Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 21

Bài giảng

KINH SÁU – SÁU


Lần thứ 4
Tuần 4
Ngày 22/8/Nhâm Thìn (07/10/2012)
--------------------
Bài giảng
Kinh Sáu – Sáu
(lần thứ 4 – Tuần 4)
Ngày 22/8/Nhâm Thìn (07/10/2012)
--------------------------
Kính lạy Đức thầy Thích Ca Mâu Ni Phật. Mô Phật. Thì hôm nay cũng có duyên
lành về Phật pháp, mà cũng là ngày 22 tháng 8, thì cũng như thường lệ là ngày chủ nhật
phật tử có thỉnh tôi để giảng tiếp tục về giữa Bát nhã và tư tưởng, nhất là trong thời
buổi này. Hay là giữa Thánh và phàm nó khác nhau sao? Hay giữa thế giới uế độ và thế
giới Tịnh độ nó khác nhau như thế nào?
Mà chẳng những chúng ta trong thời buổi này mà chính Thái tử Si-Đạt-Ta trong
thời của Ngài đã có 62 tôn giáo ngoại đạo, nhưng khi đi tìm đạo, Ngài thấy không đưa
tới giải thoát, tức là chấm dứt luân hồi sanh tử khổ, mà chỉ là thay thế tiến hoá đi lên
cao thôi. Thành ra sau 6 năm tìm đạo, 5 năm khổ hạnh, Ngài không thoả mãn với 62
tôn giáo, nhất là ông Uât-Đầu-Lâm-Phất và ông A-La-La là 2 ông đạo Sư cao nhất của
Ấn Độ thời bây giờ. Thì A-La-La đạt được Vô sở hữu xứ thì nó giống hệt như Alahán
và Uât-Đầu-Lâm-Phất đạt được Phi tưởng phi phi tưởng thì giống hệt Như lai, đó là tột
đỉnh. Nhưng mà khi chỉ lại Thái tử Si-Đạt-Ta thì Ngài thấy chỗ hớ, tức là không toàn
diện, cái đó chỉ là đồ dỏm thôi “tưởng rằng đồ thật hoá đồ chơi”.
Thì sau khi Đức phật tự đi tìm lấy, dưới cội bồ đề, sau 49 ngày “quách nhiên đại
ngộ” và thành Như lai. Thì Ngài định không giáo hoá bởi vì chúng sanh nó đã quen cái
tập khí cải sửa rồi. Khổ là do tập, tập là thói quen, do dính mắc hay đúng là dùng chữ
ghiền, mà bỏ cái ghiền thấp thì lên cái ghiền khá khá, bỏ cái ghiền khá lên cái ghiền
thật là cao, cứ thế chúng sanh cứ lang thang mãi. Đó là thời buổi của Đức Phật cũng là
thời buổi của chúng ta và có lẽ mãi mãi về sau. Từ địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, atula
rồi tiến lên cõi người 3 giới, cõi trời 5 giới, rồi thấy còn đau khổ tiến lên nữa, cứ cải
sửa, tu là sửa mà; tới 8 giới cõi trời Sắc giới; 10 giới cõi Vô sắc. Thì Vô sắc đó là phi
phi tưởng và vô sở hữu xứ. Hư không vô biên, thức vô biên, vô sở hữu và phi tưởng phi
phi tưởng thì tôi đã giảng nhiều lần, hôm nay tôi chỉ đi khái quát thôi rồi chúng ta sẽ đi
sâu.
Thì Ngài thấy không thoát luân hồi sinh tử được. Sau khi tìm lấy thì Ngài thấy
rằng cái Đạo Phật nó ở ngay trong tam giới, nhưng cái lối tu nó khác hoàn toàn, không
phải cải sửa nữa, không có pháp môn nữa, không có đạo sư nữa mà do mình tự ngộ
không thầy chỉ dạy, mà cái lối này từ xưa giờ chưa từng có, nó chỉ nhận lại thôi. Tức là
tất cả lượn sóng ác được cải sửa chuyển biến thăng hoa thành lượn sóng thiện thì đó là
62 tôn giáo thời bây giờ, nhưng mà chưa có ai nhận được cái dòng nước.
Chính cái dòng nước này là cái chỗ sóng ác, sóng thiện do tham sân si nương vào
đó, do gió bát phong tham sân si nương vào đó để nổi lên những lượn sóng, thì cứ lẩn
quẩn trong sóng hoài mà không ngờ sóng ác sóng thiện đều là dòng nước Chân Như.
Mà muốn nhận dòng nước thì không có pháp môn, ngay trong cái vọng ác vọng thiện
này nhận lại. Nhưng mà từ xưa đến giờ, con người: “bạch Thế Tôn làm sao để nhận
lại?” Thì cái chữ làm sao là một cái trá hình của tư tưởng, của sự cải sửa nữa. Mà nếu
không làm sao thì chúng ta không thể tu được, tu mà không có vấn đề, không có pháp
môn, không có thầy sáng bạn lành thì làm sao mà tu.
Nhận lại, thì lấy cái gì mà nhận lại? Đó là một chuyện nhức nhối vô cùng, một
chuyện mà từ xưa giờ, những con người đã từng trăn trở mà không tìm được lối thoát.
Thì chúng ta thấy như là ông Triệu Châu với Nam Tuyền là tay giỏi nhất. Mà
Triệu Châu đã vào tu từ năm 7 tuổi để chỏm, cho tới 17-18 tuổi, 10 năm trời mà không
tìm thấy Đạo. Thì mới đắp y đàng hoàng: “Bạch Thầy con vào chùa tới nay mười mấy
năm, Thầy không dạy con cái gì về Đạo hết, về Niết bàn hết!” Ông Thầy nói: “Thầy có
giấu con cái gì đâu! Con đem nước lại, Thầy nhận Thầy uống. Con bưng bát Thầy ăn,
Thầy đưa bát con rửa, y áo con giặt. Thầy có giấu cái gì đâu!!!”
Ông nói: “Vậy cuộc sống là Đạo hả Thầy?” Thì Nam Tuyền nói: “Cuộc sống
bình thường Tâm là Đạo đó con”.
Vậy con không biết bình thường tâm, Thầy giảng con nghe. Niết bàn là bình
thường tâm là đạo. Đạo là gì? Niết bàn là gì? Ông nói “Niết bàn không thể giảng
được, khi giảng được thì không còn là Niết bàn nữa”.
Thì chúng ta thấy chúng ta cũng giống như Triệu Châu thôi. Triệu Châu mới bực
la lên “Bạch thưa Thầy! Nếu không giảng thì con làm sao con hiểu Niết bàn?” Ngài
nói: “Niết bàn con hiểu thì hiểu, không hiểu thì thôi. Giờ giải thích thì không còn Niết
bàn”. Thì Nam Tuyền mới hét lên “Niết bàn không thuộc về biết hay không biết, nếu
không biết là địa ngục, còn biết là ngạ quỷ, súc sanh, atula người trời. Con muốn cái
nào?” Thì ngay câu đó Triệu Châu ngộ. Ông không muốn cái nào hết, không muốn cái
biết, mà cũng không muốn cái không biết. Vậy nghĩa là gì? Chúng phải tìm lấy.
Thì Đức phật thấy rất khó giảng về Đạo. Thành ra cuối cùng Ngài tính tịch diệt
tức là chết, thì chư thiên thấy tiếc mới thỉnh Ngài, vì mấy ngàn năm mới có 1 đấng Thế
Tôn ra đời. Mà Ngài đi rồi biết bao lâu nữa Phật Di Lặc mới ra! Phải 10.000 năm mới
có 1 vị. Thì cuối cùng chư thiên mới thỉnh thì Ngài nhìn ra dòng sông Ni Liên, Ngài
thấy hồ sen, thấy có những cọng sen nó chìm dưới nước, có những cọng sen nó lơ lửng,
có những cọng sen nó vọt lên cao. Ngài nói: “Thôi, chúng sanh hạ liệt thì cũng một số,
chúng sanh lơ lửng trên dòng nước thì có thể cứu được, còn chúng sanh vọt lên cao thì
dư sức thôi. Thì có hạng hạ căn, trung căn, thượng căn. Thì ta độ trung căn và thượng
căn, hạ căn phải chịu thôi. Từ đó Ngài mới ra giáo hoá. Ngài nói: “Ai có mắt thì thấy
bằng mắt mình, ai có tai thì nghe bằng tai mình, ai có mũi thì thở bằng mũi mình,
đừng có thấy bằng mắt, thở bằng mũi của Như lai”. Thì bắt đầu từ đó là có Tứ Sa
Môn Quả, bắt đầu có Đạo Phật. Đó là trong Trung bộ kinh “Tiếng rống của con sư tử”.
Thì Đạo Phật là con sư tử chúa, nhưng người sau này, như tôi cũng chả hiểu gì hết.
Như vậy Tứ Sa Môn quả khác với đạo người trời, đạo tiên thời bấy giờ như thế nào?
Thì mình thấy là mình dường như bế tắc.
Hỏi Đạo Phật là cái gì?
- 4 đường ác, duy vật, vật chất là trên hết thì trong Đạo Phật cũng có, Đức Phật
giảng cũng có vật chất là trên hết, Đạo Phật có chối đâu. Đạo Phật là duy vật?
- Nhưng mà Đạo Phật có giảng về duy tâm không? Cái tâm là trên hết, Đức Phật
cũng có giảng. Như vậy nói Đạo Phật là duy tâm đúng không? Mình thấy cũng không
đúng.
- Rồi là Duy thức, là đúng không? Đức Phật cũng giảng Duy thức.
- Rồi Chơn như ? Thì Đức Phật cũng có giảng về Chơn như.
Vậy thì Đạo Phật là gì ? Thì cuối cùng, sau khi mình tham thiền, mình nghiền
ngẫm thì mình thấy Đạo Phật không là gì hết mà là tất cả.
Thành ra tôi cứ tìm thí dụ để cho sáng tỏ, tôi trăn trở bốn mươi mấy năm trời. Tôi
vô thì tôi đọc bài kinh đó rất khổ đau, không biết Đạo Phật nó khác với tôn giáo bạn
như thế nào. Thì bây giờ cũng gần 62 tôn giáo đấy, như chúng ta thấy như Tinh lành,
Thiên Chúa cũng là 1 đó, nhưng mà 2, khác nhau hoàn toàn. Tin Lành có Cơ đốc gì đó,
rồi Thiên chúa gì đó. Còn Phật giáo thì thôi nào Bắc tông, nào Nam tông, nào Khất sĩ.
Nội Khất sĩ cũng 3, 4 thứ Khất sĩ, Sơn Lâm Khất sĩ gì đó. Còn bên Bắc tông cũng vậy
nào là Phật giáo gì đó thì cũng 3, 4 thứ. Nam tông cũng 2, 3 thứ. Thì bây giờ ai cũng
nói Đạo mình là chánh hết. Tu Tịnh độ thì Tịnh độ hơn hết. Rồi thì Thiền tông nói Tịnh
Độ, nói sau này Thiền tông của Phật, Bồ-Đề-Đạt-Ma mới là chánh pháp. Còn Tứ Niệm
Xứ là con đường duy nhất. Mình biết làm sao? Rồi nào Pháp Hoa nữa, nào là Duy thức
tông nữa. Rồi cái nào là đúng? Thì chúng ta phải nghiền ngẫm làm sao giữa số giáo lý
đồ sộ của Phật giáo như một rừng kinh. Nhất là bây giờ Pháp Sư rất nhiều, giảng tùm
lum, có nhiều vị giảng trật nữa. Giờ phật tử làm sao mà trạch pháp đây!
Ở đây tôi không biểu phật tử nghe tôi, mà không biểu phật tử đừng nghe người
khác. Thì câu đó Đức Phật đã trả lời trong Kinh lúc Ngài đi ở xứ Ca La Man thì cũng
có 62 tôn giáo đến giảng pháp, thì ai cũng cho tôn giáo mình là chánh pháp, mấy cái
kia không đúng. Tới Đức Phật giảng thì Đức Phật giảng khác nữa.
Thành ra mấy người dân Ca La Man mới bạch Đức Thế Tôn: “Chúng con biết
làm sao cái nào là chánh pháp, Đức Thế Tôn giảng khác, mấy tôn giáo kia khác. Mà
tôn giáo nào cũng nói mình đúng hết”.
