Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 19

Bài giảng

KINH SÁU – SÁU


Lần thứ 4
Tuần 6
Ngày 21/9/Nhâm Thìn (04/11/2012)
--------------------
Bài giảng
KINH SÁU – SÁU
(lần thứ 4 – Tuần 6)
Ngày 21/9/Nhâm Thìn ( 04 /11/2012)
--------------------------

Kính lạy Đức Thầy Thích Ca Mâu Ni Phật, Mô Phật. Thì hôm nay cũng có duyên lành
về phật pháp, mà cũng là ngày 21/9, theo thường lệ chúng ta có trao đổi về Phật pháp.
Hôm nay chúng ta tóm lại về 15 hạng chúng sanh, đó là cái nền tảng mà tôi giảng hai
mươi mấy ba chục năm nay, bao gồm tất cả Phật pháp Nguyên thủy, Tiểu thừa cho đến Đại
thừa và đó cũng là gôm lại tiến trình 5 uẩn một cách rõ ràng, nếu chúng ta nắm rõ chúng ta
có thể đi sâu vào tất cả các Tông phái của Đạo Phật.
Sau đó chúng ta lần lựa trả bài về cái
Đạo Phật tức là về Alahán và Như lai.
Hay nói đúng là về hiện tượng giới và Bản thể.
Hay là chu kỳ và sátna.
Hay còn gọi là tư tưởng và Bát nhã.
Hay còn gọi là sự trói cột và giải thoát,…
Có nhiều danh từ lắm nhưng mà nó cũng vậy thôi. Tức là:
- Thế giới của chu kỳ, thế giới của tư tưởng là thế giới có điều kiện, thế giới có sanh-
già-bệnh-chết, đây là thế giới uế độ đòi hỏi có điều kiện.
- Thế giới của Tịnh Độ là thế giới phi điều kiện, là thế giới của các bậc Thánh. Thì tôi
thường thí dụ thế giới có điều kiện như là sóng và thế giới phi điều kiện như là nước hay
dòng nước.
Nó khó khăn một cái là thế giới tư tưởng nó không ngoài thế giới Bản thể, không ngoài
Bát nhã, cũng như sóng không ngoài dòng nước. Nhưng sóng thì có sự thành-trụ-hoại-không,
sanh-lão-bệnh-tử, còn dòng nước thì nó không có điều kiện, không có sanh-lão-bệnh-tử gì
hết, nhưng sóng phải nương vào dòng nước để phát hiện.
Thì chúng ta bây giờ đang mang xác thân ngũ uẩn này: sắc-thọ-tưởng-hành-thức đều là
cái tiến trình của sóng, thì ngay trong đó chúng ta làm sao nhận lại được cái dòng nước là phi
ngũ uẩn thì ngay đó chúng ta giải thoát.
Thành ra đối với Đạo Phật, vấn đề luân hồi sanh tử khổ là ngay trong xác thân này,
mà vấn đề thoát luân hồi sanh tử khổ là cũng ngay trong xác thân này, khác nhau ở cái
nhận thức mà thôi.
Nhận thức như thế nào thì chúng ta là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, atula? Rồi nhận
thức như thế nào thì chúng ta mang cái xiềng vàng là cõi người, trời dục giới, sắc giới và vô
sắc? Đó là con đường của chu kỳ, của tư tưởng, của luân hồi sanh tử khổ, của điều kiện, của
uế độ. Có nhiều danh từ lắm để rồi chúng ta hiểu được.
Con đường giải thoát, Tịnh độ. - Tịnh độ đối với uế độ. - Giải thoát đối với trói cột. -
Tư tưởng đối với Bát nhã. Thì nó đi đôi nhưng mà trong đó nó dính liền nhau. Nếu chúng ta
nhận thức sự vật một cách lờ mờ mà chúng ta cải sửa thì đó là con đường luân hồi sanh tử
khổ, thì bắt đầu từ cái lờ mờ.
Lờ mờ Đạo Phật kêu là vô minh, Lão tử kêu là hỗn độn, còn khoa học kêu đó là vô
thức hay kêu là năng lực. Còn giải thoát là một trạng thái sáng tỏ. Thì chúng ta thấy khác
nhau ở cái nhận thức thôi.
Chúng ta bắt đầu đi vào cõi uế độ tức là thế giới tư tưởng, thế giới chu kỳ, thế giới đau
khổ mà chúng ta đang sống trong đó. Rồi chúng ta sẽ qua Bát nhã cũng ngay trong thế giới
tư tưởng đó mà chúng ta thấy rõ cái diễn biến, cái tiến trình của nó một cách rõ ràng, chúng
ta không cần phải cải sửa, không cần phải tu tập, không có pháp môn, không có từ từ, không
có lai rai. Chỉ nhận một cách lặng lẽ, không phê phán, không chỉ trích, không cải sửa thì cái
nhận thức này là Đạo Phật.
Rồi sau đó chúng ta sẽ qua những cái cuộc đối thoại giữa các Thánh Tăng và phàm
phu, đó là cái cuộc đối thoại giữa Huệ Năng và Huyền Giác tượng trưng cho Thánh Tăng. Và
cuộc đối thoại giữa Bồ Đề Đạt Ma là Thánh Tăng và Lương võ Đế là ông vua. Nếu có thời
giờ tôi kể tiếp nữa, câu chuyện mới kể có phân nửa thôi, còn sau nữa là Bồ Đề Đạt Ma và
Thần Quang thì câu chuyện mới chấm dứt.
Rồi chúng ta sẽ trả bài theo 15 hạng chúng sanh. Chúng ta giải thích coi cuộc sống nó
như thế nào. Không phải cuộc sống giữa Huệ Năng và Huyền Giác, cuộc sống giữa Bồ Đề
Đạt Ma và Lương võ Đế mà là cuộc sống của chính chúng ta, cuộc sống của muôn đời, mãi
mãi về sau thì nó cũng vậy thôi. Thành ra cái khó nhất của Đạo Phật là vấn đề nhận thức
hay là chúng ta còn kêu là vấn đề hiểu biết, Đạo Phật dùng cái từ cô đọng là “cái Tâm”.
Bây giờ tôi tóm lại một cách đơn sơ, bị thời giờ không có mà tôi cũng đã giảng nhiều
lần rồi, đây tôi tóm tắt một cách đại khái về cái vọng tâm tức là thế giới của tiến trình 5 uẩn.
Rồi sau đó chúng ta sẽ qua thế giới của giải thoát, nó cũng nằm ngay trong đó, để chúng ta
thấy rằng 4 đường ác thì sau khi mà người trời thấy không rõ cái đê tiện, cái hèn hạ, thấy
một cách lờ mờ bắt đầu tu tập, cải sửa từ từ tiến hóa lên cõi người giữ 3 giới, cõi trời 5 giới
và tập tu tứ thiền.
Thấy lờ mờ đó là vô minh. Thì có nhiều pháp môn, vô lượng pháp môn mà trong kinh
nói có tám muôn bốn ngàn pháp môn (84.000) thì lúc đó Nhập lưu thấy rõ, không có pháp
môn, thành ra các Ngài không chạy trốn, các Ngài không tu tập, các Ngài chỉ thấy rõ nó thôi,
các Ngài ở trong đó mà không dính mắc. Không dính mắc gọi là giải thoát, gọi là Niết bàn,
gọi là Phật. Còn thấy lờ mờ mới chạy trốn, dùng pháp môn, có Đạo sư, có từ từ, có lai rai thì
đó là chạy trốn, nhưng mà chạy trốn cách nào thì cũng lẫn quẫn thôi, chỉ được nhất thời.
Rồi tới cõi trời sắc giới mới thấy một cách lờ mờ về vấn đề kém khuyết của người và
trời dục giới, các Ngài mới tìm cách tu tập trung mạnh, kỹ, lâu, sâu để tiến hóa chạy lên cõi
trời sắc giới tức là sơ-nhị-tam thiền. Mấy cái đó tôi giải thích rành rồi, bây giờ tôi nói đại
khái thôi. Còn quả Thánh Nhất vãng lai, các Ngài thấy rõ, thấy một cách rõ ràng tức là thấy
một cách giải thoát, thấy bằng Bát nhã cái diễn biến của người và trời dục giới cho nên các
Ngài không chạy nữa, thì các Ngài ở trong cõi người và trời dục giới mà không dính mắc.
Còn tới sơ -nhị -tam thiền các Ngài thấy không rõ, do đó còn đầu thai vào cõi sơ-nhị-tam
thiền. Đó là quả Thánh thứ nhì.
Tóm lại Thánh Nhập lưu thấy rõ 4 đường ác mà không thấy rõ người và trời dục
giới, cho nên các Ngài phải luân hồi sanh tử trong cõi người và trời dục giới, nhưng mà 4
đường ác vĩnh viễn không còn đầu thai vào đó nữa. Còn người và trời dục giới, người là 3
giới, trời dục giới là 5 giới, đó là cái giới của thân và tập tu tứ thiền rồi quán xét vô thường-
vô ngã-khổ đau, mà quý phật tử trả bài rồi đó, 5 giới đó. Các Ngài thấy lờ mờ, lờ mờ là vô
minh đó, các Ngài sau khi tu tập mạnh kỹ lâu sâu, các Ngài thấy người và trời cũng không
ổn, các Ngài mới chạy lên sơ-nhị-tam thiền. Còn quả Thánh thứ nhì là Nhất vãng lai thấy rõ
cái mấu chốt, cái diễn biến của người và trời dục giới cho nên các Ngài không dính mắc ở
đó nữa, nó khác với sơ-nhị-tam thiền, nhưng các Ngài không thấy rõ sơ-nhị-tam thiền, cho
nên các Ngài còn phải đầu thai vào đó, nhưng vĩnh viễn không còn đầu thai vào người và trời
nữa.
Rồi tứ thiền sắc giới thấy cái sơ hở, cái không an ổn của sơ-nhị-tam thiền, thấy không
rõ, thấy lờ mờ thì chúng ta kêu vô minh, các Ngài tu tập tất cả các pháp môn để vọt lên cõi tứ
thiền. Còn Bất lai, quả Thánh thứ ba thì thấy rõ diễn biến của sơ-nhị-tam thiền cho nên các
Ngài không dính mắc ở trong đó. Tới tứ thiền các Ngài không thấy rõ được, cho nên quả
Thánh thứ ba phải đầu thai, phải luân hồi, phải dính mắc vào cõi trời tứ thiền sắc giới. Thành
ra tứ thiền sắc giới và Bất lai giống hệt nhau. Còn Sơ-nhị-tam thiền với quả Thánh Nhất vãng
lai giống hệt nhau.
Thành ra:
- Nếu chúng ta là sơ-nhị-tam thiền mà chúng ta nhận mình là quả Thánh thứ nhì là
Nhất vãng lai thì cái đó kêu là ngũ ấm ma.
- Còn nếu chúng ta đạt tứ thiền sắc giới mà chúng ta cho mình là quả Thánh thứ ba thì
chúng ta lọt vào ngũ ấm ma của thọ ấm. Đại khái nó là như vậy.
- Còn nếu mình là sơ-nhị-tam thiền mà mình biết mình là sơ-nhị-tam thiền thì không
lọt vào ngũ ấm ma.
