Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Viên nang

I. Đại cương:
1. Định nghĩa thuốc viên nang:
- Thuốc nang là một dạng thuốc phân liều bao gồm:
+ Một vỏ rỗng để đựng thuốc (bằng tinh bột hoặc gelatin).
+ Một đơn vị phân liều của dược chất đã được bào chế dưới các dạng
thích hợp để đóng vào vỏ (bột, hạt, dung dịch, viên nén...).
+ Thuốc nang chủ yếu dùng để uống, ngoài ra còn dùng để đặt (nang đặt
trực tràng, nang đặt âm đạo), hoặc để cấy dưới da.
II. Phân loại:
1. Nang polyme
2. Nang gelatin
- Nang cứng
+ Vỏ nang cứng, gồm 2 nửa đáy và nắp lồng khít vào nhau, đáy dài hơn
nắp
+ 1 hình dạng, có 8 cỡ, có dung tích từ 0,13-1,36ml
- Nang mềm
+ Vỏ nang mềm, dẻo dai ( do thành phần là gelatin và 1 lượng lớn chất
hoá dẻo )
+ Có nhiều hính dạng và dung tích khác nhau tuỳ theo phương pháp điều
chế
 Mục đích đóng nang thuốc :
+ Kéo dài thời gian tác dụng của thuốc
+ Đối với các thuốc có tương kị với nhau => đóng để tránh tiếp xúc với nhau
=> tránh tương kỵ
III. Phương pháp bào chế:
1. Nang mềm:
1.1. Nhúng khuôn:
Đóng thuốc bằng bơm tiêm hoặc biuret => độ chính xác cao
Ưu điểm: chia liều chính xác
Nhược điểm: viên thu được 1 hình dạng, năng suất thấp
1.2. Nhỏ giọt
Chia liều không chính xác vì nó phụ thuộc vào:
+ độ nhớt của dược chất
+ độ bền của vỏ nang ( không bền hoặc bền quá sẽ dẫn đến việc
không đồng đều về khối lượng )
Viên chỉ có 1 hình dạng là dạng hình cầu
Ưu điểm: Năng suất cao ( muốn cao hơn nữa thì làm thêm đầu nhỏ
giọt )
1.3. Ép khuôn:
Sử dụng piston để bơm dược chất thì có ưu điểm sau:
+ Độ chia liều chính xác
+ Viên luôn luôn có gờ, nhiều hình dạng, nhiều màu/1viên
+ Năng suất cao
2. Nang cứng:
- Bào chế vỏ nang
- Đóg thuốc vào nang
Mở vỏ -> Đóng thuốc -> Đóng nắp
- Đánh bóng nang
- Đóng gói
 Xây dựng công thức đóng thuốc vào nang ?
1. Xác định những loại tá dược cần dùng?
+ TD độn : đảm bảo khối lượng viên, cải thiện tính chất cơ lí của hạt (độ
trơn chảy, độ chịu nén)
Bao gồm độn tan trong nước : lactose, manitol, sorbitol, glucose,… và
độn không tan trong nước : tinh bột, tinh bột biến tính starch 1500,
cenllulose vi tinh thể ( avicel ), dicalci phosphat ( TD dập thẳng ), calci
carbonat, magnesi carbonat
+ TD rã: giúp viên rã nhanh và rã mịn, giúp tăng bề mặt tiếp xúc của tiểu
phân dược chất với môi trường hoà tan.
