6 - Bai 1 - Huong Dan Su Dung Orcad Va Autocad Electrical

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 48

Tài liệu thực hành

BÀI 1: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ORCAD, AUTOCAD


ELECTRICAL

1.1 Mục đích


- Sử dụng phần mềm hỗ trợ trong lĩnh vực thiết kế mạch điện tử Orcad.
- Sử dụng phần mềm AutoCAD Electrical trong thiết kế điện.
1.2 Chuẩn bị
Phần mềm Orcad và AutoCAD Electrical
1.3 Hướng dẫn sử dụng Orcad 9.2
Phần mềm gồm 3 phần chính: Vẽ sơ đồ nguyên lý (Schematic), mô phỏng
(Simulation) và vẽ mạch in (Layout).

Hình 1.1: Các thành phần trong Orcad


1.3.1 Vẽ sơ đồ mạch bằng Orcad Capture CIS
1.3.1.1 Khởi động Orcad Capture CIS:

o Khởi động chương trình Capture CIS – để tạo 1 sơ đồ mới bằng cách vào
Start/ Programs/ Orcad Farmily Release 9.2/ Capture CIS.
o Chon Menu File/ New/ Project, khi đó xuất hiện hộp thọai New Project
hình 1.2
o Đánh tên Project cần đặt vào Name.

1
Hình 1.2: Tạo một project mới
o Đánh dấu chọn vào: Analog or Mixed Signal Circuit Wizard ( nếu muốn
dùng Schematic để mô phỏng và vẽ mạch in), hoặc Schematic (nếu chỉ
muốn vẽ mạch)
o Khi đó, sẽ xuất hiện tiếp hộp thọai Creative Pspice Project, chọn 1 trong
2 tùy chọn và nơi cần lưu file project, rối nhấn vào nút OK.

Hình 1.3: Chọn new project

2
Tài liệu thực hành

1.1.3.2 Các bước cơ bản khi vẽ Schematic:

Hình 1.4: Cửa sổ vẽ mạch nguyên lý


- Đặt linh kiện:

o Dùng chuột nhắp vô nút Place Part trên thanh Toolbar hoặc gõ phím
P từ bàn phím.
o Trong cửa sổ Place Part hình 1.5 gõ tên linh kiện vào ô Part, nếu không
tìm thấy linh kiện, nhấn nút Add Library để bổ sung vào thư viện.
o Chú ý: chọn nguồn và mass phải đồng nhất để chạy mô phỏng đúng.
o Một số linh kiện thường dùng:
Tên Part name Library
Điện trở R analog.olb
Biến trở R_var analog.olb
Tụ điện C analog.olb
Cuộn dây L analog.olb
Transistor NPN Q2N2222 bipolar.olb
Transistor PNP Q2N2907A bipolar.olb
Diode D1N4148 diode.olb
Opamp LM741 opamp.olb
3
Nguồn p SIN VSIN source.olb
Nguồn p DC VSRC source.olb
IC555 555B anl_misc.olb
Switch Sw_tclose anl_misc.olb
Sw_topen anl_misc.olb
o Trong quá trình đặt linh kiện, muốn xoay linh kiện thì nhấn R hay click
phải chuột rồi chọn chức năng xoay.

Hình 1.5: Cửa sổ Place Part


- Nối dây

o Dùng chuột nhắp nút Place Wire trên thanh Toolbar, lúc này biểu
tượng chuột có hình dạng dấu cộng, cho phép ta nối các chân linh kiện lại
với nhau.
o Di chuyển chuột để kéo dài dây nối.
o Click phím trái chuột để tạo 1 góc vuông, và tiếp tục vẽ.
o Click phím phải chuột, chọn End Wire để kết thúc dây nối.

4
Tài liệu thực hành

o Nếu nối bus dây, nhấn Place Bus trên thanh Toolbar và thực hiện tương
tự, nhưng chú ý l phải đặt Next Name trong các dây trong bó dây bằng
cách nhấn nút Place Net Alias

- Đánh dạng Text trong Schematic


o Nhấn nút Place Text, thì hộp thọai xuất hiện, đánh vào dạng Text cần
thiết rồi chọn OK

- Chọn linh kiện


o Nhấn nút Select, sau đó dùng chuột chọn linh kiện.

- Chỉnh sửa thông số của linh kiện


o Double Click giá trị của linh kiện. Khi đó, xuất hiện hộp thọai Display
Properties, nhập giá trị mới Value, rồi chọn OK.

o Các ký hiệu đơn vị (cho điện trở, tụ điện, điện áp, dịng điện, tần số, …)

f ( femto)  1015
p( pico)  1012
n( nano)  109
u ( micro)  106
m(mili )  103
k (kilo)  103
MEG (mega )  106
G ( giga )  109
T (tera )  1012
Các ký hiệu trên đều như nhau đối với chữ hoa và chữ thường
- Thay đổi thông số kỹ thuật của Transistor, diode:
o Trên Schematic đánh dấu chọn Transistor, diode rồi Click phải chuột
chọn Edit Pspice Model, khi đó xuất hiện hộp thọai Spice Mode. Tại
đây, ta thay đổi những thông số cần thiết, sau đó đóng cửa sổ lại.

