2.4. Cấu tạo một số loại cốp pha cấu kiện

3.2.4.1. Cốp pha móng


6
3
2 1
4 5

Hình 3.9. Cốp pha móng băng, giằng móng


1 - Mảng cốp pha (gỗ, thép) 3 - Chống chéo 5 - Cọc chống
2 - Sườn 4 - Chống chân 6 - Văng miệng
1
3

2
4

Hình 3.10. Cốp pha đài khi ghép tấm ngang


1 - Tấm cốp pha nằm ngang
2 - Sườn 4 - Chống chéo
3 - Bọ chặn 5 - Cọc chống

58
3.2.4.2. Cốp pha cột

- Cốp pha gỗ:


1. Tấm khuôn
2. Gông
3. Nẹp ván
4. Cây chống xiên
5. Dây thép neo
6. Cửa đổ bê tông
7. Chi tiết liên kết chống
xiên
8. Cửa vệ sinh
9. Thanh chống ngang
Hình 3.11. Cốp pha gỗ

* Cách lắp dựng:

+ Xác định tim cột


theo 2 phương.
+ Tiến hành đổ bù chân cột.
+ Ván khuôn cột được ghép thành hộp 3 mặt lồng vào cốt thép đã được lắp dựng,
ghép tiếp mặt còn lại.
+ Lắp các hệ thống chống xiên.
+ nếu công trình cao tầng pải dùng máy kinh vĩ để điều chỉnh.
+ Khi cột có chiều cao lớn có thể dùng 2 hay nhiều lớp cây chống xiên, dùng hệ
thép neo bên trong.
+ Chân cột bố trí cửa vệ sinh.
+ Khi cột có chiều cao lớn hơn 2.5m cần để cửa đổ bê tông, chân cột để cửa nhỏ
để vệ sinh trước khi đổ bê tông.

- Cốp pha thép:

59
3 1 2 4 1 2 3

Hình 3.12a. Mặt cắt cốp pha thép Hình 3.12b. Mặt cắt cốp pha gỗ dán
1 - Tấm khuôn 1 - Tấm khuôn 2 - Sườn gỗ
2 - Thép góc đều cạnh 3 - Đinh liên kết
3 - Khoá kẹp 4 - Thép góc
* Cách lắp dựng:

+ Kiểm tra tim cột theo 2 phương ở trên sàn.


+ Nếu cột nhỏ  lắp 3 mặt rồi dựng lên sau đó mới ghép mặt còn lại.
+ Chỉnh và lắp các gông.
+ Nếu cột lớn  lắp từng mặt rồi ghép chúng lại tại vị trí cột, có thể dùng cần
trục để cẩu lắp cốp pha cột.
+ Cốp pha chỉ được lắp dựng sau khi đã nghiệm thu cốt thép.
- Chống đỡ cho cốp pha cột.
+ Các cột độc lập:

Hình 3.13a. Chống đỡ cho cột nhỏ Hình 3.13b. Chống đỡ cho cột lớn

60
+ Các cột gần nhau:

Hình 3.14. Giằng và chống cột


1 - Giằng chân và đỉnh cột
2 - Cây chống cột
3.2.4.3. Cốp pha dầm sàn
1

6
3 7
5

Hình 3.15. Cấu tạo cốp pha dầm sàn sử dụng chống đơn
1 - Ván thành 3 - Ván sàn 5 - Thanh hãm chân
2 - Ván đáy 4 - Cây chống dầm, sàn 6 - Sườn đứng
7 - Đà đỡ cốp pha sàn
- Lắp dựng cốp pha dầm:

+ Khi dùng chống đơn:

 Xác định tim và cos của dầm.

 Dựng 2 cây chống đầu tiên sát cột và cố định tạm chúng với cột.

61
 Lắp ván đáy dầm kết hợp với lắp các cây chống còn lại.

 Lắp hệ giằng chéo, giằng dọc.

+ Khi dùng giáo công cụ:

Hình 3.16. Cấu tạo cốp pha dầm sàn sử dụng giáo công cụ

 Dựng hệ khung giáo.


 Lắp đặt hệ đà dưới.
 Lắp đặt đà ngang.
 Lắp ván đáy dầm.
 Lắp ván thành dầm xen kẽ lắp cốt thép dầm.

- Lắp dựng cốp pha sàn.

 Xác định tim cos của sàn, dầm.


 Dựng hệ chống đỡ dầm.
 Dựng hệ chống đỡ sàn.
 Lắp các tấm cốp pha sàn.
- Lắp hệ giằng cho cây chống sàn.
 Đối với giáo tổ hợp thường không phải bổ sung giằng.
 Đối với cây chông đơn bằng thép, gỗ  giằng.
 Hệ giằng phải được bố trí xung quanh công trình còn ở bên trong cứ cách 12
hàng cây chống thì bố trí 1 hệ giằng.
Giằng chân: 0,2m
Giằng trên: 1,8m

62
 Khi sử dụng giằng gỗ có hệ giằng chéo  chừa lối để đi lại.

3.2.4.4. Cốp pha tường


1 5
2

8 7 7

4
Hình 3.17. Cốp pha tường ghép từ các tấm khuôn
1 - Tấm khuôn 5 - Sườn
2 - ống nhựa 6 - Gông
3 - Bu lông 7 - Xà gồ
4 - Chi tiết thép (gỗ) 8 - Chi tiết liên kết chân cốp pha
- Yêu cầu kỹ thuật:

+ Khi tường dầy < 50cm  dùng cốp pha + sườn ngang .
Khi tường dầy ≥ 50cm  dùng cốp pha + sườn ngang + sườn đứng
+ Phải có bulông giằng để chống phình trừ khi chiều dầy tường quá nhỏ.
Bulông đựơc đặt trong ống nhựa để tháo ra và sử dụng lại.
+ Sườn đứng và sườn ngang làm bằng các thanh thép hình hoặc gỗ đủ khả năng
chịu lực.
+ Khi chiều dầy tường < 20cm  chỉ lắp trước 1 mặt cốp pha mặt còn lại lắp
dần theo từng đợt đổ.

3.2.5. Yêu cầu khi lắp dựng cốp pha

Có 9 yêu cầu sau:

- Cốp pha, đà giáo phải đủ khả năng chịu các tải trọng khi đổ bê tông. Cốp pha,
đà giáo phải đảm bảo độ bền, độ ổn định cục bộ và tổng thể.
- Trước khi lắp  kiểm tra tất cả các bộ phận như: chốt, mối nối, ren, mối
hàn.v.v… không dùng các bộ phận không đảm bảo yêu cầu.
63
- Cột chống, chân giáo phải được đặt trên nền vững chắc và phải có tấm kê đủ
rộng để phân bố tải trọng truyền xuống.
- Khi dùng cây chống gỗ phải hết sức hạn chế nối, chỉ nối ở những vị trí có nội
lực nhỏ, mối nối phải có bản táp và liên kết chắc chắn theo các quy định mối nối của
kết cấu gỗ.
- Cốp pha dầm, vòm phải có độ vồng cần thiết (độ vồng bằng độ lún cho phép).
- Khi lắp dựng phải lưu ý để các lỗ chờ, các chi tiết thép chôn sẵn theo thiết kế.
- Khi buộc phải dùng cốp pha tầng dưới làm chỗ tựa cho cốp pha tầng trên thì
phải có biện pháp chi tiết, khi lắp dựng phải tuân theo biện pháp đó.
- Trong khi đổ bê tông phải bố trí người thường xuyên theo dõi cốp pha cây
chống, khi cần thiết phải có biện pháp khắc phục kịp thời và triệt để.
- Cốp pha và dàn giáo khi lắp dựng xong phải được nghiệm thu theo tiêu chuẩn
Việt Nam (TCVN 4453 - 95) trước khi cho tiến hành các công tác tiếp theo.

