3.2 Lý thuyết Markowitz

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

3.

2 Lý thuyết Markowitz
Harry Max Markowitz (1927) là một nhà kinh tế học Hoa Kỳ, ông được biết đến với công
trình tiên phong trong danh mục đầu tư hiện đại, nghiên cứu tác động của rủi ro tài sản, tỷ
suất sinh lợi , tương quan và đa dạng hóa có thể tác động đến danh mục đầu tư.
Markowits dã chỉ ra rằng, phương sai của tỷ suất sinh lời là một thước đo đầy ý nghĩa
trong việc xác định rủi ro của danh mục đầu tư. Với những nghiên cứu và chứng minh từ
giả định của mình ông đã công thức hóa để tính phương sai danh mục, và từ đó đồng thời
cũng chỉ ra rằng việc đa dạng hóa danh mục đầu tư làm giảm thiểu rủi ro tổng thể của
việc thiết lập danh mục đầu tư một cách hiệu quả.

Các giả định của lý thuyết Markowitz:

 Các nhà đầu tư luôn tối đa hóa lợi ích mong đợi trong một thời kỳ nhất định.
 Các nhà đầu tư xem mỗi khoản đầu tư khác nhau được đại diện cho một phân phối
xác suất của tỷ suất sinh lợi mong đợi lên một vài thời kỳ nắm giữ.
 Các nhà đầu tư đánh giá rủi ro của danh mục đầu tư trên cơ sở phương sai của tỷ
suất sinh lợi mong đợi.
 Các nhà đầu tư căn cứ trên những quyết định độc lập của tỷ suất sinh lợi và rủi ro
mong đợi, vì vậy đường cong hữu dụng của họ là một phương trình tỷ suất sinh lợi
mong đợi và phương sai của tỷ suất sinh lợi.
 Các nhà đầu tư ưa thích tỷ suất sinh lợi cao hơn với một mức độ rủi ro cho trước,
ngược lại với một mức tỷ suất sinh lợi mong đợi cho trước các nhà đầu tư ưa thích
rủi ro ít hơn.

Tỷ suất sinh lợi của một khoảng đầu tư rủi ro

Phương pháp thực nghiệm:


n
1
E(r)= ∑r
n t =1 t
Trong đó: r t : là tỷ suất sinh lợi dự báo tương ứng với mỗi tình huống t

n: số kỳ nắm giữ
Phương pháp phân phối xác suất

n
E(r )=∑ r t x pt
t =1

Trong đó: pt : là xác suất xảy ra tình huống t

Tỷ suất sinh lợi của doanh mục đầu tư

n
E(r )=∑ wt x E (r ¿¿ t)¿
t =1

Trong đó: w t : tỷ trọng đầu tư vào tài sản t trong danh mục

E( r ¿¿ t)¿ : là tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của tài sản t

Phương sai và độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lợi cũng được đưa ra Markowitz đưa ra
thông qua qua việc giả định tỷ suất sinh lợi kỳ vọng có phân phối chuẩn, cụ thể phương
sai và độ lệch của một tài sản rủi ro như sau:

Phương sai:

Phân phối thực nghiệm


n
1
2
σ = ∑ ¿¿¿
n t=1
Phân phối xác suất
n
σ =∑ ¿ ¿ ¿
2

t=1

Độ lệch chuẩn

σ =√ σ
2

Rủi ro của danh mục đầu tư:

Hiệp phương sai của hai tài sản A và B theo phương pháp thực nghiệm như sau :
n
1
Cov= ∑ ¿ ¿
n t =1
Hệ số tương quan là ước lượng của hiệp phương sai đã được chuẩn hóa

Cov E B
ρ E , B=
σE σ B
Trong đó :

ρ E , B: Hệ số tương quan của các tỷ suất sinh lợi

σ E : Độ lệch chuẩn của r t , E

σ B : Độ lệch chuẩn của r t ,B

Phương sai của tổng thể của danh mục đầu tư:
n
σ p = ∑ wi wt σ i σ t ρi , t
2

i ,t =1

Trong đó :

w i :tỷ trọng của tài sản i

w t :tỷ trọng của tài sản t

σ t: Độ lệch chuẩn của tài sản t

σ i: Độ lệch chuẩn của tài sản i

ρi , t: Hệ số tương quan của các tỷ suất sinh lợi

Đường biên hiệu quả: là đường tập hợp của các danh mục đầu tư mà phương sai khả thi
thấp nhất có thể đạt được đối với một mức tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của một danh mục cho
trước. Trong trường hợp khi kết hợp hai tài sản khác với nhau và bắt đầu từ đường cong
giả định của tất cả các khả năng đầu tư, ta sẽ cho ra được một biểu đồ như sau :
Hình 1: Đồ thị đường cong giả định của tất cả các khả năng đầu tư

Hình 2: Đường biên hiệu quả


Theo lý thuyết của Markowitz, đường biên hiệu quả là đường tập trung những danh mục
kết hợp tốt nhất, bởi vì nó xác định cho nhà đầu tư những danh mục nào có tỷ suất sinh
lợi tốt nhất ứng với mức rủi ro đã biết trước hoặc ngược lại sẽ cho ra mức độ rủi ro là bé
nhất ứng với mỗi tỷ suất sinh lợi cho trước. Từ đó nhà đầu tư sẽ chọn danh tiếp xúc giữa
đường biên hiệu quả và đường cong hữu dụng cao nhất của mình. Danh mục đầu tư hiệu
quả Markowitz là một tập hợp các tài sản có lợi nhuận tối ưu nằm trên đường biên hiệu
quả của các lợi nhuận tối đa cho một mức độ rủi ro nhất định dựa trên việc xây dựng
danh mục đầu tư trung bình – phương sai.

https://www.investopedia.com/terms/m/modernportfoliotheory.asp
https://en.wikipedia.org/wiki/Modern_portfolio_theory

You might also like