Ho Hap Ky 8-2017 in

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 48

HÔ HẤP KÝ

Th.S. BS. Vũ Trần Thiên Quân


Tài liệu cần đọc trước khi đến
lớp

1. Lê Thị Tuyết Lan (2017) Hô Hấp Ký, Nhà Xuất


Bản Y Học chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
2. Chương Hô hấp ký - Lê Thị Tuyết Lan (2015) –
Hình ảnh học và thăm dò chức năng hô hấp -
Nhà Xuất Bản Y Học chi nhánh thành phố Hồ
Chí Minh
3. Hô hấp ký - Giáo trình thực tập Sinh lý học –
Bộ môn Sinh Lý Học ĐHYD TP.HCM
4. Bài giảng hô hấp ký
MỤC TIÊU

1. Liệt kê được chỉ định, chống chỉ định


2. Liệt kê được các chỉ số chính trong hô hấp ký
3. Mô tả được các bước đo hô hấp ký
4. Phân tích được chất lượng hô hấp ký
5. Phân tích được kết quả hô hấp ký
Nội dung bài giảng

• Đại cương
• Chỉ định và chống chỉ định của hô hấp ký
• Dụng cụ và phương pháp đo hô hấp ký
• Diễn giải kết quả hô hấp ký
I . ĐẠI CƯƠNG

Phương pháp thăm dò chức năng hô hấp cơ bản.


Hô hấp ký cho biết các thể tích, dung tích của
phổi và tình trạng đường dẫn khí của hệ hô hấp.
Có hai loại Hô hấp ký:
1. Loại ghi thể tích theo thời gian .
2. Loại ghi lưu lượng theo thể tích .
Hô hấp kế loại đo lưu lượng thể tích
I . ĐẠI CƯƠNG

Các thể tích và dung tích phổi, + đo được bằng hô


hấp ký, * không đo được bằng hô hấp ký.
II . CHỈ ĐỊNH CỦA HÔ HẤP KÝ
1. Chẩn đoán: lượng giá các triệu chứng, dấu hiệu
lâm sàng hay các xét nghiệm cận lâm sàng bất
thường
2. Đo ảnh hưởng của bệnh lên chức năng hô hấp
3. Khám phát hiện trên đối tượng có nguy cơ cao
4. Lượng giá nguy cơ trước khí phẫu thuật
5. Xác định tiên lượng (ghép phổi …)
6. Lượng giá sức khỏe trước khi tập luyện
7. Theo dõi
8. Lượng giá mức độ thương tật
II . CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Ho ra máu không rõ nguồn gốc
– Tràn khí màng phổi
– Tình trạng tim mạch không ổn định, mới bị nhồi
máu cơ tim hay thuyên tắc phổi:
– Túi phồng động mạch thành ngực, bụng hay não
– Mới phẫu thuật mắt
– Những rối loạn cấp làm ảnh hưởng đến việc thực
hiện test như nôn, buồn nôn
– Mới phẫu thuật bụng hay lồng ngực
III . DỤNG CỤ
Hô hấp kế
Kẹp mũi Bộ lọc khuẩn
IV . PHƯƠNG PHÁP ĐO

1. Cho vào máy các dữ liệu cuả người được đo.


2. Ngày, tháng, giờ và nhiệt độ phòng.
3. Chuẩn bị đo.
4 . Đo:
– Dung tích sống chậm
– Dung tích sống gắng sức
– Thông khí tự ý tối đa
IV . PHƯƠNG PHÁP ĐO
• Đo dung tích sống chậm (Slow Vital Capacity -
SVC) (đo 3 lần đạt chuẩn) .
IV . PHƯƠNG PHÁP ĐO

Dung tích sống chậm: Giản đồ thể tích theo thời gian.
IV . PHƯƠNG PHÁP ĐO

Đo dung tích sống gắng sức (FVC) (3 lần đạt


chuẩn) .
Đường biểu diễn dung tích sống gắng sức để
đo FEV1 và FVC (đường A).
Đường biểu diễn thông khí tự ý tối đa (hình B)
Giản đồ
lưu lượng
theo thể
tích
IV . PHƯƠNG PHÁP ĐO
. Đo thông khí tự ý tối đa ( Maximal Voluntary
Ventilation – MVV )
V . PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
1. Các chỉ số chính của hô hấp ký
• SVC (L) : Slow Vital capacity: Dung tích sống (Lượng khí
lớn nhất mà ta có thể huy động được . Quan trọng trong hội
chứng hạn chế .
• FVC(L) : Forced vital capacity : Dung tích sống gắng sức .
• FEV1 (L) : Forced expiratory volume in 1 sec. Thể tích khí thở
ra gắng sức trong 1 giây đầu. FEV1 để xác định mức độ nghẽn
tắc .
• FEV1/ SVC : Chỉ số Tiffeneau, dưới 0,70 là có hội chứng nghẽn
tắc .
• FEV1/FVC : Chỉ số Gaensler cùng ý nghĩa như Tiffeneau.
1. Các chỉ số chính của hô hấp ký
• FEF25 - 75 : Forced expiratory flow at 25 – 75 % of FVC.
Lưu lượng thở ra gắng sức trong khoảng 25 – 75%
dung tích sống gắng sức, quan trọng để khám phá
sớm nghẽn tắc đường dẫn khí .
• PEF(L/S) :Peak expiratory flow: Lưu lượng thở ra
đỉnh. Thường dùng trong theo dõi hen suyễn .
• MVV(L/M) :Maximal voluntary ventilation. Thông khí tự
ý tối đa, quan trọng. Cho biết chung về cơ học hô hấp.
CÁC CHỈ SỐ CHÍNH TRONG HÔ HẤP KÝ
VÀ GIÁ TRỊ BÌNH THƯỜNG
Trị số bình thường so
Viết tắt Tên
với trị số dự đoán

