Dự án truyền thông

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 38

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA KẾ HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN


-----🙞🙜🕮🙞🙜-----

BÀI TẬP LỚN MÔN


CHƯƠNG TRÌNH VÀ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN

Tên dự án
“DỰ ÁN TRUYỀN THÔNG PHÒNG HIV/AIDS CHO NGƯỜI ĐỘ TUỔI 15 - 25
QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”

Giảng viên hướng dẫn: Bùi Trung Hải


Nhóm: 5
Lớp học phần: Chương trình và dự án phát triển
(121)_01
Thành viên nhóm: 1. Nguyễn Thị Bảo Châu - 11180711
2. Trần Thị Thùy Linh - 11182914
3. Hoàng Nhật Anh - 11180159
4. Trương Công Minh - 11183391
5. Nguyễn Thu Thảo - 11184609
6. Trần Thị Phương Linh - 11193068

1
Hà Nội, 10/2021

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH 3
1.1. Xác định đối tượng can thiệp 3
1.2. Phân tích đối tượng hữu quan 5
1.3. Phân tích vấn đề 10
1.3.1. Lây truyền HIV qua đường tình dục 10
1.3.2. Các vấn đề 10
1.4. Phân tích mục tiêu 11
1.5. Phân tích chiến lược 12
1.5.1. Chia nhóm mục tiêu 12
1.5.2. Vai trò của cơ quan đề ra chương trình 14
1.5.3. Kết luận 14
1.6. Xác định logic can thiệp 15
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN DỰ ÁN 17
2.1. Tổng quan 17
2.2. Yếu tố thành công 17
2.3. Nguồn lực của dự án 17
2.4. Quản lý dự án 17
2.5. Tiêu chí đánh giá về hiệu quả của dự án 18
CHƯƠNG III: NỘI DUNG DỰ ÁN 19
3.1. Căn cứ xây dựng dự án 19
3.2. Sản phẩm, thị trường 19
3.3. Công nghệ và kỹ thuật của dự án 20
3.4. Khả năng đảm bảo và phương thức cung cấp yếu tố đầu vào 21
3.4.1. Nguồn vốn 21
3.4.2. Nguồn nhân lực 22
3.5. Tổ chức và tiến độ thực hiện đầu tư 23
3.5.1. Tổng quát giai đoạn 23
3.5.2. Kế hoạch chi tiết của dự án 24

2
3.6. Phân tích và đánh giá hiệu quả tài chính 28
3.6.1. Phân tích và đánh giá hiệu quả 28
3.6.2. Phân tích và đánh giá hiệu quả tài chính một vài dự án khác 29
3.6.3. Kết luận hiệu quả tài chính 31
3.7. Phân tích rủi ro và cách thức giảm thiểu rủi ro cho dự án 31
3.7.1. Các loại rủi ro 31
3.7.2. Cách thức giảm thiểu rủi ro 33
3.8. Phân tích tác động của dự án 34
3.8.1.Tác động tích cực 34
3.8.2. Tác động tiêu cực 35
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 37
4.1.Kiến nghị 37
4.2. Kết luận 38

3
CHƯƠNG I: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

1.1. Xác định đối tượng can thiệp

Báo cáo thực trạng tình hình phòng HIV/AIDS trên địa bàn thành phố Hà Nội

Năm 2020, số trường hợp nhiễm HIV mới phát hiện là 1.584 trường hợp, giảm
27 trường hợp so với năm 2019 (1.611 trường hợp). Các trường hợp lây nhiễm qua
quan hệ tình dục chiếm tỷ lệ lớn, chiếm tới 73,3% (tăng gấp 2 lần so với năm 2015),
đường máu chiếm 15,5% và lây truyền từ mẹ sang con chiếm 0,6%, không rõ chiếm
10,6%. Người nhiễm HIV được phát hiện vẫn tập trung chủ yếu trong nhóm tuổi từ 25-
49, tuy nhiên, có phần giảm nhẹ từ 84,6% năm 2015 xuống 64% năm 2020.
Tính đến ngày 31/12/2020, Hà Nội có 20.563 trường hợp nhiễm HIV còn sống.
Tính từ đầu vụ dịch HIV/AIDS đến nay có 7.191 trường hợp nhiễm HIV/AIDS tử
vong. Số người nhiễm HIV phát hiện mới có xu hướng giảm trong 10 năm gần đây
nhưng vẫn ở mức cao. Dịch HIV/AIDS đã xảy ra ở tất cả 30 quận, huyện, thị xã. Số
người nhiễm HIV tập trung chủ yếu ở các quận nội thành.
Các hoạt động dự phòng và can thiệp giảm tác hại; truyền thông; xét nghiệm;
điều trị ARV được mở rộng, thực hiện thường xuyên, liên tục. Hoạt động truyền thông
được chú trọng nên vấn đề kỳ thị được giảm rõ rệt, từ chỗ người nhiễm HIV bị xa lánh,
phân biệt đối xử ở cả gia đình, nơi làm việc và cộng đồng thì đến nay tình hình đã thay
đổi. Người nhiễm HIV đã chủ động tham gia điều trị, nhiều người công khai tình trạng
nhiễm và có đóng góp cho cộng đồng trong phòng chống HIV/AIDS như tham gia
truyền thông, tư vấn tuân thủ điều trị... cho các bệnh nhân khác.
Hiện nay, việc nâng cao nhận thức của giới trẻ đang ngày càng được quan tâm
bởi, một vài lý do sau: 

Thứ nhất, thực trạng trẻ em hiện đang phát triển hơn về thể chất, tâm sinh lý, dậy
thì sớm và có quan hệ tình dục sớm: Theo thông kê của Tổng cục Dân số, tỷ lệ trẻ vị
thành niên có thai ngoài ý muốn và nạo phá thai ngày càng gia tăng nhanh. Hằng năm,
trung bình có 250.000 đến 300.000 ca nạo phá thai, trong đó 60%-70% là học sinh, sinh
viên ở độ tuổi 15-19 tuổi, cá biệt có trường hợp mang thai ở tuổi 12-14 là tuổi dậy thì.
Cũng theo báo cáo của Bệnh viện Phụ sản Hà nội, tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua
đường tình dục ở trẻ vị thành niên có thai cao hơn khá nhiều so với phụ nữ mang thai ở
lứa tuổi lớn hơn.

Thứ hai, việc lây nhiễm HIV ngày càng trẻ hóa: Thống kê của Bộ Y tế cho thấy
số trẻ em nhiễm HIV độ tuổi 15-16 được phát hiện năm 2019 tăng gần 3 lần so với năm
2011. Có tình trạng quan hệ tình dục đồng giới nam trước tuổi 20. Thêm vào đó là tình
trạng ma túy len lỏi vào trường học.

Thứ ba, rất ít trường hợp cha mẹ biết con có nguy cơ lây nhiễm để đưa con đi
xét nghiệm: Trẻ em thường không dám thông báo cho bố mẹ biết mình có nguy cơ lây
nhiễm HIV do có quan hệ tình dục không an toàn, cơ sở y tế không xét nghiệm HIV khi
không được bố mẹ trẻ đồng ý, làm giảm cơ hội trẻ được xét nghiệm, phát hiện HIV
sớm.

4
Thứ tư, việc hạ độ tuổi trẻ được xét nghiệm tự nguyện cũng nhằm bảo đảm tính
thống nhất trong hệ thống pháp luật, phù hợp thông lệ quốc tế. Trong Bộ luật Dân sự:
Khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám
tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự” đối với các giao dịch cơ bản. Luật
HIV/AIDS 2018 của Philippines cũng quy định “Người từ đủ 14 tuổi” được tự yêu cầu
làm xét nghiệm HIV. Luật HIV/AIDS 2003 của Papua New Guinea quy định “người từ
đủ 12 tuổi được tự yêu cầu làm XN HIV”.

Thứ năm, việc hạ độ tuổi trẻ được xét nghiệm tự nguyện cũng giúp trẻ em dễ
tiếp cận dịch vụ xét nghiệm HIV hơn, được phát hiện HIV sớm, điều trị sớm đảm bảo
sức khỏe của trẻ, giảm lây nhiễm HIV cho người khác trong cộng đồng. Đồng thời
cũng để bảo đảm quyền của trẻ em được gia đình bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Theo
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng
suy giảm miễn dịch mắc phải ở người quy định trường hợp trẻ đủ 15 tuổi trở lên có kết
quả xét nghiệm phát hiện HIV dương tính thì được thông báo đến cha mẹ hoặc người
giám hộ để biết và kịp thời hỗ trợ, đưa trẻ đi điều trị.

Để nâng cao hiệu quả của công tác phòng HIV/AIDS trong thời gian tới, các đơn
vị cần đẩy mạnh tăng cường các biện pháp nhằm giảm thiểu số ca nhiễm mới. Đổi mới
công tác truyền thông, giáo dục trong đó, tập trung nâng cao nhận thức cộng đồng để
người dân hiểu và không phân biệt, kỳ thị với người HIV, có ý thức hơn trong việc bảo
vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Đồng thời, mở rộng tư vấn - xét nghiệm, tiếp tục mở
rộng điều trị ARV, Methadone, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và tăng cường
thực hiện bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS cũng như các dịch vụ y tế khác
trên địa bàn để đảm bảo hiệu quả, ổn định, lâu dài cho công tác phòng chống HIV.

Vì vậy mà chương trình này, đối tượng can thiệp được tập trung triển khai
vào nhóm đối tượng nằm trong độ tuổi từ 15 - 25.  Tuyên truyền, giáo dục giới tính
nhằm nâng cao nhận thức của giới trẻ về các biện pháp phòng chống HIV/AIDS để
tránh được những hậu quả sau này. 

