Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 34

Kinh Sáu Sáu – lần 4 – Tuần 12

Bài giảng
KINH SÁU – SÁU
Lần 4 – Tuần 12
Ngày 11/11/Nhâm thìn (23/12/2012)

Trang
1
Kinh Sáu Sáu – lần 4 – Tuần 12

Sư Giác Khang giảng


KINH SÁU – SÁU
Lần 4 – Tuần 12
Ngày 11/11/ Nhâm thìn (23/12/2012)
-----------------
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Mô Phật. Thì hôm nay cũng có
duyên lành về Phật pháp, mà cũng là ngày chủ nhật, ngày 11 tháng 11 âm lịch.
Tức là thường lệ chúng ta có giảng pháp. Thì hôm nay chúng ta cũng tiếp tục
bài giảng vậy.
Tôi xin thưa trước là chúng ta bắt đầu đi sâu vào bài giảng về tư tưởng và
Bát nhã, thì chư phật tử thấy mình có nên tiếp tục học nữa hay không? Hay là
tới đây là nghỉ? Thì tùy. Chớ cái tánh tôi thì hơi khó, nếu học mà không trả bài
thì tôi không giảng tiếp đâu, mà khi trả bài mà bài trước đã rành thì chúng ta
mới tiếp tục học bài sau, cũng như lớp mẫu giáo xong mới qua lớp 1, lớp 1
xong mới qua lớp 2,… mà muốn qua, quý vị phải trả bài cho tôi biết cái trình
độ thì tôi mới giảng tiếp tục sâu hơn nữa, còn nếu không thì chúng ta nghỉ vậy.
Như vậy tôi chỉ giảng bữa rằm và 30 thôi, ngày chủ nhật chúng ta nghỉ. Ngày
rằm và 30 có thể cho quý Sư giảng chớ tôi cũng lớn tuổi rồi. Nếu mà làm có
kết quả thì tôi làm, còn làm để chơi chơi thì thôi nghỉ. Tôi thấy phật tử bây giờ
đa số đúng là hơi lười biếng đấy.
Tôi thấy giáo pháp là quan trọng hơn hết trong Đạo Phật. Thì Đức Phật
cũng nói chỉ còn có giáo pháp thôi.
“Không làm các điều ác,
Chỉ làm các điều lành,
Rửa lòng cho trong sạch”, thì cái này mới là quan trọng. “Rửa lòng” tức
là rửa cho cái nhận thức mình được trong sạch.
Thì chỉ có cái nhận thức mới đưa ta xuống địa ngục, chỉ có nhận thức
mới đưa lên cõi trời, và chỉ có cái nhận thức mới đưa tới giải thoát tức là
Niết bàn.

Trang
2
Kinh Sáu Sáu – lần 4 – Tuần 12
Mà chúng thấy thời Thái Tử Si Đạt Ta, 62 tôn giáo đều đưa cái nhận
thức chuyển hóa, cải sửa tức là cõi trời: Dục, Sắc, Vô sắc, chưa có Đạo Phật.
Tới chừng Thái Tử Sĩ Đạt Ta sau 6 năm tìm Đạo thì Ngài không thỏa
mãn, cuối cùng Ngài phải tự tìm lấy. Thì sau 49 ngày Ngài mới tỏ ngộ được
Đạo Phật, và Ngài bắt đầu thuyết bài kinh “Con Sư tử rống”, thì từ đó mới có
Tứ Sa môn quả: Nhập lưu, Nhất vãng lai, Bất lai, vô sanh Alahán.
Nhưng Ngài tính không ra giáo hóa, bởi vì Đạo Phật rất là khó hiểu, nó
đi ngược dòng đời, mà chúng sanh quen có tập khí cải sửa rồi, có từ từ, có
pháp môn, có Đạo sư, và nương tựa vào cây gậy chớ không dám dứt gậy. Mà
Đạo Phật là phải dứt gậy, dứt tất cả cái gì dính mắc.
Mà chúng ta nếu không dính mắc vào một cái gì là chúng ta sống không
được, nhất là thời buổi này, sống là phải có vấn đề. Mà vấn đề là đau khổ, vấn
đề là tư tưởng. Mà chấm dứt tư tưởng thì đó là một cái lầm.
Tư tưởng không thể chấm dứt được, mà cũng không thể cải sửa được,
nếu cải sửa thì được tư tưởng tốt thôi. Còn chấm dứt tư tưởng như là nước
mà không có sóng là nước chết. Thành ra chỉ có cách là thấy rõ nó.
Mà thấy rõ nó là hoàn toàn đi ngược với các phong trào của 62 tôn giáo
từ xưa và cả đến nay cũng vậy thôi, chúng ta tu là cải sửa. Đi ra ngoài hỏi bên
ngoài thử coi, Tu là gì? Nói tu là cải sửa, không sửa là không thể tu được.
Nhưng mà Đạo Phật, sửa là không đi tới giải thoát. Thành ra các tôn giáo đều
lấy cái ý chí tức là cái nghiệp, còn kêu là mạtna mới đưa đến giải thoát. Nhưng
ý chí không đưa đến giải thoát được.
Người ta nói “Chế tâm nhất xứ, vô sự bất thành”, tập trung mạnh, kỹ,
lâu, sâu vào một đối tượng gì đó thì chúng ta có thể làm được tất cả những
việc gì trên vũ trụ này.
Nhưng Đạo Phật lại giải thích khác. Nếu tập trung mạnh, kỹ, lâu, sâu
thì chúng ta có thể làm được tất cả những cái gì về hiện tượng giới, còn về
Bản thể thì nó chướng ngại con đường giải thoát. Cái chỗ này là chỗ khó
nhất của Đạo Phật.
Nói như vậy không có nghĩa là Bát nhã là Đạo Phật đi khác với 62 tôn
giáo, không phải vậy. Trái lại Bát nhã phải hiểu thật rành, thật kỹ, phải như
thật biết sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly ra
khỏi các tư tưởng này, chớ không phải bỏ tư tưởng, mà phải hiểu thật rành
Trang
3
Kinh Sáu Sáu – lần 4 – Tuần 12
những cái hóc búa, những cái xảo trá của tư tưởng. Khi mình thấy rõ nó
rồi, mình không dính mắc nó, thì cái thấy rõ chính là Bát nhã, chính là trí
tuệ.
Nhưng thường thường chúng ta hay đặt chữ “làm sao để thấy rõ” thì
chúng ta lại kẹt cái vòng lẩn quẩn nữa. Nó khó là khó chỗ đó.
Thành ra tôi đòi hỏi phật tử là phải hiểu rõ: cái tiến trình của 4 đường ác,
của người, trời dục giới tức là cõi dục ; cái tiến trình của cõi trời sắc là sơ, nhị,
tam thiền và tiến trình của trời vô sắc tức là tứ thiền và tứ không.
Muốn hiểu cái đó là chúng ta học thuộc lòng thôi. Để chi vậy? Để chúng
ta ngồi thiền chúng ta nghiền ngẫm lại. Nghiền ngẫm không phải 1 làn, cả
chục lần, mà cả trăm lần, cả ngàn lần,… tùy theo cái trình độ nhiều kiếp của
mình. Thành ra đòi hỏi phật tử một sự cố gắng thật là bền bỉ, thật là bền bỉ.
Và chúng ta tu, chúng ta phải nhập định ít nhất cũng phải nhị thiền thì chúng
ta mới có thể trăn trở, bất mãn thì chúng ta may ra nhận cái Bất tử. Đòi hỏi ở
quý phật tử một sự cố gắng liên tục, bền bỉ và nhẫn nại.
Trong kinh thường nói “Làm được những việc khó làm, nhẫn được
những điều khó nhẫn” thì chúng ta mới có thể đi qua Bát nhã được.
Tôi không mong cầu đắc quả, bởi tôi không biết có đắc không nữa,
nhưng tôi nghĩ đây là cái bánh vẽ, nếu mình thuộc lòng nó, nhiều khi trong cái
sự đau khổ cùng cực thì nó lại hiện. Giống như Anan, mặc dầu còn Đức Phật,
Ngài chỉ cho tất cả các người khác đắc quả Alahán, còn chính Ngài chỉ có
Nhập lưu thôi. Thì bây giờ mình cũng tập đi như Anan thôi, nghĩa là phải có
cái bánh vẽ. Rồi khi Anan đau khổ cùng cực, thì những cái bánh vẽ nó hiện ra
thì Ngài thấy rõ được nó, Ngài đắc quả Alahán trong một đêm đó.
Tôi cũng lập lại một lần nữa là nếu phật tử thấy rằng nó khó khăn, bởi vì
tôi đòi hỏi quý vị nghe giảng pháp này rồi, về còn phải sắp xếp thời khóa biểu
để có thì giờ thiền định. Mà ngồi thiền ít nhất cũng phải 2 tiếng, còn không
được thì 1 tiếng cũng được, một đêm 3 thời cũng được, 2 thời cũng được, 1
thời cũng được, chớ không bắt buộc phải 3 thời, 2 thời, mà 1 cũng được,
không bắt buộc 2 tiếng, có thể 1 tiếng cũng được, ½ tiếng cũng được rồi từ từ
mình lên, nhưng phải liên tục, đó là cái khó, không được gián đoạn ngày nào
hết, nhiều hay ít thì tùy theo cái hoàn cảnh của mỗi người, cái Đạo Phật không
bắt buộc. Quý vị có thể ngồi 2 tiếng, không được thì 1 tiếng, cũng không được
Trang
4
Kinh Sáu Sáu – lần 4 – Tuần 12
nữa thì 15’, nhưng mà không phải 15’ hoài đâu, quý vị cứ đều đặn rồi quý vị
thấy tự nhiên quý vị lên 2 tiếng thôi, chớ đâu phải dễ dàng nhảy vô ngồi 2
tiếng liền, không có ai làm được cái đó, nhưng mà quý vị có bền hay không, có
tinh tấn hay không. Chữ tinh tấn tôi dịch ra chữ “bền” cho quý vị dễ hiểu.
Thành ra đối với Đạo Phật người khôn, người ngu, người giàu sang,
người nghèo hèn,… không quan trọng, mà quan trọng là ở chỗ “cái bền”.
Tôi nói chuyện với phật tử, có nhiều người nói tại con nghèo quá. Đâu
phải nghèo mà tu không được. Bộ Đạo Phật để cho mấy người giàu tu sao,
mấy người có phước báo tu được, còn mấy người không phước báo tu không
được sao. Chúng ta nên nhớ không có vấn đề đó, nếu chúng ta bền bỉ là chúng
ta vượt qua tất cả. Thành ra quý vị phải hiểu vấn đề Đạo Phật.
Tôi thường giảng về vấn đề nhân quả và nghiệp. Nhân quả kiếp trước
mình kém tu hành thì kiếp này phước báo mình không có, tất nhiên phải
nghèo, phải tật nguyền, phải ngu si,… đủ thứ hết. Còn người ta phước báo
nhiều kiếp, người ta giàu có, người ta đủ căn lành không có tật nguyền,…
Nhưng những cái đó đối với Đạo Phật không quan trọng, tôi nói để quý vị phải
hiểu. Tôi cho một cái thí dụ như trong kinh có thí dụ, phước báo thí dụ như
nước mưa ngọt, còn cái tội lỗi hay kém phước của mình giống như muối mặn.
Quý vị thấy:
- Nếu 1 chén nước mưa, 1 chén phước báo rồi quý vị bỏ vào đó 1 muỗng
ăn canh muối thì nó mặn chát thôi. Tại sao vậy? Tại cái phước báo mình quá
kém mà cái tội lỗi mình quá nhiều.
- Nhưng quý vị cố gắng làm cho nước mưa này được chừng 5 đôi, quý vị
bỏ vào đó 1 muỗng ăn canh muối thì không ăn thua gì hết, nó còn làm cho
ngọt thêm nữa, cũng như ăn canh không ngon mà bỏ một chút xíu muối vào thì
nó ngọt thêm.
- Còn nếu quý vị tiếp tục bền bỉ nữa được chừng cái hồ nước 500 đôi,
quý vị đừng nói đổ vào đó 1 muỗng, mà 10 muỗng muối nó cũng vẫn ngọt thôi.
Thành ra trong cuộc sống, chúng ta đừng có so sánh. Có nhiều người,
người ta giàu sang, người ta đầy đủ căn lành, người ta được vô học thường
nữa. Còn mình thì nghèo, tật nguyền, phước báo không có, thôi vậy không
đến học nữa, như vậy là cuộc đời mình kiếp sau cũng là mẫu giáo nữa thôi,
sanh lên cũng tật nguyền nữa thôi, bởi mình đâu có phước, mình kiếp này 1
Trang
5
Kinh Sáu Sáu – lần 4 – Tuần 12
chén nước, kiếp sau cũng 1 chén nước đó thôi, thì đời đời kiếp kiếp mình là
người u tối mãi, chi bằng bây giờ mình cố gắng.
Chúng ta thấy ông bác sĩ, ông bác học nào cũng bắt đầu từ lớp mẫu giáo
thôi. Chính Đức Phật cũng vậy, kiếp trước Ngài đã từng giết mẹ, Ngài từ địa
ngục Ngài bò lên, nhưng Ngài rất là bền bỉ. Mình coi cái gương đó mình cố
gắng.
Tôi chỉ yêu cầu quý vị bền thôi, quý vị đừng có so sánh, tôi thấy trong
này có nhiều người so sánh lắm, rồi vô đây cứ làm phước không hà, không có
chịu tu trí huệ.
Mà trí huệ là gì? Là pháp lý.
Thành ra Đức Phật có nói Tứ nan, 4 điều khó nhất là: Nhân thân nan
đắc, Thiện duyên nan ngộ, Phật pháp nan văn, Phật quốc nan sanh.
1- Nhân thân nan đắc: làm được thân người là cả một vấn đề khó khăn.
Chúng ta học bài kinh Sáu Sáu, từ địa ngục vô gián tiến lên địa ngục hữu gián,
rồi tiến lên tới ngạ quỷ, rồi tiến lên tới súc sanh, rồi tiến lên tới atula, rồi mới
tiến lên tới người, biết bao nhiêu ngàn, ngàn kiếp.
Nếu được thân người mà không tu thì xuống địa ngục nữa, giết cha, giết
mẹ, làm đủ tội lỗi hết, hoặc là sát sanh thì xuống ngạ quỷ, súc sanh, atula. Chi
bằng bây giờ mình cố gắng. Thành ra Đức Phật có nói “Nhân thân nan đắc”
được thân người rất là khó, chưa chắc quý vị chết rồi quý vị được mang lại
thân người, mình phải nhớ chỗ đó.
2- Thiện duyên nan ngộ. Sanh ra làm được thân người mà đầy đủ căn
lành, không bị tật nguyền gì hết, mà lại biết tha thiết Phật pháp nữa, cái này là
cái khó thứ 2.
3- Phật pháp nan văn. Nghe được lời lẽ chánh pháp là cả một vấn đề
khó khăn rồi. Vì thời buổi này, Đức Phật nói thời mạt pháp, tức là cái Pháp của
Đạo Phật nó đã muốn mất rồi, mà tôi thấy mất thiệt đấy, bây giờ chỉ còn pháp
người trời, chớ pháp Phật không còn nữa.
Tôi đã trăn trở bốn mưới mấy năm, qua cái bài kinh “Sư Tử Rống”, tôi
không biết cái Đạo Phật và đạo người trời với các tôn giáo cải sửa nó khác
nhau làm sao. Bốn mưới mấy năm, tôi trăn trở bây giờ tôi thấy được, nhưng
mà tôi già rồi, việc chứng đắc thì không biết sao, nhưng mà tôi nghĩ cái giáo lý
tôi giảng nó rất sáng tỏ.
Trang
6
Kinh Sáu Sáu – lần 4 – Tuần 12
Ở đây tôi chỉ trao đổi với quý vị thôi, quý vị thấy rằng những cái tôi
giảng mà áp dụng cho chúng ta, áp dụng cho tất cả mọi người mà đem lại lợi
ích cho mình và cho tất cả mọi người thì cái đó là đúng, chúng ta thực hành
theo thôi. Chớ bây giờ không có Phật thọ ký thì làm sao biết tôi giảng pháp là
đúng theo Đạo Phật.
Nhưng Đức Phật có nói khi mà Ngài giảng cho người dân ở Calama. Thì
người dân có hỏi là “Ở đây có gần sáu mươi mấy tôn giáo đến giảng, bây giờ
tới Ngài giảng, mà ai cũng nói đạo đó là chánh hết, vậy tụi con biết đạo nào là
đúng mà tụi con theo”. Câu Đức Phật nói:
“Các con đừng có theo ai hết, dầu cho tôn giáo nào, dầu cho chính Đức
Phật cũng đừng bao giờ theo, cũng đừng bao giờ bỏ. Các con hãy lấy cái đó
áp dụng vào trong cuộc sống của con, dầu tôn giáo đó của ai, dầu của Tổ tiên,
của truyền thống, bất cứ một giáo chủ nào có học qua, các con cũng đừng bao
giờ tin, cả tới Đức Phật cũng đừng bao giờ tin, mà con áp dụng vào trong
cuộc sống của con mà đem lại hạnh phúc cho mình và cho tất cả mọi loài (từ
địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, atula,…) thì đây là đúng, các con cứ hành theo”.
Chúng ta thấy Đạo Phật dạy cái gì? Ở đây tôi giảng cho quý vị cái gì?
“Không làm các điều ác, phải làm các điều lành, và tiến trình 5 uẩn là cái
tâm phải cải sửa cho trong sáng để nhận lại cái Bất tử”. Có 3 điều thôi.
Đức Phật trước khi Ngài tịch diệt, thì Ô Sào Thiền Sư có lập lại câu đó.
Ông Tể tướng nói “Ngài nói lại đại ý của Phật pháp cho tôi nghe”.
Ngài nói: “Mô Phật. Không làm các điều ác - Làm các điều lành - Rửa
lòng cho trong sạch. Đó là 3 điều Phật dạy”. Thì ông Tể tướng nói “Ôi! Cái
đó con nít 3 tuổi còn biết mà”.
Ngài nói “Đúng rồi. Con nít 3 tuổi cũng biết, nhưng ông già 80 tuổi
chưa chắc làm được”.
Chúng ta học bây giờ chúng ta thấy, quý vị thọ 5 giới chưa chắc quý vị
làm được đâu.
Không sát sanh mà phải phóng sanh. Thì quý vị có làm cho ai khổ đau
không?
Mình không giết người, không giết loài thú lớn thì mình cảm thấy hạnh
phúc, mà loài thú nó được tha nữa, mình không giết nó và còn phóng sanh nữa.

