Tiểu Luận - Môi trường - 1161 - Nguyễn Hoàng Anh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 29

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: MÔI TRƯỜNG

ĐỀ TÀI:
CÁC TÁC ĐỘNG CỦA THẢM HỌA TỰ NHIÊN ĐẾN
MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn : Ths. Nguyễn Trí Dũng


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hoàng Anh
MSSV : 2187501161
Lớp : 21DTYA3
MỤC LỤC:
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: Tổng quan về thảm họa tự nhiên (thiên tai) 4
I. Khái niệm chung 4
II. Các loại thảm họa tự nhiên 4

1. Các thảm họa tự nhiên do đất di chuyển 4


1.1. Tuyết lở 4
1.2. Động đất 5
1.3. Lahars 6
1.4. Lở đất và các dòng bùn 6
1.5. Phun trào núi lửa 6
2. Các thảm họa do nước 7
2.1. Lũ lụt 7
2.2. Phun trào Limnic 8
2.3. Sóng thần 9
3. Các thảm họa do thời tiết 9
3.1. Bão tuyết 9
3.2. Bão 10
3.3. Hạn hán 12
3.4. Mưa đá 13
3.5. Gió nóng 14
3.6. Vòi rồng 14
4. Họa hoạn 16
5. Sức khỏe và bệnh dịch 16
5.1. Bệnh dịch 16
5.2. Nạn đói 17
6. Vũ trụ 18
6.1. Lóe bùng tia Gamma 18
6.2. Các sự kiện va chạm 18
6.3. Bão mặt trời 19
CHƯƠNG 2: Các tác động của thảm họa tự nhiên đến thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng: 21
I. Tình hình chung của thế giới 21
II. Tình hình và diễn biến thiên tai ở Việt Nam 21
1. Năm 2020 21
2. Năm 2021 22
3. Năm thảm họa thiên nhiên gây thiệt hại lớn nhất Việt Nam 23
III. Các ảnh hưởng của thảm họa tự nhiên đến môi trường 24
IV. Số lượng thảm họa thiên nhiên tăng gấp 5 lần trong 50 năm qua 25
THE END 28

LỜI MỞ ĐẦU
Toàn cầu đang đứng trước nguy cơ suy thoái về môi trường, đáng báo động là ô nhiễm
khí, nguồn nước bị ô nhiễm, đất đai sa mạc hoá, chất thải phát thải ngày càng nhiều, các
loài ngày càng khan hiếm, rừng bị xấm lấn nặng nề. Những nguyên nhân trên đã dẫn đến
mất cân bằng hệ sinh thái trên Trái đất, gây ra nhưng biến đổi lớn về khí hậu toàn cầu
theo hướng tiêu cực.
Báo cáo của Liên Hợp Quốc công bố ngày 12/10 cho thấy, biến đổi khí hậu là nguyên
nhân của hơn 7.000 thảm họa thiên nhiên trong vòng 20 năm qua.
Liên Hợp Quốc thông tin, từ năm 2000 tới năm 2019, thế giới đã ghi nhận 7.348 thảm
họa thiên nhiên lớn khiến hơn 1,2 triệu người thiệt mạng và ảnh hưởng tới 4,2 tỷ người.
Báo cáo cũng cho biết các thảm họa thiên nhiên trong vòng 20 năm qua đã gây thiệt hại
kinh tế lên tới gần 3.000 tỷ USD. Bão và lũ lụt chiếm tới 72% các thảm họa thiên nhiên
lớn và số lượng các trận lũ lớn tăng gấp đôi trong vòng 2 thập kỷ qua.
Trước những con số biết nói về thiệt hại do thiên tai gây ra, các tổ chức quốc tế cảnh báo,
nếu thế giới không thực hiện những hành động khẩn cấp để giảm khí thải, nhiệt độ toàn
cầu sẽ tăng thêm ít nhất 0,5oC trong 20 năm tới và tiếp tục tăng 2oC đến 3oC vào cuối thế
kỷ 21. Khí hậu toàn cầu trở nên cực đoan hơn sẽ khiến con người tiếp tục phải trả giá
bằng những thiệt hại nặng nề.
Chỉ từ những số liệu trên, ta hoàn toàn có thể thấy được mức độ nghiêm trọng và nguy
hiểm của thiên tai đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Chương 1: Tổng quan về thảm họa tự nhiên (thiên tai):
I. Khái niệm chung:
Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi
trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội. Thiệt hại do thảm hoạ tự nhiên
phụ thuộc vào khả năng chống đỡ và phục hồi của con người với thảm hoạ.
Theo các dạng hiện tượng thiên nhiên gây ra thiên tai liên quan, có nhiều nguyên nhân
dẫn đến thiên tai. Nói chung, thiên tai là gây ra bởi các hiện tượng khí hậu, các quá trình
địa mạo, các yếu tố sinh học hoặc các hiện tượng không gian. Những hiện tượng này
được coi là thảm họa khi chúng đạt đến cực điểm và gây ra các hậu quả xấu.
II. Các loại thảm họa tự nhiên:
1. Các thảm họa tự nhiên do đất di chuyển:
1.1. Tuyết lở:
Tuyết lở, lở tuyết hay tuyết truồi (tiếng Anh là avalanche), là hiện tượng khi một lượng
tuyết lớn, thường trộn với nước và không khí, đột ngột tuôn xuống triền núi. Tuyết lở là
mối đe dọa lớn nhất gây thiệt hại nhân mạng và của cải ở miền núi lạnh.
Tuyết lở có khi đẩy thêm cả đá tảng.
Tuyết lở xảy ra dưới ba dạng. Trường hợp thứ nhất là khi lượng tuyết vượt quá độ bền cắt
khiến tuyết trườn xuống dốc nhìn từ trên giống như hình giọt nước. Trường hợp hai là khi
cả một nền tuyết đặc ở trên trượt xuống vì lớp tuyết phía dưới không đủ chắc để giữ
nguyên vị trí. Đây là động lực gây ra 90% vụ thương vong vì nền tuyết dày đến vài mét
và bề rộng có thể đến vài trăm mét. Trường hợp thứ ba là khi lớp tuyết thấm nước.
Tỷ lệ tuyết lở thường khá thấp đối với những con dốc dưới 25 độ hoặc hơn 60 độ. Đó là
vì con dốc cao quá thường không tích tụ đủ tuyết và con dốc thấp thì không đủ sức để
làm nền tuyết di chuyển. Sinh hoạt con người thường gây ra nạn tuyết lở ở những con dốc
từ 35 đến 45 độ.
Tuyết lở gần nứi Everest

các đoàn tàu bị mắc kẹt dưới tuyết ttrong vụ lở tuyết Wellington 1910

1.2. Động đất:


Động đất hay Địa chấn là sự rung chuyển trên bề mặt Trái Đất do kết quả của sự giải
phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ Trái Đất và phát sinh ra sóng địa chấn. Hoạt động địa
chấn của một khu vực là tần suất, loại và kích thước của trận động đất trải qua trong một
khoảng thời gian.
Nguyên nhân gây ra động đất:
Nội sinh: Do vận động kiến tạo của các mảng kiến tạo trong vỏ Trái đất, dẫn đến
các hoạt động đứt gãy và/hoặc phun trào núi lửa ở các đới hút chìm.
Ngoại sinh: Thiên thạch va chạm vào Trái Đất, các vụ trượt lở đất đá với khối
lượng lớn.
Nhân sinh: Hoạt động của con người gồm cả gây rung động không chủ ý, hay các
kích động có chủ ý trong khảo sát hoặc trong khai thác hay xây dựng, đặc biệt là các vụ
thử hạt nhân dưới lòng đất.
Đặc điểm:
Động đất xảy ra hằng ngày trên Trái Đất, nhưng hầu hết không đáng chú ý và không gây
ra thiệt hại. Động đất lớn có thể gây thiệt hại trầm trọng về tài sản và nhân mạng bằng
nhiều cách.
Tác động trực tiếp của trận động đất là rung cuộn mặt đất (Ground roll), thường gây ra
nhiều thiệt hại nhất. Các rung động này có biên độ lớn, vượt giới hạn đàn hồi của môi
trường đất đá hay công trình và gây nứt vỡ. Tác động thứ cấp của động đất là kích động
lở đất, lở tuyết, sóng thần, nước triều giả, vỡ đê. Sau cùng là hỏa hoạn do các hệ thống
cung cấp năng lượng (điện, ga) bị hư hại
Trong hầu hết trường hợp, động đất tự nhiên là chuỗi các vụ động đất có cường độ khác
nhau, kéo dài trong thời gian nhất định, cỡ vài ngày đến vài tháng. Trong chuỗi đó thì
trận động đất mạnh nhất gọi là động đất chính (mainshock), còn những lần yếu hơn thì
gọi là dư chấn. Dư chấn trước động đất chính gọi là tiền chấn (Foreshock), còn sau động
đất chính gọi là "Aftershock" nhưng trong tiếng Việt hiện dùng từ "dư chấn".

