Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 36

Đề cương GDQPAN HK2

Bài 5: Một số hiểu biết về chiến lược “Diễn biến hoà


bình”, Bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với
cách mạng ViệtNam
I. ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRONG THỰC HIỆN
CHIẾN LƯỢC "DIỄN BIẾN HÒA BÌNH", BẠO LOẠN LẬT ĐỔ ĐỐI VỚI CÁCH
MẠNG VIỆT NAM
1. Chiến lược “diễn biến hòa bình”
a. Khái niệm
Chiến lược diễn biến hoà bình là chiến lược cơ bản của chủ nghĩa đế
quốc và các thế lực thù địch tiến hành nhằm lật đổ chế độ chính trị - xã hội
của các nước tiến bộ, trước hết là các nước XHCN từ bên trong, chủ yếu
bằng các biện pháp phi quân sự, thúc đẩy tự diễn biến, tự chuyển hoá chế độ
chính trị - xã hội theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản do Mỹ thao túng, bá
quyền.
- Cuộc chiến không sử dụng súng, không mùi thuốc súng.
- Cuộc chiến chủ yếu sử dụng các công cụ mềm như kinh tế, ngoại giao,
văn hoá, tư tưởng, khi cần mới sử dụng sức mạnh quân sự để răn đe đối
phương.
- Tác động từ bên ngoài vào tạo nên sự chuyển hoá, tự diễn biến, tự suy
yếu bên trong các nước xã hội chủ nghĩa, thông qua con người, lực lượng và
phương tiện của chính đối phương.
- Không phá huỷ của cải vật chất của đối phương bằng sức mạnh quân
sự, chủ yếu ru ngủ gây mất cảnh giác, mua chuộc, lôi kéo những người có
chức vụ cao trong cơ quan Đảng và Nhà nước, những văn nghệ sĩ, tri thức có
uy tín, những người có tư tưởng dao động, nhận thức lệch lạc hoặc bất mãn
với chế độ.
- Chiến lược diễn biến hoà bình mang tính toàn cầu, được triển khai trên
quy mô lớn và rộng khắp, tiến hành gặm nhấm, không vội vã, có trọng tâm,
trọng điểm, từng bước làm cho đối phương rối loạn nội bộ rồi sụp đổ... diễn
biến hoà bình đã trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ
của các nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô.
b. Cơ sở hình thành và phát triển
- Giai đoạn manh nha hình thành, khảo nghiệm chiến lược diễn biến hoà
bình để ngăn chặn chủ nghĩa xã hội (từ cuối thập kỷ 40 đến giữa thập kỷ 80
của thế kỷ XX)
Là giai đoạn chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch ngăn chặn chủ
nghĩa xã hội được thực hiện bằng biện pháp quân sự là chủ yếu, diễn biến
hoà bình manh nha hình thành và ngày càng được phát triển thành một chiến
lược chống cộng. Các chiến lược gia tiêu biểu: đại diện lâm thời Mỹ tại Liên
Xô G.Kennan; các tổng thống Mỹ Truman, Aixenhao, Kennơđi, Níchsơn; các
Ngoại trưởng Mỹ Arkison, F.Alét, H.Kissingơ. Sau chiến tranh thế giới lần
thứ hai, một loạt nước xã hội chủ nghĩa ra đời và trở thành một hệ thống xã hội
chủ nghĩa, chiếm 35% dân số thế giới. Uy tín, địa vị và ảnh hưởng quốc tế của
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa được nâng cao, là thành trì, là chỗ dựa
vững chắc của phong trào đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ của
nhân dân thế giới. Các phong trào trên tạo thành ba dòng thác cách mạng tiến
công vào chủ nghĩa đế quốc trên khắp thế giới. Sự lớn mạnh của hệ thống xã hội
chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc đã làm thay đổi căn bản tương quan
so sánh thế giới. Trong bối cảnh đó, chủ nghĩa đế quốc đã tiến hành chiến
lược toàn cầu nhằm ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản, làm suy yếu, thu hẹp địa
bàn ảnh hưởng của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Với
chiến lược vượt lên ngăn chặn này, chủ nghĩa đế quốc sử dụng biện pháp
quân sự là chủ yếu, chúng xây dựng căn cứ quân sự khắp nơi, lập các khối
liên minh quân sự, can thiệp vũ trang và tiến hành chiến tranh xâm lược.