Thành ra khi mà chư phật tử tu ở thế tập trung thấy cảnh giới này, cảnh giới khác thì
nó không tốt mà cũng chẳng xấu, chứng tỏ cái tâm mình đã nhất niệm. Nhưng nếu nhận là
bậc Thánh thì ma quỷ nó sẽ phá và mình có thể “bị điên loạn” hoặc là “tẩu hỏa nhập ma”,
thì cái đó tùy theo người tu tập. Còn mình có giáo pháp mà mình không nắm được cái Bất tử,
cái Phật tánh, cái giải thoát thì bắt đầu mình tiến hóa lên nữa thì cái đó tùy ở mình.
Thì cái đó nói ma quỷ nó phá mình, nói ma quỷ phá người tu, thì thật ra không có ma
quỷ. Ma quỷ thì có, nhưng mà phá là do mình, mình có tư tưởng xấu, tư tưởng lầm lạc thì nó
nương cái tư tưởng để phá, nhất là thời buổi này. Chúng ta thấy đa số phật tử bị ma nhập, ma
phá là bởi vì không giữ giới, giết loài thú nhiều quá, mà chúng ta thấy loài thú cũng có linh
hồn, mình giết nó nhưng mà mình đâu có giết được cái linh hồn của nó thì nó phải theo nó
phá mình. Nếu mình tu thiền, giữ giới kỹ, định lực mình mạnh thì nó không làm gì được
mình.
Thành ra vấn đề giữ giới là quan trọng nhất cho người sơ cơ. Cho tới quả Nhập lưu,
Nhất vãng lai, Bất lai cũng còn nằm trong vấn đề giới. Bởi vì chúng ta thấy là Nhập lưu bất
quá không dính mắc vào trong 4 đường ác, nhưng đến cõi người-trời các Ngài vẫn còn lờ mờ
thành ra phải đầu thai vào cõi người-trời nhưng vĩnh viễn 4 đường ác không bị sa đọa. Còn
người-trời dục giới, sắc giới, vô sắc vẫn có thể rớt xuống địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, atula.
Thì cái Bát nhã và tư tưởng khác nhau ở chỗ đó. Còn Nhất vãng lai thấy rõ người và trời dục
giới cho nên các Ngài vĩnh viễn không đầu thai vào đó, nhưng sơ-nhị-tam thiền các Ngài
không rõ thành ra phải đầu thai vào sơ-nhị-tam thiền.
Thành ra chúng ta phải thấy sự so sánh, nhất là kinh Thủ Lăng Nghiêm giữa người, trời
dục giới và Nhập lưu. Nhập lưu với người, trời dục giới giống hệt, nếu mình không khéo
mình tu người, trời dục giới mình cho là Nhập lưu thì ma nó phá đấy. Cái đó là cái sai lầm
mà người ta kêu là ngũ ấm ma. Còn nếu mình biết mình là người, trời dục giới thì ma đâu có
phá. Mình cứ cắn chặt giới luật thôi thì ma nó không phá được.
Nhất là Tịnh độ thì ma khó phá. Tại sao vậy ? Tại vì mình nhờ cái tha lực, cái hào
quang của Phật A Di Đà. Còn tất cả các pháp môn khác “tự tu, tự độ” không có nương vào
tha lực của chư Phật, cái đó là cái thiếu kém của tất cả các pháp môn khác.
Tại sao hồi thời Đức Phật Ngài không chỉ cái đó, tới cuối cuộc đời Ngài mới chỉ
pháp môn Tịnh độ?
Thì chúng ta thấy rõ ràng, hồi còn Đức Phật thì còn mặt trời là Phật Thích Ca thì ma
nào dám phá. Còn mặt trời thì không bóng tối nào dám xen vô hết á, trừ khi mặt trời lặn thì
ma quỷ mới thạnh hành. Thì chúng ta là bóng tối, không thầy sáng, không bạn lành thì chúng
ta thấy chết rồi. Người xưa có nói “gần mực thì đen”.
Gần Đức Phật thì làm sao mà đen được. Nhưng mà sau khi Đức Phật tịch rồi thì còn
Thánh Tăng. Thì 500 năm đầu Thánh Tăng rất nhiều, đúng ra 1.000 năm nhưng thâu người
nữ còn 500 năm Chánh pháp. Còn 1.000 năm sau là Tượng pháp thì phân nửa đắc quả, phân
nửa rớt. Rồi từ 1.500 năm về sau là thời Mạt pháp, người tu thì nhiều, người đắc quả lưa
thưa. Mà hễ lưa thưa, mặt trời mà lặn, trăng sao cũng không có thì tất nhiên bóng tối nó phải
hiện thôi. Thành ra thời này là thời của ma quỷ lộng hành, mà nếu quý vị không cắn chặt
giới luật, mà không nhờ tha lực của chư Phật nữa thì chúng ta dễ bị rơi rớt.
Mặc dầu cắn chặt giới luật. Nhưng giới luật bây giờ không phải là dễ giữ, chính tôi, tôi
tu lâu mà tôi thấy giới luật tôi còn khó giữ. Nội cái 5 giới, 10 giới thôi là quý vị thấy còn khó
giữ.
Giới thứ nhất không sát sanh, thì quý vị thấy người 5 giới, Đức Phật phương tiện cho
ăn có 10 ngày chay, mà có người ăn không được, và 20 ngày còn lại ăn mặn đó tuyệt đối
không ăn heo, chó, gà, vịt, … chỉ ăn tôm, cua, cá, tép thôi, vậy mà ăn không được. Có người
nói cho con ăn thả cửa, đừng có cấm tuyệt đối thì có thể làm được. Cũng như cái bà Việt
kiều gì đó, bữa hổm lại tôi, bả hỏi “Như vậy suốt đời con không được ăn heo, chó, gà, vịt
thôi hả Sư? Và Sư nói 20 ngày ăn mặn đó chỉ ăn tôm, cua, cá, tép thôi phải không Sư?” Tôi
nói phải. Bà nói không được đâu Sư. Tôi nói không được thì thôi thì bà bị ma bắt chớ có gì
đâu. Thành ra chúng ta thấy thời mạt pháp này khó tu.
Bây giờ có nhiều đứa bé nó hư, cha mẹ rầy không được thì thôi bỏ luôn. Tôi nói không
được bỏ, dẫn vô các Sư. Mà nó dễ dạy thôi, nó là măng mà, mình uốn thì được, nhưng mà
mình không chịu uốn, mình không đủ cái đức đó thì mình bỏ, bỏ thì nó hư. Xã hội bây giờ
đang xuống dóc, sa đọa tới cùng cực, tới mấy người tu còn sợ, người tu còn sa đọa nữa. Thì
tôi biểu dẫn vô đây, gần Sư là gần ngọn đèn sáng thì nó cải sửa dễ ợt thôi. Hễ rầy, chửi rủa
nó, nó đi suốt đêm luôn, lợi tôi, tôi khuyên nó, lạy cha lạy mẹ nó đâu có chịu, mà tôi chứng
minh thì nó lạy, rồi bắt đầu nó mềm, thì bây giờ sửa nó dễ ợt thôi, nó hút thuốc, bây giờ mấy
nít nhỏ hút thuốc, uống rượu nữa, rồi tôi nói thì nó bỏ thôi. Nó vô đây nó ngồi thiền, nó gần
gũi quý Sư nó đâu có hư được, còn để nó ở ngoài thì xì ke ma túy nhỏ nhỏ như nó thì nó phải
bắt chước thôi.
Thành ra chúng ta thấy thời buổi này rất khó tu, tới 5 giới còn giữ không tròn. Không
sát sanh mà còn phải phóng sanh; không trộm cắp mà còn phải bố thí, cúng dường nữa. Trộm
cắp là không lấy của không cho, rồi làm sao được, bây giờ tham nhũng đủ thứ hết, rồi mánh
lới nữa để mà sống.
Cuộc sống bây giờ vật chất lên ngút trời, người ta thì đủ các phương tiện để mà thỏa
mãn cái dục vọng. Quý vị ra thấy mấy đứa nhỏ 7-8-9-10 tuổi cũng có di động nữa, tôi thấy
nó móc ra nó đánh tùm lum. Tôi nói trời ơi như vậy cái thẻ, cái sim, cái cào gì đó phải mua,
nó lấy gì đâu mà mua. Tôi thì tôi không có rành, tôi nghe nói cái cào, cái thẻ, cái sim gì đó
nghe kêu tùm lum mà tôi có biết gì đâu, mà nó có đấy, nó biết bao nhiêu cái tiện nghi đầy đủ.
Mà con nít mà nó xài điện thoại di động để làm cái gì? Nó đánh đi đâu? Nó đánh để kết bè,
kết đảng, kết phe để nhậu nhẹt. Mới 12-13 tuổi mà biết nhậu, biết hút thuốc rồi. Cuộc đời nó
là vậy, mà quý vị không muốn như vậy thì quý vị phải cố gắng cho nó gần thầy sáng, bạn
lành.
Thì dĩ nhiên biết thầy sáng là ai rồi, là những người chân tu, bạn lành là những người
không xì ke, ma túy. Người mẹ lúc còn nhỏ phải dạy nó, mà nó 9-10- mười mấy tuổi khó dạy
nhưng mà vẫn dạy được, mà nó hư lại bỏ luôn. Đâu có bỏ, bổn phận người mẹ là phải lo hết
lòng, mà không được thì thôi. Thôi bây giờ chúng ta trở lại.
Tôi nói như vậy, thì quý vị cũng vậy làm sao cố gắng giữ giới cho đến trọn đời. Rồi
nhờ cái giới đó mà mình mới ngồi thiền tâm mới thanh tịnh. Thành ra bây giờ có nhiều
người ngồi thiền mà không biết ngồi làm sao, mà tôi đã dạy rồi.
Ngồi thiền thì nó dễ, có gì khó đâu, ngồi cho cái lưng nó thẳng thôi, ngồi kiết già cũng
được, bán già cũng được. Nếu kiết già mình ngồi, là tu cao đó, nó quân bình, nếu không thì
bán già cũng được, cái lưng thẳng.
Làm sao biết là lưng thẳng? Thẳng như tấm vách tường. Theo kinh nghiệm của tôi,
thẳng là mình nhướng lên cho thẳng thì cái hậu môn nó rút lên tự nhiên, tôi nói tự nhiên đó,
nó rút lên là thẳng, ngồi một hồi thấy nó mõi cái lưng là ngồi ểnh lưng, một hồi nó nhức cái
ngực là cái lưng ngồi cong (khom). Ngồi mà nó thẳng rồi thì tự nhiên cái hậu môn nó nhíu
lên, nó rút lên một cách tự nhiên thì đó là ngồi thẳng, rồi một hồi nó chùng xuống nữa thì
mình ngồi thẳng lại. Thì cái đó là cái thân thôi.
Ngồi kiết già để cái chân nào trên cũng được, đâu có khó khăn gì, còn cái tay thì cái
chân trái ở dưới thì cái tay mặt ở trên, để làm sao cho mình thấy thoải mái thôi, còn cái tay
đừng có bắt ấn cái gì hết. Bắt ấn là chéo ngón tay này qua ngón tay kia, mình bày vẽ đủ thứ
hết, cái đó không quan trọng. Mà quan trọng ở cái gì? Quý vị nên nhớ, tôi giảng hoài, chúng
ta phải để ý. Quan trọng ở cái “Tâm”. Còn cái thân với cái miệng là cái phụ thuộc thôi.
