Bóng R

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

BÓNG RỔ

CÁC CÂU HỎI NHANH

- Gồm hai nhóm kĩ thuật=> Tấn công và Phòng thủ.


- Tấn công gồm=> di chuyển và khống chế bóng.
- Di chuyển trong nhóm tấn công bao gồm động tác => Quay, dừng, chạy nhảy và đi.
- Kĩ thuật chạy biến hướng=> Khi chạy đổi hướng cần sử dụng chân nghịch với hướng
muốn di chuyển đạp xuống đất để tạo đà, sau đó cả thân người xoay về hướng cần di
chuyển. Một trong những yếu tố quan trọng nhất của chạy biến hướng là vận động viên
phải giấu được ý đồ trước khi thực hiện động tác, khiến cho đối thủ bị bất ngờ và không
kịp đổi hướng để chạy đuổi theo. Thường thì tốc độ trước khi di chuyển chậm, sau đó đột
ngột tăng tốc và đổi hướng thật nhanh.
- Trong nhóm kĩ thuật phòng thủ bao gồm kĩ thuật=> khống chế và cản phá.
- Kỹ thuật di chuyển của nhóm kỹ thuật phòng thủ bao gồm động tác=> tư thế và tư thế
đứng
- Ưu điểm của tư thế đứng chân trước, chân sau=> Dễ di chuyển trước sau và quan sát diện
rộng.
- Kỹ thuật trượt trong nhóm kỹ thuật di chuyển của kĩ thuật phòng thủ=> trượt ngang, trượt
tiến, trượt lùi.
- Kỹ thuật ném rổ 2 tay thường được sử dụng để ghi điểm trong những cự ly=> Ở cự ly xa.
- Ưu điểm của kỹ thuật ném rổ 2 tay=> Lực ném bóng mạnh do dùng lực của cả 2 tay.
- Những sai lầm hay mắc phải khi thực hiện kỹ thuật 2 bước lên rổ=> dễ phạm lỗi chạy
bước, phối hợp tay và chân không tốt, chân đã lăng co sang phía sau, bật nhảy không ném
ngay để cơ thể rơi xuống đất mới ném ngay để cơ thể rơi xuống đất mới ném, tay cầm
bóng thực hiện nhiều động tác thừa dễ bị mất bóng.
- Ưu điểm của ném rổ 1 tay trên vai=> Tạo được đường bóng có quỹ đạo bay ổn định để
bay vào rổ.
- Nhược điểm ném rổ 1 tay trên cao=> Kỹ thuật khó phải phối hợp lực toàn thân, sử dụng
lực ném mạnh.
- Những lưu ý trong giai đoạn chuẩn bị của kỹ thuật nắm rổ 1 tay trên cao=> Hai chân
đứng tách rộng bằng vai, chân trước chân sau, tay nào ném rổ thì chân đó đứng trước,
trọng tâm dồn vào chân trước, hai tay cầm bóng trước ngực, các ngón tay mở rộng tự
nhiên.
- Giai đoạn thực hiện của tư thế ném rổ 1 tay trên vai=> Hai tay đưa bóng theo đường xiên
lên bên trán trước mắt bên tay ném (cao trên vai) tay ném đặt phía dưới quả bóng, vai và
khuỷu tay hướng rổ, khuỷu tay hạ thấp, tay kia xoè rộng giữ phía bên chếch về trước quả
bóng.
- Đặc điểm sử dụng kỹ thuật ném rổ 1 tay trên vai=> Đây là 1 kỹ thuật tương đối phổ biến
để ném rổ ở cự ly xa, trung bình. Kỹ thuật này hay dc các đội tiên tiến sử dụng trong các
cuộc thi đấu nhất là khi ném phạt.
- Những sai lầm thường mắc phải khi thực hiện kỹ thuật ném rổ 1 tay trên vai=> Không kết
hợp được lực toàn thênn khi ném bóng, không miết tay vào bóng tạo quỹ bay ổn định,
không hướng ngón trỏ và ngón giữa hướng về rổ.
- Góc độ ném giữa các tay và mặt phẳng ngang đi qua vai là=> 75 độ.
- Khi chuẩn bị ném bóng, ta đưa bóng từ dưới lên trêm ra trước cách trán => 5-10cm.
- Ưu điểm của kỹ thuật ném rổ 2 tay=> Lực ném bóng mạnh do dung lực của cả hai tay.
- Nhược điểm của kỹ thuật ném rổ 2 tay=> Khó tạo đường bóng chính xác đi vào rổ.
- Những sai lầm thường mắc khi thực hiện kỹ thuật 2 bước lên rổ=> Dễ phạm lỗi chạy
bước, phối hợp tay và chân không tốt, chân đá lăng co ra phía sau, bật nhảy không ném
ngay để cơ thể rơi xuống đất mới ném, tay cầm bóng thực hiện nhiều động tác thừa dễ bị
mất bóng.
- Kỹ thuật khống bóng và cản phá bao gồm những kỹ thuật=> cướp bóng, phá bóng và cắt
bóng.
- Phá bóng sử dụng trong tính huống nào=> Phá bóng ra khỏi 2 tay đối phương, phá bóng
khi đối phương đang dẫn bóng, phá bóng khi đối phương ném rổ.