Đồng thời, các thế lực thù địch rất coi trọng diễn biến hoà bình trong lòng
các nước xã hội chủ nghĩa, ở Cộng hoà dân chủ Đức (1953), Ba Lan,
Hunggari (1956) và phong trào mùa xuân Praha - Tiệp Khắc (1968), với các
mức độ khác nhau nhưng đều có nguyên nhân do các hoạt động chống phá
của chủ nghĩa đế quốc bằng diễn biến hoà bình.
- Giai đoạn thực hiện chiến lược diễn biến hoà bình để xoá bỏ hệ thống
xã hội chủ nghĩa (từ thập kỷ 80 đến đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX)
Đây là giai đoạn chiến lược ngăn chặn chủ nghĩa xã hội có sự chuyển
hướng trọng điểm từ kiềm chế, răn đe bằng quân sự sang thực hiện diễn
biến hoà bình, xoá bỏ hệ thống xã hội chủ nghĩa bằng các phương thức, thủ
đoạn phi vũ trang là chủ yếu. Chiến lược diễn biến hoà bình trở thành bộ
phận quan trọng nhất trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của đế quốc
Mỹ, sức mạnh quân sự giữ vai trò răn đe, hỗ trợ thực hiện diễn biến hoà
bình. Các chiến lược gia tiêu biểu: các Tổng thống Mỹ Níchsơn, Rigân,
G.Bush (cha); các trợ lý an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Brêdinxky,
C.Raixơ. Do phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển,
ưu thế quân sự không còn nghiêng về chủ nghĩa đế quốc. Cán cân so sánh lực
lượng trên thế giới giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa đế quốc đã không có
lợi cho chủ nghĩa đế quốc. Nhất là sau thất bại hoàn toàn trong cuộc chiến
tranh xâm lược Việt Nam, chủ nghĩa đế quốc đã nhận thấy không thể ngăn
chặn được sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới bằng biện pháp
quân sự. Trong khi đó các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào tình trạng khó khăn
về kinh tế - xã hội, phải tiến hành cải cách, đổi mới để tháo gỡ khó khăn,
nhưng trong quá trình thực hiện một số nước đã phạm những sai lầm nghiêm
trọng, do đó chẳng những không thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, mà
ngược lại, khủng hoảng kinh tế - xã hội đã đưa đến khủng hoảng chính trị
ngày càng trầm trọng hơn. Một số nước khác đã tiến hành đổi mới, cải cách
thành công, tiếp tục giữ vững và đi lên chủ nghĩa xã hội. Trước tình hình đó,
chủ nghĩa đế quốc điều chỉnh chiến lược chống phá các nước xã hội chủ
nghĩa và phong trào độc lập dân tộc, từ việc sử dụng biện pháp chiến lược
quân sự là chủ yếu sang biện pháp chiến lược phi quân sự là chủ yếu. Diễn
biến hoà bình của chủ nghĩa đế quốc trong chiến lược toàn cầu ngăn chặn
phát triển thành chiến lược diễn biến hoà bình trong chiến lược vượt trên
ngăn chặn. Hiện nay, xã hội chủ nghĩa tạm lâm vào thoái trào, nhưng các
mâu thuẫn cơ bản của thời đại vẫn tồn tại, cuộc đấu tranh giai cáp, đấu tranh
dân tộc vẫn diễn ra gay gắt, quyết liệt. Để đạt được ý đồ thống trị thế giới và
xoá bỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, chủ nghĩa đế quốc đã, đang điều
chỉnh chiến lược toàn cầu thành dính líu, khuếch trương, trong đó diễn biến
hoà bình đã trở thành bộ phận trọng yếu trong chiến lược toàn cầu của chủ
nghĩa đế quốc. Các thế lực thù địch chủ trương thực hiện mục tiêu của chiến
lược này dựa trên tiềm lực quân sự, kinh tế mạnh, tiềm lực khoa học kỹ thuật,
nhằm thủ tiêu các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, ngăn chặn phong trào đấu
tranh giành độc lập dân tộc và kiềm chế sự phục hồi, phát triển của các cường
quốc khác có khả năng thách thức vai trò bá quyền của chúng.