Nhưng ban đầu sơ cơ phải có thân và có hoàn cảnh. Thân- miệng - hoàn cảnh cái đó là cái
phụ thuộc nhưng người sơ cơ phải có.
Tôi có giảng hoài, thân lạy Phật, miệng niệm Phật thì cái ý quan trọng nhất mới
nghĩ tới Phật, nhớ Phật, tưởng tới Phật được. Còn bây giờ tôi què chân mà biểu tôi lạy
Phật, làm sao tôi lạy được, đâu có tội lỗi gì.
Nếu bây giờ tôi lạy Phật một ngày 100 lạy, 1.000 lạy mà tôi cứ nhớ đến con cháu tôi,
ăn thua gì. Mà nếu tôi què, tôi không lạy luôn, tôi bây giờ cũng ít lạy Phật, miệng niệm Phật
là bởi cái tâm nhắc đến, tôi bây giờ cũng ít niệm Phật. Mà bây giờ quý vị cứ tranh nhau niệm
lớn tiếng, nhỏ tiếng, niệm 6 chữ, niệm 4 chữ, niệm lần chuổi, niệm không lần chuổi,…
Quý vị không nắm được cái ý của tôi, tôi giảng là tôi giảng cái cốt lõi thôi, chính cái
đó trong kinh: Thân nghiệp – Khẩu nghiệp – Ý nghiệp, mà Ý nghiệp bao trùm hết tất cả.
Nắm được ý rồi thì thân và miệng không quan trọng, nhưng người mẫu giáo phải nhờ thân,
nhờ khẩu. Khi lên lớp cao rồi cũng như quý vị không đánh vần, nếu ở lớp mẫu giáo không
đánh vần thì không đọc chữ được, mà khi đã đọc chữ rồi thì quý vị đánh vần làm cái gì,
không thể nào làm tác văn được, không thể làm văn được. Mình phải hiểu cái đó.
Thành ra quý vị nhớ cái cốt lõi. Mấy cái bài trả của quý vị lọt vào cái bẫy của tôi hết
đó. Để nữa rồi tôi kết luận, tôi chưa nói cái gì hết đó, nhưng mà tôi đã giảng nhiều rồi. Tôi
biểu trả bài cái cốt lõi của tôi đó là nắm 15 hạng chúng sanh tức là giữa tư tưởng và Bát
nhã, chỉ có bấy nhiêu thôi. Nếu quý vị theo tư tưởng là quý vị tiếp tục luân hồi, theo uế độ,
còn Bát nhã là quý vị qua Tịnh độ.
Quý vị làm sao giải thoát? Mà giải thoát ở đâu? Ngay bây giờ, tại đây. Chớ quý vị
đừng có mong sanh về xứ Cực lạc, cái đó là cái phụ thuộc thôi. Bây giờ quý vị không ở Cực
lạc, khi chết làm sao về Cực lạc.
“Hiện tại” tôi còn không vừa ý, tôi muốn cái “hiện tiền”. Mà “hiện tiền” không được
thì “hiện tại” cũng được. Mà “hiện tại” thì sanh về cõi trời, thêm cái phát nguyện nữa, thì
cái đó là cái cuối cùng của tôi.
Để quý vị trả bài tôi coi quý vị có nắm được cái ý của tôi không. Thì tôi thấy có 2-3
người nắm cái ý của tôi, để hết rồi tôi kết luận. Đó là xong.
Vậy thì ở đây tôi muốn nói rằng 15 hạng chúng sanh đó, bên uế độ có 8 hạng:
1/ Địa ngục. 4 Trong kinh
2/ Ngạ quỷ. đường củaTiểu
3/ Súc sanh. ác thừa, Đại
4/ Atula. thừa kêu là
5/ Cõi Người. lục đạo luân
6/ Cõi Trời hồi (6 nẻo)
Cõi trời có 1 tôi thấy kẹt quá. Cõi Trời tôi chia làm 3: Trời dục giới, Trời sắc giới, Trời
vô sắc giới. Nói gom lại thì không được, bởi Trời dục giới giữ 5 giới - Trời sắc giới giữ 8
giới - Trời vô sắc giữ 10 giới. 3 cõi này là quyết định cái vấn đề luân hồi sinh tử, mà giải
thoát cũng nhờ 3 cõi này. Thành ra tôi thêm 2 nữa là 8 cõi (bát đạo luân hồi) thì quý vị thông
cảm, hiểu cho tôi.
Thì chúng ta phải tìm hiểu rõ ràng, sâu xa những cái mánh lới, những cái hóc búa,
những cái mánh khóe của 8 cõi này. Mà khi hiểu cho rõ ràng rồi thì cái đó là Bát nhã, còn
hiểu mờ mờ thì đó là tư tưởng. Hiểu mờ mờ thì sanh nghi, mà sanh nghi thì tội liền sanh,
luân hồi sanh tử là do nghi, mà nghi là tại vì mờ mờ.
Có ông gì đó hỏi mờ mờ từ đâu mà có? Cái đó chúng ta giải quyết sau. Cái đó là cái
mấu chốt. Hồi nảy có cái ông gì đó muốn kiếm nguyên nhân đầu tiên của luân hồi sanh tử.
Cái này không phải là chúng ta, mà ngàn xưa tới giờ. Thì các Tổ cũng đau đớn, khắc khoải,
nhức nhối, trăn trở vì vấn đề nguyên nhân đầu tiên. Thì chúng ta để riêng đi, tôi có giảng rồi,
nhưng mà khó giảng và khó hiểu, tôi đã có lấy nhiều thí dụ rồi, để chúng ta trả cái này trước
đi.
Chúng ta hiểu được cái tiến trình, cái diễn biến của tư tưởng từ địa ngục, qua ngạ quỷ,
qua súc sanh, qua atula, qua người, trời dục giới, trời sắc giới, trời vô sắc giới, 8 cõi uế độ. 8
cõi này do thấy mờ mờ tức là cái nền tảng của 8 cõi này đều là vô minh.
Mờ mờ kêu là vô minh, Lão tử kêu là hỗn độn, khoa học kêu là vô thức, kêu nhiều danh
từ lắm, còn chúng ta thường kêu là uế độ, cái cõi dơ dáy, tư tưởng thiện ác gì cũng kêu là vô
minh hết. Vì vô minh cho nên chúng ta muốn thành công. Hễ thành công thì tham, mà không
thành công, thất bại thì sân.
Thí dụ bây giờ chúng ta muốn có vàng, chưa có thì chúng ta ham muốn, được thì tham,
khi có rồi sợ mất thì thêm một cái tham, mà khi nó mất thiệt thì đau khổ là cái tham nữa. Còn
muốn mà không được thì sân, mà muốn giữ cho nó còn hoài mà nó không còn thì sân. Thành
ra chúng ta luôn luôn sống với cái tham và cái sân. Quý vị đi thi thì quý vị muốn làm sao thi
đậu, được bằng cấp. Thì trong lúc chưa thi mà muốn đã là một cái đau khổ rồi. Mong cầu là
đau khổ. Mà đi thi đậu, mừng, tham. Rớt, buồn, sân. Được người ta khen, tham. Rồi giữ hoài
được không? Không. Rồi nó mất còn khổ nữa. Thành ra cuộc đời chúng ta luôn luôn sống
với cái đau đớn, cái tham và cái sân.
Mà cái tham, sân do đâu? Do cái mờ mờ. Khi thấy rõ rồi chúng ta đâu còn đặt vấn đề
được hay không được. Mình thấy vàng có giá trị không? Thật sự vàng có giá trị không nếu
mình thấy rõ. Thấy rõ thì lòng ham muốn không còn. Nhưng làm sao để thấy rõ? Cái này là
cả một vấn đề, chúng ta bàn khi khác.
Hôm nay chúng ta chỉ hiểu cái tiến trình, diễn biến từ địa ngục mà khoa học kêu là vật
lý cho tới sinh lý, địa ngục vô gián, địa ngục hữu gián theo Duy thức. Rồi nó tiến lên cảm
giác là ngạ quỷ. Rồi cảm giác bắt đầu tiến hóa lên tới súc sanh là tư tưởng thì hoàn toàn
nằm trong cái mờ mờ nghĩa là vô minh. Vô minh là cái nền tảng. Mà vô minh từ đâu có?
Thì cái này để bàn riêng một cái nữa.
Bây giờ chúng ta chỉ hiểu cái tiến trình tiến hóa của uế độ, của sự đau khổ, của tư
tưởng. Có nhiều danh từ lắm, nhưng mà chúng ta kêu để hiểu biết thôi.
- Ban đầu là vật lý tức là địa ngục vô gián chưa có cái biết, chưa có sự sống. Thì
chúng ta nhìn xung quanh coi cái nào chưa có sự sống thì cái đó đều là địa ngục vô gián hết.
Chẳng hạn dầu, ly, ca, quần áo, guốc, giày, dép, .... tất cả những cái này đều là vật lý tức là
địa ngục vô gián không có cái biết, không có sự sống.
- Tới thứ hai là sinh lý là địa ngục hữu gián là có gián đoạn đó là mắt-tai-mũi-lưỡi-
thân có sự sống mà chưa có cái biết, tôi đã giảng nhiều rồi, giờ tôi nói sơ thôi.
- Tới thứ ba là ngạ quỷ. Là khi vật lý tiếp xúc, Đạo Phật kêu là duyên khởi là 2 cái nó
gặp nhau thì vật lý nó sẽ nằm trên sinh lý.
. Con mắt tôi, cái trồng đen, khi tôi nhìn thấy cái ca thì cái ca nằm trên trồng đen của
tôi, thì cái trồng đen bắt đầu có cái cảm giác mờ mờ, cái đó kêu là ngạ quỷ chưa có tư tưởng,
cảm giác nó khác tư tưởng, cảm giác chỉ nhận sự vật, con mắt nó chỉ nhận sự vật.
. Còn khi cái tiếng tôi gõ như thế này đi tới lỗ tai, lỗ tai nhận cái tiếng mà tiếng gì chưa
biết. Con mắt nhận sự vật nhưng sự vật gì,chưa biết.
. Cái lỗ mũi khi có cái mùi tới, mùi dầu thơm hay mùi phẩn thúi tới nhưng mà nó
không phân biệt được mùi gì, chỉ biết có cái mùi nằm trên lỗ mũi. Thì đó là ngạ quỷ.
. Cái lưỡi khi mà để cục đường lên thì nó nhận biết có vật thôi, nhưng mà ngọt, hay
chua, ... nó chưa biết. Thì cái đó là ngạ quỷ.
. Cái thân khi rờ, xúc chạm một cái vật gì, chẳng hạn cái đồng hồ hoặc là cái ấm nước,
nó nhận có vật chớ vật đó nóng, mềm nó chưa biết, thì cái đó là ngạ quỷ.
Ngạ quỷ là nhận một cách lờ mờ. Mà lờ mờ này là vô minh hạng nặng.