Trang
7
Kinh Sáu Sáu – lần 4 – Tuần 12
Một người ở tù mà được tha, mình cứu mạng thì người đó rất là hạnh phúc, và
khi mình cứu được người ta mình cảm thấy vui vẽ, cả 2 đều vui hết.
Còn mình giết nó, nó đau khổ, nó trả thù. Mình về, cái lương tâm cắn rứt,
cả 2 đều khổ sở hết.
Thì chúng ta thấy rõ ràng cái đó đúng rồi còn cái gì nữa.
Không trộm cắp mà phải bố thí.
Mình lấy của không cho, trộm chiếc honda của người ta, thì người bị mất
honda khổ sở. Rồi mình đem về có an tâm không? Mình sợ công an bắt mình.
Thì cả 2 đều đau khổ hết.
Mà chẳng những vậy, mình còn bố thí, ở phường 7 có ủy lạo, mình đem
tiền bạc của mình tiện tặn mình giúp đỡ cho người ta. Người ta qua cơn đói,
người đó cảm thấy mừng, mình cho mình cảm thấy hạnh phúc. Cả 2 đều an vui
hết.
Thì nó rõ ràng quá rồi còn cái gì nữa. Tôi nói 2 giới thôi.
Còn cái thứ ba là Không tà dâm. Cái thứ 4 là Không nói dối. Cái thứ 5 là
Không uống rượu, không ghiền các chất say. Thì quý vị suy nghĩ là biết.
Thành ra chúng ta thấy có 4 điều:
- “Nhân thân nan đắc” thì chúng ta được rồi đó.
- “Thiện duyên nan ngộ”, sanh ra cõi đời lành lặn mà lại được nghe
pháp nữa. Đó là điều thứ 2, chúng ta cũng được rồi đó.
- “Phật pháp nan văn”. Bây giờ được nghe Chánh pháp, nhất là thời
buổi này. Chúng ta thấy Đức Phật nói cái thời mạt pháp này khó mà
đắc quả Nhập lưu lắm.
Chính tôi tu thiền, tôi không có tin Tịnh Độ. Nhưng sau này tôi thấy
pháp môn Tịnh Độ thời buổi này rất là hợp. Bởi vì muốn đắc quả Nhập lưu rất
là khó. Mà nếu chúng ta sanh về cõi trời thì giống như Lương Võ Đế, chỉ
hưởng hết phước rồi cũng luân hồi thôi, đó là pháp môn hữu lậu “phước báo
nhân thiên hữu lậu có hưởng là có hết”.
Thì chi bằng Đức Phật biết cái đó mới nói “Thôi, các con chỉ cần nhất
niệm, thay vì sanh về cõi trời, các con phát nguyện ‘A Di Đà ơi giúp con về cõi
Phật’ thì các con vẫn về cõi Phật được”. Đó là cái điều hy hữu, chỉ có một

Trang
8
Kinh Sáu Sáu – lần 4 – Tuần 12
mình Tịnh Độ mới dám nói là “nhất niệm sẽ thành Như lai”. Còn tất cả các
pháp môn khác thì nhất niệm sanh về cõi trời thôi. Chúng ta phải hiểu cái đó.
Trong 4 điều:
- Nhân thân nan đắc, chúng ta có rồi.
- Thiện duyên nan ngộ, thì chúng ta đầy đủ căn lành.
- Phật pháp nan văn, chúng ta cũng được luôn.
- Phật quốc nan sanh, chúng ta không có, tôi cũng không được. Là
sanh ra đời gặp Phật, bây giờ Phật đã tịch lâu rồi.
Thì Phật có nói: “Đức Như lai 32 tướng tốt, 80 vẽ đẹp chưa phải là Phật.
Đạo Phật là gì? Phật là Pháp.
“Sau khi Ta tịch, Ta để Pháp lại, nó sẽ ủng hộ các con. Hãy coi Pháp
lý là Thầy mãi. Bao giờ Pháp lý còn thì cũng như Ta còn tại thế, các con
thực hành theo đó. Thì Pháp chính là Thầy, Thầy của chư Phật, Thầy của
các con”.
Pháp có 2: Pháp sátna và Pháp chu kỳ. Pháp chu kỳ dễ hiểu rồi đó. Còn
Pháp sátna rất là khó hiểu.
Pháp sátna lại là pháp của Tịnh Độ.
Pháp chu kỳ là pháp của Uế độ.
Chu kỳ là: dục giới, sắc giới, vô sắc giới. Còn sátna là pháp của Tịnh Độ.
Mà muốn hiểu Tịnh Độ, để đừng dính mắc vào chu kỳ thì phải hiểu
chu kỳ cho rành rõ.
Nếu chúng ta hiểu không rành rõ thì chúng ta cải sửa, chạy trốn, thăng
hoa. Mà chúng ta thấy cái gì chúng ta không hiểu rõ thì chúng ta chạy trốn.
Chạy hoài được không? Dĩ nhiên là không được, khi gặp là dính mắc.
Mà cái không rành rõ, Đạo Phật thường kêu là vô minh, không sáng.
Thành ra Đức Phật, sau khi Ngài ngồi thiền, Ngài thấy là không có bỏ
“Tam giới”. Tưởng đâu đắc Niết bàn là bỏ cõi đời này rồi đi ở chín tầng mây
nào đó, không có, cái đó là cái hiểu lầm.
Rất nhiều tôn giáo cho rằng Niết bàn của Đạo Phật là hư vô, là hư không.
Hư không đây không phải là không có, mà là không dính mắc.

