Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

BÀI KIỂM TRA SỐ 1

Câu 1. Thiết lập mô hình các giai đoạn quốc tế hóa của doanh nghiệp? Phân tích có liên hệ
thực tiễn giai đoạn bước đầu xâm nhập thị trường tại một doanh nghiệp Việt Nam trên thị
trường quốc tế?
Bài làm.
Mô hình các giai đoạn quốc tế hóa của doanh nghiệp

Bước đầu xâm Mở rộng thị Hợp lí hóa toàn


nhập trường địa cầu
phương

( Trước khi quốc tế hóa) Thông thường đối với một doanh nghiệp vừa và nhỏ, trước khi có cơ
hội tham gia vào môi trường kinh doanh quốc tế hóa thì trước tiên bản thân những doanh
nghiệp này luôn phải tập trung vào thị trường nội địa để tìm kiếm tập khách hàng, định vị sản
phẩm của doanh nghiệp và tạo dựng danh tiếng của doanh nghiệp…Tất nhiên, đối với những
doanh nghiệp lớn: Vinamilk, Viettel…khi có cơ sở, tiền đề để gia nhập môi trường quốc tế hóa
thì ngay tại thị trường Việt Nam, những doanh nghiệp này họ đã làm rất tốt vai trò “tập trung
thị trường nội địa” để khi nhắc đến Vinamilk, người ta nghĩ ngay đến “Thương hiệu sữa số 1
Việt Nam” với tập khách hàng tại thị trường nội địa vô cùng rộng lớn: người già, trẻ em, người
lớn…thậm chí cả những đối tượng khách hàng có đặc điểm nhu cầu khác biệt: Người ăn kiêng,
bà bầu…Sản phẩm của Vinamilk vô cùng đa dạng từ nhóm sản phẩm sữa, sản phẩm kem, sản
phẩm giải khát…và sự thành công nhất của Vinamilk tại thị trường nội địa chính là mạng lưới
phân phối rộng khắp từ thành thị, nông thôn, vùng núi…Sản phẩm sữa của Vinamilk được tiếp
cận với tất cả đối tượng khách hàng trên khắp mọi miền Tổ quốc mà hiếm có doanh nghiệp
nào làm được như vậy. Dễ dàng nhận thấy khi bước chân vào mọi cửa hàng tạp hóa, trên gian
hàng bày bán sản phẩm sữa, Sữa Vinamilk luôn có mặt. Sau khi làm tốt vai trò “ tập trung nội
địa”, doanh nghiệp có cơ hội gia nhập quốc tế hóa sẽ trải qua ba giai đoạn tiêu biểu sau:
- Giai đoạn 1. Bước đầu xâm nhập.
Tồn tại ba đặc điểm mà doanh nghiệp cần lưu ý khi thực hiện giai đoạn 1: Lựa chọn quốc
gia xâm nhập; Lựa chọn thời điểm&trình tự xâm nhập; và Lựa chọn phương thức xâm
nhập.
- Giai đoạn 2. Mở rộng thị trường địa phương.
Quá trình mở rộng thị trường địa phương sẽ được tiến hành khi doanh nghiệp khảo sát,
nhận thấy những thị trường, quốc gia, vùng miền nào đó có điều kiện thuận lợi để tạo lập
cơ sở sản xuất. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ triển khai những chiến lược, phương hướng
phát triển, mở rộng kinh doanh tại những thị trường này: Phát triển và giành quyền sở hữu
các sản phẩm và nhãn hiệu mới; Phân bổ các chi phí quảng cáo, xúc tiến và phân phối…
(Đối với hoạt động Marketing toàn cầu)
- Giai đoạn 3. Hợp lí hóa toàn cầu
Giai đoạn cuối cùng là sự định hướng toàn cầu trong triển khai & thực thi chiến lược. Bên
cạnh đó hướng tới cải thiện hiệu quả toàn cầu mà không ảnh hưởng tới thị trường địa
phương thông qua một số phương pháp: Cải tiến sự phối hợp MKT – mix giữa các quốc gia
& khu vực để tạo cơ hội hợp lý hóa sản xuất, tạo nguồn cung ứng, quản trị & các chức năng
khác...