Thì Đức Phật dạy một câu rất chí lý, mình nên nhớ lấy “Các ngươi đừng tin
tưởng ở nơi Ta, dù Ta là Thế Tôn, các ngươi đừng tin tưởng ở tôn giáo nào hết, đừng
tin tưởng ở bậc Đạo Sư nào hết, đừng tin tưởng cái gì mà ở truyền thống, đừng tin
tưởng cái gì người xưa truyền lại, đừng tin bất cứ cái gì, mà cũng đừng bỏ bất cứ cái
gì hết. Các con nghe rồi các con áp dụng vào trong cuộc sống của các con, nếu đem lại
hạnh phúc cho mình và cho tất cả mọi chúng sanh (chúng sanh đây là từ đất đá, cỏ
cây, thú, người, trời, Phật) thì cái đó là đúng, các con phải thực hành theo”.
Vậy thì Đạo Phật là gì ? Đạo Phật là Đạo cứu khổ? Có khổ cho nên mới có
Đạo Phật. Mà nếu không làm hết sự đau khổ cho mình và cho mọi loài, mọi chúng sanh
thì đó không đúng? Thành ra mình đừng nghe lời ai hết, mình cứ nghe rồi mình thực
hành vào trong cuộc sống của mình, chính cuộc sống là Niết bàn, ngoài cuộc sống
này ra không có Đạo Phật, không có Niết bàn. Mà cuộc sống làm sao được an lạc
cho chính mình và an lạc cho tất cả mọi loài thì đó là chánh pháp mà chúng ta phải
thực hành theo.
Thì hôm nay tôi cũng trở lại những lời dạy của Đức Thế Tôn, chúng ta phải tìm
hiểu con người của mình, khi mình hiểu toàn diện con người của mình, toàn diện thì
mình đắc Alahán đó là cái thứ nhất, rồi mình hiểu toàn diện về tất cả chúng sanh trong
vũ trụ này thì thành một đấng Như lai. Chỉ có vậy thôi.
Mà con người mình là cái gì? Cái đó là cả một vấn đề. Quý vị ngồi đây, thì con
người mình ở ngay đây mà quý vị đâu có biết. Thì tôi bắt đầu kể để rồi chúng ta thấy
ngay trong con người này là cõi uế độ, mà ngay trong con người này cũng là cõi
Tịnh độ. Thì tôi thí dụ như ra ngoài biển, dòng nước biển thì chúng ta nhìn thấy nó
không có tướng, nó chỉ lặng lờ trôi vậy thôi, thí dụ chớ không phải sự thật nha, nhưng
mà ở đó mình hiểu được sự thật. Thì cái linh hồn mình giống như dòng nước biển vậy,
nó trôi chảy, mà đã trôi chảy thì vọng, mà nó đứng lặng, do đứng lặng cho nên không
có sóng, không có sóng là chơn. Hễ có sóng là có không gian tức là có hình tướng, mà
hễ có hình tướng thì phải có hoại, nhưng mà không phải là dòng nước biển.
Nước biển nó làm nên sóng? Không phải vậy. Mà chính gió, gió tham sân si, cái
gió này làm cho dòng nước biển, dòng linh hồn chúng ta, linh hồn chúng ta không thấy
đâu nó bàn bạc trên không gian, khi mà có gió lên thì nó nổi lên những lượn sóng, sóng
người ta, sóng trâu, sóng chó, sóng tịnh xá, sóng người ta, tất cả lượn sóng đều nương
vào dòng nước biển để duyên khởi. Đạo Phật thích dùng từ duyên khởi, mình dùng
mình kêu là điều kiện, khoa học kêu là điều kiện. Thì chính cái sự ham muốn của mình
tạo nên những cái hình thức này, cái này toàn là sóng không hà, mấy ông, mấy bà, tôi,
cả tịnh xá, tất cả những gì hữu hình hữu tướng như vậy đều phải hoại, hễ nó có tướng
thì nó có không gian.
Nhưng có một cái khó hiểu nhất đó là một cái cảnh giới không có không gian,
chỉ có thời gian thôi tức là dòng nước. Dòng nước thì nó chuyển biến, mà chuyển biến
thì vọng, nhưng mà nó đứng lặng, thì đứng lặng không có sóng, do đứng lặng nên nó
chơn, mà do chuyển biến nên nó vọng, “chơn vọng hòa hợp”, đó là thế giới của linh
hồn của chúng ta. Chúng ta không thấy được. Nhưng nếu chúng ta chịu tu, chúng ta có
thể thầm hội.
Thầm hội là gì? Hội là biết là thấy, thầm là âm thầm. Thì trong kinh ví dụ giống
như người câm nằm chiêm bao rồi thức dậy thì thấy được giấc chiêm bao nhưng mà
không thể diễn tả cho ai được hết.
Giống như Nam Tuyền nói với Triệu Châu vậy. Cái Đạo thì ta thấy rồi đó, nhưng
mà biểu diễn tả cho ông thì ta không thể diễn tả được, ông đưa ra cái dính mắc ta chặt
hết, chừng nào con không dính mắc thì cái đó là Đạo. Thì Đạo là vậy thôi chứ không
thể diễn tả Đạo là gì được. Dòng nước làm sao diễn tả. Rồi mình cho sóng cái nhà thì
Ngài bác bỏ, sóng con trâu Ngài bác bỏ, người ta là dòng nước Ngài bác bỏ, cõi trời là
dòng nước Ngài bác bỏ, bác hết thì không còn lượn sóng, không còn dính mắc lượn
sóng nào hết thì đó là dòng nước đó con. Cái dòng nước không thể đụng tới nó được.
Thì đại khái nó là vậy.
Nhưng làm sao tu tập đây? Bây giờ con chưa nhận được nước, con chỉ thấy xác
thân con đây là linh hồn, là Đạo, là Bất tử. Nhưng mà Sư nói xác thân thì thật sự nó
thay đổi, nó sinh rồi nó diệt, nó thay đổi, nó có tướng, mà có tướng thì có hoại, còn
dòng nước chưa phải là chơn tâm nhưng mà cũng không phải là vọng. Muốn qua nước
thì trước tiên phải qua dòng nước (nước khác dòng nước nhe). Mấy ông mấy bà biết
dòng nước thì không xao động do đó chơn, mà chuyển biến do đó chơn vọng hòa hợp.
Còn nước thì đứng lặng là chơn, nó không có chảy mà nó không có xao động thì nó
chơn, thành ra nó chẳng có không gian chẳng có thời gian chỉ có một sự yên lặng bàng
bạc vô lượng kiếp từ xưa tới bây giờ. Rồi khi bắt đầu chảy chậm lại thì kêu là dòng
nước, cái này là thế giới của Nhập lưu, Nhất vãng lai, Bất lai kêu là Thánh hữu học.
Khi nó chảy một cách thần tốc thì nó đứng lặng bất biến, thì không gian không có, thời
gian cũng không có luôn, chỉ có một sự yên lặng toàn diện thôi, thì đó kêu là Alahán,
việc làm đã xong, gánh nặng đã đặt xuống, từ nay không còn trở lui lại cõi đời này nữa.
Không còn trở lui chứ không phải không ở cõi đời này, không trở lui nghĩa là không
dính mắc với coi đời này nữa, nếu phát bồ đề tâm vẫn trở lại dưới hình thức là không
dính mắc.
Không dính mắc là sao? Là giống như ông thầy giáo đại tài thì tất nhiên ông
không còn trở lại mẫu giáo, lớp1, lớp 2, lớp12 nữa, mà ông vẫn có thể trở lại, nhưng
không dính mắc. Ví dụ ông thầy giáo giỏi, ông xuống mẫu giáo thì ông phải đánh vần
thôi, mà đánh vần không phải ông không đọc chữ được mà ông đánh vần, đánh vần là
vì lớp mẫu giáo, ông làm bộ, thì trong kinh dùng chữ tùy thuận. Tôi thích dùng chữ làm
bộ. Làm bộ để dạy học sinh thôi chứ ông đâu phải cần đánh vần mới đọc chữ được,
nhưng học sinh nó phải đánh vần. Thì đánh vần để đọc chữ, đó là cái trình độ, cái tâm
của lớp mẫu giáo, còn cái tâm của ông thầy giáo không phải là lớp mẫu giáo, nhưng
cái hiện tướng ra cũng giống mẫu giáo như hệt. Để chi vậy? Để độ nó. Thì cái đó kêu
là Bồ tát. Việc làm đã được làm xong, không còn trở lui lại mẫu giáo nữa. Nhưng mà
trở lui đó là tùy thuận, là làm bộ, người ta kêu là thị hiện, nó nhiều danh từ lắm. Thì cái
đó quá cao, tôi cũng giảng cho phật tử. Và tôi biết bây giờ chúng ta đi từ mẫu giáo thôi.
Đại khái nó là vậy.
Dầu muốn dầu không thì ông thầy giáo nào, bác sĩ nào, Đức Phật Thích Ca ngày
xưa cũng từ địa ngục mà bước lên. Coi sinh bổn ra Ngài, Ngài đã từng giết mẹ rồi đọa
địa ngục vô gián, rồi Ngài bò lên chứ đâu phải là Ngài sanh là Ngài là Phật, không có
vụ đó. Đâu phải ai ngồi thiền 49 ngày thành Như lai. Không có vụ đó. Nhiều kiếp rồi,
kiếp đó là kiếp chót, kiếp này kiếp chót. “Còn dồn lại đây dòng sinh tử thoát ra ngoài,
chẳng còn lặn lội trần ai nhọc nhằn.” Hư Vân thiền sư đó ngồi thiền một lần nhập định
40 ngày ông nói chưa thành Như lai đâu, mà Thích Ca 49 ngày nhập định, thì ai cũng
nhập định được hết, ma quỷ nó cũng nhập định được hết, nhưng mà nhập định rồi xả
định nó là ma quỷ. Tại sao vậy? Tại vì khác nhau ở cái tâm. Niệm Phật, ai cũng niệm
Phật hết, có người niệm Phật thành Phật, có người niệm Phật thành trời, có người
niệm Phật thành ma quỷ.
Thành ra tôi mới nói Đạo Phật là Đạo của Tâm, thân nghiệp -khẩu nghiệp -ý
nghiệp, thì thân - khẩu không quan trọng. Nhưng mà người chưa đắc quả thì thân -
khẩu rất quan trọng cho vấn đề tiến hóa của mình, nhưng khi đắc quả rồi thân - khẩu
không ăn thua gì hết. Thành ra những vị Bồ tát sau khi đắc quả Alahán rồi không còn
dính mắc vào nghiệp nữa, thì các Ngài làm những việc động trời động đất mà mình phê
phán thì mình lọt vào nghiệp mà các Ngài thì không sao. Chẳng hạn các vị Bồ tát thì ăn
thịt, cầm đùi chó, rồi có người phật tử lại phê bình Ngài: “Ngài đầu trọc đi tu mà sao
Ngài ăn thịt chó lại uống rượu. Ngài sa đọa” Thì các Ngài trả lời: “Ta ăn thịt chó
nhưng mà tâm ta không chó. Còn mấy ông ăn chay này kia nhưng mà tâm lại tâm chó”.
Thì cái tâm đó là quan trọng .
Thành ra Đạo Phật chia làm 3 nghiệp:
- Nghiệp thân.
- Nghiệp miệng.
- Nghiệp tâm kêu là ý nghiệp.
Mà thân thì tự nhiên nó không có thiện ác, nhưng mà với cái ý nghiệp, cái tâm ác
thì cái xác thân làm ác ; với cái tâm thiện thì xác thân làm thiện, nói mở miệng thiện.
Thì cái Thân với Miệng đâu có ăn thua gì đâu, mà cái quan trọng đó là ở Ý. Quý vị
nhớ hen. Rồi bây giờ làm sao mà cải sửa Ý đây?
Có bao nhiêu cái Ý ? Thì hôm nay tôi xin trình bày cái đó. Chúng ta sẽ mổ xẻ
con người chúng ta hiện tại chứ không có kinh sách nhe, ở đây bỏ kinh sách. Kinh thì
cũng nói về con người chúng ta, nhưng mà khi tôi lặp lại thì của tôi chứ không phải của
kinh nữa, tôi chịu trách nhiệm về cái bài giảng của tôi, hễ tôi giảng đúng thì tôi thành
Phật, tôi giảng trật thì tôi thành ma. Thì quý vị đừng có nghe tôi, đừng có tin ở tôi như
tôi nói lúc nãy, nhưng quý vị đừng có bỏ. Nghe rồi nhớ, rồi áp dụng vào trong cuộc
sống xác thân quý vị, mà quý vị thấy hạnh phúc và mọi người đều hạnh phúc là đúng,
quý vị cứ làm theo, còn không thì quý vị cứ gạt bỏ một bên.
