Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Chương 3: Ý NGHĨA

3.1 Tích cực


Chủ nghĩa Cộng sản Chiến tranh đã đạt được mục tiêu của mình là cung cấp lương thực
và vũ khí cho Hồng quân, góp phần vào sự ngăn chặn được quân Bạch Vệ và cuối cùng là
giành lại phần lớn lãnh thổ của Đế quốc Nga. Cụ thể: “Trong nửa sau năm 1918, Hồng
quân đã đánh tan quân đoàn Tiệp Khắc và bọn bạch vệ, đẩy lùi chúng về bên kia dãy
Uran. Ở mặt trận phía Nam, Hồng quân cũng đã giành được những thắng lợi quan
trọng, đánh tan quân đoàn sông Đông của tướng Crax nốp. Ở hậu phương, các cuộc bạo
loạn của bọn phản cách mạng đều bị trận áp.” (Nguyễn Anh Thái (chủ biên), 2006,
LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (1917 – 1995), NXB Giáo Dục, Hà Nội)
Nicolai Bukharin đã nhận xét Chủ nghĩa cộn sản như sau: “Chúng tôi quan niệm Chủ
nghĩa Cộng sản trong Chiến tranh là phổ biến, vì vậy có thể nói là hình thức 'bình thường'
của chính sách kinh tế của giai cấp vô sản chiến thắng và không liên quan đến chiến
tranh, nghĩa là phù hợp với một trạng thái xác định của cuộc nội chiến”. (Bukharin,
Nikolai, 1967, The path to socialism in Russia, New York: Omicron Books)
Khi Chủ nghĩa cộng sản thời chiến được thực thi bởi chính phủ, ngoại trừ các quan chức
chính phủ cấp cao, thì tất cả mọi người đều bình đảng như nhau, không có sự khác biệt
giữa gia đình ở thành thị và gia đình ở nông thôn. Mỗi cá nhân đều phải đóng góp cho đất
nước, sự khác biệt giữa tất cả hình thức lao động bị bãi bỏ để mọi người cùng nhau tạo ra
mức hiệu quả cao hơn. Có rất nhiều cơ hội việc làm trong cơ cấu của Chủ nghĩa cộng sản,
người lao động được hướng dẫn, được thiết lập chính sách từ đó mang lại sự bình đẳng
hơn so với hệ thống thị trường tự do.
3.2 Tiêu cực
3.2.1 Về mặt xã hội
Những hậu quả trong thời hậu chiến đã gây ra những khó khăn cho cuộc sống của người
dân. Lương thực khan hiếm do đã bị Nhà nước kiểm soát để cung cấp cho quân đội dẫn
đến việc người lao động bất bình, từ chối hợp tác trong việc cung cấp thực phẩm, không
có động lực để trồng ngũ cốc dư thừa vì nếu sản xuất ra sẽ bị tịch thu mà không có bồi
thường về mặt tài chính. Họ thà giấu ngũ cốc và giết thịt động vật còn hơn là giao chúng
cho những người Bolshevik. Việc trồng trọt giảm mạnh đã khiến nạn đói xảy ra đối với
người dân ở những thành phố, đe dọa tính mạng của họ.
Chủ nghĩa cộng sản thời chiến còn gây ra sự bất mãn trong nội bộ giai cấp vô sản. Họ bị
buộc làm việc trong các nhà máy 10 tiếng trong một ngày, nguyên liệu thô mà dùng để
cung cấp cho nhà máy cũng sụt giảm. Tình trạng thiếu lương thực xảy ra, nhiều công
nhân buộc họ phải di chuyển về các vùng nông thôn lân cận. Họ bắt đầu di cư từ thành
phố lớn về nông thôn để kiếm ăn, họ nghĩ nông thôn sẽ dễ sống hơn. Số dân thành thị đã
giảm xuống một cách đáng kể: “Petrograd mất 70% dân số, Moscow giảm hơn 50%.
