Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH

KHOA: KHOA HỌC XÃ HỘI – NGÔN NGỮ


KHÓA: 13
NĂM HỌC: 2021 – 2022

ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VẤN ĐỀ STRESS CỦA
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH.

Giảng viên hướng dẫn: Dương Hoàng Lộc


Môn học: Phương pháp học đại học – nghiên cứu khoa học
Nhóm thực hiện: Nhóm 13 (gồm 3 thành viên):
- Nguyễn Thị Thu Lành - 1911060088
- Nguyễn Thị Xuân Hồng - 1911060115
- Nguyễn Thị Ngọc Thương - 1911060060
Lớp: K13DC - TATM

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 02 năm 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH
KHOA: KHOA HỌC XÃ HỘI – NGÔN NGỮ
Năm học: 2021 - 2022

MÔN PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC – NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NHÓM: 13

THÀNH VIÊN NHÓM:

- Nguyễn Thị Thu Lành – 1911060088


- Nguyễn Thị Xuân Hồng – 1911060115
- Nguyễn Thị Ngọc Thương - 1911060060

LỚP: K13DC - TATM

CHỮ KÝ CÁN BỘ CHỮ KÝ CÁN


ĐIỂM SỐ ĐIỂM CHỮ
CHẤM 1 BỘ CHẤM 2

ĐỀ TÀI:
Thực trạng và giải pháp vấn đề stress của sinh viên trường Đại học
Gia Định.
1. Lí do chọn đề tài:

Lí do nhóm chúng em chọn đề tài này là vì trong cuộc sống hiện nay, bất cứ
cá nhân nào cũng có thể đối diện với hiện tượng stress. Stress có thể xảy ra với
những người xung quanh ta, cũng có thể diễn ra với chính bản thân chúng ta
trong những thời điểm mà ta đôi lúc không thể nhận biết được. Ngày nay, stress
được xem là một phần tất yếu của cuộc sống. Cả trẻ em và người lớn đều có thể
bị căng thẳng, trong đó người trẻ tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất.
Stress ở sinh viên là một tình trạng rất phổ biến. Mặc dù chưa có thống kê về
thực trạng stress trên cộng đồng nhưng đã có không ít nghiên cứu được thực
hiện ở các nhóm đối tượng cụ thể bao gồm nhân viên văn phòng, học sinh và
sinh viên. Áp lực từ việc học là nguyên nhân hàng đầu gây stress ở học sinh và
sinh viên. Thực tế, chương trình học ở nước ta tương đối nặng vì quá chú trọng
đến lý thuyết. Do đó, sinh viên thường mất nhiều thời gian để đọc hiểu và học
thuộc các khái niệm, nguyên lý trước khi thực hành. Tình trạng này khiến cho
sinh viên mất nhiều thời gian cho việc học, không có thời gian để nghỉ ngơi và
trau dồi các kỹ năng cần thiết khác. Đa phần sinh viên đều sống xa gia đình và
phải tự quản lý chi tiêu. Đối với những gia đình không có điều kiện, chi phí học
tập và sinh hoạt tại các thành phố lớn thật sự là “bài toán khó”. Vì vậy ngoài
thời gian học, không ít sinh viên phải làm thêm ngoài giờ để trang trải cuộc
sống. Hơn nữa, một số sinh viên còn phải kiếm tiền để tự trang trải học phí, nơi
ở, chi phí đi lại, ăn uống,…

Stress đã trở thành một phần của cuộc sống học tập của học sinh do những kỳ
vọng bên trong và bên ngoài khác nhau đặt lên vai họ. Thanh thiếu niên đặc biệt
dễ bị tổn thương bởi các vấn đề liên quan đến căng thẳng học tập khi quá trình
chuyển đổi xảy ra ở cấp độ cá nhân và xã hội. Do đó, việc hiểu các nguồn gốc và
tác động của căng thẳng trong học tập trở nên cấp thiết để có được các chiến
lược can thiệp đầy đủ và hiệu quả. Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu định
lượng trong đó những người tham gia được sàng lọc bằng Thang đo căng thẳng