3.2.6. Tháo dỡ cốp pha

3.2.6.1. Các yêu cầu khi tháo dỡ cốp pha

- Cấu kiện tháo sau thì lắp trước.


- Tháo các cấu kiện ít chịu lực trước.
- Tháo theo trình tự sao cho phần còn lại vẫn ổn định.
- Chú ý tới việc sử dụng lại cốp pha.

3.2.6.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tháo dỡ cốp pha

* Nhiệt độ: Nhiệt độ cao  bê tông phát triển cường độ nhanh hơn.

Nhiệt độ thấp  bê tông phát triển cường độ nhanh hơn.

* Mác xi măng và lượng nước dùng trong vữa bê tông:

Thời gian đông cứng của bê tông phụ thuộc vào mác xi măng và lượng nước
dùng trong vữa bê tông. Khi dùng xi măng mác cao, lượng nước ít thì có thể được tháo
dỡ cốp pha sớm hơn.

* Tình hình chịu tải trọng của kết cấu:

Cốp pha có thể là loại chịu lực hoặc không chịu lực (cốp pha đáy dầm, đáy sàn
là cốp pha chịu lực, cốp pha thành dầm, cốp pha cột là cốp pha không chịu lực) vì vậy
thời gian tháo từng loại cốp pha là khác nhau.

64
* Thể tích và chiều dài nhịp:

Kết cấu bê tông có thể tích nhỏ, chiều dài nhịp nhỏ có thể được tháo sớm hơn so
với kết cấu có thể tích lớn và chiều dài nhịp lớn.

* Phụ gia:

Khi sử dụng một số loại phụ gia sẽ làm cho bê tông phát triển cường độ nhanh
hơn vì vậy thời gian cho phép tháo cốp pha và cây chống sẽ sớm hơn. Những yếu tố
trên có ảnh hưởng trực tiếp ở những mức độ khác nhau đến thời gian tháo dỡ cốp pha,
vì vậy tháo dỡ cốp pha phải căn cứ vào các điều kiện thực tế tại hiện trường và kiểm
tra bằng việc ép mẫu thí nghiệm.

3.2.7. Chống dính cho cốp pha

- Chất chống dính là hoá chất khi quét lên bề mặt cốppha làm giảm lực dính giữa
bê tông và côppha tạo điều kiện dễ dàng tháo dỡ cốppha.

- Tuổi thọ của cốp pha, chất lượng bề mặt kết cấu bê tông và năng suất tháo dỡ
phụ thuộc rất đáng kể vào chất lượng của chất chống dính. Kinh nghiệm cho thấy,
trong những điều kiện như nhau, nếu không chống dính cho cốp pha thì số lần sử dụng
cốp pha sẽ kém hơn khi có chống dính từ 1,5 đến 2 lần. Mặt khác khi không chống
dính, tháo cốp pha hết sức khó khăn, năng suất thấp và bề mặt bê tông dễ sứt mẻ.

- Chất chống dính thường dùng: dầu thải.

- Trình tự thi công lớp chống dính như sau: Cốp pha sau khi tháo ra phải được vệ
sinh sạch sẽ. Với những cốp pha kín như cột, tường, dầm.v.v... chất chống dính được
phủ lên bề mặt cốp pha trước khi lắp dựng vào kết cấu. Với cốp pha sàn, phủ lớp
chống dính trước khi lắp dựng cốt thép. Chất chống dính được quét thủ công hay phun
bằng máy tạo một lớp mỏng phủ kín và đều trên mặt cốp pha. Tuyệt đối không để chất
chống dính bám vào cốt thép.

3.3. Công tác cốt thép

3.3.1. Phân loại cốt thép, các yêu cầu đối với công tác cốt thép

- Theo hình dạng: Thép trơn, thép có gờ, thép hình, thép cây và thép cuộn.
- Theo cường độ:
+ Nhóm AI có cường độ tính toán Ra =2100kg/cm2.
+ Nhóm AII có Ra =2700kg/cm2.
+ Nhóm AIII có Ra= 3600kg/cm2.
65
+ Nhóm thép cường độ cao.
- Theo gia công: lưới cốt thép, khung cốt thép phẳng, không gian.
- Theo chức năng làm việc: Các loại thép chịu lực, thép cấu tạo, thép phân bố.

3.3.2. Những yêu cầu chung đối với công tác cốt thép

- Cốt thép dùng trong bê tông cốt thép phải đảm bảo các yêu cầu của thiết kế
đồng thời phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 5574: 1991 và TCVN 1651: 1985.

- Đối với thép nhập khẩu cần có các chứng chỉ kỹ thuật kèm theo và cần lấy mẫu
thí nghiệm kiểm tra theo TCVN.

- Cốt thép có thể gia công tại hiện trường hoặc nhà máy nhưng nên đảm bảo mức
độ cơ giới phù hợp với khối lượng thép cần gia công.

- Trước khi sử dụng cốt thép phải thí nghiệm kéo, uốn. Nếu cốt thép không rõ số
hiệu thì phải qua thí nghiệm xác định các giới hạn bền, giới hạn chẩy của thép, mới
được sử dụng.

- Cốt thép dùng trong bê tông cốt thép, trước khi gia công và trước khi đổ bê tông
phải đảm bảo bề mặt sạch, không dính bùn, dầu mỡ, không có vẩy sắt và các lớp gỉ.

- Các thanh thép bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân
khác không được vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính. Nếu vượt quá giới
hạn này thì loại thép đó sử dụng theo diện tích thực tế.

- Cốt thép khi đem về công trường phải được xếp vào kho và đặt cách mặt nền
30cm. Nếu để ngoài trời thì nền phải được rải đá dăm, có độ dốc để thoát nước tốt và
phải có biện pháp che đậy.

3.3.3. Các quá trình gia công cốt thép

3.3.3.1. Làm thẳng cốt thép

- Mục đích: để việc đo, cắt, uốn được chính xác, lắp dựng được dễ dàng và để cốt
thép làm việc tốt trong kết cấu bê tông cốt thép.

- Làm thẳng bằng thủ công: Thép có đường kính nhỏ có thể dùng búa đập thẳng
hoặc dùng vam tay kết hợp với bàn nắn để nắn thẳng.

- Thép có đường kính >10mm  dùng máy uốn cốt thép để nắn thẳng.

- Thép dạng cuộn, đường kính 6-8mm  dùng tời.

66
- Sân để kéo cốt thép dài từ 30-40m, rộng ≥ 1.5m bố trí ngay cạnh xưởng, mặt
sân phẳng được rải xỉ nhỏ, xung quanh có rào chắn bảo vệ, biển báo cấm người qua
lại.

3.3.3.2. Cạo gỉ cốt thép

- Mục đích: tăng độ dính kết giữa bê tông với cốt thép.

- Phương pháp: thủ công (dùng bàn chải sắt), dùng máy.

3.3.3.3. Cắt cốt thép

- Trước khi cắt cốt thép, phải nghiên cứu bản vẽ thiết kế để xác định chủng loại,
nhóm thép, hình dạng, kích thước, đường kính, số lượng thanh và phải tính toán chiều
dài của đoạn thép cần cắt. Cốt thép khi bị uốn sẽ bị giãn dài, nên khi cắt thép để uốn
phải trừ đi độ giãn dài.

