Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 23

HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021-2022

(Lớp thứ 4 – Tiết 7 - 11)

Tên đề tài: Mô phỏng quy trình kinh doanh của Công ty Cổ Phần Bách Hóa Xanh
trên phần mềm Odoo

MỨC ĐỘ
HỌ VÀ TÊN SINH MÃ SỐ SINH
STT HOÀN
VIÊN VIÊN
THÀNH
1 Trần Đại Trí 20132077 A

2 Lê Minh Cường 20132190 A

3 Nguyễn Viết Khang 20132212 A


4 Vũ Tấn Phát 20132120 A
5 Đoàn Thúy Vy 20132011 A

Ghi chú:

- Trưởng nhóm: Trần Đại Trí SĐT: 07066105596

Nhận xét của giáo viên

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................
Ngày 08 tháng 03 năm 2022

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Hoàn
Họ và tên MSSV Nhiệm vụ
thành

Trần Đại Trí 20132077 Chương 1 và thiết kế odoo 100%

Lê Minh Cường 20132190 Chương 3 và thiết kế odoo 100%

Nguyễn Viết Khang 20132212 Chương 2 và tổng hợp 100%


Powerpoint

Vũ Tấn Phát 20132120 Chương 5 và Video 100%

Đoàn Thúy Vy 20132011 Chương 4, tổng hợp Word 100%

Ghi chú: Tất cả các thành viên đều tham gia thuyết trình và làm powerpoint phần của
mình
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: PHẦN MỀM ODOO...........................................................................2
1.1 Sơ lược đôi nét về phần mềm Odoo..............................................................2
1.2 Khái niệm Odoo ERP - Tổng quan về phần mềm Odoo ERP..........................2
1.3 Lợi ích khi triển khai phần mềm Odoo ERP.....................................................3
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CHUỖI SIÊU THỊ MINI BÁCH HÓA XANH......4
2.1. Giới thiệu về chuỗi siêu thị..............................................................................4
2.2. Giới thiệu sản phẩm.........................................................................................5
CHƯƠNG 3: VIỆC SỬ DỤNG ODOO.....................................................................6
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁCH HÓA XANH....................................................6
3.1. Lợi ích khi sử dụng Odoo................................................................................6
3.2. Yêu cầu của công ty Cổ Phần Bách Hóa Xanh khi sử dụng Odoo.................9
CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY.......................................................9
KHI SỬ DỤNG PHẦN MỀM ODOO VÀ GIẢI PHÁP...........................................9
4.1. Ưu điểm...........................................................................................................9
4.2. Nhược điểm....................................................................................................12
4.3. Giải pháp........................................................................................................13
CHƯƠNG 5: QUY TRÌNH TRÊN ODOO.............................................................14
5.1. Tổng quan quy trình quản lý kho vận trên Odoo...........................................14
5.2. Quy trình mua hàng của Odoo.......................................................................14
5.3. Quy trình bán hàng của Odoo........................................................................15
5.3.1. Quy trình bán hàng thiếu sản phẩm thanh toán ngay...............................15
5.3.2. Quy trình bán hàng khách hàng thanh toán dư........................................17
5.4. Quy trình chăm sóc khách hàng của Odoo....................................................17
KẾT LUẬN..............................................................................................................18

LỜI MỞ ĐẦU
Thời đại kinh tế mở cửa, cạnh tranh trở nên vô cùng gay gắt. Nếu doanh
nghiệp không tự thân tìm tòi, ứng dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh thì sẽ
không thể tồn tại lâu dài trên thị trường. Ngày nay việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào sản xuất trở nên phổ biến và là một yếu tố cần thiết không thể thiếu
bởi vì có công nghệ thì mới tăng năng suất, giảm nhẹ khối lượng công việc tay
chân, tiết kiệm thời gian, chi phí và cho thấy rõ ràng hiệu quả công việc. ERP là
viết tắt của từ tiếng Anh “Enterprise Resource Planning”, có nghĩa là “Hệ thống
hoạch định nguồn lực doanh nghiệp”. Có thể nói một cách đơn giản hơn, ERP
chính là Hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp.

Theo ông Hoàng Minh Châu - Giám đốc Công ty FPT TP.HCM, có nhiều lợi
ích đối với doanh nghiệp khi ứng dụng ERP. Năng suất lao động sẽ tăng do các
dữ liệu đầu vào chỉ phải nhập một lần cho mọi giao dịch có liên quan, đồng thời
các báo cáo được thực hiện với tốc độ nhanh hơn, chính xác hơn. Doanh nghiệp
có khả năng kiểm soát tốt hơn các hạn mức về tồn kho, công nợ, chi phí, doanh
thu, lợi nhuận... đồng thời có khả năng tối ưu hóa các nguồn lực như nguyên vật
liệu, nhân công, máy móc thi công... vừa đủ để sản xuất, kinh doanh.