Phân tích có liên hệ thực tiễn giai đoạn bước đầu xâm nhập thị trường tại một doanh
nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế
Giai đoạn bước đầu xâm nhập thị trường của Tập đoàn quân đội Viettel
1. Lựa chọn quốc gia xâm nhập
Để lựa chọn quốc gia xâm nhập thì doanh nghiệp cần phải phân tích môi trường vĩ mô và
môi trường ngành của thị trường, quốc gia đó.
a. Phân tích môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô là môi trường bên ngoài doanh nghiệp, bao gồm các yếu tố: Kinh tế;
Chính trị; Văn hóa-xã hội; Công nghệ. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô thường chỉ tác
động một chiều đến doanh nghiệp, tức những yếu tố này mang tính khách quan, thuộc về tự
nhiên, xã hội, và doanh nghiệp rất khó để điều chỉnh chúng theo định hướng chiến lược
phát triển của mình, doanh nghiệp chỉ có thể thuận theo những yếu tố này để điều chỉnh
chính mình sao cho phù hợp nhất.
Bước chân đầu tiên của Viettel ra thế giới trong chiến dịch quốc tế hóa toàn cầu chính là
Campuchia vào 6/2006. Tại sao Viettel lại chọn Campuchia là thị trưởng đầu tiên để triển
khai chiến dịch quốc tế hóa?
- Lực lượng kinh tế: Thu nhập bình quân đầu người; tốc độ tăng trưởng kinh tế; Lãi suất
cho vay; Tỉ giá hối đoái; Hiệp định tự do thương mại; hệ thống CSHT giao thông, năng
lượng( điện…), thuế TNDN, thủ tục xuất nhập khẩu…
+ Campuchia có nền kinh tế vĩ mô, hệ thống tài chính khá ổn định. Quốc gia này đã
đứng ngoài vòng suy thoái toàn cầu, chưa trải qua một cuộc suy thoái kinh tế nào trong
hơn 25 năm qua. Khác với một số nước láng giềng, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á
và suy thoái toàn cầu hầu như không tác động đến tăng trưởng kinh tế của Campuchia.
Kinh tế vẫn tăng trưởng ổn định ở mức khoảng 7% mỗi năm trong 20 năm trở lại đây;
Tốc độ đô thị hóa ở Campuchia cũng đáng lưu ý. (Theo Baoquocte). Theo Thủ tướng
Hun Sen, từ năm 2000 đến 2006, kinh tế Campuchia đạt mức tăng trưởng GDP trung
bình 9,6%/năm. Đặc biệt 3 năm gần đây, Campuchia đạt mức tăng trưởng kinh tế cao
chưa từng thấy với mức 11,4%/năm, trong đó năm 2005, GDP tăng 13,4%. Dự báo,
năm 2007, kinh tế Campuchia sẽ tăng trưởng khoảng 9%.
+ Quan hệ Việt Nam-Campuchia đang phát triển về mọi mặt theo hướng “ Láng giềng
tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”. Đây là nền tảng
quan trọng và bền vững giúp doanh nghiệp hai nước tận dụng các cơ hội tăng cường
đầu tư và thúc đẩy thương mại. Doanh nghiệp Việt Nam, hay Viettel cũng có nhiều lợi
thế hơn khi đầu tư vào Campuchia thay vì Thái Lan, Trung Quốc bởi vị trí địa lí gần,
vận chuyển hàng hóa, giao thông thuận tiện theo nhiều đường: đường bộ, đường
biển…Hơn thế, Việt Nam và Campuchia còn kí kết nhiều hiệp định thương mại tạo
thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư dài hạn: Hiệp định Thương mại mới( 1998); Hiệp
định về Hợp tác kinh tế thương mại( 1994); Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư
(2001); Hiệp định về quá cảnh hàng hóa(1994)...
+ Hơn thế khi đầu tư vào Campuchia, Viettel có thể nhận được các ưu đãi về thuế khi
Campuchia hiện nay còn được nhận các ưu đãi từ GPS về ưu đãi thương mại tối huệ
quốc ( MFN) từ hơn 40 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và trê toàn thế giới.
+ Tuy nhiên, thị trường Campuchia vẫn là thị trường tồn tại một số rủi ro đối với Viettel
khi đặt chân tại đây: Hệ thống CSHT, đặc biệt là mạng lưới điện ở Campuchia còn yếu
kém( mạng lưới điện chưa trải khắp cả nước), điều này gây khó khăn cho Viettel khi
duy trì các trạm BTS…
 Cơ cấu nền kinh tế của Campuchia mang tính ổn định và có tiềm năng phát triển
trong tương lai.