- Súc sanh. Rồi 5 cái đó đưa lên trên đầu là cái óc đó chưa có dây thần kinh tức là súc
sanh, nó chưa có dây thần kinh óc, chỉ có cái đầu thôi. Còn ngạ quỷ là cỏ cây, nó chưa có cái
đầu, nó đâu có mắt-tai-mũi-lưỡi gì đâu, nó chỉ có cái gốc cây, mà chúng ta kêu cái cảm giác
của nó là thọ thần. Chúng ta để ý mới biết, ở đây tôi giảng sơ thôi. Tôi đã giảng nhiều lần rồi,
quý vị về ngôi thiền rồi ôn lại. Nội quý vị ôn lại cái này rồi suy nghĩ cho kỹ 5-7 ngày cũng
chưa có hết, hén. Quý vị không chịu cứ giao cho tôi không thì không được, thành ra tôi bắt
trả bài là ở chỗ đó. Bữa nào tôi rãnh, trả từng người tôi ví nữa, tức là hỏi vào chiều sâu đó,
cho thí dụ câu hỏi đàng hoàng như tôi cho thí dụ, như vậy quý vị mới hiểu sự vật, chớ để tôi
giảng lỗ tai này qua lỗ tai khác thì quý vị không bao giờ đắc Nhập lưu được, không bao giờ
đắc Thánh quả được. Chúng ta tiếp tục.
Loài súc sanh có cái đầu thì chúng ta để ý nó chưa có dây thần kinh. Mắt-tai-mũi-lưỡi-
thân nằm ở đâu? Nằm ở trên thân. Mà cái tột cùng của trên thân là cái gì? Cái đầu. Loài thú
nó có cái đầu, mắt-tai-mũi-lưỡi nó nằm ở trên cái đầu. Cái đầu mới sửa sắc-thinh-hương-vị-
xúc thành ra pháp trần. Pháp trần ít có ai hiểu, ít có ai giảng chạy lắm. 30-40 năm tôi cứ
nghiền ngẫm hoài, cứ trăn trở hoài rồi sau tôi hiểu. Thì cái đó kêu là pháp trần. Thành ra khi
con mắt tôi mà thấy cái ca, thì cái ca là vật lý là sắc trần. Mà khi cái đầu tôi tiếp xúc với cái
ca trên con mắt thì nó thành ra pháp trần, thì cái ca đó chỉ là cảm giác lờ mờ. Khi cái đầu tôi
tiếp xúc với cái ca trên con mắt sửa thành cái tướng rõ rệt hơn, thì cái này kêu là súc sanh.
Thành ra cảm giác của ngạ quỷ là chưa có tư tưởng, chỉ có nhận biết sự vật thôi. Còn
tới loài thú có tư tưởng nhưng chưa có ý chí, nó biết đây là cái ca, nhưng không biết cái ca
này tốt xấu như thế nào, cải sửa sơn phết này kia, lấy cái nấp này đậy lên thì nó không biết
cái đó. Thành ra nó có tư tưởng mà chưa có ý chí, chưa có nghiệp.
Quý vị ngồi thiền, quý vị mới thấy trong cái vũ trụ này. Mà nếu quý vị sống với con
mắt, cảm giác mà chưa có tư tưởng mà hành động liền thì quý vị là ngạ quỷ, có, trong đời
này có. Có những người đói ăn thịt chuột, uống nước đường mương. Quý vị vô nhà thương
Biên Hòa thì thấy, ngạ quỷ hiện tại á. Còn đây nếu quý vị tham tiền, tham bạc này kia quý vị
điên thì cũng giống như mấy ông mà điên ở trong nhà thương Biên Hòa, ngay bây giờ cái
thân người mà cái tâm ngạ quỷ. Quý vị đi thăm người điên trong nhà thương Biên Hòa, quý
vị thấy đủ hạng người ở trong đó, 4 đường ác nằm ngay trong đó. Quý vị cũng sẽ được như
vậy, nếu quý vị làm ác, đánh cha, đánh mẹ, đấu tố cha mẹ này kia thì quý vị cũng lọt nằm
trong đó. Tôi nói rồi quý vị biết từng người, nhìn mấy người đó quý vị biết mấy người này
đang ở trong ngạ quỷ, mình thương hại không hết. Nhưng mà quý vị làm sao cứu họ. Cứu họ
là quý vị phải biết alaya của họ và phải biết cái bài vở cho họ học để họ thoát khỏi cái đó.
Mình còn chưa biết mình thì làm sao cứu người ta được! Thành ra trước tiên quý vị phải cứu
mình, đừng để mình lọt vào ngạ quỷ.
Rồi bây giờ tới súc sanh thì bắt đầu có cái đầu nhưng mà chưa có ý chí nghĩa là không
cải sửa được. Chúng ta thấy con chim nó làm ổ, 100 năm sau, 1.000 năm sau cũng cái ổ đó
thôi. Con người không có ở vậy đâu, ban đầu cũng ở trong hang ăn lông ổ lỗ, rồi đến nhà lá,
nhà lầu, bây giờ nhà cả trăm từng. Con người có ý chí, có ý nghiệp. Tôi nói sơ thôi. Quý vị
sẽ nhìn thấy loài thú, nếu quý vị sống như vậy thì quý vị là loài thú, nếu quý vị sống mà
không cải sửa, bệnh chết chịu thôi thì quý vị thân người mà tâm là tâm thú. Chúng ta thấy
dân tộc thiểu số đa số là vậy ít có biết cải sửa lắm.
Con người biết cải sửa là bắt đầu có nghiệp.
Nghiệp là gì? Nghiệp là vấn đề.
Bây giờ chúng ta nghiệp nhiều lắm, biết cải sửa, cải sửa đầy đủ tiện nghi. Để chi vậy?
Để hưởng thụ.
Các bậc Thánh nhân có cải sửa không? Dĩ nhiên là có, nhưng khác một chút là họ
không hề hưởng thụ, họ nương vào cái nền tảng cái thông minh này để họ bước qua cái Bát
nhã, nó khác nhau có một chút thôi.
Như thế nào là thông minh? Cõi người chưa, hơi hơi thôi, biết cải sửa là khá rồi.
Thành ra cõi người bắt đầu có luân lý, có bổn phận, có trách nhiệm, có công ơn cha mẹ, anh
em, vợ chồng, xã hội, quốc gia, nhà nước, bổn phận đủ, đó là xứng đáng một công dân, chưa
có kinh nghiệm, có nghiệp mà phải có kinh nghiệm nữa. Chúng ta thấy những người làm
việc, có người chỉ qua 1 lần họ còn làm khéo hơn mình, có người chỉ rồi làm thất bại 5-7 lần,
9-10 lần mới làm được, thì cái này là tâm người. Còn tâm cõi trời người ta chỉ 1 lần còn làm
khéo hơn mình chỉ nữa thì đó kêu là có ý chí, có nghiệp mà lại có kinh nghiệm nữa, nhưng
mà kinh nghiệm ấu trỉ, tức là còn non nớt thì đó là cõi trời dục giới. Thành ra chúng ta thấy
cõi người giống như loài thú vậy đó, có vợ chồng, có sự giao hợp, có con cái, rồi có chết
nguyên con thúi quắc, có vô lò thiêu hoặc là chôn.
Còn cõi trời dục giới họ rất đẹp, họ không ăn tạp như mình nữa, họ ăn bằng mùi hương
hoặc họ ăn bằng mật bông hoặc ăn bằng không khí, mấy ông tiên đấy. Vẫn còn ăn, nhưng họ
chết họ có thể biến mất hoặc họ có những cái hào quang, họ rất là đẹp, chúng ta kêu là tiên,
tiên giáng thế. Họ cũng còn đoàn thực, đoàn thực là ăn từng viên rồi vò xuống, rồi tiêu hóa
rồi ỉa ra.
Rồi thấy cái này không yên, họ mới tiến qua cõi trời sắc giới. Cõi này ngon a, họ giữ 8
giới, tức là không có vợ chồng nữa, hay đúng ra không có nam căn nữ căn nữa, không có đàn
ông đàn bà, toàn là trượng phu. Quý vị biết danh từ trượng phu không? Thì thôi cái đó để
giảng sau. Chỉ toàn là trượng phu không có nam căn nữ căn. Thành ra họ không sống như
mình, không còn sắc-tài-danh-lợi-ăn-uống-ngủ-nghỉ nữa, mà họ chỉ ăn bằng cái hỷ lạc, chớ
không phải ăn bằng mật bông, bằng không khí nữa mà ăn bằng cái hỷ lạc. Lúc nào quý vị
ngồi thiền tới nhị thiền, tam thiền thì quý vị biết. Nhị thiền, tam thiền của cõi trời dục giới
khác hén, được 5-10 phút hoặc 1-2 tiếng thôi. Người ta nhập 7 ngày, 7 tháng, 7 năm, 7.000
năm, 70.000 năm, người ta nhập vào trong đó, người ta ăn bằng cái hỷ lạc. Ở đây chúng ta
thấy, đây tôi nói sơ hén.
. Ly dục sanh hỷ lạc là niệm Phật đếm từ 1-10, niệm Phật khỏi đếm, 5-10 phút hoặc 1-2
tiếng thôi.
. Còn định sanh hỷ lạc là các Ngài chìm đắm trong đó, tiếng niệm Phật vào trong linh
hồn tức là nhập tâm á, từ trong đó nó phát ra rồi tư tưởng mình mới tống vô, tập trung nhớ
nghĩ kỹ tiếng niệm Phật tống nó trở vô, rồi linh hồn nó hồn nhiên phát ra.
Tôi nói quý vị để ý nha, chữ hồn nhiên nó khác, chữ cố ý tập trung nó khác.
Tập trung là niệm Phật bằng tư tưởng, ý thức.
Còn hồn nhiên là từ alaya nó phát ra.
Mà alaya không phải vọng nha, mà cũng không phải chơn, tôi có giảng mấy lần rồi.
Thành ra nghe pháp tôi khó hiểu lắm, phải nghe nhiều lần.
Còn tư tưởng hoàn toàn vọng, tư tưởng là phải có cố ý để niệm Phật, nhớ Phật, nghĩ
Phật, tưởng Phật, cố ý niệm là tống vô trong linh hồn. Linh hồn trong đó có những chủng tử
thiện ác nó tiêu diệt một phần, còn một ít, chúng ta phải bền hoài, làm hoài cho tới chừng câu
niệm Phật nó nhiều rồi nó tiêu diệt chủng tử ác lại, rồi alaya nó đầy thì hồn nhiên nó tràn ra.
Alaya là chơn vọng hòa hợp, còn tư tưởng hoàn toàn vọng. Thì tới đây định lực chúng ta rất
mạnh, chúng ta có thể tập trung phát nguyện thì A Di Đà hiện liền.
Còn niệm Phật đếm từ 1-10, niệm Phật khỏi đếm chưa chắc vãng sanh, phải nhờ Ban
Hộ niệm, cái này tôi có giảng nhiều rồi. Giai đoạn đầu và thứ nhì là ly dục sanh hỷ lạc còn ở
thân ngoài tức là mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-óc.
Tới giai đoạn thứ 3 là định sanh hỷ lạc là đi vào cái thân bên trong tức là các dây thần
kinh. Nhị thiền là định sanh hỷ lạc là chúng ta hưởng cái hỷ lạc ở trong thân tức là các dây
thần kinh.
