ĐỀ CƯƠNG VĂN 8 KÌ II NĂM HỌC 2021 2022

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Trường THCS Thụy Phương

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI GIỮA KÌ MÔN NGỮ VĂN LỚP 8

NĂM HỌC: 2021-2022

I.PHẦN VĂN BẢN:

1. Quê hương.
2. Khi con tu hú.
3. Chiếu dời đô.

*Tập trung ba dạng:

-Tái hiện những kiến thức chung:

+ Hoàn cảnh sáng tác

+ Phương thức biểu đạt

+ Thể thơ

-Xác định kiến thức tiếng Việt trong ngữ liệu.

-Phân tích tác dụng phép tu từ trong ngữ liệu.

II.PHẦN TIẾNG VIỆT:

-Trợ từ, thán từ

-Câu phân loại theo mục đích nói: Câu cầu khiến, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu
trần thuật.

-Câu phủ định.

III.PHẦN TẬP LÀM VĂN:

* Nghị luận văn học: Câu chủ đề cụ thể:

- Cảm thụ bức tranh vào hè qua sáu câu thơ đầu.

- Cảnh đoàn thuyền đánh cá về bến.

- Lợi thế của thành Đại La.


* Nghị luận xã hội:

- Sự kiên trì vượt qua thử thách.


- Tình yêu quê hương.
CẢM THỤ BỨC TRANH VÀO HÈ

 Mở đoạn:
Giới thiệu tác giả Tố Hữu và bài thơ “Khi con tu hú”.
 Nhà thơ Tố Hữu là một người có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với nền văn học
Việt Nam.
+ “Khi con tu hú” được ông viết trong tù, hoàn cảnh ngục tù ngột ngạt, xiềng xích
nhưng không thể trói buộc tâm hồn lạc quan và khao khát tự do của Tố Hữu.
2. Thân đoạn:
- Giới thiệu sáu câu thơ đầu: Đó là một bức tranh hiện thực được mở ra bằng sự
lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ
- Dấu hiệu thiên nhiên vào hè:
+ Tiếng tu hú gọi bầy là mùa hè đã đến, lùa mùa màng đang tới và trái cây chín
muồi, hoàn toàn theo quy luật của tự nhiên, tiếng chim gọi bầy như đang gọi mùa,
mang đến sự náo nức, xôn xao trong đất trời và cả trong lòng người
- Hồi tưởng của tác giả về mùa hè:
+ Mùa hè hiện lên rất sinh động và tươi đẹp, màu vàng của lúa, màu của trái cây
cùng với âm thanh rộn ràng của tiếng ve ngân lên đón chào mùa hè.
+ Trong chốn tù ngục, nhà thơ nhớ về tiếng ve, hình ảnh sân bắp phơi đầy, thèm
muốn một cuộc sống thường nhật, bình thường như bên ngoài
- Khát vọng tự do của tác giả: mang trong mình tâm hồn yêu thiên nhiên, khao khát
được sống trong thiên nhiên đã giúp cho nhà thơ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên
mùa hè trong trẻo, tươi mới và đầy màu sắc, âm thanh như thế
3. Kết đoạn:
Ý nghĩa sáu câu thơ đầu bài thơ “Khi con tu hú”: Chỉ với sáu câu thơ đầu bài thơ
“Khi con tu hú”, nhà thơ Tố Hữu đã làm hiện lên một khung cảnh thiên nhiên yên
bình đặc trưng của làng quê Việt Nam. Bức tranh thiên nhiên mùa hè trong tâm
hồn nhà thơ đã phản ánh khát vọng tự do cháy bỏng của tác giả trong chốn lao tù.

Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về


- Không khí trở về:
   + Trên biển ồn ào
   + Dân làng tấp nập
⇒ Thể hiện không khí tưng bừng rộn rã vì đánh được nhiều cá
⇒ Lòng biết ơn đối với biển cả cho người dân chài nhiều cá tôm
- Hình ảnh người dân chài:
   + “Da ngăm rám nắng”, “nồng thở vị xa xăm”: phép tả thực kết hợp với
lãng mạn => vẻ đẹp khỏe khoắn vạm vỡ trong từng làn da thớ thịt của người
dân chài
- Hình ảnh “con thuyền” được nhân hóa “im bến mỏi trở về nằm” kết hợp với
nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác => Con thuyền trở nên có hồn, có sức
sống như con người cơ thể cũng nuộm vị nắng gió xa xăm
⇒ Bức tranh sinh động về một làng chài đầy ắp niềm vui, gợi tả một cuộc
sống bình yên, no ấm
LỢI THẾ CỦA THÀNH ĐẠI LA

+ Là nơi Cao Vương từng định đô.