Độ Richter:
1–2 trên thang Richter: Không nhận biết được
2–4 trên thang Richter: Có thể nhận biết nhưng không gây thiệt hại
4–5 trên thang Richter: Mặt đất rung chuyển, nghe tiếng nổ, thiệt hại không đáng kể
5–6 trên thang Richter: Nhà cửa rung chuyển, một số công trình có hiện tượng bị nứt
6–7 trên thang Richter, 7–8 trên thang Richter: Mạnh, phá hủy hầu hết các công trình xây
dựng thông thường, có vết nứt lớn hoặc hiện tượng sụt lún trên mặt đất.
8–9 trên thang Richter: Rất mạnh, phá hủy gần hết cả thành phố hay đô thị, có vết nứt
lớn, vài tòa nhà bị lún
>9 trên thang Richter: Rất hiếm khi xảy ra
>10 trên thang Richter: Cực hiếm khi xảy ra
1.3. Lahars:
Lahar là một kiểu thảm họa tự nhiên liên quan mật thiết với phun trào núi lửa, là một
dòng bùn hay lở đất núi lửa và liên quan đến một lượng lớn các vật liệu bao gồm bùn, đá,
và tro trượt xuống sườn của núi lửa với tốc độ nhanh. Các dòng này có thể phá hủy toàn
bộ thị trấn trong vài giây và giết chết hàng ngàn người.
Thảm hoạ Tangiwai năm 1953 do lahar gây ra, trong thảm kịch Armero năm 1985 thị
trấn Armero đã bị chôn vùi và ước tính 23,000 người chết. Trong đó sự việc về Omayra
Sánchez đã gây chấn động thế giới.
1.4. Lở đất và các dòng bùn:
Sạt lở được mô tả là một chuyển động dốc ra bên ngoài và xuống dưới của các vật chất
hình thành dốc bao gồm đá, đất hoặc thậm chí là sự kết hợp của những thứ này.
1.5. Phun trào núi lửa:
Một vụ phun trào có thể chính nó đã là một thảm hoạ bởi sức nổ của núi lửa hay do đá rơi
xuống nhưng có nhiều hiệu ứng có thể diễn ra sau một vụ phun trào và thường có nguy
cơ với đời sống con người.
Dung nham: có thể được tạo ra trong vụ phun trào của một vụ núi lửa, nó là một vật liệu
gồm đá siêu nóng. Có nhiều hình thức dung nham khác nhau có thể là dễ vỡ vụn hay dính
như keo. Khi chảy khỏi núi lửa nó phá huỷ bất kỳ công trình, cây cối nào mà nó gặp.
Tro núi lửa – nói chung có nghĩa là tro nguội – có thể hình thành một đám mây, và rơi
dày xuống các khu vực lân cận. Khi trộn với nước nó hình thành một vật liệu kiểu bê
tông. Số lượng tro tích tụ có thể làm sụp mái nhà và thậm chí ở số lượng nhỏ nó cũng có
thể gây hại cho sức khoẻ nếu con người hít phải. Bởi tro có chứa thuỷ tinh nó mài mòn
các thiết bị chuyển động như động cơ.
Siêu núi lửa: Theo lý thuyết thảm hoạ Toba 70 tới 75 nghìn năm trước một sự kiện siêu
núi lửa đã diễn ra tại Hồ Tuba làm giảm dân số xuống còn 10,000 hay thậm chí 1,000 cặp
có thể sinh sản tạo ra một nút cổ chai trong quá trình tiến hoá của loài người. Nó cũng
giết hại ba phần tư mọi dạng thực vật ở bắc bán cầu. Mối nguy hiểm chính từ một siêu
núi lửa là đám mây tro rộng lớn do nó tạo ra có thể gây hiệu ứng thảm hoạ với khí hậu và
nhiệt độ Trái Đất trong nhiều năm.
Các dòng chảy nham tầng gồm một đám mây tro núi lửa nóng được tạo ra trong không
khí bên trên núi lửa, dưới trọng lượng của nó nó sẽ nhanh chóng rơi xuống và tràn đi
nhanh chóng đốt cháy bất kỳ thứ gì trên đường. Mọi người tin rằng Pompeii đã bị phá
huỷ bởi một dòng chảy nham tầng.

Núi lửa phun trào ở Philippines

2. Các thảm hoạ do nước:


2.1. Lũ lụt:
Lũ lụt được hiểu một cách đơn giản là hiện tượng mực nước trên sông, hồ mực nước
dòng chảy trên sông vượt lớn, quá mức quy định dẫn đến tình trạng ngập úng, tràn đê hay
gây vỡ đê khiến nước trực tiếp tràn vào khu dân cư được bảo vệ.
Nguyên nhân gây ra lũ lụt:
Lũ lụt xuất hiện bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, gây nên những thiệt hại cho người
dân cả về sức khỏe lẫn tài sản.
Do bão hoặc triều cường
Bão và triều cường xảy ra tạo nên lượng nước lũ lớn, kèm theo đó là hiện tượng sạt lở đất
khiến cho đất dâng lên làm tràn ngập nước vùng ven biển. Đó là lý do tại sao ở vùng biển
người ta phải trồng rừng ở phía ngoài đê? Chính là hạn chế được chiều cường, hạn chế
tình trạng thiệt hại do lũ lụt gây nên.
Do hiện tượng mưa lớn kéo dài:
Mưa lớn kéo dài ở các vùng đồng bằng (như miền Trung của nước ta) khiến cho lưu vực
nước trên các con đê hay sông không có chỗ thoát. Ngoài ra, mưa lớn kéo dài còn hình
thành nên các con lũ quét, lũ ống gây ra những thiệt hại nặng nề về người và của.
Do các thảm họa sóng thần, thủy triều:
Hiện tượng thủy triều hay sóng thần cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng ngập lụt
ở các tỉnh ven biển miền Trung. Do mực nước tràn về, dâng cao, tràn qua các con đê hay
hồ thủy điện hay ngập lụt.
Do sự tác động của con người:
Và việc ô nhiễm môi trường, tình trạng xả rác bừa bãi gây nên biến đổi khí hậu cũng là
một tác động lớn. Hiện nay, mặc dù vấn đề môi trường vẫn luôn được mọi người quan
tâm, chung tay bảo vệ nhưng cũng không tránh khỏi được vấn đề ô nhiễm, khiến Trái Đất
nóng lên, băng tan, gây nên nhiều thiên tai.
Một số trận lụt lớn gồm:
Các trận lũ lụt do sông Hoàng Hà tại Trung Quốc xảy ra rất thường xuyên. Trận lụt lớn
năm 1931 khiến từ 800.000 tới 4.000.000 người chết.
Trận lụt đồng bằng sông Hồng năm 1971 đã khiến khoảng 100 nghìn người thiệt mạng,
ảnh hưởng khoảng 2,7 triệu người.
Trận lụt lớn năm 1993 là một trong những trận lụt gây hậu quả nghiêm trọng nhất trong
lịch sử Hoa Kỳ.
Trận lụt sông Dương Tử năm 1998, cũng ở Trung Quốc, khiến 14 triệu người mất nhà
cửa.
Trận lụt Mozambique năm 2000 gây lụt hầu như toàn bộ đất nước trong ba tuần, khiến
hàng nghìn người chết và đất nước bị tàn phá.
Những cơn bão nhiệt đới có thể gây ra những trận lụt và storm surge lớn, như đã
xảy ra với:
Bão Bhola, tấn công Đông Pakistan (hiện là Bangladesh) năm 1970,
Bão Nina, tấn công Trung Quốc năm 1975,
Bão nhiệt đới Allison, tấn công Houston, Texas năm 2001 và
Bão Katrina, khiến hầu hết New Orleans ngập chìm trong nước năm 2005. Đa phần tình
trạng lụt lội do tình trạng hư hỏng đê gây ra.
2.2. Phun trào Limnic:
Một vụ phun trào limnic xảy ra khi CO2 bất thần phun trào từ các hồ nước sâu, gây ra
nguy cơ chết ngạt cho các động vật hoang dã, gia súc và con người. Những vụ phun trào
như vậy có thể gây ra sóng thần tại các hồ khi khí CO2 thoát ra đẩy chỗ của nước. Các nhà
khoa học tin rằng các vụ lở đất, hoạt động núi lửa hay các vụ nổ có thể gây ra các vụ phun
trào đó.
Tới ngày nay, chỉ hai vụ phun trào limnic đã được quan sát và được ghi nhận trong hồ sơ:

-Năm 1984, tại Cameroon, một vụ phun trào limnic tại Hồ Monoun khiến 37 người sống
cạnh đó thiệt mạng.
-Ở gần Hồ Nyos năm 1986 một vụ phun trào lớn hơn nhiều, tình trạng ngạt hơi đã giết
hại từ 1,700 tới 1,800 người
2.3. Sóng thần:
Sóng thần có thể do các trận động đất ngầm dưới đáy biển gây ra như cơn sóng thần tại
Ao Nang, Thái Lan do Trận động đất Ấn Độ Dương năm 2004, hay bởi những vụ lở đất
như cơn sóng thần tại Vịnh Lituya, Alaska.
-Ao Nang, Thái Lan (2004). Trận động đất Ấn Độ Dương năm 2004 tạo ra
Sóng thần ngày tặng quà và thảm hoạ tại địa điểm này.
-Vịnh Lituya, Alaska (1953). Một cơn sóng thần lớn xảy ra ở đây, lớn nhất
từng được ghi nhận.
Sóng thần được liệt vào tiêu chí thảm hoạ do đất di chuyển bởi nó phát sinh với một trận
động đất

Sóng thần do trận động đất ngày 26 tháng 12 năm 2004 gây ra tấn công Ao Nang, Thái Lan

3. Các thảm hoạ do thời tiết:


3.1. Bão tuyết:
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56 km/h và kéo dài
trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn. Hiện tượng bão tuyết luôn đi kèm
theo mưa tuyết, gió thổi mạnh với giật tốc độ lên tới 200 km/giờ, có thể làm nhiệt độ hạ
thấp gần -50 °C.
Bão tuyết có hai ý nghĩa hơi khác nhau. Theo một định nghĩa, điều kiện bão tuyết có thể
xảy ra mà không có tuyết rơi. Ý nghĩa phổ biến khác của bão tuyết là một mùa đông
lạnh, cơn bão tích lũy tuyết rơi lớn, thường kết hợp với gió mạnh thổi gây ra và trôi
tuyết. Đây là một thiên tai vô cùng nguy hiểm.
Một vài các trận bão tuyết tồi tệ nhất ở Mỹ xảy ra vào năm 1888 và năm 1977. Một trận
bão tuyết năm 1972 ở Iran dẫn đến khoảng 4.000 ca tử vong.
Bão tuyết gây ra sự ùn tắc giao thông, những ngôi nhà, công trình nhẹ không chịu được
sức nặng của tuyết đã đổ sập. Hơn nữa, du khách leo núi cũng gặp tai nạn do tuyết lở.
Tác động:
Một trận bão tuyết nghiêm trọng có sức gió trên 72 km/h, và nhiệt độ -12 °C (10 °F) hoặc
thấp hơn. Ở Nam Cực, những trận bão tuyết được kết hợp với gió tràn trên các cạnh của
cao nguyên đá ở một vận tốc trung bình 160 km (khoảng 100 dặm) mỗi giờ.

Tàu bị mắc kẹt trong bão tuyết

3.2. Bão:
Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực đoan.
Bão là một xoáy thuận nhiệt đới được cấu trúc bởi khối khí nóng ẩm với dòng thăng rất
mạnh xung quanh mắt bão, tạo hệ thống mây, mưa xoáy vào vùng trung tâm bão. Vùng
gió xoáy thuận này có đường kính hàng trăm km và hình thành trên vùng biển nhiệt đới
ở bắc bán cầu.
Tùy theo khu vực hình thành mà thuật ngữ bão có những tên gọi khác nhau:
- Bão hình thành trên Đại Tây Dương: hurricanes
- Bão hình thành trên Thái Bình Dương: typhoons
- Bão hình thành trên Ấn Độ Dương: cyclones
Tại Việt Nam, thuật ngữ "bão" dùng để diễn tả những cơn bão nhiệt đới, một loại thời
tiết đặc trưng của các vùng biển nhiệt đới, thường có gió mạnh kèm theo mưa lớn.

Theo tiêu chuẩn quốc tế , người ta phân chia bão dựa vào sức gió (dựa vào Thang sức
gió Beaufort và Thang bão Saffir-Simpson):
- Sức gió dưới 63 km/h gọi là áp thấp nhiệt đới (tropical depression)
- Sức gió trên 63 km/h (cấp 8) gọi là bão nhiệt đới ("tropical cyclone" hoặc "tropical
storm")
- Sức gió trên 118 km/h (cấp 12) gọi là bão to với cuồng phong (typhoon)
- Sức gió trên 241 km/h gọi là bão rất to hay siêu bão (super typhoon)
Mỗi năm trên toàn thế giới phải gánh chịu một mùa mưa bão, trong thời gian này, có từ
40 đến 50 cơn áp thấp nhiệt đới hình thành ở khu vực xung quang đường xích đạo phát
triển mạnh lên thành bão. Ở Bắc Bán Cầu, mùa bão bắt đầu từ 1/6 đến 30/11 trong khi ở
Nam Bán Cầu, mùa bão thường bắt đầu từ tháng giêng đến tháng 3.

Bão Harvey nhìn từ vệ tinh.

Bão hình thành như thế nào?


Bão chỉ có thể hình thành khi có đủ 3 điều kiện: Nhiệt, ẩm và động lực để tạo xoáy.
Nhà khí tượng Erik palmen đã tìm ra rằng bão chỉ có thể hình thành trên biển trong dải
vĩ độ 5 - 20 độ vĩ hai bên xích đạo có nhiệt độ cao (từ 26 – 27 độ C trở lên) đảm bảo
cung cấp đủ lượng hơi nước khổng lồ bốc hơi mạnh từ mặt biển để cung cấp năng lượng
ngưng kết cho bão hình thành và lực coriolis dủ lớn để tạo xoáy, tạo điều kiện thuận lợi
cho bão hình thành.
Sở dĩ bão không thể hình thành trong giải 0 – 5 độ vĩ về hai phía của xích đạo vì ở đó
lực coriolis quá nhỏ, không đủ để tạo xoáy. Khối không khí trong vùng xoáy có chiều
ngang khoảng 200 km, chiều dài khoàng 1000km, cách mặt đất khoảng 10 - 12km