- Chính trị: Cơ cấu chính trị có ổn định hay không…
+ Thể chế chính trị của Campuchia là dân chủ đa đảng dưới chế độ quân chủ lập hiến. Tuy
nhiên, tình hình chính trị tại Campuchia được đánh giá là khá ổn định khi hạn chế xảy ra
các cuộc biểu tình, đình công… như một số quốc gia khác: Thái Lan, Myanmar…
+ Trước đây Campuchia đã chìm trong các cuộc chiến tranh đậm máu và có nguy cơ bị diệt
chủng bởi chế độ Khmer Đỏ, nhưng nhờ sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam,
Campuchia đã thoát khỏi chế độ này. Đây cũng có thể coi là nguyên nhân chủ quan, một
phần nào đó khiến người dân Campuchia có cảm tình, có thiện cảm với người Việt Nam
nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư vào thị trường này nói riêng.
 Cơ cấu chính trị ổn định là một điểm sáng khi Viettel quyết định đầu tư vào
Campuchia bởi khi hoạt động trên thị trường có nhiều biến động chính trị, doanh
nghiệp sẽ gặp nhiều rủi ro: Phá hỏng CSHT; chi phí cao…
- Văn hóa-xã hội: tôn giáo chủ đạo, tương đồng văn hóa, …
+ Campuchia là một quốc gia láng giềng của Việt Nam, thuộc khu vực Đông Nam Á nên ít
nhiều có sự tương đồng văn hóa, tôn giáo với Việt Nam. Tôn giáo chính ở Campuchia là
Phật Giáo( 97% dân số). Quy mô dân số có sự tương đồng với Việt Nam với cơ cấu dân số
trẻ có nhu cầu sử dụng điện thoại nói chung và dịch vụ mạng viễn thông nói riêng cao( 15-
60 tuổi) chiếm 65% dân số.
+ Người tiêu dùng có thói quen và ưa chuộng sử dụng nhiều mạng thuê bao nên Viettel có
cơ hội khi cạnh trạnh trực tiếp với các đối thủ sẵn có tại thị trường Campuchia.
+ Văn hóa tiêu dùng của người Campuchia khá cởi mở, miễn sao thuận tiện, nên các xu
hướng mới rất dễ được chấp nhận
+ Hiện nay nhân sự Campuchia sử dụng tiếng Anh tốt, thậm chí có thể nói tiếng Việt,
nhưng việc tuyển dụng và đào tạo tương đối mất thời gian, trung bình là 6 tháng. Xu hướng
này đang dần dần được thay đổi nhờ vào lực lượng nhân sự là các học sinh Campuchia du
học tại Việt Nam. Nếu xu hướng này phát triển theo hướng tích cực, vấn đề nhân sự bất
đồng ngôn ngữ mà Viettel đắn đo khi bước chân vào Campuchia sẽ được giải quyết ổn
thỏa.
b. Phân tích môi trường ngành
Môi trường ngành là bao gồm các yếu tố: đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung
cấp,...Các yếu tố thuộc môi trường ngành có tác động hai chiều tới doanh nghiệp.
- Đối thủ cạnh tranh
+ Những tập đoàn viễn thông đang hoạt động tại Campuchia chủ yếu đến từ nước ngoài:
Thụy Điển, Thái Lan, NaUy( Cellcard (thuộc Mobitel của Tập đoàn Royal), Hello …), họ
vừa có kinh nghiệm cũng như tiềm lực tài chính để cạnh tranh. Ví dụ như cuộc chiến tranh
về giá cước, Viettel Campuchia chỉ dẫn đầu khi mới tham gia thị trường, nhưng các đối thủ
có mặt lâu năm tại Campuchia với lợi thế về cơ sở hạ tầng có sẵn đã khấu hao hết, sẵn sàng
giảm giá để giành thị phần. Hay những doanh nghiệp mới tham gia thị trường như Beeline,
với tiềm lực công ty mẹ Vimplecom hùng mạnh ở Nga săn sàng chấp nhận lỗ thời gian đầu
để giành thị phần. Họ chịu chi cho các hoạt động quảng bá truyền thông, thậm chí cùng với
vị trí công việc như nhau mà lương nhân viên tại Beeline cao hơn 1,5 lần so với Viettel…
 Đối thủ cạnh tranh mang đến những trở ngại nhất định cho Viettel khi mà doanh
nghiệp cần đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp để tiếp cận khách hàng và
hướng họ sang sử dụng dịch vụ của mình.