Trong buổi tọa đàm về ứng dụng và triển khai ERP cho các doanh nghiệp,
ông Nguyễn Văn Thảo, Phó tổng thư ký Phòng Thương mại Công nghiệp Việt
Nam (VCCI), nhận định sức ép về cạnh tranh khi gia nhập WTO sẽ rất lớn và
các doanh nghiệp Việt Nam có thể thua và bị loại khỏi cuộc chơi ngay trên sân
nhà nếu không tự cải tổ. "Đã đến thời điều chúng ta tìm đường đưa công nghệ
thông tin vào doanh nghiệp và biến việc ứng dụng công nghệ trở thành thế mạnh
chứ không phải gánh nặng", ông nói.

Vì vậy việc ứng dụng ERP vào hoạt động kinh doanh sản xuất là vô cùng
quan trọng. Đặc biệt là các doanh nghiệp của Việt Nam trong nền kinh tế trên đà
tăng trưởng như hiện nay. Công ty Cổ Phần Bách Hóa Xanh đã và đang từng
bước áp dụng ERP và quy trình kinh doanh để tận dụng được các lợi ích mà ERP
thông qua Odoo mang lại.

CHƯƠNG 1: PHẦN MỀM ODOO


1.1 Sơ lược đôi nét về phần mềm Odoo
Odoo còn được gọi là Open ERP được thành lập bởi Fabien Pinckaers vào
năm 2005. Odoo là một bộ sưu tập lớn cung cấp hàng loạt các ứng dụng liên
quan đến các mô-đun như CRM, quản lý bán hàng, thương mại điện tử, quản lý
kho, quản lý mua hàng, kế toán, quản lý nhân sự,…Tất cả các mô-đun cơ bản
này được gọi chung là phần mềm lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp.

Phần mềm Odoo là một phần mềm ERP( Enterprise Resource Planning ),
hiểu một cách đơn giản và sát thực tế nhất là một hệ thống các ứng dụng phần
mềm tích hợp theo một kiến trúc tổng thể với cơ sở dữ liệu tập trung và đồng bộ,
giúp doanh nghiệp quản trị mọi hoạt động của công ty một cách liền mạch và tự
động.

Với ERP, mọi hoạt động của doanh nghiệp từ sản xuất, hành chính nhân sự,
quản lý chuỗi cung ứng, tài chính kế toán, bán hàng, marketing,… đều được thực
hiện trên một hệ thống duy nhất. Doanh nghiệp có thể triển khai số lượng ứng
dụng phần mềm tùy theo khả năng và nhu cầu, nhưng quan trọng là các ứng
dụng được tích hợp và đồng bộ cơ sở dữ liệu.

1.2 Khái niệm Odoo ERP - Tổng quan về phần mềm Odoo ERP
Odoo là phần mềm open source ERP, có nghĩa khả năng tùy chỉnh và phát
triển là vô hạn. Ngoài các module mặc định như CRM, POS, hay Sales, bạn có
thể sáng tạo ra nhiều ứng dụng mới cho doanh nghiệp của mình để tích hợp trên
nền tảng của Odoo.

Ngoài ra, Odoo còn cung cấp các tính năng bảo mật cho các cộng đồng về
công nghệ kinh doanh và phát triển phần mềm trên toàn thế giới. Hiện nay, hệ
thống ERP này có hơn 4,000,000 người dùng, nhờ ưu thế về tầm nhìn kinh
doanh rộng và giao diện người dùng thân thiện.

1.3 Lợi ích khi triển khai phần mềm Odoo ERP
Phần mềm Odoo ERP có một kho hệ thống đa dạng hỗ trợ từng bộ phận
trọng công ty từ kế toán, quản lý dự án, chăm sóc khách hàng, cho đến quản lý
nhà kho, nguyên liệu sản xuất,… Đặc biệt hệ thống Odoo được xây dựng theo
cấu trúc module, người dùng có thể tùy ý lựa chọn các ứng dụng phù hợp trên
kho apps và cài đặt về tài khoản của công ty. Hơn 1000 module hỗ trợ chính là
điểm nổi bật của hệ thống Odoo. Doanh nghiệp chỉ cần lựa chọn những chức
năng phù hợp, loại bỏ được các chức năng thừa thãi không cần thiết. Qua sự
đánh giá cao của khách hàng cũng như những lập trình viên từng phát triển hệ
thống này thì những ưu điểm mà Odoo mang lại là:

- Dễ dàng sử dụng

- Phần mềm toàn diện cùng kho ứng dụng đa dạng

- Tính linh hoạt

- Dễ cài đặt
- Giá thành hợp lý

- Công nghệ được cập nhật liên tục

- Tích hợp các phần mềm khác

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CHUỖI SIÊU THỊ MINI BÁCH HÓA


XANH

2.1. Giới thiệu về chuỗi siêu thị


Tên doanh nghiệp : Siêu thị Bách Hóa Xanh

Bách Hóa Xanh là chuỗi siêu thị mini chuyên bán thực phẩm tươi sống và
nhu yếu phẩm của tập đoàn Thế Giới Di Động.