+ Về địa lí: trung tâm của đất trời, mở ra 4 phương, vừa có sông vừa có núi, đất
rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng, tránh được lụt lội, chật chội.

+ Về phong thủy: thế rồng cuộn hổ ngồi.

Trung tâm của trời đất

-có thế rồng cuộn hổ ngồi

-đúng ngôi nam bắc đông tây

-tiện hướng nhìn sông dựa núi

-rộng_bằng, cao_thoáng
-dân...tốt tươi

*chính trị - kinh tế

-là nơi tụ hội của bốn phương đất nước

=> đây là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời

Với tầm nhìn xa rộng, vượt thời đại của một vị vua Đại Việt hơn nghìn năm trước,
ông đã chọn Đại La làm kinh đô để mưu nghiệp lớn, tính kế phồn vinh, trường kì
cho muôn đời sau. Bằng lí lẽ thuyết phuc, nhà vua đã cho thấy Đại La là mảnh đất
hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi về địa lí, văn hóa, đầu mối giao lưu kinh tế và điều
kiện sống của dân cư. Về vị trí địa lí, đây là mảnh đất ở vị trí trung tâm của đất
nước, có thế rồng cuộn hổ ngồi, được coi là thế đất đẹp và sẽ phát triển thịnh
vượng. Địa hình đa dạng có núi có sông, đất đai vừa bằng phẳng thuận lợi cho phát
triển nông nghiệp, vừa có địa thế cao và khoáng đạt, mở ra bốn hướng nam, bắc,
đông, tây. Thé đất đó rộng rãi, khoáng đạt, tiện cho việc phát triển lâu dài của quốc
gia và cũng tránh được cho dân ta khỏi cảnh lũ lụt tàn phá hàng năm. Bởi vậy, nhà
vua đã khẳng định: Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Tác giả gọi Đại
La là thánh địa của đất Việt bởi lẽ ông đã nhận ra nơi đây là đất tốt, đất lành, có thể
đem nhiều lợi ích, đồng thời ông tiên đoán Đại La sẽ là chốn tụ hội trọng yếu, cũng
là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Nhận xét về kinh đô Thăng Long,
sử gia Ngô Sĩ Liên cũng viết: “Núi là vạt áo che, sông là dải đai đắt, sau lưng là
sông nước, trước mặt là biển, địa thế hùng mạnh mà hiểm, rộng mà dài, có thể là
nơi vua ở hùng trắng, ngôi báu vũng bền, hình thể Việt Nam không nơi nào hơn
được nơi này”. Với những lí lẽ thuyết phục về việc lựa chọn nơi đóng đô mới, 
Chiếu dời đô của vua Lí Thái Tổ đã nhân được sự ủng hộ của cả dân tộc, để giờ
đây chúng ta có mảnh đất thủ đô ngàn năm văn hiến và phát triển phồn vinh.

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI:

Tình yêu quê hương


- Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận: tình yêu quê hương đất nước của giới
trẻ hiện nay.
b) Thân bài
* Luận điểm 1: Giải thích về tình yêu quê hương đất nước
- Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm gắn bó sâu sắc, chân thành đối
với những sự vật và con người nơi ta được sinh ra và lớn lên, là hành động
không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước.
- Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành
cho đất nước của mình.
* Luận điểm 2: Biểu hiện của tình yêu quê hương đất nước
- Trong thời kì chiến tranh:
+ Các chiến sĩ đã không ngại gian khổ hiểm nguy đã cầm súng đi chống giặc
và giành lạiđộc lập cho đất nước.
+ Những người ở hậu phương không ngừng tăng gia sản xuất để cung cấp
lương thực thực phẩm cho tiền tuyến.
+ “Giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh” hay “quyết tử cho tổ quốc quyết
sinh”
+ Các tấm gương hi sinh anh dũng cho độc lập dân tộc: Võ Thị Sáu, Kim
Đồng, Nguyễn Văn Thạc…
- Trong thời bình:
+ Tình cảm với người thân trong gia đình
+ Tình làng nghĩa xóm.
+ Sự gắn bó với làng quê nơi mình sinh ra (bờ tre, ngọn dừa, cánh đồng lúa
chín,...).
+ Lòng tự hào dân tộc qua các áng thơ văn ngợi ca tinh thần ngoan cường
của dân tộc
+ Các bảo tàng lưu giữ những kỷ vật khắc ghi chiến công của các anh hùng
liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập, tự do cho dân tộc.
+ Sự phấn đấu quên mình của mỗi cá nhân biết học tập, lao động để làm
giàu đẹp thêm cho quê hương đất nước.
+ Không ngừng nỗ lực để góp phần đưa đất nước sánh vai với các cường
quốc trên thế giới.
+ Những hoạt động nhằm hướng tới con đường Xã hội chủ nghĩa với mong
muốn mang lại cuộc sống no đủ, đầm ấm cho nhân dân và sự phát triển bền
vững.
+ Sự bảo vệ, gìn giữ các nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc.
+ Quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc
gian nguy.