Trị số giãn dài phụ thuộc góc uốn, có thể tính như sau:
- Góc uốn 450: cốt thép giãn dài một đoạn 0.5d;
- Góc uốn 900: cốt thép giãn dài một đoạn 1d;
- Góc uốn 1350 hay 1800: cốt thép giãn dài một đoạn 1.5d;
Trong đó: d là đường kính thanh thép bị uốn.
- Cắt bằng thủ công: Thường dùng dao cắt nửa cơ khí, xấn, chạm.  năng suất
thấp, chỉ áp dụng ở công trường nhỏ, khối lượng ít.
Dùng xấn: d ≤ 12mm, dùng chạm, dao: d ≤ 20mm.
Cắt bằng máy d ≥ 40mm.

3.3.3.4. Uốn cốt thép

- Cốt thép sau khi cắt xong cần phải uốn để tạo ra thanh thép có hình dạng và
kích thước theo yêu cầu thiết kế.
- Góc uốn:
+ Uốn móc, góc uốn180O với thép trơn;
+ Uốn vai bò, góc uốn 450;
+ Uốn góc 900 ( Thép chờ, thép neo, đai);

+ Uốn góc 3600 (Vòng tròn);

67
Hình 3.18. Dụng cụ nắn thép bằng thủ công

Hình 3.19. Bàn máy uốn sắt

- Uốn thủ công: khối lượng ít, d  12mm.


- Uốn bằng máy: khối lượng nhiều, d lớn.

3.3.3.5. Nối thép

- Nối buộc: d < 16mm, thép cường độ cao không cho phép nối hàn.
- Nối hàn:
+ Hàn tiếp điểm.
+ Hàn đối đầu.
+ Hàn hồ quang.
- Nối dùng ống nối (nối ren).
Hai đầu thanh thép cần nối được tiện hoặc taro ren. Ống nối (măng sông) được
sản xuất trong nhà máy. Việc nối thép được thực hiện tại công trường
1 2 1

Hình 3.20. Nối dùng ống nối


1 - Thanh thép nối 2 - Đoạn ống nối

68
3.3.4. Bảo quản thép sau khi gia công

- Cốt thép sau khi gia công phải được bảo quản cẩn thận để khỏi bị cong vênh,
biến dạng so với yêu cầu thiết kế và không bị han gỉ.

- Phương pháp bảo quản như sau:

+ Cốt thép phải được xếp thành từng đống theo từng loại riêng biệt để tiện sử
dụng. Đống thép phải kê cao hơn mặt nền ít nhất là 30cm.

+ Kho chứa cốt thép phải có nền cao ráo, không để nước mưa chẩy vào, mái và
tường không bị dột, không bị nước mưa hắt, có khả năng chống ẩm.

+ Trường hợp cốt thép phải để ngoài trời thì kê một đầu cao, một đầu thấp và
đặt trên nền cao, đất cứng, dễ thoát nước, không xếp trực tiếp trên nền đất và phải có
biện pháp che đậy cốt thép.

3.3.5. Lắp dựng cốt thép

3.3.5.1. Các yêu cầu khi lắp đặt cốt thép

- Lắp đúng vị trí, chủng loại và số lượng các thanh thép theo thiết kế.
- Phải đảm bảo khoảng cách các thanh thép chịu lực, cấu tạo, phân bố.
- Đảm bảo sự ổn định của khung thép khi đổ và đầm bê tông.
- Đảm bảo độ dầy của lớp bê tông bảo vệ.
- Khi không có thép đúng chủng loại thiết kế, có thể thay đổi tương đương theo
công thức sau:

Trong đó: - Fa ; Ra: Diện tích và cường độ cốt thép thiết kế;
- Fa’ ; Ra’: Diện tích và cường độ của cốt thép thay thế.
Và phải được chủ trì thiết kế kết cấu công trình đồng ý đồng thời tuân theo các qui
định về cấu tạo.

3.3.5.2. Phương pháp lắp dựng cốt thép

* Lắp dựng cốt thép móng:

- Sau khi đổ bê tông lót móng khoảng 2 ngày ta tiến hành đặt cốt thép đài móng.

69
- Cốt thép đài được gia công thành lưới theo thiết kế và được xếp gần miệng hào
móng. Các lưới thép này được cần trục tháp cẩu xuống vị trí đài móng. Công nhân sẽ
điều chỉnh cho lưới thép đặt đúng vị trí của nó trong đài.

- Khi lắp dựng cần thoả mãn các yêu cầu:

- Các bộ phận lắp trước không gây trở ngại cho các bộ phận lắp sau. Có biện
pháp giữ ổn định trong quá trình đổ bê tông.

- Các con kê để ở vị trí thích hợp tuỳ theo mật độ cốt thép nhưng không quá 1m
con kê bằng chiều dày lớp bê tông bảo vệ và làm bằng vật liệu không ăn mòn công
trình, không phá huỷ bê tông.

- Sai lệch về chiều dày lớp bê tông bảo vệ không quá 3 mm khi a  15mm và
5mm đối với a  15mm.

* Lắp đặt thép cột:

v¹ c h s ¬ n
®¸ n h d Êu t im c é t

Hình 3.21. Lắp dựng thép cột

- Sau khi gia công và sắp xếp đúng chủng loại ta dùng cần trục tháp đưa cốt thép
lên sàn tầng.

- Kiểm tra tim, trục của cột, vận chuyển cốt thép đến từng cột, tiến hành lắp dựng
dàn giáo, sàn công tác.
70
- Đếm đủ số lượng cốt đai lồng trước vào thép chờ cột.

- Nối cốt thép dọc với thép chờ. Nối buộc cốt đai theo đúng khoảng cách thiết kế,
sử dụng sàn công tác để buộc cốt đai ở trên cao. Mỗi nối buộc cốt đai phải đảm bảo
chắc chắn để tránh làm sai lệch, xộc xệch khung thép.

- Cần buộc sẵn các viên kê bằng bê tông có râu thép vào các cốt đai để đảm bảo
chiều dày lớp bê tông bảo vệ, các điểm kê cách nhau 60cm.

- Chỉnh tim cốt thép sao cho đạt yêu cầu để chuẩn bị lắp dựng ván khuôn.

* Lắp dựng cốt thép dầm, sàn:

- Cốt thép dầm được đặt trước sau đó đặt cốt thép sàn.

- Đặt dọc hai bên dầm hệ thống ghế ngựa mang các thanh đà ngang. Đặt các
thanh thép cấu tạo lên các thanh đà ngang đó. Luồn cốt đai được san thành từng túm,
sau đó luồn cốt dọc chịu lực vào. Tiến hành buộc cốt đai vào cốt chịu lực theo đúng
khoảng cách thiết kế. Sau khi buộc xong, rút đà ngang hạ cốt thép xuống ván khuôn
dầm.

- Trước khi lắp dựng cốt thép vào vị trí cần chú ý đặt các con kê có chiều dày
bằng chiều dày lớp bê tông bảo vệ được đúc sẵn tại các vị trí cần thiết tại đáy ván
khuôn.

- Cốt thép sàn được lắp dựng trực tiếp trên mặt ván khuôn. Rải các thanh thép
chịu mô men dương trước, dùng thép (1-2)mm buộc thành lưới , sau đó là lắp cốt thép
chịu mô men âm. Cần có sàn công tác và hạn chế đi lại trên sàn để tránh dẫm đè lên
thép trong quá trình thi công.