Bách Hóa Xanh được đưa vào thử nghiệm cuối năm 2015, là chuỗi cửa
hàng chuyên bán lẻ thực phẩm tươi sống (thịt cá, rau củ, trái cây…) và nhu yếu
phẩm với hơn 1.000 siêu thị tại các tỉnh thành Miền Nam và Nam Trung Bộ.
Bách Hoá Xanh cung cấp những sản phẩm thiết yếu hàng ngày tươi ngon, nguồn
gốc rõ ràng, đa dạng về chủng loại; giá cả hợp lý so với chợ truyền thống và các
cửa hàng nhỏ lẻ; trong một không gian sạch sẽ, thân thiện và tại những địa điểm
dễ tiếp cận đối với người nội trợ.

Các cột mốc của Bách hóa XANH :

2015 : Những cửa hàng Bách hóa XANH đầu tiên với quy mô dưới 100m2
được mở tại quận Bình Tân – nơi có mật độ dân cư cao nhất TP.HCM. Đến đầu
năm 2017, Bách hóa XANH có tổng cộng 50 cửa hàng ở khu vực quận Bình
Tân.

2017 : Bách hóa XANH có tổng cộng 238 cửa hàng ở quận Bình Tân và
Tân Phú với doanh thu 700 triệu đồng/tháng.

2018 : Bách hóa XANH thay đổi mô hình cửa hàng, doanh thu trung bình
mỗi cửa hàng nhanh chóng tăng lên 1.2 tỷ/tháng, tổng số cửa hàng lúc này là 405
cửa hàng (90% là ở TP.HCM).

10/2018 : Website BachhoaXANH.com ra mắt để đáp ứng nhu cầu mua


sắm trực tuyến của người dùng ở khu vực TP.HCM.

2019 : Bách hóa XANH có hơn 900 cửa hàng tập trung ở các tỉnh Miền
Nam, Miền Đông và Nam Trung Bộ. Đồng thời mở bán online lần đầu tiên ở khu
vực Biên Hòa (Đồng Nai).

8/2020 : Mở bán online thêm 10 khu vực thuộc các tỉnh Miền Nam, Miền
Đông và Nam Trung Bộ.

12/2020 : Website BachhoaXANH.com chạm mốc 10.000 đơn hàng/ngày.

8/2021 : Bách hóa XANH có gần 2.000 cửa hàng trên khắp các tỉnh thành
ở Miền Nam, Miền Đông và Nam Trung Bộ.

2.2. Giới thiệu sản phẩm


Hàng hóa: Bách Hóa Xanh bán khá đầy đủ các loại lương thực, thực phẩm
và đồ gia dụng nên rất tiện lợi cho người tiêu dùng. Mình ghé siêu thị lúc 8h00
tối nhưng vẫn còn khá đầy đủ các loại rau xanh, trái cây, thịt heo và thịt gà
nhưng có vẻ nhìn không còn được tươi lắm. Đối với rau mình để ý thấy rau đều
được chứng nhận VietGap và được tưới nước khá nhiều nên ướt, khá tươi nhưng
khi cân sẽ bị nặng hơn khối lượng thực tế. Đối với trái cây thì được ghi rõ xuất
xứ chủ yếu đến từ các tỉnh miền tây và Đà Lạt còn các loại thịt, cá tươi sống thì
mình không thấy ghi rõ nguồn gốc nhưng theo thông tin bán hàng thì 100% thịt,
cá đều đạt chứng nhận VietGap an toàn. Các loại hàng hóa khác cũng tương tự
như ở các siêu thị lớn, nhỏ hoặc các cửa hàng Vinmart.

Điểm đặc biệt của Bách Hóa Xanh là có bán một số các loại đậu và
nguyên liệu để nấu chè. Đây là một trong những đặc điểm khiến Bách Hóa Xanh
giống như một cái chợ tập trung trong thời đại công nghệ. Các loại nguyên liệu
này đều được đóng gói kỹ lưỡng nhưng lại không có thương hiệu riêng mà được
đặt ở một góc gọi tên chung là “vườn nhà”. Mình khá thích cái góc này vì có
nhiều thứ hay ho mà thực sự mình không biết phải mua ở đâu mới có. Ngoài ra,
mình cũng không thấy Bách Hóa Xanh bán các sản phẩm liên quan đến tình dục
như Bao cao su hay Gel bôi trơn như các cửa hàng Vinmart hay B’s mart.

Giá cả: Đối với trái cây và các loại thịt, giá tương đương với siêu thị Big
C, CoopMart và rẻ hơn so với Vinmart. Các loại rau có giá chỉ cao hơn chút so
với giá bán ngoài chợ, còn các mặt hàng gia dụng khác thì cũng tương đương giá
trên thị trường nhưng lại đang được hưởng khuyến mãi đối với các sản phẩm mì
tôm hay các sản phẩm của Unilever. Nhìn chung, giá cả ở Bách Hóa Xanh là
chấp nhận được và để biết thêm chi tiết, các bạn có thể lấy một cuốn tờ rơi danh
mục sản phẩm do chính Bách Hóa Xanh phát hành và phát miễn phí đến khách
hàng.