Trang
9
Kinh Sáu Sáu – lần 4 – Tuần 12
Chữ “không” đây là không dính mắc vào Tam giới. Không dính mắc
vào tam giới có nghĩa là ở trong tam giới mà thấy rõ tam giới thì không bị
nó lôi kéo. Còn chạy trốn tam giới tức là dính mắc tam giới. Hễ mình sợ, mình
chạy trốn là tất nhiên còn dính. Tôi thường thí dụ.
Thí dụ trời chạng vạng. Mờ mờ 7h-8h tối, khi thấy cái cây ở dọc đường,
trời tối đâu có biết gì, tưởng là con rắn. Tưởng là con rắn bởi vì lờ mờ.
Lờ mờ thì sanh ra nghi. Mà nghi thì sanh ra sợ.
Mà sợ là có vấn đề. Mà có vấn đề là đau khổ.
Thì: một là la làng, hai là chạy kiếm khúc cây, ba là cầu cứu mọi người,
bốn là đi kiếm đèn. Có biết bao nhiêu vấn đề để coi cái vật gì nằm ở trên đất
đây, phải là con rắn hay là khúc cây.
Tất cả tôn giáo là do ở chỗ đó, chỗ lờ mờ mới sanh ra biết bao nhiêu tôn
giáo, 62 tôn giáo. Mà tôn giáo nào cũng lờ mờ hết, mà lờ mờ là có vấn đề, mà
có vấn đề chính là đau khổ. Đó là thế giới của chu kỳ, do dùng cái tư tưởng mà
tìm hiểu cái sự vật.
Khi có cái đèn trí huệ tới rồi, thấy rõ là khúc cây thì vấn đề chấm dứt, sự
đau khổ chấm dứt, sự sợ sệt không còn nữa.
Nhưng mà trí tuệ là gì ? Làm sao để đạt trí tuệ ? Cái này là một vấn đề
nhức nhói của người xưa và của người nay, và có lẽ mãi mãi về sau. Tôi cũng
trăn trở, tôi cũng nhức nhói với nó, nhưng mà tôi bây giờ tôi thấy tôi giảng
tương đối nó sáng tỏ.
Thành ra ở đây chỉ trao đổi với quý vị, còn chứng đắc hay không thì
chính tôi, tôi cũng không biết nữa. Hén. Tôi chỉ trao đổi với quý vị thôi. Vì tôi
thấy hồi xưa, tôi muốn đem mấy câu chuyện hồi xưa để chứng tỏ cái lập luận
của tôi, đó là ông Huyền Giác, ông chứng đắc rồi, nhưng mà ông vẫn còn nghi
không biết mình thật sự chứng đắc hay là bị ngũ ấm ma.
Hồi xưa, Lục Tổ Huệ Năng sanh ra là đã chứng đắc có lẽ nhiều kiếp, rồi
Ngài cũng không biết mình có chứng đắc hay không, tới chừng nghe một câu
«Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm» của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn thì Huệ Năng ngộ
liền, nhưng không biết có đúng hay không. Ngài mới đi tìm Ngũ Tổ Hoằng
Nhẫn. Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn mới thọ ký là đúng, mới trao «Y, Bát» cho Huệ
Năng.

Trang
10
Kinh Sáu Sáu – lần 4 – Tuần 12
Thì cách mấy chục năm sau, ông Huyền Giác này cũng vậy, ông 7 tuổi là
đi xuất gia rồi, ông đọc kinh sách về Tam Luân Tông tức là Thiên Thai
«Không - Giả - Trung», ông ngộ, đắc quả nhưng không ai thọ ký, không biết
thật hay là ma. Cái ngũ ấm ma nó khó lắm, chúng ta coi kinh Thủ Lăng
Nghiêm mới thấy ngũ ấm ma là cả một vấn đề. Ông gặp Huyền Sách, hai
người trao đổi tương tợ nhau, rồi nhờ Huyền Sách thọ ký cho ông là đúng
chánh Pháp. Huyền Sách nói «Tôi đệ tử Huệ Năng, tôi không đủ khả năng để
mà thử ngài đâu. Trao đổi với ngài chớ còn cái chiều sâu có đúng hay không.
Nếu ngài muốn đến Huệ Năng thì tôi dẫn ngài đi». Chúng ta thấy là Huyền
Giác đâu có học gì đâu, 2 thầy trò trao đổi kêu là «dĩ tâm truyền tâm, dĩ tâm ấn
tâm». Cái tâm của Huyền Giác và cái tâm của Huệ Năng tương đương nhau,
chỉ trao đổi là biết ông Huyền Giác chứng đắc thế thôi.
Một chút nữa tôi sẽ kể câu chuyện đó giữa Huyền Giác và Huệ Năng
không có học hỏi gì hết, chỉ qua cái chất vấn, cái gài bẫy cho Huyền Giác lọt
vào cái thế tư tưởng, nhưng Huyền Giác đã đắc rồi làm sao lọt được. Qua 4 lần
vấn đáp, thì Huệ Năng biết Huyền Giác chánh, đúng là Bát nhã.
Còn câu chuyện thứ hai là giữa Lương Võ Đế và Bồ Đề Đạt Ma. Bồ Đề
Đạt Ma đúng là chánh pháp, là Tổ, là đã chứng đắc rồi, được thọ ký từ Phật
Thích Ca mà. Nhưng khi qua tới Trung Quốc rồi gặp Lương Võ Đế.
Lương Võ Đế giống như quý vị đó, tượng trưng cho người cư sĩ, nắm
được Phật pháp, cái bánh vẽ thôi, mà không có chứng đắc, chỉ có cái môi mép,
có nghe pháp như quý vị. Thì Chí Công Thiền Sư là Alahán dạy cho ngài.
Chúng ta biết công việc của nhà vua làm sao mà ngồi thiền được, làm
sao mà hạ thủ công phu được. Thuận Trị Hoàng Đế là ông vua chánh đạo, mà
khi gặp Ngọc Lam thì cuối cùng vua than, ông cũng hiểu như ông Lương Võ
Đế mà ổng hay hơn, khá hơn. Ổng có bài thơ dài lắm, tôi rút ra 2 câu thôi:
«Bách niên thế sự tam canh mộng. Bất cập Tăng gia bán nhật nhàn.»
Bài thơ đó là:
Thiên hạ tòng lâm bán thị sơn.
Bát du đáo xứ nhậm quân sang.
Huỳnh kim bạch ngọc chi di quý.
Di hữu ca sa phi cánh nan.

Trang
11
Kinh Sáu Sáu – lần 4 – Tuần 12
Trẫm thị đại địa sơn hà chủ.
Bách niên thế sự tam canh mộng.
Bất cập Tăng gia bán nhật nhàn.