- Khách hàng
+ Viettel Cambodia Pte hướng tới phục vụ mọi đối tượng khách hàng không phân biệt
người giàu, người nghèo, thành thị hay nông thôn đều có thể dùng điện thoại di động để
liên lạc, học tập, nâng cao trí thức, giải trí… Khách hàng của Viettel luôn được coi là tập
khách hàng đa dạng nhất, với đặc điểm là những người có nhu cầu sử dụng mạng viễn
thông và các dịch vụ đi kèm: gói cước rẻ…
+ Khách hàng phổ biến ở độ tuổi 18-60 tuổi. Tuy nhiên, khách hàng là những người rất
nhạy cảm và khó tính. Vì thế ngoài việc cung cấp 1 mạng điện thoại có chất lượng tốt, thì
công việc chăm sóc khách hàng cũng rất quan trọng.
+ Trước khi Viettel bước chân vào thị trường Campuchia, thị trường viễn thông Campuchia
đã có tới 9 nhà mạng, với 6,3 triệu thuê bao trên tổng số khoảng 16 triệu dân.
 Số lượng thuê bao, độ phủ sóng của các thuê bao là còn quá nhỏ so với tổng dân cư.
Điều này tạo ra một thị trường đầy tiềm năng cho Viettel.
- Nhà cung cấp
+ Hiện nay có rất nhiều các công ty cung cấp các trang thiết bị, phần mềm viễn thông cả
trong nước và nước ngoài. Ví dụ như về cung cấp hệ thống IN, có các nhà cung cấp như
ALCATEL, Huawei, ZTE…về tổng đài có Huawei, Ericsson, Alcatel; Về cung cấp máy
chủ có các hãng như Sun, Dell, HP, IDM…. Về phần mềm có FPT, Telsoft,Ultiba,
Reedness, Elcom…Từ đó có thể thấy, số lượng nhà cung cấp các trang thiết bị, phần mềm
viễn thông rất phong phú. Nhờ đó, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động
sẽ có nhiều cơ hội để lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất cho mình, và sức ép từ phía các nhà
cung cấp sẽ giảm.
+ Đối với Viettel, Các đối tác nhà cung cấp tài chính: BIDV, VinaConex, MHB, EVN; Nhà
cung cấp nguyên vật liệu, sản phẩm: AT&T( Hoa Kỳ), ZTE, BlackBerry Nokia
Siemens…Đây là những đối tác doanh nghiệp có quy mô lớn và được xác định sẽ hợp tác
bền vững với Viettel nên sức ép từ nhà cung cấp với Viettel đã được giảm thiểu đáng kể..
2. Lựa chọn thời điểm&trình tự xâm nhập
Cuối năm 2006, Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức “đặt chân” vào thị
trường Campuchia, trở thành doanh nghiệp viễn thông đầu tiên đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài. Vào thời điểm này, Việt Nam đang trong quá trình đàm phán gia nhập WTO với
nhiều tiến triển khả quan. Việc Viettel đặt được chân vào thị trường Campuchia - một quốc
gia có thị trường viễn thông cạnh tranh cao, chính là cơ hội tuyệt vời để doanh nghiệp này
cọ xát, đúc rút kinh nghiệm cạnh tranh quốc tế. Và như thế, bước đột phá khiến nhiều
người “không hiểu vì sao” đó của Viettel đã như mũi tên trúng hai đích: mở ra một thị
trường mới đầy tiềm năng và thu hái được những kinh nghiệm từ cạnh tranh quốc tế.
2006 là năm đầu tiên mà Viettel tấn công thị trường nước ngoài, cụ thể là Campuchia. Tiếp
theo sau đó, vào những năm tiếp theo, Viettel tiếp tục đầu tư vào Lào, Myanmar,
Peru…Quy trình được triển khai từ thị trường Châu Á( Campuchia, Lào, Đông Timor và
Myanmar) rồi sang thị trường Châu Phi ( Mozambique, Cameroon, Burundi và Tanzania)
và Mỹ Latinh( Haiti và Peru.)