- Giai đoạn đẩy mạnh chiến lược diễn biến hoà bình và cách mạng màu
nhằm xoá bỏ hoàn toàn chủ nghĩa xã hội, chống phá độc lập dân tộc của các
nước (từ đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX đến nay). Đây là giai đoạn Mỹ có sự điều
chỉnh chiến lược toàn cầu với tham vọng thống trị trật tự thế giới mới,
chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực Châu á - Thái Bình Dương, thực
hiện chiến lược can dự, tăng cường can thiệp vào công việc nội bộ của các
nước bằng các biện pháp cứng rắn, sẵn sàng đánh đòn phủ đầu, giành quyền
tiến công trước, đồng thời đẩy mạnh diễn biến hoà bình và cách mạng màu
nhằm thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa xã hội và chống phá độc lập dân tộc trên
thế giới. Các chiến lược gia tiêu biểu; các Tổng thống Mỹ B.Clintơn, G.Bush
(con), Ngoại trưởng Mỹ C.Raixơ.
c. Mục tiêu
Xoá bỏ các nước chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới, chống phá phong
trào độc lập dân tộc của các nước; thiết lập trật tự thế giới mới do chủ nghĩa đế
quốc chi phối và lãnh đạo.
2. Bạo loạn lật đổ
a. Khái niệm
- Bạo loạn lật đổ là hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức do lực
lượng phản động hay lực lượng ly khai, đối lập trong nước hoặc cấu kết với
nước ngoài tiến hành nhằm lôi kéo quần chúng nhân dân gây rối loạn an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội hoặc lật đổ chính quyền (địa phương hoặc trung
ương). Có bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang, bạo loạn chính trị kết hợp với
vũ trang. Bạo loạn lật đổ là một thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực
phản động trong chiến lược diễn biến hoà bình để xoá bỏ chủ nghĩa xã hội ở
những nước tiến bộ và các nước không thân Mỹ.
- Bạo loạn lật đổ là hành động chống phá có tổ chức do các thế lực thù
địch và phản động chủ mưu tiến hành; là một thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc
và các thế lực phản động trong chiến lược diễn biến hoà bình để xoá bỏ chủ
nghĩa xã hội, các nước tiến bộ trên thế giới.
- Lực lượng tham gia bạo loạn lật đổ chủ yếu là quần chúng nhân dân lao
động bị kích động, mua chuộc.
- Mục đích: nhằm gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
hoặc lật đổ chính quyền (địa phương hoặc trung ương)
- Hình thức: có bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang, bạo loạn chính trị
kết hợp với vũ trang.
- Tính chất: Bạo loạn lật đổ mang tính chất đối kháng giai cấp quyết liệt,
một mất, một còn giữa cách mạng và phản cách mạng.
b. Cơ sở hình thành và phát triển
- Các thế lực thù địch xây dựng được lực lượng chính trị và lực lượng vũ
trang phản động; bí mật tạo dựng được ngọn cờ để chỉ đạo, điều hành, kích
động, lôi kéo quần chúng tham gia; có sự liên kết, phối hợp giữa bọn phản
động bên trong và bên ngoài.
- Điều kiện xã hội của ta có hiện tượng không ổn định như: mâu thuẫn
nội bộ chưa được giải quyết hoặc giải quyết không thoả đáng, bị địch lợi dụng,
tìm cách khoét sâu, chuyển hoá từ mâu thuẫn nội bộ trở thành mâu thuẫn đối
kháng, từ đó lái quần chúng và lôi kéo họ đấu tranh phục vụ cho mưu đồ chính
trị phản động của các thế lực thù địch.
c. Quy mô, địa bàn, phạm vi
- Quy mô, địa bàn có thể xảy ra bạo loạn lật đổ: Quy mô bạo loạn lật đổ
có thể từ nhỏ đến vừa và lớn, từ một vài nơi, một khu vực lan ra nhiều nơi,
nhiều khu vực.