- Khi lắp dựng cốt thép sàn phải dùng các con kê bằng bê tông có gắn râu thép có
chiều dày bằng lớp BT bảo vệ và buộc vào mắt lưới của thép sàn.

- Sau khi lắp dựng cột thép cần nghiệm thu cẩn thận trước khi quyết định đổ bê
tông dầm sàn.

* Thi công lắp cốt cứng:

- Cốt cứng được sử dụng để tăng khả năng chịu lực của kết cấu và giảm lượng
thép dùng trong công trình.

- Hệ cốt cứng bằng thép hình được lắp trước khi thi công sàn bê tông cốt thép từ
2 đến 3 tầng nhà.

71
3.3.6. Nghiệm thu cốt thép

3.3.6.1. Tại xưởng

- Nghiệm thu loại thép, hình dạng, kích thước.


- Kiểm tra và nghiệm thu mối nối.
- Kiểm tra chất lượng thép.

3.3.6.2. Tại công trường.

- Căn cứ nghiệm thu: TCVN 4453-95.


- Kiểm tra số lượng, khoảng cách, vị trí, chủng loại thép.
- Kiểm tra chiều dầy lớp bảo vệ thép.
- Kiểm tra thép chờ, lỗ chờ, các chi tiết đặt sẵn.
- Kiểm tra độ ổn định của khung thép, kích thước các kết cấu, kiểm tra tim cột,
cos dầm sàn.
- Nghiệm thu cốt thép cùng lúc nghiệm thu cốp pha, cây chống.

3.4. Công tác bê tông

3.4.1. Chuẩn bị vật liệu

3.4.1.1. Xi măng

- Chuẩn bị số lượng cho 1 lần đổ.


- Kiểm tra chất lượng xi măng qua chứng chỉ xuất xưởng và tại phòng thí
nghiệm.
- Xi măng sử dụng phải thỏa mãn các quy định của các tiêu chuẩn:
+ Xi măng poóc lăng TCVN 2682: 1992
+ Xi măng poóc lăng pufzơlan TCVN 4033: 1985
+ Xi măng poóc lăng - xỉ hạt lò cao TCVN 4316: 1986

3.4.1.2. Cát

- Chuẩn bị số lượng theo yêu cầu.


- Cát dùng để trộn bê tông phải là cát vàng sạch, ít lẫn tạp chất.
- Cát dùng để làm bê tông phải thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN
1770: 1986 "Cát xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật".

72
- Bãi chứa cát phải khô ráo, đổ đống theo nhóm hạt theo mức độ sạch bản để tiện
sử dụng và cần có biện pháp chống gió bay mưa trôi và lẫn tạp chất.

3.4.1.3. Cốt liệu lớn

- Phải đủ số lượng.
- Đúng qui cách.
- Đá dùng để trộn bê tông phải là đá sạch, đá già, không dùng đá non, đá phong
hoá. Sỏi phải đều hạt, không được dùng sỏi bẩn, bị lão hoá lẫn nhiều tạp chất.
- Cốt liệu lớn phải đảm bảo chất lượng theo quy định của tiêu chuẩn TCVN
1771: 1986 "Đá dăm, sỏi dăm, sỏi dùng trong xây dựng".
Các cỡ hạt: 1x2cm, 2x4cm, 5x4cm, 4x6cm.

3.4.1.4. Nước

- Chuẩn bị lượng nước đủ cho 1 lần đổ.

- Nước phải là nước sạch, nếu không có nước má phải xử lý kiểm tra tại phòng
thí nghiệm trước khi sử dụng. Nước dùng để trộn và bảo dưỡng bê tông phải đảm bảo
yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN 4506: 1987 "Nước cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ
thuật".

3.4.2. Xác định thành phần cấp phối

- Cấp phối là thành phần vật liệu theo tỷ lệ trong một đơn vị sản phẩm bê tông
(m hay mẻ trộn).
3

- Thành phần cấp phối cho 1 bộ phận công trình được xác định trong phòng thí
nghiệm với vật liệu thiết kế.
- Đối với các công trình nhỏ  tra bảng định mức vật tư do nhà nước ban hành.
- Tại công trường người ta xác định cấp phối cho một mẻ trộn bằng cách làm các
hộc đong sao cho thể tích tương ứng với 1 bao xi măng (50kg).

3.4.3. Yêu cầu đối với vữa bê tông

- Vữa bê tông phải được trộn đều, đảm bảo đủ thành phần đúng cấp phối.

- Thời gian trộn, vận chuyển, đổ đầm bê tông phải ngắn nhất. Tức là thời gian
hoàn tất các quá trình này phải nhỏ hơn thời gian ninh kết của xi măng (khoảng 2 giờ).

- Vữa bê tông sau khi trộn xong phải đảm bảo những yêu cầu của thi công: Đảm
bảo độ sụt (được xác định theo thí nghiệm côn tiêu chuẩn) để dễ đổ, đầm, trút ra khỏi

73
phương tiện vận chuyển; lấp kín các các chỗ cốt thép dày, các góc, cạnh của ván
khuôn.

3.4.4. Các phương pháp trộn bê tông

3.4.4.1. Trộn bê tông bằng thủ công

- Dùng với công trình nhỏ, ít quan trọng hay ở nơi không có điều kiện dùng máy.

* Chuẩn bị: Sân trộn bê tông có kích thước tối thiểu 3x3 m 2, phẳng, không ngấm
nước, có thể lát bằng gạch hoặc tôn. Sân trộn phải có mái che mưa, nắng.
Tất cả các vật liệu: Cát, đá, xi măng, nước đã được chuẩn bị quanh sân, xi măng
đặt cao hơn cos mặt sân.
* Dụng cụ: xẻng, cuốc.
* Phương pháp trộn: Để đảm bảo đong đúng khối lượng các cốt liệu, ta đóng các
hộc bằng gỗ có dung tích tương đương với một lượng xi măng nào đấy.
Ví dụ: tỉ lệ X C Đ
1 2 3 mác 200
Đầu tiên đổ cát vào sân, trộn cát và xi măng trước; sau khi cát và xi măng đều
màu thì tiếp tục cho đá vào. Khi cho đá vào xi măng cát, vừa cho vừa đảo đến khi
đồng đều đánh đống cao ~ 20cm thì cào thành luống tròn cho một phần nước vào. Sau
đó cho lượng nước còn lại từ từ vào hỗn hợp và trộn đều, đánh đống hình chóp.
* Thời gian trộn một mẻ trộn bằng thủ công không quá 15-20 phút.

3.4.4.2. Trộn bê tông bằng cơ giới

Chọn vị trí đặt trạm trộn, nó phụ thuộc phương tiện vận chuyển lên cao hoặc phụ
thuộc kích thước máy.

Nếu vận chuyển lên cao bằng cần cẩu tháp thì trạm trộn nên bố trí ở các vị trí
nằm trong đường tròn hoạt động cần trục tháp.

Hình 3.22. Bố trí trạm trộn bê tông

74
Nếu thi công bê tông móng công trình kéo dài, rộng, có thể bố trí trạm trộn di
chuyển theo tiến trình thi công bê tông.