Thành ra khi đi vào bài giảng tôi xin năn nỉ quý vị là hãy nghe cho rõ, trạch pháp
cho rõ, rồi mới áp dụng vào chính xác thân của mình để coi có đem hạnh phúc cho con
cái, cho cha mẹ, những người chung quanh và tất cả mọi người, tất cả những người trên
thế giới hay không. Nếu được vậy đó là đúng, rồi chúng ta trạch pháp nữa. Thành ra
chỗ đó là chỗ quan trọng của Đạo Phật.
Bây giờ người ta nói ngày 21/12 gì đó tận thế. Rồi có người sợ quá hỏi tôi có tận
thế không Sư? Tôi nói nếu tận thế thì mấy ông bà chết, còn nếu không tận thế chết
không? Mình cũng chết chứ làm sao khỏi được. Mà đây tới ngày 21/12 mấy ông bà
chết trước được không? Cũng có thể. Rồi sau đó nếu không tận thế thì mấy ông bà khỏi
chết sao! Sanh-già-bệnh-chết là cái lẽ tự nhiên thôi. Phật chết không? Ngài cũng chết.
Vậy chết với cái tâm như thế nào? Chết rồi cái linh hồn, cái tâm xuống địa ngục ; tắt
thở rồi tâm sinh về cõi trời ; tắt thở rồi cái tâm sanh về Cực lạc, thì cái chết này rất là
sung sướng. Có gì đâu.
Quý vị nhớ trở về con người mình, chứ tôi không nói đâu xa hết trơn. Rồi từ nay
quý vị bắt đầu mổ xẻ con người mình, để mình hiểu biết nó. Nếu hiểu biết một cách
toàn diện rõ ràng thì quý vị là Phật. Còn hiểu biết một cách mơ hồ, lờ mờ thì trong Đạo
Phật kêu là vô minh, không sáng tỏ. Quý vị cải sửa thì là người trời, còn quý vị không
biết gì hết, sống ù ù cạc cạc thì đó là địa ngục -ngạ quỷ -súc sanh -atula có vậy thôi.
Thì bây giờ chúng ta bắt đầu đi vào cái thân thứ nhất mà tôi thường kêu danh từ
là thân bên ngoài, cái này danh từ của tôi. Tôi kể đó là mắt -tai -mũi -lưỡi -thân và cái
đầu óc.
- Khi con mắt quý vị tiếp xúc sự vật thì con mắt kêu là sinh lý, hay Đạo Phật kêu
là căn. Rồi sự vật thí dụ như cái chai này kêu là trần, trần là chưa có sự sống chưa có
cái biết, còn căn là có sự sống mà chưa có cái biết, hai cái khác nhau. Căn là sinh lý có
sự sống, trần là vật lý chưa có sự sống chưa có cái biết luôn. Khi tôi đưa cái chai này
lên thì con mắt tôi sẽ tiếp nhận cái chai, tròng đen con mắt giống như cái kiếng nhận
cái chai thì nó biết là có vật, nhưng vật gì thì nó chưa biết, đó là con mắt, thì cảm giác
mới mượn con mắt mà biết, biết cái chai mới cho cảm giác dễ chịu -khó chịu -không dễ
không khó, thì dễ chịu -khó chịu kêu là ngạ quỷ.
- Còn cái lỗ tai tôi mà nghe tiếng mưa, thì tiếng mưa tiếp xúc kêu là duyên khởi
với cái màng nhĩ của tôi, thì màng nhĩ nghe có tiếng, không tiếng, nhưng mà tiếng gì
thì cái màng nhĩ không có phân biệt, nó chỉ nhận cái tiếng thôi. Thì cái cảm giác nó
mượn màng nhĩ cho cảm giác dễ chịu -khó chịu -không dễ không khó, thì cái này kêu
là ngạ quỷ.
-Còn cái lỗ mũi của tôi, trong cái lỗ mũi có cái gai, quý vị vạch lên lấy cái kiếng
rọi vào có cái hột nhỏ nhỏ, thì tôi để chai dầu xanh hay bông sen thì cái mùi nó bay lên
lỗ mũi, cái gai nó nhận lấy cái mùi, thì nó biết rằng có mùi nhưng mà mùi gì không có
phân biệt. Thì cái cảm giác mới nhận cái mùi đó dễ chịu -khó chịu -không dễ không
khó đây là ngạ quỷ.
-Còn cái lưỡi quý vị nó có cái hột đó cũng cái gai, ai sáng mà có cạo lưỡi để ý cái
lưỡi đỏ là cái lưỡi tốt, còn cái lưỡi đóng trắng là cái lưỡi mát âm, còn cái lưỡi đóng
vàng tươi, vàng khè đó là cái lưỡi nóng, cạo bỏ cái đó thì nó có hột nhỏ kêu là gai lưỡi,
cái chỗ đó là chỗ phát hiện dây thần kinh đấy.
Khi mình để cục đường lên cái lưỡi thì nó biết có vật nhưng mà vật gì thì cái lưỡi
không có phân biệt. Thì cảm giác mới mượn gai lưỡi cho một trạng thái dễ chịu -khó
chịu -không dễ không khó kêu là lạc thọ -khổ thọ -bất lạc bất khổ lờ mờ, lờ mờ tức là
vô minh đó, tức là không sáng, thì cái này là ngạ quỷ. Mắt, rồi tai, rồi mũi, rồi lưỡi, rồi
tới cái thân.
- Cái thân quý vị rờ một cái bình thủy hay rờ một cái gì thì chưa có biết nóng
lạnh nha, biết là có vật, mà vật đó là vật gì cái cảm giác bàn tay không biết, cái da bàn
tay đụng cái đó biết có xúc chạm cái vật mà không biết vật gì. Rồi cảm giác mới mượn
sự xúc chạm cho dễ chịu -khó chịu -không dễ không khó đây là cảm giác ngạ quỷ.
Quý vị phải theo dõi mình, nếu mà không biết thì thuộc địa ngục, còn biết mà
tham đắm nó thì đó ngạ quỷ, còn biết mà không tham đắm cải sửa lên cao hơn đó là
cõi trời,.. mà quý vị có hay gì đâu. Không hay thì hiện tại bây giờ quý vị đang sống ngạ
quỷ, thích nó.
Thí dụ con mắt tôi, tôi thấy vàng thì tôi biết là có vật, nhưng vật gì quý giá hay ti
tiện không biết, nhưng mà cảm giác dễ chịu tôi nhào vô tôi giựt lấy, người ta bắt người
ta đánh có thể chết, thì cảm giác này có thể là ngạ quỷ, nghĩa là con người sống với
cảm giác mà chưa có tư tưởng phân biệt, không có sự phân biệt mà có cảm giác dễ
chịu-khó chịu mà theo cảm giác dễ chịu-khó chịu này cái thân hành động theo cảm
giác đó, thì cái đó chúng ta đang sống với ngạ quỷ.
Ngạ quỷ là gì quý vị biết không? Ở ngoài vũ trụ đó là cỏ cây, nó chưa có tư
tưởng, mà chưa có tư tưởng là chưa có sự phân biệt. Thành ra cỏ cây quý vị thấy cái
đầu nó ở đâu không? Cái đầu dưới đất, cái chân trên trời. Quý vị ra nhìn coi cây cối nào
cái rễ cũng ở dưới hết, mà nó sống hay không là do cái rễ, mà cái rễ còn hút đất hút
nước thì cây còn sống, hễ nhổ lên mà chặt rễ cây chết liền. Còn quý vị chặt nhánh, chặt
lá, cây còn sống, nếu rễ còn bám trong đất. Mà đất phân nhiều thì quý vị chặt thì chặt,
có nhiều thân cây quý vị chặt tới gốc rồi mà cái rễ nó còn bám ở dưới đất tốt nó vẫn
lên, mà quý vị kéo lên chặt cái rễ rồi cái cây kể như chết, cái rễ là cái đầu của cây, mà
nó có cảm giác chứ nó chưa có tư tưởng, chúng ta thường kêu là thọ thần. Thọ thần, thọ
là cảm giác. Thì khi cây chết thọ thần còn, nó sẽ đi làm cái cây khác. Cây khi mà nó
đậu lên nó nhập vào cây đó, nó làm cho cây sống thì nó trở thành rễ. Còn nếu nó lâu
năm rồi thì bắt đầu nó có tư tưởng, nó chết nó sẽ bắt đầu nhập vào loài thú, thì cái đó
kêu là tiến hóa hay kêu là luân hồi trở lại dưới hình thức tiến hóa. Còn nếu nó ác nữa
thì nó mất luôn cảm giác trở lại thành sinh lý là con mắt hoặc vật lý là đất đá.
Thì chúng ta phải ngồi thiền, cái này tôi giảng, quý vị về phải suy gẫm, chứ
không phải là biết đâu, không phải tôi giảng quý vị nghe là hiểu. Chưa đâu. Về phải
tịnh 1-2 tiếng, rồi nhìn con người mình, hễ hiểu con người mình là hiểu ở ngoài, còn
con người mình không hiểu là ở ngoài không hiểu.
Vật lý thì ở ngoài quý vị biết rồi: giày, dép, tịnh xá, sắt, thép, xi măng,.. Rồi vật
lý trong mình là gì? Ghèn, cức ráy, cức mũi, phẫn, nước tiểu,… Cái đó là vật lý. Ghèn,
cức ráy, phẫn, cái đó có sự sống không ? Không. Có cái biết không? Không. Nó đâu có
đòi ăn gì đâu.
Còn mắt -tai -mũi -lưỡi là sinh lý cũng giống như cái rễ cây, nó đòi ăn, phải có ăn
mới nuôi sống nó được. Con mắt này mà nếu tôi mốc ra khỏi đây thì nó thành vật lý, ở
trong mắt tôi thì nó là sinh lý. Cũng vậy, cái răng mà tôi lấy chỉ máu rồi thì cái răng nó
là vật lý, cái răng mà còn chỉ máu nó là sinh lý. Hễ nó có sự sống là sinh lý. Rồi mới
mượn cái sự sống cho cảm giác là ngạ quỷ.
Rồi khi cảm giác này đưa lên đầu, thì cái đầu bắt đầu phân biệt, thì đây mới là
súc sanh. Súc sanh có tư tưởng.
Nhưng mà cõi người thì chẳng những có tư tưởng mà còn có cái nghiệp tức là có
ý chí. Chúng ta thường kêu là ý chí mà Đạo Phật kêu là mạtna, thức thứ 7 hay là còn
kêu danh từ mà quý vị thường biết là nghiệp. Nghiệp là gì? Là cái sự cải sửa nhân quả.
Loài thú chưa có nghiệp, loài thú chưa biết cải sửa, chết chịu thôi.
Quý vị để ý con chó hay con vật. Con chó bệnh nó biết ăn cỏ nó ọc ra thì hết
bệnh mà không hết thì chết, nó không có sự cải sửa. Con chuột quý vị bắt hen rồi quý
vị lấy dầu hắc thoa cái đuôi nó rồi thả nó ra, rồi nó trở vô nữa, bắt nó lần thứ 2, lần thứ
3, lần thứ 4.
Con người không có vụ đó đâu. Quý vị vào tịnh xá, quý vị đào cái hầm, quý vị
lót rơm ở trên, quý vị đi vô đây nghe pháp, quý vị lọt xuống dưới, lần thứ 2 tôi đào
hầm lại nữa mà quý vị lọt nữa thì quý vị là súc sanh chứ không phải người ta. Không
bao giờ lọt nữa. Quý vị có một cái nghiệp, biết cải sửa nhận thức. Quý vị bệnh mà uống
thuốc nam, quý vị có thể uống thuốc bắc, thuốc tây không hết, quý vị có thể cải sửa thì
cái cải sửa đó là nghiệp.
Loài thú nó không biết cải sửa. Quý vị thấy cái ổ chim hén 100 năm 1.000 năm
về sau cũng làm cái ổ giống hệt không có khác. Con người hồi trước ăn lông ở lỗ, rồi
nhà trệt, rồi bây giờ nhà lầu cả trăm tầng, bây giờ tính lên không gian ở nữa. Chúng ta
phải hiểu.