. Rồi ly hỷ diệu lạc là tam thiền, chúng ta chìm đắm trong cái lạc. Tôi giảng cái lạc rồi.
Cái hỷ là cái thân bên ngoài, cái lạc là cái thân bên trong. Ly hỷ diệu lạc là bỏ cái thân bên
ngoài, cái cảm giác vui nó tràn hết thân trong.
. Rồi bỏ nữa không còn thân ngoài, không còn thân trong, không còn hỷ, không còn lạc
nữa, mà còn một cái bất lạc bất khổ thọ. Bất lạc bất khổ thọ cũng là một trạng thái hỷ lạc
nha, thành ra kêu là thọ bất lạc bất khổ thọ, cái này khó hiểu, nó không thuộc về cảm giác, nó
không nương vào dây thần kinh, nó không có thần kinh bên ngoài, không có thần kinh bên
trong mà nó siêu lên 2 cái đó, nhưng mà vẫn là cảm giác, chúng ta thường kêu danh từ là
cảm giác dửng dưng. Sau chúng ta sẽ trở lại cái này cho sâu hơn.
Bữa nay trả bài thôi, chúng ta trở tới trở lui hoài, quý vị làm biếng trả bài quá. Tôi thấy
là hiểu được cái ý của tôi để trả bài cái cốt lõi chỉ có 9-10 người hà, còn đây độc đáo nhất tôi
thấy là cô Diệu Thái, cô nắm được cái ý của tôi, còn đa số trả dài dòng, mà không nắm được
cái ý của tôi muốn nói, cái ý của tôi là muốn nói đưa về Bát nhã đấy, đại khái là vậy. Vì cõi
đời này quý vị không qua Bát nhã là quý vị sẽ khổ đau.
Hơn Thống lãnh cõi đất.
Hơn được sanh cõi trời.
Hơn chủ trì võ trụ.
Quả Dự lưu tối thắng.
Thời bây giờ là thời điên đảo vô cùng, mà quý vị cải sửa hoài là quý vị mệt. Quý vị cứ
để nó điên đảo, quý vị đừng có cải sửa mà phải thấy rõ cái diễn biến, cái mấu chốt đau khổ
của nó. Quý vị không làm được thì phải nắm cái cốt lõi của tôi chớ, tôi không cần làm được
hay không, tôi muốn quý vị nắm cái cốt lõi của tôi hay không. Tôi thấy có mình cô Diệu Thái
là cô Hoàn gì đó, thì cô trả bài độc đáo. Còn nói rõ nhất có ông Thiện Khánh, cô Như Đắc
trình bày cách tu rất là sáng tỏ, còn một số nữa tôi không nhớ. Thôi vậy thôi. Thì bây giờ tôi
lập lại.
- Như vậy 4 đường ác thì người, trời thấy lờ mờ cho nên chạy lên người và trời dục
giới. Còn Nhập lưu thấy rõ cho nên người, trời và Nhập lưu giống hệt nhau, giống như 2 ly
nước mà tôi đã thí dụ rồi.
- Sơ thiền, nhị thiền, tam thiền thấy cái sơ hở đó mới nhảy lên sơ, nhị, tam thiền. Còn
quả Thánh thứ nhì Nhất vãng lai thấy rõ người, trời dục giới cho nên không luân hồi vào đó
nữa nhưng còn kẹt vào sơ, nhị, tam thiền vì chưa thấy rõ. Cho nên sơ, nhị, tam thiền với Nhất
vãng lai giống hệt nhau.
- Rồi tới tứ thiền sắc giới thấy sơ hở một cách lờ mờ sơ, nhị, tam thiền mới cải sửa,
chạy trốn tiến lên cõi tứ thiền. Còn Bất lai thấy rõ ràng không chạy đâu hết. Nhưng mà qua
tứ thiền Bất lai thấy không rõ, nó kẹt. Thành ra Bất lai còn luân hồi về tứ thiền sắc giới. Bất
lai với tứ thiền sắc giới giống hệt nhau. Quý vị phải biết
- Còn tới Alahán thì các Ngài mới thấy rõ tứ thiền sắc giới, tứ không và ngã mạn tức là
mạtna và vô minh tức là những chủng tử dưới hình thức năng lực ở trong alaya.
Alaya phức tạp lắm nghe. Alaya khi nó xao động thành mạtna, mà mạtna khi nó đứng
lặng thành alaya, nhưng cái đó chỉ là phần vô minh tức là vọng tưởng kiên cố ở trong alaya
chứ không phải là alaya. Chúng ta phải hiểu cái đó, cái mờ mờ mà khi xao động nó biến
thành chủng tử nó tạo thành cái hư không vô biên, tôi giảng hoài, thành cái alaya này nó
phức tạp. Cái đó lúc nào đó tôi sẽ giảng lại, nó là như vậy. Cuối cùng Alahán mới thấy được
toàn diện.
Alahán với Bất lai, với Nhất vãng lai, với Nhập lưu giống hệt mà nó khác.
- Giống nhau: là tất cả đều là vô lượng vô biên.
- Khác nhau:
. Alahán đứng lặng bất biến, đó là nước mà tôi thường thí dụ.
Còn khi mà do một cái niệm bất giác căn bản đó thì nó xuống alaya là đứng lặng mà
chuyển biến, mà hễ đứng lặng thì không có tướng, còn chuyển biến là có hình. Còn đứng
lặng bất biến thì hình-tướng mất luôn, cõi này kêu là Thánh vô học, không còn học. Các
Ngài nắm hết tam giới.
. Rồi khi nó chuyển biến chậm lại thì bắt đầu nó có chuyển biến nhưng vẫn đứng lặng.
Mà đứng lặng là không có tướng tức là không có không gian, mà có chuyển biến thì là thới
gian, thời gian này là tuyệt đối, tức là không cần đối tượng. Rồi nó chuyển biến chậm nữa,
cái đó kêu là linh hồn đó, tức là Hư vô vi tế. Hư vô vi tế khác, linh hồn khác nhưng mà 2 cái
nó một thứ thôi. Bữa nào chúng ta giảng lại. Rồi nó chuyển biến chậm nữa thì thành Hư
minh le lói chiếu soi. Thì Hư vô vi tế này là cái chỗ đắc quả của Bất lai. Khi nó là Hư minh
le lói chiếu soi là chỗ đắc quả của Nhất vãng lai, nó dung thông với cảm giác của sơ, nhị, tam
thiền. Rồi khi nó chuyển biến chậm nữa thì nó có hình không có hào quang thì nó dung
thông với người, trời dục giới. Thành ra người, trời dục giới với Nhập lưu dung thông giống
hệt nhau. Đại khái là như vậy, hén.
Rồi bây giờ chúng ta bắt đầu trả bài. Bây giờ tôi bắt đầu kể lại những câu chuyện mà
quý vị phải trao đổi với tôi. Tôi vừa tóm đó để quý vị trả bài. Trong cái bài tôi giảng đó nhận
coi như thế nào là tư tưởng uế độ, khi nào là Bát nhã của Tịnh độ. Để quý vị thấy người xưa
cũng đã từng thao thức, đã từng trăn trở với vấn đề giải thoát.
Thì đây lá câu chuyện của Huệ Năng và Huyền Giác.
- Huyền Giác sau khi gặp Lục Tổ Huệ Năng, tôi nói ngắn thôi nhé. Thì Lục Tổ Huệ
Năng đặt câu hỏi liền “Ngài từ đâu đến mà ngã mạn quá vậy.” Đi 3 vòng rồi xá hà.
- Thì Huyền Giác nói “Sanh tử là việc lớn, vô thường mau chóng lắm. ở đó mà lễ
lạy.”
- Thì Lục Tổ nói liền “Sao không ngay cái sanh tử mà nhận cái vô sanh, sao không
ngay cái vô thường mà liễu tri cái chân thường.”
- Thì Huyền Giác trả lời liền “Nhận lại tức vô sanh, liễu tri tức chân thường.”
- Thì Huệ Năng khen “Đúng vậy. Đúng vây.” Rồi như vậy Huyền Giác mới lễ lạy
đàng hoàng 3.000 oai nghi, 8 muôn tế hạnh. Sau đó mới xin hầu Tổ. Thì đâu chừng 2-3 tiếng
đồng hồ gì đó xin về. Tổ nói chà, cha nội này sâu không, mới thử có một cái.
- Tổ hỏi “Ông về sao mau quá vậy. Về sao chóng thế.”
- Huyền Giác biết Tổ thử mình, nói “Vốn mình không động lấy cái gì chóng chầy.”
Tổ đặt trên vấn đề xác thân, trên vấn đề uế độ, Huyền Giác đặt trên vấn đề Tịnh độ “Vốn
mình không động lấy cái gì chóng chầy.”
- Tổ mới hỏi “Ai biết không động.” Thì cũng trở lại hiện tượng, trở lại uế độ.
- Huyền Giác trở lại Tịnh độ. Ông nói “Chính Tổ phân biệt. Tự dòng nước mà Tổ chẻ
nó ra thành sóng. Tại Tổ phân biệt chớ không có ai. Ngài nói “Chính nhân giả sanh tâm
phân biệt.”
- Tổ khen Ông hay quá. “Ông đã thấu cái ý vô sanh”. Ông thật sự đã hiểu cái ý vô
sanh.
- Thì Huyền Giác thấy Tổ khen mình mà đút cái ngọn dao trong đó. Ngài chụp lại Tổ
liền. Ngài hỏi “Vô sanh há có ý nữa sao?” Vô sanh là Bất tử, là Niết bàn mà lại có tư tưởng
về Niết bàn. Tư tưởng về Niết bàn thì Niết bàn thành ra là tư tưởng.
- Tổ mới quất thêm một câu nữa “Không ý thì ai phân biệt đây?” Ông nói không có ý,
không có ai thì lấy cái gì phân biệt. Không có ý, không có ai thì làm sao phân biệt. Vậy
Thánh nhân cũng không có phân biệt, không biết gì hết, đắng, cay, chát, mặn, nồng,... không
phân biệt gì hết; con chó, con trâu, người ta nam, nữ,... chẳng biết gì hết. Chẳng lẽ Thánh
nhân là như vậy. Thánh nhân không có phân biệt, mà phân biệt là ai, là ý. Thì ở đây chúng ta
thấy cái khó khăn, cũng là cái nhận thức thôi. Mà nhận thức của Thánh nhân như thế nào?
Nhận thức của phàm phu như thế nào?
- Thì Huyền Giác mới trả lời “Phân biệt thì có, Thánh nhân cũng phân biệt nhưng
không phải là ý.” Rồi Tổ khen đúng, ông ở lại một đêm mai hả về. Huyền Giác ở một đêm
rồi sáng về. Câu chuyện tới đây là dứt.
Vậy thì quý vị nghĩ là nếu quý vị là Thánh nhân thì quý vị phân biệt bằng cách nào?
Phân biệt làm sao để khỏi lọt vào phàm phu? Thì đó là câu hỏi của tôi. Tóm lại chúng ta nắm
cái cuối cùng để trả lời cho nó dứt khoát. Đó là bài thứ nhất.
Câu chuyện thứ hai
Cũng vậy, cũng là cái nhận thức thôi. Thì tôi đưa ra cũng hoàn toàn là nhận thức. Câu
chuyện Bồ Đề Đạt Ma và vua Lương Võ Đế cũng là cái nhận thức.