1
trong học tập (Rajendran & Kaliappan), năm 1991 từ bốn luồng cụ thể là thương
mại, quản lý, khoa học nhân văn và khoa học cơ bản. Năm khía cạnh của các
nguồn như bất cập cá nhân, sợ thất bại, liên cá nhân khoa học. hiểu các nguồn
gốc của căng thẳng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các mô-đun và
chiến lược tư vấn hiệu quả bởi các nhà tâm lý học và cố vấn học đường để giúp
học sinh giảm bớt căng thẳng.

Tuy nhiên, căng thẳng kéo dài chính là nguồn cơn của nhiều vấn đề tâm lý,
tâm thần như rối loạn lo âu, trầm cảm, các rối loạn liên quan đến stress và gia
tăng nguy cơ mắc các bệnh lý thể chất. Đối với sinh viên như chúng em, căng
thẳng thần kinh còn ảnh hưởng đến thành tích học tập và gia tăng tỷ lệ bỏ học,
thất nghiệp trong tương lai. Do đó nhóm chúng em chọn đề tài này để tìm hiểu
rõ về vấn nạn stress đã gây ra hậu quả gì đến sinh viên của thành phố Hồ Chí
Minh nói chung và sinh viên trường đại học Gia Định nói riêng.

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:

 Ý nghĩa khoa học:

Trong thời gian dài nhất, mọi người cho rằng học sinh ít bị ảnh hưởng nhất
bởi bất kỳ loại căng thẳng hoặc vấn đề nào. Căng thẳng hiện được hiểu là một
cuộc khủng hoảng lối sống ảnh hưởng đến bất kỳ cá nhân nào bất kể giai đoạn
phát triển của họ. Nhiệm vụ duy nhất mà sinh viên phải thực hiện là học tập và
việc học tập không bao giờ được coi là căng thẳng. Điều được chứng minh là
căng thẳng là những kỳ vọng mà cha mẹ dành cho con cái của họ, từ đó trở
thành gánh nặng lớn hơn mà những đứa trẻ này không thể gánh được nữa. Theo
thống kê do Cục Hồ sơ Tội phạm Quốc gia công bố, cứ mỗi giờ lại có một học
sinh tự tử (Saha, 2017). Cơ quan đã ghi nhận 1,8% sinh viên tự tử do thi trượt và
tỷ lệ tự tử tăng 80% trong khung thời gian một năm.

2
- Để hiểu mức độ căng thẳng học tập mà sinh viên phải đối mặt và các nguồn
khác nhau đã gây ra điều này. Sự khác biệt về giới tính và những khác biệt khôn
ngoan về tổng thể căng thẳng trong học tập.

- Mặc dù mức độ căng thẳng nhất định thúc đẩy học sinh đạt được hiệu suất tối
ưu, khi nó không được quản lý một cách hiệu quả do không đủ nguồn lực để đối
phó với căng thẳng, nó có thể gây ra những hậu quả tồi tệ cho học sinh cũng như
cơ sở giáo dục.

 Ý nghĩa thực tiễn:

Tìm hiểu thực trạng về mức độ hiểu biết về hiện tượng stress, nguyên nhân,
biểu hiện, hậu quả và cách ứng phó khi bị stress đối với sinh viên hiện nay và
đặc biệt là sinh viên trường Đại học Gia Định nhằm xác định mức độ hiểu biểu
về stress và cách thích ứng của sinh viên khi gặp vấn đề stress trong đời sống và
học tập.