(S)VC (Slow) Vital capacity (L): Dung tích sống (chậm) > 80%

FVC Forced vital capacity (L): Dung tích sống gắng sức > 80%

Forced Expiratory Volume during 1st second: Thể tích


FEV1 > 80%
thở ra gắng sức trong giây đầu

FEV1/VC Chỉ số Tiffeneau > 0.70

FEV1/FVC Chỉ số Gaensler > 0,70

Forced expiratory flow during the middle half of FVC:


FEF25-75 lưu lượng thở ra khoảng giữa của dung tích sống > 60%
gắng sức

PEF Peak expiratory flow: lưu lượng thở ra đỉnh > 80%

MVV Maximal voluntary ventilation > 60%


2. Đánh giá chất lượng
hô hấp ký
• Đường thở trơn tru ở tất cả các đường biểu diễn
• Khi gắng sức đường biểu diễn thể tích theo thời
gian của dung tích sống chậm SVC phải tà đầu
ở cả hai thì hít vào và thở ra.
• Đường đo FVC phải dài đủ 6 giây đối với người
lớn và trẻ lớn hơn 10 tuổi, đường đo FVC phải
dài đủ 3 giây đối với trẻ nhỏ hơn 10 tuổi.
2. Đánh giá chất lượng
hô hấp ký
• Đường đo FVC có bình nguyên ≥ 1 giây trước khi
hít vào trở lại.
• Không có hiện tượng ho, đóng thanh môn đột ngột
(thấy rõ trên đường cong lưu lượng thể tích)
• Khởi đầu thổi ra của FVC phải nhanh, mạnh.
• Một lần đo được xem là dùng được chỉ cần
thỏa điều kiện: Thở ra đạt chuẩn (đường thở
trơn tru, khởi đầu thổi ra của FVC nhanh,
mạnh) và không ho trong 1 giây đầu
Giản đồ đạt chuẩn khi đo dung tích sống chậm
Các giản đồ đạt
chuẩn khi đo
dung tích sống
gắng sức
Đường dung tích sống chậm (SVC) cho thấy các
đỉnh còn nhọn
Đường biểu diễn
thể tích theo thời
gian của dung tích
sống gắng sức
FVC chưa đủ 6
giây và cũng chưa
có bình nguyên 1
giây
Hô hấp đổ có hiện
tượng đóng thanh
thiệt: lưu lương giảm
về zero đột ngột, thấy
rõ ở đường cong lưu
lượng thể tích thứ 4
(mũi tên) – FVC
không đủ 6 giây
Đường cong lưu
lượng thể tích bắt đầu
thở ra cho đến lưu
lượng đỉnh cho thấy
sự gia tăng lưu lượng
xảy ra chậm, không
dốc đứng như phải
có. Bệnh nhân không
bắt đầu tốt, không thổi
ra nhanh và mạnh
ngay từ đầu, ngập
ngừng nhiều.
3. Phân tích kết quả
Hội chứng nghẽn tắc
• Tỉ số Tiffeneau = (FEV1/SVC)
• Tỉ số Gaenssler = (FEV1/FVC)
• Các giá trị FEV1, SVC, FVC lấy ở trị số thực tế
(Pre hoặc Post)
• Tỉ số Tiffeneau và Gaenssler phải chọn tỉ số nhỏ
hơn
3. Phân tích kết quả
Hội chứng nghẽn tắc
• FEV1/(F)VC > 0,70: không có hội chứng tắc nghẽn.
• FEV1/(F)VC < 0.70 có hội chứng tắc nghẽn, xác định
mức độ tắc nghẽn bằng % của FEV1 so với trị số dự
đoán.