* Phân loại máy trộn bê tông:

- Theo phương pháp trộn: máy trộn tự do, máy trộn cưỡng bức.
- Theo tính năng làm việc: máy trộn theo chu kì, máy trộn liên tục.
- Theo cấu tạo thùng trộn: thùng trộn nghiêng, thùng trộn cố định.
- Theo đặc tính kỹ thuật: má trộn di đông, máy trộn cố định.
* Phương pháp trộn: TCVN 4453-95
- Cân đo đong đếm vật liệu theo cấp phối định mức.
- Trước tiên cho máy chạy không tải một vài vòng. Nếu trộn mẻ bê tông đầu tiên
nên đổ một ít nước; đổ cốt liệu và nước trộn đều sau đó cho xi măng vào trộn cho đến
khi đạt yêu cầu.
- Với các máy trộn đặt tại công trường, thành phần cấp phối của bê tông được
tính theo thể tích của máy trộn, trong các nhà máy thì việc cân đong hoàn toàn tự
động. Thời gian trộn một mẻ bê tông phụ thuộc vào dung tích của máy, độ sụt của vữa
và mác bê tông.
- Theo kinh nghiệm, để một mẻ trộn bê tông đạt yêu cầu thường cho máy trộn
quay khoảng 20 vòng.
- Khi trộn bê tông ở hiện trường cần chú ý, nếu dùng cát ẩm thì phải lấy lượng
cát tăng lên 25-30% và trọng lượng nước giảm đi.
- Khi nhu cầu cung cấp vữa bê tông lớn thì phải lập trạm trộn bê tông trong nhà
máy hay phân xưởng.
Ưu điểm của các trạm bê tông hay nhà máy bê tông so với máy trộn riêng lẻ là:
+ Tiết kiệm được 10-15% nguyên vật liệu.
+ Chất lượng bê tông cao hơn.
+ Năng xuất cao.
+ Chuyên nghiệp hoá công nhân, cán bộ và thiết bị máy móc.

* Tính năng suất máy trộn:

Trong đó: v – dung tích hữu ích của máy lấy bằng 75% dung tích hình học.

n – số mẻ trộn trong 1 giờ.


75
k1 – hệ số thành phẩm của bê tông (0,67 0,72).

k2 – hệ số sử dụng máy trộn theo thời gian (0,9 0,95).

3.4.5. Vận chuyển bê tông

3.4.5.1. Yêu cầu

Sau khi trộn xong, bê tông phải vận chuyển đến chỗ đổ ngay.

Khi vận chuyển bê tông cần đáp ứng các yêu cầu sau:

- Khi vận chuyển bê tông không được làm vương vãi dọc đường.

- Phương tiện vận chuyển phải kín khít, không làm rò rỉ nước xi măng.

- Tuyệt đối tránh bê tông phân tầng.

- Lựa chọn phương tiện vận chuyển phải phù hợp với tốc độ trộn, tốc độ đổ và
đầm bê tông.

- Chỉ vận chuyển bằng thủ công khi quãng đường vận chuyển < 200m

- Thời gian vận chuyển càng ít càng tốt (không quá 2h).

3.4.5.2. Vận chuyển ở cự ly lớn (ngoài công trường)

Dùng phương tiện vận chuyển bằng ô tô tự đổ, loại xe có máy trộn. Vận chuyển
bằng xe ô tô đến địa điểm đổ bê tông, có thể đổ trực tiếp đến kết cấu hoặc đổ thành
đống tại một vị trí nào đó.

3.4.5.3. Vận chuyển ở cự ly gần (trong nội bộ công trường)

* Vận chuyển theo phương ngang:

- Vận chuyển thủ công:

+ Sử dụng khi khối lượng bê tông nhỏ, các điều kiện vận chuyển khác không
cho phép.

+ Vận chuyển bằng xe rùa (cút kít): Thích hợp với cự ly < 70m, đường vận
chuyển phải bằng phẳng, không gồ ghề, độ dốc tối đa 12%.

+ Vận chuyển bằng xe cải tiến: Năng xuất gấp hai lần vận chuyển bằng xe rùa.
Dung tích của xe khoảng 120-200 lít. Khoảng cách vận chuyển như sau:

76
- 70 m : Cho đường tạm san.

- 100m : Cho đường nằm ngang có độ dốc 0,5%

- 150m : Cho đường nằm ngang có độ dốc 1,0%

Xe rùa và xe cải tiến vận chuyển vữa bê tông có thể vận chuyển lên cao, nhờ kết
hợp với các phương tiện vận chuyển lên cao như cần trục, thang tải, cần cẩu thiếu nhi.

- Vận chuyển bằng cơ giới:

+ Dùng xe ben tự đổ : cự li =< 10km, có biện pháp che đậy khi vận chuyển.

+ Dùng băng chuyền : dùng để vận chuyển BT, khi khối lượng bê tông khá lớn.

Khoảng cách vận chuyển 200-300m.

Hình 3.23. Băng chuyền vận chuyển bê tông

+ Vận chuyển bằng xe vận chuyển bê tông chuyên dùng ( < 15km)

- Có khả năng tự trộn khi đang di chuyển.

- Dùng vận chuyển bê tông tươi.

- Hỗ trợ cho máy bơm bê tông, cần trục tháp để vận chuyển bê tông lên cao.

Hình 3.24. Xe vận chuyển bê tông chuyên dụng

* Vận chuyển theo phương đứng:

- Vận chuyển bằng thăng tải:

77
Ngoài nâng các xe rùa, xe cải tiến chở vữa lên cao, máy thang tải chuyên dùng để
vận chuyển bê tông lên các tầng nhà cao đổ trực tiếp vào các phương tiện vận chuyển
hoặc đổ thành đống lên sàn để công nhân vận chuyển đến vị trí cần đổ.

- Vận chuyển bằng cần cẩu thiếu nhi (hay các loại cẩu khác):

Vữa bê tông được đặt trong thùng chứa, hoặc xe rùa, xe cải tiến nhờ các cần cẩu
nâng lên vị trí đổ. Dùng các loại cần cẩu này thì có thể vận chuyển lên cao 15-20m.

- Vận chuyển bằng cần trục tháp, xích:

Vữa bê tông được đặt trong thùng chứa nhờ cần trục nâng lên đổ trực tiếp vào kết
cấu. Đây là một phương tiện vận chuyển bê tông lên cao và đổ ngay rất thuận lợi, giảm
được công vận chuyển trung gian, rút ngắn thời gian, hiệu quả cao.

- Vận chuyển bằng máy bơm bê tông:

Một máy bơm bê tông nằm ở hiện trường, hai hoặc nhiều xe ô tô chở thùng trộn
vữa lấy bê tông khô ở trạm trộn. Trên đường vận chuyển, thùng trộn vữa hoạt động, tới
nơi đổ trực tiếp bằng máy bơm.

- Bơm cần: có tính lưu động cao nhưng áp lực thấp ( < 7 tầng)

- Bơm tĩnh: có tính lưu động thấp nhưng áp lực cao, thích hợp cho nhà cao tầng.

* Vận chuyển bê tông xuống sâu ( đổ móng)

Dùng cần trục các loại, bơm, máng nghiêng.

Hình 3.25. Vận chuyển bê tông bằng máng nghiêng

3.4.6. Đổ bê tông

3.4.6.1. Chuẩn bị trước khi đổ bê tông

78
- Kiểm tra, nghiệm thu cốppha, cốt thép theo TCVN 4453 –1995.

- Kiểm tra máy móc, dụng cụ thi công nếu đảm bảo mới cho đổ bê tông.

- Phải làm vệ sinh sạch sẽ ván khuôn, cốt thép trước khi đổ bê tông.

- Phải tưới nước ván khuôn gỗ để ván khuôn không hút mất nước xi măng

- Không làm sai lệch vị trí cốt thép, vị trí cốt pha và chiều dày lớp bê tông bảo vệ
cốt thép.

- Khi đổ bê tông vào lớp vữa khô đã đổ trước thì phải vệ sinh sạch mặt bê tông,
tưới nước xi măng rồi mới đổ bê tông vào.