Trẫm thị đại địa sơn hà chủ: ta đây là đại địa làm chủ hết sơn hà. Bách
niên thế sự tam canh mộng là trẫm sống 100 năm giống như giấc mộng canh
ba thôi. Bất cập Tăng gia bán nhật nhàn là không bằng nhà sư nửa ngày nhàn.
Nghĩa là sống 100 năm mà không bằng ông sư sống có nửa ngày, nửa
ngày mà sống nhàn. Còn trẫm 100 mà lo thế sự, làm chủ sơn hà nhưng mà «Di
quốc di dân sự tối phồn» vì nước vì dân công việc bề bộn không thể mà để cái
tâm rỗi rảnh đi sâu vào giáo pháp, trẫm có học nhưng mà không có nghiền
ngẫm.
Thì quý vị bây giờ cũng vậy, đa số đến đây học rồi về lo làm ăn, không
có nghiền ngẫm, tôi thấy quý vị không như Thuận Trị Hoàng Đế, tức nhiên là
cũng rỗi rảnh hơn, thôi thì ráng sắp thời khóa biểu một ngày 15’ - ½ tiếng để
nghe giáo pháp rồi về nghiền ngẫm.
Đạo Phật là «Văn» rồi «Tư» rồi «Tu».
Tư là ngồi thiền.
Văn là nghe pháp, nghe giống như con trâu ăn cỏ mà không nhơi lại thì
cũng là cỏ nguyên thôi, quý vị sình bụng. Ở đây tôi thấy có nhiều người sình
bụng đấy, trả bài rất hay, nhưng mà lộn xộn tùm lum hết trơn. Học bao nhiêu
giáo pháp rồi ọc ra, như con trâu ăn cỏ ọc ra còn cỏ nguyên rồi thôi, thiếu cái
ngồi thiền thì làm sao thành thịt, xương, da được, mà không ngồi thiền thì làm
sao tiêu hóa được, nó sình bụng, tôi biết như vậy là thiếu thời giờ mà thiền
định.
Thiền định thì khó. Dĩ nhiên khó, quý vị thấy không có cái gì dễ. Như ăn
cơm, mới đầu ăn đổ tháo tùm lum, từ từ tập riết rồi lần lần ăn mới được. Quý
vị làm cái gì cũng «vạn sự khởi đầu nan». Thành ra quý vị có bền hay không.
Quý vị té 1-2 lần, té 10 lần rồi quý vị nằm vạ luôn, bỏ cuộc.
Ở đây tôi thấy nhiều à, có nhiều người làm phước, có thể làm công quả ở
trong tịnh xá Ngọc Vân hạng nhất, còn giáo pháp thì hạng bét, tôi khuyến
khích hoài không được thì thôi, tôi không bắt buộc, bởi vì cái đó là cái sanh tử
Trang
12
Kinh Sáu Sáu – lần 4 – Tuần 12
của mỗi người, kiếp sau trở lên mẫu giáo què quặt nữa, thì tùy quý vị thôi, tôi
chỉ có hù thôi.
Bữa nay tôi muốn hỏi lại, nếu quý vị thấy khó khăn thì tôi nghỉ, tôi cũng
già, lớn tuổi rồi, sức khỏe tôi cũng yếu, nếu mà không chịu học nữa, tôi trả bài
không được là tôi nghỉ. Một tháng 4 ngày chủ nhật, tôi nghỉ, tôi còn giảng
ngày rằm và 30 thôi, tôi thấy quý vị không tha thiết nữa thì tôi giao cho quý sư
giảng. Thành ra quý vị phải cố gắng, tôi cũng cố gắng, tôi già mà tôi còn cố
gắng giảng, mà giảng là tôi phải trăn trở làm sao giảng cho dễ dàng cho quý vị
dễ hiểu, tôi tìm đủ thí dụ hết để cho quý vị dễ hiểu. Rồi quý vị lười biếng quá
tôi biết làm sao bây giờ. Phải cố gắng chớ. Cuộc sống nó luôn luôn bề bộn,
nhất là thời buổi này, chạy ăn từng bữa toát mồ hôi.
Quý vị thấy ở đây tôi tạo điều kiện xuất gia rất là dễ dàng, vô đây không
có làm gì hết đó, công quả thì sáng làm có 1-2 tiếng đồng hồ, rồi từ đó tới
chiều không có làm gì hết. 15h học giáo pháp tới 16h30’. Rồi 17h ngồi thiền
tới 19h. Rồi ngủ tới 23h ngồi thiền tới 1h. Rồi ngủ tới 3h30’ ngồi thiền tới
sáng. Rồi sáng trở lại như vậy, nếu người nào đắp y thì đi bát, có vậy thôi.
Không tiền bạc, không nhà cửa, không điện thoại di động, không điện thoại
bàn,… không làm gì hết. Thế mà không tu được. Vô đây xuất gia rất nhiều mà
ra đời cũng hết trơn. Thành ra cái chỗ này là cái chỗ nguy hiểm «Nhàn cư di
bất thiện». Chính cái nhàn đi đến giải thoát, và cũng chính cái nhàn nó đưa
tới sanh chuyện bậy bạ.
Như vua Thuận Trị «Bách niên thế sự tam canh mộng. Bất cập Tăng gia
bán nhật nhàn.» Trẫm sống 100 năm giống như giấc mộng canh ba, không
bằng ông sư sống nửa ngày nhàn.
«Nhàn» ở đây không phải là để chơi, mà để tỉnh trí mà nghiền ngẫm
cái giáo pháp cho sâu, cho kỹ, cho lâu, để rồi thấy rằng cái ý chí là cái quan
trọng nhất trong việc tu hành. Tất cả tôn giáo đều lầm ở chỗ đó. Nhưng mà
qua giải thoát thì ý chí chướng ngại con đường giải thoát. Mà không có ý
chí làm sao thấy rằng cái ý chí là chướng ngại. Cái chỗ đó là cái chỗ quý vị
phải hiểu.
Thành ra chúng ta thấy trên đời, mấy vị anh hùng như Nã-Phá-Luân,
Chis-Top-Cô-Lom, Kha-Luân-Bố tìm ra thế giới này kia, các nhà bác học là
nhờ ý chí các ngài rất là mạnh, các ngài sáng tạo ra đủ thứ hết.
Trang
13
Kinh Sáu Sáu – lần 4 – Tuần 12
Muốn có thần thông như ngoại đạo, có 5 thông thì cũng phải có ý chí.
Quý vị trả bài cho hay cũng nhờ ý chí.
Nhưng mà cuối cùng giải thoát, đắc Niết bàn, đắc cái Bất tử thì ý chí
là một sự chướng ngại. Mà muốn thấy ý chí chướng ngại là cũng phải nhờ ý
chí. Khi ý chí nó thăng hoa lên cao rồi thì nó mới thấy nó chướng ngại trên
con đường giải thoát, nó là cái chướng ngại cuối cùng. Trong bốn mươi năm
tôi trăn trở, tôi thấy ở cái chỗ đó.
Thành ra quý vị thấy là Alaya thức (thức thứ 8) nó là đứng lặng chuyển
biến (đứng lặng thì chân, mà chuyển biến thì vọng) là chân vọng hòa hợp.
- Nếu mà nó lên cấp nữa, nó chuyển biến nhanh nữa thì nó thành mặt
trăng thật là Niết bàn tịch tịnh. Đây là con đường giải thoát.
- Còn nếu nó xao động thì nó thành ra mạtna là ý chí. Mà ý chí nó chịu
dừng lại thì nó thành ra alaya, tức là chân vọng hòa hợp.
- Mà chân vọng hòa hợp nếu lặng lẽ nữa, chuyển biến nhanh nữa một
cách thần tốc thì thành Niết bàn tịch tịnh đây mới là chỗ cuối cùng, mặt trăng
thật.
* Khi Niết bàn tịch tịnh nó chuyển biến chậm lại thì nó thành ra thần
thức tức là alaya thức của chúng ta, mặt trăng thứ nhất.
* Rồi mặt trăng thứ nhất xao động thành ra mạtna, đây là thế giới uế độ.
* Chính cái ý chí, cái mạtna này vọng hóa thành tứ thiền, tam thiền, nhị
thiền, sơ thiền, trời dục giới, người, rồi 4 đường ác.
Thì nguyên nhân của luân hồi sinh tử, của uế độ chính là ý chí, là
mạtna.
Rồi mạtna làm sao trở về chân tâm? Làm sao là lọt vào cái thế lẩn quẩn
của mạtna. Chỉ khi nào mạtna nó thấy rằng nó xao động mà chuyển biến, nó
bất lực trên con đường giải thoát, nó dừng lại. Mà dừng lại chỉ khi nào nó
thấy rõ cái sự chuyển biến, cái sự hóc búa, cái xao động, cái bép xép, cái xí
xọn của tư tưởng và của mạtna. Chỉ có cách đó thôi. Không có pháp môn
nữa.
Thì cái này, 62 tôn giáo bạn từ xưa không tìm được. Chỉ có Đức Phật
ngồi 49 ngày, Ngài mới thấy cái ý chí này, tôn giáo bạn đều dựa vào nó. Muốn
làm cái gì không có ý chí là không làm được «Chế tâm nhất xứ, vô sự bất
Trang
14
Kinh Sáu Sáu – lần 4 – Tuần 12
thành», tập trung mạnh, kỹ, lâu, sâu thì muốn làm tiên, làm trời, có 5 thông
đều có được hết, nếu không có ý chí là không đắc 5 thông. Nhưng mà không
thể đắc 6 thông được. Cái «lâu tận» là ý chí không xen vô trong đó được.
Ở đây tôi muốn giảng cho quý vị cái đó, mà thấy cái đó thì khó. Khó là
chúng ta phải hiểu cái chuyển biến của uế độ, tức là từ địa ngục vô gián, địa
ngục hữu gián, ngạ quỷ, súc sanh, atula, người, trời dục giới, trời sắc giới, trời
vô sắc giới ; phải hiểu sơ –nhị –tam –tứ thiền, cái chuyển biến như thế nào là
phải hiểu cho thật rành, «phải như thật biết sự tập khởi, sự đoạn diệt» của nó.
Cái đó đòi hỏi quý vị phải chịu khó rồi đó. Không phải tôi giảng sơ sơ rồi
quý vị bỏ lỗ tai bên nây qua bên kia, mà bắt buộc quý vị phải nghiền ngẫm.
Nghiền ngẫm rồi quý vị phải nói ra cái hiểu biết của mình. Cái đó là cả một
vấn đề khó khăn, nếu quý vị lười biếng là quý vị không làm cái này được.
Thì quý vị suy nghĩ cho kỹ. Một là quý vị thấy khó quá thì thôi nghỉ, tôi
cũng nghỉ. Còn nếu quý chịu học, quý vị cố gắng, tôi cũng cố gắng, chúng ta
cùng tiến với nhau. Tôi bây giờ tôi cũng chưa biết đắc Thánh quả hay không,
nhưng mà tôi thấy cái giáo pháp nó quá sáng tỏ, tôi muốn trao đổi với quý vị.
Tôi đã từng nói là chúng ta trao đổi với nhau, ở đây không có ai làm thầy ai
hết á. Nhưng mà qua bốn mươi mấy năm trăn trở của tôi, thì tôi thấy nó quá
hay, nó quá sáng tỏ. Vì tôi coi nhiều kinh mà không thấy ai giải thích cho rành,
bây giờ tôi thấy tôi giải thích tương đối rành.
Thì quý vị học là phải có một cái gì đó sáng tỏ, chớ học mờ mờ rồi bỏ
qua, thôi học làm chi, mệt tôi, mệt quý vị, không ích lợi gì hết.
Thành ra bữa nay tôi phải hỏi lại, nếu quý vị chịu học tiếp tục là phải sắp
xếp thời khóa biểu, phải văn rồi phải tư. Cái tư là về tư gia của quý vị đó, về
nhà phải bớt công việc lại, chớ không phải biểu quý vị tu rồi quý vị nhịn đói,
không phải vậy. Quý vị vừa làm vừa tu, bớt công chuyện lại. Mà bớt công
chuyện thì sao? Thì tất nhiên là chuyên tu.
Mà cuộc sống đâu phải sống để mà ăn, mà là ăn để mà sống.
Tôi thấy có nhiều phật tử dùng danh từ rất hay. Tôi hỏi sao lúc này vậy
có thể tu được không? Nói tụi con bây giờ học cuộc sống không phải như xưa
nữa Sư. Xưa tụi con ăn xài dữ lắm, bây giờ tụi con bớt lại rồi. Tôi nói bớt vậy
rồi sống được không? Nói được, tụi con có thời giờ tu học, tụi con gói ghém
thì tụi con vẫn sống được thôi. Tôi thấy chữ «gói ghém» là lạ, tôi thấy thật là
Trang
15
Kinh Sáu Sáu – lần 4 – Tuần 12
hay. Tụi con bây giờ mặc dầu lo học, bớt làm thì tức nhiên ăn xài tụi con bớt
lại, phải dè xẻn lại. Tụi con «dè xẻn, gói ghém» tụi con vẫn đủ sống thôi. Tôi
thấy những người như vậy là tu được đó. Người ta biết cái giáo pháp là quan
trọng. Bây giờ giáo pháp là phải có ăn, «có thực mới vực được đạo», ăn vừa đủ
thôi.
Tôi thường nói 4 cái: ăn - mặc - ở - bệnh, mà cái ăn là cái đứng đầu,
nhất là vấn đề ăn chay. Tôi thấy ở đây rất hay, tôi rất kính phục, người thọ 5
giới là ăn chay trường rồi. Thường thường ăn chay trường khó lắm, ăn 10 ngày
thôi, mà quý vị ăn chay trường. Chi vậy? Để «dè xẻn, gói ghém» cuộc sống
lại, có thời giờ để mà tu tập.
Nếu quý vị như vậy hết, thì cực khổ cách mấy tôi cũng giảng thôi. Còn
quý vị thấy quý vị không làm được thì thôi nghỉ vậy. Tôi cũng thông cảm với
quý vị là thời buổi này rất là khó khăn. Mà quý vị cũng thông cảm cho tôi là
tôi đâu có đắc quả, tôi cũng khó khăn, tôi cũng trăn trở nhưng mà tôi may mắn
hơn là tôi rất rảnh. Nhưng bây giờ cũng không rảnh lắm, hồi xưa tôi rảnh, bây
giờ tôi phải trụ trì, phải thâu đệ tử, rồi phật sự nữa, nhưng bây giờ tôi lớn tuổi
rồi, tôi tránh bớt, tôi ngồi tôi tham thiền.
Bây giờ già rồi không có ngồi như xưa nữa, thì tôi ngồi trên ghế tôi cũng
thiền định được thôi, giờ nó cũng quen rồi. Chỗ nào vắng lặng, nhất là ra chỗ
bãi biển tôi dễ đi vào giáo pháp, tôi nghiền ngẫm rất sáng tỏ. Thành ra tôi
thường đi ra bờ biển, bờ sông rồi tôi đi sâu vào đó. Chớ không phải như quý vị
chun vô cái cốc, rồi vô cái nhà vách vậy nó sanh ra đủ cái ngũ ấm ma hết.
«Bóng tối là đồng lỏa với tội ác».
Rồi kỳ đó, có một ông sư nào dạy ngồi thiền, ở đây cũng có một số phật
tử theo, trời nực muốn chết mà lấy tấm cao su chun vô trùm hết cái đầu lại, rồi
vô phòng đóng cửa lại. Trời ơi thấy tùm lum hết, cho là ấn chứng đó, ma chớ
ấn chứng cái gì.
Mình ra chỗ thoải mái, không khí tốt lành, rồi trước là một cái khoảng
trống bao la thì cái tâm hồn mình nó cởi mở ra.
Mình sống là muốn được cái tâm thì phải nhờ cái xác thân, cái hoàn
cảnh, nhất là hoàn cảnh. Hoàn cảnh ảnh hưởng với người sơ cơ, nó rất là
quan trọng «Thầy sáng, bạn lành».

Trang
16
Kinh Sáu Sáu – lần 4 – Tuần 12
Thành ra quý vị ngồi thiền chun vô trong nhà mở đèn neon, mở quạt máy
là chết, nên ra ngoài trời, gió thoảng mát, rồi trước mặt quý vị là cái bãi biển
hoặc là cái dòng sông rất lớn hoặc là trên cái ngọn núi bao la thì quý vị thấy
cái tâm mình không bao giờ ngủ gục, rồi giáo pháp quý vị sẵn có mới tràn ra
rồi quý vị nghiền ngẫm nó, mới hiểu nó. Mình từ đâu mà đến ? Rồi địa ngục
vô gián, rồi địa ngục hữu gián, súc sanh, cảm giác ngạ quỷ, nó khác nhau làm
sao ? Quý vị sẽ thấy tỏ trong đó, quý vị nghiền ngẫm rồi nó đi vào alaya của
mình, trong thần thức của mình, rồi quý vị trả bài từ trong đó nó ra khi quý vị
đã chín mùi rồi.
Cũng như niệm Phật, ban đầu không có chủng tử trong đó, niệm rồi nó
xen tạp vô, tạp niệm hoài, quý vị làm hoài, làm hoài riết rồi chủng tử niệm
Phật nó đầy trong đó rồi nó tràn ra, cái này kêu là nhất niệm. Tới chừng đó quý
vị trả bài một cách dễ dàng thôi.
Tôi thấy trả bài tôi rầu quá trời, cái ông gì bữa đó ngồi cầm giấy đọc rặn
hoài mất bốn mươi mấy phút, chết rồi, thời giờ là không có, mà ở nhà không
chịu làm, rồi giấy của ai đưa đọc mà không coi trước, đọc trật lên trật xuống,
ngồi đó mà rặn, một mình ổng bốn mươi mấy phút, hết giờ rồi. Một người trả
bài cao lắm là 15’-20’, nếu trong mình ra thì thao thao bất tuyệt, chứng tỏ
mình đã có nghiền ngẫm giáo pháp. Thôi tôi nói vậy thôi, tôi giảng bài tiếp.
Bữa nay tôi giảng 40’ còn lại 1 tiếng 20’ quý vị trả bài, 3 bài này chúng
ta trả vài lần nữa rồi bắt đầu chúng ta trả bài kinh Sáu Sáu. Tôi không có giải
thích, quý vị trả thôi, rồi khi qua bài kinh Sáu Sáu thì quý vị thấy có đầy đủ
hết, rồi chúng ta trở lại 3 câu chuyện hôm nay nữa.
Câu chuyện thứ 1 giữa Huyền Giác và Huệ Năng. Câu chuyện cũng nói
về tư tưởng và Bát nhã, nhưng mà phương diện khác, phương diện giữa 2 vị
đều chứng đắc hết.
Câu chuyện thứ 2 là giữa Bồ Đề Đạt Ma và Lương Võ Đế, một người là
chứng đắc và một người là tư tưởng, nhưng có cái bánh vẽ, có cái giáo pháp,
thì cuộc đối đáp cũng sẽ tới.
Câu chuyện thứ 3 là câu chuyện giữa 2 đại đệ tử đều chứng đắc hết. Và
vị đệ tử này hỏi cách tu của vị kia, vị kia trình bày qua 7 phần, phần cuối cùng
là Vô thủ trước Bát niết bàn. Đó cũng nói về tư tưởng và Bát nhã, nhưng mà
về Bát nhã không, về Bát nhã thấy rõ cái tiến trình của tư tưởng.
Trang
17
Kinh Sáu Sáu – lần 4 – Tuần 12
Thành ra 3 bài nó giống hệt mà nó khác, khác cái cách đi vào Bát nhã.
Một lần nữa tôi xin hỏi quý vị tiếp tục học nữa hay là nghỉ, tùy quý vị,
nếu tiếp tục thì từ nay quý vị phải cố gắng à, chớ kêu có một số không trả bài
thì tôi cũng chịu thôi.
Cái này là cái vấn đề sanh tử của mỗi người mà, chớ đâu phải của tôi,
nhưng bổn phận của một nhà Sư là đau lòng trước cái sự sa đọa của quý vị,
người nào cũng vậy, tôi cũng không muốn. Thành ra tôi trăn trở, tôi ráng làm
sao giảng cho quý vị đi vào Phật pháp chớ không đi về người trời nữa.
Nhưng mà thời buổi này Phật pháp làm sao!?! Quý vị được pháp môn
Tịnh Độ. Thành ra ở đây Thiền và Tịnh, cái này là Thiền tông chánh cống
đấy, thì Tịnh Độ là thêm cái phát nguyện nữa thôi.
Chúng ta thấy trong Tịnh Độ hay là nguyện 18, 19, 20. Quý vị phải thuộc
lòng 3 cái đó nữa.
* Nguyện 18 là tu thuần Tịnh Độ, không có tu pháp môn khác. Mà Tịnh
Độ có 4 cái thôi:
1- Trì danh là niệm Phật bằng danh từ.
2- Quán tưởng là ngồi tưởng tượng thôi không có hình.
3- Quán tượng là nhìn hình Phật, tượng Phật.
4- Tự tánh niệm Phật, đó là qua Thiền tông đấy, nghĩa là lắng nghe
tiếng niệm Phật.
Tôi cũng có giảng đủ hết rồi. Thành ra chúng ta thấy Tịnh Độ hay trong
thời buổi này, chúng ta nhất niệm phát nguyện là vãng sanh về Tịnh Độ. Tất cả
các pháp môn khác, cả người trời nữa, thay vì nhất niệm là sanh về cõi trời, thì
thêm cái phát nguyện là vãng sanh về Tịnh Độ.
Chúng ta thấy nó khó. Thành ra tôi nói với quý vị chúng ta học cái bánh
vẽ này trước may ra chúng ta qua Trung phẩm, còn không nếu Hạ phẩm chúng
ta chỉ cần phát nguyện là chúng ta vãng sanh.
* Nguyện 19 thì tất cả tôn giáo khác, dầu tu Tiên, dầu Minh sát tuệ, dầu
Thiền tông, dầu Thiên chúa, dầu Hòa hảo, dầu Cao đài,… mà hễ nhất niệm và
phát nguyện đều về cõi Phật hết.