5
1.2. Phân tích đối tượng hữu quan

Ma trận 1: 

Đối Chịu ảnh hưởng Khả năng, động Mối quan hệ với các đối
tượng lực tham gia tượng khác

1. Gia Có thêm hiểu biết kiến Phần lớn tích cực Là đối tượng có tầm ảnh
đình thức về tác hại và sự lây tham gia với mục hưởng quan trọng tới lối
lan của dịch bệnh để có đích bảo vệ con cái sống, suy nghĩ của đối
thể thay đổi cách suy nghĩ 1 phần có thái độ tượng can thiệp
của con cái về phòng không quan tâm tới
chống HIV/AIDS con cái nên không
Ngăn chặn con cái khỏi tham gia
các tệ nạn xã hội
Giúp con cái có hành vi
đúng mực, không kỳ thị
đối với bệnh nhân
HIV/AIDS

2. Sở y Giảm bớt được áp lực về Khả năng tham gia Phối hợp với đối tượng
tế bệnh nhân HIV/AIDS (về là tuyệt đối 3,4,6,7 (tổ chức các chương
điều trị bệnh nhân, số Động lực: nâng cao trình tuyên truyền) để tác
người tử vong do sức khỏe cộng động đến nhận thức và việc
HIV/AIDS) đồng làm của đối tượng can thiệp
trong việc phòng dịch
HIV/AIDS
 

3. Sở Nâng cao chất lượng giáo Khả năng tham gia Phối hợp với đối tượng
giáo dục tuyệt đối 2,4,6,7 (tổ chức hoạt động
dục và   Động lực: nâng cao ngoại khóa hoặc các cuộc
đào tạo   sức khỏe cộng thi) để nâng cao nhận thức
đồng của học sinh, sinh viên

6
4. Các Tiêu cực: Tốn thêm chi 1 phần tham gia Phối hợp với đối tượng
cơ phí để thực hiện các tích cực vì muốn 2,3,6,7 (tổ chức các chương
quan chương trình tuyên truyền cung cấp thông tin, trình tuyên truyền) để tác
thông về HIV/AIDS nâng cao nhận thức động đến nhận thức và việc
tấn báo Tích cực: thu hút được sự xã hội làm của đối tượng can thiệp
chí, theo dõi, quan tâm của 1 phần không tham trong việc phòng dịch
trang công chúng. gia vì không đủ chi HIV/AIDS
web,   phí thực hiện hoặc
mạng chưa hiểu đc tầm
xã hội quan trọng của vấn
đề.

5. Ủy Giảm bớt các tệ nạn, nâng Khả năng tham gia Quản lý, chỉ đạo sự tham
ban cao tiến bộ xã hội. tuyệt đối gia của các đối tượng
nhân Nhận được sự ủng hộ của Động lực: năng cao 2,3,4,6,7
dân nhân dân sức khỏe cộng
thành   đồng
phố  

6. Ủy Tiêu cực: tốn kém chi phí Khả năng tham gia Phối hợp với đối tượng
ban tổ chức thực hiện các biện tuyệt đối 2,3,4,7 (tổ chức các chương
phòng pháp phòng chống Động lực: năng cao trình tuyên truyền) để tác
chống HIV/AIDS sức khỏe cộng động đến nhận thức và việc
HIV/A Tích cực: giảm thiểu tệ đồng làm của đối tượng can thiệp
IDS nạn xã hội đạt được hiệu trong việc phòng dịch
quả cộng đồng HIV/AIDS

7. Các Các tổ chức chính trị xã Khả năng tham gia Phối hợp với đối tượng
tổ chức hội như bảo hiểm xã hội tuyệt đối 2,3,4,6 (tổ chức các chương
chính VN sẽ giảm bớt được kinh Động lực: năng cao trình tuyên truyền) để tác
trị-xã phí khi chi trả điều trị cho sức khỏe cộng động đến nhận thức và việc
hội- các bệnh nhân HIV/AIDS đồng làm của đối tượng can thiệp
nghề Các tổ chức xã hội nghề trong việc phòng dịch
nghiệp. nghiệp sẽ bớt được thời HIV/AIDS
gian, kinh phí để giải
quyết các vấn đề về nhu
cầu thiết yếu hoặc việc
làm khi xã hội có nhiều
người mặc HIV/AIDS

7
 
 
Ma trận 2:

Đối Nhu cầu/ Nguyện Lợi ích từ chương trình Thiệt hại do Lợi ích
tượng vọng chính chương trình ròng từ
chương
trình
(= Lợi ích
- Thiệt
hại)

Gia - Mong muốn con - Có hiểu biết đúng đắn, - Chi phí cơ => Ủng
đình cái được khỏe đầy đủ các kiến thức liên hội khi dành hộ
  mạnh, có đầy đủ quan đến HIV/ AIDS thời gian tìm chương
nhận thức và chủ   hiểu, tham trình
động bảo vệ bản - Biết cách để định hướng gia nghe chia
thân khỏi HIV/ suy nghĩ, giáo dục cho con sẻ kiến thức.
AIDS cái có thể đảm bảo an toàn  
- Nhu cầu được biết cho bản thân
những kiến thức  
liên quan đến HIV/ - Bản thân các thành viên
AIDS trong gia đình cũng có
thêm kiến thức để có nhận
thức đúng đắn về HIV/
AIDS và tự bảo vệ mình

Sở - Mong muốn học - Có cơ hội để chia sẻ, giáo - Chi phí cơ => Ủng
giáo sinh được khỏe dục đầy đủ những kiến thức hội để cân đối hộ
dục mạnh, có đầy đủ liên quan đến HIV/ AIDS thời gian cho chương
và nhận thức và chủ cho học sinh trong các buổi các kiến thức trình
đào động bảo vệ bản thân học ngoài giờ giáo dục
tạo khỏi HIV/ AIDS - Nâng cao chất lượng giáo không kém
- Nhu cầu được biết dục, hoàn thiện trong việc phần quan
những kiến thức liên trang bị đầy đủ kiến thức trọng khác
quan đến HIV/ AIDS của học sinh - Chi phí bỏ
- Lan tỏa hình ảnh tốt của ra khi tổ chức
nhà trường với phụ huynh, các chương
cộng đồng vì đã có những trình, buổi
chương trình giáo dục cần chia sẻ để
thiết ngoài kiến thức văn giáo dục học

8
hóa sinh

Các - Mong muốn các - Có cơ hội để chia sẻ - Chi phí cơ => Ủng
cơ đối tượng người đọc, những kiến thức liên quan hội khi lựa hộ
quan theo dõi thông tin đến HIV/ AIDS cho đối chọn đăng bài chương
thông được khỏe mạnh, có tượng người đọc, theo dõi liên quan đến trình
tấn đầy đủ nhận thức và thông tin HIV/ AIDS so
báo chủ động bảo vệ bản - Có thêm chủ đề để đa với các tin
chí, thân khỏi HIV/ dạng hóa nội dung bài viết, tức, bài viết
trang AIDS thông tin có lượng view
web, - Trở thành địa chỉ   và doanh thu
mạng chia sẻ thông tin tin nhận về cao.
xã cậy, uy tín
hội
 

Sở y Hạn chế tối đa số - Giảm áp lực trong việc Chi phí thực => Ủng
tế người nhiễm và tử điều trị cho bệnh nhân hiện tổ chức hộ
vong do HIV/ AIDS HIV/AIDS hoạt động chương
- Có cơ hội để chia sẻ chia sẻ, tuyên trình
những kiến thức liên quan truyền về
đến HIV/ AIDS cho mọi HIV/AID
người

 
 

1.3. Phân tích vấn đề

1.3.1. Lây truyền HIV qua đường tình dục

● Sự lây truyền HIV qua đường tình dục xảy ra khi các dịch thể (máu, dịch tiết
sinh dục) nhiễm HIV (của người nhiễm HIV) xâm nhập vào cơ thể bạn tình
không nhiễm HIV.
● Tất cả các hình thức quan hệ tình dục với một người nhiễm HIV đều có nguy cơ
lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, mức độ nguy cơ là khác nhau, nguy cơ cao nhất là
qua đường hậu môn, rồi tiếp đến là qua đường âm đạo và cuối cùng là qua
đường miệng. Người nhận tinh dịch có nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn.

1.3.2. Các vấn đề

- Giáo dục giới tính chưa được đề cao

9
Giới trẻ đã không được tiếp cận từ sớm với những kiến thức về tình dục như trong độ
tuổi vị thành niên hay khi còn ngồi trên ghế nhà trường do tâm lý e ngại trong việc
tuyên truyền vấn đề tế nhị và kinh phí đầu tư trong công tác giáo dục giới tính còn hạn
chế. Bên cạnh đó, có những đối tượng đã được phổ cập kiến thức về tình dục nhưng
những kiến thức đó không phù hợp hoặc tiếp cận một cách chưa đúng cách dẫn đến suy
nghĩ sai lệch trong việc bảo vệ bản thân trước những nguy cơ lây nhiễm từ đường tình
dục, hay căn bệnh HIV/AIDS. Vậy nên nhiều trường hợp khi tiếp xúc với tình dục
không có sự hỗ trợ bởi những biện pháp an toàn trong quan hệ.

- Gia đình chưa quan tâm đúng cách

Rất nhiều trường hợp trẻ vị thành niên không được cha mẹ, người thân nhắc nhở về
việc bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường tình dục. Hoặc do được
gia đình nuông chiều con cái quá mức, khiến trẻ vị thành niên dễ bị cám dỗ bởi những
tệ nạn, thú vui chơi không lành mạnh.

-  Mạng xã hội không lành mạnh

Công nghệ thông tin, mạng xã hội phát triển tuy nhiên thông tin kiểm duyệt còn lỏng
lẻo. Từ đó tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho trẻ vị thành niên như những thông tin
sai lệch, những mối quan hệ gây hại như: tình một đêm, bạn nhu cầu,… xuất hiện tràn
lan. 

Cây vấn đề

10
Nhậ n thứ c về
phò ng
HIV/AIDS ở độ
tuổ i 15 - 25 qua
đườ ng tình dụ c
chưa đầ y đủ và
cò n sai lệch

Giá o dụ c giớ i
Gia đình chưa Mạ ng xã hộ i tính chưa đượ c
quan tâ m khô ng là nh đề cao ở nhà
đú ng cá ch mạ nh trườ ng

Chấ t lượ ng
Khô ng Kiểm chương Kinh phí Tâm lý e
Cò n có ngại trong
đượ c cha duyệt nhiều trình giá o đầ u tư
Gia đình trong cô ng việc tuyên
mẹ, ngườ i thô ng tin thô ng dụ c giớ i
cưng chiều tá c giá o dụ c truyền vấn
thâ n nhắ c cò n lỏ ng tin sai tính chưa
quá mứ c cò n hạ n chế đề tế nhị
nhở lẻo lệch đạ t tiêu
chuẩ n

1.4. Phân tích mục tiêu

Cây vấn đề ở bước 3 đã thể hiện 1 cách cụ thể nguyên nhân cốt lõi dẫn tới tình trạng lây
lan dịch HIV/AIDS qua đường tình dục hiện nay. Xuất phát từ đó mà các vấn đề sẽ
được triển khai theo từng hoạt động, mục tiêu cụ thể theo một trình tự logic, hợp lý.