Điểm đặc biệt: Ngoài những điểm đặc biệt của Bách Hóa Xanh đã nói ở
trên, siêu thị mini này còn là nơi thu tiền điện, nước, truyền hình và internet. Đây
là một trong những ý tưởng thú vị của Bách Hóa Xanh vì sẽ giúp TGDD tăng
doanh thu từ phí dịch vụ, mở rộng tiếp cận khách hàng và đặc biệt kích thích nhu
cầu của người tiêu dùng.

CHƯƠNG 3: VIỆC SỬ DỤNG ODOO


CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁCH HÓA XANH
3.1. Lợi ích khi sử dụng Odoo
Ngày nay, việc sở hữu một hệ thống ERP giúp tự động hoá các quy trình
trong doanh nghiệp là vô cùng quan trọng bởi vì việc tổ chức và quản lý tốt các
nguồn lựuc chính là yếu tố sống còn. Một số công ty khi sử dụng Odoo, quy
trình bán hàng của họ trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn. Khách hàng sẽ nhận
được phản hồi nhanh chóng từ đại diện bán hàng chỉ vài giây sau khi họ gửi yêu
cầu. Các tư vấn bán hàng sẽ bắt đầu tư vấn để đem đến những sự lựa chọn tốt
nhất cho khách hàng, Odoo sẽ ghi lại những thông tin cần thiết cho những bước
tiếp theo của quy trình bán hàng.

Trong thời dịch Covid đầy khó khăn thì một số doanh nghiệp khi ứng dụng
Odoo vào hoạt động của mình đã thu được những bước tăng trưởng đáng kể. Vì
các nhân viên làm việc tại nhà vẫn giữ khoảng cách an toàn, họ vẫn tiếp nhận
thông tin yêu cầu từ khách hàng online nhờ vào Odoo.

 Lợi ích ngắn hạn:

- Nhiều mô-đun và tích hợp: Odoo có nhiều phân hệ được kết nối với nhau, có
các phân hệ Tài chính (Kế toán, Thanh toán, Chi phí,…), Bán hàng (CRM, Bán
hàng,…), Trang web (Trình tạo trang web, Thương mại điện tử, Blog,…)…
Ngoài ra, Odoo còn có tích hợp với các ứng dụng khác như Amazon, Magento
cho phép bạn tự động hoá các quy trình.

- Thực hiện nhanh chóng bằng cách điều chỉnh các quy trình: Odoo là một
công cụ đã có sẵn chức năng cho các quy trình tiêu chuẩn, nghĩa là, nếu bạn có
thể điều chỉnh các quy trình của công ty mình theo cách hoạt động của Odoo,
bạn có thể triển khai khá nhanh, có thể kéo dài tối thiểu từ 2 đến 3 tháng, do đó
bạn sẽ có thể tận dụng khoản đầu tư của mình và tận dụng hệ thống ERP của
bạn.

- Tăng trưởng có kế hoạch: Odoo được kết nối giữa các mô-đun của của họ,
nó cho phép công ty của bạn phát triển một cách có lộ trình. Ban đầu bạn có thể
chỉ triển khai 1,2 mô-đun, về sau khi nhu cầu phát sinh thêm bạn tiếp tục triển
khai thêm mô-đun khác, chuyện đó hoàn toàn không thành vấn về với Odoo.

 Lợi ích dài hạn:

- Thông tin tập trung: mất ít thời gian hơn để lấy bất kỳ dữ liệu nào bạn yêu
cầu hoặc thông tin có thể khiến bạn mất tiền ở cấp quy trình vì mọi thứ sẽ được
tập trung hoá, nó cũng rẻ hơn so với việc duy trì một số hệ thống.

- Dễ dàng đào tạo: việc sử dụng duy nhất một hệ thống nên việc đào tạo cho
đội ngũ nhân viên sẽ rẻ hơn và tiết kiệm thời gian thay vì phải làm quen với
nhiều hệ thống khác nhau.

- Cập nhật: hệ thống là một giải pháp mã nguồn mở, tất cả những người tham
gia vào quá trình triển khai đều đề xuất các cải tiến và những cải tiến này mang
lại lợi ích cho những người dùng còn lại sử dụng Odoo. Bên cạnh đó, hằng năm
Odoo đều tung ra một phiên bản mới với những tính năng mới để cải thiện người
dùng cũng như làm mạnh mẽ hơn các công cụ của mình (Phiên bản mới nhất
của Odoo, Odoo 15 được ra mắt vào tháng 10 trong sự kiện Odoo Experience
2021.)

- Khả năng mở rộng: Odoo cho phép bạn sử dụng tùy theo nhu cầu của công
ty, nếu công ty của bạn nhỏ, sẽ có các giải pháp phù hợp với nó và khi công ty
của bạn phát triển hơn, bạn có thể mở rộng quy mô thành nhiều mô-đun hoặc
nhiều người dùng hơn.