Trang
18
Kinh Sáu Sáu – lần 4 – Tuần 12
* Nguyện 20 là không tu pháp môn nào hết, chỉ làm phước, đi ủy lạo,
xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ người nghèo,… mà được nhất niệm mà phát
nguyện vẫn được vãng sanh.
Thì Tịnh Độ là khôn quá trời rồi còn cái gì nữa. Nhưng mà 2 cái sau quý
vị nhớ nhất niệm là cái gì à, hôm trước tôi có giảng rồi. Nhất niệm của niệm
Phật nó khác. Mà nhất niệm của tôn giáo khác thì nó cũng khác. Còn nhất
niệm của làm công quả, xóa đói giảm nghèo,… khác. Quý vị phải để ý à. Cũng
là nhất niệm mà cách giải thích nó hơi khác. Thì hôm nào chúng ta trở lại.
Thì thôi bây giờ, tôi hỏi một lần nữa để rồi chúng ta qua bài giảng.
- Bây giờ nếu ai không đồng ý học nữa, hén, thì bữa nay chúng ta nghỉ
thì quý vị đưa tay cho tôi biết. Tôi nói rõ, hén, không đồng ý học nữa, thấy là
nó khó khăn cho con đường tu học của chúng ta, hén, thì bắt đầu bữa nay là
nghỉ, kỳ tới là tôi không giảng nữa, hén, ai thấy là không được thì nghỉ.
- Còn nếu ai thấy mình tiếp tục học nữa, hén, thì phải sắp xếp công việc
à, từ nay trả bài à, hén, tức là tôi kêu ai nấy thì trả à, chớ không có từ chối nữa,
tức là mình đồng ý rồi thì mình cố gắng à.
Tôi không cần trả hay, trả dỡ, tức là mình đã đầy trong alaya nó tràn ra,
và có trả là ra phía trước này à, chớ không có ngồi dưới nữa, ra ngồi phía trước
như mấy người đọc trai tăng vậy đó, trơ trụi không có gì hết, chỉ có giáo lý nó
đầy trong đó trả ra, hén, thì đó là học thiệt đấy.
Nếu quý vị đồng ý cách thứ 2, chúng ta tiếp tục học và tiếp tục trả bài thì
quý vị đưa tay lên.
Thôi vậy tôi cám ơn, để tay xuống. Thì thôi chúng ta tiếp tục học. Mà đã
hứa là phải thực hành nhen, về phải cố gắng hén, sắp xếp thời khóa biểu. Như
tôi trình bày hồi nảy là không bắt buộc quý vị phải là chỉ tu thôi, phải nhịn đói
mà tu, không bắt buộc cái vấn đề đó.
Tôi chỉ kêu quý vị ráng gói ghém một chút, bớt công ăn việc làm lại, thì
tất nhiên cái tài chánh mình kém rồi đó. Mà tài chánh mình kém mình sống
giản dị thôi, xưa mình xài phung phí, thí dụ một ngày ăn đồ sang, đi chợ 40-50
ngàn, bây giờ 20-30 ngàn thôi, ăn làm sao cho có sức khỏe để tu, hồi xưa mình
xài xa xí phẩm, son phấn,… bây giờ bỏ cái đó, hồi xưa đi giày, dép 4-5 đôi, 7-
8 đôi thì bây giờ 1-2 đôi thôi, khi nào nó hư hả mua cái khác, chớ còn mới mà
có kiểu mới khác lại bỏ thì phải bớt cái vụ đó, hén. Thì quý vị thấy cuộc sống
Trang
19
Kinh Sáu Sáu – lần 4 – Tuần 12
của quý vị dễ dàng, không có gì khó khăn, mình làm ít, do làm ít mình có thời
giờ tu tập.
Như vậy là đồng ý học hén. Vậy kỳ tới chúng ta tiếp tục, tôi kêu trả bài à,
tôi nói trước á. Bây giờ tôi như vậy là xong, tới phần của quý vị là phần trả
bài.
Tôi nhắc lại có 3 câu chuyện đều là tư tưởng và Bát nhã hết, nhưng cái
cách trình bày có khác, nhưng mà tư tưởng và Bát nhã cũng vậy thôi, nhưng
cách đi đến có nhiều cách. Và có thể tôi còn cho nhiều thí dụ nữa.
Cách thứ nhất là giữa Huyền Giác và Huệ Năng mà chúng ta biết rồi
đó. Khi mà Huyền Giác gặp Huệ Năng đầu tiên là vấn đề «Sanh - Tử», Thì cái
đó là cái trăn trở từ xưa và mãi mãi về sau cũng vậy.
Vấn đề sống chết là vấn đề quan trọng nhất, «sanh tử là việc lớn mà».
Quý vị thấy đây, quý vị chết còn lại cái gì?
Trong đời quý vị cái gì quan trọng nhất? Không có gì quan trọng hết,
chết là bỏ lại hết, không có mang theo cái gì hết.
Thì vấn đề sống chết cần giải quyết ngay bây giờ. Nếu mình chưa xong,
cũng như người xưa nói vấn đề sanh tử chưa giải quyết cũng như là mẹ chết.
Chúng ta phải tha thiết, phải trăn trở với nó, phải tìm cách giải quyết cho xong.
Thành ra Huyền Giác gặp Huệ Năng. Huệ Năng hỏi Đại đức từ đâu đến
mà ngã mạn quá vậy? Ông chỉ đi 3 vòng rồi xá thôi, thì ông nói «Sanh tử là
việc lớn, vô thường mau chóng lắm» ở đó mà lễ lạy. Thì Huệ Năng trả lời
«Sao không ngay cái sanh tử mà nhận lại cái vô sanh. Sao không ngay cái vô
thường mà liễu tri cái chân thường».
Thì Huyền Giác trả lời liền, cái này giữa 2 chứng đắc với nhau mà «dĩ
tâm ấn tâm» chớ không có học giáo pháp, không có hỏi nữa, bên kia đối bên
nây đáp, bên kia 8 lượng bên nây nửa cân, ông nói «Nhận lại tức vô sanh, liễu
tri tức chân thường». Thì Huệ Năng nói «Đúng vậy, Đúng vậy». Huyền Giác
mới bắt đầu lễ lạy. Bây giờ ông biết Huệ Năng chánh cống là Thiền tông,
không có pháp môn, ông quỳ lạy 3.000 oai nghi, 80.000 tế hạnh. Lạy xong rồi
ông xin hầu Tổ, Tổ chấp nhận. Hầu có 2 tiếng đồng hồ xin trở về . Tổ nói chà
ông này mới tới mà không biết cái hiểu có đúng hay không, mới có sơ sơ rồi đi
về, biết chứng đắc tới đâu, mới có 2 câu.

Trang
20
Kinh Sáu Sáu – lần 4 – Tuần 12
Thì Tổ mới thử cái nữa. «Về sao chóng thế» (về sao mau quá vậy). Thì
Huyền Giác cũng là tay tổ. Tổ đưa ra ông biết Tổ thử mình nữa, ông nói «Vốn
mình không động lấy gì chóng chầy».
Tổ nói «Ai biết không động». Thì Huyền Giác mới nói là «Tại Tổ tự
sanh tâm phân biệt» , cái Bất tử của tôi đâu có đi, đâu có tới, tôi với Ngài đâu
có xa nhau hồi nào đâu, bây giờ Tổ lại chẻ ra có «tôi» và «cái Bất tử».
Tổ nói «Đúng rồi. Ông thật sự hiểu cái ý vô sanh», ông giỏi thật, ông
hiểu được cái ý vô sanh. Thì Huyền Giác biết Tổ thử mình nữa, khen mà đút
con dao tư tưởng vô đó, ông nói «Vô sanh há có ý sao?» Đã vô sanh là Bát nhã
rồi mà còn có tư tương về Bát nhã sao. Thì Huệ Năng khen.
Tổ nói «Nếu không ý thì ai phân biệt đây?» Hồi nảy 1 cái tư tưởng, rồi 2
tư tưởng, rồi 3 tư tưởng. Ý là tư tưởng, Ai là tư tưởng, Phân biệt là tư tưởng.
Như vậy là bậc Thánh nhân không có biết, không có đối tượng được biết
và không có phương pháp để biết?
- Không có người chửi, không có người bị chửi và không có tiếng chửi? 
- Không có người tu, không có đối tượng để tu và không có pháp môn để
tu sao? Không có gì hết
- Không có người ăn, không có miếng cơm để ăn và ăn không biết có mùi
vị hay sao?
Huyền Giác mới trả lời «Phân biệt thì có nhưng không phải là ý». Tới
đây Huệ Năng khen «Đúng rồi». Thôi ở lại một đêm. Tổ thử 3 cách rồi mà
Huyền Giác trả lời đúng hết trơn, Tổ biết tay này chứng đắc sâu xa, có thể là
tương đương với mình. Thôi tới đó là hết. 
Quý vị coi câu trả lời thứ 3 này là gom hết các cái kia là «Phân biệt thì có
nhưng đó không phải là ý». Thì Thánh nhân cũng vẫn phân biệt, Đức Phật
cũng phân biệt, Alahán cũng phân biệt nhưng mà đó không phải là ý. Vậy thì
phân biệt bằng cái gì? Vậy chúng ta trả lời cái này «giữa tư tưởng và Bát
nhã».
 Bài thứ 2 là giữa Lương Võ Đế và Bồ Đề Đạt Ma. Tôi nói tắt thôi. Bồ
Đề Đạt Ma từ Ấn Độ qua Trung Quốc đi trên nhánh lau vượt biển cả, vai quảy
nhánh dương có 2 chiếc dép. Lương Võ Đế mới hỏi Chí Công Thiền Sư (đã