Cây mục tiêu

11
Nâ ng cao nhậ n
thứ c về phò ng
HIV/AIDS ở độ
tuổ i 15 - 25
qua đườ ng
tình dụ c

Gia đình Xâ y dự ng Đề cao giáo dụ c


quan tâ m mạ ng xã hộ i giớ i tính
đú ng cá ch là nh mạ nh

Nâ ng cao Cở i mở
Cha mẹ, Kiểm Đă ng tải chấ t lượ ng Chú trọ ng
Gia đình gia đình hơn trong
duyệt thô ng củ a cá c đầ u tư
có định dà nh thờ i cá c vấ n đề
thô ng tin tin chương cô ng tá c
hướ ng dạ y gian nhắ c giá o dụ c
chặ t chẽ chính trình giá o giá o dụ c
khoa họ c nhở giớ i tính
xác dụ c

1.5. Phân tích chiến lược


 
1.5.1. Chia nhóm mục tiêu

Dựa vào cây mục tiêu, ta có thể chia ra các nhóm mục tiêu có những tính chất chung:

● Nhóm 1: Nhóm mục tiêu tác động từ cuộc sống thực ở gia đình

12
Nâ ng cao nhậ n
thứ c về phò ng
HIV/AIDS ở độ
tuổ i 15 - 25
qua đườ ng
tình dụ c

Gia đình
quan tâ m
đú ng cá ch

Cha mẹ,
Gia đình gia đình
có định dà nh thờ i
hướ ng dạ y gian nhắc
khoa họ c nhở

● Nhóm 2: Nhóm mục tiêu tác động từ cuộc sống ở nhà trường

Nâ ng cao nhậ n
thứ c về phò ng
HIV/AIDS ở độ
tuổ i 15 - 25
qua đườ ng tình
dụ c

Đề cao giáo dụ c
giớ i tính

Nâ ng cao Cở i mở
chấ t lượ ng hơn trong
Chú trọ ng
củ a cá c cá c vấ n đề
đầ u tư cô ng
chương giá o dụ c
tá c giá o dụ c
trình giá o giớ i tính
dụ c

● Nhóm 3: Nhóm mục tiêu tác động từ mạng xã hội đến với giới trẻ
13
Nâ ng cao nhậ n
thứ c về phò ng
HIV/AIDS ở độ
tuổ i 15 - 25
qua đườ ng
tình dụ c

Xâ y dự ng
mạ ng xã hộ i
là nh mạ nh

Kiểm Đă ng tả i
duyệt thô ng
thô ng tin tin
chặ t chẽ chính
xác

1.5.2. Vai trò của cơ quan đề ra chương trình

Nhóm đứng trên vai trò của Sở thông tin và Truyền thông Hà Nội

Về vai trò: Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội là cơ quan chuyên môn
thuộc ủy ban nhân dân Thành phố có chức năng tham mưu, giúp ủy ban nhân dân
Thành phố quản lý nhà nước về báo chí; xuất bản; bưu chính; viễn thông; tần số vô
tuyến điện; công nghệ thông tin; điện tử; phát thanh và truyền hình; thông tin đối ngoại;
bản tin thông tấn; thông tin cơ sở; hạ tầng thông tin truyền thông; quảng cáo trên báo
chí, trên môi trường mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp trên các sản
phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin (sau đây gọi tắt là thông tin
và truyền thông)

 => Vì vậy, ở chương trình này, Sở đóng vai trò đề xuất ra chương trình, lên kế hoạch
chung và quản lý, giám sát. 

1.5.3. Kết luận

 Xét trên thực tế, trong việc phòng chống lây bệnh HIV/AIDS qua đường tình dục,
trong 3 nhóm mục tiêu đã được chia ra,  nhóm 3 chính là nhóm có tác động mạnh mẽ
và có ảnh hưởng rất lớn đối với nhận thức cũng như hành động của người trong độ tuổi
thanh thiếu niên. Bởi ngày nay mạng xã hội phát triển với tốc độ rất nhanh tiềm ẩn rất
nhiều vấn đề. Với sự phát triển của công nghệ, thông tin báo chí và mạng xã hội ngày
càng trở nên phổ biến.

Đặc biệt là ở độ tuổi từ 15 -25, tiếp xúc nhiều với mạng xã hội. Một kết quả khảo sát
gần đây cho thấy, thời lượng sử dụng mạng xã hội trong một ngày của giới trẻ Việt

14
Nam trung bình là 7 giờ, khá cao so với khu vực và thế giới. Một bộ phận giới trẻ dành
quỹ thời gian cho mạng xã hội rất lớn, gây nên tình trạng “nghiện” mạng xã hội ngày
càng phổ biến. Mục đích sử dụng mạng xã hội của giới trẻ rất đa dạng, trong đó, 5
mục đích chiếm tỷ lệ cao nhất gồm: Tìm kiếm, cập nhật thông tin xã hội; làm quen với
bạn mới, giữ liên lạc với bạn cũ; liên lạc với gia đình, bạn bè; chia sẻ thông tin hình
ảnh, video, status và để giải trí. Có thể thấy, đây là nơi có thể truyền tải kiến thức, định
hướng tư duy nhanh nhất tới đối tượng mục tiêu.
 
Bên cạnh đó, nhóm đóng vai trò của Sở thông tin và truyền thông là một cơ quan có
kinh nghiệm, nhiệm vụ quản lý để có thể thực hiện tốt chương trình này.
 => Vì vậy, chương trình tập trung vào mục tiêu xây dựng mạng xã hội lành mạnh,
truyền tải những thông tin chính xác, hữu ích nhất về HIV/AIDS và cách phòng
HIV qua đường tình dục cho người trong độ tuổi từ 15-25.

1.6. Xác định logic can thiệp


 

Cấp
Nguồn kiểm
mục Nội dung Chỉ số giám sát Giả định
chứng
tiêu
- Số lượng người từ 15-
25 tuổi trên địa bàn Hà
Số liệu báo
Mục Giảm thiểu số Nội nhiễm HIV/AIDS
cáo, thống kê - Số liệu đo
tiêu lượng người từ 15- sau khi thực hiện dự án của Bộ y tế lường, báo cáo
tổng 25 tuổi trên địa bàn - Tỷ lệ người nhiễm hoặc các bệnh chính xác
quát Hà Nội nhiễm HIV/AIDS trong độ
viện
HIV/AIDS tuổi từ 15-25 trên địa
bàn Hà Nội
Số lượng người tiếp
Báo cáo từ đo
cận, react, comment
lường của
trên fanpage chính,
Facebook, báo
fanpage được hỗ trợ
chí - Tất cả người tiếp
truyền thông
cận đều là chủ
Mục Tiếp cận được tối Số lượng người quan Báo cáo từ đo động quan tâm
tiêu đa đối tượng 15-25 tâm đến các hoạt động lường của đến thông tin và
trung tuổi trên địa bàn Hà của chương trình Facebook chương trình
gian Nội thông qua Báo cáo từ - Số liệu đo
Số lượng người tham
truyền thông cổng nhận bài lường, báo cáo
gia cuộc thi viết chính xác
thi (Email)
Số lượng người xem Báo cáo từ đo
talkshow, video viral, lường của
event Facebook
Đầu ra Có kế hoạch truyền - Kế hoạch truyền
thông cụ thể trong thông đảm bảo

15
giai đoạn 6 tháng
Các bài đăng trên Thống kê từ
Số lượng bài đăng trên
fanpage, group, báo các link báo,
fanpage, group, báo chí,
chí, trang cá nhân nhóm đồng ý tính chuyên môn
trang cá nhân KOLs,...
KOLs,... đăng bài và phù hợp với
Cuộc thi, event, Số lượng cuộc thi, Báo cáo của giới trẻ
talkshow liên quan event, talkshow liên ban quản lý - Các bản báo cáo
đến HIV/AIDS quan đến HIV/AIDS dự án tổng kết đảm bảo thống kê
chặt chẽ, chính
- Số lượng người tiếp
Nội dung bài đăng xác
cận Báo cáo từ đo
phù hợp và hiệu
- Tỷ lệ người react, lường của
quả với đối tượng
comment, chia sẻ/ lượt Facebook
mục tiêu
tiếp cận
Tìm kiếm nhân sự * Nguồn nhân lực: Số
quản lý và cộng tác lượng quan tâm và có
với dự án kiến thức về HIV/AIDS
Lên kế hoạch lớn, nên có thể tìm
- Chương trình
truyền thông cụ thể kiếm được đội ngũ hoạt được thực hiện
động quản lý dự án
Đăng bài viết, gồm: đúng kế hoạch,
video lên fanpage - Ban quản lý dự án không bị gián
Làm việc, đàm - Bộ phận chuyên môn đoạn bởi các
phán để đăng tải - Bộ phận truyền thông trường hợp bất
Bảng kế
bài viết lên đa - Bộ phận sự kiện khả kháng như
hoạch truyền
Hoạt kênh: Các fanpage, thiên tai, dịch
thông và kế
động group, báo chí, bệnh
* Nguồn vốn: Được hoạch vận
trang cá nhân - Huy động đủ
huy động từ nhiều hành cụ thể
KOLs,... nguồn vốn để
nguồn khác nhau: thực hiện dự án
- Nguồn vốn NSNN ở - Nguồn nhân
Trung ương thực đủ trình độ,
- Nguồn ngân sách địa kiến thức chuyên
Tổ chức cuộc thi
phương môn
viết, talkshow, - Vốn từ nhà tài trợ
event,...
doanh nghiệp
- Vốn từ các nhà hảo
tâm

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN DỰ ÁN 

16
2.1. Tổng quan

● Tên dự án: Dự án truyền thông về phòng HIV/AIDS qua đường tình dục cho độ
tuổi từ 15-25 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
● Loại hình dự án: Dự án xã hội
● Thời hạn của dự án: 9 tháng
● Mục tiêu: Nâng cao nhận thức của giới trẻ về phòng HIV/AIDS qua đường tình
dục.
● Nhiệm vụ: Đem lại những kiến thức, thông tin hữu ích về phòng HIV/ AIDS qua
đường tình dục đến với mọi người. Từ đó định hướng giới trẻ về thông tin và
những hành động đúng đắn nhằm phòng HIV/AIDS qua đường tình dục
 
2.2. Yếu tố thành công

Thời đại công nghệ 4.0 phát triển, Internet có tầm ảnh hưởng mật thiết đối với đời sống
của con người và truyền thông mạng xã hội đang dần trở thành phương thức truyền
thông ưa dùng nhất bởi độ phủ sóng rộng rãi đến mọi đối tượng, đặc biệt là độ tuổi từ
15-25. Điều này giúp cho dự án có thể kết nối những thông tin hữu ích với mọi người
một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất.
 
2.3. Nguồn lực của dự án

● Vốn: Vốn được cấp từ NSNN, vốn từ kêu gọi đầu tư tài trợ, vốn từ các nhà hảo
tâm, tổ chức phi chính phủ,…
● Nhân lực:
+ Ban quản lý dự án
+ Bộ phận chuyên môn
+ Bộ phận truyền thông 
+ Bộ phận sự kiện

2.4. Quản lý dự án

● Người thực hiện quản lý dự án: Giám đốc Sở thông tin và Truyền thông Hà Nội
kết hợp với nhân sự đứng đầu phụ trách bộ phận chuyên môn, truyền thông và
sự kiện.
● Quá trình của quản lý dự án: 
-  Lập kế hoạch: Xây dựng mục tiêu, xác định vai trò của từng cá nhân, tính
toán các nguồn lực tham gia và phối hợp thành một quá trình thống nhất,
logic nhất 
- Điều phối thực hiện: Phân phối các nguồn lực gồm có vốn, lao động,
trang thiết bị. Từ đó sẽ có phương pháp giám sát dự án đảm bảo theo kịp
tiến độ thời gian. Phác thảo một sơ đồ gồm có ngày bắt đầu, ngày kết thúc
và dự trù cả những tình huống xấu có thể xảy ra.
- Giám sát tiến độ công việc: Giám sát,  phân tích tình hình, báo cáo tình
trạng và đề ra những biện pháp nếu có những trở ngại trong khi thi công.