3.3. Hạn hán:


Hạn hán là một thời gian kéo dài nhiều tháng hay nhiều năm khi một khu vực trải qua
sự thiếu nước. Thông thường, điều này xảy ra khi khu vực đó luôn nhận được lượng
mưa dưới mức trung bình. Hạn hán có thể tác động đáng kể lên hệ sinh thái và nông
nghiệp của vùng bị ảnh hưởng. Mặc dù hạn hán có thể kéo dài nhiều năm, nhưng một
trận hạn hán dữ dội ngắn hạn cũng có thể gây ra thiệt hại đáng kể và gây tổn hại nền
kinh tế địa phương
Nguyên nhân khách quan
Do khí hậu thời tiết bất thường gây nên lượng mưa thường xuyên ít ỏi hoặc nhất thời
thiếu hụt.
- Mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể trong thời gian dài hầu như quanh năm,
đây là tình trạng phổ biến trên các vùng khô hạn và bán khô hạn. Lượng mưa
trong khoảng thời gian dài đáng kể thấp hơn rõ rệt mức trung bình nhiều năm
cùng kỳ. Tình trạng này có thể xảy ra trên hầu khắp các vùng, kể cả vùng mưa
nhiều.
- Mưa không ít lắm, nhưng trong một thời gian nhất định trước đó không mưa
hoặc mưa chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của sản xuất và môi trường xung quanh.
Đây là tình trạng phổ biến trên các vùng khí hậu gió mùa, có sự khác biệt rõ rệt
về mưa giữa mùa mưa và mùa khô. Bản chất và tác động của hạn hán gắn liền
với định loại về hạn hán.
Nguyên nhân chủ quan
Do con người gây ra:
- Tình trạng phá rừng bừa bãi làm mất nguồn nước ngầm dẫn đến cạn kiệt nguồn
nước;
- Việc trồng cây không phù hợp, vùng ít nước cũng trồng cây cần nhiều nước (như
lúa) làm cho việc sử dụng nước quá nhiều, dẫn đến việc cạn kiệt nguồn nước;
- Công tác quy hoạch sử dụng nước, bố trí công trình không phù hợp, làm cho
nhiều công trình không phát huy được tác dụng... Vùng nhiều nước lại bố trí
công trình nhỏ, còn vùng thiếu nước (nguồn nước tự nhiên) lại bố trí xây dựng
công trình lớn...
- Tình trạng chăn thả quá mức làm xói mòn đất, thảm thực vật
Những trận hạn hán nổi tiếng trong lịch sử:
- 1900 Ấn Độ làm thiệt mạng từ 250.000 tới 3,25 triệu người.
- 1921-22 Liên Xô với 5 triệu người chết vì đói khát bởi hạn hán.
- 1928-30 tây bắc Trung Quốc khiến 3 triệu người chết đói.
- 1936 và 1941 Tứ Xuyên, Trung Quốc khiến 5 triệu và 2,5 triệu người chết.
- Tới năm 2006 các bang New South Wales và Queensland của Australia đã bị hạn
hán từ năm tới mười năm. Lần đầu tiên hạn hán đã ảnh hưởng tới cư dân đô thị.
- Năm 2006 tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc trải qua trận hạn hán tồi tệ nhất trong lịch
sử hiện đại với 8 triệu người và 7 triệu gia súc thiếu nước.

3.4. Mưa đá:


Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước
khác nhau do đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra. Kích thước có thể từ 5 mm
đến hàng chục cm, thường cỡ khoảng một vài cm, có dạng hình cầu không cân đối.
Những hạt mưa đá thường rơi xuống cùng với mưa rào. Mưa đá thường kết thúc rất
nhanh trong vòng 5 -10 phút, lâu nhất cho cả một vệt mưa cũng chỉ 20 - 30 phút.
Mưa đá thường xảy ra ở vùng núi hay khu vực giáp biển, giáp núi (bán sơn địa), còn
vùng đồng bằng ít xảy ra hơn. Vì vậy ở Việt Nam mưa đá có thể xảy ra ở khắp các vùng
miền. và cả trong mùa hè. Riêng ở vùng núi phía bắc Việt Nam, từ tháng 1 đến tháng 5
hàng năm thường có mưa đá, nhiều nhất là từ tháng 3 đến tháng 5, mà nguyên nhân chủ
yếu là các đợt front lạnh cực mạnh tràn về nhanh.
Các dạng mưa đá và ảnh hưởng của nó đến con người, vật nuôi và cây trồng
Mưa đá là mưa với những hạt “nước đá” có kích thước khác nhau, rơi xuống từ các khối
mây dông đồ sộ, chỉ xảy ra trong các cơn dông mạnh và thường kèm theo mưa rào với
cường độ lớn trong khoảng từ vài phút đến vài chục phút. Nhưng không phải trong cơn
dông nào cũng có mưa đá xảy ra, tần suất số cơn dông có mưa đá chỉ chiếm trên dưới
10%. Mưa đá có hai dạng sau:
- Mưa đá nhỏ: dưới dạng những hạt băng trong suốt rơi xuống từ đám mây, các hạt
hầu như có hình cầu, và đôi khi hình nón, đường kính có thể bằng hoặc lớn hơn
5mm.
- Mưa đá: dưới dạng những hạt nước đá, có thể trong suốt, có thể đục một phần
hay tất cả. Cục đá thường hình cầu, hình nón, hoặc không đều. Đường kính từ
5mm đến 50mm. Mưa đá rơi xuống từ đám mây, hoặc rơi rời rạc, hoặc kết thành
màn không đều.
Các cục nước đá có trọng lượng khoảng từ 5 gram đến vài ba trăm gram. Vận tốc rơi
từ trên cao xuống khá lớn và gia tăng tỉ lệ với kích thước và trọng lượng của cục đá.
Tốc độ rơi dao động trong khoảng 30 - 60m/s, cá biệt có thể lên tới 90m/s. Với vận
tốc như vậy nên khi rơi xuống mặt đất hay các thảm thực vật, mưa đá đã gây nên
những thiệt hại nghiêm trọng.
Mưa đá làm ảnh hưởng tới hoa màu

3.5. Gió nóng:


Trận gió nóng tồi tệ nhất trong lịch sử gần đây là Trận gió nóng châu Âu năm 2003.
Gió nóng tại Victoria Australia đã gây ra những trận cháy rừng năm 2009, Melbourne
có 3 ngày liên tiếp nhiệt độ trên 43 °C

3.6. Vòi rồng:


Vòi rồng là hiện tượng gió xoáy rất mạnh, với đường kính rất nhỏ, hút từ bề mặt đất
hoặc mặt biển lên đám mây vũ tích, tạo thành hình như cái phễu di động, trông giống
như cái vòi, nhưng từ trên bầu trời thò xuống nên dân ta "tôn kính" gọi là "vòi rồng".
Không khí nóng ẩm từ vịnh thổi vào gặp không khí lạnh, khô hình thành mây và dông.
Nếu điều kiện thuận lợi, luồng không khí được nâng lên đột ngột sẽ quay xung quanh
một miệng phễu trung tâm với tốc độ đôi khi hơn 160km/giờ. Vòi rồng được hình thành
khi đám mây hình phễu này chạm mặt đất.
Sự hình thành:
Vòi rồng có thể xảy ra bất kì lúc nào khi không khí nóng và lạnh xung đột, ngay cả
trong đêm tối nhưng thường tập trung vào buổi chiều.
Tại Việt Nam, hiện tượng vòi rồng hiếm khi xảy ra, chủ yếu tập trung ở vùng biển phía
Nam nhiều hơn. Chúng ta có thể thấy vòi rồng một năm vài lần ở đồng bằng hoặc trung
du.
Một trận lốc xoáy kéo dài bao lâu?
Lốc xoáy có thể kéo dài từ vài giây cho đến hơn 1 giờ, nhưng hầu hết các cơn lốc xoáy
từng xảy kéo dài chưa tới 10 phút. Trong lịch sử, có rất nhiều cơn lốc xoáy có "tuổi thọ"
lâu từng được ghi nhận. Năm 2013, một trận lốc xoáy kinh hoàng kéo dài hơn 40 phút
đã xảy ra ở bang Oklahoma cướp đi sinh mạng của nhiều người.

Mức độ tàn phá khủng khiếp của lốc xoáy


Cấp độ của một trận lốc xoáy được xếp từ thang độ F0- F5 theo mức độ thiệt hại mà nó
gây ra.
- F0: Lốc xoáy có cường độ yếu, tốc độ gió khoảng 64 - 116km/h, chỉ gây thiệt
hại nhẹ như bẻ gãy cành cây, cần ăng-ten.
- F1: Lốc xoáy có cường độ trung bình, tốc độ gió khoảng 117 - 180km/h, có thể
giật tung mái nhà, bẻ gãy cột đèn đường, làm lật xe.
- F2: Lốc xoáy gây ra thiệt hại đáng kể, với tốc độ gió khoảng 181 - 253k/h, có
thể thổi bay các mái nhà, làm bật gốc các cây lớn, làm lật các toa chở hàng.
- F3: Lốc xoáy có cường độ mạnh và gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng, tốc độ
gió 254-332km/h, có thể làm lật mái nhà, gây đổ tường, nhấc xe ô tô lên khỏi
mặt đất, làm các cây to bật gốc.
- F4: Lốc xoáy với tốc độ gió 333 - 418km/h có sức mạnh hủy diệt, có thể phá
hủy các ngôi nhà có nền móng yếu, cuốn bay ô tô.
- F5: Lốc xoáy với tốc độ gió từ 419 - 512 km/h có sức hủy diệt không thể tưởng
tượng nổi, có thể thổi bay các ngôi nhà kiên cố, nhấc bổng và ném ô tô xa hàng
trăm mét, làm các cây cổ thụ bật gốc.

