Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Thực trạng pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt

1. Quy định về đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế TTĐB
Đối tượng chịu thuế TTĐB được quy định cụ thể tại điều 2 luật thuế TTĐB năm
2008 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật thuế TTĐB. Đối tượng chịu
thuế TTĐB hiện nay gồm 11 loại hàng hóa và 6 loại dịch vụ nhìn chung, các quy
định về đối tượng chịu thuế TTĐB có nhiều điểm tích cực. Cụ thể:
Thứ nhất, việc quy định đối tượng chịu thuế TTĐB phù hợp với mục tiêu điều
chỉnh của luật thuế TTĐB.
Thứ hai, các loại hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB liên tục được sửa đổi, bổ sung
cho hoàn thiện để phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội
Thứ ba, các quy định về đối tượng chịu thuế TTĐB của Việt Nam thống nhất với
thông lệ của các nước trên thế giới.
Phạm vi hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB ở các nước trên thế giới cũng rất khác
nhau. Tuy nhiên, cũng giống như Việt Nam hầu hết các nước trên thế giới đánh
thuế TTĐB vào các nhóm hàng hóa dịch vụ phổ biến sau: đồ uống có cồn và thuốc
lá; xe có động cơ (chủ yếu là ô tô); nhiên liệu; các hoạt động casino, hộp đêm, cá
cược và bài lá
Điều 3 luật thuế TTĐB năm 2008 quy định hàng hóa không thuộc diện chịu thuế
TTĐB. Nhìn chung các quy định về đối tượng không thuộc diện chịu thuế TTĐB
là phù hợp với chính sách thuế ở Việt Nam. Các quy định này không ngừng được
hoàn thiện nhằm khắc phục các hạn chế trước đây, đồng thời phù hợp hơn với điều
kiện kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Quy định về người nộp thuế
Điều 4 luật thuế TTĐB 2008 và điều 4 Thông tư số 195/2015/TT-BTC đã quy định
cụ thể về người nộp thuế
Người nộp thuế TTĐB là tổ chức, cá nhân có sản xuất, nhập khẩu hàng hóa kinh
doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB. Các quy định về người nộp thuế
TTĐB rất rõ ràng và cụ thể. Với quy định này, luật thuế TTĐB đã thể hiện tính
minh bạch của pháp luật về chủ thể nộp thuế.
3. Quy định về căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế.
Điều 5 luật thuế TTĐB 2008 quy định: căn cứ tính thuế TTĐB là giá tính thuế của
hàng hóa dịch vụ chịu thuế và thuế suất. Phương pháp thính thuế được xác định: số
thuế TTĐB phải nộp bằng giá tính thuế TTĐB nhân với thuế suất thuế TTĐB.
Theo quy định hiện hành, luật thuế TTĐB có sự phân biệt về giá tính thuế giữa
hàng hóa sản xuất trong nước (bao gồm cả hàng gia công, hàng hóa sản xuất dưới
hình thức hợp tác kinh doanh, hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm và
hàng dùng để trao đổi, biếu, tặng cho khuyến mại) với hàng nhập khẩu.
Nhìn chung các quy định về giá tính thuế đối với từng mặt hàng hóa, dịch vụ được
luật thuế TTĐB quy định rất đầy đủ, cụ thể, rõ ràng và tương đối phù hợp với các
cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Việc quy định giá tính thuế chặt chẽ và
khả thi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo phòng chống tránh thuế hoặc
trốn thuế.
4. Quy định về thuế suất
Thực hiện các cam kết quốc tế theo lộ trình hội nhập, trong khoảng một thập kỉ gần
đây, thuế suất thuế TTĐB đã được sửa đổi theo hướng giảm dần và từng bước xóa
bỏ phân biệt thuế suất ấp dụng đối với hàng sản xuất trong nước và hàng nhập
khẩu. Luật thuế TTĐB hiện hành đã hạ mức thuế suất tối đa trong biểu thuế suất
xuống 75% và mở rộng hơn diện các mặt hàng được thuế suất thấp (10%).
Theo biểu thuế suất thuế TTĐB, có thể thấy rằng mặc dù mức thuế suất nhìn chung
là cao so với thuế giá trị gia tăng song các nhóm hàng hóa khác nhau được áp dụng
các mức thuế suất khác nhau theo mục đích quản lý của nhà nước. Biểu thuế suất
hiện hành có 11 mức thuế suất khác nhau từ 10% đến 75% được áp dụng cho các
loại hàng hóa và dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa và dịch vụ chịu thuế TTĐB,
theo nguyên tắc: Các thuế suất (từ 60%-70%) được áp dụng cho mặt hàng không
khuyến khích tiêu dùng; Các thuế suất thấp hơn (từ 30%-50%) được áp dụng cho
các hàng hóa, dịch vụ không khuyến khích tiêu dùng khác, do yếu tố cần hạn chế
thấp hơn do không có tác động xấu rõ ràng đến sức khỏe người dân hoặc nhằm
mục đích điều tiết hợp lý một phần thu nhập của người tiêu; Các thuế suất (10%-
20%) được áp dụng cho các mặt hàng được coi là cần thiết đối với một số ngành
sản xuất và là thói quen tiêu dùng của người dân nhằm điều tiết thu nghaapjowr
mức thuế suất thấp hơn.
Như vậy, thuế suất thuế TTĐB được quy định khá rõ ràng và có lộ trình cụ thể đối
với từng loại mặt hàng. Đặc biệt đối với nhóm hàng hóa gây hại cho sức khỏe như
rượu, bia, thuốc lá… thì thuế suất có lộ trình ngày càng tăng. Quy định này là hợp
lý bởi đây là những mặt hàng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người.
5. Quy định về hoàn thuế, khấu trừ thuế, miễn thuế và giảm thuế TTĐB
- Quy định về hoàn thuế
Hoàn thuế là việc trả lại cho người nộp thuế một phần hoặc toàn bộ số thuế mà
người nộp thuế đã nộp vào ngân sách nhà nước. việc hoàn thuế TTĐB thực hiện
theo quy định tại điều 8 luật thuế TTĐB và được quy định cụ thể tại điều 6 Nghị
định 108/2015/NĐ-CP.
Các quy định về hoàn thuế khá rõ ràng, chi tiết và cụ thể. Quy định này là phù hợp
với mục tiêu điều chỉnh của Luật thuế TTĐB. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều đố
tượng đã lợi dụng chính sách hoàn thuế TTĐB của nhà nước để trục lợi bất chính.
Ví dụ: vụ trốn thuế của công ty Halico đầu năm 2016
- Quy định về khấu trừ thuế
Trong thuế TTĐB nội dung này được quy định tại khoản 2 điều 8 luật thuế TTĐB,
Điều 7 nghị định 108/2015/NĐ-CP, điều 8 thông tư số 195/2015/TT-BTC đã quy
định rất cụ thể, rõ ràng về khấu trừ thuế.
- Quy định về miễn thuế, giảm thuế
Luật thuế TTĐB 2008 không quy định về miễn thuế TTĐB mà chỉ quy định về
giảm thuế. Theo đó, điều 9 luật thuế TTĐB 2008 quy định:
Người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB gặp khó khăn do
thiên tai, tại nạn bất ngờ được giảm thuế
Mức giảm thuế được xác định trên cơ sở tổn thất thực tế do thiên tai, tai nạn bất
ngờ gây ra nhưng không vượt quá 30% số thuế phải nộp của năm xảy ra thiệt hại
và không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi được bồi thường (nếu có)

You might also like