Trang
21
Kinh Sáu Sáu – lần 4 – Tuần 12
đắc Alahán) đó là ai, thì Ngài nói Thánh nhân từ Ấn Độ qua truyền tâm ấn cho
bệ hạ, thì ổng ra tới bờ biển ổng tiếp, tiếp một cách long trọng.
Khi vừa gặp mặt thì Lương Võ Đế thưa liền «Trẫm từ ngày lên ngôi độ
hơn 3000 tăng và cất hơn 72 cảnh chùa, có công đức gì hay không?» Công đức
là trí tuệ đấy. Thì Tổ nói «Không có công đức gì hết». Ổng hỏi «Vậy cái đó là
cái gì?» Tổ nói «Cái đó là phước báo nhân thiên hữu lậu, có hưởng thì có hết».
Thì Lương Võ Đế đâu phải bở, có học giáo pháp đầy mình như quý vị,
giữa trí tuệ Bát nhã và bất nhã thì rành quá rồi. Ổng nói tôi cũng có học giáo
pháp «Vậy Đệ nhất nghĩa Thánh đế là gì?» Tổ trả lời «Hoắc nhiên vô Thánh,
không có Thánh phàm gì hết». Ổng nói trong kinh có Đệ nhất nghĩa Thánh đế
mà tại sao Tổ bác quách nhiên vô Thánh, không có Thánh phàm gì hết.
Vậy cái ý Bồ Đề Đạt Ma muốn nói cái gì?
Lương Võ Đế tức, nói «Vậy chớ ai đứng trước mặt trẫm đây?» Chí Công
Thiền Sư nói Ngài là Thánh tăng, còn tôi là phàm phu, như vậy Đệ nhất nghĩa
Thánh đế là Ngài, còn tôi là chưa đạt. Thì Tổ trả lời là «Không biết». Thế là
cuộc đối thoại cắt đứt ngang, xẳng lè, đưa bao nhiêu bị chặt hết còn hỏi cái gì
nữa. Lương Võ Đế bắt đầu cú xụ, không có tiếp đón nồng nhiệt như lúc đầu
nữa, thờ ơ. Bồ Đề Đạt Ma thấy Lương Võ Đế không thể chấp nhận được cái
Phật pháp, cái Bát nhã, bát nhã tư tưởng như quý vị thì được, còn Bát nhã thực
chứng thì Lương Võ Đế không có thì giờ để mà đi sâu vào đó.
Thấy vậy, Bồ Đề Đạt Ma nửa đêm bỏ trốn. Sáng dậy, Lương Võ Đế tìm
không thấy Bồ Đề Đạt Ma mới đi hỏi Chí Công. Chí Công nói cái đó là Quan
Âm Đại Sĩ qua thử ngài đó. Ngài không tiếp thu được cho nên Quan Âm Đại
Sĩ đã ra đi rồi. Thôi, Lương Võ Đế giậm chân xuống đất tức quá «Than ôi!
Trẫm có mắt cũng như đui, có tai cũng như điếc, Thánh nhân mà trẫm không
học được cái gì hết». Lập tức cho quân lính đi khắp nơi thỉnh Bồ Đề Đạt Ma
trở về. Nhưng than ôi! Con chim đại bàng đã vỗ cánh rồi thì con chim sẽ
không biết đâu mà tìm.
Hôm nay có thời giờ tôi kể tiếp luôn.
Sau khi Bồ Đề Đạt Ma bỏ đi rồi, Lương Võ Đế cho lính đi tìm Bồ Đề
Đạt Ma nhưng không được. Bồ Đề Đạt Ma bỏ nước của Lương Võ Đế đi qua
nước thứ nhì, hồi đó nước Tàu nhiều nước lắm.

Trang
22
Kinh Sáu Sáu – lần 4 – Tuần 12
Bồ Đề Đạt Ma đi tới kinh đô của nước gì đó tôi không nhớ, gặp Pháp Sư
Thần Quang đang giảng pháp tại kinh đô, thì Bồ Đề Đạt Ma mới ghé nghe.
Cũng giống như bên nay vậy đó, sau khi giảng pháp xong thì có câu hỏi từ hồi
xưa tới giờ cũng vậy, thì Pháp Sư hỏi quý vị có sở nghi gì không, được biết tôi
xin giải thích thêm.
Thì Bồ Đề Đạt Ma đưa tay lên hỏi «Kính thưa Pháp Sư, Pháp Sư giảng
kinh gì vậy?» Thần Quang cười, nói «Sao ngài ngu quá vậy, ngài đầu trọc,
mặc y mà không biết kinh gì. Kinh này là kinh Pháp Hoa, đứa con nít 3 tuổi nó
còn biết». Thì pháp hội người ta cười lên. Thần Quang là Pháp Sư thì đệ tử nó
kính ông thầy nó đưa lên.
 Bồ Đề Đạt Ma hỏi tiếp «Vậy kinh Pháp Hoa này do ai nói?» Thì phật tử
còn cười nữa, ai mà không biết kinh là do Phật nói. Thần Quang mới chửi Bồ
Đề Đạt Ma «Ông ngu quá, kinh mà còn hỏi ai nói, kinh là do Đức Phật nói chớ
ai nói bây giờ».
 Bồ Đề Đạt Ma bây giờ mới bắt đầu trả đủa, nói «Đức Phật sau 49 năm,
sắp sửa nhập Niết bàn, Ngài nói ai nói Ta có nói kinh là phỉ báng Ta. Vậy thì
Pháp Sư phỉ báng Phật Thích Ca». Câu đó trong kinh có đàng hoàng «Trong
49 năm thuyết pháp Ta chưa hề nói một lời, ai nói rằng Phật Thích Ca có
thuyết pháp là phỉ báng Phật Thích Ca. Như vậy Pháp Sư phỉ báng Phật Thích
Ca». Chết chưa? Thì cả pháp hội lặng trang, không một tiếng ho nữa, ông thầy
mình bị đè rồi. Thần Quang mắc cở quá mới vớt một câu cuối cùng «Như vậy
ngài nói kinh không do Phật nói sao? Là không có giá trị sao? Như vậy nói
kinh không do Phật nói».
Bồ Đề Đạt Ma nói «Nếu nói kinh không do Phật nói thì Pháp Sư phỉ
báng Tam Bảo. Rồi sau này dựa vào đâu mà tu. Đức Phật chết rồi để Pháp lại
để cho đệ tử lấy Pháp làm Thầy, bây giờ kinh không phải Phật nói là phỉ báng
Tam Bảo». Kinh Phật nói thì phỉ báng Phật, mà kinh không Phật nói thì phỉ
báng Tam Bảo. Đây là cái gọng kềm. Thần Quang kẹt cứng.
Thì tương truyền trong đó là Thần Quang mắc cở với đệ tử, phật tử đông
quá, mới tán cho Bồ Đề Đạt Ma 2 bạt tay, tương truyền nói rụng mấy cây răng.
Cái ý nghĩa muốn nói cái gì? Sau này có thời giờ rảnh tôi hỏi quý vị trả
lời về cái ý nghĩa đó. Mình chỉ nói về Bát nhã và tư tưởng thôi.

Trang
23
Kinh Sáu Sáu – lần 4 – Tuần 12
Bồ Đề Đạt Ma thấy Thần Quang cũng không tiếp thu được cái Bát nhã.
Thì Bồ Đề Đạt Ma mới bỏ ra đi. Cái pháp hội bất đầu là vãng, ra về, không khí
bắt đầu cô đọng, nó lặng trang, nó có vẽ ảm đạm, tự dưng Thần Quang đánh
người ta vô cớ, người ta đâu có tội gì. Mà giữa 2 người trao đổi, Thần Quang
là một vị Pháp Sư nổi tiếng ở kinh đô, từng giảng Phật pháp cho vua nghe, mà
bị Bồ Đề Đạt Ma chặn đứng hết trơn. Thì buổi học đến đó bắt đầu tan.
Thần Quang là một vị Pháp Sư, tức là một vị trí thức mà chớ đâu phải
như Lương Võ Đế vậy, một người thao thức trên con đường sanh tử, thao thức
trên con đường giải thoát và đủ điều kiện đi tới giải thoát, không nhà cửa,
không vợ con, không tiền bạc, mục đích là giải quyết vấn đề sanh tử, không
như Lương Võ Đế. Lương Võ Đế là vua phải là trăm việc «Vi quốc vi dân sự
tối phồn», người tu mà đâu có cái gì.
Sau khi Bồ Đề Đạt Ma đi rồi, Thần Quang mới trăn trở, đau lòng, nhức
nhối trước câu hỏi của Bồ Đề Đạt Ma và trước cái thái độ hỗn xược của mình,
thái độ mất lịch sự của một vị Pháp Sư. Người ta gí, mình bí rồi mình lại đánh
người ta. Mà trong lúc nổi nóng vậy là cái tánh của Pháp Sư vẫn còn sân, quá
sân, quá thô lỗ trước phật tử mà đánh một người mà không có lỗi gì hết, mấy
đêm trường ngủ không được.
Và cái câu hỏi của Bồ Đề Đạt Ma «Kinh là của Phật nói, phỉ báng Phật.
Kinh không phải Phật nói, phỉ báng Tam Bảo». Trả lời làm sao đây!?! Mà ổng
là Pháp Sư ở kinh đô, đâu có hỏi ai được. Thôi lật kinh sách ra coi, trong kinh
không có câu nào giải đáp được cái đó hết. Ổng mới đốt bỏ hết tất cả các kinh,
bỏ chùa ra đi. Phật tử đừng có bắt chước nha, tôi nói đó là cái lý bên trong hén,
đốt kinh là sa đọa chết đó, ổng đốt hết tất cả các kinh sách mà ổng coi. Ổng có
nói một câu «Bánh vẽ no lòng được đâu!» Kinh như là cái bánh vẽ làm sao no
lòng được. Thế là đốt bỏ, rồi bỏ chùa ra đi tìm Bồ Đề Đạt Ma. Chỉ có Bồ Đề
Đạt Ma trả lời được thôi, ổng đặt câu hỏi, ổng xiết mình chỗ đó tất nhiên ổng
có câu trả lời.
Ông ra khỏi chùa đi tìm Bồ Đề Đạt Ma trong 9 năm trời. Ông qua nước
thứ nhất nói Bồ Đề Đạt Ma đã đi qua nước thứ hai, tiếp tục qua nước thứ hai
thì Bồ Đề Đạt Ma qua nước thứ ba,… 9 năm, đi tới nước cuối cùng là nước
Ngụy thì Bồ Đề Đạt Ma đi vào cái núi Tung Sơn (Tung là cái chiều dọc) cũng
có ý nghĩa nghen, chùa Thiếu Lâm (bây giờ quý vị nghe nổi tiếng chùa Thiếu
Trang
24
Kinh Sáu Sáu – lần 4 – Tuần 12
Lâm là chùa của Bồ Đề Đạt Ma lúc Ngài tu đấy), động Thiếu Thất ngồi nhìn
vách 9 năm trời.
Thì Thần Quang mới tới quỳ bên ngoài, thấy Bồ Đề Đạt Ma ngồi bất
động, đang nhập định mà, nhìn vô trong vách ngồi bất động, Thần Quang
không dám phá cái cơn thiền của Bồ Đề Đạt Ma, biết đây là con người chánh
pháp, quỳ từ sáng tới chiều, từ chiều tới nửa đêm, thấy Bồ Đề Đạt Ma bất động
cho tới tuyết lên tới đầu gối, không dám nhúc nhích, tới mà hỏi pháp, biết cái
lỗi của mình, bây giờ ăn năn cầu pháp.
Thì Bồ Đề Đạt Ma thấy tội, Ngài mới quay lại, Ngài hỏi «Ông đến đây
để làm gì đây?» Nói thưa Tổ con đến đây để làm Phật. Làm Phật chớ không
làm gì nữa hết, không cầu cái sanh tử gì hết, con đến đây để làm Phật.
Thì Bồ Đề Đạt Ma mới nói một câu «Phật không phải dễ làm. Muốn
làm Phật, người nào phải nhẫn được những điều khó nhẫn và dám làm
những việc khó làm», có 2 câu đó thôi «phải nhẫn những điều khó nhẫn và
phải dám làm những việc khó làm» thì mới có thể làm Phật được.
Sau khi nghe câu đó, Thần Quang đứng dậy rút cây dao chặt cánh tay của
mình dâng cho Tổ. Quý vị đừng bắt chước nhen, cái này là cái đại thừa cái lý
nó cao lắm. Hôm nào rảnh tôi giảng về cái lý.
Tổ biết rằng ông Thần Quang có cái pháp khí đại thừa, tức là «dám nhẫn
những điều khó nhẫn, dám làm những việc khó làm». Tổ nói «Thôi, vậy chứng
tỏ là ông có thể nối ngôi Tổ Ta, Ta từ nay truyền y bát cho ông». Rồi Tổ nói
câu kệ gì đó tôi không nhớ.
Tổ truyền y bát cho Thần Quang và sửa cái tên là Huệ Khả (có khả năng
làm việc huệ) cái đó nữa tôi giải thích sau. Thần Quang là cái gì? Huệ Khả là
cái gì?
Huệ Khả sau khi lảnh y bát rồi mới lạy Tổ. Tổ nói «Cái y bát này truyền
tới ông, rồi tới Tổ thứ 6 thì không truyền nữa nhen». Nhất hoa khai ngũ diệp,
một cái bông trổ 5 nhánh, tức là:
1- Bồ Đề Đạt Ma là Sơ Tổ.
2- Huệ Khả là Nhị Tổ.
3- Tăng Xán là Tam Tổ.
4- Đạo Tín là Tứ Tổ.
Trang
25
Kinh Sáu Sáu – lần 4 – Tuần 12
5- Hoàng Nhẫn là Ngũ Tổ.
6- Huệ Năng là Lục Tổ.
Tới đây thôi, bây giờ «y bát» có thể tranh chấp giết nhau vì y bát đấy. «Y
bát» thì nó đâu có giá trị gì, mà giá trị về Tâm Linh, chớ trên vật chất nó
chẳng có giá trị gì.
Huệ Khả sau khi lảnh y bát rồi rồi mới lạy Tổ. Tổ có nói một câu đi về
hướng nào, hướng nào đó,… tôi không nhớ. Sau khi xong thì Huệ Khả mới hỏi
«Bạch Tổ! Sao mà con nhận y bát rồi sao con thấy cái tâm bất an, cái tâm
không an».
Tổ mới nạt «Ông đem cái tâm ra đây Ta an cho».
Huệ Khả yên lặng một chút trả lời «Con tìm mãi mà không thấy cái
tâm».
Thì Bồ Đề Đạt Ma mới cười nói «Ta an tâm cho ông rồi đó». Bây giờ
Bồ Đề Đạt Ma mới lượm cái cánh tay của Huệ Khả chặt đó gắn vào cánh tay
Huệ Khả lại. Thế là cuộc an tâm đã xong. Mình nghe có thể thần huyền, nhưng
mà cái lý nó rất là sâu xa, đại thừa cái lý độc đáo, Hôm nào rảnh tôi sẽ triết lý
về cái đó.
Bồ Đề Đạt Ma mới lượm cái cánh tay gắn vô cái tay của Huệ Khả, thế là
xong. Rồi Thần Quang tức là Huệ Khả mới mang «y bát» đi.
Tổ ra đi. Tổ Bồ Đề Đạt Ma tính trở về Ấn Độ, nhưng mà Tổ ghé lại cái
chùa của Sư Cô Yên Chi. Yên Chi cũng là cái danh từ của đại thừa (yên là
mây, là ráng vàng; chi là cái nhánh cây).
Sư Cô này biết Tổ Bồ Đề Đạt Ma là Thánh Tăng, dường như nằm chiêm
bao rồi có thấy cái điềm lành gì đó, thì cổ mới thỉnh Tổ ở lại. Và sau khi biết
chính là Bồ Đề Đạt Ma, chắc có đi hỏi Chí Công Thiền Sư, thì cổ xin Tổ giao
«y bát» lại cho cổ.
Tổ cười, Tổ nói với cổ «Cô là Sư Cô, người nữ thì tâm tánh nó nhỏ nhen
lắm, làm sao mà lảnh cái «y bát» được. Ta đã truyền cho người khác rồi». Cổ
tức, vì cái câu nói nặng quá. Cổ mới bắt đầu thuốc Bồ Đề Đạt Ma. Cổ xin Bồ
Đề Đạt Ma ở lại đãi bữa ngọ trưa, cổ mới bỏ thuốc ở trong đó. Bồ Đề Đạt Ma
biết, Thánh Tăng mà, nhưng mà vẫn ăn như thường.