 Trình tự xâm nhập lần lượt
3. Lựa chọn phương thức xâm nhập.
Sau khi tiến hành nghiên cứu thị trường Campuchia cùng với sự cân đo nguồn lực hiện có
của mình, Viettel quyết định đầu tư trực tiếp với phương án 100% vốn( Số vốn 1 triệu USD
với riêng 446.000 USD đã là thiết bị). Vào năm 2007, Viettel được Chính phủ Campuchia
cấp phép viễn thông sau hơn một năm xây dựng mạng lưới nên phương thức xâm nhập này
được coi là phương thức chi nhánh( Viettel Cambodia Pte là công ty 100% vốn nước ngoài
tại Campuchia. Đây là công ty con của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) – trụ sở
Việt Nam)
- Ưu điểm: Với công ty cạnh tranh về công nghệ, kĩ thuật, việc thành lập doanh nghiệp
với 100% vốn nước ngoài là phương thức thâm nhập thị trường tốt nhất để giảm thiểu
rủi ro về kiểm soát, giám sát. Hơn thế, Viettel có thể chủ động triển khai các chiến lược
kinh doanh ở các thị trường khác nhau, do đó thực hiện lợi thế quy mô, hỗ trợ cạnh
tranh giữa các thị trường.
- Nhược điểm: Là phương thức gây tốn kém nhất bởi công ty phải đầu từ 100% vốn từ
trang thiết bị, CSHT. Ngoài ra, nếu xảy ra các biến động về chính trị, công ty mẹ phải
chịu toàn bộ trách nhiệm đối với công ty con.
Tại Campuchia, Viettel thực hiện chiến lược “hạ tầng đi trước, kinh doanh theo sau” và
“lấy nông thôn vây thành thị” (từng thành công vang dội ở Việt Nam) và sau này cũng áp
dụng thành công ở nhiều thị trường quốc tế.
Câu 2. Trình bày khái niệm rào cản và phân loại rào cản trong thương mại quốc tế? Phân
tích có liên hệ thực tiễn các rào cản mà một doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang gặp
phải, từ đó đề xuất các giải pháp để giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản và hướng tới xuất
khẩu bền vững?
Bài làm
1. Khái niệm rào cản
“Rào cản thương mại quốc tế” hay “Hàng rào thương mại” là khái niệm được dùng để chỉ
các chính sách, các quy định của một quốc gia, một khu vực hay một khối kinh tế điều
chỉnh các hoạt động thương mại của quốc gia, khu vực hay khối kinh tế đó với phần còn lại
của thế giới mà các biện pháp đó là nhằm mục đích cản trở và hạn chế việc nhập khẩu hàng
hoá. Rào cản thương mại quốc tế rất đa dạng, phức tạp và được quy định bởi cả hệ thống
pháp luật quốc tế cũng như luật pháp của từng quốc gia, được sử dụng không giống nhau ở
các quốc gia và vùng lãnh thổ.
2. Phân loại rào cản trong thương mại quốc tế
Có rất nhiều loại rào cản trong thương mại quốc tế, tuy nhiên có thể chia các loại rào cản
đó theo hai nhóm: Rào cản thuế quan và rào cản phi thuế quan.
Rào cản thuế quan Rào cản phi thuế quan
1. Định nghĩa Thuế quan là rào cản phổ biến nhất Là rào cản không dùng thuế
trong thương mại quốc tế, đánh vào quan mà sử dụng các biện
hàng hóa khi di chuyển qua cửa pháp hành chính hoặc biện
khẩu của một quốc gia. Thuế quan pháp kĩ thuật để phân biệt
là một công cụ tài chính được nhà đối xử, chống lại sự thâm
nước sử dụng để: nhập của hàng hóa nước
- Điều tiết hoạt động xuất nhập ngoài và bảo vệ hàng hóa
khẩu hoặc bảo hộ sản xuất trong nước. Một số biện
trong nước pháp tiêu biểu: yêu cầu về
- Là một nguồn thu quan trọng nội dung và chất lượng đối
trong ngân sách nhà nước. với hàng hóa nhập khẩu
- Là công cụ để phân biệt đối hoặc trợ cấp cho các nhà
xử trong quan hệ thương mại sản xuất trong nước.
và gây áp lực với bạn hàng
trong quá trình đàm phán.