NỘI DUNG LÝ THUYẾT

 Bắt bóng hai tay


 Chuyền ngang ngực là đường chuyền bóng với khuỷ tay rộng và lòng bàn tay cầm bóng
ngang ngực, ngón tay cầm bóng đặt phía sau hướng chuyền. Khi thực hiện đường chuyền
bóng, duỗi thẳng tay và các ngón tay xoay ra hướng xuống dưới. Khi kết thúc động tác,
hai lòng bàn tay hướng ra ngoài và ngón tay hướng thẳng xuống.
 Chuyền bóng hai tay đập đất Đường chuyền đập đất được thực hiện giống với đường
chuyền thẳng, nhưng hướng bóng xuống đất. Vị trí bóng chạm đất trước khi nảy lên
thông thường sẽ vào khoảng ¾ khoảng cách từ người chuyền tới người nhận.
 Chuyền qua đầu là khi thực hiện đường chuyền, đưa bóng lên trên đầu cao hơn trán
bằng cả hai tay và giữ nguyên tay sau khi chuyền bóng. Mục tiêu đường chuyền nhắm tới
cằm của người nhận bóng. Tuyệt đối không nên để bóng ra sau đầu vì khả năng sẽ bị
cướp bóng là rất cao nếu chậm chễ trong việc chuyền bóng. Cách chuyền này được dung
khi bạn cần chuyến đến đồng đội ở cự ly xa hoặc mở rộng hướng tấn công. Có hai kỹ
thuật chuyền bóng trên đầu: Kỹ thuật chuyền bóng hai tay trên đầu, kỹ thuật chuyền bóng
1 tay qua đầu.
 Tư thế chuẩn bị của Ném rổ hai tay: Đứng chân trước chân sau, hoặc song song, hai
gối khuỵu. Các ngón tay của hai bàn tay cầm bóng xoè rộng tự nhiên, giữ bóng ở hai bên
chếch nửa sau của quả bóng. Hai đầu ngón tay cái hơi chếch hình chữ bát. Bóng tiếp xúc
vào ngón, tay và phần chai tay, lòng bàn tay không tiếp xúc bóng, cổ tay thả lỏng, hai
cẳng tay đưa bóng lên phía trước.
 Khi ném rổ của Ném rổ hai tay: Hai chân đạp đất vươn người lên cao về phía trước
đồng thời đưa bóng theo đường vòng cung nhỏ từ dưới lên trên. Khi bóng lên tới ngực,
hơi xoay cổ tay vào trong, rồi nhanh chóng duỗi cẳng tay đưa bóng về trước và chếch lên
cao. Khi bóng sắp rời khỏi tay thì dung sức chủ yếu là các ngón cái, trỏ và giữa đẩy bóng
đi. Để tạo độ xoáy của bóng khi bay cần dùng đầu ngón tay miết vào bóng. Khi kết thúc
động tác, thân người vươn thẳng, trọng tâm dồn vào chân trước.
 Đặc điểm sử dụng Kỹ thuật di động 2 bước ném rổ 1 tay trên cao: Thường dùng ở
khu gần rổ, một mình dẫn bóng lên rổ, lợi dụng nhảy lên bằng một chân và một tay để với
gần rổ, kết thúc tấn công hiệu quả hơn, vì vậy độ chuẩn xác rất cao. Gồm hai hình thức
ném rổ:tiếp bóng hai bước ném rổ và dẫn bóng hai bước ném rổ.
 Kỹ thuật khống chế và cản phá gồm: Cướp bóng , phá bóng, cắt bóng.
 Cướp bóng là kỹ thuật của người phòng thủ nhắm cướp dc bóng của người tấn công một
cách nhẹ nhàng mà không bị phạm lỗi.
 Có hai hình thức cướp bóng: Kéo bóng về và đẩy bóng ra.
 Cướp bóng: đẩy bóng đứng về phía sau.
 Phá bóng là một trong những kỹ thuật phòng thủ hiệu quả song cũng đòi hỏi người thực
hiện phải nhanh nhẹn, tỉnh táo, biết hành động kịp thời và khéo léo không để phạm lỗi va
chạm.
 Phá bóng ra khỏi hai tay đối phương.
 Phá bóng khi đối phương dẫn bóng: Phá bóng đối phương từ bên cạnh, Phá bóng từ phía
sau.
 Cắt bóng là một kỹ thuật phòng thủ chủ động nhất,. Khi đối phương đang tổ chức tấn
công, người phòng thủ dùng kỹ thuật cắt bóng để đoạt bóng trước khi bóng đến tay đối
phương và phản công lại một cách nhanh chóng bất ngờ. Động tác cắt bóng có thể sử
dụng để chống lại tất cả các loại tất công. Vì vậy khi tập luyện cần quan tâm đến kỹ thuật
cắt bóng và sử dụng nó một cách thành thạo.
 Vị trí hậu vệ là người khi tấn công và phòng thủ đứng ở phía sau. Có nhiệm vụ bảo vệ