17
Song song với giám sát, có sự đánh giá khách quan kết quả giữa kỳ và
cuối kỳ để rút kinh nghiệm hoặc thay đổi phương án.
 
● Các tiêu chí đánh giá việc quản lý dự án
- Dự án được thực hiện và hoàn thành theo đúng thời gian quy định
- Hoàn thành dự án trong mức chi phí được cho phép
- Đạt được mục tiêu, thành quả mong muốn
- Sử dụng nguồn lực và nhân lực một cách hiệu quả và hợp lý
 
2.5. Tiêu chí đánh giá về hiệu quả của dự án

Dự án truyền thông về phòng HIV/AIDS qua đường tình dục cho độ tuổi từ 15-25 trên
địa bàn thành phố Hà Nội là dự án xã hội. 
Với mục tiêu đưa các kiến thức chính xác, hữu ích về phòng HIV/AIDS qua đường tình
dục đến với nhiều đối tượng mục tiêu nhất, từ đó giúp họ hình thành nhận thức và hành
động đúng đắn nhất.Vì vậy, dự án không nhận về doanh thu, mà dự án sẽ nhận về được
lợi ích cho xã hội.
Vì vậy, để đánh giá hiệu quả của dự án, cần dùng tỷ số lợi ích/chi phí (B/C)

CHƯƠNG III: NỘI DUNG DỰ ÁN


 

18
3.1. Căn cứ xây dựng dự án
● Căn cứ thực tiễn:

Trong những năm qua, nhận thức được trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền,
cán bộ, đảng viên và nhân dân trong phòng, chống HIV/AIDS  với việc phòng chống
HIV/AIDS để từ đó đưa ra những chính sách, chiếc lược để thực hiện kế hoạch phòng
chống căn bệnh nguy hiểm này. Cũng nhờ đó sự kỳ thị, phân biệt của cộng đồng đối
với người bị HIV/AIDS giảm rõ rệt; nhiều người nhiễm HIV đã tích cực tham gia các
hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Hệ thống pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS
từng bước được xây dựng đồng bộ và khá toàn diện. 

Chiếc lược sử dụng công nghệ thông tin để tiếp cận và truyền thông đến cộng
đồng qua hình thực trực tuyến, hoặc trực tiếp bằng chuỗi các chương trình liên tiếp
nhau. Bởi ngày nay, trong bối cảnh thời đại công nghệ 4.0 phát triển, tận dụng lợi thế
của những công nghệ hiện đại để xây dựng chiến lược truyền thông của dự án. Hơn thế
nữa, đối tượng của dự án hướng đến chính là độ tuổi từ 15 - 25, đây cũng là độ tuổi
chiếm trọng số rất lớn trong việc sử dụng công nghệ thông tin hiện nay. 

Với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ, cũng như giảm
thiểu kỳ thị, phân biệt đối xử của xã hội với người nhiễm HIV/AIDS, tiếp thêm niềm
tin để người nhiễm HIV/AIDS có cuộc sống ổn định, hòa nhập cộng đồng những năm
qua, ngành Y tế tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả. Theo đó, ngành đã
kiện toàn, củng cố các điểm cấp thuốc điều trị; đồng thời tăng cường năng lực cho các
cán bộ chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại các tuyến, bảo đảm cơ sở vật chất, cung cấp
vật tư và hướng dẫn các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV trong cộng đồng, nhất là
nhóm có nguy cơ cao.

● Căn cứ pháp lý:

Hệ thống pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS từng bước được xây dựng đồng
bộ và khá toàn diện, với sự phối hợp liên ngành triển khai các hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS để xây dựng một chiến lược hiệu quả hơn. Dựa vào văn bản pháp luật; luật
phòng, chống HIV/AIDS như: Luật số 64/2006/QH11 ngày 29/06/2006 của Quốc hội
đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, dự kiến trình ban hành vào
cuối năm 2020 ở các khoản mục: Điểm a, khoản 1 Điều 4 của Luật HIV 2006; Khoản 2
Điều 11 của Luật HIV 2006; Khoản 3, 7 Điều 12 và Điều 18 của Luật HIV 2006,...
Hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia kết thúc đại
dịch AIDS vào 2030.

Cùng với sự cho phép của Bộ thông tin truyền thông, Bộ y tế và các đơn vị bảo
trợ và tài trợ liên quan để thực hiện dự án xã hội này.

3.2. Sản phẩm, thị trường


● Thị trường
Chiến dịch sử dụng các phương tiện truyền thông, các trang mạng xã hội để
truyền tải thông tin đến tất cả mọi người. Tuy nhiên, đối tượng chính hướng đến của

19
chiếc lược là thanh thiếu niên độ tuổi từ 18-25. Độ bao phủ sẽ rộng khắp cả nước,
nhưng tập trung chủ yếu ở địa bàn Hà Nội, không giới hạn số người được tiếp cận,
không giới hạn độ tuổi chỉ cần qua tuổi vị thành niên nên mục tiêu hướng đến là số
người tiếp cận càng nhiều người tham gia, chiến dịch càng thành công.  
● Sản phẩm
Chiến dịch được thực hiện chủ yếu qua hình thức online. Là chuỗi những sự kiện
chương trình nối tiếp nhau với cùng chủ đề thể hiện những nội dung về Phòng chống
HIV/AIDS như: talkshow, event, cuộc thi trực tuyến,... 
Chiến dịch hướng đến công tác tuyên truyền, khuyến khích cộng đồng tham gia vào các
hoạt động phòng chống HIV/AIDS. 
- Các bài viết với chủ đề “HIV/AIDS” và “Phòng chống HIV/AIDS qua
đường tình dục” được đăng tải và truyền thôn rộng rãi trên nền tảng mạng
xã hội, báo chí,…
- Tổ chức các chương trình như talkshow, event, cuộc thi nhằm mục tiêu
tiếp cận gần hơn được với đối tượng mục tiêu
- Những nội dung, kiến thức chính xác về căn bệnh HIV/AIDS và “Phòng
chống HIV/AIDS qua đường tình dục”.

3.3. Công nghệ và kỹ thuật của dự án

Thời đại Cách mạng công nghệ 4.0 với sự phát triển của các công nghệ mới đã có
những tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực báo chí truyền thông, sinh ra nhiều kênh thông
tin mới bên cạnh báo chí truyền thống và thay đổi phương thức tiếp nhận thông tin của
công chúng. Chính vì thế, Sở thông tin và Truyền thông Hà Nội sẽ sử dụng phương tiện
truyền thông mạng xã hội Facebook để tiến hành thực hiện dự án.

Facebook là ứng dụng mạng xã hội hàng đầu trên thế giới hiện nay và đứng số 1 tại
Việt Nam. Đây là nơi kết nối mọi người ở mọi nơi lại với nhau, chia sẻ thông tin, ý
tưởng, lợi ích nghề nghiệp và các nội dung khác thông qua các thiết bị công nghệ và
mạng máy tính.

Một số công cụ kỹ thuật được sử dụng trên nền tảng mạng xã hội Facebook để thực
hiện dự án là:

- Chạy quảng cáo Facebook Advertising (Facebook Ads): là dịch vụ quảng cáo
Facebook, cho phép hiển thị thông tin quảng cáo của các tổ chức/ cá nhân trên mạng xã
hội Facebook. Quảng cáo trên mạng Facebook được phân phối tự động dựa trên rất
nhiều các tiêu chí về giới tính, độ tuổi, khu vực địa lý, đặc điểm hành vi người dùng
phù hợp với khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp bạn. Dịch vụ này sẽ giúp tăng
lượng tiếp cận trên Facebook theo đối tượng hướng đến của dự án, giúp cho đối tượng
tiếp nhận được nhiều thông tin, mở rộng hiểu biết về phòng chống HIV/ AIDS qua
đường tình dục một cách dễ dàng.

- Live stream Facebook: Là phát sóng trực tiếp và tương tác trực tiếp với mọi người
trên các mạng cộng đồng, mạng xã hội về những chủ đề, những sự việc đang xảy ra ở
hiện tại.  Dự án sẽ sử dụng tính năng Live stream của Facebook để tổ chức Talk Show
20
online giúp các diễn giả có thể trao đổi thông tin, kiến thức về HIV/ AIDS với mọi
người trên mạng xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

- Page Insight là một công cụ giúp phân tích Fanpage giúp thu thập dữ liệu tìm hiểu
người dùng về tuổi, giới tính, tình trạng độc thân, học vấn, … với các tính năng như:

● Cung cấp số liệu chi tiết về khả năng tương tác của các bài viết. Các dữ liệu về
khách hàng bao gồm nhân khẩu học và vị trí địa lý. Việc này giúp bạn nắm được
thông tin cụ thể về những người mà bạn đang tương tác trên trang Facebook của
mình.
● Giúp hiểu các số liệu về khả năng tương tác của trang hoặc từng bài viết cụ thể
để đánh giá hiệu quả nội dung
● Page Insights là công cụ phân tích Fanpage trả về các số liệu với độ chi tiết vô
cùng ấn tượng. Ví dụ như số lượng người dùng truy cập mới, cụ thể bao nhiêu
nam, bao nhiêu nữ trên toàn bộ số người dùng.
● Giúp nắm vững sở thích, giới tính, độ tuổi… của các đối tượng tiềm năng để vẽ
chân dung chính xác và tối ưu các chiến dịch quảng cáo.

3.4. Khả năng đảm bảo và phương thức cung cấp yếu tố đầu vào

3.4.1. Nguồn vốn

Kinh phí hoạt động dự án về phòng chống HIV/ AIDS được huy động từ nhiều nguồn
khác nhau:

- Nguồn vốn NSNN ở Trung ương: Dự án nhận nguồn kinh phí Chương
trình mục tiêu (CTMT) quốc gia do Trung ương (TW) phân bổ 

- Nguồn ngân sách địa phương: UBND tỉnh bố trí kinh phí đầu tư cho các
chương trình, dự án phòng, chống HIV/ AIDS. 

