Chuong 3

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 8

CHƯƠNG 3 Các khái niệm về sức bền vật liệu

Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của phần Sức bền Vật liệu là:
A, Vật rắn tuyệt đối B, Vật rắn biến dạng
C, Vật rắn chuyển động D, Vật rắn có hình dáng kích thước cố định
Đáp án: Câu B

Câu 2: Khi tính toán, vật rắn biến dạng được phân làm 3 dạng sơ đồ tính là:
A, Khối, tấm và vỏ, Thanh B, Khối tròn, Khối vuông, Thanh
C, Khối, Tấm, Thanh D, Vỏ, Khối vuông, Thanh
Đáp án: Câu A

Câu 3: Vật thể dạng Khối là vật có kích thước:


A, Theo ba phương đều bằng nhau
B, Kích thước theo ba phương khác nhau
C, Có hai phương bằng nhau và khác phương còn lại
D, Có kích thước theo ba phương khác nhau không nhiều
Đáp án: Câu D

Câu 4: Vật thể dạng tấm là vật:


A, Có kích thước theo hai phương khác nhau không nhiều và lớn hơn rất nhiều so với
phương thứ ba
B, Có mặt trung gian là mặt phẳng, có kích thước hai phương bằng nhau và lớn hơn rất
nhiều so với kích thước thứ ba
C, Có mặt trung gian là mặt cong, có kích thước hai phương bằng nhau và lớn hơn rất
nhiều so với phương thứ ba
D, Có mặt trung gian là mặt phẳng, có kích thước theo hai phương khác nhau không
nhiều và lớn hơn rất nhiều so với phương thứ ba
Đáp án: Câu D

Câu 5: Vật thể dạng vỏ là vật:


A, Có kích thước theo hai phương khác nhau không nhiều và lớn hơn rất nhiều so với
phương thứ ba
B, Có mặt trung gian là mặt phẳng, có kích thước hai phương bằng nhau và lớn hơn rất
nhiều so với kích thước thứ ba
C, Có mặt trung gian là mặt cong, có kích thước hai phương bằng nhau và lớn hơn rất
nhiều so với phương thứ ba
D, Có mặt trung gian là mặt cong, có kích thước theo hai phương khác nhau không nhiều
và lớn hơn rất nhiều so với phương thứ ba
Đáp án: Câu D

Câu 6: Vật thể dạng thanh là


A, Vật thể có trục thẳng, có kích thước theo hai phương khác nhau không nhiều và nhỏ
hơn nhiều so với phương thứ ba
B, Kích thước theo hai phương khác nhau không nhiều và nhỏ hơn nhiều so với phương
thứ ba
C, Kích thước theo hai phương bằng nhau và nhỏ hơn nhiều so với phương thứ ba
D, Kích thước theo hai phương bằng nhau và lớn hơn nhiều so với phương thứ ba
Đáp án: Câu A

Câu 7: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của môn sức bền vật liệu là:
A, Vật rắn tuyệt đối, dạng thanh B, Vật rắn biến dạng, dạng thanh
C, Vật rắn tuyệt đối, dạng trục thẳng D, Vật rắn biến dạng, dạng tấm
Đáp án: Câu B

Câu 8: Mục tiêu nghiên cứu của Sức bền vật liệu:
A, Tính toán về độ bền, độ biến dạng và độ ổn định của chi tiết hay kết cấu
B, Tính toán xác định ngoại lực, ứng suất và kiểm tra độ bền của chi tiết hay kết cấu
C, Tính toán xác định phản lực liên kết, Nội lực và ứng suất
D, Bài toán kiểm tra, bài toán thiết kế, bài toán khai thác
Đáp án: Câu B

Câu 9: Mục đích của môn sức bền vật liệu:


A, Bài toán kiểm tra, bài toán thiết kế, bài toán khai thác
B, Tính toán về độ bền, độ biến dạng và độ ổn định của kết cấu
C, Tính toán xác định ngoại lực, ứng suất và kiểm tra độ bền của kết cấu
D, Xác định tải trọng cho phép tác dụng lên chi tiết hay kết cấu.
Đáp án: Câu C

Câu 10: Để xây dựng các phương pháp tính toán trong sức bền vật liệu, người ta dựa
trên:
A, Các nhóm phương trình tĩnh học và biến dạng
B, Các nhóm phương trình động học và biến dạng
C, Các phương trình cân bằng
D, Các phương trình biến dạng
Đáp án: Câu A

Câu 11: Theo định nghĩa, Ngoại lực tác dụng vào một vật thể là:
A, những lực từ vật thể khác tác dụng lên vật thể đang xét
B, những lực sinh ra từ vị trí có liên kết để cản trở chuyển động cho vật thể đang xét
C, là những lực từ vật thể đang xét tác dụng lên vật thể khác
D, Là những lực sinh ra từ vị trí có liên kết trên vật thể đang xét
Đáp án: Câu A