- Phải có kế hoạch cung ứng đủ vữa bê tông cho 1 lần đổ.

- Phải chuẩn bị đủ nhân lực để đổ bê tông.

- Có những biện pháp phòng tránh khi có rủi ro.

3.4.6.2. Nguyên tắc đổ bê tông

*Nguyên tắc 1:

- Để tránh sự phân tầng, chiều cao rơi tự do của hỗn hợp bê tông khi đổ không
vượt quá 2,5m.

- Khi đổ bê tông có chiều cao rơi tự do lớn hơn 2,5m phải dùng một trong các
biện pháp sau: máng nghiêng, ống vòi voi, mở của đổ.

* Nguyên tắc 2:

- Để đảm bảo năng suất cao, phải đổ bê tông từ trên cao xuống.

- Khi đổ bê tông không được để người, các phương tiện thi công va đập vào cốt
thép, ván khuôn.

* Nguyên tắc 3:

- Phải đổ từ xa về gần so với vị trí tiếp nhận bê tông, nhằm đảm bảo khi đổ bê
tông không đi lại trên các kết cấu bê tông vừa đổ xong.

* Nguyên tắc 4:

79
- Khi đổ bê tông các khối lớn, các kết cấu có chiều dày lớn thì phải đổ thành
nhiều lớp. Chiều dày và diện tích của mỗi lớp xác định dựa trên bán kính ảnh hưởng
và năng suất của loại đầm sử dụng.

- Đối với đầm thủ công, chiều dày mỗi lớp từ 10-15 cm. Đầm dùi, chiều dày lớp
bê tông phải nhỏ hơn 5-10 cm so với chiều dài của đầm. Đầm bàn, chiều dày lớp bê
tông đổ từ 25-30 cm.

- Nếu kết cấu lớn, chạy dài và dầy > 80cm thì đổ theo dạng bậc thang. Khi đổ bê
tông khối lớn cần đặc biệt chú ý đến sự toả nhiệt của bê tông, có thể sử dụng loại phụ
gia chống toả nhiệt nhanh.

3.4.6.3. Đổ bê tông cho một số kết cấu

* Đổ bê tông lót móng:

Tác dụng:

- Tạo bề mặt phẳng cho việc thi công ván khuôn và cốt thép..

- Chống mất nước xi măng.

- Chống xâm thực của môi trường đối với bê tông.

* Đổ bê tông móng:

- Kiểm tra lại kích thước hố móng, làm vệ sinh hố móng. Kiểm tra các con kê,
cốt thép, tim cốt đổ bê tông bản đế móng.

- Bê tông được vận chuyển đến nơi đổ bằng xe rùa thông qua hệ thống sàn công
tác hoặc bơm đến vị trí cần đổ.

- Nếu móng có chiều sâu lớn thì dùng máng tôn hoặc vòi voi, trường hợp móng
có chiều sâu nhỏ thì đổ trực tiếp.

- Đổ bê tông tiến hành theo từng lớp ngang, mỗi lớp từ 20-30 cm. Đổ đến đâu
tiến hành đầm ngay tới đó.

- Trong quá trình đổ bê tông, luôn luôn phải kiểm tra ván khuôn.

- Móng vát không sử dụng cốp pha thì độ sụt của bê tông 46cm.

- Trường hợp sử dụng bê tông bơm cần chú ý:

80
+ Độ sụt của bê tông 1216cm, móng có mái vát > 200 phải làm cốp pha và để
cửa đổ, đầm bê tông.

+ Đổ đồng thời một số móng để nâng cao năng suất lao động.

+ Lưới thép đài móng phải chắc chắn để làm sàn công tác.

+ Kết cấu móng lớn và chạy dài  đổ nhiều lớp dạng bậc thang.

Hình 3.26. Đổ bê tông móng

* Đổ bê tông cột, tường:

- Trước khi đổ bê tông phải tưới nước để vệ sinh chân cột và đổ một lớp vữa xi
măng cát dày 25 cm ở chân cột để tránh hiện tượng rỗ chân cột.

- Kiểm tra ván khuôn, cốt thép lần cuối cùng.

- Bê tông được đổ vào trong cột thông qua máng tôn hoặc vòi voi. Khống chế
chiều cao đổ bê tông 1,5m.

81
- Đầm được đưa vào trong cột để đầm theo phương thẳng đứng, hết sức tránh
đầm va chạm vào cốt thép. Khi đầm chú ý đầm kỹ 4 góc cột, kết hợp gõ xung quanh
ván khuôn để tăng độ nén chặt của bê tông.

- Chỉ đổ bê tông đến cách cốt đáy dầm 3-5 cm.

- Tường dầy < 15cm  đổ bê tông liên tục trong từng đoạn cao 1,5m.

- Tường cao ≥ 3m  đổ qua cửa đổ bê tông. chia làm nhiều lần đổ bê tông mỗi
đợt khoảng 70cm có cấu tạo mạch ngừng hợp lý.

- Trước khi đổ bê tông phải bắc sàn công tác, cần có biện pháp ổn định cho hệ
thống đỡ sàn. Đối với tường và lõi thang máy  phải bắc đủ sàn công tác cho 1 lần đổ
để nâng cao năng suất.
-

Hình 3.27. Đổ bê tông cột

* Đổ bê tông dầm, sàn:

- Bê tông dầm đổ trước bê tông sàn, đổ xong tới đâu đổ bê tông sàn ngay tới đó.

- Khi dầm có chiều cao nhỏ ( 35cm) thì đổ một lớp, từ đầu này qua đầu kia của
dầm. Khi dầm có chiều cao lớn ( 35cm) thì đổ thành từng lớp (chiều dày mỗi lớp
30cm) theo hình bậc thang, đổ tới đâu đầm ngay tới đó; trên một lớp, đổ xong một
đoạn phải quay lại đổ tiếp lớp trên, tránh bê tông tạo thành vệt phân cách làm giảm
tính đồng nhất.

82
- Sử dụng đầm dùi để đầm bê tông dầm.

- Công nhân đứng trên sàn công tác dùng xẻng, bàn xoa bằng thép để san, gạt bê
tông.

- Cần phân dải đổ bê tông sàn, hướng đổ bê tông trên từng dải theo nguyên tắc từ
xa về gần, thường đổ theo phương ngang của công trình. Diện tích dải đổ tính theo
công thức: F ≤ Q.(t1 – t2).k / h
Trong đó: Q – lượng bê tông có thể cung cấp.
F - diện tích dải đổ.
t1 – thời gian bắt đầu ninh kết của vữa bê tông (h).
t2 – thời gian vận chuyển vữa bê tông (h).
k – hệ số vận chuyển vữa không đồng đều ( 0,8  0,9).
h – chiều dầy sàn.

- Sử dụng đầm dùi và đầm bàn để đầm bê tông sàn.

- Nếu đổ bê tộng cột, dầm, sàn cùng một đợt thì sau khi đổ bê tông cột chờ 12
giờ cho bê tông co ngót ban đầu xong rồi mới đổ bê tông dầm sàn.

* Đổ bê tông bản dốc:

- Dùng bê tông đá nhỏ, độ sụt nhỏ.

- Bê tông bản dốc đổ từ dưới lên, thông thường được đầm thủ công dùng bàn xoa
vuốt cho phẳng mặt bê tông. Với kết cấu yêu cầu kĩ thuật cao  làm cốp pha cho mặt.