- Phạm vi, địa bàn xảy ra bạo loạn lật đổ: Có thể ở nhiều nơi, nhiều vùng
của đất nước, nhưng tập trung trọng điểm là các trung tâm chính trị, kinh tế
của trung ương hoặc địa phương, nơi nhạy cảm về chính trị hoặc khu vực, địa
bàn mà cơ sở chính trị của địa phương có nhiều yếu kém.
3. Nội dung “ Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ đối với cách mạng
Việt Nam
a. Lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hoá
- Âm mưu
+ Triệt để lợi dụng những thiếu sót, hạn chế của Đảng, Nhà nước, kích
động những phần tử cực đoan, kích động thực hiện chế độ đa nguyên chính trị
và đa đảng đối lập để hạ bệ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện
nay.
+ Tập trung chống phá về lý luận, quan điểm, đường lối hòng xoá bỏ nền
tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đồng thời khuyến khích những quan điểm lệch lạc và những khuynh hướng xã
hội dân chủ, làm chệch định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
- Thủ đoạn
+ Móc nối, kích động nhiều người chống lại quan điểm, đường lối của
Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước.
+ Tìm cách mua chuộc, lôi kéo một số văn nghệ sĩ, phóng viên có xu thế
cấp tiến, đầu tư ngầm cho một số cơ quan báo chí, truyền thông, mạng
internet, in, xuất bản để từng bước thao túng và chi phối các lĩnh vực này.
+ Tuyên truyền, gieo rắc chủ nghĩa thực dụng, văn hoá phương Tây, tạo
tâm lý hưởng thụ, lối sống tư sản, qua đó từng bước tạo ra sự chuyển hoá tư
duy, nếp nghĩ theo hướng đối lập với quan điểm, tư tưởng của Đảng.
b. Trên lĩnh vực kinh tế
- Âm mưu
+ Thông qua hợp tác kinh tế để can dự vào nội bộ, dùng kinh tế gây sức
ép tác động, chuyển hoá chính trị
+ Lái nền kinh tế đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa.
- Thủ đoạn
+ Thông qua thủ đoạn chiếm lĩnh đầu tư, chi phối thị trường, để chống
phá nền kinh tế Việt nam.
+ Thực hiện chủ trương tư nhân hoá tài sản, mở rộng kinh tế tư bản, tư
nhân, kinh tế thị trường tự do, thu hẹp và làm suy yếu thành phần kinh tế Nhà
nước, kinh tế tập thể tiến tới thiết lập một nền kinh tế tư bản dưới sự điều
khiển của chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam.
+ Dùng chính sách kinh tế tìm kiếm lợi ích ở Việt Nam cố gây ra khủng
khoảng kinh tế - xã hội, từ đó gây rối loạn chính trị, làm cho tự suy yếu và sụp
đổ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
c. Trên lĩnh vực tôn giáo, dân tộc
- Âm mưu
+ Lợi dụng chính sách tự do, tín ngưỡng của Đảng, Nhà nước, những
thiếu sót trong công tác quản lý và trình độ dân trí còn thấp của một bộ phận
nhân dân để tổ chức truyền đạo trái phép, xuyên tạc đường lối của Đảng trên
nhiều địa phương, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân
tộc thiểu số, theo đạo.
+ Kích động, lôi kéo, tập hợp quần chúng, xây dựng lực lượng, lập các
đảng phái, tổ chức chính trị, lực lượng vũ trang gây rối, tiến tới bạo loạn lật
đổ. Lợi dụng các lực lượng phản động trong các vùng dân tộc thiểu số, kích
động nhân dân đòi thành lập khu tự trị như các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và
Tây Nam của nước ta.