- Lưu file sau khi vẽ xong:

5
o Sau khi vẽ xong, nếu muốn lưu file với tên cũ thì chọn nút Save.
o Trong trường hợp muốn lưu file với tên mới thì vào File – Save as và đặt
tên file.
o File schematic l file cĩ dạng *.dsn
1.1.3.3 Tạo file netlist

o Sau khi vẽ xong Schematic, để trình Layout và Pspice hiểu được file.dsn
thì cần phải biên dịch sang dạng file Netlist tương ứng.
o Chuyển sang cửa sổ chính (project manager), chọn file hay page cần biên
dịch, chọn Tool – Create Netlist, lúc này cửa sổ Create Netlist sẽ hiện ra
và ta muốn chọn biên dịch sang Layout hay Pspice thì chọn Tab tương ứng
và nhấn OK.
o Nếu l Layout thì cho ta file.mnl
o Nếu l Pspice thì cho ta file.net
Các file này sẽ chứa thông tin kết nối chân linh kiện cũng như các thông số
kỹ thuật (nếu là file.net).

1.1.3.4 Tạo linh kiện và thư viện mới


o Trước tiên tạo thư viện chứa linh kiện bằng cách ở màn hình chính của
Orcad Capture, chọn File – New – Library, mn hình Library xuất hiện.
Muốn đổi tên thư viện thì chọn thư viện hiện hành, click phải chuột, chọn
Save as để đổi tên.
o Tạo linh kiện mới trong thư viện bằng cách từ vị trí thư viện hiện hành,
click phải chuột  chọn New Part, hộp New Part Properties xuất hiện,
đánh vào tên linh kiện  OK, màn hình vẽ linh kiện xuất hiện. Trong màn
hình ny ta dùng các công cụ: Place pin, place pin array, place text, place
rectangle, … để tạo hình dáng theo yêu cầu  Save trước khi thóat.

6
Tài liệu thực hành

1.1.3.5 Nội dung thực hành


Bài 1: Vẽ sơ đồ Schematic và chuyển sang Netlist mạch khuyếch đại hình 1.6

Vcc Vin

Vcc
V1 VOFF = 0
Vcc VAMPL = 20mV
12Vdc FREQ = 50

Rc
0 0 4.7k
R1
Vout
Ci 150k Q1

Vin
Q2SC1815
4.7u R2
15k Ce
Re
1u
470

Hình 1.6: Sơ đồ nguyên lý mạch khuếch đại


Bài 2: Vẽ sơ đồ Schematic và chuyển sang Netlist mạch ghép/tách kênh đồng bộ
hình 1.7

Hình 1.7: Sơ đồ nguyên lý mạch ghép/tách kênh đồng bộ


7
Bài 3: Tạo linh kiện có tên Led7 như hình 1.8, rồi lưu vào thư viện mylib-
schematic.

U1
LED 7 DOAN

3
R

8 5
K DP

G
C
D
A
B

E
F
10
7
6
4
2
1
9
led7

Hình 1.8: Sơ đồ LED 7 đoạn


1.3.2 Mô phỏng mạch dùng Orcad Pspice
Trong phần này hướng dẫn mô phỏng mạch khuếch đại, xác định và đánh
giá các thông số của mạch khuếch đại:
o Điểm làm việc tĩnh, hệ số khuếch đại.
o Độ méo hài, đáp ứng tần số.
o Trở kháng vào/ra…
Cho mạch điện như hình 1.9, sử dụng phần mềm Orcad để phân tích mạch điện.

Hình 1.9: Mạch khuếch đại

8
Tài liệu thực hành

1. Xác định điểm làm việc tĩnh (Bias Point).


2. Phân tích quá độ (Transient/ Noise):
- Vẽ dạng sóng ngõ vào, ngõ ra của mạch.
- Xác định hệ số khuếch đại điện áp.
- Xác định độ méo hài của mạch khuếch đại.
- Khảo sát ảnh hưởng của tải.
- Xác định trở kháng vào ra.
3. Thực hiện phân tích AC (AC Sweep):
- Vẽ đáp ứng tần số của mạch.
- Xác định tần số cắt dưới 3dB; tần số cắt trên 3dB và băng thông.
- Xác định đặc tuyến pha tần tại ngã ra của mạch.
1.3.2.1 Hướng dẫn

Bước 1: Khởi động chương trình Capture CIS - vẽ sơ đồ mạch. Thực hiện như
sau:
- Vào Menu File/New/Project, khi đó xuất hiện hộp thoại New Project, đánh
dấu chọn vào Analog or Mixed Signal Circuit Wizard, đánh tên
Machkhuechdai. Nhấp OK.
- Khi đó, sẽ xuất hiện tiếp hộp thoại Analog or Mixed Signal Circuit Wizard,
nhấp vào nút Finish.
- Tại đây ta tiến hành vẽ sơ đồ mạch theo yêu cầu đề bài.

Bước 2: Khai báo các thông số theo yêu cầu đề bài.