- Cải thiện trải nghiệm khách hàng: Odoo có các công cụ để đáp ứng nhu cầu
của khách hàng và cải thiện trải nghiệm của họ như: Ứng dụng giao tiếp (trò
chuyện, khảo sát, chữ ký điện tử,…), Ứng dụng tiếp thị (tiếp thị qua email, tiếp
thị xã hội, SMS, bot trò chuyện),…

Bên cạnh những lợi ích trên, Odoo giúp tự động hoá trình tự bảo trì để sửa
chữa và bảo trì phòng ngừa khác. Nó bao gồm chức năng lập lịch sử dụng các
tính toán thống kê để cảnh báo cho bạn trong trường hợp có bất kỳ lỗi nào.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp lựa chọn Odoo là hệ thống ERP chính là khả
năng thích ứng của phần mềm khi doanh nghiệp mở rộng quy mô. Odoo có thể
được cấu hình và tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu của bất kì doanh nghiệp
nào.Việc tự động hóa và số hóa từ việc áp dụng Odoo đóng vai trong quan trọng
đối với doanh nghiệp trong quá trình cải thiện các quy trình nội bộ và tối ưu hóa
nguồn lực. Hơn thế, Odoo còn thực hiện dự báo tốt hơn cho quá trình sản xuất
bằng cách sử dụng các tính năng phân tích dữ liệu kinh doanh. Sau một thời gian
sử dụng Odoo, doanh nghiệp nhận thấy rõ những cải thiện rõ rệt trong hiệu suất
phục vụ khách hàng, họ còn có thể theo dõi sản phẩm và phân bổ nguồn lực hiệu
quả hơn.

3.2. Yêu cầu của công ty Cổ Phần Bách Hóa Xanh khi sử dụng Odoo
− Tối ưu lượng tồn kho: Lập kế hoạch mua hàng tốt giúp tối ưu diện tích lưu trữ
hàng hóa kho, giảm chi phí đầu vào cho nguyên vật liệu, rút ngắn vòng quay vốn
lưu động.

− Quản lý tài chính của công ty: Công ty cần nắm vững và quản lý dòng tiền của
mình như là doanh thu, lãi lỗ,...

− Giảm bớt các công việc thủ công: Khi các công việc trên tự động thì sẽ giảm
bớt các công việc thủ công giúp công ty đỡ tốn thời gian và chi phí.

− Thiết lập quy trình mua hàng chuẩn: Tự động thiết lập quy trình mua hàng
chuẩn từ: yêu cầu mua hàng, lập kế hoạch, đánh giá nhà cung cấp, đơn hàng
mua,…

− Tránh gián đoạn trong sản xuất kinh doanh: Nhờ việc lập kế hoạch mua hàng
hiệu quả đảm bảo được nguồn cung cấp nguyên liệu cần thiết để duy trì hoạt
động sản xuất.
− Giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả: Một trong những cách tốt nhất để
tăng lợi nhuận là giảm chi phí sản xuất trong khi duy trì chuỗi cung ứng hiệu
quả. Tuy nhiên, điều này không được làm giảm chất lượng.

− Giao diện: thân thiện, trực quan, giúp người dùng dễ dàng nắm bắt thao tác với
hệ thống.

− Cài đặt: dễ dàng, phù hợp với tình hình của doanh nghiệp, công nghệ được cập
nhật liên tục.

CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY

KHI SỬ DỤNG PHẦN MỀM ODOO VÀ GIẢI PHÁP

4.1. Ưu điểm

Thực trạng triển khai ERP tại Việt Nam và việc ứng dụng CNTT vào quản lý
công ty ở Việt Nam hiện vẫn còn rất hạn chế. Quy trình quản lý hàng hóa đầu
vào và đầu ra cũng hoàn toàn thủ công, điều này đã dẫn đến một vài hậu quả như
lượng hàng hóa tồn kho quá nhiều trong khi sản phẩm đầu ra lại tiêu thụ quá
chậm hay việc dùng máy móc và công nhân đều chưa đạt hết công suất… Tất cả
những điều này đều đã gây ra tốn kém trong cả quá trình sản xuất, trực tiếp ảnh
hưởng đến lợi nhuận của tổ chức. Nếu áp dụng các phần mềm quản lý rời rạc và
do mỗi phòng ban có khả năng dùng các phần mềm quản lý khác nhau: khi cần
chuyển dữ liệu giữa các phòng ban, người sử dụng phải thực hiện một cách thủ
công.

Việc này dẫn đến năng suất làm việc thấp, dữ liệu không đồng bộ, có thể bị
thất thoát và khó kiểm soát do các phần mềm không hiểu nhau. Với mô hình hoạt
động sản xuất kinh doanh còn thiếu sót tại thời điểm đó sẽ dẫn đến hệ thống nội
dung quản lý của công ty chưa đủ đáp ứng nhu cầu mang tầm chiến lược của
doanh nghiệp. Từ những nguyên nhân trên, các nhà lãnh đạo đã tìm ra phương án
và khắc phục một cách có hiệu quả với việc áp dụng mô hình ERP.

Những ưu điểm nổi bật của phần mềm ODOO:

 Mã nguồn mở: Odoo được viết bằng ngôn ngữ lập trình Python, đây là phần
mềm có mã nguồn mở (open source ERP). Do đó, ngoài việc sử dụng các
module mặc định, doanh nghiệp còn có thể tùy chỉnh tùy ý. Doanh nghiệp có
thể sáng tạo ứng dụng, tích hợp trên hệ thống sao cho phù hợp với nhu cầu.