3.4.7. Đầm bê tông

- Mục đích: đảm bảo cho bê tông đồng nhất, chắc đặc không có hiện tượng rỗng
bên trong và rỗ bên ngoài, tạo điều kiện cho bê tông bám chắc vào cốt thép. Có hai
phương pháp đầm: Đầm thủ công và đầm cơ giới.

3.4.7.1. Đầm bằng thủ công

- Áp dụng khi khối lượng bê tông ít, hoặc không có máy đầm.

- Khi đầm bằng thủ công thì lượng nước trong bê tông cần nhiều hơn khi đầm
bằng máy, lượng xi măng tăng 10  15% độ sụt bê tông 6 cm.

- Dụng cụ: các đoạn thép tròn, xà beng, đầm gang, đầm sắt nặng từ 6-10 kg.

83
- Sau khi bê tông đã đổ vào khuôn, dùng bàn xoa hoặc thước gỗ gạt phẳng mặt.
Dùng thanh thép, xà beng….đầm kỹ, đầm thứ tự hết chỗ này sang chỗ khác, không để
sót; ặc biệt chú ý các góc, cạnh, chố cốt thép dày. Nếu bê tông phải đổ thành nhiều lớp
cần thọc sâu xuống lớp dưới khoảng 3-5 cm để tạo sự kết dính tốt giữa các lớp bê tông
với nhau.

- Đối với các kết cấu móng và dài như cột, dầm thì trong quá trình đầm phải dùng
vồ gỗ gõ mạnh ngoài ván khuôn.

- Đầm đến khi thấy vữa bê tông không lún xuống nữa, vữa xi măng nổi lên bề
mặt và bọt khí không còn nữa là được.

3.4.7.2. Đầm bằng máy

- Sử dụng khi khối lượng bê tông lớn, trong điều kiện công trường có điện, có
máy đầm  năng suất cao, tránh được nhiều khuyết tật trong thi công bê tông toàn
khối, cường độ bê tông tăng.
- Các loại đầm chấn động sử dụng:
+ Đầm chấn động trong (đầm dùi).
+ Đầm chấn động ngoài (đầm treo).
+ Đầm chấn động mặt (đầm bàn).
* Đầm dùi:
Khi sử dụng cần tuân theo các quy định sau:
- Đầm luôn phải để vuông góc với mặt bê tông, nếu kết cấu nằm nghiêng thì mới
để đầm nghiêng theo.
- Nếu bê tông đổ làm nhiều lớp, thì đầm phải cắm được 5-10 cm vào lớp bê tông
đã đổ trước.
- Chiều dày lớp bê tông để đầm không vượt quá 3/4 chiều dài của đầm.
- Thời gian đầm 1 vị trí từ 15-30 s.
- Khi đầm xong một vị trí, di chuyển sang vị trí khác phải nhẹ nhàng, rút lên hoặc
tra đầm xuống từ từ, cho máy chạy trước khi đầm và rút đầm ra mới tắt máy.
-

84
1 l2
2 l=1,5ro 6
5
3
4

ro

l1
a) b)
Hình 3.28. Vị trí của đầm bê tông khi dùng đầm dùi
a. Mặt cắt b. Mặt bằng bố trí đặt dầm
1 - Cốp pha 2 - Đầm dùi 3 - Lớp bê tông đang đổ
4 - Lớp bê tông đổ trước ; 5 - Bán kính ảnh hưởng của dầm ; 6- Phạm vi đầm.
- Khoảng cách giữa hai vị trí đầm phải nhỏ hơn hai lần bán kính ảnh hưởng của
đầm, thường lấy 1,5 ro.

- Khoảng cách từ vị trí đầm đến ván khuôn là: 2d < l 1 0,5 ro; khoảng cách giữa
vị trí đầm cuối cùng đến vị trí sẽ đổ bê tông tiếp theo là:

l2 2 ro

Trong đó: d - đường kính của đầm dùi

ro - bán kính ảnh hưởng của đầm

* Đầm bàn

1 3
2

Hình 3.29. Đầm bàn

1 - Mô tơ 2 - Bàn đầm 3 - Dây kéo

- Sử dụng thích hợp với đầm sân, đường băng, nền đường.
-  = 6  20 m.
- Tiền hành đầm sau khi san và cán bề mặt bê tông.
- Khống chế tốc độ di chuyển đầm cho từng loại kết cấu.

85
- Hai vệt đầm sát nhau phải chồng lên nhau từ 3 đến 5cm.
- Khi đầm, toàn bộ đáy bàn đầm phải tiếp xúc đều với bề mặt bê tông.

3-5cm
1 3

2 4

3-5cm
Hình 3.30. Dải đầm bàn

- Năng suất thực của đầm mặt: Pt = K.P (m3/h).

* Đầm cạnh:

2
3

Hình 3.31. Đầm cạnh


1 - Đầm cạnh treo vào cốp pha
2 - Cốp pha 3 - Vữa bêtông
- Sử dụng cho kết cấu mỏng.

- Đầm được treo vào mặt ngoài của cốp pha  cốp pha phải đủ chắc.

3.4.8. Mạch ngừng thi công bê tông

3.4.8.1. Khái niệm

- Trong thi công vì một số lý do đặc biệt mà có thể tạm ngừng hoặc ngừng thi
công trong một thời gian dài.

- Thời gian tạm ngừng với bê tông dùng xi măng thường:

86
Nhiệt độ (0C) Thời gian tạm ngừng (phút)

10 - 200C 135

20 – 30 90

> 30 60

Bảng 3.1. Thời gian tạm ngừng bê tông

- Nếu vì lý do nào đó phải dừng quá thời gian trên thì được coi là mạch ngừng.
- Xử lý mạch ngừng:
+ Chờ bê tông đạt 25kg/cm2 mới đổ tiếp
+ Trước khi đổ phải đục nhẹ bỏ hết phần bê tông xốp
+ Dùng nước sạch rửa sạch mạch ngừng
+ Đổ nước xi măng đặc lên vị trí mạch ngừng
+ Đổ 1 lớp bê tông đá nhỏ ở khu vực mạch ngừng sau đó đổ và đầm bê tông
theo yêu cầu kỹ thuật.

3.4.8.2. Vị trí để mạch ngừng

* Yêu cầu chung:

- Mạch ngừng thi công phải đặt ở vị trí mà lực cắt, mômen uốn tương đối nhỏ,
những nơi tiết diện thay đổi, ranh giới giữa các kết cấu nằm ngang và thẳng đứng,
đồng thời phải vuông góc với phương truyền lực nén vào kết cấu.

* Mạch ngừng thi công ở vỏ mỏng và vòm:

- Nhịp vòm ≤ 10m  không để mạch ngừng, đổ liên tục đối xứng từ hai bên vào.

- Nhịp vòm > 10m  có thể để mạch ngừng dưới dạng rãnh vuông góc với trục
cong vòm, rộng 0,6  0,8m được chèn lấp bằng bê tông có phụ gia trương nở.

87
4 3 4
4 2 2 4
1 1

Hình 3.32. Thứ tự và vị trí mạch ngừng


1,2,3 - Thứ tự các dải đổ 4 - Mạch ngừng
* Đường giao thông, đường băng, sân:

- Mạch ngừng thường đặt ở vị trí khe co dãn, khe co dãn được chèn lấp bằng
bitum hoặc một số vật liệu tương tự.

* Móng, cột, dầm:

- Ở mặt trên của móng.

- Ở mặt dưới của dầm, từ 2-3 cm.