Bước 3: Chọn chế độ phân tích

9
Câu 1: Phân tích điểm phân cực (Bias Point)
- Trong Capture chuyển trở về file *.dsn, chọn menu Pspice – New Simulation
Profile để hiển thị hộp thoại New Simulation. Trong hộp thoại Name gõ vào
chữ Bias, hộp thoại Inherit Form chọn None sau đó click vào Create
- Xuất hiện hộp thoại Simulation Setting - Bias trên Analysis Type chọn Bias
Point – OK.
- Từ menu Pspice chọn Run.
Sau khi thực hiện xong việc phân tích điểm phân cực thì các thông tin sau đây
sẽ được thông báo trong file output
 Danh sách các nút điện áp
 Dòng của các nguồn áp và công suất tổng
 Danh sách các tham số tín hiệu nhỏ của tất cả các linh kiện
 Tại đây ta thực hiện xác định điểm phân cực tĩnh của mạch điện trên:
ICQ = …………….
VCQ = …………….
IBQ = …………….
Xác định độ lợi dòng DC của BJT:
o = ICQ/IBQ =

 Thay đổi giá trị điện áp nguồn Vcc = …….. . Xác định lại điểm làm
việc tĩnh:
ICQ = ……………
VCQ = …………..
IBQ = ……………
Xác định độ lợi dòng DC của BJT:
o = ICQ/IBQ = …………….

 Nhận xét về độ nhạy của điểm làm việc tĩnh đối với điện áp nguồn:
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
10
Tài liệu thực hành

 Tính lại các giá trị điện trở R1, R2, R3, R4 sao cho ICQ= 2 mA, VCQ= 6V.
R1 = ……….; R2 = ………..
R3 = ……… .; R4 = ………..

 Chạy mô phỏng để kiểm chứng lại:


ICQ = ……….. ; VCQ = ………..
Câu 2 : Phân tích quá độ (Transient/ Noise)

Hình 1.10: Mạch khuếch đại


Thực hiện phân tích quá độ đối với mạch hình 1.10 như sau:
- Tiến hành thiết lập các thông số cho nguồn áp mới: Chọn nguồn áp V3
trong thư viện SOURCSTM.olb, chọn menu Edit-Pspice Stimulus xuất hiện hộp
thoại New Stimulus. Click vào giá trị sine và OK sau đó xuất hiện hộp thoại sin
attribute tiến hành thiết lập các thông số như hình 1.11.

11
Hình 1.11: Thiết lập thông số nguồn SIN
- Sau dó click vào mục Apply để xem dạng sóng. Click OK sau đó save lại sơ
đồ trong cửa sổ Stimulus Editor.
- Các bước thiết lập và thực hiện phân tích quá độ: Từ menu Pspice của
Capture chọn New Simulation Profile. Gõ vào Transient trong hộp thoại Name
và chọn Schematic1-Bias từ hộp thoại Inherit From. Click vào Create. Xuất hiện
cửa sổ thiết lập các thông số tiến hành click vào Analysis và chọn Time Domain
trong hộp thoại Analysis Type và thiết lập các thông số như hình 1.12.

Hình 1.12: Thiết lập thông số mô phỏng


- Sau đó click OK để đóng cửa sổ thiết lập các thông số.

12
Tài liệu thực hành

- Chọn lệnh đánh dấu vị trí cần đo dạng sóng bằng cách vào menu Pspice của
Schematics/ chọn Markers, chọn tiếp Voltage Level, rồi thực hiện đánh dấu như
hình 1.13.

Hình 1.13: Đặt probe đo tín hiệu vào và tín hiệu ra


- Nhấp chuột chọn Run từ menu Pspice trong Capture để thực hiện quá trình
phân tích, tại đây ta xác định được biên độ của tín hiệu tại ngõ vào và ngõ ra.
- Hoặc có thể thực hiện chọn vị trí cần quan sát sau khi Run bằng cách chọn
menu Trace – Add Trace. Sau đó click vào các vị trí cần quan sát và phân tích:
Vẽ dạng sóng ngõ ra:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Đo biên độ tín hiệu ngõ ra:
vout =………………..
Xác định hệ số khuếch đại của mạch:
vout
G =………………………….
vin

13
Xác định độ méo hài:
 Phân tích Fourier tín hiệu ngõ ra, xác định biên độ hài cơ bản và
các hài bậc cao:
 Vào menu Trace - Fourier để phân tích Fourier tín hiệu tại ngõ ra.
 Sau đó, vào Toggle Cursor để đọc các giá trị biên độ tại các thành
phần tần số.
Bảng 1.1: Biên độ hài cơ bản và các hài bậc cao

f1=1kHz f2 = f3= f4= f5=

Vfi (V)

 Xác định độ méo hài theo công thức sau:

V22  V32  V42  ...  V92


D% 
V1
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
Thay đổi biên độ nguồn tín hiệu ngõ vào, xác định độ méo hài tương ứng với
mỗi biên độ bảng 1.2:

Bảng 1.2: Xác định độ méo hài tương ứng với mỗi biên độ

Vin f1 f2 f3 f4 f5 D%

100mV

500mV

Nguyên nhân gây ra độ méo hài:


............................................................................................................................
............................................................................................................................
Ảnh hưởng của tải:
Lần lượt nối các tải RL với các trị số khác nhau vào mạch. Đo điện áp ngõ ra.