khu vực dưới rổ khi bị đối phương tấn công. Khi tấn công, thì tổ chức phân phối bóng,
chỉ đạo để thực hiện các yêu cầu của chiến thuật tấn công.
 Trung phong: Khi tấn công và phòng thủ trung phong luôn đứng ở khu giữa sân và có
nhiệm vụ điều chỉnh đội hình tấn công cũng như phòng thủ cho cân đối giữa khu gần rổ
và xa rổ.
 Chiến thuật tấn công nhanh: Đây là hệ thống tấn công rất hiệu quả, cho phép sử dụng
ưu thế so với đối phương về trình độ huấn luyện thể lực và kỹ thuật. Bản chất của nó là ở
chỗ các vận động viên có bóng cố gắng trong khoảng thời gian tối thiểu vượt qua khoảng
cách đến rổ đối phương, gắng đạt được ưu thế về số lượng và sử dụng ưu thế này để tấn
công rổ ở khoảng cách gần.
 Những kí hiệu quy ước: xem hình đt
 Tấn công nhanh từ khu vực giữa sân bằng dẫn bóng: xem hình đt
 Tấn công nhanh từ quả phát bóng ra biên: xem hình đt
 Đột phá phản công nhanh khi đối phương thực hiện hỏng quả ném phạt: xem hình đt
 Tấn công qua trung phong: Hệ thống này dựa vào vai trò chủ đạo của trung phong là
người đang đứng ở vị trí quay lưng về phía rổ, mặt quay về phía đồng đội của mình để
trong bất kì thời gian nào cũng có khả năng nhận bóng. Tất cả những đồng đội còn lại
vừa duy trì những hoạt động phối hợp ăn ý tích cực với nhau, vừa cố gắng chuyền bóng
cho trung phong ở vị trí thích hợp nhất. Sau khi đã nhận bóng ở vị trí thuận lợi, trung
phong có thể: Ném vào rổ, Thoát khỏi người phòng thủ đang kèm chặt trong thi đấu tay
đôi, đột phá và ném bóng vào rổ, Chuyền bóng cho một số những động đội-Hất bóng ra
xa để ném rổ tính ba điểm.
 Phối hợp tấn công qua hai trung phong tuyến giữa: xem hình đt
 Chiền thuật phòng thủ: Những phối hợp của đồng đội đang phòng thủ là sự đáp lại
những phối hợp tấn công được tổ chức tuỳ thuộc vào khả năng chiến thuật của đối
phương.
 Có 4 nhiệm vụ cơ bản được đặt ra đối với đội phòng thủ: 1.Không để cho đối phương
ngắm và ném rổ mà không bị cản trở. 2.Cướp bóng của đối phương và tạo điều kiện để
phản công lại. 3.Phá vỡ sự phối hợp ăn ý giữa các tuyến và các vận động viên riêng lẻ
của đốim phương, ngăn cản đối phương tiến hành những thao tác chuẩn bị để tấn công.
4.Ngăn cản đối phương chuyển nhanh sang phản công.
 Chiến thuật phòng thủ gồm: Phòng thủ tập trung và phòng thủ phân tán.
 Phòng thủ tập trung gồm: Hệ thống phòng thủ kèm người tập trung, hệ thống phòng thủ
khu vực tập trung.
 Phòng thủ tích cực trên nửa sân nhà: xem hình đt
 Phòng thủ phân tán gồm: Phòng thủ kèm người và phòng thủ khu vực.
 Những điều luật cơ bản trong bóng rổ: sân và thiết bị, Quy định đội bóng, Luật chơi cơ
bản , Va chạm và xử lí.
 Tổ chức thi đấu: Thi đấu loại trực tiếp, Thi đấu vòng tròn, Thi đấu hỗn hợp.
 Thi đấu vòng tròn kép: Cách sắp xếp và vạch biều đồ thi đấu của hình thức này giống
như thi đấu vòng tròn đơn. Mỗi đội phải gặp nhau 2 lần ( Lượt đi và lượt về) số vòng đấu.
Tổng số trận đấu tang lên gấp đôi.
 Thi đấy hỗn hợp: Hình thức này dung hoà được các ưu và nhược điểm của hai hình thức
thi đấu loại trực tiếp và vòng tròn.
+Thi đấu theo hình thức này được tiến hành qua 2 giai đoạn; Giai đoạn 1: Thi đấu vòng
loại theo hình thức đấu bảng để xếp hạng các đội. Giai đoạn 2: Thi đấu vòng chung kết
chọn 1 đến 2 đội dẫn đầu các bảng để thi đấu chung kết
+Hình thức thi đấu hỗn hợp có thể tổ chức theo nhiều cách khác nhau: Đấu loại trực tiếp
trước, đấu vòng tròn sau hoặc ngược lại, hoặc cả hai giai đoạn đều thi đấu vòng tròn…

You might also like