Với tình trạng học online do đại dịch covid – 19 cũng đã gây ảnh hưởng rất
nhiều dẫn đến stress cho các sinh viên, sang chấn tâm lý nặng nề và dai dẳng,
gây ra hậu quả nghiêm trọng về tâm lý với rất nhiều người đặc biệt là đối với
sinh viên trường đại học Gia Định. Tình trạng kinh tế suy sụp kéo dài trong hơn
hai năm qua, đặc biệt nhiều ngành nghề gần như không hoạt động gì, dẫn đến
nạn thất nghiệp làm nhiều sinh viên năm cuối ko thể thực tập và kiếm việc làm
thuận lợi được. Sinh viên học online nhiều, thời gian tiếp xúc với mạng internet,
điện thoại, máy tính nhiều, thiếu những mối quan hệ giao tiếp ngoài xã hội. Bố
mẹ cũng có những xáo trộn trong cuộc sống, lo mua sắm trang thiết bị để đảm
bảo việc học online… sinh viên tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử dễ dẫn
đến tình trạng nghiện điện tử.

Trên thực tế, stress không hẳn lúc nào cũng gây ra tác động tiêu cực. Tuy
nhiên, căng thẳng kéo dài chính là nguồn cơn của nhiều vấn đề tâm lý, tâm thần
như rối loạn lo âu, trầm cảm, các rối loạn liên quan đến stress và gia tăng nguy
3
cơ mắc các bệnh lý thể chất. Đối với sinh viên, căng thẳng thần kinh còn ảnh
hưởng đến thành tích học tập và gia tăng tỷ lệ bỏ học, thất nghiệp trong tương
lai. Vì thế khi nghiên cứu về đề tài này, sẽ làm thực trạng nguyên nhân stress
của sinh viên hiện nay và đặc biệt là sinh viên trường Đại học Gia Định.

Từ đó mỗi bạn sinh viên của trường Đại học Gia Định sẽ biết rõ hơn về
stress, có thể tìm hiểu sâu hơn về stress và giúp cho bản thân không bị stress.

3. Mục tiêu nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu:


 Mục tiêu nghiên cứu:
+ Thực trạng stress của sinh viên Gia Định hiện nay:

- Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về mức độ hiểu biết về hiện tượng stress.
Nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả và cách thức ứng phó khi bị stress trong
đời sống ở sinh viên nhằm tìm ra các biện pháp hữu ích giúp nâng cao
hiểu biết cho sinh viên về hiện tượng stress từ đó sinh viên sẽ biết cách
ứng phó, hạn chế được những hậu quả đáng tiếc khi bị stress trong đời
sống.

- Nghiên cứu có mục đích tìm hiểu thực trạng ứng phó với các nguồn gây
stress trong học tập ở sinh viên, nhằm làm giảm tình trạng stress trong học
tập, và tăng cường khả năng ứng phó ở sinh viên.

+ Nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng stress ở sinh viên:

- Nguyên nhân:

 Do sự thay đổi môi trường sống

 Do áp lực từ việc học hành

 Do vấn đề về tài chính

 Thói quen ăn uống thiếu khoa học


4
 Khó hòa hợp trong các mối quan hệ

- Giải pháp khắc phục:

 Hoạt động thể dục thể thao

 Sắp xếp thời gian biểu hợp lý

 Trò chuyện và kết bạn với những người bạn mới

 Chăm sóc cho bản thân

 Cân đối chi tiêu một cách hợp lý

 Tâm lí trị liệu

 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Tìm hiểu thực trạng về mức độ hiểu biết về hiện tượng stress, nguyên
nhân, biểu hiện, hậu quả và cách ứng phó khi bị stress trong đời sống của
sinh viên nhằm xác định mức độ hiểu biết về hiện tượng stress, nguyên
nhân, biểu hiện, hậu quả và cách thức ứng của sinh viên Trường Đại học
Gia Định khi bị stress trong đời sống.

- Đọc và phân tích một số quan điểm, công trình nghiên cứu của các nhà
tâm lý học trong và ngoài nước nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho để tài.

- Đưa ra các khái niệm cho đề tài.

- Làm rõ các đặc điểm tâm lý của sinh viên và đặc điểm hoạt động học tập
của sinh viên Đại học Gia Định.

- Nghiên cứu có các nhiệm vụ cụ thể đó là:

5
(1) Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài: bao gồm trình bày mô hình lý thuyết
nền tảng; giới thiệu các khái niệm nguồn gây stress, ứng phó với stress trong học
tập, và động lực học tập; và tổng quan về nghiên cứu.