Lực lượng lao động đã phi nông nghiệp giảm xuống còn gần một nữa so với khi những
người Bolshevik nắm quyền: 3,6 triệu người xuống còn 1,5 triệu người”. (Richard Pipes,
(2011), Russia Under the Bolshevik Regime, trang 371, NXB. Knopf)
Nạn đói 1921 – 1922 (nạn đói Povolzhye): Ngay trong những năm đầu tiên nắm quyền
của Liên Xô, tình trạng thiếu lương thực đã dẫn đến tình hình xã hội và chính trị rơi vào
trạng thái bất ổn. Trong giai đoạn nội chiến, vì phải nỗ lực cung cấp lương thực cho quân
đội và các thành thị mà ở các vùng nông thôn đã bị nạn đói tàn phá nặng nề. Cùng với đó
là những đợt hạn hán, mất mùa cũng là nguyên nhân dẫn đến nạn đói Povolzhye. Chủ yếu
diễn ra tại các khu vực ở lưu vực sông Volga và sông Ural, đã khiến hàng triệu người dân
rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, chết đói và thậm chí dịch bệnh có nguy cơ lan rộng ra
cả nước. Đối với nông dân, kế sinh nhai của họ đã bị phá hủy, không có cách nào để nuôi
sống gia đình dẫn đến việc sự bất mãn đối với chính phủ ngày càng tăng. Những người
sống sót qua nạn đói đã ăn tất cả những gì mà họ tìm thấy, đỉnh điểm của nạn đói là hành
động vô nhân đạo: ăn thịt người. Nhà báo kiêm học giả người Mỹ Cynthia Heaven viết,
người dân ở những vùng đói buộc phải ăn "cỏ trộn với xương nghiền, vỏ cây, đất sét, ăn
thịt đủ loại sinh vật từ ngựa, chó, mèo, chuột cho đến cả rơm trên mái nhà. Chính phủ đã
phải nỗ lực ngăn chặn nạn bán máu người và cắt cử canh gác tại các nghĩa trang để
ngăn nạn đào mồ". (Phan Long, 2018, Lật lại chiến dịch cứu đói hàng triệu người Nga
của Mỹ, https://baotintuc.vn/ho-so/lat-lai-chien-dich-cuu-doi-hang-trieu-nguoi-nga-cua-
my-20180329091956309.htm , truy cập ngày 4/11/2021). Nạn đói đã buộc những người
trong Đảng Bolshevik phải thiết lập các mối quan hệ với các quốc gia phương Tây, từ lúc
này việc viện trợ lương thực mới được thực hiện để cứu trợ nạn đói.
Người dân đã quá bất bình trước sự đói kém và tình trạng kinh tế khó khăn của nước Nga
trải dài từ thành phố đến nông thôn mà hàng loạt các cuộc nổi dậy trên khắp cả nước.
Cuộc nổi dậy Tambov Đây là cuộc nổi loạn lớn nhất của nông dân nhằm thách thức, đối
đầu với chính phủ Bolshevik trong giai đoạn Nội chiến Nga. Cuộc nổi loạn bắt đầu vào
tháng 8/1920 ở tỉnh Tambov, nhằm chống lại việc trưng thu ngũ cốc của chính phủ, cũng
tương tự như các “băng cướp” vô chính phủ trong phong trào chống Bolshevik. Nó đã
nhanh chóng trở thành cuộc du kích chống lại Hồng quân Liên Xô và chính quyền Xô
Viết Nga nhưng cuối cùng đã bị đàn áp và tiêu diệt bởi quân đội vào tháng 7/2021. Số
lượng nạn nhân không được tính chính xác nhưng lên đến hàng chục vạn người đã bị đưa
vào các trại tập trung để giam cầm và hành quyết họ.
Cuộc nổi dậy Kronstadt (3/1921): Đây là cuộc nổi dậy do các thủy thủ tại căn cứ hải quân
Kronstadt tiến hành. Trước đây, họ có vai trò rất quan trọng đối những người Bolshevik
vì họ góp phần vào sự thành công của Cách mạng tháng mười Nga. Nhưng trong giai
đoạn nội chiến, họ rất bất bình với chính phủ Bolshevik vì đã không cung cấp đủ lương
thực cho dân thành thị, hạn chế các quyền tự do chính trị và áp đặt những quy định lao
động cực kì hà khắc. Các thủy thủ Kronstadt cùng với những người công nhân thành thị
đã thành lập Uỷ ban Cách mạng Lâm thời. Họ đã yêu cầu phải thả những người không
theo Đảng Bolshevik ra khỏi tù, chấm dứt chế độ độc tài của Chính sách cộng sản thời
chiến đồng thời thiết lập các quyền tự do chính trị. Bằng cuộc nổi dậy này mà đã buộc
Đảng Bolshevik phải áp dụng Chính sách kinh tế mới (NEP) vào tháng 3/1921 nhằm giải
quyết kinh tế cho nước Nga Xô Viết.
3.2.2 Về mặt kinh tế
Những người Bolshevik kiểm soát nước Nga đã không cho bất kì quốc gia nào bên ngoài
giao thương với mình, vì vậy giao thương là điều không tồn tại. Từ năm 1918 đến cuối
năm 1920, quân Đồng Minh đã chính thức phong tỏa quốc gia này. Cho dù có bất kì hàng
hóa, dịch vụ hay những thứ gì mà có giá trị được sản xuất ra thì việc di chuyển, trao đổi
hàng hóa xung quanh nước Nga cũng rất hạn chế vì toàn bộ hệ thống đường sắt đã rơi
vào tình trạng hỗn loạn.
Chủ nghĩa cộng sản thời chiến đã gây một cuộc thảm họa kinh tế. Sự thiếu linh hoạt trong
cách điều phối các hoạt động kinh tế của nhà nước Xô Viết đã khiến thị trường chợ đen
ra đen ra đời song song với việc quản lí thị trường tập trung của nhà nước. Việc buôn bán
bất hợp pháp, buôn lậu và tình trạng tham nhũng tăng lên đột ngột. Ở các thành phố, việc
buôn bán tư nhân là điều bất hợp pháp nhưng có rất nhiều người vẫn tham gia vào. Thị
trường chợ đen phát triển nhằm phục vụ cho sự khan hiếm hàng hóa và thực phẩm mặc
cho sự đe dọa của chính phủ dùng quân đội để kiểm soát người dân.