Ngày 3/4/1974, sự kết hợp của 147 vòi rồng đã tạo ra một trận lốc xoáy kỷ lục kéo dài
hai ngày, cướp đi sinh mạng của 308 người dân ở 13 bang của Mỹ.
Ngày 3/5/1999, một trận vòi rồng cấp độ F5 đã cướp đi sinh mạng của 40 người và phá
hủy hàng nghìn ngôi nhà, gây thiệt hại hơn 1 tỷ USD khi tấn công thị trấn Moore.
Vòi rồng cao chục mét trên biển Khánh Hòa ngày 10/5

4. Họa hoạn:
Hỏa hoạn là hiểm họa do lửa gây ra. Hỏa hoạn là thuật ngữ để chỉ một đám cháy lớn
thiêu đốt phá hủy tài sản (cháy nhà và công trình xây dựng), đe dọa đến sức khỏe và
cuộc sống của con người, sự sống động vật và thiêu đốt thảm thực vật (cháy rừng). Một
trận hỏa hoạn có thể do tự nhiên gây ra bởi thiên tai (như núi lửa phun, sét đánh gây
cháy rừng; động đất gây chập điện, nổ khí ga), hay do con người vô tình hay cố ý tạo ra
(đốt cháy).
Một trường hợp cháy rừng đáng chú ý là trận cháy rừng Victoria năm 2009 tại
Australia.

Hình ảnh từ vệ tinh MODIS Aqua về đám cháy tại đông Victoria vào buổi trưa 7 tháng 2. Lúc 8 giờ, khói
từ đám cháy đã bay sang tận New Zealand

5. Sức khỏe và bệnh dịch:


5.1. Bệnh dịch:
Một bệnh dịch là một sự bùng phát của một loại bệnh có thể khống chế, lan rộng với tốc
độ cao trong dân số loài người. Một đại dịch là một bệnh dịch lan tràn toàn cầu. Trong
suốt lịch sử đã có nhiều bệnh dịch, như Tử thần Đen.
Trong vài trăm năm qua, những đợt bệnh dịch lớn gồm:
- Dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918, làm thiệt mạng ước tính 50 triệu người trên
thế giới
- Đại dịch cúm châu Á 1957-58, làm thiệt mạng ước tính 1 triệu người
- Đại dịch cúm Hồng Kông 1968-69
- Đại dịch SARS 2002-2003
- Đại dịch AIDS, bắt đầu năm 1959
- Đại dịch Cúm H1N1 (cúm lợn) 2009- vẫn chưa biết
- Đại dịch COVID-19 năm 2019 - bây giờ

Các loại bệnh khác lan truyền chậm hơn, nhưng vận bị WHO coi là các nguy cơ sức
khoẻ toàn cầu gồm:
- XDR TB, một dòng bệnh lao có khả năng kháng thuốc rất mạnh
- Sốt rét, giết hại ước tính 1.5 triệu người mỗi năm
- Sốt xuất huyết Ebola, đã làm thiệt mạng hàng trăm người ở châu Phi trong
nhiều lần bùng phát

Virus A H5N1, gây ra cúm gia cầm

5.2. Nạn đói:


Nạn đói là một sự thiếu thốn lương thực (hoặc nguồn thức ăn) trên diện rộng do thiên
tai, địch hoạ mang đến cho một cộng đồng người (hoặc có thể là bất kỳ loài động vật
nào). Hiện tượng này thường đi kèm với sự suy dinh dưỡng, chết đói, dịch bệnh và tử
vong gia tăng khu vực.
Các biện pháp dài hạn bao gồm đầu tư kỹ thuật nông nghiệp hiện đại, chẳng hạn như
phân bón và tưới tiêu, mà chủ yếu tận loại bỏ đói trên thế giới phát triển. Ngân hàng
Thế giới nghiêm khắc hạn chế trợ cấp của chính phủ cho nông dân, và tăng cường sử
dụng phân bón phản đối của một số nhóm môi trường. hậu quả ngoài ý muốn của nó:
tác dụng phụ ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước và môi trường sống
Nạn đói tại Việt Nam năm 1944-1945. Trong ảnh là cảnh trẻ em chết đói ở Hải Hậu (Nam Định ngày nay).

6. Vũ trụ:
6.1. Lóe bùng tia Gamma:
Trong thiên văn học, chớp tia gamma, vụ nổ tia gamma hay bùng phát tia gamma
(GRB) là những vụ nổ có năng lượng cực lớn được phát hiện xảy ra ở các thiên hà rất
xa. Chúng là các sự kiện phát ra bức xạ điện từ sáng nhất được biết đến trong vũ trụ.
Chớp diễn ra trong khoảng từ vài mili giây cho đến vài giờ.
Chớp tia gamma được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1967 bởi các vệ tinh quân sự
Vela, với mục đích thiết kế nhằm phát hiện các vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân trong bầu
khí quyển. Sau phát hiện này, hàng trăm mô hình lý thuyết được đề xuất nhằm giải thích
các bùng phát này, như sự va chạm của sao chổi và sao neutron.
6.2. Các sự kiện va chạm:
Sự kiện va chạm là sự va chạm giữa các thiên thể gây ra những ảnh hưởng có thể đo
lường được. Sự kiện va chạm có hậu quả vật lý và đã được tìm thấy thường xuyên xảy
ra trong các hệ hành tinh, mặc dù thường xuyên nhất liên quan đến các tiểu hành tinh,
sao chổi hoặc thiên thạch và có tác động rất nhỏ. Khi các vật thể lớn va chạm vào các
hành tinh đất đá như Trái Đất, có thể có những hậu quả vật lý và sinh học quan trọng,
mặc dù bầu khí quyển giảm thiểu nhiều tác động bề mặt thông qua quá trình xâm nhập
vào khí quyển.
Một trong những sự kiện va chạm lớn nhất thời hiện đại là sự kiện Tunguska tháng 6
năm 1908.
Sự kiện Tunguska là một vụ nổ xảy ra tại tọa độ 60°55′B 101°57′Đ, gần sông
Podkamennaya Tunguska ở vùng tự trị Evenk, Siberi thuộc Nga hiện nay, lúc 7:17 sáng
ngày 30 tháng 6 năm 1908. Thỉnh thoảng sự kiện này được gọi là Vụ nổ lớn Siberi.
Có thể sự kiện đã được gây ra bởi vụ nổ trên không của một tiểu hành tinh hay sao
chổi từ khoảng cách 5 đến 10 kilômét (3–6 dặm) trên bề mặt Trái Đất. Năng lượng của
vụ nổ sau này được ước tính trong khoảng 10 đến 20 triệu tấn TNT, tương đương với
Castle Bravo, Vũ khí hạt nhân mạnh nhất của Hoa Kỳ. Vụ nổ đã làm đổ khoảng 60 triệu
cây trên diện tích 2.150 kilômét vuông (830 dặm vuông).

Cây đổ rạp do thiên thạch Tunguska sau sự kiện Tunguska tháng 6 năm 1908.