* Luận điểm 3: Vai trò của tình yêu quê hương đất nước


- Giúp mỗi con người sống tốt hơn trong cuộc đời, không quên nguồn cội.
- Nâng cao tinh thần và ý chí quyết tâm vươn lên của mỗi con người.
- Là động lực giúp con người sống có trách nhiệm hơn với gia đình, quê
hương, đất nước, cộng đồng hay đơn giản nhất là đối với chính bản thân
mình.
- Thúc đẩy sự phấn đấu hoàn thiện bản thân và tinh thần cống hiến giúp đỡ
cộng đồng của mỗi cá nhân.
- Gắn kết cộng đồng, kéo con người lại gần nhau hơn trong mối quan hệ thân
hữu tốt đẹp.
- Góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ, giữ gìn, xây dựng và phát triển
đất nước ngày càng giàu mạnh.
 Luận điểm 4: Hiện trạng tình yêu quê hương đất nước của giới trẻ ngày
nay.
- Trên khắp mọi miền Tổ Quốc đã xuất hiện hàng loạt gương thanh niên
vượt khó vươn lên, góp phần làm cho "nước mạnh"
- Tâm lý "chuộng hàng ngoại xa xỉ" dần bị xóa bỏ và tâm lý “Người Việt ưu
tiên dùng hàng Việt” được đặt lên hàng đầu.
- Tiếp thu văn minh hiện đại của nước bạn trên thế giới trên phương châm
“hòa nhập chứ không hòa tan.”
- Có những sinh viên khi vừa mới tốt nghiệp ra trường đã tình nguyện đến
công tác ở những miền rừng núi xa xôi nhất.
- Có những thanh niên miệt mài bên chiếu chèo truyền thống trong khi giới
trẻ đang ồn ào với "Pop", "Rock".
- Có những thanh niên ngày ngày dầm mưa dãi nắng, không quản ngại để
dọn sạch phố phường...
- Vào ngày lễ Quốc khánh hay ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, giới trẻ thể
hiện lòng yêu nước bằng cách đổi hình đại diện thành hình cờ Tổ quốc, ảnh
Bác hoặc đăng những dòng chữ thể hiện tình cảm của mình
- Bên cạnh đó là những thanh niên có nhận thức hết sức lệch lạc:
+ Chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá
nhân, vô tổ chức.
+ Quên đi cội nguồn, ăn cây táo rào cây sung
+ Xa lánh và rời bỏ quê hương, thậm chí còn tìm cách chống phá nhà nước
* Bài học nhận thức, hành động
- Tình yêu quê hương đất nước là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong
mỗi con người dù ở bất kỳ đất nước nào.
- Mỗi cá nhân nên xây dựng, bồi dưỡng cho mình tình yêu quê hương đất
nước và có những hành động cụ thể để góp phần bảo vệ, xây dựng, làm đẹp
cho quê hương.
- Nếu không có tình yêu thương đối với quê hương đất nước thì cuộc sống con
người không còn hoàn chỉnh và thiếu đi nhiều ý nghĩa.
- Lên án một bộ phận người dân thiếu ý thức trách nhiệm, sống vô tâm với
mọi người, không biết đóng góp xây dựng quê hương đất nước ngược lại còn
có những hành vi gây hại đến lợi ích chung của cộng đồng,...
c) Kết bài
- Khẳng định lại nhận định của em về tình yêu quê hương đất nước trong
giới trẻ hiện nay.
- Đưa ra lời khuyên cho mọi người.

You might also like