(2) Khảo sát các nguồn gây stress trong học tập ở sinh viên.

(3) Đo lường các chiến lược ứng phó với stress trong học tập ở sinh viên,
mức độ stress, kết quả học tập, động lực học tập, và các biến số khác.

(4) Phân tích quan hệ giữa các biến số nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu.

Câu hỏi nghiên cứu:

1. Sinh viên có những biểu hiện stress như thế nào?

2. Đâu là những nguyên nhân dẫn đến stress và giải pháp?

Giả thuyết nghiên cứu:

1. Sinh viên có những biểu hiện stress:

 Tâm trạng nhạy cảm và không ổn định. Khi bị stress, tính tình thường trở
nên khó chịu, dễ cáu gắt, bực dọc, lo âu, thiếu kiên nhẫn,…

 Mất phương hướng, giảm khả năng tập trung, suy giảm trí nhớ,..

 Có cái nhìn tiêu cực, bi quan.

 Ăn nhiều hơn hoặc ít hơn, ngủ quá nhiều hoặc quá ít.

 Một số sinh viên sử dụng rượu bia, thuốc lá để giải tỏa căng thẳng.

2. Nguyên nhân dẫn đến stress và giải pháp:

 Nguyên nhân: Cuộc sống của một sinh viên có thể là một cuộc sống căng
thẳng. Các yếu tố như bài tập về nhà (quá nhiều bài tập về nhà có thể dẫn
6
đến kiệt sức, học tập kém tích cực hơn, sinh viên cảm thấy quá tải), đời
sống xã hội, áp lực của cha mẹ, và khối lượng công việc không ngừng
nghỉ đều tạo ra căng thẳng,..

 Giải pháp:

 Tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời để giảm căng thẳng.

 Suy nghĩ tích cực

 Học cách thư giãn

 Nghe nhạc, xem phim

 Đảm bảo dinh dưỡng

 Sinh hoạt điều độ

 Kết nối những mối quan hệ mới

 Trong các nhóm đối tượng, sinh viên là một nhóm đối tượng được đánh
giá có nguy cơ gặp các vấn đề căng thẳng tâm lý ở mức cao do áp lực học
tập, thi cử, các mối quan hệ tình yêu, bạn bè, điều kiện kinh tế... Tại Việt
Nam, theo báo cáo kết quả điều tra quốc gia về vị thành niên lần thứ hai
năm 2009 (SAVY II) có tới 73,1% thanh niên (tuổi từ 14 – 25) từng có
cảm giác buồn chán do căng thẳng tâm lý. Nếu stress mức độ binh thường
sẽ là động lực giúp sinh viên đạt kết quả cao hơn trong học tập cũng như
trưởng thành hơn trong cuộc sống thì stress ở mức độ nặng sẽ là nguyên
nhân dẫn đến kết quả học tập suy yếu cũng như các bệnh lý về tinh thần
và thể chất. Vì vậy, nhằm từng bước nâng cao sức khỏe, kết quả học tập
của cộng đồng nói chung và của sinh viên nói riêng, chúng em tiến hành

7
nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp vấn đề stress sinh viên trường
đại học Gia Định."

4. Đối tượng nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Hiện tượng stress trong đời sống của sinh viên.

+ Đối tượng mà bài nghiên cứu của chúng em hướng đến là tất cả sinh viên của
thành phố Hồ Chí Minh hiện nay nói chung và sinh viên trường đại học Gia
Định nói riêng, bài nghiên cứu không chú trọng vào một đối tượng cụ thể vì tất
cả stress là một vấn đề mà gần như tất cả mọi người đều gặp phải, không phải
chỉ là vấn đề liên quan về mặt cảm xúc mà còn là một phần trong phản ứng thần
kinh tự nhiên của con người.

- Khách thể nghiên cứu: Toàn thể sinh viên trường đại học Gia Định.

You might also like