14
Tài liệu thực hành

Bảng 1.3: Ảnh hưởng của tải

RL 50k 10k 5k 1k 100

Vout

Nhận xét và giải thích.


............................................................................................................................
............................................................................................................................
Trở kháng vào ra:
Đo biên độ dòng điện tín hiệu ngõ vào:
Iin = …………….
Xác định trở kháng ngõ vào:
Rin = Vin / Iin = ………………
Dựa vào bảng giá trị đo được trong phần trên, xác định trở kháng ra của mạch.
Rout = …………………..

Câu 3 : Thực hiện phân tích AC (AC Sweep):


Thực hiện mạch như hình 1.14:

Hình 1.14: Phân tích AC Sweep


- Từ menu Pspice của Capture chọn New Simulation Profile. Gõ vào Ac
Sweep trong hộp thoại Name và chọn Schematic1-Transient từ hộp thoại Inherit
15
From. Click vào Create. Xuất hiện cửa sổ thiết lập các thông số tiến hành click
vào Analysis và chọn Ac Sweep/Noise trong hộp thoại Analysis Type và thiết
lập các thông số như hình 1.15

Hình 1.15: Thiết lập các thông số phân tích


- Sau đó click OK để đóng cửa sổ thiết lập các thông số.
- Sử dụng Markers trong Pspice chọn Advance và chọn dB Magnitude of
Voltage để đánh dấu các điểm cần phân tích.
- Chọn Run từ menu Pspice trong Capture để thực hiện quá trình phân tích.
Vẽ đáp ứng tần số của mạch

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Xác định tần số cắt dưới, tần số cắt trên, băng thông 3dB của mạch:

fCH = …………….
fCL = …………….
BW = ……………..
16
Tài liệu thực hành

Tính giá trị tụ C1 để có tần số cắt thấp fCL = 5Hz.


C1 = ………………
Chạy mô phỏng để kiểm chứng:
fCL = ……………...

Xác định đặc tuyến pha tần tại ngã ra của mạch.
 Để quan sát giản đồ Bode của điện áp và pha ngõ ra sử dụng Advance
trong Markers và chọn Phase Of Voltage.

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
1.3.3 Hướng dẫn sử dụng trình layout plus

1.3.3.1 Nạp tập tin * .mnl

- Từ cửa sổ Orcad Layout chọn New, xuất hiện cửa sổ Load Template File,
chọn mở tập tin Default.tch (chứa thông tin về kỹ thuật vẽ mạch in).
- Sau khi đã mở tập tin Default.tch , cửa sổ Load Netlist Source xuất hiện cho
phép load tập tin cần vẽ mạch in ( *.mnl ).
- Bước tiếp theo chương trình yêu cầu lưu tên file cần vẽ mạch in (*.max).
- Nếu thư viện chân linh kiện của Layout có đầy đủ theo sơ đồ khi vẽ schematic
thì sau khi lưu thành file *.max xong sẽ xuất hiện cửa sổ chứa đầy đủ chân linh
kiện của schematic cần vẽ, ngược lại layout yêu cầu liên kết chân linh kiện trong
schematic cần vẽ với chân linh kiện đã có trong thư viện của layout, hoặc phải tạo
chân linh kiện mới.

1.3.3.2 Sắp xếp linh kiện

- Sau khi tập tin *.max đã có đầy đủ chân linh kiện, bước tiếp theo ta cần bố trí
lại vị trí chân linh kiện cho phù hợp.
- Để tự động kiểm tra việc đặt linh kiện có đúng không, chọn menu Auto/Design
Rule Check/Placement Spacing Violations .

17
- Đóng khung giới hạn diện tích mạch in bằng cách: vào menu Tools, chọn
Obstacle, chọn tiếp Select Tool, sử dụng chuột kéo đường đóng khung giới hạn,
rồi chọn End Command.
Chú ý : DRC cũng cho phép kiểm tra tự động các yếu tố khác như : vi phạm
khoảng vẽ giữa đường mạch in với nhau...

a. Sắp xếp linh kiện tự động trên board


- Nhắp chuột vào menu Auto, chọn Place, chọn tiếp Board.

b. Đặt từng linh kiện trên board


- Nhắp chuột trái vào bất kỳ chân linh kiện nào sẽ gắn chân linh kiện đó liền với
pointer của chuột cho phép di chuyển để đặt linh kiện .
- Layout cũng cho phép di chuyển một nhóm chân linh kiện bằng cách kéo rê
chuột trái đóng khung nhóm linh kiện đó.
- Sau khi chân linh kiện đã gắn với pointer của chuột ta có thể thực hiện các thao
tác sau :
Quay R ( ấn phím )
Khoá linh kiện  L

c. Đặt nhóm linh kiện theo thứ tự chỉ số : ( R1,R2...)