2. Các loại rào a. Thuế phần trăm a. Rào cản kĩ thuật
cản phổ biến Đánh theo tỉ lệ phần trăm giá trị trong thương mại
giao dịch của hàng hóa nhập khẩu quốc tế( TBT)
b. Thuế phi phần trăm b. Các biện pháp vệ
Bao gồm thuế tuyệt đối, thuế tuyệt sinh động thực vật
đối thay thế và thuế tổng hợp (SPS)
c. Thuế quan đặc thù( Thuế đối c. Các quy định về sở
kháng, thuế bổ sung và thuế hữu trí tuệ
thời vụ…) d. Các quy định về bảo
vệ môi trường
e. Hạn ngạch xuất nhập
khẩu
f. Khác( Các thủ tục
hải quan, các biên
pháp cấm vận…)
Ví dụ: Tại EU, đối với các
sản phẩm có thành phần
nhập khẩu, EU quy định
hàm lượng sáng tạo trong
sản phẩm tại nước hưởng
GSP phải đạt ít nhất 60%
giá trị của hàng hóa. Tuy
nhiên, với một số nhóm
hàng hóa, quy định này
được nới lỏng hơn.

Phân tích có liên hệ thực tiễn các rào cản mà một doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
đang gặp phải, từ đó đề xuất các giải pháp để giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản và
hướng tới xuất khẩu bền vững?
Ví dụ về doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam: Tổng công ty lương thực miền Nam Vinafood
II. Đây là một trong những doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản lớn nhất tại Việt Nam và
mặt hàng chủ yếu chính là gạo. Thị trường chính của doanh nghiệp là bốn châu lục: Châu
Á( Philippin, Malaysia, Trung Quốc,…); Châu Phi( Nam Phi, Nigêria,…), Châu Mỹ( Hoa
Kì…) và Châu Âu.
1. Rào cản về phi thuế quan
- Giai đoạn những năm 2010-2012, EU vẫn đang duy trì chính sách bảo hộ sản xuất nội
khối (cho 27 nước trong khu vực). Điều này có thể là nguyên nhân gián tiếp chi phối
chính sách Hạn ngạch xuất nhập khẩu. Việc tăng xuất khẩu quá nhanh vào khu vực này
có thể đưa đến các nước trong EU sẽ tiến hành một số biện pháp tự vệ, chống bán phá
giá...).
 Điều này gây khó khăn cho Vinafood II khi doanh nghiệp này cần phải giảm khối
lượng hàng hóa xuất khẩu gạo vào EU khiến cho doanh thu xuất khẩu giảm, gia tăng
lượng hàng tồn kho và các chi phí liên quan.
Minh chứng cho sự sụt giảm này chính là vào năm 2012, lợi nhuận của Vinafood2 chỉ
đạt 300 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất kể từ năm 2008. Nếu so sánh với năm
2011 thì lợi nhuận của Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood2) trong năm
2012 giảm đến 829 tỷ đồng.
- Nâng cao quy tắc xuất xứ hàng hóa: Khi Hiệp định EVFTA( Hiệp định Thương mại tự
do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu) có hiệu lực, bên cạnh tạo nhiều cơ hội thì
làm nảy sinh hàng loạt các hàng rào kỹ thuật trong thương mại và quy tắc xuất xứ hàng
hóa. Do việc phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ Việt Nam được hưởng ưu đãi về
thuế, nên các nước thành viên EU sẽ rất chú trọng tới các quy định về hàng rào kỹ thuật
trong thương mại (TBT) và quy tắc xuất xứ hàng hóa (C/O). Cụ thể, hiện nay việc đáp
ứng các quy tắc xuất xứ cũng như các quy định về kiểm dịch động thực vật (SPS) là vấn
đề đáng quan ngại nhất đối với sản phẩm nông sản và các doanh nghiệp kinh doanh
trong lĩnh vực này. Hiệp định EVFTA hướng tới mức độ xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới
99,2% số dòng thuế. Tuy nhiên, để được hưởng mức ưu đãi này, hàng xuất khẩu sang
EU cần thỏa mãn quy tắc xuất xứ, đây có thể là một cản trở đối với hàng xuất khẩu Việt
Nam bởi nguồn nguyên liệu cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ
yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc và ASEAN. Nếu không đảm bảo được quy tắc xuất
xứ, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU chỉ được hưởng mức thuế đãi ngộ tối huệ
quốc (MFN) chứ không phải là mức thuế suất 0% như trong EVFTA. Cụ thể, EU đã đặt
ra mức dư lượng tối đa (MRLs) đối với thuốc trừ sâu trong và trên thực phẩm. Việc
thực hiện nghiêm chỉnh các MRLs và ngăn ngừa vi khuẩn lây nhiễm là những điều kiện
tiên quyết để vào thị trường châu Âu.