Câu chuyện thứ ba là Trạm xe trong Bộ kinh Nikada là giữa Ngài Xá Lợi Phất và Ngài
Phú Lâu Na. Thì câu chuyện cũng độc đáo, cũng là tư tưởng, cũng là nhận thức về cuộc sống
này thôi.
Chúng ta sẽ thấy cái độc đáo của Đạo Phật là cái “Tâm”. Cái Tâm chúng ta còn kêu
là cái hiểu biết, kêu là cái nhận thức. Mà có bao nhiêu cái tâm? Tâm cò kêu là cái phân
biệt. Mà có bao nhiêu cái phân biệt?
Ở đây Bồ Đề Đạt Ma gặp Lương Võ Đế. Tôi nói tắt thôi hén.
- Gặp Bồ Đề Đạt Ma, Lương Võ Đế hỏi liền “Từ ngày Trẫm lên ngôi tới giờ đã cất
trên 72 cảnh chùa, độ hơn 3000 Tăng, vậy thì có công đức gì không?” Có trí tuệ không?
Vậy là Bát nhã không?
- Bồ Đề Đạt Ma nói Chẳng phải Bát nhã gì hết. “Chẳng có công đức gì hết.”
- Ổng tức, ổng hỏi “Vậy cái đó là cái gì ?”
- Tổ nói “Cái đó là cái nhân thiên hữu lậu, có hưởng thì có hết.”
- Lương Võ Đế tức, mới hỏi như vậy Trẫm cũng là phật tử nè, cũng như phật tử Ngọc
Vân vậy, ổng có học Đệ nhất nghĩa Thánh đế mà, Trẫm hiểu Bát nhã là cái gì. Vậy xin hỏi
Tổ “Đệ nhất nghĩa Thánh đế là cái gì ?”
- Tổ nói không có móc xì gì hết. Không có gì hết. “Rỗng rang không có Thánh, phàm
gì hết.” Chết chưa.
- Vì vậy ổng tức. Ổng nói “Như vậy ai đứng trước mặt trẫm đây? Không phải Ngài
là Thánh Tăng, tôi là phàm phu sao?
- Thì Tổ trả lời “Không biết”.
Thế là cuộc đối thoại chấm dứt. Bao nhiêu cái râu đưa ra thì Tổ chặt, chặt, chặt không
còn cái nào hết. Rồi làm sao mà nói chuyện nữa, Ngài đành chấm dứt. Bồ Đề Đạt Ma thấy
ông Lương Võ Đế không thể tiếp thu Phật pháp được, Ngài mới vọt qua nước khác.
Thôi tới đây thôi. Còn khúc sau nữa, khúc sau thì gặp Thần Quang. Cuộc đối đáp giữa
Bồ Đề Đạt Ma và Thần Quang ly kỳ hơn nữa, chúng ta còn trả lời cái đó, nhưng trả lời cái
này trước. Giờ tới phiên phật tử trả 2 câu này. Tôi tới đây là hết rồi đó. Bây giờ phát tâm hay
tôi kêu thì tùy.
Phật tử trả bài.
Kỳ tới, ai có làm thì tôi xin thưa trước là nếu nói thuộc lòng thì hay vô cùng, nhưng
phật tử chắc là có con thỏ, lên là lính quýnh một cái quên hết hà. Thì thôi mình có thể viết
trong giấy mình đọc cũng được. Nhưng mà nhớ tôi nhắc là phải của mình viết, của mình làm
nhen, chớ không biểu người ta viết sẵn mình coi là không được à, cái đó tôi không đồng ý,
bởi vì cái này là tôi coi cái alaya của quý vị, cái trình độ của quý vị cỡ nào chớ không phải cố
ý bắt buộc nghe, còn nếu mình không làm cũng được, nhưng đối với tôi là làm thì phải thật
tình à, phải tự làm lấy, nhiều khi run quá, ở nhà mình soạn sẵn rồi cái 100% mất hết 90% chỉ
còn 10% hà, viết cái giấy cầm cái bửu bối đó đọc cũng được. Mà tôi xin nhắc là của mình
làm hén.
Thôi gần hết giờ rồi, còn có 15’ thôi, tôi xin trả lời câu hỏi, câu hỏi rất hay. Tôi xin trả
lời cái câu hỏi này nó quan trọng đối vời quý vị. Người phật tử này hỏi rất hay, nhưng tôi xin
biếu 2-3 cây nhang, nghĩa là không nắm cái bài giảng của tôi, tôi đã giảng cái cốt lõi rồi.
Đây là câu hỏi:“Bạch Hòa Thượng, con có một điều thắc mắc về thế giới Đông
phương của Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Hoa Như Lai, không biết nhân duyên gì mà lúc nào
con cũng niệm đến danh hiệu của Ngài, mà không biết khi mãn phần con có về được thế giới
Đông phương không? Thắc mắc. Bởi vì con nghe Hòa Thượng Tịnh Không giảng khi lâm
chung bất cứ Phật nào đến tiếp dẫn cũng không được theo ngoại trừ Đức Phật A Di Đà, bởi
vì hàng ngày con niệm Dược Sư, như vậy thì ra sao?
Câu hỏi, ý nói là cổ do cái tiền kiếp nào không biết mà cổ không niệm A Di Đà được,
mà luôn luôn cái câu Dược Sư Lưu Ly Hoa Như Lai hiện ra thì cổ cứ niệm theo Dược Sư
Lưu Ly Hoa, như vậy có vãng sanh hay không. Thì cổ thắc mắc, nhưng cổ nghe Hòa Thượng
Tịnh Không nói bất cứ Đức Phật nào hiện đến tiếp dẫn cũng không theo, chỉ Đức Phật A Di
Đà thôi, thành ra cổ chới với, mà bây giờ muốn niệm A Di Đà mà đã quen niệm Dược Sư
Lưu Ly Như Lai rồi. Thì câu hỏi rất hay. Thì đúng ra tôi kêu mỗi người trả lời đấy, còn
không được tôi cạo đầu hết pháp hội này.
Hôm trước tôi có giảng rồi, tôi nhắc lại trong 48 lời nguyện của Đức Phật A Di Đà, có
3 lời nguyện liên quan một cách chặt chẽ, 45 lời nguyện của Bồ tát người ta tạo thế giới Cực
lạc. Đó là nguyện thứ mấy? Lời nguyện 18, 19 và 20.
- Nguyện 18 là thuần Tịnh độ, tức là niệm Phật A Di Đà, nhớ Phật A Di Đà, tưởng
Phật A Di Đà rồi thêm cái phát nguyện, đúng ra không phát nguyện cũng vẫn vãng sanh
nhưng phát nguyện mạnh hơn. Bởi vì mình niệm Phật A Di Đà, nhớ Phật, nghĩ Phật mình
không phát nguyện làm sao nhớ Ngài được, thì cái đó phát nguyện thêm thì nó rất là vững
chắc hơn nữa, bởi vì phát nguyện là cái tối quan trọng nó quyết định cho vấn đề vãng sanh.
Thành ra niệm Phật, nhớ Phật rồi thêm cái phát nguyện nữa thì mạnh mẽ, cái đó dư thừa
nhưng mà vãng sanh nó cao, nếu cái phẩm, cái sanh nó cao.
- Nguyện thứ 19 là tu các pháp môn khác dầu cho tưởng Phật Dược Sư Lưu Ly, dầu
cho Thiền tông, dầu cho Minh sát tuệ, dầu tu Tiên, nếu mà nhất niệm mà phát nguyện vẫn
vãng sanh. Đó là nguyện thứ 19, đây là theo cái hiểu biết của tôi nhe, cái chữ Tàu khó lắm,
mỗi người giảng khác nhau, tôi giảng tôi chịu trách nhiệm. Khi mà cái bài kinh đó, của Đức
Phật viết mà 10 người giảng 10 cách khác nhau. Thì đừng có tin tôi, quý vị trở về nghiền
ngẫm, như cô này tin HT Tịnh Không. Không có tin ai hết trơn đó nhưng mà phải hiểu cho
sáng tỏ, mình phải lấy mình làm căn bản.
Như hồi thời Đức Phật có 62 tôn giáo lại giảng, rồi dầu đó là giảng nữa, ai cũng nói
đạo mình cao nhất. 63 tôn giáo rồi mình theo ai? Đức Phật có trả lời câu đó. Thành ra mình
phải lấy cái trí tuệ, cái hiểu biết của mình. Mà hiểu biết sao đây? Tôi đã có làm cái cốt lõi đó
rồi.
Đức Phật có nói “Đừng tin ai, cũng đừng bỏ, dầu đó là Thế Tôn, dầu đó là truyền
thống, dầu cho đó là do Tổ Sư mình nói lại, dầu cho Thầy mình chỉ dạy, dầu cho Đức Phật
nói, đừng bao giờ tin, đừng bao giờ bỏ. Mà các con phải suy gẫm và áp dụng vào trong cuộc
sống này. Cuộc sống này là Niết bàn, cuộc sống này là địa ngục, cuộc sống này là thiên
đường. Giờ cái lời dạy đó áp dụng trong cuộc sống đem lại hạnh phúc cho mình và hạnh
phúc cho tất cả thì đó đúng.” Là Niết bàn rồi còn cái gì nữa. Thì mình phải suy gẫm cho nó
rõ. Thôi đại khái nó là như vậy.
- Nguyện thứ 20. Nguyện 18 tu theo thuần Tịnh độ. Nguyện 19 là tu theo tất cả các
pháp môn khác. Nguyện 20 là không tu Tịnh độ, không tu theo tất cả các pháp môn khác
mà chỉ làm phước thôi. Nếu bố thí, cúng dường, như của Bồ Đề Đạt Ma đó, mà được nhất
niệm, nên nhớ tôi dùng chữ nhất niệm nhe, mà nhất niệm không phải niệm nhiều hay niệm ít,
không phải lạy Phật 1000 lạy hay 1000 chuổi xâu, tôi đã có giảng rồi.
Nhất niệm tức là Phật nhập tâm, làm công quả, rồi công quả nó đi với tư tưởng
mình dính liền một thì đó là nhất niệm, mà nếu phát nguyện. Cái đó tự nhiên mình về cõi
trời. Nhưng mà con không muốn về cõi trời, A Di Đà ơi tiếp dẫn con! A Di Đà hỏi con nhất
niệm chưa? Nói con nhất niệm rồi, con làm công quả mà con với công quả là một, con không
bao giờ nghĩ tới chuyện khác nữa. Trong lúc con làm công quả, tâm con là công quả, công
quả là tâm con, con không để ý tới ngoài khác, con chỉ tập trung vào công quả.
Cũng như lúc tụng kinh Địa Tạng có thể dòm kinh tụng, có thể nhắm mắt lại mà kinh
nó cũng hiện nữa, cái đó là nhất niệm đấy. Thì rồi phát nguyện thì vẫn vãng sanh về Cực lạc
như thường, còn nếu không thì về cõi Địa Tạng. Thì chúng ta phải hiểu điều đó.
Đó là lời nguyện 18, 19, 20.
- 18 tu theo thuần Tịnh độ.
- 19 là tu theo tất cả các pháp môn khác.
- 20 là không theo pháp môn nào hết, mà chỉ làm phước thôi.