- Vốn từ nhà tài trợ doanh nghiệp                                                             

- Vốn từ các nhà hảo tâm 

=> Đối tượng kêu gọi vốn: Ban giám đốc Sở thông tin và truyền thông

Ban giám đốc cần:

- Bố trí ngân sách thích hợp nhằm đảm bảo tài chính cho dự án phòng
chống HIV/ AIDS

- Vận động, kêu gọi các nguồn viện trợ, thu hút các nhà tài trợ mới để ổn
định nguồn tài chính. Các nhà tài trợ dự án khi được triển khai phải có lộ
trình chuyển giao cụ thể và đảm bảo tính bền vững sau khi dự án kết thúc

- Tận dụng tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật
lực) sẵn có của tỉnh và của ngành y tế cho phòng chống HIV/ AIDS

21
- Có sự phối hợp liên ngành của tất cả các cấp uỷ Đảng, các Sở, ban ngành,
đoàn thể, chính quyền các cấp về hoạt động phòng chống HIV/ AIDS.

3.4.2. Nguồn nhân lực

● Về nhu cầu nguồn nhân lực:

Để có thể tiến hành thực hiện một dự án thì yếu tố quan trọng nhất là vấn đề
cung cấp các yếu tố đầu vào. Bên cạnh những nguồn lực về tài chính thì một yếu tố
khác góp phần không nhỏ vào sự thành công của dự án là yếu tố nguồn lực con người.
Nguồn nhân lực đảm bảo tạo nên nguồn sáng tạo và những giá trị hữu ích trong chiến
lược phát triển của một dự án.
Dự án mà nhóm đang hướng tới là thực hiện chiến dịch truyền thông về phòng
ngừa HIV/AIDS bằng hình thức online. Chính vì chiến dịch được tuyên truyền chủ yếu
trên các trang mạng xã hội nên yêu cầu cần một đội ngũ nhân lực am hiểu về các kiến
thức phòng ngừa HIV/AIDS cùng với các kiến thức về truyền thông marketing, kỹ năng
tin học, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ và các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp,
truyền tải thông tin, kỹ năng làm việc nhóm,… để có thể duy trì dự án trong một
khoảng thời gian dài. Mặt khác, vì chiến dịch không tổ chức theo hình thức offline trực
tiếp nên dự án không cần đến số lượng nhân lực quá lớn. Cụ thể các bộ phận hậu kỳ, bộ
phận tổ chức sự kiện được loại bỏ, mỗi nhân sự có thể tích hợp thực hiện, đảm nhận
nhiều công việc. 

Dự án yêu cầu có các bộ phận sau:

- Ban quản lý dự án: Đây là vị trí đòi hỏi cần có kinh nghiệm dày dặn về
quản lý cùng một số hiểu biết về các lĩnh vực khác để có thể phụ trách và
điều hành dự án. Cụ thể bộ phận này thực hiện 4 chức năng chính sau:
Chức năng lập kế hoạch lập, bao gồm việc xác định mục tiêu, công việc
và dự tính nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án; Chức năng tổ chức,
tiến hành phân phối nguồn lực và quản lý thời gian; Chức năng lãnh đạo;
Chức năng kiểm soát, theo dõi kiểm tra tiến độ dự án, phân tích tình hình
thực hiện, tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất các
giải pháp giải quyết các khó khăn trong quá trình thực hiện dự án.
- Bộ phận chuyên môn: là bộ phận chịu trách nhiệm trong công tác thu
thập, kiểm soát nội dung thông tin về HIV/AIDS. Vì vậy bộ phận cần
đảm bảo được tính chính xác, đúng đắn và minh bạch của các thông tin
đưa ra.
- Bộ phận truyền thông: Đây là bộ phận chính, đóng vai trò quan trọng khi
triển khai dự án, đảm nhận các công việc như lên ý tưởng cho các bài
viết, sản xuất video, chạy chương trình quảng cáo,.... Vị trí này yêu cầu
nguồn nhân lực có kiến thức nhất định về ngành truyền thông marketing,
am hiểu cách thức thực hiện các hoạt động truyền thông. Một yếu tố quan
trọng khác đó là sự sáng tạo, người có đầu óc sáng tạo sẽ đóng góp những
ý tưởng làm mới lại các nội dung tuyên truyền trên fanpage và thu hút sự
chú ý của giới trẻ sử dụng mạng xã hội.

22
- Bộ phận sự kiện: Bộ phận đảm nhận công việc phụ trách liên hệ tới các
công ty tổ chức sự kiện và giám sát các hoạt động đó.

● Về nguồn cung cấp nhân lực

Có thể thấy dự án truyền thông về phòng ngừa HIV/AIDS là một chiến dịch có ý
nghĩa lớn với cộng đồng nên nó có thể huy động được sự quan tâm và tham gia của các
bạn sinh viên. Do là thế hệ trẻ nên họ khá năng động và có khả năng tìm tòi, học hỏi,
tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng. Vì thế họ chính là nguồn nhân lực chủ yếu
tham gia vào thực hiện dự án với vai trò là cộng tác viên.
Tuy nhiên do còn là sinh viên nên họ vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm chuyên
môn nên dự án vẫn cần những người có khả năng quản lý và kỹ năng chuyên môn cao
để dẫn dắt và điều hành dự án. Dưới vai trò là Sở Thông tin và Truyền thông thành phố
Hà Nội thì Sở có thể tận dụng nguồn nhân lực của chính cơ quan để quản lý và giám sát
việc thực hiện dự án, đưa dự án đạt được hiệu quả tốt nhất. 
Bên cạnh đó, dự án còn liên kết với Sở y tế Hà Nội và Ủy ban phòng chống
HIV/AIDS cùng các sở, ban ngành, đoàn thể nên dự án có khả năng huy động được sự
tham gia của các chuyên gia về lĩnh vực HIV/AIDS. Điều này góp phần làm tăng độ
minh bạch, tin cậy về các thông tin tuyên truyền. 
Cuối cùng để thu hút sự chú ý của cộng đồng thì chiến dịch rất cần đến sự quảng
bá, phổ biến, lan tỏa rộng rãi. Cụ thể là chiến dịch có thể thông qua sự tuyên truyền của
những người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội hay thực hiện chạy các
chương trình quảng cáo trên các trang web.

3.5. Tổ chức và tiến độ thực hiện đầu tư

3.5.1. Tổng quát giai đoạn

● Giai đoạn 1: Lập kế hoạch (Thời gian dự kiến: 3 tháng) 


Đây là giai đoạn tiền đề của dự án, bao gồm các công việc: Tìm kiếm nguồn nhân lực,
tìm kiếm các bên cung cấp dịch vụ hỗ trợ, lên kế hoạch tổ chức và kế hoạch truyền
thông chi tiết,... để sẵn sàng cho giai đoạn đi vào dự án.
Nguồn lực chủ yếu của giai đoạn này là nguồn nhân lực, bởi vậy chi phí thực hiện đầu
tư chưa cần quá lớn do chưa đi vào vận hành chính thức. 

● Giai đoạn 2: Thực hiện dự án (Thời gian dự kiến: 6 tháng)


Đây là giai đoạn bước vào vận hành chính thức của dự án. Dự án được xây dựng nhằm
mục tiêu trở thành kênh thông tin chính xác, tin cậy nhất về kiến thức liên quan đến
HIV/AIDS và hướng tới việc tiếp cận cũng như giúp đối tượng mục tiêu nhận thức và
hành động đúng đắn. 
Để đạt được hiệu quả cao nhất, kế hoạch truyền thông được chia làm 4 giai đoạn nhỏ:
- Awareness: “Awareness” là giai đoạn bắt đầu trong kế hoạch truyền
thông, với mục tiêu vẽ nên một thực trạng đáng báo động về số lượng

23
người nhiễm, những nhận thức và thông tin còn sai lệch về HIV/AIDS.
Từ đó đưa ra những thông tin, kiến thức chính xác nhất và bước đầu xây
dựng fanpage thành kênh thông tin đáng tin cậy nhất về HIV/AIDS.
- Educate: “Educate” là giai đoạn đưa ra những kiến thức, thông tin chính
xác nhất về HIV/AIDS, về phòng HIV/AIDS qua đường tình dục. Song
song với đó tổ chức thêm 1 talk show để trò chuyện, giáo dục kiến thức
đối với giới trẻ.
- Push Action: Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong việc định hướng
nhận thức. Khi ở 2 giai đoạn trước, kế hoạch đã cung cấp một nền tảng
kiến thức chính xác, đúng đắn cho giới trẻ thì tại giai đoạn này, truyền
thông kết hợp đẩy mạnh khuyến khích hành động. Với hoạt động chính là
tổ chức 1 cuộc thi viết và 1 talkshow, giai đoạn này mong muốn có thể
thông qua đó chia sẻ thêm cho giới trẻ về những hành động phòng
HIV/AIDS qua đường tình dục, và được lắng nghe những gì giới trẻ, giới
trẻ đã hành động.
- Sharing: Khi một số lượng đối tượng đã tiếp cận được những thông tin
hữu ích, nhận thức được đúng đắn về việc phòng HIV/AIDS qua đường
tình dục, thì cần có định hướng để thúc đẩy họ chia sẻ và lan tỏa nhận
thức tới những người xung quanh - Đây là mục tiêu chính của giai đoạn
này. Hi vọng rằng với video clip ý nghĩa, chương trình lễ hội online thú
vị, sẽ là phương tiện để qua đó lan tỏa được những kiến thức, giá trị tốt
đẹp.

Giai đoạn này cần sử dụng tối đa nguồn lực và chi phí đầu tư lớn, để thực hiện các
chiến dịch truyền thông quy mô, đặc sắc bên cạnh các nội dung duy trì hàng tháng.  