 Tính bảo mật cao: Tất cả các thông tin, dữ liệu trên hệ thống Odoo ERP đều
được bảo mật một cách tối ưu. Odoo tập trung cao về hệ thống phân quyền,
kiểm soát bảo mật chặt chẽ. Điều này giúp doanh nghiệp yên tâm độ an toàn
thông tin trong hệ thống.

 Kho ứng dụng đa dạng: Phần mềm quản lý Odoo ERP cung cấp một hệ
thống chuyên nghiệp đến từng bộ phận cụ thể. Đây là một ưu điểm rất lớn của
Odoo ERP, giúp mang lại sự tiện lợi cho người dùng. Doanh nghiệp được hỗ
trợ các phần mềm cụ thể như quản lý kho, chăm sóc khách hàng, quản lý kế
toán, sản xuất,... Bên cạnh đó, người dùng có thể lựa chọn các ứng dụng phù
hợp trên kho apps để cài đặt. Doanh nghiệp sẽ được hướng dẫn chi tiết và cụ
thể những module phù hợp, tránh lãng phí tài nguyên.

 Giải pháp quản lý toàn diện: Odoo có đầy đủ các module cần thiết cho một
doanh nghiệp: quản lý sales, quan hệ khách hàng, nhân sự, sản xuất, kế toán
và dự án,… Tất cả các phân hệ được tích hợp trong một phần mềm dễ cài đặt,
sử dụng với đầy đủ hướng dẫn và hỗ trợ nhiều ngôn ngữ.
 Linh hoạt, dễ mở rộng và ra quyết định nhanh: Với Odoo, doanh nghiệp có
thể dễ dàng tích hợp thêm các ứng dụng bên thứ ba, hay điều chỉnh các
module sẵn có cho phù hợp với đặc thù kinh doanh hay mô hình quản lý. Bên
cạnh đó, với Odoo, doanh nghiệp có thể tạo thêm người dùng mới dễ dàng
khi mở rộng quy mô kinh doanh. Nhờ việc tích hợp tất cả các apps vào cùng
một hệ thống cho ra các phân tích số liệu nhanh chóng, việc quản lý qua
Odoo sẽ giúp giảm thiểu thời gian ra quyết định của doanh nghiệp.

 Bắt kịp xu hướng công nghệ: Khác với các nền tảng khác, Odoo được cập
nhật thường xuyên với những tính năng bắt kịp với xu hướng công nghệ mới
nhất. Điều này giúp các doanh nghiệp luôn được tiếp cận với những giải pháp
công nghệ tiên tiến của thế giới một cách nhanh nhất.

Thực trạng của các công ty tại Việt Nam sau khi triển khai sử dụng Odoo đã
cho thấy hệ thống đã giúp công ty thực hiện khắn khít, tránh được rủi ro trong
công tác kế toán với sự phân cấp phân quyền bài bản, công tác tài chính – kế
toán thuận lợi hơn nhiều so với trước đây. Các khâu quản trị kho hàng hàng,
phân phối, điều hành doanh nghiệp, quan hệ khách hàng và sản xuất đã được
công ty quản lý tốt hơn, giảm đáng kể nguy cơ, giữa kinh doanh và phân phối có
sự nhịp nhàng, uyển chuyển hơn, các chức năng theo dõi đều tiến hành theo thời
gian thực. Trình độ nhân viên CNTT  đã được nâng cao hơn so với trước. Hạ
tầng CNTT được kiện toàn, đồng bộ, chuẩn hóa và củng cố. Về mặt cơ cấu tổ
chức của tổ chức, ngoài việc nâng cao kiến thức của nhân viên, hệ thống đã đáp
đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng. Việc quản lý trở nên tập trung, xuyên suốt,
có sự thừa hưởng và đúng lúc.

4.2. Nhược điểm

 Giá cả đắt đỏ của phần mềm


Mặc dù mắt thấy tai nghe thành công của nhiều doanh nghiệp nội và ngoại
triển khai thành công nhưng doanh nghiệp vẫn còn khá dè dặt khi tiếp cận Odoo.
Bởi lẽ các hệ thống Odoo ERP thành công trên thế giới đều có giá khá đắt đỏ và
số tiền đầu tư nhiều khi có thể chạm ngưỡng vốn điều lệ của cả một doanh
nghiệp. 

Chi phí là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình triển khai Odoo. Chi phí
triển khai Odoo không phải là một khoản chi phí cố định, nó thay đổi dựa trên
yếu tố như: phiên bản, quy mô dự án/công ty, thời gian, mức độ tùy chỉnh, cũng
như số lượng người dùng và loại người dùng,…Để triển khai sử dụng phần mềm
Odoo doanh nghiệp cần chi vào các loại chi phí cơ bản như chi phí phần mềm,
chi phí cài đặt, chi phí triển khai phần mềm (phiên bản cộng đồng). Ngoài ra
doanh nghiệp cũng sẽ phải chi thêm các chi phí khác như chi phí cho nhà cung
cấp & tài nguyên, chi phí để phát triển mô - đun mới, chi phí bảo trì, chi phí cho
giấy phép sử dụng,…

 Khả năng tương thích ngược chưa được đánh giá cao

Một số module theo chuẩn quốc tế, khó áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam
và vẫn tồn tại một số lỗi bug. 