Trang
26
Kinh Sáu Sáu – lần 4 – Tuần 12
Ăn xong rồi Tổ mới nói trong này có thuốc độc, nhưng mà Ta vẫn ăn.
Thôi, thì tối nay Ta đi đó. Sư Cô biết rồi khóc, cổ sám hối. Tổ nói không sao
đâu, cái này là cái nhân duyên của Ta ở Trung Quốc đã hết rồi, Ta phải trở về
Ấn Độ thôi. Tối đó Tổ tịch tức là chết.
Sư Cô mới lan truyền khắp xứ cho hay là Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã chết rồi.
Thì ông vua phải xuống mà đưa cái đám tang, chôn ở phía sau chùa, cho cái
tên Đàn Giác Thiền Sư gì đó, lâu quá tôi không nhớ, cái này tôi đọc trong Từ
Quang tôi thấy, sau này tôi mới hiểu, chớ hồi mới đọc không hiểu cái triết lý
nó cao siêu quá.
Sau khi Tổ chết rồi, thì cái đám tang đó Sư Cô Yên Chi được số tiền rất
lớn à, bởi vì Tổ mà, khắp các 9 nước phải đến cúng điếu thôi.
Ông Từ Chân gì đó thỉnh cái chiếu chỉ của vua nhà Hán qua Ấn Độ, sau
khi công du bên đó trở về thì thấy Bồ Đề Đạt Ma bay ở trên núi Đại Thông
Lãnh, cũng có cái ý nghĩa, cái triết lý của nó. Thì ông Từ Chân quỳ xuống lạy
và hỏi «Tổ đi đâu vậy?» Nói «Ta đi về Ấn Độ, ở bên Trung Quốc không có
pháp hành, trên vai quảy cái nhánh dương có một chiếc dép, Trung Quốc chỉ
còn có pháp học chớ không có pháp hành, Ta đem pháp hành trở về Ấn Độ.
Thôi ngươi trở về đi, chủ ngươi đã chán đời rồi, tức là ông vua sắp sửa chết».
Ông này mới lấy làm lạ, trở về mới thấy ông vua bệnh nặng. Ổng mới kể
câu chuyện Bồ Đề Đạt Ma cho ông vua nghe. Vua nói đừng có nói dóc, ông
nói dối, Ta đi chôn Bồ Đề Đạt Ma ở sau chùa mà sao ông nói vậy. Nói trời ơi
con mà dám nói dối Bệ hạ sao. Bệ hạ ra sau chùa đào lên coi có cái thây của
Bồ Đề Đạt Ma không, chớ con gặp rõ ràng mà, Ngài quảy trên vai một chiếc
dép, và còn cho biết rằng Bệ hạ đã chán đời, Bệ hạ mất chớ không sống được.
Nhà vua cho người ra sau chùa đào lên. Thật sự cái hòm không có cái
xác, có một chiếc dép trong đó thôi, hai chiếc còn có một chiếc thôi.
Đó là câu chuyện Bồ Đề Đạt Ma tới đây là hết. Thì thôi chừng nào có
triết lý được thì triết lý, còn không được thì để đó. Chúng ta học bài kinh Sáu
Sáu xong rồi còn thời giờ chúng ta trở lại nữa, tôi sẽ triết lý cái này.
Tới câu chuyện thứ 3 là giữa Xá Lợi Phất và Phú Lầu Na.
- Xá Lợi Phất là vị đệ tử lớn nhất của Phật Thích Ca, thuộc về trí tuệ đệ
nhất tương đương với Phật Thích Ca, kêu là Tướng quân chánh pháp.

Trang
27
Kinh Sáu Sáu – lần 4 – Tuần 12
- Còn Phú Lầu Na là một tay biện tài vô ngại, ai hỏi cái gì ổng cũng lý
luận thông suốt hết, đệ nhất tương đương với Phật Thích Ca.
- Cũng như La Hầu La tu về mật hạnh.
- Còn Tu Bồ Đề tu về đệ nhất chân không.
- Mục Kiền Liên thì đệ nhất thần thông.
- ….
Tức là 10 vị đại đệ tử lớn nhất gom lại mới bằng Phật Thích Ca thôi.
Khi xuất gia không gặp nhau, bởi vỉ mỗi người một nơi. Xá Lợi Phất
lãnh 500 đệ tử, còn Phú Lầu Na cũng 500 đệ tử.
Hôm đó Phú Lầu Na về thăm Phật Thích Ca ở vườn xoài của ông Kỳ Bà
thì phải. Xá Lợi Phất ở gần đó nghe tin như vậy rồi một y một bát vô đó thăm
Phật Thích Ca để gặp Phú Lầu Na, để mà trao đổi giáo pháp với nhau, ngày
xưa người ta nghe giáo pháp thích lắm, không có giống như quý vị bây giờ
đâu, coi thường pháp lý.
Chánh pháp còn hay không, Đạo Phật còn hay không là giáo pháp. Đức
Phật nói «Sau khi ta chết rồi, đừng có nói là Ta tịch, Ta hết bảo hộ. Không.
Ta để giáo pháp lại, nó sẽ ủng hộ cho. Nếu giáo pháp còn thì Đạo Phật vẫn
còn, giáo pháp mất thì Đạo Phật sẽ mất». Bây giờ quý vị thấy giáo pháp
không còn nữa, nhất là giáo pháp Bát nhã. Chỉ cái bánh vẽ không hà mà tôi
thấy dường như không có nữa chớ nói chi thực chứng. Quý vị phải cố gắng.
Xá Lợi Phất lễ Phật Thích Ca rồi mới ra cái vườn ở phía sau kiếm Phú
Lầu Na, mà có biết mặt đâu mà kiếm, nhưng mà nhìn cái tướng, thường
thường quý vị chứng đắc thì cái tướng hảo, đẹp đẽ, tướng oai nghi, coi nó
chững chạc. Thì ổng nhìn thấy có ông Tăng này cái tướng chững chạc chắc là
Phú Lầu Na. Ổng mới ngồi thiền phía sau Phú Lầu Na, đợi Ngài xả thiền. Sau
hết cái giờ ngồi thiền Phú Lầu Na mới xả thiền, thì Xá Lợi Phất mới lại lễ, lễ
mà không dám hỏi pháp danh.
Xá Lợi Phất mới hỏi «Ngài tu ở đây với mục đích của Ngài là tu để làm
cái gì? Hỏi mục đích cuối cùng theo Phật Thích Ca Ngài tu như vậy cuối cùng
đắc quả để đắc cái gì?» Thì Phú Lầu Na nói để «Giới thanh tịnh».
- Xá Lợi Phất hỏi «Giới có phải mục đích cuối cùng của Đạo Phật
không?» Nói không, “Giới thanh tịnh để đi tới Tâm thanh tịnh”.
Trang
28
Kinh Sáu Sáu – lần 4 – Tuần 12
- “Tâm thanh tịnh là mục đích cuối cùng?” Nói không, “Tâm thanh tịnh
để đi tới Kiến thanh tịnh”.
- Vậy “Kiến thanh tịnh là mục đích cuối cùng?” Nói không, để đi tới
“Đoạn nghi thanh tịnh”.
- Vậy “Đoạn nghi thanh tịnh là mục đích cuối cùng?” Nói không, để đi
tới “Đạo phi đạo tri kiến”.
- Vậy “Đạo phi đạo tri kiến là mục đích?” Nói không, để đi tới “Đạo tri
kiến thanh tịnh”.
- Vậy “Đạo tri kiến là mục đích?” Nói không, để đi tới “Tri kiến thanh
tịnh”.
- Vậy “Tri kiến thanh tịnh là mục đích cuối cùng?” Nói không, đi tới “Vô
thủ trước Bát Niết bàn”. Câu này là rõ ràng rồi “Vô thủ trước Bát Niết bàn” là
hết rồi đâu còn cái gì nữa, cuối cùng rốt ráo nhất của Đạo Phật.
Tôi lập lại hén. Có 7 đoạn và “Vô thủ trước Bát Niết bàn” là đoạn cuối
cùng là đoạn thứ 8. Cái mục đích của Đạo Phật là:
1- Giới thanh tịnh.
2- Tâm thanh tịnh.
3- Kiến thanh tịnh.
4- Đoạn nghi thanh tịnh.
5- Đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh.
6- Đạo tri kiến thanh tịnh.
7- Tri kiến thanh tịnh.
Vô thủ trước Bát Niết Bàn. Hết.
Sau khi nghe cái đó thì Xá Lợi Phất mới khen “Hay quá, tôi chưa từng
nghe ai giảng Đạo Phật rốt ráo như Ngài vậy. Tôi xin hỏi Tôn giả, Ngài có
phải là Phú Lầu Na hay không? Phú Lầu Na nói đúng, tôi là Phú Lầu Na. Tôi
nghe tiếng thiệt mà “danh bất hư thực”, nghe tiếng đồn đến hôm nay mới thấy
mặt thật đúng như vậy, tiếng đồn không sai, Ngài là một vị biện tài vô ngại.
Phú Lầu Na mới nói, người hỏi không phải là vừa, Ngài đã biết hỏi như
vậy là Ngài cũng là một người rất là giỏi. Ngài phải chăng là Xá Lợi Phất? Xá
Lợi Phất nói đúng, tôi là Xá Lợi Phất. Tôi nghe cái cách hỏi giáo pháp là tôi
biết Ngài là trí tuệ đệ nhất. Trời ơi, tôi không ngờ tôi múa rìu qua mắt thợ.
Trang
29
Kinh Sáu Sáu – lần 4 – Tuần 12
Thì 2 người bắt đầu xá nhau, ôm nhau.
Chúng ta thấy hồi xưa, những bậc Hiền giả, những người Tôn giả đáng
kính, người ta trao đổi chỉ có giáo pháp mà thôi. Thôi tới đây là hết.
Bây giờ tới quý vị, kỳ tới nếu mà ai trả được 3 cái càng tốt, còn không thì
lựa trong 3 câu chuyện, một là Huệ Năng - Huyền Giác, hai là Bồ Đề Đạt Ma -
Thần Quang. Trả khúc trước cũng được mà trả khúc sau cũng được, ba là Phú
Lầu Na - Xá Lợi Phất.
Nhưng mà tôi xin một điều nhen, làm cho gọn một chút à, chớ 45’-1
tiếng là mất thời giờ. Nói làm sao cho nó gọn, tức là mình đã nghiền ngẫm đầy
trong alaya rồi, còn bữa nay chưa được thì khi khác.
Đừng có mắc cở, tu mà mắc cở, Sư kêu con làm con xấu hỗ quá. Ai mà
không từ mẫu giáo trở lên. Đức Phật kia còn phải từ mẫu giáo bò lên. Mình
cũng phải cố gắng, bền bỉ để bò lên, chớ không có ai sanh ra đời mà thành
Phật bao giờ, cũng phải từ mẫu giáo bò từ kiếp này qua kiếp khác. Còn nếu
người nào bền bỉ thì người đó tới trước, còn người nào làm biếng, té rồi nằm
vạ nữa thì cái vô lượng kiếp cứ nằm đó hoài. Tôi yêu cầu quý vị té đừng có
nằm vạ, nếu có nằm thì nằm một chút xíu thôi cho nó khỏe rồi đứng dậy đi nó
mạnh hơn, đi mạnh hơn. Tôi chỉ có bấy nhiêu thôi.
Bây giờ tới phiên quý vị. Ai phát tâm, bữa nay tập lên trên này, không có
giấy gì hết, lên trên này trả trong 3 bài, mình lựa bài nào cũng được. Tôi thấy
quý vị thích chỉ có Lương Võ Đế - Bồ Đề Đạt Ma, còn Huệ Năng - Huyền
Giác thì nó hơi cao, thì cũng được thôi, nếu mình hiểu một cái cho sâu rồi thì
mình hiểu mấy cái kia. Mấy cái kia thì cái cách trình bày nó khác nhưng cũng
tư tưởng - Bát nhã thôi.
Phật tử trả bài.
Chúng ta trở lại bài kinh Sáu-Sáu thì nó cũng nằm trong đó, nhưng mà
nó rất là gọn để rồi chúng ta giảng, rồi chúng ta biết tóm cho gọn lại để chúng
ta áp dụng vào trong cuộc sống của chúng ta, nó quan trọng là ở đó.
Thì bài kinh Sáu-Sáu, tôi xin thưa, khi nào xong hết cái này tôi cho hay,
quý vị sẽ học thuộc lòng, và cái này dường như là bắt buộc đấy, tức là mỗi
người phải mỗi trả thôi, mà không có bửu bối nghen, ra trước này. Thì phát
tâm trước, sau tôi kêu từng người, cái này là quyết định vấn đề sanh tử của mỗi