 Trên cơ sở này, Theo ông Lê Minh Trượng, Phó tổng giám đốc Vinafood 2, để có
thể có được lượng gạo thơm, có chất lượng và đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu sang
thị trường khó tính như Mỹ, Vinafood 2 đã liên kết với các tổ hợp tác, hợp tác xã tại
huyện Thạnh Phú, Bến Tre để sản xuất lúa gạo. Vinafood 2 đang hướng đến mô
hình trồng lúa thơm chất lượng cao trên diện tích 7.000 héc ta. Bên cạnh đó, mọi sản
phẩm nhập khẩu vào các thị trường khó tính như Mỹ, EU cần phải đáp ứng các tiêu
chuẩn về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật của các nước nhập khẩu, gọi là các hạn
mức dư lượng tối đa (MRL).
- Trong khi đó, thị trường tiêu thụ nông sản lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc cũng
liên tục thay đổi chính sách nhập khẩu. Chỉ trong tháng 9/2020, Trung Quốc có tới 9
thông báo liên quan đến điều chỉnh tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, ghi nhãn hàng hóa
của các mặt hàng khác nhau, Trung Quốc đang ngày càng siết chặt thương mại nông sản
theo hình thức trao đổi biên mậu và nâng cao hàng rào về kiểm dịch thực vật, quy định
ngày càng khắt khe hơn đối với nông sản nhập khẩu. Trước đây, hàng hóa nông sản
Việt Nam xuất khẩu qua Trung Quốc khá dễ dàng, nhưng từ ngày 1/1/2019, Cục Giám
sát kiểm dịch động thực vật thuộc Tổng cục Hải quan Trung Quốc chính thức áp dụng
tiêu chuẩn quản lý chất lượng và nguồn gốc hàng hóa nông sản xuất khẩu từ Việt Nam
sang Trung Quốc.
 Điều này gây khó khăn cho các mặt hàng nông sản nói chung và Vinafood2 nói
riêng khi mà các doanh nghiệp phải đồng loạt xây dựng biện pháp chứng minh xuất
xứ hàng hóa, thậm chí còn phải ngừng sản xuất để kiểm định chất lượng hàng có sẵn
dẫn tới chậm tiến độ xuất khẩu.
- Tại thị trường Mỹ, hầu hết hàng nông sản nói chung và gạo nói riêng khi nhập khẩu vào
Mỹ đều chịu sự điều chỉnh bởi các biện pháp phi thuế quan, cụ thể là những quy định
khắt khe về chất lượng, quy trình và phương pháp trồng, thu hoạch, bảo quản, sơ chế,
chế biến, đóng gói. Tính bình quân, một mặt hàng nông sản nhập khẩu vào thị trường
này chịu ảnh hưởng của 15 biện pháp phi thuế.
 Tại các thị trường khó tính như Mỹ, EU thì trong những năm gần đây, họ sẽ giảm
các rào cản thuế quan và gia tăng các rào cản phi thuế quan. Điều này gây cản trở
cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nói chung và Vinafood2 nói riêng bởi
trên thực tế, các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy trình, công nghệ sản xuất,
bảo vệ môi trường, bản quyền trí tuệ…không được chú trọng tại thị trường Việt
Nam, dẫn tới khi tiếp nhận các quy định xuất nhập khẩu từ thị trường khác, doanh
nghiệp Việt Nam sẽ gặp tình trạng lúng túng và giải quyết các quy trình không theo
bài bản, không đáp ứng đủ yêu cầu từ đối tác, khiến cho khối lượng nông sản( gạo)
xuất sang bị từ chối trả về và điều này đồng nghĩa với việc gia tăng các chi phí liên
quan.