 Khó khăn trong việc thiết lập

Đây có lẽ điểm chung của bất cứ phần mềm ERP mạnh mẽ nào hiện nay.
Việc thiết lập và lặp đặt Odoo không hề dễ dàng. Bạn cần đòi hỏi kĩ năng lập
trình để có thể hiểu được Odoo. Điều này có thể gây cản trở tới doanh nghiệp khi
vừa mất thời gian vừa mất công sức và quan trọng nhất tiền bạc cho các nhân sự
của doanh nghiệp bạn, chỉ để xử lí vấn đề cài đặt.

 Thiếu sự hỗ trợ từ Odoo


Điều này có thể dễ hiểu bởi số lượng hơn 4 triệu doanh nghiệp sử dụng trên
toàn thế giới, việc nhận được sự hỗ trợ từ Odoo thật sự khó khăn và hiếm có. Và
nếu bạn có nhận được sự hỗ trợ từ Odoo đi chăng nữa thì chắc cũng sẽ không
được hài lòng bởi nhân viên hỗ trợ của họ một ngày phải hỗ trợ hàng trăm người.
Điều này dẫn tới các vấn đề cửa bạn có thể không được xử lí trọn vẹn hoặc chi
tiết. Hơn nữa, nếu bạn muốn xây dựng một đội ngũ chỉ chuyên hỗ trợ Odoo, thì
việc này lại rất đắt đỏ bởi chi phí cho các khoá học của Odoo là rất đắt.

 Khó khăn trong việc duy trì hệ thống

Đây cũng là một khó khăn nhiều doanh nghiệp mặc phải khi sử dụng Odoo.
Điển hình là trong quá trình sử dụng bạn sẽ gặp nhiều vấn đề như chức năng
không đáp ứng được toàn bộ nhu cầu của bạn hay doanh nghiệp bạn cần liên kết
một số phần mềm bên thứ ba và bạn không biết phải xoay xở như nào để tích
hợp hay thêm các tính năng này.

Mặc dù cộng đồng Odoo trên mạng rất nhiều nhưng việc duy trì hệ thống
ERP Odoo đòi hỏi kiến thức cao về lập trình phần mềm để xử lí. Hơn nữa, những
nhân viên lập trình của bạn cũng phải có kiến thức về Odoo cao để xử lí.

4.3. Giải pháp

Việc các nhược điểm còn tồn đọng là không thể tránh khỏi và để cải thiện
những nhược điểm này:

- Odoo cho phép người dùng 15 ngày miễn phí dùng thử để trải nghiệm toàn
bộ tính năng.

- Nâng cấp phiên bản như các phiên bản Odoo 12 hay Odoo 13…

- Tổ chức training triển khai Odoo một cách sâu rộng cho đội ngũ lập trình
viên
- Các nhược điểm trên cũng sẽ được khắc phục dễ dàng nhờ các công ty thứ 3
– đối tác của Odoo có nhiệm vụ tư vấn, triển khai và tùy chỉnh cho khách hàng.

- Khách hàng có thể liên hệ cho Magenest – đối tác của Odoo tại Việt Nam, có
kinh nghiệm 6 năm triển khai cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước để
nhận tư vấn từ các chuyên gia.

CHƯƠNG 5: QUY TRÌNH TRÊN ODOO


5.1. Tổng quan quy trình quản lý kho vận trên Odoo
Để thực hiện quy trình mua bán, chăm sóc khách hàng. Bước đầu tiên Odoo
cần có những thông tin cần thiết cơ bản như thông tin sản phẩm, tồn kho hiện có,
quy tắc tái cung ứng, đánh giá chất lượng, các kế hoạch có thể dự báo trước.

Từ những thông tin đã có đó, Odoo sẽ tiến hành tổng lượng cầu để lên kế
hoạch kiểm tra số lượng trong kho. Sau đó hoạch định nhu cầu sản phẩm mới
cần nhập kho.

Quy trình thêm mới 1 sản phẩm:

Bước 1: Bộ phận kế hoạch đưa ra yêu cầu thêm mới sản phẩm kinh doanh.

Bước 2: Bộ phận kho vận tạo sản phẩm

Bước 3: Sau đó phân loại sản phẩm theo nhóm, xác định nhà cung cấp, thiết
lập quy tắc tái cung ứng, số lượng hàng đang tồn kho, kiểm tra đánh giá chất
lượng khi nhận hàng và giao hàng để dễ dàng quản lý

Bước 4: Xác nhận và vào kho vận kiểm tra

5.2. Quy trình mua hàng của Odoo

Bước 1: Bộ phận kế hoạch đưa ra yêu cầu cung ứng sản phẩm ngay khi phát

hiện thiếu sản phẩm trong kho (Lượng hàng trong kho nhỏ hơn mức tối thiểu

theo quy tắc tái cung ứng)


Bước 2: Bộ phận mua hàng Odoo lập tức tạo đơn mua hàng.