Thành ra mới nói con người là tối linh ư vạn vật, khôn nhất mà ác cũng là ác
nhất. Chúng ta nên nhớ tức là mấy ông bà trời giữ 5 giới, 8 giới khôn lắm, hễ mà ủy lạo
làm thiện không ai bằng, mà khi làm ác cũng không ai bằng. Mấy nhà bác học, quý vị
thấy hồi xưa đánh giặc nhau 1 người giết 1 người thôi, bằng gươm giáo, bây giờ khỏi
cần giết ngồi 1 chỗ, ông Tổng thống ngồi 1 chỗ giết hàng triệu, hàng tỷ người, chỉ nhấn
nút thôi, nhẹ nhàng lấy cái tay nhấn nút thôi thì hỏa tiễn, bom nguyên tử nó bay cả mấy
trăm km chết hàng triệu người, ổng ở đây ổng nhấn nút chơi. Bây giờ chiến tranh,
thành ra chiến tranh thứ 3 là quả địa cầu phải tan thôi, không có nói gì hết. Ai làm cho
nó tan? Chính con người.
Thành ra Liên Hiệp Quốc bây giờ thấy nó nguy cơ rồi mới họp lại, để đem lại
hòa bình cho thế giới. Hòa bình không? Chơi trò chơi lẩn quẩn. Mấy nhà Liên Hiệp
Quốc muốn làm hòa bình. Mấy ông hòa bình chưa? Mình chưa hòa bình mà muốn đem
hòa bình thế giới. Làm sao có được! Các con đừng có đánh lộn nhau nhe, các con đừng
say sưa đừng có nhậu nhe. Ta thì nhậu được, các con không được nhậu. Được không?
Không bao giờ có vụ đó. Muốn đem hòa bình, thế giới hòa bình, mình phải hòa bình.
Đức Phật ra giảng, đâu phải Ngài giảng pháp hay mình kính Ngài, mà chính là
cái cuộc sống của Ngài. Cuộc sống là Đạo Phật, nếu sống không dính mắc thì đó là
Niết bàn.
Tôi giảng rồi bây giờ tôi dính mắc thì tôi đâu phải giảng chánh pháp. Tôi biểu
mấy ông bà đừng có tham tiền mà tôi giữ vàng, đôla một đống làm sao mấy ông bà
kính tôi được. Tôi biểu đừng tham tiền là tôi không có cắc bạc nào hết. Tôi biểu mấy
ông mấy bà đừng có giết loài thú nhe, ráng tập ăn chay trường thì tôi phải ăn chay ngọ.
Mình nói cái gì mình phải làm trước hết thảy mới được.
Đức Phật đâu phải Ngài nói không mà Ngài thực hành. Ngài nói trước 100 điều
Ngài thực hành 101 điều. Mình kính là kính cuộc sống của Thế Tôn. Quý vị kính tôi là
kính cuộc sống tôi chứ đâu phải tôi nói hay. Nói hay mà thực hành không hay thì ăn
thua gì. Đạo Phật là đạo của cuộc sống.
Thành ra quý vị thọ giới, tôi cứ năn nỉ hoài, quý vị cố gắng thực hành nhen, đó là
quý vị kính tôi. Còn quý vị không thực hành thì quý vị ở tù mắc mớ gì đến tôi, nhưng
mà tôi buồn, bởi vì tôi chưa đắc Thánh quả. Bởi vì quý vị thọ giới với tôi, tôi chưa phải
là ông thầy, nhưng mà tôi là đàn anh đi trước, nếu mà học trò hư thì ông thầy phải chịu
trách nhiệm, trách nhiệm tinh thần thôi, đứa con hư cha mẹ phải chịu trách nhiệm, con
của ông đó, bà đó không có đức dạy con hư. Chứ không lẽ mấy đứa con ăn cướp rồi
công an lại bắt cha mẹ ? Không có cái vụ đó. Nhưng mà cha mẹ buồn. Thành ra quý vị
phát tâm thọ giới, quý vị nên nhớ, quý vị phát tâm thọ giới, chứ tôi không có bắt buộc
ai, mà phát tâm thì cố gắng giữ.
Thì hôm nay tôi giảng cho quý vị biết về con người của quý vị. Còn quý vị muốn
làm gì làm, nhưng bổn phận tôi, tôi phải nói sự thật. Có khi tôi nói sự thật quý vị giận
tôi, nhưng mà tôi vẫn nói.
Có cô gì đó một mình có tới 2, 3 khách sạn giàu vô cùng, mà là phật tử, sau này
không có đi, sau tôi năn nỉ có đi, đi vô bây giờ lại khác. Trời ơi! thoa son, dồi phấn, kẻ
chưng mày, đeo vàng tùm lum. Tôi thì tôi kỵ cái đó, mà hồi đó thì rất đơn giản, bây giờ
giàu có se sua chưng diện. Tôi rầy 2, 3 lần không đi nữa, sau tôi đi bát để bát. Gặp, tôi
hỏi sao không đi tịnh xá? Cô trả lời sao biết không ? Đi để cho Sư chửi hả! Tôi nói thì
tôi có rầy, nhưng tôi không cố ý đâu, sau này cô sẽ cảm ơn tôi, cô mà có rủi ro có đắc
quả, vãng sanh về Cực lạc, cũng nhờ tôi. Tánh tôi thì tôi hay nói thẳng, chứ giờ vuốt ve
sao giờ, cô xưa, cô nhớ lại, cô là phật tử lúc mà cô chưa làm giàu, chưa lập gia đình, cô
thì cũng gia đình nghèo, thường thôi, cô không có son phấn gì rất là đơn giản. Giờ cô
se sua vậy làm sao? Vàng cô đi chỗ vắng là nó bóp cổ cô. Tôi nghĩ, tôi tội nghiệp cô.
Tôi phải nói thẳng, vậy chứ giờ vuốt ve sao giờ. Tôi nói cô vậy, lơ mơ là cô chết, nó
bóp cổ cô, nó đâu phải thù oán cô, nhưng mà vì nó ham vàng.
Mà theo Sư Trưởng người đeo vàng, với người ăn cướp, thì người ăn cướp nhẹ
tội hơn người đeo, mình chọc ghẹo cho cái lòng tham người ta. Cô nói con đi tịnh xá
cho Sư chửi nữa hả. Tôi cười, tôi nói tôi xin lỗi cô, tôi lầm, tôi tưởng phật tử thuần
thành. Tất nhiên tôi nói phải hiểu chứ, người lạ ai mà dám nói, trời ơi, ai mà dám nói
vậy. Tôi nói cô đeo vàng, cô chưng diện thuộc về ngạ quỷ đó cô. Cô tức tiếng ngạ quỷ.
Chứ sao. Phật tử bây giờ cũng vậy, kẽ chưng mày, thoa son dồi phấn. Phật tử đã quen
rồi, tôi nói thẳng, ghét tôi thì tôi chịu, đeo vàng đỏ tay đi ở đường hẻm nó bóp cổ nó lấy
rồi chết thì sao. Chết, cho tôi nghe, tôi khóc chết luôn, khóc cho cái ngu của người phật
tử. Trời ơi, mình đã thọ giới như vậy rồi mà để chết vì vàng bạc.
Thôi giờ chúng ta trở lại. Thì quý vị để ý con người quý vị nhen. Nếu quý vị sống
về mắt thấy có vật nhưng mà vật gì chưa biết. Tai có tiếng nhưng tiếng gì cũng chưa
biết. Mũi,… thì đó cái xác thân thứ nhất, trong kinh kêu là đoàn thực hay đoạn thực.
Đoàn là vò viên, tiếng Hán, còn đoạn là cắt từng khúc. Quý vị ăn vô rồi quý vị ỉa ra vò
thành viên, hễ mà bế tắc cái đường cầu thì cũng mệt đó, mà ăn không tiêu cũng mệt đó,
mà cái này là sanh -già -bệnh -chết.
Hôm qua hôm kia có cô Duyên gì đó chở lên Sài Gòn, ở đây mạnh khỏe, đùng
cái nó lấy óc lấy gì đó, chết rồi tỉnh lại, hôm điện muốn gặp tôi mới chết chở về đây 11-
12 giờ khuya, tôi cũng phải đi thăm, vì cái Tịnh độ nó quan trọng, cái giờ phút cuối, cái
niềm tin mình nó giúp cho mình vãng sanh. Nó khó vậy.
Thành ra quý vị thông cảm, quý vị phải nghe và cố gắng thực hành. Nếu mà
kính tôi, thương tôi thì làm sao vãng sanh về Cực lạc hết. Thì cái đó là cái mong ước
của tôi và cũng là mong ước của Phật Thích Ca, của A Di Đà. Nếu quý vị kính tôi, tin
tôi, chỉ có 2 cái thôi, tôi giảng tùm lum, nhưng tôi tóm lại có 2 cái thôi là nhất niệm và
phát nguyện.
Mà như thế nào là nhất niệm? Cái đó chết nữa. Tôi đi hỏi nhiều chỗ như ở
Hoằng Pháp xuống mấy lần, tôi hỏi trả lời trật lất, lấy số lượng mà không lấy cái tâm,
không lấy cái phẩm mà lấy cái lượng. Con niệm 1 ngày 3 xâu, người kia nói con 5 xâu,
người kia nói 10 xâu, người kia nói con niệm 1 ngày 1.000 câu, người kia 3.000 câu,
người kia 5.000 câu. Vãng sanh không Sư? Tôi nói không cái nào vãng sanh hết.
Có người nói con niệm 4 chữ, có người nói con niệm 6 chữ, cô niệm 4 chữ không
vãng sanh, thiếu chữ Nam Mô là bất kính. Hỏi, được không Sư ? Tôi nói cái nào cũng
trật hết. Nếu hiểu được thì 4 chữ cũng vãng sanh, mà 6 chữ cũng vãng sanh. Mà hiểu
không được thì 6 chữ cũng không, mà 4 chữ cũng không. Mà hiểu cho rành rồi 1 chữ
cũng vãng sanh, mà khỏi niệm cũng vãng sanh. Mà cái đó là cái gì? Cái Tâm. Cái
hiểu biết mới là quan trọng.
Tôi đã nói rồi thân-khẩu không quan trọng gì hết.
- Người sơ cơ, mẫu giáo thân lạy Phật, miệng niệm Phật thì cái tâm, cái ý mới
nghĩ Phật được, nhưng mà tôi nói là mẫu giáo.
- Mình tu lâu rồi, mình khỏi lạy Phật, tôi nói là đã tu lâu nhe tức là không dính
mắc thì miệng khỏi niệm nhưng mà cái ý luôn nhớ Phật, nghĩ Phật, tưởng Phật đây là
chánh cống niệm Phật, nếu không vãng sanh tôi xin chịu tội.
Còn lạy Phật cho nhiều, một ngày con lạy 1000 lạy Sư, con niệm 10.000 tiếng,
một triệu tiếng mà con nghĩ tiền bạc, nghĩ con cái, vãng sanh tôi xin chịu tội. Cái lạy
Phật, niệm Phật cho nhiều ăn thua gì. Ăn thua là cái tâm của mình.
Mà cái tâm là cái gì? Mình phải hiểu. Cái tâm là cái tư tưởng, là cái nhớ -nghĩ -
tưởng. Mà cái này phải là chơn tâm không? Chưa đâu, nhưng mà dễ nhận. Nếu mà
giảng tôi còn đi sâu nữa, thì cái đó mới là tư tưởng thôi. Mà tư tưởng nó phát hiện là
nhờ ở nghiệp, ở ý chí, ý chí nó không cung cấp thì tư tưởng nó chấm dứt, im bặt liền.
Mà ý chí cung cấp cái gì? Cung cấp những kiến thức, kinh nghiệm niệm Phật trong
linh hồn alaya. Phải học.
Alaya thì không bao giờ mất luôn luôn hằng hằng đứng lặng mà chuyển biến.
Còn cái nghiệp, khi nó im lặng nó trở vào alaya, nó thành alaya, khi alaya xao động thì
thành ra nghiệp. Cái này là cái khó hiểu nhất.
Thì trong Bát nhã Tâm kinh có:
“Sắc bất dị không, không bất dị sắc.
Sắc tức thị không, không tức thị sắc”.
Thì tôi đổi một chút:
“Nghiệp chẳng khác gì alaya, alaya chẳng khác gì nghiệp.
Nghiệp tức là alaya, alaya tức là nghiệp”.