Câu 12: Theo định nghĩa ngoại lực, Lực liên kết là một dạng của :
A, Ngoại lực B, Nội lực C, Lực thể tích D, Lực khối
Đáp án: Câu B

Câu 13: Theo định nghĩa, Trọng lực là một dạng của:
A, Ngoại lực B, Nội lực C, Vừa là nội lực vừa là ngoại lực D, Cả A và B
đều sai
Đáp án: Câu A

Câu 14: Theo cách phân loại, Trọng lực tác dụng vào một vật thể là:
A, Lực thể tích B, Lực bề mặt
C, Vừa là thể tích, vừa là bề mặt D, Cả 3 đều sai
Đáp án: Câu A

Câu 15: Theo cách phân loại, Ngoại lực tác dụng vào một vật ( trừ trọng lực) là:
A, Lực thể tích B, Lực bề mặt
C, Có thể là lực thể tích hoặc lực bề mặt D, Cả 3 đều sai
Đáp án: Câu B

Câu 16: Theo cách phân loại, Lực liên kết tác dụng vào một vật là:
A, Lực thể tích B, Lực bề mặt
C, Vừa là lực thể tích và vừa là lực bề mặt D, Cả 3 đều sai
Đáp án: Câu B

Câu 17: Trong các loại lực sau, Những lực nào có chiều xác định và không phụ thuộc
vào vị trí của vật:
A, Trọng lực B, Lực liên kết
C, Nội lực D, Ngoại lực bất kỳ ( trừ trọng lực)
Đáp án: Câu A
Câu 18: Một vật được coi là rắn tuyệt đối, khi chịu tác dụng của một lực
A, Các phần tử của vật đó đều không có chuyển vị
B, Các phần tử của vật đó đều có chuyển vị
C, Các phần tử của vật đó có chuyển vị(0) nhưng đều bằng nhau.
D, Tất cả các phương án trên đều sai
Đáp án: Câu C

Câu 19: Khi chịu tác dụng của một lực (0), các phần tử của vật:
A, Sẽ có chuyển vị nếu như lực đó đủ lớn
B, Sẽ có chuyển vị
C, Chỉ một số phần của vật có chuyển vị, một số thì không
D, Cả ba phương án trên đều sai
Đáp án: Câu D

Câu 20: Hai phần tử P và Q nằm trong vật M. Khi M chịu tác dụng của lực kéo nén
đúng tâm thì vị trí tương đối của hai phần tử đó là P’ và Q’. Như vậy:
A, P’Q’ là chuyển vị của PQ
B, Hiệu P’Q’ – PQ là chuyển vị đường của đoạn PQ
C, Hiệu P’Q’ – PQ là chuyển vị đường của M
D, Hiệu PQ – P’Q’ là chuyển vị góc của PQ
Đáp án: Câu B

Câu 21: Hai phần tử P và Q nằm trong vật M. Khi M chịu tác dụng của mô men xoắn
thì vị trí tương đối của hai phần tử đó là P’ và Q’. Như vậy:
A, góc giữa PQ và P’Q’ là chuyển vị góc của đoạn PQ
B, góc giữa PP’ và QQ’ là chuyển vị góc của đoạn PQ
C, góc giữa PQ và P’Q’ là chuyển vị đường của đoạn PQ
D, góc giữa PP’ và QQ’ là chuyển vị đường của đoạn PQ
Đáp án: Câu B
Câu 22: Biến dạng đàn hồi của vật liệu là:
A, là biến dạng sinh ra khi vật chịu tác dụng lực và biến mất khi thôi chịu tác dụng của
lực
B, là biến dạng sinh ra khi vật chịu tác dụng của lực và giữ nguyên khi thôi chịu tác dụng
của lực
C, là biến dạng sinh ra khi vật chịu tác dụng lực và giữ lại một phần biến dạng khi thôi
chịu tác dụng của lực
D, Cả ba phương án trên đều sai
Đáp án: Câu A

Câu 23: Biến dạng dẻo của vật liệu là:


A, là biến dạng sinh ra khi vật chịu tác dụng lực và biến mất khi thôi chịu tác dụng của
lực
B, là biến dạng sinh ra khi vật chịu tác dụng của lực và không mất đi khi thôi chịu tác
dụng của lực
C, là biến dạng sinh ra khi vật chịu tác dụng lực và giữ lại một phần biến dạng khi thôi
chịu tác dụng của lực
D, Cả ba phương án trên đều sai
Đáp án: Câu B

Câu 24: Theo định nghĩa, Nội lực là:


A, Phần tăng của lực liên kết giữa các vật, xuất hiện khi vật thể chịu tác động của ngoại
lực
B, Phần tăng của lực liên kết giữa các phần tử, xuất hiện khi vật thể bị biến dạng dưới tác
động của ngoại lực
C, Phần tăng của lực liên kết giữa các vật, xuất hiện khi vật thể bị biến dạng dưới tác
động của ngoại lực
D, Phần tăng của lực liên kết giữa các phần tử, xuất hiện khi vật thể chịu tác động của
ngoại lực
Đáp án: Câu B

Câu 25: Một vật chịu tác dụng của hệ lực bất kỳ và cân bằng, số thành phần nội lực trên
một mặt cắt bất kỳ của vật là
A, 4 B, 6 C, 8 D, 10
Đáp án: Câu B

Câu 26: Một vật chịu tác dụng của hệ lực phẳng bất kỳ và cân bằng, số thành phần nội
lực trên một mặt cắt bất kỳ của vật là:
A, 3 B, 4 C, 5 D, 6
Đáp án: Câu A

Câu 27: Những phát biểu nào dưới đây là sai:


A, Nội lực là phần tăng thêm của lực liên kết giữa các vật, xuất hiện khi vật thể chịu tác
dụng của lực
B, Nội lực là phần tăng của lực liên kết giữa các phân tử, xuất hiện khi vật bị biến dạng
dưới tác dụng của lực.
C, Nội lực tăng lên hoặc giảm đi theo sự tăng hay giảm của ngoại lực và có giới hạn là độ
bền của vật liệu
D, Nội lực tăng lên hoặc giảm đi theo sự tăng hay giảm của ngoại lực
Đáp án: Câu A

Câu 28: Theo định nghĩa, Ứng suất là một đại lượng
A, Được xác định bởi cường độ nội lực tác dụng trên một đơn vị diện tích mặt cắt
B, Được xác định bởi cường độ nội lực tác dụng trên chu vi mặt cắt
C, Được xác định bởi Độ lớn nội lực tác dụng trên một đơn vị diện tích mặt cắt
D, Được xác định bởi Độ lớn nội lực tác dụng trên chu vi mặt cắt
Đáp án: Câu A

Câu 29: Trong bài toán phẳng, trên một mặt cắt bất kỳ của một thanh chịu lực phức tạp
có tối đa là bao nhiêu thành phần ứng suất:
A, 2 B, 3 C, 4 D, 5
Đáp án: Câu B

Câu 30: Một vật chịu lực phức tạp, trên một mặt cắt bất kỳ của vật sẽ có tối đa bao
nhiêu thành phần ứng suất
A, 3 B, 4 C, 5 D, 6
Đáp án: Câu D

Câu 31: Thứ nguyên ( đơn vị) của ứng suất là:
A, N/m2 B, N/m C, N.m D, N.m2
Đáp án: Câu A

Câu 32 MPa là đơn vị ( thứ nguyên )của:


A, Ngoại lực B, Nội lực C, Diện tích D, Áp suất
Đáp án: Câu D

Câu 33: MPa là đơn vị ( thứ nguyên )của:


A, Ứng suất B, Áp suất C, Ngoại lực D, Cả A và B
Đáp án: Câu D

Câu 34: Vật đồng chất chịu hệ hai lực trực đối. Ứng suất tại các điểm trên cùng một
mặt cắt vuông góc với phương chịu lực thì :
A, Càng xa tâm càng lớn hơn
B, Càng xa tâm càng nhỏ hơn
C, Bằng nhau
D, Cả ba đều sai
Đáp án: Câu C

Câu 35: Vật đồng chất chịu hệ hai lực trực đối. Ứng suất tại các điểm trên các mặt cắt
vuông góc với phương chịu lực có diện tích khác nhau thì :
A, Ứng suất tại điểm thuộc mặt cắt có diện tích nhỏ hơn thì nhỏ hơn
B, Ứng suất tại điểm thuộc mặt cắt có diện tích nhỏ hơn thì lớn hơn
C, Ứng suất tại mọi điểm đều bằng nhau
D, Cả ba đều sai
Đáp án: Câu B

Câu 36: Trên một thanh đồng chất, tiết diện đều. Nếu thanh chỉ chịu lực kéo nén đúng
tâm mà trên các phần của thanh lại có các điểm có 3 ứng suất khác nhau. Như vậy:
A, Vật chịu hệ lực có số lực  3
B, Vật chịu hệ lực có số lực  2
C, Vật chịu hệ lực có số lực  4
D, Cả ba đều sai
Đáp án: Câu C

Câu 37: Trên một thanh đồng chất, chỉ chịu lực kéo nén đúng tâm. Nếu số lực tác dụng
lên thanh  3 mà ứng suất tại các điểm khác nhau trên thanh đều bằng nhau. Chứng tỏ:
A, Thanh có tiết diện đều
B, Thanh có sự thay đổi tiết diện bằng số lực tác dụng trừ đi 1
C, Thanh có số lần thay đổi tiết diện bằng số ngoại lực tác dụng
D, Cả ba đều sai
Đáp án: Câu B