% FEV1 so với trị số dự đoán Mức độ nghẽn tắc


> 60 % Nhẹ
59 – 40 % Trung bình
< 40 % Nặng
Xác định hội chứng tắc nghẽn: sử dụng giá trị
FEV1/SVC, FEV1/FVC ở trị số thực tế
Phân mức độ nặng hội chứng tắc nghẽn : sử dụng
% của FEV1 so với trị số dự đoán
3. Phân tích kết quả

Hội chứng hạn chế: Giữa SVC và FVC chọn chỉ số


lớn hơn.
• SVC (FVC) > 80% trị số dự đoán (% pred) được
xem là bình thường, không có hội chứng hạn chế
• SVC (FVC) < 80% trị số dự đoán (% pred): có hội
chứng hạn chế.
Kết quả hô hấp ký không phản ánh chính xác
hội chứng hạn chế trên 1 số đối tượng đặc
biệt
3. Phân tích kết quả

Hội chứng hạn chế


Xác định mức độ hạn chế bằng % SVC (FVC) so
với trị số dự đoán

% SVC (FVC) so với trị


Mức độ hạn chế
số dự đoán
80 – 60 Nhẹ
59 – 40 Trung bình
< 40 Nặng
Xác định mức độ hạn chế bằng % SVC (FVC) so với trị số
dự đoán, SVC và FVC chọn chỉ số lớn hơn
3. Phân tích kết quả

Test dãn phế quản đáp ứng khi thỏa tiêu chuẩn
của ATS/ERS 2005:
• (F)VC tăng > 12% và 200 mL sau thử thuốc dãn
phế quản.
• FEV1 tăng > 12% và 200 mL sau thử thuốc dãn phế
quản.
FVC hoặc FEV1 tăng > 200 mL và 12% sau thử thuốc
dãn phế quản.
3. Phân tích kết quả

Hội chứng hạn chế: Giữa SVC và FVC chọn chỉ số


lớn hơn.
• SVC (FVC) > 80% trị số dự đoán (% pred) được
xem là bình thường, không có hội chứng hạn chế
• SVC (FVC) < 80% trị số dự đoán (% pred): có hội
chứng hạn chế.
Kết quả hô hấp ký không phản ánh chính xác
hội chứng hạn chế trên 1 số đối tượng đặc
biệt
3. Phân tích kết quả

• PEF: Bình thường phải lớn hơn 80% trị số dự đoán.


• FEF25 – 75: xác định tình trạng nghẽn tắc sớm đường
dẫn khí. Bình thường phải lớn hơn 60% trị số dự
đoán.
• MVV: đánh giá tổng quát cơ học hô hấp. Bình thường
phải lớn hơn 60% trị số dự đoán.
VII . KẾT LUẬN
Một hô hấp đồ có thể là:
1 . Hô hấp đồ bình thường.
2 . Có hội chứng nghẽn tắc.
3 . Có hội chứng hạn chế.
4. Có hội chứng hạn chế lẫn nghẽn tắc. Cho biết
mức độ hạn chế và nghẽn tắc nếu có.
5 . PEF.
6 . MVV.
7. Có đáp ứng test dãn phế quản.
VIII . TRÌNH TỰ ĐỌC MỘT
HÔ HẤP KÝ

1. Hô hấp ký có đạt chuẩn?


2. Hội chứng nghẽn tắc, mức độ
3. Hội chứng hạn chế, mức độ
4. PEF, MVV, FEF25-75%
5. Có đáp ứng test giãn phế quản?
6. Kết luận về hô hấp ký
Tóm tắt – Những
điểm cần nhớ

• Hô hấp ký là một test quan trọng trong thăm dò


chức năng hô hấp
• Cần lưu ý đánh giá chất lượng hô hấp ký vì
phân tích hô hấp ký phụ thuộc rất nhiều chất
lượng hô hấp ký.
• Phân tích kết quả hô hấp ký cần kết hợp với lâm
sàng
Tài liệu tham khảo
1. Lê Thị Tuyết Lan (2017) Hô Hấp Ký, Nhà Xuất Bản Y Học chi nhánh thành
phố Hồ Chí Minh
2. Chương Hô hấp ký - Lê Thị Tuyết Lan (2015) – Hình ảnh học và thăm dò
chức năng hô hấp - Nhà Xuất Bản Y Học chi nhánh thành phố Hồ Chí
Minh
3. Hô hấp ký - Giáo trình thực tập Sinh lý học – Bộ môn Sinh Lý Học ĐHYD
TP.HCM
4. Miller, M. R., Crapo, R., Hankinson, J., Brusasco, V., Burgos, F.,
Casaburi, R., et al. (2005). General considerations for lung function
testing. Eur Respir J, 26(1), 153-161.
5. Miller, M. R., Hankinson, J., Brusasco, V., Burgos, F., Casaburi, R.,
Coates, A., et al. (2005). Standardisation of spirometry. Eur Respir J,
26(2), 319-338.
6. Pellegrino, R., Viegi, G., Brusasco, V., Crapo, R. O., Burgos, F., Casaburi,
R., et al. (2005). Interpretative strategies for lung function tests. Eur Respir
J, 26(5), 948-968.
7. ATS (1995). Standardization of Spirometry, 1994 Update. American
Thoracic Society. Am J Respir Crit Care Med, 152(3), 1107-1136.

You might also like