3.5.2. Kế hoạch chi tiết của dự án


● Giai đoạn 1: Lập kế hoạch
Thời gian dự kiến: 3 tháng

Thời
Mảng
gian cụ Hoạt động chính Đơn giá Tổng chi phí
công việc
thể
Tuyển và hình thành nhóm
vận hành dự án bao gồm:
+ 01 quản lý dự án - 01 quản lý:
+ 02 hỗ trợ quản lý dự án 5tr/tháng
Tháng + 01 team chuyên môn (1 - 01 hỗ trợ quản
Nhân sự leader và 3 nhân sự) lý: 3tr/tháng
1, 2 - Leader: 3tr/
+ 01 team truyền thông (1
leader và 5 nhân sự) tháng
+ 01 team sự kiện (1 leader - CTV: 1tr/ tháng
và 4 nhân sự)
Nhân sự Lên ý tưởng, kế hoạch - 01 quản lý:

24
5tr/tháng
- 01 hỗ trợ quản
lý: 3tr/tháng
truyền thông
- Leader: 3tr/
tháng
- CTV: 1tr/ tháng
- Mua fanpage có lượng đối
Tháng Truyền
tượng mục tiêu là từ 15 - 5.000.000
3 thông
25, lượt thích page 5.000

● Giai đoạn 2: Thực hiện dự án


Thời gian dự kiến: 6 tháng

Thời Mảng
Tổng chi
Mục đích gian cụ công Hoạt động chính Đơn giá
phí
thể việc
Awareness - 01 quản lý:
5tr/tháng
Vận hành theo kế hoạch - 01 hỗ trợ quản
Nhân
và duy trì bài đăng trên lý: 3tr/tháng
sự
fanpage - Leader: 3tr/
tháng
- CTV: 1tr/ tháng
Tháng - Đăng bài hàng tuần trên
4 0
fanpage
- Các nội dung thú vị được
Truyền reup và hỗ trợ đăng bài
0
thông trên Social Fanpage,
Social Group, báo chí,...
- 01 bài quảng cáo trên
3.000.000 3.000.000
fanpage
Tháng - 01 quản lý:
5 5tr/tháng
Vận hành theo kế hoạch - 01 hỗ trợ quản
Nhân
và duy trì bài đăng trên lý: 3tr/tháng
sự
fanpage - Leader: 3tr/
tháng
- CTV: 1tr/ tháng
Truyền - Đăng bài hàng tuần trên
0
thông fanpage
- Các nội dung thú vị được 0
reup và hỗ trợ đăng bài

25
trên Social Fanpage,
Social Group, báo chí,...
- 02 bài quảng cáo trên
3.000.000 6.000.000
fanpage
1.000.000/ bài
- 03 bài trên Social
đăng trên 01 3.000.000
Fanpage
fanpage
1.000.000/ bài
- 03 bài trên Social Group đăng trong 01 3.000.000
group
- 02 bài đăng trên 2 kênh 2.000.000/ bài
4.000.000
báo giới trẻ đăng trên 01 báo
- 01 quản lý:
5tr/tháng
Vận hành theo kế hoạch - 01 hỗ trợ quản
Nhân
và duy trì bài đăng trên lý: 3tr/tháng
sự
fanpage - Leader: 3tr/
tháng
- CTV: 1tr/ tháng
- Đăng bài hàng tuần trên
0
fanpage
Tháng - Các nội dung thú vị được
Educate reup và hỗ trợ đăng bài
6 0
trên Social Fanpage,
Social Group, báo chí,...
Truyền
30.000.000/
thông - Tổ chức 1 talkshow 30.000.000
talkshow
- 1 bài quảng cáo trên
3.000.000 3.000.000
fanpage
1.000.000/ bài
- 03 bài trên 3 Social
đăng trên 01 3.000.000
Fanpage
fanpage
- 01 quản lý:
5tr/tháng
Vận hành theo kế hoạch - 01 hỗ trợ quản
Nhân
và duy trì bài đăng trên lý: 3tr/tháng
sự
Push Tháng fanpage - Leader: 3tr/
Action 7 tháng
- CTV: 1tr/ tháng
- Đăng bài hàng tuần trên
Truyền fanpage 0
thông
- Các nội dung thú vị được 0

26
reup và hỗ trợ đăng bài
trên Social Fanpage,
Social Group, báo chí,...
- Tổ chức 1 cuộc thi viết
20 triệu đồng 20.000.000
(Chi phí giải thưởng)
- 1 bài quảng cáo trên
3.000.000
fanpage
- 02 bài trên Social
2.000.000
Fanpage
- 02 bài trên Social Group 2.000.000
- 02 bài đăng trên 2 kênh
4.000.000
báo giới trẻ
- 01 quản lý:
5tr/tháng
Vận hành theo kế hoạch - 01 hỗ trợ quản
Nhân
và duy trì bài đăng trên lý: 3tr/tháng
sự
fanapage - Leader: 3tr/
tháng
- CTV: 1tr/ tháng
Tháng - Đăng bài hàng tuần trên
0
8 fanpage
- Các nội dung thú vị được
reup và hỗ trợ đăng bài
Truyền trên Social Fanpage, 0
thông Social Group, báo chí,...
- Tổ chức 1 talkshow 30.000.000
- 1 bài quảng cáo trên
3.000.000
fanpage
Sharing Tháng - 01 quản lý:
9 5tr/tháng
Vận hành theo kế hoạch - 01 hỗ trợ quản
Nhân
và duy trì bài đăng trên lý: 3tr/tháng
sự
fanpage - Leader: 3tr/
tháng
- CTV: 1tr/ tháng
Truyền - Đăng bài hàng tuần trên
thông fanpage
- Các nội dung thú vị được
reup và hỗ trợ đăng bài
trên Social Fanpage,
Social Group, báo chí,...

27
- Tổ chức 1 event lớn
(60.000)
- Sản xuất viral video
(10.000)
- 3 bài quảng cáo trên
Fanpage
- 03 bài trên Social
Fanpage
- 03 bài trên Social Group
- 02 bài đăng trên 2 kênh
báo giới trẻ

3.6. Phân tích và đánh giá hiệu quả tài chính

3.6.1. Phân tích và đánh giá hiệu quả

Chi phí thực hiện dự án

28
Lợi ích của dự án

Với fanpage khởi điểm có lượt like 5.000, cập nhật bài viết có nội dung chính xác, thú
vị; kết hợp với nền tảng quảng cáo và đăng tải nội dung đa kênh. 
Dự án dự kiến tiếp cận 1.263.000 đối tượng, cụ thể các mục tiêu:

ST
T Hạng mục Tiêu chí Mục tiêu
4 Like page 20.000
5 Lượt tiếp cận tự nhiên 800.000
6 Fanpage Lượt tiếp cận quảng cáo 200.000
10 Social Group Lượt tiếp cận tổng 3.000
10 Social Fanpage Lượt tiếp cận tổng 10.000
20 Báo chí Lượt tiếp cận tổng 200.000
20 Kols Lượt tiếp cận tổng 50.000

Đánh giá hiệu quả tài chính

Đánh giá hiệu quả tài chính dự theo chỉ tiêu B/C 
Cụ thể:
● Lợi ích (tổng số lượt tiếp cận) 1.263.000 lượt
● Tổng chi phí: 501.000.000 đồng
● Hiệu quả tài chính 
Lợi ích / Chi phí = 1.263.000 / 501.000.000 = 0,002520958084

3.6.2. Phân tích và đánh giá hiệu quả tài chính một vài dự án khác

Dự án 1: TẮT ĐÈN BẬT Ý TƯỞNG

(Dự án cùng loại (dự án xã hội) và có thành công lớn)

Chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng là một sáng kiến do dự án môi trường BOOViroment –
trực thuộc Công ty Cổ phần Thương mại BOO thực hiện từ năm 2010 nhằm hưởng ứng
sự kiện Giờ trái đất do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên WWF (World Wide
Fund for Nature) phát động trên toàn thế giới.

Với mục đích nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và lan tỏa
thông điệp bảo vệ môi trường sống tới thế hệ trẻ trên toàn quốc, hành trình 11 năm của
chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng mang đến nhiều chủ đề khác nhau như: Sử dụng nguồn
năng lượng sạch, Bảo vệ không khí sạch, Giảm thiểu rác thải nhựa… cùng sự quan tâm

29
của hàng ngàn bạn trẻ, thu hút khoảng 100 đơn vị truyền thông cùng 40 nghệ sĩ đồng
hành mỗi năm.

Với thông điệp “Chọn kỹ – Dùng lâu – Mặc xanh – Sống bền”, Tắt đèn Bật ý tưởng
2020 mong muốn sẽ nâng cao nhận thức và kêu gọi được cộng đồng cùng hành động vì
một lối sống thân thiện môi trường thông qua các hoạt động online và offline. Tuy
nhiên, do tình hình dịch bệnh phức tạp, hoạt động chính của Tắt đèn bật Ý tưởng được
thực hiện online

● Tổng kết hiệu quả của chiến dịch:


Tổng kết chi phí: 234.000.000 đồng
Tổng kết lợi ích:
- 30 Đại sứ, KOLs đồng hành
- Trên 20 Báo chí đồng hành
- Hơn 70 Đơn vị doanh nghiệp, đối tác hỗ trợ
- 3.000.000 Lượt tiếp cận 
- Trên 1.000 người trực tiếp tham gia các hoạt động

● Hiệu quả tài chính 


Lợi ích / Chi phí = 3.000.000/234.000.000 = 0,01282051282

Dự án 2: I’M READY – Hiểu để sẵn sàng, hiểu để hành động.

(Dự án xã hội có mục đích tương đương)

Chiến dịch I’M READY 2015 là một sáng kiến của CLB Sinh viên tuyên truyền PC
TNXH và HIV/AIDS – Đại học Kinh tế Quốc dân kết hợp với CLB Hải Đăng đồng tổ
chức nhằm hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống AIDS 1/12 và lan tỏa các thông điệp
về an toàn tình dục, hiểu biết để bảo vệ bản thân trước HIV/AIDS, giảm sự kỳ thị đối
với người có HIV và cộng đồng LGBT. 

Với mục tiêu lan tỏa và mang lại tác động tích cực cho việc nâng cao nhận thức và thay
đổi hành vi, giúp mọi người có thể đánh giá và bảo vệ bản thân trước các nguy cơ và
cám dỗ của xã hội.

Các hoạt động của chương trình (miễn phí)

- Đạp xe cổ động quanh Hà Nội

- Mở các khu triển lãm, khu xét nghiệm, khu G-town, Chic&Cheap Flea
market, vui chơi có thưởng, tô màu, photobooth,...

- Tổ chức buổi talkshow với sự tham gia của khách mời là ca sĩ Hương
Giang idol về vấn đề “HIV/AIDS và cộng đồng MSM”

- Tổ chức Flashmob & Free Hugs và cuộc thi âm nhạc “Dream big-end it”.

30
● Tổng kết hiệu quả chiến dịch:
Tổng kết chi phí: 100.000.000 đồng
Tổng kết lợi ích:
- Các khách mời như ca sĩ Hương Giang idol, chuyên gia về HIV/AIDS
tham gia talkshow về vấn đề “HIV/AIDS và cộng đồng MSM”.
- Các đơn vị tham gia hỗ trợ dự án: Quỹ chăm sóc sức khỏe HIV/AIDS
Hoa Kỳ - AIDS Healthcare Foundation (AHF); CCRD – Trung tâm
nghiên cứu phát triển Y tế cộng đồng; Fhi360 – Tổ chức sức khỏe Gia
đình Quốc tế; ISDS – Viện nghiên cứu phát triển xã hội và các nhà tài trợ
khác.
- Hơn 12.000 người tiếp cận trên fanpage của ban tổ chức.
- Hơn 2400 người tham gia trực tiếp sự kiện.