Không phải 1 không phải khác. “Linh hồn mình khi xao động thì thành ý chí, ý
chí khi dừng lại im bặt thì thành linh hồn. Linh hồn là chơn vọng hòa hợp, ý chí là
hoàn toàn vọng”. Cái chỗ này là cái chỗ khó.
Khoa học không tin, cho Đạo Phật nói dóc. Nhưng mà từ khi ông Einstein tìm ra
định luật tương đối E=MC2 thì có một số nhà bác học không hiểu, một số hiểu, bây giờ
thì hiểu, học sinh cũng hiểu. Tôi có ông anh bác sĩ cũng biết, nhưng mà ông giải thích
không chạy, ông không biết E mà biến thành MC 2 là sao. Ông nói sao Sư hay quá vậy,
hồi đó Sư học tới lớp 12, tôi là bác sĩ mà, mà bây giờ tôi thua Sư, chứ hồi xưa Sư nói
không lại đâu, tôi là bác sĩ lớp 12 tôi phải học thêm 7 năm 9 năm 10 năm nữa, Sư có
lớp 12 thôi sao bây giờ Sư giảng rất là rành. Tôi nói nhờ Phật giáo, nhờ thiền định. Tôi
nhờ thiền định chứ tôi không có thầy, nhưng mà thiền định giúp cho tôi thấy rõ mọi sự,
bây giờ tôi mới giảng chạy, bốn mấy năm trời tôi trăn trở với cái Đạo Phật.
Tôi nghe Đức Phật thuyết một câu là “6 năm tìm đạo mà không có Đạo Phật, chỉ
có Đạo người trời thôi”. Khi mà Tiếng Rống Con Sư Tử, Sư Tử Hống trong Trung bộ
kinh, Ngài nói “Từ đây mới có Đạo Phật. Các con hãy thấy bằng mắt các con, nghe
bằng tai các con, ngửi bằng mũi các con, đừng có thấy bằng mắt của Như lai, đừng có
nghe bằng tai của Như lai, đừng có ngửi bằng mũi của Như lai, hãy thấy như thật thấy,
nghe như thật nghe và ngửi như thật ngửi”.
Mà ngửi như thật là sao? Mà Ngài nói qua Bát nhã là không có pháp môn,
không có phương pháp. Mà không có phương pháp làm sao tu? Mà chữ “làm sao” là
“phương pháp”. Mà không “làm sao” chẳng lẽ như đất đá?
Câu chuyện Triệu Châu nói “Thầy nói Thầy không giảng được. Ăn-mặc-ở-bệnh
đó là Đạo, là Niết bàn. Vậy chứ ai mà không ăn-mặc-ở-bệnh? Vậy chứ Thầy ăn sao
Thầy là Thánh, con ăn con là phàm?”
Giờ mình kẹt. Vì Đức Phật nói Đạo ta là ăn-mặc-ở-bệnh. Vậy chứ con không ăn-
mặc-ở-bệnh sao! Mà sao con là phàm phu, Ngài là Thánh là Phật. Thì phải có làm sao
mới thành Ngài được chứ. Mà Như lai nói làm sao thì không thể thành Phật được, Phật
không có làm sao.
Thì cái đó, chỗ đây tôi giảng để rồi quý vị phải tự trăn trở lấy. Mà muốn trăn trở
quý vị phải ngồi thiền và quý vị phải trả bài, chỉ có cách đó thôi. Còn giảng phớt phớt
qua thì quý vị như lục bình trôi đầy nhóc ở sông mà không có cái gốc rễ, lục bình
không có cái gốc ăn ở đất, nổi trên mặt nước, nó cứ trôi tùm lum hoài. Thì bây giờ quý
vị là lục bình trôi. Thành ra có cô gì ở Canada về, nghe pháp tôi rất hâm mộ, đem
những bài giảng của tôi giảng trong chúng của cô, qua gặp tôi, tôi hỏi. Trời ơi, cô biết
đủ thứ hết, kinh Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, kinh gì cô nói tía lia, tôi chận lại, tôi hỏi liền.
* Cái thân bên ngoài thì quý vị biết rồi, thì nó do sắc, tài, danh lợi, ăn uống, ngủ
nghỉ. Thì bây giờ quý vị coi, nếu quý vị dính vào trong đó, quý vị dính vào cảm giác
quý vị là ngạ quỷ, dính về tư tưởng là súc sanh, 2 cái này đều lờ mờ, chữ lờ mờ mới
nguy hiểm đó. Còn Nhập lưu thì thấy rõ, mà thấy rõ thì đâu có vấn đề, không có cải sửa
gì hết.
Tôi thường thí dụ ban đêm, quý vị thường thường thấy sợi dây dưới đất mà lờ
mờ, quý vị thấy không rõ thì quý vị mới la lên chạy kiếm cây, chạy kiếm đèn la lên cho
người ta cứu mình, sợ con rắn nó cắn mình chết. Thì cái này kêu là vô minh, lờ mờ là
vô minh. Vô minh cho nên mới có vấn đề, vấn đề là kiếm cây, vấn đề là la người ta cứu
mình, vấn đề là chạy trốn tránh nó. Đó là vấn đề, có vô lượng vấn đề. Nhưng mà vấn đề
rồi thấy được sự thật chưa? Không. Cứ sợ hoài. Cứ mờ mờ thấy cái sợi dây tưởng là
con rắn, tưởng là con gì độc thì kiếm cây, tránh nó, chạy trốn, kiếm đèn đuốc,… Nhưng
mà khi lấy đèn trí tuệ ra chiếu biết là sợi dây rồi thì vấn đề không còn. Quý vị còn la,
còn chạy kiếm cây nữa không? Không. Quý vị có thể lại gần chụp lấy nó thôi, nó là sợi
dây mà.
Thì Đạo Phật là cái thấy rõ. Mà không thấy rõ đặt vô số vấn đề. Như bây giờ đặt
vấn đề tận thế, có không? Nếu nói tận thế là ngu, mà nói không tận thế là dại. Nó đâu
có vấn đề. Do mình mờ mờ cho nên đặt thành vấn đề. Mà đã là mờ mờ thì ngay từ đầu
đã là sai rồi, bây giờ chấp nhận vấn đề, cải sửa vấn đề, giữa Liên Hiệp Quốc bây giờ
cải sửa vấn đề. Cải sửa được không?
Vậy Đạo Phật là sao? Đạo Phật là tìm hiểu coi vấn đề từ đâu mà có, chứ không
phải là chấp nhận vấn đề rồi cải sửa. Chấp nhận vấn đề rồi cải sửa là 1 cái ngu. Vấn đề
là do tôi thấy lờ mờ.
Mà cái gì làm tôi thấy lờ mờ? Do con mắt với sự vật tiếp xúc, rồi thì tôi có cảm
giác khó chịu, thì tư tưởng mới hà hơi nói cái này có thể là con rắn đấy, mới bắt đầu có
vấn đề. Mà nếu mình hiểu vậy rồi thì đâu có còn vấn đề nữa, đó là Đạo Phật, đó là Thái
tử Si-Đạt-Ta, sau khi thành Phật đã thấy được như vậy. Nhưng mà vì cái tập khí vô
minh đã lâu rồi, thì hễ thấy cái gì là chúng ta đặt vấn đề, bởi vì chúng ta vô minh,
chúng ta lờ mờ.
Giờ làm sao hết lờ mờ? Cái đó chúng ta thấy “giờ làm sao” thì không hết. Thì
thôi để cái đó qua, rồi chúng ta đi sâu chúng ta sẽ tìm hiểu thêm thì từ từ.
Rồi cái thân thứ 2, cái lờ mờ, cái đầu đó do thấy sự vật, có tiếng, có mùi, có vị
mà không biết vật gì, không biết tiếng gì, không biết mùi gì thì cái đó gọi là lờ mờ. Rồi
cái thứ 2 lờ mờ bỏ chạy, cải sửa cho nó cao hơn, thì bắt đầu tới cõi người. Cõi người
bắt đầu có cái nghiệp, có ý chí, có sự cải sửa, chúng ta kêu là nghiệp, thì khoa học kêu
là tiềm thức. Khoa học bây giờ bắt đầu đi tới đó, ông Einstein tìm ra chứ hồi đó khoa
học có 6 thức hà, có tư tưởng là hết rồi. Bên Tiểu thừa cũng giống như khoa học là tư
tưởng, sức mạnh của tư tưởng kêu là nghiệp, hết. Còn Đại thừa thì nghiệp cũng có chỗ
chứa, cái này nghiệp.
Rồi chúng ta qua vấn đề linh hồn. Rồi tôi sẽ đọc những quyển viết về linh hồn mà
sai hoặc chưa có toàn diện để cho quý vị trạch pháp. Quý vị phải trả bài coi đúng hay
sai nếu sai chỗ nào, quý vị cải sửa sao, thì mỗi vị phải trả bài, còn dài dài. Quý vị có lẽ
còn gặp tôi vài chục năm nữa hay là gặp tôi ở trong lò thiêu. Tôi đưa ra một số vậy
thôi, chừng nào tôi đi thì tôi đi, nhưng mà quý vị phải có 1 số vốn, rồi đòi hỏi quý vị
phải ngồi thiền.
Tôi năn nỉ quý vị ngồi thiền đó, ít nhất 1 tiếng, mà muốn cho dễ hiểu phải 2
tiếng, mà quý vị 2 tiếng chắc quý vị cạp đất mà ăn, còn tôi thì 10 tiếng cũng được, 7
ngày cũng được, xuất gia nó khỏe vậy đó. Thành ra tôi muốn cạo đầu quý vị là vậy đó,
nó đúng vậy, nhưng mà không có Sư cô để gửi, người nữ thì đông, rồi người nam thì
theo tôi, nhưng mà trên 60 thì tôi không nhận, vì tôi nuôi bệnh không nổi.
Tôi thì cái thân già, tôi bệnh hoài, nhưng mà thời gian đã qua tôi có tu tập. Tôi
ngồi tới 9 tiếng, từ 12 giờ khuya tới 9 giờ sáng, tôi đi bát luôn, đâu có thấm gì đâu. Hễ
9 ngày 9 đêm thì thấm, còn 9 tiếng ăn thua gì, thì lúc đó không tiêu tiểu, không ăn uống
gì hết. Sống bằng cái gì? Sống bằng hỷ lạc, sống bằng cảm giác. Mà cảm giác quý vị
có biết gì đâu, cơm thì thấy rõ, nước thì thấy rõ, tàu hũ, mì căn rau thì thấy rõ, mà cảm
giác quý vị đâu có thấy.
Bắt đầu đi cao. Quý vị ngồi niệm Phật đếm từ 1 tới 10, niệm Phật khỏi đếm, khỏi
cần niệm Phật vẫn có tiếng niệm Phật nữa thì quý vị thấy rõ cảm giác. Quý vị có thể
ngồi 7 ngày, 7 tháng, 7 năm không cần ăn uống gì hết, nhưng mà có ăn, ăn bằng cái
mừng và cái vui. Cái này tôi nói quý vị mơ hồ, nhưng ai có ngồi thì biết. Ngồi chừng 3-
4 tiếng thì có cảm giác, ngồi bất động chứ ngồi nhúc nhích hoài, rọ rại hoài, xao động
thì cảm giác nó không có hiện được. Quý vị bắt kiết già lên, quý vị ngồi mất thân luôn,
cỡ chừng 3-4 tiếng quý vị thấy được cái cảm giác, nó lâng lâng.
Là cảm giác gì? Ban đầu nó cảm giác của toàn thân, cảm giác của thịt xương da,
chích thịt là cảm giác đó. Rồi bắt đầu nó lan qua cảm giác bên trong tức là dây thần
kinh, chích gân, cái gân này cảm giác nó độc đáo hơn, nó an lạc hơn, mà khi nó nhức
nó nhức dữ dội hơn. Quý vị nào chích có bị áp xe về cái gân thì quý vị biết, còn chích
mà nó xưng thịt thì nó nhẹ hơn. Chẳng hạn như quý vị ngậm cục đá, thì nước đá làm
cho răng ê, thì cái này là cái đau của xác thân bên ngoài. Rồi khi quý vị nhức răng là
nhức cái tủy thì nhức gấp mấy lần cái răng ê, thì bây giờ đừng ngậm nước đá, ngậm
muối thì nó hết. Nhưng mà bây giờ dây thần kinh nó nhức, chỉ có uống thuốc cho dây
thần kinh nó hạ nhiệt xuống hoặc nó không hạ, lấy cái tủy ra, thì cái răng này răng chết,
còn cái tủy là răng sống, răng sống là cái răng sinh lý, lấy cái tủy ra là răng vật lý.