Rã theo 2 cơ chế: sinh khí ( acid hữu cơ + muối kiềm CO3 ->khí CO2 )
và trương nở bao gồm cơ chế vi mao quản ( chỉ có tinh bột ) và cơ chế
trương nở hoà tan ( còn lại : TBBT, avifcel, acid alginic )
VD: Tinh bột, Avicel PH 101, PH 102, dẫn chất cenlulose ( methyl
cenlulose, natri carboxymethyl cenlulose, hydroxypropylmethyl
cenllulose ), Tinh bột biến tính starch 1500, acid alginic
Explotab ( 1 dạng tinh bột biến tính ) : TD siêu rã
Cross carmelose : TD siêu rã
+ TD dính: giúp liên kết các tiểu phân để tạo hình viên , đảm bảo độ chắc
của viên
TD dính lỏng: Hồ tinh bột ( dễ nhiễm khuẩn do có nước => thời gian bảo
quản ngắn) , PVP có dung môi ( polyvinyl pyrolidon ), dẫn chất
cenlulose và gelatin thường không dùng độc lập do kéo dài thời gian rã
của viên làm chậm giải phóng dẫn đến chậm cho tác dụng nên thường
phối hợp với các tá dược dính khác.
TD dính rắn: PVP không có dung môi, gôm arabic, glucose, saccarose
+ TD trơn: giảm ma sát ( viên – thành cối: khi đẩy viên ra khỏi cối thì
nguy cơ viên dễ bị vỡ và sứt cạnh nên TD trơn sẽ làm cho lực nén phân
bố đều trong viên, giảm ma sát lên bề mặt viên, giúp cho việc đẩy viên ra
khỏi cối dễ dạng hơn ), chống dính ( viên – đầu chày trên : khi dập viên
thì dưới tác động của lực nén viên có thể dính vào bề mặt chày trên, td
trơn sẽ làm giảm tiếp xúc của dược chất với đầu chày => tránh bong mặt,
giảm hiện tượng dính đầu chày trên ), điều hoà sự chảy ( bột/cốm khi
chảy qua phễu : đảm bảo đồng đều hàm lượng dược chất, tránh phân
lớp) , làm bóng đẹp bề mặt viên
VD: Acid stearic và muối: tác dụng tốt nhất là giảm ma sát giữa viên và
thành cối, ngoài ra còn có tác dụng chống dính
Silic dioxyd dạng keo khan ( Aerosil ) : tác dụng tốt nhất là làm tăng sự
chảy của bột/cốm khi chảy từ phễu, ngoài ra còn có tác dụng chống dính
Talc: tác dụng tốt nhất là chống dính giữa viên và đầu chày trên, ngoài ra
còn có tác dụng điều hoà sự chảy và không có tác dụng chống ma sát.
Trong thành phần của talc chứa nhiều tạp là kim loại nặng -> dễ bị oxy
hoá
+ TD gây thấm: nếu dược chất sơ nước phải sử dụng thêm TD gây thấm (
thường là các chất diện hoạt )
2. Chọn cỡ nang: V nang >= V dược chất ( gần nhất : để tiết kiệm chi phí )
Ta có: d para = 0,8 g/ml và d lactose = 0,9 g/ml
Vdc = m dc / d dc => V nang => cỡ nang
3. Tính lượng tá dược:
Vtd= Vnang-Vdc => mtd=Vtd*dtd ( vì talc chỉ sử dụng 1% khối lượng
nên coi dtd là d lactose ) => m viên nang = m tá dược + m dược chất =>
m talc = 1%* m viên nang ; m lactose = m tá dược – m talc
 Phương pháp đóng nang?
- Đóng nang theo thể tích
- Đóng nang bằng piston
Lượng thuốc đóng vào nang phụ thuộc vào Vpiston, áp lực nén của
piston, khả năng chịu nén của bột.
IV. Thực hành: cho 12 viên
Paracetamol 3,6g
Lactose vđ
Talc 0,5%
1. Xác định những loại tá dược cần dùng? Td độn : lactose ( để đảm bảo khối
lượng viên), TD trơn : aerosil ( đắt tiền nên không sử dụng ), thay bằng talc
0,5%
2. Chọn cỡ nang?
Vdc=0,3/0,8= 0,375ml => V nang = 0,38ml
3. Tính lượng tá dược?
Vtd=0,38-0,375=0,005ml
 mtd=Vtd*dtd=0,005*0,9=0,0045g
 m talc=0,5%*( mtd+mdc)= 0,0015g * 12=0,018g
 m lactose=0,0045-0,0015= 0,003g *12=0,036g

You might also like