● Hiệu quả tài chính 


Lợi ích / Chi phí = 12.000/100.000.000 = 0,00012

3.6.3. Kết luận hiệu quả tài chính

Bảng so sánh hiệu quả tài chính của dự án chính và 2 dự án khác: 

Dự án truyền thông Dự án Tắt đèn bật ý tưởng Dự án I’m ready


Phòng HIV/AIDS qua 
đường tình dục 
Lợi ích / Chi phí = Lợi ích / Chi phí = Lợi ích / Chi phí =
1.263.000 / 501.000.000 3.000.000/234.000.000 = 12.000/100.000.000 =
= 0,002520958084 0,01282051282 0,00012

Nhận thấy được, lợi ích của dự án lớn hơn đáng kể so với dự án I’m Ready - một dự án
tương đương.
Bên cạnh đó, so với một dự án truyền thông có tiếng vang lớn, đã được tổ chức 11 năm
là Tắt đèn bật ý tưởng, thì hiệu quả tài chính của dự án chỉ trong năm đầu tiên đã đạt
được gần 20%. 
=> Dự án có hiệu quả tài chính khả quan để thực hiện

3.7. Phân tích rủi ro và cách thức giảm thiểu rủi ro cho dự án

3.7.1. Các loại rủi ro 

a. Rủi ro xuất phát từ báo chí


Thời gian gần đây, hoạt động báo chí cũng như sự quan tâm của công chúng đã có mối
quan hệ chặt chẽ hơn với hoạt động của dự án tuyên truyền phòng HIV/AIDS đối với
đời sống. Công chúng bắt đầu có cái nhìn khách quan và gắt gao hơn về thông tin trên

31
báo chí. Các thông tin PR lộ liễu hay quảng cáo thổi phồng…thường đem lại tác động
tiêu cực. 
Phần lớn báo chí có xu hướng chạy theo nguồn thu, quan tâm khai thác nhiều
các đề tài “giật gân” câu khách, nhiều khi cố tình đưa tin sai sự thật về thông tin của Dự
án xã hội nhằm thu hút lượt tương tác để thu nguồn lợi về cho tòa soạn.   

b. Rủi ro từ hoạt động của dự án


Đây là những vấn đề rủi ro phát sinh từ trong chính hoạt động tuyên truyền của Dự án 
đặc biệt nhạy cảm với nhận thức của giới trẻ. Những ví dụ sau đây thường được truyền
thông khai thác mạnh ở khía cạnh tiêu cực: 
Trình độ, năng lực của đội ngũ cộng tác viên tham gia tổ chức dự án còn hạn chế
và trách nhiệm chưa cao nên có thể đưa ra những thông tin cũng như bài viết không
phải bao giờ cũng đúng và đáng tin cậy.
Những sự cố bất thường, các vấn đề về chất lượng đường truyền mạng không ổn
định trong quá trình thực hiện talkshow, event diễn ra, dẫn đến chất lượng video không
ổn định, hình ảnh kém, gây gián đoạn cho người xem trong thời gian thực hiện
talkshow, event. 
Các vấn đề bất lợi từ việc các cá nhân, ban tổ chức thực hiện dự án trong quá
trình thực hiện dự án cung cấp hoặc phổ biến các thông tin, các hình ảnh quảng bá chưa
được chọn lọc, do vô tình hoặc do bất mãn. 
Các vấn đề bất lợi xuất phát từ người tham dự cuộc thi cheating, gian lận, cạnh
tranh không công bằng với các thí sinh khác trong quá trình tham gia cuộc thi viết trực
tuyến. 
Các rủi ro khác có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình thực hiện dự án mà
các phương tiện truyền thông có thể nhắm đến. 

c. Rủi ro trong thực hiện kế hoạch truyền thông


Trong kế hoạch thực hiện kế hoạch truyền thông của dự án, có thể xảy ra các rủi ro tiềm
ẩn như sau: 
Sự cố về thông tin truyền thông khi công bố mà không có sự kiểm soát và chưa
được phát của ban quản lý dự án. 
Thiếu kinh phí thực hiện hoạt động truyền thông theo ngân sách truyền thông
được duyệt, dẫn đến kết quả nửa vời, không thực hiện hiệu quả hoặc phản ứng tiêu cực
từ phía công chúng. 
Thiếu sự phối hợp giữa giữa các bộ phận chức năng từ các ban truyền thông, ban
chuyên môn dẫn đến việc thực hiện hoạt động truyền thông, thông tin không nhất quán,
xảy ra các phản ứng nghiêm trọng. 
Các thế lực chống phá hoặc cá nhân cố tình tung tin sai lệch, bôi nhọ uy tín,
danh dự của dự án.   

d. Rủi ro từ truyền thông xã hội


Khủng hoảng truyền thông xã hội là mối đe dọa khó lường trước, xuất phát từ
các phương tiện truyền thông xã hội và có khả năng gây tổn hại nghiêm trọng đến hình
ảnh, uy tín hoặc các hoạt động mà dự án đang triển khai. Khi có sự cộng hưởng giữa
báo chí chính thống và truyền thông xã hội, sức tàn phá của khủng hoảng là không thể
đo lường được. 

32
Các rủi ro có thể bắt nguồn từ một sự kiện hoặc sự việc không tốt xảy ra trong
thực tế, dẫn đến việc bị phản ánh trên báo chí hoặc lan truyền rộng trên mạng xã hội:
Những lời phàn nàn, bình luận chê bai về hành vi bị coi là không chuẩn mực của
ban tổ chức thực hiện dự án khi thực hiện công tác truyền thông cho Dự án. 
Tham nhũng nguồn ngân sách thực hiện dự án, lừa đảo gây mất lòng tin của giới
trẻ, lạm quyền bị công luận phát hiện,..

3.7.2. Cách thức giảm thiểu rủi ro

Dự án áp dụng cách tiếp cận chiến lược khi xử lý khủng hoảng truyền thông, với
các công cụ phân tích đánh giá, xây dựng chiến lược và kế hoạch xử lý khủng hoảng,
quy trình xử lý khủng hoảng truyền thông và các biểu mẫu chuẩn cho công tác này. 

a. Rủi ro xuất phát từ báo chí


Trước những rủi ro không mong muốn xuất phát từ báo chí thì ban tổ chức và
quản lý dự án cần phải hiểu rõ hệ thống báo chí ở Việt Nam, các đặc điểm và nhu cầu
của báo chí như: nội dung phong phú hơn, gần gũi với độc giả và đời sống hơn, chuyển
hướng thông tin nhiều chiều, có sự tham gia của độc giả. Cạnh tranh chất lượng, nội
dung bài viết liên quan đến dự án Tuyên truyền phòng HIV cho giới trẻ. Từ đó cần
phân loại báo chí để lựa chọn cơ quan báo đài uy tín, phù hợp trong việc hợp tác truyền
thông viết bài đưa tin về Dự án. Xây dựng và duy trì quan hệ với báo chí có uy tín
nhằm hướng tới hợp tác lâu bền trong việc viết bài đưa tin. 
  Ngoài ra thì ban quản lý dự án cần cung cấp thông tin, cung cấp kiến thức của
dự án này đến với các cơ quan báo chí. Bởi báo chí không phải chuyên gia trong tất cả
các lĩnh vực liên quan đến đời sống xã hội, nên để họ viết đúng và chính xác thì cần
giúp họ hiểu bằng cách cung cấp các tài liệu được viết theo ngôn ngữ thông thường, ai
cũng hiểu. Nếu báo chí không hiểu thì độc giả cũng không hiểu. Để từ đó giảm thiểu sai
sót trong quá trình đăng tải thông tin sai lệch về dự án thông qua các phương tiện xã
hội. 

b. Rủi ro từ hoạt động của dự án


Duy trì và thực hiện các buổi hướng dẫn, đào tạo cho các cộng tác viên, thành
viên ban tổ chức, tham gia vào quản lý dự án theo kế hoạch hàng tháng, hàng quý nhằm
nâng cao nhận thức, củng cố chuyên môn nghiệp vụ để giảm thiểu sai sót về việc đăng
tải thông tin, gây mất hình ảnh và uy tín của dự án trong lòng giới trẻ. Các buổi hướng
dẫn sử dụng mạng xã hội nhằm mục đích truyền thông dành cho các thành viên ban
quản lý dự án. 
Chuẩn bị, dự trù các trang thiết bị nhằm ổn định đường truyền Internet. Hợp tác
với các bên cung cấp giải pháp wifi như VNPT, FPT, Viettel để có đường truyền và kết
nối Internet ổn định, đem đến trải nghiệm đáng giá cho người xem với chất lượng âm
thanh, thông tin chính xác nhất. 
Triển khai, quán triệt đầy đủ về thể lệ cuộc thi viết trực tuyến trên trang mạng xã
hội để đảm bảo công bằng cho các thí sinh tham gia cuộc thi.  Có các công cụ quản lý,
đánh giá độ xác thực của bài viết không trùng lặp với các bài viết ở các cuộc thi khác. 

33
Khi phát hiện thông tin sai lệch trên mạng xã hội thì cần xin lỗi và đính chính lại
thông tin cho chính xác và đưa ra các cuộc thảo luận công khai, đảm bảo rằng những gì
được đề cập là đúng trên thực tế. 

c. Rủi ro trong thực hiện kế hoạch truyền thông


Lập bảng kế hoạch dự trù kinh phí chi tiết và đầy đủ nhằm đảm bảo ngân sách
truyền thông không bị thiếu hụt, đem lại hiệu quả theo đúng mục tiêu của dự án. 
Các bộ phận chức năng như team truyền thông, team chuyên môn, team tổ chức
cần thống nhất, có tiếng nói chung trong việc lên kế hoạch triển khai thảo luận dự án để
tránh dẫn đến việc thực hiện hoạt động truyền thông không nhất quán. 
Có các biện pháp, nhờ cơ quan chức năng vào cuộc nhằm cảnh cáo, răn đe, xử lý
các thế lực chống phá hoặc cá nhân cố tình tung tin sai lệch, bôi nhọ uy tín, danh dự của
dự án.   

d. Rủi ro từ truyền thông xã hội


Nhằm tránh rủi ro đến từ khủng hoảng truyền thông cho dự án, gây ảnh hưởng nghiêm
trọng thì ban Chỉ đạo Dự án cần đưa ra những nguyên tắc chung về dự án như: 
Bảo vệ những thông tin bí mật của Dự án, tuyệt đối không chia sẻ các thông tin
đó trên mạng xã hội. 
Bảo vệ danh tính của chính mình. Mỗi cá nhân, thành viên tham gia vào ban tổ
chức, quản lý dự án cần trung thực với bản thân mình và không nên cung cấp thông tin
cá nhân một cách tuỳ tiện vì những thông tin này có thể bị sử dụng cho mục đích tiêu
cực. 
Bảo vệ sự riêng tư của mình và người khác. Tôn trọng những người khác
Tôn trọng thời gian và tài sản của Dự án. Thực hiện theo đúng timeline kế hoạch
đề ra cho dự án. Sử dụng ngân sách cho đúng mục đích của dự án không chuộc lợi cá
nhân. Đồng thời hiểu rõ ranh giới giữa công việc và cá nhân để đưa ra quyết định đúng
đắn trong việc đăng tải thông tin, nên hay không nên đăng nội dung đó và đăng ở đâu
thì phù hợp. 
Đưa ra hòm thư góp ý để công chúng phản hồi và góp ý khi phát hiện sự cố. Giải
đáp các thắc mắc của các bạn trẻ trong việc tuyên truyền phòng HIV nhằm lan tỏa
thông điệp của dự án đến với nhiều bạn trẻ cùng chung tay tham gia thực hiện công tác
phòng HIV. 