- Pop up menu bằng cách nhắp chuột phải, chọn Queue For Placement.
- Khi cửa sổ Component Selection Criteria xuất hiện , đánh R* vào ô RefDes
( Nếu nhóm linh kiện là R1,R2...). Nhắp OK.
- Pop up menu/Select Next, lần lượt đặt linh kiện cho đến khi có thông báo ,
chọn Cancel.
1.3.3.3 Đặt kích thước board mạch in
- Chọn Obstacle Tool để vẽ khung board mạch in.
1.3.3.4 Vẽ đường mạch
- Để xem các thông số lưới nối giữa các chân linh kiện sử dụng nút View
Spreadsheet trên thanh Toolbar, sau đó chọn Nets. Trong bảng thông số này chỉ
cần để ý cột Routing Enabled, nếu đặt yes cho phép vẽ lưới, no thì ngược lại. Để

18
Tài liệu thực hành

chuyển đổi giữa hai thông số này, đánh dấu ô cần chọn, sau đó Pop up
menu\Enable  Disable.
- Để vẽ được thuận lợi, thực hiện vẽ lưới nguồn và mass trước ( Gnd &VCC net)
sau đó mới vẽ lưới tín hiệu ( signal net ).
- Sau khi đã chọn lưới vẽ cần phải reset lại để việc chọn có hiệu lực, chọn
Window/Reset All.

a. Vẽ tự động ( Auto route ) :


- Chọn chế độ vẽ toàn board mạch : Auto/Autoroute/Board.
- Chọn chế độ vẽ từng phần.
View/Zoom DRC/Route Box.
Đánh dấu khối cần vẽ bằng cách rê chuột đóng khung.
Auto/Autoroute/DRC/Route Box.

b. Vẽ tay ( Manual route )


- Chọn lưới cần vẽ như trên.
- Ấn nút Add/Edit Route trên toolbar để bắt đầu vẽ.
- Khi muốn đặt corner (góc ngoặc) thì ấn nút chuột trái.
- Khi muốn đặt via ( xuyên lớp ) thì ấn V.
- Chú ý : đây là cách vẽ giữa hai pad, muốn vẽ ghép hình T, chọn nút Show
Track Mode trên thanh Toolbar.

c. Chọn lớp ( Layers )


- Nhắp nút View spread Sheet trên thanh Toolbar.
- Nếu muốn vẽ 2 lớp, ở cột Layer Type của các hàng có giá trị là Routing ta đổi
thành Unused Routing ngoại trừ 2 layer Top và Bottom ta giữ nguyên, bằng cách
vào Pop up menu\Properties\Unused routing .
- Chọn Window/Reset All.

d. Sửa đường mạch


- Xóa đường mạch trên board dùng chế độ Auto : Auto/Unroute/Board cho
phép xoá toàn bộ đường mạch trên board hay Auto/Unroute/ DRC/Unroute Box

19
cho phép xoá trong một vùng chọn trước ( dùng View/Zoom DRC/Route Box để
đánh dấu vùng cần xóa).
- Xóa từng đoạn :
Nhắp Edit Segment Mode trên Toolbar
Nhắp vào route cần xoá , Pop up menu :
o Unroute segment cho phép xóa từng đoạn.
o Unroute cho phép xóa đường mạch giữa 2 pad.
o Unroute net : cho phép xóa toàn bộ route có trong lưới của route
vừa chọn.

- Thay đổi kích thước đường mạch:


Nhắp Edit segment mode trên thanh Toolbar.
Nhắp vào đường mạch cần thay đổi, Pop up menu/ Change width và đánh
vào kích thước mong muốn, nhắp OK.
1.3.3.5 Lấy linh kiện mới
- Chọn nút Component Tool.
- Click phải chuột  chọn New  màn hình Add Component xuất hiện  chọn
linh kiện mới bằng cách vào Footprint  OK.
1.3.3.6 Tạo thư viện mới
- Chọn Library Manager trên thanh toolbar.
- Chọn Create New Footprint… , đặt tên và nhắp OK.
- Trên cửa sổ Library Edit đã có sẵn một pin chuẩn, để tạo pin mới :
Chọn nút Pin Tool trên thanh toolbar.
Pop up menu/ New, (hoặc nhắp chuột phải, ấn phím Insert), đặt pin tại vị
trí thích hợp.
Pop up menu/End Command.
Để thay đổi các thông số của pin, Pop up menu/Properties.
- Đặt khung bao outline cho linh kiện :
Chọn nút Obstacle trên thanh toolbar.
Dùng chuột vẽ outline.

20
Tài liệu thực hành

Pop up menu/Properties, chọn Place Outline ở Obstacle Type.


Đặt outline tại vị trí thích hợp, Pop up menu/End Command.
Save vào thư viện.
- Trong quá trình nạp tập tin netlist (được tạo sau khi vẽ sơ đồ mạch) vào layout,
kiểu chân linh kiện được chọn khi vẽ sơ đồ mạch không có sẵn trong thư viện của
Layout thì ta phải tạo linh kiện mới.
- Điều quan trọng nhất trong quá trình vẽ mạch in là phải biết hình dạng thực tế
của linh kiện và kiểu vỏ của chúng. Chẳng hạn : transistor C1815 có kiểu vỏ là
T092.

1.3.3.7 Giới thiệu thư viện của layout

TM - AXIAL : Điện trở.