Quý vị phải để ý con người mình, mà nếu mình không biết gì hết thì hiện giờ
mình đang ở địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, atula. Quý vị thấy ghê chưa, quý vị đang nằm
trong 4 đường ác mà quý vị có hay gì đâu.
Rồi bây giờ quý vị không biết cách, có khi cái răng nhức quá quý vị xức dầu cho
nó xưng thêm nữa. Trời đất ơi ! chết rồi, cái này cái ngu cõi người thôi. Cõi người, cái
mụt ghẻ lại kiếm dầu nóng thoa vô. Trời! nó xưng còn dữ nữa. Có ông bị con sâu nó
chích, ông ngứa. Ông làm sao biết không? Ông lấy dầu nóng, ông xát vô, nó sưng 1
cục, nó đã nóng rồi mà còn lấy dầu nóng xát vô, lấy dầu nóng xức nữa, cái đó là không
có kinh nghiệm, con người có ý chí, có nghiệp mà chưa có alaya, cái đó người ta phải
kiếm pommat, cái gì mát đắp vô thì nó mới rút, cái này dầu nóng rồi cái đó nó nóng
nữa, thì nóng với nóng nó phải sưng vù. Thì dân tộc thiểu số đa số vậy, con mới đẻ ra
đỏ lòm đem xuống dòng nước suối lạnh ngắt tắm thì 10 đứa chết hết 9 đứa, thiếu cái
hiểu biết, thiếu cái nhận thức, thiếu cái tâm, kêu là tâm ấu trỉ.
- Thì con người là bắt đầu có 5 tưởng 5 tình, tưởng là thông minh, tình là ngu si.
- Thì cõi địa ngục vật lý chưa có tình chưa có tưởng, cái này đâu có sự sống gì
đâu. Tới con mắt, tai, mũi, lưỡi,… thì nó có 1 tưởng 9 tình, tức là bắt đầu có sự sống rồi
đó, cái sống đó là có cái tư tưởng, còn cái tình là cái chết cứng. Thành ra trong Thủ
Lăng Nghiêm nói “Thuần tình tất đọa, thuần tưởng tất thăng”.
- Rồi tới ngạ quỷ có 8 tình mà 2 tưởng, bắt đầu có cái nhận biết, nhưng mà chưa
có phân biệt, chưa có tư tưởng.
- Tới loài thú có 3 tưởng mà 7 tình, tức là phân biệt đây là vợ, đây là con, đây là
con vật khác, con gà con vịt, nhưng mà khi nó mê mờ rồi nó giao hợp với vợ con luôn.
Chúng ta để ý trong Thủ Lăng Nghiêm rành cái đó, tôi phục, tôi nói chỉ có Thủ
Lăng Nghiêm mới đưa con người giải thoát. Tôi mấy chục năm, tôi nắm không được,
tới chừng coi Thủ Lăng Nghiêm tôi ngộ được cái từ thôi, nói sơ thôi, kỳ khác nói lại.
* Thì cái xác thân thứ 2 là tất cả các dây thần kinh: thần kinh thị giác của mắt,
thần kinh thính giác của lỗ tai, thần kinh khứu giác mũi, thần kinh vị giác của lưỡi, thần
kinh xúc giác của thân và thần kinh của óc là trung khu của thần kinh. Thần kinh của 5
thức đầu là chỗ phát hiện cảm giác, thần kinh của óc là chỗ phát hiện của tư tưởng nó
vi tế hơn.
Nếu thần kinh của óc hư thì chúng ta kêu là bệnh gì? Nhũng não. Mấy ông mấy
bà thấy người nhũng não chưa? Lợi tới hỏi “Bà ơi bà, bà biết con là ai không?” Mắt
ngó lơ lơ đâu có phân biệt, cái óc đã hư rồi, đứt dây thần kinh óc. Còn người bán thân
bất toại thì cái biết vẫn còn, “Bà biết con là ai không?” Biết cô A cô B nhưng mà nửa
thân mình bán thân lấy kim chích vô không biết đau, không có cảm giác, dây thần kinh
xúc giác nửa thân đã đứt rồi. Thôi đại khái là như vậy. Đó là cái thân thứ 2. Muốn được
cái thân này, quý ông quý bà phải giữ 8 giới, 5 giới khó nhận được nó.
8 giới thì 3 giới sau: giới thứ 6 là không ngồi nghế cao nằm giường rộng, giới thứ
7 là không nghe xem hát múa, giới thứ 8 là không trang điểm phấn son. Ở đây khó làm
được, người ta sợ cạo cái đầu, thì không cạo cũng được, nhưng mà cố gắng giữ.
Thành ra Đạo Phật nó chi ly lắm. 5 giới đầu không: sát sanh, trộm cắp, tà dâm,
nói dối, uống rượu đó là giới, 3 cái sau không phải là giới mà là hạnh. Cái giới với cái
hạnh nó khác. Giới mà mình phạm khổ đau cho mình, khổ đau người khác, người ta sẽ
thưa mình, sẽ đánh đập. Còn cái hạnh không hại ai hết mà mất cái tư cách, cái phẩm
hạnh, cái oai nghi của người tu, không xứng đáng là người tu.
Thí dụ tôi ngồi ghế cao, tôi leo lên võng tôi xích đu, rồi tôi cà lắc cà lắc, tôi ngồi
xích đu tôi hút thuốc tôi phà chữ O, thì đâu có hại gì, không lẽ quý vị đi thưa tôi, nhưng
mà tư cách người tu không xứng đáng. Ngoài đời được, tôi vô tiệm, tôi nhậu rượu, tôi
ăn thịt chó thì đâu có hại gì đâu, mấy ông thiện nam làm như thường. Nhưng mà tôi thì
không được, cạo cái đầu trọc mặc cái y như vầy, không được, cái đó là cái hạnh của tôi,
kêu là cái hạnh người tu, hạnh kiểm.
Thành ra hạnh kiểm thì khó gìn, mà giới luật thì dễ giữ. Vì tôi đụng tới người ta,
người ta đánh tôi, người ta thưa tôi, mà cái này đâu có ai thưa tôi, ngồi ghế cao nằm
giường rộng chiếu lớn xinh đẹp, tôi nghe xem hát múa trong tịnh xá, tôi 2-3 cái truyền
hình ai làm gì tôi, tôi ngồi lắc lư, tôi coi truyền hình, bây giờ có nhiều chùa nhiều tịnh
xá vẫn có. Tư cách người tu không trang điểm phấn son, dầu hoa, bây giờ tôi là Sư cô,
tôi là Tăng, tôi kẽ chưng mày, tôi dồi phấn. Ai làm gì tôi? Tôi đi giày, tôi mặc đồ đẹp
bằng suýt soa gì đó thì quý vị cũng đâu có nói tôi được. Nhưng mà ông sư mà chưng
diện như vậy còn gì là tư cách ông Sư nữa. Thành ra cái hạnh rất là khó gìn, kêu là cái
hạnh, còn cái kia là 5 giới.
Thôi bây giờ chúng ta qua xác thân bên trong của các dây thần kinh cảm giác.
Khi nó nhức nhối, bởi vì khi nó chết rồi, cái thân bên trong chưa chết đâu, tới 8 tiếng
đồng hồ sau tất cả dây thần kinh mới đứt, cái thân bên ngoài chết liền. Chúng ta chết
rồi con mắt không thấy, nhưng mà dây thần kinh thị giác còn nhức nhối, khi chết rồi cái
da này lạnh ngắt không còn cảm giác nữa, nhưng mà dây thần kinh xúc giác vẫn còn
cảm giác, quý vị lấy kim chích vô gân người đó giựt liền, vẫn còn đau. Quý vị nên nhớ
thân thứ 2 là thân bên trong với thân bên ngoài nó khác nhau.
Khi nào quý vị niệm Phật mà giữ 8 giới, quý vị mới vô được cái thân bên trong, 5
giới cũng được nhưng mà ít thôi, cái đó kêu là tập tu tứ thiền. Sau này chúng ta đi sâu
nữa, thời giờ nó hết rồi.
Rồi thân thứ 3 là cái óc, không có xài thân bên ngoài, không có xài thân bên
trong nữa mà chỉ suy nghĩ thôi, cái này kêu là cõi trời Vô sắc giới. Không có thân bên
ngoài là không có mắt-tai-mũi-lưỡi-thân nữa, không có dây thần kinh nữa, chỉ xài có
cái đầu óc.
Rồi bỏ luôn cái óc trở về trạng thái mông lung của hư không, thì cái này quý vị
còn khó hiểu nữa, nhưng ngồi thiền đi, tự nhiên quý vị sẽ thấy, kêu là thầm hội. Tôi
giảng quý vị không ích lợi gì, tôi thì ngồi qua rồi, tôi thấy nó rõ, rõ cũng chưa bằng bậc
Thánh đâu, nhưng mà vô sơ thiền -nhị thiền -tam thiền thì quý vị thầm hội được. Còn
thấy thật rõ phải Bất lai, Thánh thứ nhất còn chưa rõ. Thánh thứ nhất thì thấy rõ 4
đường ác. Còn người-trời dục giới thấy lờ mờ 4 đường ác, mà lờ mờ thì phải chạy trốn,
chạy trốn lên người-trời dục giới, tức là giữ 3 giới- 5 giới, thì như quý vị bây giờ, thấy
không rõ, thành ra quý vị không dám ăn thịt, uống rượu.
Quý vị giữ 5 giới rồi quý vị phải ngồi thiền, tập đè cái vọng tâm, cái xác thân,
còn ham muốn bên ngoài: ham ăn ngon, ham mặc đẹp, ham thoa son, dồi phấn, thì quý
vị phải đè nó xuống. Còn 1 vị Nhập lưu thấy rõ khỏi đè gì hết, ở trong đó mà không
nhiễm. Nhập lưu mới tương tợ với người-trời dục giới. Nhưng mà Nhập lưu không thấy
rõ được cái dính mắc của người-trời dục giới, dính mắc về: xác thân -cảm giác -tư
tưởng.
Rồi Nhất vãng lai thấy rõ được người-trời. Còn cõi trời sơ thiền-nhị thiền-tam
thiền, khi quý vị giữ 8 giới quý vị niệm Phật đếm từ 1 tới 10, niệm Phật khỏi đếm, khỏi
cần niệm Phật thì quý vị sẽ thấy người-trời là bầy hầy, quý vị mới vọt về đó, tối ngày
kiếm chỗ thiền định, rồi ăn bằng cái cảm giác hỷ lạc, thì kẹt vào cảm giác hỷ lạc. Khi
bỏ xác thân người quý vị sẽ mang thân cõi trời sắc giới, ở đây hào quang, không có
nam nữ nữa, quý vị không cần mặt trời nữa, mà sống bằng cái hào quang của mình. Tôi
nói quý vị nghe quý vị không có tin đâu, thì ngồi đi, quý vị sẽ cảm được nó. Còn quả
Thánh thứ 2 thấy rõ người-trời dục giới cho nên quý vị này sẽ đầu thai vào cõi sơ-nhị-
tam thiền, thấy không rõ cho nên đầu thai về đó tức là bỏ hẳn thân bên ngoài, sống
hoàn toàn với cái thân bên trong.
Rồi tới tứ thiền sắc giới thì các vị thấy lờ mờ về sơ-nhị-tam thiền, thấy lờ mờ
thôi, các Ngài sợ, các Ngài vọt lên tứ thiền. Còn Bất lai Thánh thứ 3, các Ngài thấy rõ
sơ-nhị-tam thiền, các Ngài không có dính mắc, không có chạy nữa, không có chạy đi
đâu hết. Nhưng mà qua tứ thiền, các Ngài tứ thiền sống toàn tư tưởng không, không có
cảm giác, không có thân ngoài, không có thân trong, sống hoàn toàn bằng tư tưởng
“thuần tưởng tất thăng”. Thì cõi tứ thiền đó là nguyên nhân sinh ra tam giới: Dục giới,
Sắc giới, Vô sắc. Nó tạo tam giới. Mà nó muốn tạo thì nó nhờ ý chí là nhờ nghiệp,
nghiệp cung cấp chất liệu cho nó.
Thành ra nguyên nhân của tam giới chính là nghiệp chứ không phải là tứ thiền.