6.4. Bão mặt trời:


Bão Mặt trời hay gió Mặt trời là một vụ nổ năng lượng từ tính trong bầu khí quyển của
Mặt trời, gây ra sự bùng nổ dữ dội của ánh sáng. Từ bề mặt Trái Đất, chúng ta có thể
quan sát được bão Mặt trời qua kính viễn vọng, tia X không gian và các thiết bị chụp
ảnh nhiệt.
Một cơn bão Mặt trời có thể giải phóng lượng năng lượng tương đương với hàng triệu
quả bom hydrogen 100-megaton (100 triệu tấn) phát nổ cùng lúc. Mức năng lượng đó
cũng lớn hơn 10 triệu lần so với năng lượng do một ngọn núi lửa phun trào giải phóng
ra.
Một cơn bão Mặt trời thường chỉ kéo dài trong vài phút nhưng sức nóng của nó có thể
lên đến hàng triệu độ và tạo ra một vụ nổ bức xạ trên phổ điện từ, từ sóng vô tuyến cho
đến tia X và tia gamma. Bão Mặt trời cũng có liên hệ trực tiếp đến hiện tượng cực
quang ở Trái đất và trên các hành tinh khác.
Sức mạnh của bão Mặt trời tăng dần theo quy mô các mức A, B, C, M, X, mức sau
mạnh hơn mức trước 10 lần.
Bão Mặt trời xảy ra khi nào?
Khi năng lượng từ tính tích tụ trong bầu khí quyển của Mặt trời, chủ yếu ở các khu vực
xung quanh vùng tối của Mặt trời, đột nhiên được giải phóng sẽ tạo ra bão Mặt trời,
khiến bề mặt Mặt trời lóe sáng trong một khoảng thời gian.
Bão Mặt trời có ảnh hưởng gì đến Trái đất và con người?
Các cơn gió Mặt trời sẽ phát ra tia X và tia cực tím (UV) theo mọi hướng. Các loại tia
này có thể gây ra các cơn bão bức xạ kéo dài ở tầng cao nhất của bầu khí quyển Trái Đất
và gây ra sự cố mất tín hiệu vô tuyến trên toàn thế giới.
Ngoài ra, các luồng hạt có năng lượng cao trong từ trường của Trái đất do gió Mặt trời
tạo ra còn có thể gây ra các mối nguy bức xạ cho các tàu vũ trụ và phi hành gia.
Những lần bão Mặt Trời tàn phá Trái Đất trong lịch sử
- Cơn bão kinh khủng ngày Halloween
Vào ngày 28/10/2003, Mặt Trời giải phóng một trận bão khủng khiếp đạt đến cấp X45,
khiến những thiết bị cảm biến (sensor) của các tàu quan sát bị rối loạn.
- Sự kiện Bastolle Day (Ngày Quốc Khánh của Pháp)
Ngày 14/7/2000, một trận bão Mặt Trời cấp X5 khiến sóng vô tuyến bị gián đoạn tạm
thời và một số vệ tinh bị đoản mạch.

- Bão Mặt Trời phá hủy hệ thống điện và mạng điện thoại
Vào tháng 3/1989, bão Mặt trời đã khiến hệ thống điện ở Canada bị lỗi khiến 6 triệu
người phải sống trong bóng tối suốt 9 tiếng. Trận bão Mặt trời này cũng khiến hệ
thống điện thoại đường dài xuyên qua vài bang của nước Mỹ cũng đã bị tàn phá
nặng nề.
- Sự kiện Carringon
Năm 1859, sự kiện Carrington (Carrington Event) là trận bão Mặt Trời được ghi chép
lần đầu tiên trên thế giới và đây cũng là trận bão Mặt Trời được ghi nhận lớn nhất trong
suốt 500 năm.
Cơn bão Mặt Trời này đã gây ra một vài gián đoạn trong liên lạc điện báo toàn cầu và
những màn cực quang rực rỡ kéo dài tới tận những miền xa phía Nam như vùng Caribe.
- Bão Giáng Sinh năm 2006
Một trận bão Mặt Trời cấp X9 đã khiến thiết bị chụp ảnh của vệ tinh GOES 13 bị hư hại
và làm gián đoạn việc liên lạc giữa vệ tinh, mặt đất và tín hiệu GPS trong suốt 10 phút.
Chương 2: Các tác động của thảm họa tự nhiên đến thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng:
I. Tình chung của thế giới:

Trên thế giới, trong những năm gần đây do tác động của biến đổi khí hậu nên thiên tai
cũng vô cùng khắc nghiệt, như đợt mưa tuyết bất thường tại Mỹ, Canada, Nga và nhiều
nước châu Âu trong tháng 02 năm 2021; mức nhiệt trung bình toàn cầu giai đoạn 5 năm
2016-2020 là giai đoạn nóng nhất trong lịch sử; Greenland mất một lượng băng kỷ lục lên
tới 532 tỷ tấn vào năm 2019, tính trung bình mỗi phút có 1 triệu tấn băng tan (tương
đương 400 hồ bơi băng cỡ Olympic); tại Verkhoyansk thuộc vùng Bắc Cực của Siberia,
nhiệt độ quan trắc được đến 380C vào ngày 20 tháng 6 năm 2020, đây là giá trị nhiệt độ
chưa bao giờ có trong lịch sử ở Bắc Cực. Mùa hè năm 2020, mưa, lũ lớn tại Trung Quốc,
Nhật Bản và Hàn Quốc khiến hơn 300 người chết, thiệt hại ước tính trên 10 tỷ USD.