3.8. Phân tích tác động của dự án


3.8.1.Tác động tích cực

● Tác động đến nhận thức:

  Mục đích của dự án là xây dựng chiến dịch vì cộng đồng. Vì vậy mà người dân có thể
đạt được nhiều lợi ích từ dịch vụ của dự án. Sản phẩm của dự án là các buổi tọa đàm,
talk show chia sẻ kiến thức, kỹ năng về vấn đề nhận biết, phân loại, xác thực tính đúng
sai về những thông tin lan truyền trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, dự án cũng tổ chức
sản xuất và phổ biến các tin, bài, chương trình, chuyên mục, phóng sự, quảng cáo về
phòng, chống HIV/AIDS, Sản xuất các tài liệu truyền thông dưới các hình thức thích

34
hợp, cộng tác viên truyền thông phòng, chống HIV/AIDS để phân phối cho các đối
tượng mà dự án hướng đến. … . Từ đó đối tượng mà dự án hướng tới có thể hiểu rõ về
các con đường lây nhiễm HIV (qua đường máu, qua quan hệ tình dục và tự mẹ sang
con), các cách phòng tránh hiệu quả, dự phòng sớm lây nhiễm HIV và các dịch vụ dự
phòng HIV/AIDS,.... để họ có cái nhìn chân thực, rõ nét nhất về tác hại to lớn của virus
HIV/AIDS, từ đó mà họ thay đổi suy nghĩ, hành vi, lối sống để bảo vệ bản thân khỏi
những mối nguy hiểm ngoài xã hội.
     Hơn nữa, chiến dịch cũng tổ chức cuộc thi trực tuyến nhằm mang lại hiệu ứng lan
tỏa. Dự án sẽ không chỉ là các bài viết, các bài diễn thuyết, tuyên truyền khô khan cứng
nhắc, những buổi tọa đàm chỉ có sự tham gia từ phía ban tổ chức và các chuyên gia. 
Những cuộc thi này đã mang lại một sân chơi năng động, là nơi giới trẻ có thể chia sẻ,
giao lưu, tranh luận với nhau về các vấn đề cấp bách trong phòng chống HIV/AIDS mà
ban tổ chức đưa ra, là nơi mà các thế hệ học sinh, sinh viên có thể rèn luyện một số kỹ
năng mềm như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lắng nghe, đặt câu hỏi. Khi đó các thông
điệp mà dự án mong muốn truyền tải sẽ đến với họ một các tự nhiên, chủ động, dễ dàng
hơn.
     Đồng thời dự án còn có tác động kết nối cộng đồng, xã hội. Với HIV/AIDS, thông
tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi giúp mọi người hiểu biết đúng đắn và đầy
đủ hơn, làm giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS và những
người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong cộng đồng.  Dự án truyền thông nói riêng
cũng như các chương trình tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS nói chung đã có
tác động tích cực với bộ phận người nhiễm HIV. HIV/AIDS không phải là tệ nạn xã
hội. Họ hoàn toàn có thể hòa nhập cộng đồng, sống vui vẻ, hạnh phúc để kéo dài thời
gian sống và có ích cho xã hội. Những người nhiễm HIV/AIDS vẫn khỏe mạnh trong
nhiều năm, họ có thể sống chung với gia đình và làm việc có ích cho bản thân, gia đình
và xã hội.

● Tác động đến hành động:

Khi bộ phận giới trẻ đã có sự thay đổi nhận thức về HIV/AIDS thì sau đó những
nhận thức ấy sẽ được chuyển sang thành hành động. 
- Giới trẻ sẽ có ý thức tuyên truyền thông tin rộng rãi tới những người xung
quanh để cả cộng đồng đều có kiến thức về phòng tránh HIV/AIDS. 
- Thay đổi lối sống theo hướng lành mạnh hơn (Cụ thể như không quan hệ
tình dục bừa bãi,...)
- Biết cách bảo vệ bản thân khỏi các tệ nạn xã hội.
- Tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội về phòng chống
HIV/AIDS,...

3.8.2. Tác động tiêu cực

     Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực mang lại cho xã hội thì dự án vẫn có những mặt
tiêu cực cần phải giải quyết.

- Hiện nay với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, ngày
càng nhiều các trang mạng ra đời, trong đó có nhiều trang báo không

35
được quản lý và kiểm duyệt chặt chẽ dẫn đến xuất hiện nhiều thông tin
không chính xác, sai sự thật. Điều này tác động đến nhận thức của giới trẻ
khiến họ có những hành vi sai lệch, dễ dàng bị sa vào các tệ nạn xã hội. 
- Bên cạnh đó có một số trang mạng lừa đảo, mạo danh để ăn cắp thông tin
người dùng khiến họ e ngại không muốn tham gia vào dự án.
- Mặt khác, sau khi tiếp cận các thông tin về phòng tránh HIV/AIDS thì
một số người sẽ có cái nhìn tiêu cực,  lảng tránh, không tôn trọng tới
những người bị nhiễm HIV. Vì thế mà cộng đồng người nhiễm HIV càng
trở nên khó hòa nhập với xã hội.
- Trong trường hợp dự án xảy ra một số vấn đề như tham nhũng, chuộc lợi
thì ban quản lý dự án sẽ bị mất niềm tin từ phía người dân, khiến cho các
dự án sau này không còn sự hưởng ứng, tham gia của cộng đồng.

 
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

36
4.1.Kiến nghị

Trong thời gian tới, HIV/AIDS vẫn sẽ còn là vấn đề sức khỏe công cộng quan
trọng, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam
nói chung và trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói riêng. Mức độ giảm của dịch
HIV/AIDS chưa bảo đảm tính bền vững và còn tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát. Hình
thái dịch có những diễn biến mới và phức tạp, xuất hiện những hành vi nguy cơ mới
như việc sử dụng nhiều loại ma túy khác nhau; sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người
nhiễm HIV/AIDS vẫn còn là một thách thức lớn. Để thực hiện mục tiêu lớn nhằm chấm
dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 như cam kết của Chính phủ với cộng đồng quốc tế,
cũng như mục tiêu của Dự án Tuyên truyền về phòng HIV trên địa bàn thành phố Hà
Nội cho giới trẻ trong độ tuổi từ 15 - 25 thông qua mạng xã hội trong thời gian tới, cần
tập trung vào một số nội dung chính như sau:

Thứ nhất, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội đề xuất đối với nhà
nước về việc nâng mức đầu tư cho công tác phòng HIV/AIDS, bảo đảm bù đắp nguồn
lực thiếu hụt do sự cắt giảm viện trợ của quốc tế. Tiếp tục huy động và sử dụng hiệu
quả các nguồn viện trợ quốc tế cho phòng HIV/AIDS; huy động, kêu gọi nhằm tăng
cường sự tham gia của các cá nhân, tổ chức, khu vực tư nhân trong đầu tư và cung cấp
dịch vụ phòng HIV/AIDS.

Thứ hai, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội tham mưu với Hội
đồng nhân dân thành phố để đề xuất với Quốc hội nhằm tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn
thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng HIV/AIDS nhằm đảm bảo tính
phù hợp với thực tế và đồng bộ với hệ thống pháp luật có liên quan khác. Tạo môi
trường chính sách và cơ chế tài chính thuận lợi cho các tổ chức xã hội tham gia cung
cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, trong đó có Dự án này. 

Thứ ba, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội phối hợp với Sở Y tế
thành phố tiếp tục tăng cường tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ nâng cao năng lực cho
đội ngũ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS các tuyến cơ sở. Sở Y tế tập trung triển
khai các giải pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV cho các nhóm có nguy cơ nhiễm
HIV cao. Đa dạng hóa dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV. 

Thứ tư, bên cạnh Dự án tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của giới trẻ trong
việc phòng HIV/AIDS dưới sự quản lý của Sở thông tin và Truyền thông thì Sở Giáo
dục và Đào tạo thành phố cũng cần đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS cả về nội dung và hình
thức, bảo đảm bao phủ đối tượng là thanh thiếu niên.

Thứ năm, Công tác phòng, chống HIV/AIDS vẫn sẽ là một nhiệm vụ quan trọng
và cấp thiết trong thời gian tới, không chỉ là nhiệm vụ của riêng Sở Thông tin và
Truyền thông thành phố tuyên truyền, cung cấp thông tin mà đó còn là nhiệm vụ chung
của các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể. Do vậy, các cấp ủy đảng, chính
quyền từ cấp thành phố, quận, huyện, thị xã,  đến cấp cơ sở cần quan tâm, chỉ đạo và tổ
chức triển khai thực hiện hiệu quả công tác này, hướng tới thực hiện thành công mục

37
tiêu giảm số người mới nhiễm HIV và tử vong liên quan AIDS trên địa bàn thành phố
Hà Nội nói riêng và chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam vào trước năm 2030 nói
chung, góp phần đảm bảo an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội của đất nước.

4.2. Kết luận

Với nhận thức HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với
tính mạng, sức khỏe con người và tương lai nòi giống của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc,
tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự an toàn xã hội, đe dọa sự
phát triển bền vững của đất nước, nên không chỉ là sự vào cuộc chủ động, quyết liệt của
các cơ quản Đảng và nhà nước mà đó còn là công việc, nhiệm vụ của toàn xã hội trong
công cuộc phòng, chống HIV/AIDS. Thông qua những căn cứ về mặt pháp lý cũng như
căn cứ về mặt thực tiễn thì Dự án Tuyên truyền về Phòng HIV cho giới trẻ trong độ tuổi
từ 15 - 25 trên địa bàn Thành phố Hà Nội thông qua mạng xã hội được ra đời với mục
tiêu nhằm nâng cao nhận thức của giới trẻ và cùng chung tay hành động trong công tác
phòng HIV vì mục tiêu công đồng. 
Như vậy, qua việc tìm hiểu nội dung cũng như đánh giá tính khả thi của Dự án
Tuyên truyền về Phòng HIV cho giới trẻ trong độ tuổi từ 15 - 25 thông qua mạng xã
hội, nhóm nhận thấy đây là một dự án cần thiết để xây dựng và lên kế hoạch triển khai.
Nó giải quyết được mong muốn, nhu cầu từ thực tiễn nhằm nâng cao nhận thức của giới
trẻ trong công tác phòng HIV và cùng chung tay hành động vì mục tiêu chung của cộng
đồng, hướng đến chiến lược  năm 2030, Việt Nam chấm dứt bệnh dịch AIDS. Đó cũng
là sự kế thừa các nội dung của Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS trong các
giai đoạn trước đây, đồng thời có sự điều chỉnh, cập nhật và bổ sung những nội dung
mới phù hợp với tình hình hiện nay và giai đoạn 2021- 2030.

38

You might also like