4
3 4

2 3
3-5cm

1 (b)

(a)
Hình 3.33. Vị trí mạch ngừng
1 - Móng 2 - Cột 3 - Dầm 4 - Sàn
* Mạch ngừng thi công ở dầm và sàn:

- Khi đổ bê tông sàn phẳng thì mạch ngừng thi công có thể đặt ở bất kì vị trí nào
nhưng phải song song với cạnh ngắn nhất của sàn.

- Khi hướng đổ bê tông song song với dầm phụ (vuông góc với dầm chính) vị trí
để mạch ngừng bố trí trong khoảng 1/4lp.

88
- Khi hướng đổ bê tông song song với dầm chính (vuông góc với dầm phụ) vị trí
để mạch ngừng bố trí trong khoảng 1/3lc.

dc

dp

lc
lc/3
dp dc
lp lp/4

Hình 3.34. Vị trí mạch ngừng dầm sàn

3.4.9. Bảo dưỡng bê tông

3.4.9.1. Bản chất của quá trình bảo dưỡng

- Là quá trình đông cứng của lớp bê tông chủ yếu là quá trình thuỷ hoá xi măng.

- Thuỷ hoá xi măng được tiến hành ở nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, bảo dưỡng bê
tông chính là đảm bảo quá trình đó.

- Sau khi đổ, bêtông phải được bảo dưỡng trong điều kiện có độ ẩm và nhiệt độ
cần thiết để đóng rắn và ngăn ngừa các ảnh hưởng có hại trong quá trình đóng rắn của
bê tông: tránh mất nước bề mặt, không cho ngoại lực tác dụng…

3.4.9.2. Thời gian và phương pháp bảo dưỡng

- Phương pháp và quy trình bảo dưỡng ẩm thực hiện theo TCVN 4453-1995 “
Kết cấu BT và BTCT toàn khối – Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu".

- Trong mùa nóng hoặc khô, khi đổ bê tông xong phải phủ ngay lên mặt kết cấu
một lớp giữ độ ẩm như bao tải, nilon.

- Nếu bề mặt rộng  xây be đổ lớp nước dầy ~ 5cm.

- Khi bảo dưỡng không va chạm vào cốp pha.

- Trong các nhà máy  dùng hơi nước nóng, áp suất cao.

- Đối với bê tông dùng xi măng Pooclăng phải giữ ẩm ít nhất 7 ngày đêm. Hai
ngày đầu cứ sau 2h tưới nước 1 lần, lần đầu tưới sau khi đổ bê tông từ 4-7h. Những

89
ngày sau từ 3-10h tưới 1 lần tuỳ theo nhiệt độ không khí: nhiệt độ càng cao càng tưới
nhiều, càng thấp càng tưới ít.

- Khi bê tông đạt 24 kg/cm2 mới được phép đi lại trên bề mặt bê tông, mùa hè sau
2 ngày, mùa đông sau 3 ngày.

3.4.10. Những khuyết tật khi thi công bê tông

3.4.10.1. Hiện tượng rỗ

- Trong thi công bê tông tại chỗ, sau khi tháo ván khuôn thường gặp 3 dạng rỗ bê
tông như sau:

+ Rỗ ngoài (hay gọi là rỗ mặt): mặt bê tông có hình dạng như tổ ong, chỉ xuất
hiện thành những lỗ nhỏ ở mặt ngoài chưa vào tới cốt thép.

+ Rỗ sâu: lỗ rỗ đã sâu tới tận cốt thép.

+ Rỗ thấu suốt: lỗ rỗ xuyên qua kết cấu, từ mặt này sang mặt kia.

* Nguyên nhân gây rỗ:

+ Do vữa bê tông bị phân tầng trong quá trình vận chuyển, đổ và đầm bê tông.

+ Do độ dày của bê tông quá lớn, vượt quá phạm vi ảnh hưởng tác dụng của
đầm.

+ Do vữa bê tông trộn không đều, vữa bê tông quá khô hay bị mất nước xi
măng trong quá trình vận chuyển (thiết bị vận chuyển không kín khít) hay ván khuôn
không kín khít khi đầm sẽ bị mất nước).

+ Do đầm không kỹ nhất là lớp vữa bê tông giữa cốt thép chịu lực và ván
khuôn (lớp bảo vệ). Hay do máy đầm có sức rung quá yếu.

+ Cốt thép quá dày làm cốt liệu không lọt được xuống dưới hay do cốt liệu lớn
không đúng qui cách (kích thước cốt liệu lớn quá lớn)...

* Hậu quả:

Tiết diện chịu lực tại vị trí rỗ thu hẹp làm giảm khả năng chịu lực của kết cấu, tạo
điều kiện thuận lợi cho môi trường xâm thực vào phá hoại cốt thép, phá hoại liên kết
giữa bê tông và cốt thép...

* Xử lí:

90
Đục rộng vị trí rỗ, cạy bỏ các viên cốt liệu lớn xung quanh, làm vệ sinh sạch sẽ
rồi dùng bê tông đá nhỏ có mác bằng hoặc cao hơn mác bê tông cũ để trát lại. Nếu cần
thiết thì ghép ván khuôn rồi đổ và đầm chặt bê tông. Chú ý đối với vị trí rỗ xuyên cần
thực hiện chống đỡ kết cấu trước khi tiến hành xử lí.

3.4.10.2. Hiện tượng nứt chân chim

Hình 3.35. Hiện tượng nứt chân chim

* Hiện tượng:
Thường gặp ở các khối bê tông khối lớn, hay các sàn có 2 lớp thép, đường ống
ngầm chôn trong sàn nhiều... khi tháo dỡ ván khuôn với các vết nứt ở bề mặt (mặt
ngoài) làm giảm khả năng chịu lực và sức chống thấm của bê tông. Vết nứt thường có
hình dạng chân chim.
* Nguyên nhân:
+ Do sự co ngót không đều của bê tông vì không đảm bảo đúng các biện pháp và
qui trình bảo dưỡng bê tông sau khi đổ.
+ Do cốt thép đặt sai, đặt thiếu hoặc bị xê dịch khỏi vị trí thiết kế khi đổ và đầm
bê tông.
*Hậu quả:
Xuất hiện các vết nứt trên các kết cấu làm giảm khả năng chịu lực của kết cấu đó,
tạo điều kiện môi trường xâm thực phá hoại kết cấu.
* Xử lý:
Đục rộng vị trí nứt, cạy bỏ các viên cốt liệu lớn xung quanh, làm vệ sinh sạch sẽ
91
rồi dùng bê tông đá nhỏ có mác bằng hoặc cao hơn mác bê tông cũ để trát lại. Tốt nhất
là sau khi đổ bê tông cần kiểm tra, bảo dưỡng kịp thời, dùng bao tải che phủ bề mặt.
3.4.10.3. Hiện tượng trắng mặt
* Hiện tượng:
Thường thấy ở những kết cấu mỏng, khi gỡ ván khuôn thì thấy bề mặt đều bị
trắng.
*Nguyên nhân:
Do bảo dưỡng không tốt hoặc do nước trong hỗn hợp bê tông mất nhiều vì nhiệt
độ tăng nhanh.
* Hậu quả:
Tại vị trí trắng mặt tốc độ phát triển cường độ của bê tông chậm và thường không
hoặc rất lâu mới đạt được cường độ thiết kế.
* Xử lý:
Quét nước xi măng, đắp bao tải, trấu hoặc mùn cưa, tưới nước thường xuyên từ 5
 7 ngày, tuy nhiên khi đó cường độ của bê tông chỉ đạt 50% so với thiết kế, do đó
tuyệt đối không để bê tông trắng mặt.

92

You might also like