II. Tình hình và diễn biến thiên tai ở Việt Nam:


Dưới đây chính là một số dữ liệu cụ thể về thiên tai của nước ta trong hai năm 2020 và
2021
1. Năm 2020 :
Tại Việt Nam, năm 2020 là một năm của dịch bệnh và thiên tai cực đoan, nhiều kỷ lục về
bão, mưa, lũ, dông, sét kèm mưa đá dịp tết Canh tý ở Bắc Bộ; thiếu hụt nước và xâm
nhập mặn xảy ra sớm, nghiêm trọng và khốc liệt hơn năm hạn mặn kỷ lục 2016 ở Đồng
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); bão chồng bão, lũ chồng lũ trong tháng 10 và tháng 11
năm 2020 tại các tỉnh miền Trung; trong đó bão số 9 (Molave) là một trong hai cơn bão
có cường độ mạnh nhất trong 20 năm trở lại đây; mưa lớn kéo dài gây ra lũ quét, sạt lở
đất nghiêm trọng ở miền Trung, gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản, ảnh hưởng nặng
nề đến đời sống và sản xuất của người dân, cụ thể:
- Về bão: Chịu ảnh hưởng trực tiếp của 07 cơn bão (số 2, 6, 7, 9, 10, 12, 13) và 01
áp thấp nhiệt đới (ATNĐ). Trong đó, bão số 9 cùng với bão Xangxane (2006) là một
trong hai cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 20 năm trở lại đây ảnh hưởng trực tiếp
đến Trung Bộ, tại Bình Châu và Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã đo được gió mạnh cấp 11-12,
giật cấp 13-14.
- Về mưa: Cả nước đã xảy ra 19 đợt mưa lớn trên diện rộng. Trong tháng 10 và nửa
đầu tháng 11, miền Trung đã chịu ảnh hưởng của 06 đợt mưa lớn kéo dài với tổng lượng
mưa phổ biến trên 1000mm, một số nơi mưa đặc biệt lớn như: Thành phố Hà Tĩnh (Hà
Tĩnh) 2.521mm, Khe Sanh (Quảng Trị) 2.894mm, A Lưới (Thừa Thiên Huế) 4.526mm,
Trà My (Quảng Nam) 2.813mm, Ba Tơ (Quảng Ngãi) 2.292mm. Lượng mưa một ngày
đặc biệt lớn xảy ra ở nhiều khu vực như: Hướng Linh (Quảng Trị) 763mm/ngày; Thượng
Nhật (Thừa Thiên Huế) 719mm/ngày; Kỳ Thượng (Hà Tĩnh) 809mm/ngày; thành phố Hà
Tĩnh (Hà Tĩnh) 884mm/ngày.
- Về lũ, ngập lụt: Đã xuất hiện liên tiếp 04 đợt lũ lớn và đặc biệt lớn trên các hệ
thống sông khu vực Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên, một số nơi đã có đỉnh lũ vượt
mức lịch sử như: Trên sông Hiếu, sông Thạch Hãn (Quảng Trị), sông Bồ (Thừa Thiên
Huế), sông Kiến Giang (Quảng Bình). Ngập lụt sâu, diện rộng, thời gian dài đã xảy ra tại
nhiều lưu vực sông, đặc biệt là ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,
Quảng Nam. Lũ đã gây ngập lụt sâu trên phạm vi rộng, kéo dài ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến
Quảng Ngãi.
Đặc biệt, các đợt bão chồng bão và mưa, lũ lớn liên tục gây ra nhiều vụ sạt lở đất rất
nghiêm trọng, nhất là tại Thủy điện Rào Trăng 3, Trạm Kiểm lâm số 67 Phong Điền
(Thừa Thiên Huế); Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 337 Hướng Hoá (Quảng Trị); Trà Leng và
Trà Vân, huyện Nam Trà My và Phước Lộc, huyện Phước Sơn (Quảng Nam).
- Hạn hán, xâm nhập mặn:
Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên: Mực nước đã xuống mức thấp trong chuỗi số liệu quan
trắc so với cùng thời kỳ. Lưu lượng dòng chảy trung bình trên phần lớn các sông phổ biến
ở mức thiếu hụt so với trung bình nhiều năm (TBNN) cùng thời kỳ từ 20-65%, một số nơi
thiếu hụt trên 75%. Hạn hán xảy ra gay gắt tại các tỉnh từ Phú Yên đến Bình Thuận, Kon
Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông.
Khu vực Nam Bộ: Mực nước trên sông Mê Công ở mức thấp, lượng dòng chảy từ thượng
nguồn sông Mê Công về ĐBSCL ở mức thấp hơn từ 5-20% so với TBNN và cùng thời kỳ
năm 2016. Hạn hán, xâm nhập mặn đã diễn ra gay gắt ở khu vực này, đã có tổng số 04
đợt xâm nhập mặn tăng cao làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất và dân sinh ở ĐBSCL.
- Triều cường:
Khu vực ven biển Nam Bộ đã liên tiếp xuất hiện 02 đợt triều cường cao vào ngày 15 đến
ngày 17 tháng 10 và từ ngày 16 đến ngày 18 tháng 11 năm 2020. Trong đó, đợt triều
cường từ ngày 16 đến ngày 18 tháng 11 năm 2020 đã gây mực nước biển dâng cao kỷ
lục, với số liệu quan trắc tại trạm Hải văn Vũng Tàu ngày 17 tháng 11 năm 2020 là 4,4m,
cao hơn 4cm so với mốc lịch sử năm 1999. Triều cường cao đã gây ngập úng nhiều khu
vực trũng các tỉnh ven biển Đông Nam Bộ và trên các lưu vực sông trong TP. Hồ Chí
Minh.
2. Năm 2021:
*Tính đến ngày 28/4/2021:
Cả nước xảy ra 12 trận động đất nhẹ; 25 trận mưa đá, dông lốc, sét; 04 trận mưa lớn, lũ
cục bộ, trong đó 01 trận lũ quét tại Lào Cai; 02 vụ sạt lở bờ sông.
Thiên tai trong tháng 04/2021 đã gây thiệt hại như sau:
- Về người: 07 người chết, 09 người bị thương.
- Về nhà ở: 14 nhà sập, 231 nhà hư hỏng, tốc mái.
- Về nông nghiệp: 5.404 ha lúa, hoa màu, 76 con gia súc, gia cầm chết, cuốn trôi.
- Về giao thông: 1.246m đường giao thông sạt lở; 13.150 m3 đất đá, bê tông.
Giá trị thiệt hại về kinh tế khoảng 11,2 tỷ đồng.
*Từ đầu năm 2021 đến nay:
Cả nước đã xảy ra 17 trận động đất nhẹ, 32 trận mưa đá, dông lốc; 05 đợt không lạnh, gió
mùa đông bắc trong đó đợt rét đậm, rét hại mạnh nhất từ ngày 07-13/01/2021; 04 trận
mưa lớn, lũ cục bộ, trong đó 01 trận lũ quét tại Lào Cai và 08 vụ sạt lở bờ sông.
Thiên tai từ đầu năm đã gây thiệt hại như sau:
- Về người: 08 người chết, 09 người bị thương;
- Về nhà ở: 15 nhà sập đổ hoàn toàn, 499 nhà bị hư hỏng, tốc mái, di dời khẩn cấp;
- Về chăn nuôi: 2.722 gia súc, gia cầm bị chết;
- Về trồng trọt: 9.423 ha lúa, rau màu và 202 ha cây ăn quả bị thiệt hại.
- Về giao thông: 1.246m đường giao thông sạt lở; 13.150 m3 đất đá, bê tông.
Ước tính giá trị thiệt hại khoảng 28,2 tỷ đồng.
3. Năm thảm họa thiên nhiên gây thiệt hại lớn nhất Việt Nam:
-Trận lũ kinh hoàng tháng 8/1971. Cơn lũ vào tháng 8/1971 đã làm vỡ đê Sông Hồng và
100.000 người đã bị thiệt mạng. Đây là cơn lũ lớn nhất trong vòng 250 năm nay ở miền
Bắc
-Trận lụt ở Miền Trung năm 2011. Trận lụt tồi tệ nhất trong hơn một thập niên qua ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng đã buộc gần 235.000 học sinh phải nghỉ học. Cơ quan
chức năng ước tính thiệt hại từ trận lụt lên tới 70 triệu USD.
-Bão số 7, cơn bão lớn nhất trong vòng 10 năm trở lại. cơn bão được đánh giá là mạnh
nhất vào Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1996 đến 2005. Vào Cuối tháng 9/2005,
cơn bão số 7 mạnh đến cấp 12 giật trên cấp 12 với sức gió 130 km
-Bão Conson. Bão nhiệt đới đầu tiên trong mùa bão Thái Bình Dương năm 2010, tối
17/7, trung tâm bão đã đổ bộ vào khu vực Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định với cấp bão
11, 12.
-Sạt lở đất nghiêm trọng ở Bắc Kạn năm 2009. Số người chết và mất tích 266 người, bị
thương 1.146 người, thiệt hại về tài sản do lũ quét và sạt lở đất ước tính hơn 2.000 tỷ.

Hậu quả của những vụ lũ lụt lớn ở Việt Nam

III. Các ảnh hưởng của thảm họa tự nhiên đến môi trường:
Các thảm họa tự nhiên như bão, lũ lụt, song thần, động đất, núi lửa phun trào, cháy
rừng,… đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường trên hành tinh của
chúng ta.

- Đất đai bị suy thoái gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của con người và các loài vật
khác

- Sự biến đổi khí hậu, cạn kiệt nguồn năng lượng và hiệu ứng nhà kính đang đe doạ
đến sự sống còn của toàn nhân loại
- Giảm tính đa dạng động thực vật, do bị mất nguồn thức ăn và môi trường sống khiến
một số loài có nguy cơ tuyệt chủng

- Diện tích rừng giảm sút

- Băng tan làm diện tích mặt biển và đại dương sẽ tăng quá mức

- Không khí, nước, đất,… bị ô nhiễm nặng nề do các hoạt động tự nhiên của động đât,
núi lửa, sóng thần,… gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của con
người và các sinh vật khác trên Trái Đất

-Lỗ thủng tầng ozon ngày càng rộng ra ở vùng cực làm cường độ bức xạ tử ngoại
tăng, gây ung thư da và các bệnh khác

Ảnh hưởng của thảm họa tự nhiên đến môi trường ở Trái Đất

IV. Số lượng thảm họa thiên nhiên tăng gấp 5 lần trong 50 năm qua:
Kết luận trên vừa được Cơ quan Khí tượng Thế giới (WMO) của Liên Hợp Quốc nêu ra
trong bản báo cáo mới nhất.