- Thủ đoạn
+ Ra sức tuyên truyền, xuyên tạc tình hình tôn giáo tại Việt Nam, vu cáo
Nhà nước Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo, tạo cớ kích động tín đồ đấu tranh
chống chính quyền, kêu gọi quốc tế can thiệp. Vận động chính khách các nước
và Quốc hội Mỹ để đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia cần quan tâm
đặc biệt về tôn giáo.
+ Khôi phục và thành lập các tổ chức, hội đoàn tôn giáo nhằm lôi kéo tín
đồ tham gia hoạt động, phát triển lực lượng. Ra sức đẩy mạnh các hoạt động
ngầm, dự định cho ra đời tổ chức liên tôn giáo để tập hợp sức mạnh chống
phá. Tài trợ vật chất và chỉ đạo bọn phản động đội lốt tôn giáo, các phần tử
cực đoan, bất mãn trong các tổ chức tôn giáo trong nước.
+ Khôi phục và thành lập các tổ chức, hội đoàn tôn giáo nhằm lôi kéo tín
đồ tham gia hoạt động, phát triển lực lượng. Ra sức đẩy mạnh các hoạt động
ngầm, dự định cho ra đời tổ chức liên tôn giáo để tập hợp sức mạnh chống
phá. Tài trợ vật chất và chỉ đạo bọn phản động đội lốt tôn giáo, các phần tử
cực đoan, bất mãn trong các tổ chức tôn giáo trong nước.
d. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo
- Tác động làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa thông qua chiến lược giáo
dục - đào tạo.
- Mở chiến dịch xuyên tạc, phủ nhận kết quả đào tạo của nền giáo dục
Việt Nam.
- Tăng cường quảng bá, đề cao nền giáo dục phương tây, gia tăng đẩy
mạnh các chương trình dự án liên quan đến giáo dục; loại bỏ môn học Mác Lê
Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phát triển giáo dục tư nhân ở mọi cấp học.
- Thông qua quĩ học bổng, hoạt động tài trợ để thu hút sinh viên, trí thức
sang Mỹ đào tạo để “xây dựng đội ngũ mới”.
II. Phòng, chống âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ
của các thế lực thù địch
1. Tại địa phương
- Thực trạng
- Giải pháp
+ Đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực xã hội giữ vững định hướng
XHCN trên các lĩnh vực chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế.
+ Nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, nắm
chắc mọi diễn biến không để bị động và bất ngờ:
+ Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho toàn dân.
+ Xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh về mọi mặt
+ Chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang ở địa phương vững mạnh.
+ Xây dựng luyện tập các phương án, các tình huống chống “ Diễn biến
hoà bình”, bạo loạn lật đổ của địch.
+ Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chăm
lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân lao động:
2.Trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các trang mạng xã hội
- Thực trạng:
+ Thực tế hiện nay cho thấy, số lượng người đọc báo mạng, và sử dụng
mạng xã hội nhất là học sinh, sinh viên đang có xu thế tăng nhanh đột biến so
với một vài năm trước đây; trong số những người thường xuyên truy cập mạng
Internet đa số là sinh viên, đây là một thực tiễn rất đáng chú ý trên cả hai mặt
tích cực và tiêu cực, trong đó có vấn đề “tư tưởng chính trị”.
+ Sự phát triển nhanh của mạng internet và dịch vụ viễn thông cũng đang
đặt ra những thách thức mới đối với công tác tư tưởng. Các quan điểm sai trái
trên mạng thường được in ấn, nhân bản với số lượng lớn nên phát tán rất nhanh
trong xã hội, do đó cũng tác động đến một bộ phận không nhỏ học sinh, sinh
viên.
+ Với lượng thông tin sai trái, thù địch trên mạng lớn gấp rất nhiều lần so
với cách truyền bá chính thống, thủ công trước đây, lại được tuyên truyền hằng
ngày hằng giờ, đã thực sự tác động mạnh mẽ đối với cộng đồng cư dân mạng.