Trang
30
Kinh Sáu Sáu – lần 4 – Tuần 12
người chúng ta. Và chúng ta có bài vở sẵn, tức là bài kinh Sáu Sáu đó, chúng
ta học thuộc lòng rồi chúng ta lên trả.
Sau này chúng ta có kẹt, hoặc có đi xuất gia, kiếp này, kiếp sau thì chúng
ta lấy cái đó để chúng ta nghiền ngẫm, áp dụng vào vấn đề tu tập của chúng ta,
và tất cả kinh sách, tất cả ai hỏi cái gì cũng nằm trong đó, dầu Nguyên thủy,
Tiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa đều nằm trong đó hết, nhưng mà do cái sự
uyển chuyển, linh động của quý vị. Thành ra phải học thuộc lòng, tôi năn nỉ
mà cũng như bắt buộc.
Còn cái bài này trả một vài lần nữa, ai phát tâm thôi, không phát tâm thì
thôi, tôi thấy không còn phát tâm nữa thì chúng ta tạm dừng.
Thì 3 bài Huyền Giác, Lương Võ Đế, Xá Lợi Phất rồi chúng ta qua bài
kinh Sáu Sáu. Tôi có một mớ, còn ai chưa có thì về photo ên, cái này ông Vân
Tâm photo đưa tôi phát cho quý vị.
Tôi giảng bài kinh Sáu Sáu lần này lần thứ 4. Tôi thấy bài kinh Sáu Sáu
này rất hay. Hòa Thượng Minh Châu ghi lại, Đức Phật giảng lần đầu thì có 60
vị Tỳ kheo đắc quả Alahán liền ngay lúc đó; rồi sau Xá Lợi Phất giảng lần thứ
nhì nữa cũng đắc Alahán 60 vị nữa; rồi tới ông gì đó ghi tiếng Pali, cái tên dài
lắm tôi đọc không được, thì giảng lại, tôi không biết pháp hội lúc đó bao nhiêu
người, ông này ổng giỏi quá đắc 10.000 vị, đó là chú thích của Hòa Thượng
Minh Châu, bản chánh bên Pali.
Cái này quý vị về học, kỳ tới có thể 2-3 lần chúng ta tóm 3 cái bài này
cho nó rõ, thì cái đó là phát tâm thôi. Tôi không có bắt buộc, tôi muốn kêu một
vài người gạo cội không đó, chẳng hạn như cô Như Đắc, cô Liên Trà, cô Như
Nhật, ông Vân Toàn, mấy người đó là tôi kêu, còn mấy người khác tôi không
dám kêu, tùy phát tâm thôi, để rồi chúng ta tạm kết luận các bài đó rồi chúng
ta qua bài kinh Sáu Sáu. Còn nếu ai thấy mình có khả năng thì cứ phát tâm, để
chúng ta tạm kết luận, mà kết luận cũng phải trình bày sáng tỏ, thì ở đây tôi
thấy gạo cội rất nhiều, mấy người đó có khả năng trình bày, nhưng mà xin phát
tâm thôi, tôi không bắt buộc rồi chúng ta qua bài kinh Sáu Sáu.
Thì bài kinh Sáu Sáu khác à, tức là bắt buộc ai cũng phải trả, tôi năn nỉ
mà cũng như bắt buộc đấy. Thì phát tâm trước, hết phát tâm thì tôi kêu. Bởi vì
đây là cái huyết mạch của vấn đề sinh tử của chúng ta mà được gom gọn trong
bài kinh Sáu Sáu mà tôi đã giảng mười mấy năm nay, kỳ này qua Bát nhã
Trang
31
Kinh Sáu Sáu – lần 4 – Tuần 12
nhiều à, rặc ròng Bát nhã, tôi thấy là tôi vừa ý để cho quý vị làm cái chất liệu,
để nắm vững trên bước đường giải thoát giữa tư tưởng và Bát nhã của chúng
ta.
Thành ra cái này ban đầu quý vị phát tâm, rồi cuối cùng hết rồi tôi sẽ năn
nỉ cũng như bắt buộc mỗi người phải trả thôi, mà lên đây là không có bửu bối
nhe, tôi xin thưa rõ á. Tôi nói rồi mà hồi nãy lên cũng cầm bửu bối hà. Quý vị
phải nghe cho rõ, mình cố gắng làm sao phải giữ cho đúng.
Quý vị về có bài bản sẵn rồi, học thuộc lòng chớ không phải tự mình làm
như là 3 bài kia nữa, mà trong này nó có sẵn, chúng ta chỉ học thuộc lòng để
trả bài. Chi vậy? Đặng mình đi chỗ nào vắng, mình ọc ra mình nhơi lại, mình
nghiền ngẫm, thì tôi sẽ giảng theo đó.
Thành ra bắt buộc quý vị phải học thuộc lòng, cái bài bản có sẵn thôi, tôi
sẽ dựa vào đó tôi giảng, rồi quý vị sẽ nhớ, ọc ra nghiền ngẫm lại để áp dụng
vào trong tất cả cái cuộc sống của mình, cuộc sống giải thoát hay dính mắc là
do cái hiểu biết của chúng ta.
Thì bài kinh Sáu Sáu sẽ trình bày cái hiểu biết của 4 đường ác, 4 đường
thiện, 4 tiểu Thánh và 3 bậc tam Tôn. Như ông Thiện Khánh hồi nảy trả nhưng
mà quá chi tiết, quý vị không nắm được, giảng chi tiết nhưng cuối cùng mình
phải tóm cái ý chánh để nắm cái ý đó, chớ không phải tràng giang đại hải rồi
cuối cùng buông xuống mình không nắm cái gì hết, cái đó là giảng bài.
* Cũng như tôi giảng về Tịnh Độ, tôi giảng rất dài, cuối cùng tôi tóm lại
có Tín - Hạnh - Nguyện. Nhưng Tín - Hạnh - Nguyện cuối cùng tôi tóm lại chỉ
có phát nguyện thôi “Duy Nguyện vãng sanh”. Mà muốn phát nguyện thì phải
nhất niệm. Nhất niệm là cái gì? Phát nguyện là cái gì? Cuối cùng chỉ có 2 cái
thôi “Nhất niệm và Phát nguyện”. Quý vị phải hiểu cái chỗ đó.
* Cũng như cái Thiền Tông này cũng vậy, tôi giảng đã rồi, cuối cùng chỉ
còn “Duy Tuệ thị nghiệp”.
* Giữ Giới, Tâm thanh tịnh rồi cuối cùng còn 1 cái giới thôi. 5 giới, 8
giới, 10 giới, 250 giới, cuối cùng còn 1 giới thôi đó là cái tóm cuối cùng. 1
giới là gì? Ý nghiệp.
Thân - khẩu - ý, thì thân biết bao nhiêu, khẩu biết bao nhiêu chia ra tới
250 điều, người nữ 348 điều, nhưng cuối cùng rồi còn có cái Ý nghiệp.

Trang
32
Kinh Sáu Sáu – lần 4 – Tuần 12
“Hễ tư tưởng ác thì dùng tư tưởng thiện đuổi nó đi. Mà hết tư tưởng
ác rồi còn tư tưởng thiện thì trực nhận nó trở về Chân không, không có
đuổi nữa, không có cải sửa nữa, Lặng lẽ nhìn tư tưởng thiện”. Chỉ còn có
cái “Ý” thôi.
Mình giảng thì giảng nhiều, nhưng mình tóm cho người ta nắm cái gốc
để người ta tu.
Quý vị nhớ 3 cái bài tôi nói hồi nãy: Lương Võ Đế - Bồ Đề Đạt Ma, Huệ
Năng - Huyền Giác, Phú Lầu Na - Xá Lợi Phất , tôi sẽ giảng dài, cuối cùng tôi
mỗi cái tôi tóm cái gốc của nó thôi.
Quý vị phải nắm chỗ đó, ai mà đi nhớ hết trơn, nhiều quá vậy. Giảng như
ông Thiện Khánh thì hay nhưng mà bỏ ra đố quý vị biết tu sao. Cái gốc, cái cốt
lõi nó là cái gì mới được, mình có quyền giảng rộng, mà khi kết luận thì phải
nắm cái cốt lõi.
* Giới - Định - Tuệ thì cuối cùng còn có cái Tuệ. “Duy Tuệ thị nghiệp”.
* Tín - Hạnh - Nguyện cuối cùng chỉ có cái Nguyện thôi. “Duy Nguyện
vãng sanh”.
Cuối cùng giải thoát là cái gì?
Cuối cùng nắm 1 cái đó là “Ý nghiệp” thôi. Thân - Khẩu - Ý thì cái Ý
nghiệp là chánh. Nắm cái ý nghiệp là nắm tất cả.
Chúng ta có quyền giải thích, nhưng cuối cùng phải tóm cho người ta
nắm cái gốc, cái cốt lõi của Đạo Phật.
Thì 3 cái bài tôi đưa ra, quý vị giải thích rồi phải chỉ cái cốt lõi cho người
ta, mà ở đây chưa có ai chỉ rõ hết.
Tôi nói để quý vị làm chất liệu giảng lại cho nó gọn hơn một chút. Giảng
như ông Thiện Khánh rất hay, nghĩa là ổng rất tỉnh táo, ổng nhớ từ đầu tới
đuôi, trình bày rất là rành, rạch ròi, chi tiết từng chút, nhưng mà cái cốt lõi
không có nắm cho người ta. Cái khó chỗ đó.
Quý vị về phải suy nghĩ 3 câu chuyện mà tôi đưa ra, quý vị giải thích rất
hay nhưng cũng không ai đưa ra cái cốt lõi. Cuối cùng cái cốt lõi nó là cái gì?
Cái cách đi vào tư tưởng và Bát nhã thì có nhiều cách, thì quý vị giải
thích rất là hay, nhưng mà cuối cùng quý vị phải kết luận cái cốt lõi là cái gì
chớ. Sau mỗi câu chuyện gì đều có kết luận hết. Cái kết luận là cái cuối cùng.
Trang
33
Kinh Sáu Sáu – lần 4 – Tuần 12
Mình có thể trình bày nhập đề, thân đề tràng giang đại hải, nhưng mà cái kết
luận là cái quan trọng nhất.
Cũng như bài kinh Sáu Sáu cũng có cái kết luận. Kết luận là tóm hết
những cái đó trong một cái ý cô đọng lại, nắm cái ý đó. Mà muốn nắm được
cái ý đó thì chúng ta phải coi thân bài, nhập đề.
Thôi, chúng ta tạm ngưng. Vậy trước khi dứt lời, một lần nữa tôi xin cầu
chúc cho pháp hội chúng ta, cũng như toàn thể pháp giới chúng sanh đều
chóng vãng sanh Cực lạc và thành Phật đạo.
Nam mô A Di Đà Phật.

Trang
34

You might also like