TM - CAP - P : Điện trở và tụ điện.
TM DIODE : Diode và Led các loại.
TO : Transitor.
SIP : IC một hàng chân.
DIP100B : Các IC dán.
DIP100T : IC khoan lỗ.
DSUBJ : Các cổng giao tiếp máy tính DB9, DB25.
JUMPER: Jump 100,1000,1100,1200....
RELAY : module relay.
LAYOUT : các pad đơn.
1.3.3.8 Nội dung thực hành
Bài 1: Thực hành tạo thư viện cho layout

Hình 1.17: Footprint Led


- Tạo footprint cho led hình 1.17.
21
Hình 1.18: Footprint DIP8
- Tạo chân IC DIP8 (loại khoan lổ) hình 1.18.
- Sau khi tạo xong, lưu vào thư viện Mylib.llb

Bài 2: Vẽ mạch in một lớp từ mạch khuếch đại hình 1.19:

Hình 1.19: Mạch thực hành vẽ mạch in

Bài 3: Vẽ mạch in hai lớp từ sơ đồ mạch ghép tách kênh đồng bộ.

22
Tài liệu thực hành

1.3.3.9 Bài tập


Bài 4: Vẽ mạch in mạch ổn định tốc động cơ

Hình 1.19a: Mạch ổn định tốc động cơ


Bài 5: Vẽ mạch in mạch điều chỉnh độ sáng đèn

Hình 1.19b: Mạch điều chỉnh độ sáng đèn

23
Bài 6: Vẽ mạch in mạch b vệ dòng 1 pha

Hình 1.19c: Mạch bảo vệ dòng 1 pha


Bài 7: Vẽ mạch in mạch điều khiển đèn led dùng 4017

Hình 1.19d: Mạch điều khiển đèn led dùng 4017

24
Tài liệu thực hành

1.4 Hướng dẫn sử dụng AutoCad Electrical


1.4.1 Bản vẽ điện
Bản vẽ điện là sự thể hiện của các thành phần điện và hệ thống dây điện
được kết nối để đáp ứng một mục đích cụ thể. Bản vẽ điện có thể là một ngôi nhà,
một khu công nghiệp hoặc một bảng điện. Ngoài ra, một bản vẽ điện có thể được
chia thành các loại sau:
- Sơ đồ mạch
- Sơ đồ hệ thống dây điện
- Lịch trình đấu dây
- Sơ đồ khối
- Danh sách các thiết bị
Sơ đồ mạch điện
Sơ đồ mạch điện cho thấy cách các thành phần điện được kết nối với nhau
và sử dụng:
- Các ký hiệu để đại diện cho các thành phần;
- Các đường biểu diễn các dây dẫn chức năng hoặc dây dẫn kết nối chúng
với nhau.

Hình 1.20: Sơ đồ mạch điện

25
Sơ đồ hệ thống dây điện
Đây là bản vẽ cho thấy tất cả hệ thống dây điện giữa các bộ phận, chẳng
hạn như:
- Chức năng điều khiển hoặc tín hiệu;
- Nguồn điện và kết nối đất;
- Chấm dứt các đầu mối không sử dụng, công tắc;
- Kết nối thông qua thiết bị đầu cuối, phích cắm, ổ cắm, dây dẫn.

Hình 1.21: Sơ đồ hệ thống dây điện


Lịch trình đấu dây (Wiring Schedule)
- Lịch đấu dây xác định số tham chiếu dây, loại (kích thước và số lượng dây
dẫn), chiều dài và số lượng lớp cách điện cần thiết.
- Trong các thiết bị phức tạp, một bảng gồm các kết nối sẽ cho biết: điểm bắt
đầu và kết thúc, các điểm tham chiếu của mỗi kết nối cũng như các thông
tin quan trọng khác như dây màu sắc, đánh dấu nhận dạng, ….

26
Tài liệu thực hành

Hình 1.22: Lịch trình đấu dây


Sơ đồ khối
Sơ đồ khối là một bản vẽ chức năng được sử dụng để hiển thị và mô tả
hoạt động chính nguyên lý của thiết bị và thường được vẽ trước khi bắt đầu sơ
đồ mạch.

Hình 1.23: Sơ đồ khối


Danh sách các thiết bị
Mặc dù không phải là một bản vẽ, nhưng trên thực tế là một phần của một
bản vẽ. Danh sách các thiết bị thông tin:
- Liên quan các thành phần với số tham chiếu của bản vẽ mạch.
27
- Được sử dụng để xác định vị trí và tham chiếu các số mã thành phần thực
tế để đảm bảo các bộ phận để bắt đầu công việc nối dây.

Hình 1.24: Danh sách các thiết bị


1.4.2 Các ký hiệu điện
Các ký hiệu được sử dụng trong bản vẽ điện có thể được chia thành nhiều
loại khác nhau.
1.4.2.1 Dây dẫn
Có 12 loại ký hiệu cho dây dẫn:

Hình 1.25a: Ký hệu dây dẫn


1. Ký hiệu chung, dây dẫn hoặc nhóm dây dẫn.
2. Kết nối tạm thời hoặc jumper.
3. Hai dây dẫn, biểu diễn một dòng.

28
Tài liệu thực hành

4. Hai dây dẫn, biểu diễn nhiều dòng.


5. Biểu diễn một dòng của n dây dẫn.
6. Dây dẫn xoắn. (Cặp xoắn trong ví dụ này.)
7. Ký hiệu chung biểu thị một cáp.
8. Ví dụ: cáp tám ruột dẫn (bốn đôi).
9. Dây dẫn giao nhau - không kết nối.