Mà 3 cái này nếu nhất niệm và phát nguyện vẫn vãng sanh như thường.
Rồi cô này cổ hỏi “Bởi vì con nghe Hòa Thượng Tịnh Không giảng khi lâm chung bất
cứ Phật nào đến tiếp dẫn cũng không được theo, ngoại trừ Đức Phật A Di Đà, bởi vì hàng
ngày con niệm Dược Sư, như vậy thì làm sao?”
Thì tôi đã có nói rồi. Bây giờ chính Đức Phật A Di Đà đến tiếp dẫn, mình cũng khoan
hả vãng sanh, tôi đã giảng cái đó rồi, không phải A Di Đà đến tiếp dẫn rồi mình đi theo Ngài,
mình phải coi Phật thiệt hay Phật giả. Nhiều khi mình phát nguyện mà mình chưa được nhất
niệm rồi mình vội vàng cho là nhất niệm mình phát nguyện, vì còn tạp niệm rồi thì ma quỷ
nhân cái tạp niệm này nó biến thành hình A Di Đà. Tôi có giảng không? Quý vị không nghe.
Cái cô này hỏi rất hay nhưng mà tôi tặng cho 3 cây nhang. Cô nào hỏi câu này nè, nếu
mà A Di Đà hiện ra mình cũng khoan có theo, A Di Đà nói con 7 bữa nữa con vãng sanh,
mình mừng quá mình khoe còn 7 bữa nữa mình vãng sanh thì về cõi ngạ quỷ, súc sanh uổng
cho cái đời tu của mình. Thì phải tiếp tục cắn chặt câu niệm Phật đừng có tin, và phải nhớ
khi mà Phật A Di Đà hiện ra mà hào quang nó nóng hoặc không được sảng khoái thì coi
chừng. Rồi muốn coi nữa thì cắn chặt cái câu niệm Phật cho nhất niệm hơn nữa nếu mình
nhất niệm thiệt, còn nếu nhất niệm giả thì tất nhiên ma quỷ nó cũng hiện hình mà cái hình A
Di Đà ma đó mờ mờ thôi. Và nếu mình nhất niệm cho tha thiết nữa thì càng cảm thì A Di Đà
ứng càng mạnh thì cái hào quang nó sáng tỏ nó chiếu lại, nếu giả thì nó vắt giò lên cổ chạy
mất rồi thì biết đây là giả, còn nếu cái hào quang A Di Đà thì hình càng sáng tỏ thêm, rực rỡ
thêm và cái hào quang nó chiếu vô mình thì thấy sảng khoái vô cùng thì đây đúng là A Di Đà
thiệt, thì mình có thể dùng tư tưởng nói chuyện với Ngài, Ngài cho mình 3 năm, mình không
chịu, 2 năm mình cũng không chịu, 1 năm mình cũng không chịu, mình xin 7 bữa mà Ngài
chấp nhận thì tất nhiên vãng sanh.
Còn bây giờ cổ hỏi “con nghe Hòa Thượng Tịnh Không nói lâm chung bất cứ Phật nào
đến tiếp dẫn....” Thì dầu A Di Đà đến tiếp dẫn mình cũng khoan vãng sanh.
Còn bây giờ nếu mà niệm Phật Dược Sư Lưu Ly thì vãng sanh không? Phật tử phải có
cái sáng suốt ở trong đó. Vãng sanh không? Nếu nói vãng sanh là sai, nếu không vãng sanh
là trật. Phải hiểu rõ cái điều kiện. Nếu tôi niệm Dược Sư Lưu Ly mà tôi muốn vãng sanh thì
sao? Tôi có giảng trong vấn đề tiếp dẫn không? Vãng sanh là phải 6 căn:
-Mắt thấy hình tượng A Di Đà. Bây giờ muốn hình tượng Dược Sư Lưu Ly, thì để hình
tượng Dược Sư Lưu Ly. Mắt phải nhìn Dược Sư Lưu Ly.
-Tai phải nghe tiếng Dược Sư Lưu Ly.
-Mũi, phải coi bên đó có đốt nhang không, mỗi cảnh giới mỗi khác, nếu có thì mũi
nghe mùi nhang trầm.
-Miệng thì phải niệm Dược Sư Lưu Ly.
-Thân thì quay về hướng Dược Sư Lưu Ly, nếu Ngài ở hướng Đông thì mình phải quay
về hướng Đông, nếu về gướng Tây thì trật.
- Ý luôn nghĩ, tưởng, nhớ tới Dược Sư Lưu Ly.
Thành ra muốn cái nào, mình phải nắm vững cái pháp môn đó thì vãng sanh thôi. Thì
bây giờ Phật Dược Sư Lưu Ly hiện ra cái hình như thế nào thì mình nhìn lên Ngài hiện ra
đúng thì mình vãng sanh về cõi đó thôi. Chứ không A Di Đà được. Còn nếu mà mình niệm
Dược Sư mà các Phật khác đến là giả rồi đó, coi chừng. Còn muốn biết Dược Sư Lưu Ly
thiệt thì mình cắn chặt hơn nữa thì hình Dược Sư Lưu Ly càng ngày cành sáng tỏ thì đúng
thôi. Cũng vậy thôi. Hiểu kịp không?
Cô này muốn tiếp tục niệm Dược Sư thì niệm, nhưng phải coi kinh Dược Sư lại cho rõ.
Tôi không có coi. Coi cái hình Ngài như thế nào, và cái tín - hạnh - nguyện của Dược Sư
Lưu Ly như thế nào. Mỗi vị có cái tín - hạnh - nguyện khác. Cũng như A Di Đà có 48 lời
nguyện, còn Dược Sư tôi không biết, tôi không có thì giờ coi nhiều cái. Nếu cô muốn vãng
sanh về đó thì phải coi kinh Dược Sư và coi tín - hạnh - nguyện thôi.
Thì hạnh cũng là giữ 5 giới cho kỹ cũng giống hệt thôi, còn tín là phải niệm Dược Sư
Lưu Ly cho tới chứng nào nhất niệm thôi. Cũng giống như A Di Đà thôi, niệm tới chừng nào
khỏi niệm nữa mà trong alaya cái câu Dược Sư Lưu Ly nó phát ra, rồi mình tập trung câu
Dược Sư Lưu Ly tống vô rồi nó tràn ra, thì đây là nhất niệm. Và nói Đức Phật Dược Sư ơi,
con không muốn ở cõi uế độ này, tiếp dẫn con về đó thì Ngài hiện ra, mà mình phải tự cắn
chặt câu niệm Phật mà hình càng ngày càng sáng tỏ thì mình xin Ngài, cuối cùng mình xin 7
bữa, Ngài ok rồi thì mình được vãng sanh. Nó cũng giống hệt thôi. Hiểu không?
Ai hỏi đó có trong pháp hội không? Ai hỏi mà tôi thấy cô Thiền đưa lại, tôi không biết
ai. Nếu sở nghi đưa tay lên hỏi lại cho rành, còn nếu không sở nghi thì thôi, nếu không vãng
sanh mà trách tôi thì không được à. Còn nếu mà đi theo cái này mà không vãng sanh, tôi xin
chịu tội.
Đã lỡ niệm Dược Sư thì cứ tiếp tục niệm Dược Sư nhưng mà phải tín - hạnh - nguyện
mà cái điều kiện bên Dược Sư tôi không rành nhe, tôi nói trước à, tôi thì nghiên cứu A Di Đà
thôi. Tín - hạnh - nguyện, thì cái hành thì vẫn giống thôi, còn cái niềm tin thì tôi không biết
à, đó là do lời nguyện. Còn 48 lời nguyện của A Di Đà tôi có coi qua, còn Dược Sư Lưu Ly
bao nhiêu lời nguyện để tạo Tịnh độ thì tôi không biết.
Mỗi vị có cái lời nguyện khác, có Phật có 6 lời nguyện, có Phật là 6x2= 12, có Phật là
6x3=18, 6x6=36, 6x7=42. Chỉ có A Di Đà 48 lời nguyện. Cái hình Dược Sư khác cái hình A
Di Đà. Quý vị muốn vãng sanh về đó, cô này muốn vãng sanh về đó thì từ nay phải từ bỏ A
Di Đà, không nhớ Ngài nữa, thì nhớ Dược Sư thôi.
Thì 6 căn: Mắt phải nhìn Dược Sư Lưu Ly. Tai phải nghe tiếng Dược Sư Lưu Ly. Mũi
ngửi mùi hương trầm. Miệng niệm Dược Sư Lưu Ly. Thân thì quay về hướng Đông phương
là hướng mặt trời mọc. Làm cho đúng à. Cái này tôi không rành à. Xin thưa là tôi nhắc vậy
thôi. Còn muốn vậy thì về tìm cuốn Dược Sư Lưu Ly đọc lại. Cái đó bổn phận của cô, cô
niệm A di Đà không được thì cứ niệm Dược Sư thì cô cũng vãng sanh mà vãng sanh về cõi
Dược Sư Lưu Ly dường như ở Đông phương.
Đồng ý chưa? Nếu không sáng tỏ thì đưa tay lên hỏi, tôi không biết ai, thấy cô Thiền
đem lại. Nếu yên lặng là xong hén, còn nếu không thì hỏi lại.
Quý vị hỏi thì cứ hỏi nhe. Nhưng mà coi chừng cái đầu tóc của mình đó. Không chịu
nghiên cứu, tôi không nói là tin HT. Tịnh Không mà tôi cũng không biểu là đừng có tin Ngài.
Cũng đừng tin tôi và cũng đừng có bác tôi, mà phải dùng cái suy nghĩ của mình. Tôi giảng
cái gì tôi cũng giảng cái cốt lõi cho quý vị thôi, quý vị nắm cái cốt lõi đó thì quý vị đi đúng.
Còn lẩn quẩn như cái bài trả hôm nay chưa có ai nắm cái cốt lõi, có một mình cô Diệu
Thái hà, cổ nói là tương đối, còn quý vị trả cái giải thích dài dài thì được nhưng mà nó dài
dòng, mình nắm cái cốt lõi thì trả lời gọn đeo mà lại nắm rõ ràng vấn đề giải thoát, vấn đề
giữa tư tưởng và Bát nhã. Bữa nào tôi cũng lập cái đó hết trơn á, nhưng mà tôi không có tóm,
tôi để quý vị tóm, tôi vẫn có tóm nhưng tôi lướt qua thôi, quý vị không chịu suy nghĩ.
Về phải tập ngồi thiền nhe, còn nếu ai có rãnh, chủ nhật đi ra ngoài vàm, ngoài đó cái
sông rất là rộng thì thấy cái tâm của mình thoải mái, rồi quý vị ôn lại 15 hạng chúng sanh, ôn
không phải 1 lần mà cả 1.000 lần. Tôi bây giờ còn phải ôn nè. Tôi phải coi cái tiến trình của
tư tưởng như thế nào, tôi càng ngày càng phải đi sâu.
- Nội cái Sắc uẩn không là tôi đi: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, atula, người, trời, rồi sơ,
nhị, tam, tứ thiền, rồi Nhập lưu, Nhất vãng lai, Bất lai rồi tới Alahán, đi sâu tới đó mới xong
sắc uẩn.