Bước 3: Tiến hành xác nhận đơn mua hàng.

Bước 4: Khi hàng hóa được nhà cung cấp giao đến, kho vận sẽ nhận hàng và
sẽ kiểm tra chất lượng hàng hóa, nếu đảm bảo sẽ nhập hàng vào kho, xuất phiếu
nhập hàng, đồng thời lập hóa đơn nhà cung cấp và chuyển hóa đơn sang phòng
kế toán để thanh toán. Nếu hàng không đảm bảo chất lượng thì sẽ bị trả về nhà
cung cấp.

Hình 5.2. Quy trình mua hàng trên Odoo

5.3. Quy trình bán hàng của Odoo


5.3.1. Quy trình bán hàng thiếu sản phẩm thanh toán ngay
Bước 1: Sau khi nhận được yêu cầu đặt hàng từ khách, phòng bán hàng sẽ
thực hiện tạo đơn bán hàng. Quá trình này bao gồm kiểm tra tồn kho, tên sản
phẩm, số lượng, đơn giá, ngày hết hạn thanh toán và điều khoản thanh toán trong
khoảng thời gian cố định.

Trường hợp số lượng hàng trong kho không đủ số lượng, bộ phận bán
hàng sẽ gửi email để xác nhận với khách hàng giao trước số lượng hiện có trong
kho. Và gửi số lượng còn thiếu hiện tại càng sớm càng tốt.

Bước 2: Nếu khách hàng đồng ý, tiến hành xác nhận đơn hàng đã tạo
đồng thời tạo phần dở dang. Nếu khách hàng không đồng ý, đơn hàng sẽ bị hủy.

Bước 3: Sau khi đơn hàng đã được xác nhận. Bộ phận kho sẽ liên lạc bên
kho vận, giao trước lượng hàng hiện có trong kho.

Đánh giá kiểm tra chất lượng, nếu đạt thì giao hàng thành công, không đạt hàng
sẽ quay về kho và thay thế bằng sản phẩm khác.

Bước 4: Khi số lượng hàng trong kho nhỏ hơn mức tối thiểu, bộ phận mua
hàng sẽ nhận được yêu cầu báo giá từ nhà cung cấp. Sau khi xác nhận. Kho vận
sẽ đánh giá chất lượng và nhận hàng để nhập kho.

Ngay lập tức khi hàng nhập kho, bộ phận kho sẽ chịu trách nhiệm xuất hàng cho
đơn hàng dở dang trước đó.

Bước 5: Lúc này bộ phận bán hàng sẽ tạo hóa đơn. Hình thức thanh toán
trường hợp này là thanh toán 1 lần bằng tiền mặt. Hóa đơn được gửi cho bộ phận
kế toán để ghi nhận thanh toán
Hình 5.3.2. Quy trình bán hàng thiếu sản phẩm thanh toán ngay

5.3.2. Quy trình bán hàng khách hàng thanh toán dư


Giống quy trình bán hàng đủ sản phẩm hoặc thiếu sản phẩm nhưng khi
khách hàng tiến hành thanh toán. Bộ phận kế toán sẽ ghi nhận số tiền dư và khấu
trừ vào lần mua tiếp theo của khách hàng.

5.4. Quy trình chăm sóc khách hàng của Odoo


Bước 1: Xem xét các câu hỏi được khách hàng gửi về từ web, email,
fanpage

Bước 2: Phân công công việc cho nhân viên sale

Bước 3: Nhân viên sale liên hệ khách hàng. Nếu liên hệ thành công sẽ
thực hiện quy trình chăm sóc khách hàng, xác nhận phản hồi. Nếu khách hàng
chốt đơn sẽ tạo báo giá mới, lên đơn cho khách hàng. Tiếp tục quy trình bán
hàng.
Hình 5.4. Quy trình chăm sóc khách hàng trên Odoo

KẾT LUẬN
Các doanh nghiệp thường gặp phải những khó khăn chính liên quan đến việc
học để tiếp thu công nghệ, thay đổi quy trình trong doanh nghiệp do phù hợp với
quy trình phần mềm, thay đổi cơ cấu tổ chức của công ty.

Bài học từ kinh nghiệm triển khai ERP của công ty 3 Sạch Food cũng là bài
học cho các doanh nghiệp khác muốn triển khai: Lựa chọn đúng giải pháp, lựa
chọn đúng đơn vị triển khai, lập kế hoạch dự án một cách cẩn thận, tập trung vào
những lợi ích đã xác định. Lựa chọn đội dự án với các thành viên phù hợp, đảm
bảo có sự cam kết từ cấp lãnh đạo, hạ tầng CNTT cần phải được đồng bộ hóa,
thuần hóa và củng cố, cần có sự hợp tác hỗ trợ từ các đối tác và nhà tư vấn.

You might also like