Hình 1.25b: Ký hệu dây dẫn


10. Mối nối của dây dẫn (kết nối).
11. Mối nối đôi của dây dẫn.
12. Dấu nối đôi được sử dụng thay thế
29
1.4.2.2 Connectors and terminals
Các ký hiệu này cũng được sử dụng cho các công tắc với các liên kết có thể
di chuyển được. Vòng tròn mở được sử dụng để biểu diễn các địa chỉ liên lạc có
thể tách rời dễ dàng và một vòng tròn đặc được sử dụng cho các tiếp điểm được
bắt vít.

Hình 1.26: Biểu tượng Connectors


13. Biểu tượng chung, thiết bị đầu cuối hoặc thẻ
14. Liên kết với hai địa chỉ liên lạc có thể tách rời dễ dàng.
15. Liên kết bằng hai tiếp điểm bắt vít.
16. Liên kết bản lề, thường mở.
17. Phích cắm (tiếp điểm nam).
18. Ổ cắm (tiếp điểm nữ).
19. Phích cắm đồng trục.
20. Ổ cắm đồng trục.
1.4.2.3 Cầu chì (Fuses)
38. Ký hiệu chung, cầu chì.
39. Cung có thể được chỉ ra bằng đường dày: quan sát định hướng.
40. Biểu tượng thay thế (cũ hơn)

30
Tài liệu thực hành

Hình 1.27: Ký hiệu cầu chì


1.4.2.5 Công tắc chuyển đổi (Switch contacts)

Hình 1.28: Ký hiệu công tắc chuyển đổi


41. Ngắt tiếp điểm (BSI).
42. Alternative break contact phiên bản 1 (cũ hơn).
43. Alternative break contact phiên bản 2.
44. Make contact (BSI).
45. Alternative make contact phiên bản 1.

31
46. Alternative make contact phiên bản 2.
47. Tiếp điểm chuyển đổi (BSI).
48. Alternative showing make-before-break
49. Alternative showing break-before-make.
1.4.2.6 Switch types
50. Nút nhấn chuyển đổi tạm thời.
51. Nút nhấn, bật / tắt (chốt).
52. Công tắc cần gạt, hai vị trí (bật / tắt).
53. Công tắc điều khiển bằng phím.
54. Công tắc (vị trí) giới hạn.

Hình 1.29: Ký hiệu Switch


32
Tài liệu thực hành

1.4.3 Hướng dẫn sử dụng AutoCad Electrical 2016


Trong phần này hướng dẫn các bước vẽ mạch khởi động motor 3 pha như
hình 1.30

Hình 1.30: Mạch khởi động motor 3 pha


1.4.3.1 Tạo bản vẽ điện
Nhấp vào biểu tượng AutoCAD Electrical từ màn hình hoặc khởi động
AutoCAD Electrical bằng cách sử dụng Start Menu như hình 1.31

Hình 1.31: Khởi động AutoCAD Electrical bằng Start menu.


33
• AutoCAD Electrical sẽ mở.
• Click vào mũi tên đi xuống bên dưới Start Drawing. Danh sách các bản vẽ các
mẫu sẽ được hiển thị hình 1.32.

Hình 1.32: Bản vẽ mẫu


• Chọn ACAD ELECTRICAL IEC.dwt từ danh sách. Một bản vẽ mới sẽ
được tạo với mẫu đã chọn.
• Click vào nút hiển thị ở hình 1.33 để hiển thị lưới hay tắt

Hình 1.33: Hiển thị lưới


1.4.3.2 Nối dây

Hình 1.34: Hộp thoại Multiple Wire Bus


34
Tài liệu thực hành

• Click vào công cụ Multiple Bus từ Insert Wires/Wire Numbers panel trong
Ribbon. Hộp thoại Multiple Wire Bus hiển thị như hình 1.34.
• Click vào Spacing edit box ở Horizontal area và đặt 5.
• Chọn Empty Space, Go Horizontal và đặt 3 trong Number of Wires.
• Click OK. Bạn được yêu cầu chỉ định điểm bắt đầu của dây.
• Click vào vùng vẽ để chỉ định điểm kết thúc, như hình 1.35

Hình 1.35: Dây bus được tạo


• Click công cụ Wire trong Insert Wires/Wire Numbers panel trong Ribbon.
Bạn sẽ được hỏi điểm bắt đầu của dây.

Hình 1.36: Vẽ dây cho mạch


• Click vào dây trên cùng để chỉ định điểm bắt đầu của dây. Bạn được yêu cầu chỉ
định điểm tiếp theo của dây.
• Click để chỉ định điểm tiếp theo. Tương tự, tạo tất cả các dây của mạch như hình
1.36.
1.4.3.3 Đặt thiết bị
• Click nút Icon Menu trên Insert Components trong Ribbon. Hộp thoại Insert
Component sẽ được hiện ra.
• Click vào danh mục Motor Control. Các thiết bị liên quan đến motor
sẽ hện ra như hình 1.37.
35
Hình 1.37: Hôp thoại Insert Components
• Click vào 3 Phase Motor trong hộp thoại. Motor sẽ được gắn vào con trỏ.
• Click vào điểm cuối của trên đường giữa của dây bus như hình 1.38. Motor
được đặt và hộp thoại Insert/Edit Component xuất hiện như hình 1.39