2. Rào cản về thuế quan
- Thuế nhập khẩu tăng cao: Giai đoạn 2018-2019, thị trường Trung Quốc đã áp dụng
nhiều rào cản làm ảnh hưởng đến việc nhập khẩu gạo từ Việt Nam như tăng thuế nhập
khẩu gạo nếp từ 5% lên 50% hay kiểm soát chặt nhập khẩu gạo tấm.
 Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng xuất khẩu gạo của Vinafood2. Ông
Nguyễn Ngọc Nam - tổng giám đốc Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2),
chủ tịch Hiệp hội Lương thực VN (VFA) - cho biết kể từ tháng 6-2018, Trung Quốc
đánh thuế nhập khẩu gạo VN lên mức 50%, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất
khẩu mặt hàng này.
3. Đề xuất các giải pháp để giúp Vinafood2 vượt qua rào cản và hướng tới xuất khẩu
bền vững
- Thứ nhất, cần sớm hoàn thiện khung sản xuất gạo để đảm bảo sự tương thích; phù hợp
với chuẩn mực quốc tế nói chung cũng như phù hợp với quy định của EVFTA nói riêng.
Quy trình đảm bảo chất lượng chuẩn khung quốc tế phải theo một trình tự từ chọn lựa
giống lúa, quy trình phương pháp trồng, chọn lựa phân bón phù hợp tránh dư thừa thuốc
hóa chất, đóng gói sơ chế gạo; và hình thức vận chuyển sao cho chất lượng gạo không
bị biến đổi. Một số công nghệ mà Vinafood2 có thể áp dụng để nâng cao chất lượng
gạo, đáp ứng các tiêu chuẩn về sản xuất sạch như Viet GAP, Global GAP…Đối với các
đối tác là hợp tác xã sản xuất gạo liên kết với Vinafood2, doanh nghiệp cần đưa ra các
quy định trên toàn bộ chuỗi giá trị, các khâu sản xuất phải được phòng vệ rủi ro; truy
xuất nguồn gốc, tem nhãn của sản phẩm... phải công khai, minh bạch, tạo đà cho xuất
khẩu nông sản sang EU tăng trưởng bền vững.
- Thứ hai, Tăng cường đầu tư công nghệ nhằm nâng cao chất lượng an toàn vệ sinh thực
phẩm và đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật khác; đầu tư công nghệ xử lý chất thải, khí
thải, đảm bảo các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường theo cam kết trong EVFTA; phát triển
mạnh hình thức thuê mua tài chính trong mua sắm máy móc, thiết bị, công nghệ cho các
doanh nghiệp xuất khẩu nhằm nâng cao khả năng phát triển và sức cạnh tranh của các
doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chủ động tìm hướng hợp tác với các
nhà đầu tư của các nước thành viên EU để thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp vào Việt
Nam, nhằm tận dụng hiệu quả nguồn vốn và việc chuyển giao công nghệ từ các nhà đầu
tư. Trước mắt, cần liên kết với các tập đoàn siêu thị lớn của châu Âu đang đầu tư ở Việt
Nam để xuất khẩu các sản phẩm gạo tại các chuỗi siêu thị ở nước ngoài để người tiêu
dùng châu Âu quen dần với hàng của Việt Nam (vấn đề này doanh nghiệp Việt Nam đã
thực hiện thành công với Metro, Big C trước đây và với Aeon hiện nay). Đây cũng
chính là cơ hội tốt để các doanh nghiệp tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng trong
khu vực và toàn cầu.
- Thứ ba, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức cộng đồng về
các vấn đề môi trường, lao động và sở hữu trí tuệ; tăng cường giáo dục ý thức của
doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc chuyển sang sử dụng công nghệ sạch, đầu tư
công nghệ xử lý môi trường và ý thức trong việc sử dụng đúng tiêu chuẩn các dư lượng
hóa chất trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Cơ sở này sẽ tạo tiền đề
cho Vinafood2 về lâu dài sẽ thu hút được lực lượng lao động vừa có tâm vừa có tầm,
giúp doanh nghiệp đua ra các chính sách xuất khẩu gạo khác nhau tùy vào tình thế của
nền kinh tế.
- …

You might also like