Câu 38: Các giả thiết cơ bản về vật liệu là:


A, Vật thể là liên tục, đồng nhất, đẳng hướng và đàn hồi tuyến tính
B, Vật thể liên tục, đồng nhất, đẳng hướng và biến dạng dẻo
C, Vật thể đồng nhất, đẳng hướng và đàn hồi tuyến tính
D, Cả A và B đều sai.
Đáp án: Câu A

Câu 39. Vật rắn biến dạng là vật rắn mà kích thước và hình dạng của nó thay đổi khi
……?......
a) Chuyển động b) Quay
c) Tịnh tiến d) Chịu lực tác dụng

Câu 40. Các đối tượng nghiên cứu của môn Sức bền vật liệu chủ yếu là?
a) Khối b) Tấm vỏ
c) Thanh d) Tất cả các đáp án trên.

Câu 41. Đối tượng nghiên cứu vật rắn biến dạng?
a) Khối b) Tấm vỏ
c) Thanh d) Tất cả các đáp án trên.

Câu 42. Lực bề mặt là lực tác dụng lên..............?


a) Mặt ngoài của vật b) Mọi điểm của vật.
c) Mọi điểm bên trong vật d) Trọng tâm của vật.

Câu 43. Lực thể tích là lực tác dụng lên..............?


a) Mặt ngoài của vật b) Mọi điểm của vật.
c) Một điểm d) Trọng tâm của vật.

Câu 44. Lực tập trung là lực tác dụng lên..............?


a) Mặt ngoài của vật b) Mọi điểm của vật.
c) Một điểm d) Trọng tâm của vật.

Câu 45. Ứng suất là một đại lượng được xác định bởi …(1)... tác dụng trên một đơn vị …
(2)…
a) (1) Cường độ ngoại lực; (2) diện tích mặt cắt
b) (1) Cường độ ngoại lực; (2) thể tích mặt cắt
c) (1) Cường độ nội lực; (2) diện tích mặt cắt
d) (1) Cường độ nội lực; (2) thể tích mặt cắt

Câu 46. Nội lực là ..(1).. của lực liên kết giữa các phần tử, xuất hiện khi vật thể bị biến
dạng dưới tác động của ..(2)…
a) (1) Phần giảm; (2) lực bên trong
b) (1) Phần tăng; (2) lực bên trong
c) (1) Phần giảm; (2) ngoại lực
d) (1) Phần tăng; (2) ngoại lực

Câu 47. Hệ lực bất kỳ khi sử dụng phương pháp mặt cắt có bao nhiêu thành phần nội lực?
a) 1 b) 3 c) 6 d) 5

Câu 48. Hệ lực phẳng bất kỳ khi sử dụng phương pháp mặt cắt có bao nhiêu thành phần
nội lực?
a) 1 b) 3 c) 6 d) 5

Câu 49. Sáu thành phần nội lực tạo ra bao nhiêu biến dạng cơ bản của thanh?

a) 3 b) 4 c) 5 d) 6

Câu 50. Giả thuyết cơ bản về vật liệu nào đúng?

a) Vật thể là liên tục, đồng nhất, dị hướng.


b) Vật thể là liên tục, đồng nhất, đẳng hướng.
c) Vật thể đàn hồi tuyến tính.
d) b và c.
Đáp án Chương 3 Các khái niệm về sức bền vật liệu
Câu hỏi Đáp án Câu hỏi Đáp án Câu hỏi Đáp án
Câu 1 B Câu 21 B Câu 41 d
Câu 2 A Câu 22 A Câu 42 a
Câu 3 D Câu 23 B Câu 43 b
Câu 4 D Câu 24 B Câu 44 c
Câu 5 D Câu 25 B Câu 45 c
Câu 6 A Câu 26 A Câu 46 d
Câu 7 B Câu 27 A Câu 47 c
Câu 8 B Câu 28 A Câu 48 b
Câu 9 C Câu 29 B Câu 49 b
Câu 10 A Câu 30 D Câu 50 d
Câu 11 A Câu 31 A Câu 51
Câu 12 B Câu 32 D Câu 52
Câu 13 A Câu 33 D Câu 53
Câu 14 A Câu 34 C Câu 54
Câu 15 B Câu 35 B Câu 55
Câu 16 B Câu 36 C Câu 56
Câu 17 A Câu 37 B Câu 57
Câu 18 C Câu 38 A Câu 58
Câu 19 D Câu 39 d Câu 59
Câu 20 B Câu 40 c Câu 60

You might also like