Hình 1.38: Đặt motor


• Click vào Lookup tool từ Catalog Data. Catalog Browser xuất hiện.
• Chọn CM111-FC1F518GSKCA từ cột CATALOG trong Catalog Browser
như hình 1.40. Chú ý: 3 Phase 1.5 HP motor with 1800 RPM speed.
• Click vào nút OK trên Catalog Browser.
• Dữ liệu catalog sẽ được cập nhật tự động từ Catalog Data trong hộp thoại
Insert/Edit Component.
• Click vào nút Show All Ratings ở vùng Ratings. Hộp thoại View/Edit
Rating Values được hiển thị như hình 1.41.

36
Tài liệu thực hành

• Click vào Rating 1 chọn 1.5HP và bỏ Rating 4


• Click vào nút OK. Giá trị sẽ được hiển thị trong Rating.
• Click vào Line 1 trong vùng Description của hộp thoại và chỉ định giá
trị MOTOR.

Hình 1.39: Hộp thoại đặt thông số cho thiết bị.


• Click vào Installation Code và chọn giá trị ISC-01.
• Click vào Location Code và chọn giá trị LC-0001.
• Click vào OK. Nếu hộp thoại Assign Symbol To Catalog Number hiển
thị như hình 1.42, click vào nút Map symbol to catalog number.

37
Hình 1.40: Chọn motor

Hình 1.41: Hộp thoại View or Edit Rating Values

38
Tài liệu thực hành

Hình 1.42: Assign Symbol To Catalog Number dialog box


• Motor xuất hiện như hình 1.43

Hình 1.43: Motor được đặt


1.4.3.4 Đặt 3 Phase Overload Circuit Breaker
• Click vào nút Icon Menu từ Insert Components. Hộp thoại Insert
Component hiện ra.
• Click vào danh mục Motor Control và chọn 3 Phase Overloads từ hộp thoại
như hình 1.44. Biểu tượng sẽ được gắn vào con trỏ như hình 1.45
• Click vào dây trên cùng của bus như hình 1.46. Hộp thoại Build Up or Down
hiện ra như hình 1.47.

39
Hình 1.44: Phase Overloads component

Hình 1.45: Biểu tượng gắn vào con trỏ

Hình 1.46: Đặt CB

40
Tài liệu thực hành

Hình 1.47: Hộp thoại Build Up or Down


• Click vào Down button. Xuất hiện Insert/Edit Component.
• Click vào nút Lookup từ Catalog Data. Hộp thoại Catalog Browser xuất
hiện.
• Click vào 193-A1A1 trong cột CATALOG như hình 1.48

Hình 1.48: Cửa sổ Catalog Browser với Overloads components


• Click vào OK trên Catalog Browser. Xuất hiện Catalog Data.
• Click vào Line 1 trong Description. Chọn giá trị OVERLOAD BREAKER.
• Với Installation Code và Location Code, click vào nút Drawing.
• Click nút OK. Nếu hộp thoại Assign Symbol To Catalog Number xuất hiện
sau đó click nút Map symbol to catalog number. CB sẽ hiện như hình 1.49.

41
Hình 1.49: Overload Breaker
1.4.3.4 Starter Contact
• Click vào nút Icon Menu và chọn danh mục Motor Control.
• Click vào 3 Phase Starter Contacts NO từ hộp thoại Insert Component.
Bạn sẽ được hỏi vị trí của contacts.
• Click vào dây trên cùng của bus như hình 1.50. Hộp thoại Build Up or Down
xuất hiện.
• Click vào Down. Contacts được đặt và hộp thoại Insert/Edit Child
Component xuất hiện như hình 1.51.
• Click vào Line 1 ở Description và đặt giá trị CONTACTORS.

Hình 1.50: Đặt contact

42
Tài liệu thực hành

Hình 1.51: Hộp thoại Insert or Edit Child Component


• Với Installation và Location codes, click vào the Drawing buttons và chọn giá
trị.
• Click OK button.
Tương tự, đặt các thành phần khác với các mô tả cần thiết. Bản vẽ sơ đồ sau
đặt tất cả các thành phần sẽ được hiển thị như trong hình 1.52.

43
Hình 1.52: Mạch khởi động motor 3 pha
44
Tài liệu thực hành

1.4.4 Bài tập


Bài 1: Vẽ mạch khởi động động cơ trực tiếp

Hình 1.53: Mạch khởi động động cơ trực tiếp

45
Bài 2: Vẽ mạch điều khiển đảo chiều quay động cơ

Hình 1.54: Mạch điều khiển đảo chiều quay động cơ

46
Tài liệu thực hành

Bài 3: Vẽ mạch như hình 1.55

Hình 1.55: Hình bài tập thực hành 3 vẽ AutoCad Electrical

47
Bài 4: Vẽ mạch hình 56 dùng AutoCad Electrical

Hình 56: Hình bài 4 AutoCad Electrical


Bài 5: Vẽ mạch hình 57 dùng AutoCad Electrical

Hình 1.57: Hình bài 5 AutoCad Electrical

48

You might also like