Tiền giấy dần trở nên vô giá trị do việc lạm phát không được kiểm soát. Đến năm 1921,
90% tiền lương được trả bằng thức hàng hóa chứ không được trả bằng tiền.
Bên cạnh đó, sản lượng công nghiệp cũng bị giảm sút cực kì nghiêm trọng. Sản xuất công
nghiệp vào năm 1920 chỉ bằng 20% sản lượng trước chiến tranh. Tổng sản lượng nông
nghiệp giảm từ 69 triệu tấn trong giai đoạn 1909 – 1913 xuống dưới 31 triệu năm 1921.
Diện tích gieo trồng giảm từ hơn 224 triệu mẫu trong giai đoạn 1909 – 1913 xuống dưới
158 triệu năm 1921. ( Sheldon L. Richman, 1981, “War Communism to NEP: The Road
From Serfdom”, https://cdn.mises.org/5_1_5_0.pdf , The Journal of Libertarian Studies,
Vol. V, No.1)
3.3 Bài học kinh nghiệm trong quá trình cải tạo, phát triển đất nước
3.3.1 Đối với các nước trên thế giới, đặc biệt là nước Xã hội chủ nghĩa
Chính sách cộng sản thời chiến là chính sách mang tính độc tài và tính chiếm hữu cao.
Nó đã gây ra nhiều thiệt hạ về kinh tế và đời sống một cách tiêu cực. Vì vậy những quốc
gia đi theo con đường phát triển của Xã hội chủ nghĩa phải xem đây là bài học đáng giá
và không nên đi theo vết xe đổ này.
Thứ nhất là bài học vấn đề đối với cuộc cách mạng lật đổ chủ nghĩa tư bản thông qua việc
chiếm đoạt của giai cấp tư sản và giai cấp công nhân để nắm quyền chính trị. Hậu quả
của việc này là sự chống đối của giai cấp, dẫn đến bạo loạn khắp nơi trong cả nước. Dẫn
đến tình trạng hỗn loạn, đình công sẽ làm cho nền kinh tế tuột dốc không phải. Việc thi
hành chính sách tập trung kinh tế có thể khiến Nhà nước điều hành kinh tế thị trường một
cách hiệu quả, nhưng ở một khía cạnh khác nó lại là sự tiêu cực. Việc cứng nhắc trong
cách điều hành, không linh hoạt chuyển đổi vật tư, hàng hóa và các hình thức lao động
cũng như việc bắt ép làm việc hàng giờ đồng hồ khiến cho công nhân nhà máy dễ đình
công, nhân dân rơi vào cảnh thiếu hụt vật chất. Bên cạnh đó, việc bị kiểm soát làm theo
lệnh chính phủ mà không có bất kì sự tự do nào để thực hiện những sự đột phá, cải tiến
trong kinh tế khiến nền kinh tế dễ lạc hậu, dậm chân tại chỗ.
Thứ hai là bài học đối với việc xây dựng các chính đảng vô sản mà mục tiêu cơ bản là
cách mạng cải tạo trật tự xã hội tư bản chủ nghĩa, chứ không đơn thuần là cải tạo xã hội
tư sản. Cải tạo xã hội phải là sự cải tạo toàn bộ các vấn đề riêng lẻ để tạo nên cái chung
đồng bộ, hài hòa, không mâu thuẫn nhau.
3.3.2 Đối với Việt Nam
Chính sách cộng sản thời chiến được xem như là một thử nghiệm đầu tiên trong việc xây
dựng mô hình Chủ nghĩa xã hội nhưng nó đã không trọn vẹn. Việt Nam sau đó cũng đã
và đang xây dựng nhà nước theo mô hình Chủ nghĩa xã hội thì việc nhìn nhận những vấn
đề đã xảy ra trước đây là điều cần thiết. Tuy là trong Chính sách cộng sản thời chiến đã
huy động được nhiều nguồn lực để củng cố và phát triển sức mạnh chính quyền nhưng
cũng có rất nhiều bất cập. Việc ban các chỉ thị hành chính mà không quan tâm đến lợi ích
chính đáng của giai cấp công nhân đã khiến xã hội xảy ra nhiều mâu thuẫn và các vấn đề
bức xúc.
Nga áp dụng Chính sách cộng sản thời chiến như biện pháp tạm thời để huy động nguồn
lực phục vụ cho quân đội chỉ là cái lợi trước mắt. Chính vì chỉ quan tâm đến cái lợi trước
mắt mà quên đi những hệ quả về sau đã làm cho đất nước rơi vào tình trạng rối loạn và
mất rất nhiều thời gian để khôi phục. Việt Nam lấy đây là bài học cho chính đất nước
mình. Khi lên kế hoạch để cải tạo đất nước thì phải là việc lên kế hoạch dài hạn. Tầm
nhìn chiến lược phải được mở rộng, tính trước các rủi ro có thể gặp phải để có kế hoạch
và các chính sách phù hợp, đúng đắn.

You might also like