- Thọ uẩn cũng phải 15 hạng chúng sanh.
- Tưởng uẩn cũng phải 15 hạng chúng sanh.
- Hành uẩn cũng phải 15 hạng chúng sanh.
Mà tôi giảng rồi tôi thí dụ, mà thí dụ trong kinh tôi không thỏa mãn. Thí dụ ngay trong
cuộc sống quý vị, 3 thí dụ, 100 thí dụ, tỷ tỷ thí dụ vẫn được như thường, tôi đòi hỏi là ở chỗ
đó. Mà nếu quý vị nắm được cái cốt lõi giữa tư tưởng và Bát nhã, giữa uế độ và Tịnh độ rồi
thì quý vị dễ dàng thôi.
Rồi từ đó quý vị sẽ thấy rằng nó sẽ qua Bát nhã một cách hồn nhiên, chớ Bát nhã
không thể qua được khi mình tạo điều kiện sắp xếp, cố gắng để đi qua nó. Nó không phải là
cố gắng, mà nó phải có một sự trăn trở tới khi nào tư tưởng thấy rõ nó hết rồi, cái gút mắc,
cái xảo trá, cái hóc búa của nó mình thấy rõ hết thì đó là Bát nhã.
Chớ Bát nhã không thể tu được, chỉ cần làm sao hiểu cái hóc búa của tư tưởng,
từng cái ngóc ngách, tứng chi tiết của nó.
Mà nếu hiểu được sắc uẩn chỉ đắc quả Thánh đầu.
Rồi hiểu được thọ uẩn mới qua quả Thánh thứ nhì và thứ ba.
Rồi hiểu được tưởng uẩn, hành uẩn và một phần nhỏ thức uẩn thì mới đắc Thánh quả
Alahán.
Thì phải đi sâu, đi sâu hoài, phải ăn nằm với nó, mà hiểu nó dễ dàng nhất là khi ngồi
thiền ít nhất cũng 2 tiếng, 1 tiếng cũng được, nhưng mà chắc phải ngồi hoài thôi, nhiều lần
rồi quý vị mới thấm sâu nó. Rồi khi quý vị hiểu được cái hóc búa, cái diễn biến nó thì đó là
Nhập lưu thì mới sắc uẩn thôi, còn thọ uẩn, quý vị phải tiếp tục nữa, thì quý vị cố gắng. Thì
thôi trở lại.
Có thêm một câu hỏi nữa, cứ hỏi, nhưng mà tôi xin thưa trước, bây giờ là ôn lại, không
khéo thì tôi cạo đầu đó, chớ không phải giỡn hoài, cứ hỏi tôi hoài, quý vị không hỏi là không
được.
Câu hỏi: “Con xin chân thành cám ơn Sư và cả pháp hội cho phép con một người chưa
phải phật tử được ngồi chung và nghe lời vàng ngọc của Sư. Nhưng con thưa Sư chưa hiểu rõ
thế nào là hữu lậu và vô lậu, vì con có nghe người ta chửi người khác rằng “người đó là hữu
lậu”. Vậy câu chửi này có phải là thành từ “hữu lậu” là từ Đạo Phật không? Xin cám ơn Sư.
Mô Phật”. Câu này đúng ra không nên hỏi tôi, mất thời giờ, ở đây phật tử đa số người ta rất
giỏi. Tôi xin thưa cho nó gọn bởi thời giờ nó hết rồi.
“Hữu lậu”. Lậu là rỉ ra, hữu là có. Hữu lậu là có rỉ ra. Rỉ cái gì ? Rỉ ra cái tham, cái
sân, cái si, đó là hữu lậu.
Còn Vô lậu là không có rỉ ra nữa.
Lậu là rỉ ra như nước đựng trong cái bình lủng lỗ rồi rỉ ra đó kêu là hữu lậu. Quý vị lấy
cái bình nước quý vị thụt 1 lỗ nhỏ rồi nước nó rỉ rỉ từng chút rồi hết cái bình đó, thì cái đó là
hữu lậu. Còn cái bình không có chảy thì nó là vô lâu, trước sau gì nó vẫn vậy thôi. Giờ hiểu
chữ lậu chưa? Lậu là rỉ ra.
Như vậy cái thế tư tưởng là cái thế rỉ. Rỉ cái gì ? Rỉ cái tham lam, rỉ cái sân giận, rỉ
cái si mê, mà cái gốc của Tham đó là do Si, cái gốc của Sân cũng do Si . Mà Si mê mà hồi
nảy tôi nói là cái lờ mờ.
Mà từ đâu mà có cái lờ mờ ? Tôi có nói, giờ tôi nói tắt một cái thôi, rồi sau này tôi sẽ
giảng rõ hơn. Có cái ông Tể tướng nghe Thiền Sư giảng, ổng mới lại nghe pháp, ổng cũng
giống như ông ấy vậy đó. Thì ổng nghĩ con người đã là giải thoát rồi, đã sáng tỏ mà tại sao
lại có cái 1 niệm bất giác, tại sao lại có 1 niệm mê mờ để rồi tham, để rồi sân.
Cái niệm mê mờ ban đầu từ đâu mà có ? Câu đó nhiều phật tử thắc mắc. Câu đó là
câu cốt lõi của Đạo Phật, không thể hỏi được, không thể trả lời được.
Thành ra ông Thiền Sư đang giảng pháp thì ông này đưa tay lên hỏi liền, trước pháp
hội rất đông người: «Bạch Hòa Thượng, như thế nào là vô minh ? Tại sao mình là Phật
rồi mà còn 1 niệm bất giác lọt vào vô minh để rồi sanh tử, để rồi tham sân ?»
Ông Thiền Sư trả lời rất hay, ông không cần giải thích nhiều. Ông nói: «Tể tướng! Tể
tướng! » ổng kêu rất lớn. Tể tướng : « Dạ. Dạ. » Thiền Sư nói tiếp : «Cái đồ ăn cám sú, sao
mày ngu si, sao mày hỏi cái câu gì con nít quá vậy.»
Ông Tể tướng khi không bị chửi nặng quá, ổng tay run, mặt đỏ hết trơn, ổng sân, ổng
nói: «Sao Hòa Thượng chửi con, con có hỏi nặng Hòa Thượng đâu, Hòa Thượng giận
chửi con quá nặng vậy.»
Thiền Sư mới cười nói : «Đó, đó vô minh từ đó đấy Tể tướng.»  

Nó bắt đầu từ đâu ? Từ 1 niệm bất giác, không tỉnh thức. Không tỉnh thức thì bắt đầu
mới có vô minh. Có vô minh thì mới có sân, mới có tham, mới có run tay, mới có nói Hòa
Thượng tại sao chửi con. Thôi cái này bỏ qua, để sau tôi sẽ giảng lại.
Vô minh còn có nhiều cách giảng, nó là cái căn bản đầu tiên của Đạo Phật mà tôi đã
có giảng rồi mà quý vị không để ý, thì phải giảng lại nhiều lần nữa, hén.
Thì ở đây cũng vậy, cô này cổ hỏi về hữu lậu, vô lậu, cổ chưa phải là phật tử mà đặt
câu hỏi cũng hay. Ở ngoài người ta nói mày là cái đồ hữu lậu, mà cổ không biết «hữu lậu» có
phải là danh từ Phật giáo hay không. Tôi cũng không biết, chả cần biết Phật giáo hay không,
nhưng cái ý nghĩa của hữu lậu, vô lậu là gì. Thì:
- Hữu lậu là thế giới của tư tưởng, thế giới của tham-sân- si.
- Vô lậu là thấy rõ tham-sân- si, là không dính mắc vào đó nữa.
Đại khái là như vậy. Cô muốn đạt được cái đó thì cô phải là bậc Thánh. Còn nếu
không, cô chạy đi đâu chạy cũng là hữu lậu thô lỗ, cộc cằn, đê tiện và cái hữu lậu cao
thượng. Thì cao thượng vẫn là hữu lậu.
Có người vẫn sân mà quý vị không biết đâu, thì cái này là cái hữu lậu cao thượng.
Người ta chửi mình, nhiều khi mình sân mình chửi lại, người ta đánh mình 1 bạt tay, mình
đánh lại 3-4 thì mình thì đó là hữu lậu thô lỗ. Còn khi người ta đánh mình, chửi mình, mình
mĩm cười thôi, trả thù độc đáo à, về tính toán này kia, mướn người đánh hoặc là đập người
này trả thù, thì cái này cũng là hữa lâu.
Còn khi mà vô lậu là người chửi không có, tiếng chửi không có, người bị chửi không
có, không phải là không có mà đều phát hiện từ cái Chân Không tức là cái Lặng Lẽ. Thì thôi,
đại khái là như vậy. Cô này chưa hiểu thì hỏi bạn đạo mình. Rồi có ai thắc mắc cái này nữa
không, cái này phật tử dư trả lời thôi.
Tôi nhắc lại hén, về cố gắng ôn lại 2 bài giảng của tôi, hén. Tức là Lương Võ Đế và Bồ
Đề Đạt Ma, còn khúc sau nữa. Sau này tôi sẽ triết lý Lương Võ Đế là gì, Bồ Đề Đạt Ma là gì.
Bồ Đề Đạt Ma mới bỏ Lương Võ Đế đi là vì tiếp thu Bát nhã không được. Giống như
quý vị, khó mà tiếp thu. Thành ra Đức Phật muốn nhập diệt lúc Ngài đắc quả. Sau đó qua cái
thứ 2 là những người tiếp thu được được đó là Thần Quang, cái đối đáp nó chuyển biến hơi
khác một chút.
Quý vị về ôn lại cái đó, tôi thấy ở đây quý vị trả bài rất hay, tôi rất tán thán. Nhưng,
chữ "nhưng" của tôi là quý vị không nắm cái cốt lõi của tôi. Trả làm sao cho ngắn, gọn, đầy
đủ giữa tư tưởng và Bát nhã.
Trong cái quý vị trả, đa số là theo cái diễn biến của tư tưởng, thì trong đó hay nhất là
ông Thiện Khánh với cô Như Đắc và một số nữa, nhưng mà cũng không nắm được cái cốt lõi
của tôi, nó gọn, mà nó rõ ràng nhưng mà nó đầy đủ, mà đứng về phương diện Bát nhã nhiều
hơn, bởi vì trong Bát nhã là có tư tưởng, còn nếu diễn biến theo thế tư tưởng thì nó không
diễn tả được, không vói tới Bát nhã được. Mà nếu diễn biến rặc ròng về Bát nhã thì ở trong
đó có tư tưởng, đại khái là tôi muốn nói như vậy, nó ngắn, gọn. Quý vị nói quá trời, quá dài
dòng nhất là có ông Thiện Mỹ, ổng nói rất hay mà trời ơi tràng giang đại hải mà là toàn là thế
tư tưởng không.
Thôi quý vị về làm hén, thời giờ không có. Sau ai có hỏi, có thắc mắc gì thì cứ viết
giấy gởi vô hỏi. Tôi xin tạm ngưng nơi đây.
Trước khi dứt lời, tôi xin cầu chúc cho toàn thể phật tử chúng ta cũng như toàn thể
pháp giới đều chóng vãng sanh về Cực lạc và thành Phật đạo.
Nam mô A Di Đà Phật. Mô Phật.

You might also like