Nhưng mà ý chí thì không biết cải tạo mà ý chí cung cấp chất liệu cho tư tưởng, thành
ra tư tưởng - ý chí - alaya 3 cái luôn luôn đi đôi với nhau. Tư tưởng có thể gián đoạn,
nhưng mà ý chí không gián đoạn được. Khi tư tưởng gián đoạn, matna thiếu cái tay sai
cung cấp để mà tạo Tam giới, thì nó rút vô trong linh hồn, nó chấp cái nhận thức, kinh
nghiệm, kiến thức là sở tri chướng “làm tôi, của tôi”, còn cái diệu dụng bên ngoài vì tư
tưởng không có, nó gián đoạn, thì nó lơ lửng trên không gian gọi là linh hồn. Rồi khi
mà linh hồn của nó hạp với loài người thì khi nam nữ giao hợp thì nó nhập vô đó nó
làm chú bé trai hoặc bé gái ; còn nếu linh hồn nó hạp với con chó thì nó hợp với chó
đực chó cái giao hợp thì cái linh hồn sẽ phát hiện trong con chó. Đại khái nó là vậy,
thôi hen.
Bây giờ tới cõi trời Vô sắc là không có xác thân bên ngoài, không có xác thân
bên trong, chỉ sống bằng cái tư tưởng thôi. Tư tưởng về nghiệp tức là hư không, tư
tưởng về thức vô biên, tư tưởng về Alahán là vô sở hữu xứ, tư tưởng về Như lai là phi
tưởng phi phi tưởng xứ, hết. Thì cõi này phải Alahán mới thấy được. Thì Tam giới này
không còn lung lạc được gì Alahán nữa, từ nay Alahán không còn trở lui lại Tam giới
này nữa. Không còn trở lui tức là không dính mắc, mà có nhiều người sợ, không dám
thị hiện, không dám làm thầy giáo để dạy mẫu giáo, dạy mẫu giáo mình thành mẫu giáo
bởi vì nó ngu quá, mình dạy, dạy không có nổi, thôi mình rút. Mẫu giáo thì nhiều mà
thầy giáo đi dạy thì ít. Quý vị đắc Alahán đâu phải dễ. Thành ra cõi này, sau khi Phật
Thích Ca tịch rồi, mấy vị Alahán trốn hết. Còn Phật Thích Ca thì đi giáo hóa được vì có
Hiệu trưởng. Còn bây giờ Hiệu trưởng mất, thì thầy giáo còn ngo ngoe, một số thì trốn
theo ông Hiệu trưởng nhập diệt thọ tưởng định, không ra nữa. Thành ra cõi này bây giờ
kiếm 1 vị Alahán đỏ con mắt. Thôi đại khái là vậy.
Thì quý vị nên nhớ là 4 đường ác thì sợ nhảy lên người-trời, còn Nhập lưu thấy 4
đường ác nhưng mà không thấy được người-trời dục giới. Thì 2 cái này: 1 là cái uế độ,
1 là cái Tịnh độ. Nhập lưu là Tịnh độ, còn 4 đường ác là uế độ. Thành ra Nhập lưu
giống hệt như người-trời dục giới.
Còn Nhất vãng lai là Thánh thứ 2 thì thấy được người-trời dục giới, nhưng mà
không thấy được sơ-nhị-tam thiền. Thành ra Nhất vãng lai giống hệt như sơ-nhị-tam
thiền của cõi trời sắc giới. Thành ra Nhất vãng lai quả Thánh thứ 2 dứt bỏ được cõi
dục, nhưng mà kẹt vào cõi sắc.
Tới Bất lai quả Thánh thứ 3 thì thấy rõ được sơ-nhị-tam thiền, còn tứ thiền thì
thấy được sợ quá chạy lên tứ thiền. Còn Bất lai thấy không rõ tứ thiền thành ra phải đầu
thai vào đó 1 lần nữa.
Còn Alahán thấy rõ được tứ thiền, thấy rõ được thân bên ngoài, thân bên trong,
Nhập lưu, Nhất vãng lai, Bất lai thấy rõ toàn diện hết. Thôi, không còn trở lui Tam giới
nữa. Từ bi mới trở ra làm thầy giáo, làm bộ dạy thôi chứ không hề dính mắc nữa. Thì
đại khái Đạo Phật là vậy. Thôi tới đây là hết giờ.Tới phần quý vị.
Thành ra tôi đưa những câu chuyện để quý vị trạch pháp, quý vị giải thích.
Thì câu chuyện thứ 1 hôm trước là tôi nói giữa Huệ Năng và Huyền Giác. Thì
Huệ Năng là Tổ tức là Bậc Thánh, còn Huyền Giác là phàm Tăng nhưng mà đắc quả
mà nghi ngờ vì không ai thọ ký cho mình. Sau khi gặp Huyền Sách là đệ tử Huệ Năng
thì 2 người đối đáp nhau nó khế cơ. Thì Huyền Sách thấy rằng Huyền Giác giỏi và
Huyền Giác cũng thấy rằng Huyền Sách tương đương với mình, nhờ Huyền Sách thọ
ký cho mình. Thì Huyền Sách mới nói “Tôi không đủ lời lẽ đâu, muốn thọ ký tôi phải
biết alaya của anh, mà tôi với anh tương đương thôi, tôi là học trò của Huệ Năng, bây
giờ anh muốn thọ ký, muốn chứng minh anh đắc quả đúng hay không, anh kiếm người
này”.
Thì sau khi dẫn lại, thì Huyền Giác đi 3 vòng mà không lạy, nếu ông thực sự là Tổ thì
ông phải rành Bát nhã, mà nếu ông trả lời rành thì mình mới lạy, còn không thôi thì bỏ
đi, chỉ đi 3 vòng mặc áo theo khất sĩ chừa cánh tay đi 3 vòng thôi không quỳ xuống lạy,
ông xá 3 xá.
Thì Huệ Năng mới lấy làm lạ nói “Đại đức từ đâu đến mà ngã mạn quá vậy?”
Thì ông mới trả lời “Cái sanh tử là việc lớn, mà vô thường mau chóng lắm”. Ở đó mà
lễ lạy. Tôi lễ lạy chưa xong là tôi đã chết rồi, tôi chưa giải quyết vấn đề sanh tử, Ngài
trả lời vấn đề sanh tử với vấn đề vô thường cho tôi xong rồi hãy tính sau.
Thì Huệ Năng biết tay này cũng tay Tổ. Thì Huệ Năng nói “Sao không ngay cái
sanh tử nhận lại cái vô sanh”. Sanh tử là việc lớn mà tại sao cái vô sanh bất tử nằm
ngay trong sanh tử mà anh không nhận lại. Không nhận lại thì anh có vấn đề, mà vấn
đề làm sao giải quyết. Còn cái vô thường là cái dòng nước linh hồn mà bây giờ anh đặt
vấn đề. Kẹt. Anh ra tùy thuận nó thôi, anh làm bộ như dính mắc, đừng dính mắc, nó là
sóng phải “liễu tri cái vô thường”.
Thì ông Huyền Giác thấy ông Huệ Năng độc đáo, không có pháp môn, mà ngay
cái sanh tử nhận lại cái vô sanh. Ông đâu phải tay thường, ông nói: “Nhận lại tức là vô
sanh, liễu tri tức là chân thường”. Ngài biểu nhận lại, mà nhận lại là Alahán, còn liễu
tri tức là Như lai. Còn cái gì nữa mà tu.
Thì Huệ Năng khen “Đúng vậy. Đúng vậy”. Thì bây giờ mới quỳ xuống lạy, biết
Ngài chánh là Tổ, không có pháp môn, không có tu tập, không có Đạo Sư, quỳ xuống
lạy ba ngàn (3000) oai nghi tám muôn (84000) tế hạnh đàng hoàng. Thì Tổ khen, mới
xin hầu Tổ, Tổ mới im lặng chấp nhận. Hầu đâu chừng 1 tiếng đồng hồ, ông mới xin
Tổ về. Tổ nói, trời đất, mới lại mà không biết thật sự chứng đắc không, mình mới hỏi
có một cái mà bây giờ ổng về rồi nói mình thọ ký ổng chứng đắc. Tổ mới thử thêm cái
nữa.
Tổ mới hỏi “Về sao mà mau quá vậy” “về sao chóng thế”. Thì Huyền Giác biết
Tổ xỏ mình. Thì Huệ Năng đứng trên vấn đề Thánh Tăng mà làm bộ là phàm Tăng tức
là uế độ. Còn Huyền Giác thấy phàm Tăng, thấy uế độ cải sửa qua Bát nhã là qua Tịnh
độ. Thì 2 cuộc đối đáp này thì bắt đầu từ đây là Huệ Năng đứng trên phương diện là
phàm phu, Huyền Giác kéo phàm phu trở về Thánh nhân tức là tư tưởng, uế độ kéo về
Bát nhã, Tịnh độ. Cuộc đối thoại bắt đầu gây cấn đấy.
Huyền Giác mới trả lời: “Mình bất động mà làm gì có mau chậm”. Tôi về là về
xác thân tôi, còn cái linh hồn của tôi với Tổ là một, đâu có rời xa Ngài đâu, không có
rời một tấc, mà lấy gì có mau chậm. Thì Tổ hỏi “Về sao mau thế sao, chóng quá vậy”.
Ông nói “Vốn mình bất động, lấy cái gì mà có chóng với chầy, có mau chậm”.
Thì Huệ Năng thấy độc đáo mới hỏi: “Ai biết bất động?” Ngài nói bất động mà
ai biết là bất động? Đặt chữ Ai. Đã bất động là Bát nhã làm sao biết đây là Bát nhã, Ai
biết là Bát nhã. Cái dòng sông đang trôi chảy vậy, thì Tổ bắt đầu chặt nó làm 2, có
người nhận biết và có dòng sông được biết.
Thì Huyền Giác nhận được liền, “Tự Tổ sanh tâm phân biệt”. Nó là dòng nước,
nó không có tư tưởng mà bây giờ Ngài dùng tư tưởng để tìm hiểu dòng nước, Ngài chẻ
dòng nước ra làm 2: có nhận thức và có đối tượng nhận thức, có kiến phần - có tướng
phần mà vốn nó là tự chứng phần, nó là dòng nước, nó có cái gì đâu mà có tôi là người
hiểu biết. Cái độc đáo là ở chỗ đó. Thì Huyền Giác nhận thấy, Huyền Giác nói “Tự Tổ
sanh tâm phân biệt”.
Thì Huệ Năng thấy đúng quá rồi, ông nói đúng quá rồi. Thì Huệ Năng mới khen
“Ông thực sự hiểu được cái ý vô sanh”, ông là độc đáo, con người hiểu được cái ý vô
sanh. Tổ cũng gài, khen mà trong đó có mũi dao trong đó, nếu nhận lời khen là đâm
liền.
Thì Huyền Giác nhận được “Vô sanh mà há có ý nữa sao”, đã là Bất tử mà có
cái biết cái Bất tử nữa sao, biết Bất tử thì có cái Bất tử và có tôi biết, thì làm sao có Bất
tử, làm sao có Niết bàn. Niết bàn mà có người nhận thức có đối tượng nhận thức nữa
sao? Vô sanh há có ý nữa sao?
Thì Huệ Năng là ông Tổ mà đâu phải tay vừa, ông mới hỏi: “Nếu không ý thì ai
phân phân biệt đây”. Ý là tư tưởng, ai là tư tưởng, phân biệt là tư tưởng. Hồi nãy 1 cái
tư tưởng, bây giờ đâm 3 cái tư tưởng luôn. Như vậy bậc Thánh là không biết gì hết,
không biết nam, nữ, trâu, bò, heo, chó,… mà có biết là có ý, phải có người phân biệt và
có đối tượng phân biệt. Vậy là không ý là ai phân biệt đây?
Ông Phật không có phân biệt, ăn không biết ngon, không biết đây là đệ tử, đây là
tỳ kheo, đây là cư sĩ, đây là 8 giới, đây là 5 giới. Phật không biết gì hết? Còn có biết thì
lấy gì biết? Cái đó không phải ý sao? Rồi không có Phật biết là ai và đối tượng được
biết. Như vậy là ông Phật là không còn có cái biết, bằng đất đá.
Không ý là tư tưởng, ai là tư tưởng, phân biệt là tư tưởng 3 cái phân biệt, mà
Ngài nói không có phân biệt. Thì Huyền Giác là tay chứng đắc mà. Đúng ra tôi bắt quý
vị trả từ đầu tới đuôi đó, nhưng mà tôi nắm cái gốc thôi.