Lũ lụt xảy ra thường xuyên ở nhiều nơi trên thế giới, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Khoảng 11.000 thảm họa tự nhiên đã được ghi nhận trong thời gian từ năm 1970 đến năm
2019, gây tổn thất 3,6 nghìn tỷ USD và cướp đi sinh mạng của khoảng 2 triệu người.
Trong số 77 thảm họa thời tiết được ghi nhận từ 2015-2017, có tới 62 sự kiện cho thấy có
ảnh hưởng lớn của con người.
Tổng thư ký WMO Petteri Taalas cảnh báo, khi thế giới tiếp tục ấm lên, số lượng thảm
họa sẽ tăng lên theo. “Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ phải hứng chịu thêm nhiều đợt
nắng nóng, hạn hán và cháy rừng như những gì chúng ta đã từng thấy ở châu Âu và Bắc
Mỹ trong thời gian gần đây”, ông giải thích. “Chúng ta có nhiều hơi nước hơn trong khí
quyển, khiến những trận mưa lũ chết chóc trở nên trầm trọng hơn”.
Báo cáo được WMO đưa ra trong bối cảnh đang có rất nhiều báo động về tình trạng biến
đổi khí hậu. Thời tiết khắc nghiệt đã tác động mạnh đến các cộng đồng từ Tây Bắc Thái
Bình Dương đến Siberia và Trung Quốc. Báo cáo do cơ quan khí hậu của Liên Hợp Quốc
công bố hồi tháng 8 cho thấy, hiện tượng ấm lên trên toàn cầu đang tăng nhanh và các
hoạt động của con người là nguyên nhân lớn nhất gây ra điều này.
Cuộc khủng hoảng thực sự
Hôm 6/9, hơn 200 tạp chí y tế và sức khỏe trên thế giới đã đưa ra một tuyên bố chung
chưa từng có, trong đó cho rằng cuộc khủng hoảng y tế lớn nhất mà nhân loại phải đối
mặt chính là biến đổi khí hậu chứ không phải đại dịch. Hai thảm họa thời tiết khắc nghiệt
chết chóc nhất là vụ hạn hán ở Ethiopia năm 1983 và trận lốc xoáy năm 1970 ở
Bangladesh. Mỗi sự kiện đã khiến 300.000 người thiệt mạng.
Mỹ là nước phải gánh chịu thiệt hại kinh tế lớn nhất do các thảm họa thời tiết. Năm vụ
việc gây tổn thất lớn nhất toàn cầu đều nằm trong danh sách những cơn bão đổ bộ vào
Mỹ trong hai thập niên qua. Đứng đầu là siêu bão Katrina năm 2005, gây thiệt hại 164 tỷ
USD và làm hơn 1.800 người tử vong. Các trận bão đứng ở vị trí thứ 2, 3, 4 đều xảy ra
vào năm 2017, lần lượt là Harvey, Maria và Irma.
Tần suất xảy ra các thảm họa tự nhiên ngày càng dày và mức độ ảnh hưởng của chúng
ngày một nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, điều may mắn là số người thiệt mạng do tác nhân
này gây ra đã giảm đi gần 3 lần trong 5 thập niên qua. Điều đó có được là nhờ những tiến
bộ lớn mà các nước đã đạt được trong hệ thống cảnh báo sớm và quản lý thiên tai.

Số thảm họa tự nhiên được ghi nhận từ năm 1900 đến 2019, bao gồm hạn hán, lũ lụt, thời tiết cực đoan, lở
đất, cháy rừng, hoạt động của núi lửa và động đất… Biểu đồ: Our World in Data

Theo báo cáo, trong thập niên 1970, trung bình mỗi năm có 50.000 người thiệt mạng vì
các thảm họa liên quan đến thời tiết. Đến thập niên 2010, con số này ở mức dưới 20.000.
Dẫu vậy, vẫn còn rất nhiều chỗ trống cần phải cải thiện. Hàng chục quốc gia trong thế
giới đang phát triển vẫn chưa có các hệ thống cảnh báo sớm, trong khi mạng lưới thu thập
dữ liệu trên khắp châu Phi, Mỹ Latin và vùng Caribe vẫn tồn tại vô số lỗ hổng lớn. Thực
trạng này khiến cho việc chuẩn bị phòng chống thảm họa trong tương lai thêm khó khăn
và khiến nguy cơ thương vong tăng lên.
Thiệt hại ngoài sức tưởng tượng
Biến đổi khí hậu có nguy cơ khiến cho một số khu vực trên thế giới trở thành nơi không
thể sinh sống. Theo Mami Mizutori, một quan chức của Liên Hợp Quốc phụ trách Văn
phòng Giảm thiểu Rủi ro Thiên tai, dù thế giới hiện nay được trang bị tốt hơn để ngăn
ngừa tử vong, song sự gia tăng dân số cùng với tần suất ngày càng nhiều của các hiện
tượng thời tiết cực đoan đã làm bùng nổ cuộc khủng hoảng di dời.
"Cần phải hợp tác quốc tế nhiều hơn nữa thì mới giải quyết được vấn đề kinh niên về số
lượng lớn người phải di dời mỗi năm do bão lụt và hạn hán. Chúng ta cần đầu tư nhiều
hơn vào quản lý rủi ro thiên tai toàn diện, để đảm bảo việc thích ứng với biến đổi khí hậu
được tích hợp trong các chiến lược giảm nhẹ rủi ro thiên tai của quốc gia và địa phương",
bà Mami Mizutori kêu gọi.
Năm ngoái, Viện Kinh tế và Hòa bình (ở Sydney, Australia) ước tính 1,2 tỷ người có
nguy cơ phải di dời do biến đổi khí hậu vào năm 2050.
Thời điểm WMO tung ra báo cáo trùng với thời điểm các hiện tượng thời tiết cực đoan
đang chiếm sóng các bản tin thời sự trên khắp toàn cầu. Tại Mỹ, bão ‘quái vật’ Ida đang
gây ra những thiệt hại khủng khiếp. Cơn bão đã cướp đi mạng sống của hơn 60 người. Ở
miền tây nước Mỹ, những vụ cháy rừng xảy ra thường xuyên, và phần lớn khu vực đang
phải vật lộn với tình trạng hạn hán.
Còn tại Australia, khu vực Nam Âu, phía Bắc lục địa Á-Âu, một phần của châu Mỹ và
các khu rừng nhiệt đới ở châu Phi, cảnh nắng nóng, hạn hán và cháy rừng diễn ra đồng
thời đang ngày càng phổ biến hơn.

Khung cảnh hồ Nhật Nguyệt ở đảo Đài Loan khi bị hạn hán

Biển xanh trở nên khắc nghiệt hơn


Các số liệu cho thấy, các đại dương hiện hấp thụ tới 91% năng lượng từ sự gia tăng hiệu
ứng nhà kính. Điều này đã dẫn đến sự ấm lên của đại dương và tạo nên nhiều đợt sóng
nhiệt biển hơn, đặc biệt là trong vòng 15 năm trở lại đây.
Sóng nhiệt biển đã gây ra cái chết của hàng loạt sinh vật biển, chẳng hạn như các rạn san
hô bị "tẩy trắng". Chúng cũng gây hiện tượng tảo nở hoa và làm xáo trộn thành phần của
các loài sinh vật biển. Kể cả khi Trái đất có thể hạn chế sự nóng lên ở mức từ 1,5 đến 2
độ C theo tiêu chuẩn của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, các đợt nắng nóng trên
biển sẽ tăng gấp 4 lần vào cuối thế kỷ này.
Các núi băng và sông băng tan chảy, cùng với sự mở rộng của đại dương khi ấm lên, đã
khiến mực nước biển trung bình trên toàn cầu tăng với tốc độ đáng quan ngại: từ 1,3
mm/năm trong giai đoạn 1901-1971, cho đến 1,9 mm/năm trong giai đoạn 1971-2006, và
lên tận 3,7 mm/năm trong giai đoạn 2006-2018.
Viễn cảnh băng vĩnh cửu ở Alaska, Canada và Nga tan vượt quá mức giới hạn cũng là
một chủ đề được thảo luận rộng rãi. Điều đáng quan ngại ở đây là khi băng tan, một
lượng lớn carbon tích tụ hàng nghìn năm từ thực vật và động vật chết có thể sẽ bị giải
phóng khi chúng phân hủy. Quá trình axit hóa đại dương, gây ra bởi sự hấp thụ khí CO2,
đã xảy ra trên tất cả các vùng biển trên Trái đất.
Nếu con người không mạnh tay ngăn chặn ô nhiễm không khí và tình trạng ấm nóng trên
toàn cầu, các thảm họa thời tiết sẽ diễn ra ngày càng thường xuyên hơn và nghiêm trọng
hơn. Trong một báo cáo mới đây, Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu cảnh báo, kể
cả khí hậu Trái đất ổn định lại, những thiệt hại vẫn không thể đảo ngược trong vòng
nhiều thế kỷ, thậm chí hàng thiên niên kỷ.
THE END.

You might also like