Thì Huyền Giác mới trả lời “Thánh nhân biết thì có nhưng đó không phải là
phân biệt, biết thì có biết nhưng không phải phân biệt, cũng có biết nhưng không
phải biết bằng tư tưởng, không phải biết bằng phân biệt”.
Thì Huệ Năng biết ông này tới đây là cạn tàu ráo máng rồi. Thôi được ông ở lại
một đêm sáng hãy về, như vậy là ông đã chứng đắc Thánh nhân rồi, cái nhận thức của
ông là đúng.
Cuộc đối đáp đến đây là chấm dứt. Nhưng mà tôi và quý vị chưa chấm dứt, nó
không sáng tỏ. Bây giờ đặt trường hợp mình chấm dứt, thì chấm dứt sao? Minh có phải
Huyền Giác không? Nếu Huyền Giác thì mình hiểu câu này như thế nào? “Không ý thì
ai phân biệt đây”. Thưa Tổ “Phân biệt thì có, nhưng đó không phải là ý, không phải
là tư tưởng”.
Vậy phân biệt bằng cách nào. Phân biệt bằng cách nào là Bát nhã, là Thánh?
Phân biệt bằng cách nào là tư tưởng, là phàm? Giải thích, cho thí dụ. Thì ở đây đã có
làm rồi, nhưng mà làm thì làm, mà sáng tỏ thì không sáng tỏ. Tôi xin thưa quý vị, có
nhiều người trả lời lắm như ông Thiện Khánh, Cô Bi với ai nữa 4, 5 người. Thì tôi xin
thưa là tôi chưa có trả lời, quý vị coi chừng lọt vào cái bẩy tôi nhe, tôi xin nói trước.
Bài kinh Sáu Sáu, trong 10 câu hỏi tới câu hỏi số 8 số 9 gì đó lọt vào cái bẩy của tôi, là
cái bẩy của tư tưởng. Quý vị phải làm sao phân tích tổng hợp, rồi quý vị đi lên trên cái
đó nữa, rồi cũng phải trở lại bao trùm phân tích tổng hợp lại, mình đừng dính mắc. Cái
tâm quan trọng. Còn vấn đề, đặt vấn đề, cái đó không quan trọng. Mà từ đâu mà có
vấn đề? Cái này mới quan trọng. Tôi đã nói nãy giờ rồi. Thành ra tôi qua cái bài thứ 2,
tôi không trả lời bài đó.
Câu chuyện thứ 2 thì nó đi về phương diện khác, nhưng mà cũng là tư tưởng và
Bát nhã, uế độ và tịnh độ, phàm phu và Thánh nhân. Thì cái đó một thứ thôi, phàm phu
hay uế độ hay tư tưởng là một thứ. Thánh nhân hay Bát nhã hay Tịnh độ là một thứ.
Nhưng mà nhiều danh từ bởi vì Phật pháp nó khó là danh từ của nó.
Thì qua phần thứ 2 là cuộc đối thoại giữa Bồ-Đề-Đạt-Ma và Lương Võ Đế. Thì ở
đây ngược lại, Bồ-Đề-Đạt-Ma tượng trưng cho Thánh nhân, cho thế giới Tịnh độ;
Lương Võ Đế tượng trưng cho thế giới phàm phu, thế giới uế độ. Hồi nãy ngược lại, Tổ
thì tượng trưng cho thế giới phàm phu, còn Huyền Giác là học trò, người đi tìm đạo mà
lại tượng trưng cho Thánh nhân. Bây giờ ngược lại để coi quý vị trạch pháp sao.
Thành ra Phật pháp là quý vị phải suy gẫm, tôi không xen vô nữa, tôi để quý vị
làm rồi cuối cùng chúng ta học bài kinh Sáu Sáu bắt đầu từ mẫu giáo lại. Xong rồi
chúng ta trở lại cái này, trở lại câu hỏi này thì quý vị sáng tỏ, chứ tôi không muốn giảng
nữa, tôi giảng hoài tôi mệt rồi, tôi giao cho quý vị, nếu làm được thì làm, không được
thì thôi, quý vị hiểu thì hiểu còn không hiểu thì thôi. Chứ tôi là tôi không muốn giải
thích cặn kẽ, giải thích cặn kẽ thì không còn Đạo nữa. Đạo là ăn nửa bụng thôi, còn
nửa bụng cho quý vị, ăn no thì tức bụng mà để nửa bụng thì nó ngon.
Thì cái câu hỏi thứ 2 là Lương Võ Đế và Bồ-Đề-Đạt-Ma. Lương Võ Đế tượng
trưng cho uế độ, Bồ-Đề-Đạt-Ma tượng trưng cho Tịnh độ. Thì sau khi Bồ-Đề-Đạt-Ma
đắc quả rồi thì Tổ thứ 28 ở Ấn Độ mới kêu Ngài qua Trung Quốc để giáo hóa. Thì Ngài
đi trên bè lau và trên vai quảy nhánh dương có 2 chiếc dép. Cái đó để tôi triết lý sau, bè
lau tức là lao mình vào biển khổ, từ biển bên Ấn Độ mà qua Trung Quốc. Thì Chí Công
Thiền Sư cho hay rằng có Bồ-Đề-Đạt-Ma là hiện thân của Quan Thế Âm qua thăm Bệ
hạ. Ông vua tiếp đón một cách long trọng, ra tận bãi biển mà tiếp đón Bồ-Đề-Đạt-Ma.
Sau khi gặp Bồ-Đề-Đạt-Ma rồi Lương Võ Đế khoe liền “Trẫm từ ngày lên ngôi
vua xây 72 cảnh chùa độ hơn 3.000 tăng, như vậy trẫm có công đức, có trí tuệ gì
không?” Chữ công đức là trí tuệ.
Thì Bồ-Đề-Đạt-Ma trả lời “Không trí tuệ gì hết.” Không trí tuệ là người ngu, thì
đập vào cái bản ngã của Lương Võ Đế.
Lương Võ Đế tức hỏi: “Vậy chớ đó là cái gì?” Nếu không phải là trí tuệ thì cái
đó là cái gì? Không lẽ là người ngu sao?
Thì Bồ-Đề-Đạt-Ma nói: “Đó là phước báo của nhơn thiên hữu lậu”. Đó là quý
vị bây giờ đó. Đứng về Lương Võ Đế, quý vị chính là Lương Võ Đế chánh cống, đi bố
thí ủy lạo giúp các chùa độ Tăng này kia đủ thứ hết, cúng dường Tam bảo. Như vậy có
trí tuệ không Tổ? Tổ nói chả có cái gì hết. Vậy con làm cái đó để làm gì? Từ nay có
làm nữa không? Tổ nói cái đó là phước báo nhơn thiên, cõi trời, hữu lậu có hưởng là có
hết, lẩn quẩn thôi, không ích lợi gì hết.
Thì quý vị đứng về Lương Võ Đế đấy, rồi quý vị tức nói con cũng có nghe pháp
mà Tổ, con rành quá mà. Như vậy “Đệ nhất nghĩa Thánh đế là gì? Niết bàn là gì?
Thánh là gì?” Đệ nhất nghĩa Thánh đế con biết chứ, ông Sư Khang có giảng, con rành
lắm mà.
Thì Bồ-Đề-Đạt-Ma nói “Quách nhiên vô Thánh”, rỗng rang không có mốc xì,
không có Thánh phàm gì hết, đừng có nói làm cái đó là Thánh. Đạo Phật không có
Thánh, không có phàm gì hết.
Thì Lương Võ Đế là mấy ông mấy bà tức mới hỏi: “Vậy chứ ai đứng trước mặt
Trẫm đây, vậy chớ Ngài không phải là Thánh, trẫm không phải là phàm sao?” Vậy
Ngài qua đây giáo hóa. Ngài là cái gì? Tôi là cái gì? Con là phật tử, con phàm phu mới
đi học pháp, Ngài là ông Sư, Ngài từ bên Ấn Độ qua, thì Ngài là Thánh. Vậy ai đứng
trước mặt con đây? Ngài nói không có Thánh phàm gì hết ! Vậy Ngài qua Ngài dạy cái
gì?
Bồ-Đề-Đạt-Ma đâu có nhận là Thầy dạy đâu. Mà phật tử thấy đó là một vị Tăng
đáng kính, thì là Thầy đại diện cho Phật. Mà Ngài nói không có Thánh, không có phàm
gì hết, rỗng rang. Ngài nói “Quách nhiên vô Thánh”. Quách nhiên là rỗng rang, yên
lặng chẳng có Thánh phàm gì hết. Rồi quý vị cũng đâu có vừa, trời ơi phật tử mà lẻo
mép lắm chứ đâu có chịu thua “Ai đứng trước mặt Trẫm đây, ai đứng trước mặt tụi con
đây? Không phải ông Sư là đại diện cho Phật cho Thánh sao.
Thì Bồ-Đề-Đạt-Ma trả lời là “Không biết”. Tôi không biết.
Thế là cuộc đối thoại chặt ngang. Còn nói gì nữa, Ngài nói Ngài không biết gì
hết. Như vậy là bậc Thánh không biết gì hết, bậc Thánh là cây đá. Giống như ông Triệu
Châu hỏi Nam Tuyền “Biết thì là vọng, mà không biết thì địa ngục ngạ quỷ. Vậy con
muốn cái nào?” Bây giờ hỏi, Bồ-Đề-Đạt-Ma nói tôi “Không biết” thì Bồ-Đề-Đạt-Ma là
địa ngục, là cây đá?
Câu hỏi 1: Thành ra tôi hỏi quý vị. Bây giờ nếu mình là người cư sĩ, thì câu thứ 1
là mình có nên ủy lạo, có nên bố thí giúp cất chùa, giúp Tăng cúng dường, bố thí
không?
Cũng như hôm qua thằng nhỏ trả bài không trộm cắp mà còn phải bố thí cúng
dường Tam bảo nữa. Tôi thì tôi hay quên chỗ cúng dường Tam bảo, tôi nói không trộm
cắp mà phải bố thí thôi, nghe học lại tôi thấy chú cũng độc đáo mà không biết chú sao,
sau có làm Tăng không, không biết. Thì như vậy làm sao đây, đó là câu thứ 1.
Bây giờ là người phật tử con có nên giúp chùa đi ủy lạo, giúp các Tăng tu tập, thì có
nên làm phước hay không? Mà nếu làm phước thì không đưa đến giải thoát, không đi
tới Đạo Phật. Bồ-Đề-Đạt-Ma đã nói vậy, đây là phước báo nhơn thiên hữu lậu thôi, có
hưởng thì có hết. Như vậy con muốn giải thoát con không muốn về cõi trời nữa thì làm
sao? Con bỏ? Đó là câu hỏi thứ 1. Thì bữa nay trả lời câu hỏi đó thôi.
Còn câu hỏi thứ 2 về suy nghĩ thêm là “Quách nhiên vô Thánh”. Đệ nhất nghĩa
Thánh đế là gì? Giải thoát là gì? Niết bàn là gì? Thì Bồ-Đề-Đạt-Ma nói “Không có Niết
bàn, không có địa ngục gì hết. Quách nhiên vô Thánh, không có Thánh phàm gì hết”.
Như vậy là khỏi tu, đâu có địa ngục, đâu có Niết bàn gì đâu mà phải tu. Như vậy mình
khỏi tu phải không? Tu là mình chấp có địa ngục, có Niết bàn để mình đến. Như vậy
mình phải trả lời sao. Đó là câu hỏi thứ 2.
Câu hỏi thứ 3: là có Thánh Tăng và có tôi phàm phu hay không? Vậy Thánh Tăng
là người có hiểu biết hay không? Có sự phân biệt hay không? Bồ-Đề-Đạt-Ma thì nói
“Không biết”. Thánh Tăng là không có cái biết. Như vậy mình có nên học hỏi để có cái
biết hay không? Mà không biết là cái gì? Không biết của Bồ-Đề-Đạt-Ma, có phải
không biết là không ngơ không? Thì đây là câu hỏi thứ 3. Khoan trả lời 2 câu này, trả
lời câu thứ 1 trước đi. Tôi tới đây hết.
Trước khi dứt lời, tôi cầu chúc cho pháp hội chúng ta cũng như toàn thể pháp
giới đều vãng sanh Cực lạc và thành Phật đạo.
Nam mô A Di Đà Phật. Mô Phật.

You might also like