Thực tế cho thấy một bộ phận cư dân mạng, nhất là “học sinh, sinh viên, đã và
đang chịu tác động tiêu cực của mặt trái công nghệ thông tin, bị mê hoặc, lung
lạc bởi những ''điều phi lý'' trên mạng internet, trở thành nạn nhân "một cách rất
tự nhiên" với tuổi đời non trẻ chưa có kinh nghiệm sống trình độ và bản lĩnh
chính trị chưa vững vàng, thường hay tự cao tự đại học sinh, sinh viên rất dễ
dàng đánh mất mình dễ dàng bị tha hoá, lợi dụng.
+ Giải pháp:Để phòng chống “ Diễn biến hoà bình, Bạo loạn lật đổ”
trong giai đoạn hiện nay cần:
+ Đưa vào nội dung giảng dạy những tri thức cơ bản giúp học sinh, sinh
viên nhận thức rõ con đường đi lên CNXH và góp phần đấu tranh với các quan
điểm sai trái.
+ Cần giải quyết dứt điểm, nhanh gọn, không để lan rộng những vấn đề
phức tạp nảy sinh trong nhà trường phổ thông và đại học, không để các lực
lượng thù địch, phản động lợi dụng vào tuyên truyền phá hoại tư tưởng, lôi kéo,
tập hợp lực lượng đối lập trong học sinh, sinh viên.
+ Phối hợp giữa các cơ quan chức năng với lãnh đạo nhà trường ngăn
chặn và đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, tăng cường giáo
dục đạo đức lối sống trong học sinh, sinh viên. Giáo dục lòng yêu nước, tự hào
dân tộc, giáo dục giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, nêu cao tinh thần trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay.
+ Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về  giáo dục đối với học
sinh, sinh viên, nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy, học tập các môn học
đạo đức công dân, Giáo dục quốc phòng, an ninh, tư tưởng Hồ  Chí Minh, chủ
trương đường lối của Đảng, pháp luật củaNhà nước.
3. Trách nhiệm của học sinh
- Học sinh, Sinh viên là thế hệ tương lai của đất nước cũng là một đối
tượng mà các thế lực thù địch hay lợi dụng, chống phá nhằm làm suy thoái về
đạo đức lối sống và phai nhạt niềm tin, lý tưởng XHCN, vì vậy mỗi sinh viên
phải nỗ lực học tập và rèn luyện để trở thành một công dân tốt, cống hiến cho
đất nước.
- Phải thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng biết bảo vệ mình và
góp phần đấu tranh ngăn ngừa, đánh bại mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ thù trong
chiến lược "Diễn biến hoà bình" bạo loạn lật đổ hòng xoá bỏ chế độ XHCN ở
nước ta hiện nay.

Bài 6: Chạy vũ trang 800m


I. TRANG PHỤC VÀ TRANG BỊ
- Đối với học sinh sinh viên
+ Trang phục: Mặc quần áo lao động hoặc thể thao, đi giày hoặc đi chân đất.
+ Trang bị: Súng tiểu liên AK hoặc CKC, đeo số thi đấu trước ngực và
sau lưng, không được thay đổi số áo trong suốt cuộc thi.
- Đối với lực lượng vũ trang
+ Trước khi chạy phải chuẩn bị trang phục cho chu đáo, quần, áo, mũ,
giày phải nai nịt gọn gàng chắc chắn, bao đựng hộp tiếp đạn mang theo phải
buộc chắc chắn để khỏi va đập vào người và bị rơi dọc đường. Khi buộc không
nên thắt quá chặt làm máu khó lưu thông hạn chế cử động khi chạy.
- Trong chạy vũ trang trang phục và trang bị gồm:
+ Trang phục: Mặc quần áo K07 hoặc K17 đeo quần hàm kết hợp theo
cấp bậc, đội mũ mềm, đi giầy vải cao cổ bộ đội (đế giày còn nguyên gai)
+ Trang bị: Được trang bị 1 súng tiểu liên AK báng gỗ có chứa hộp tiếp đạn
không có đạn, súng có trọng lượng là 3,8kg, mang bao xe trước ngực trong bao xe có
chứa 3 hộp tiếp đạn không có đạn, đeo số đeo trước ngực và sau lưng trong suốt cuộc
thi.
- Cách cầm súng trong chạy vũ trang: Vác súng trên vai, tay nắm lấy
nòng súng (cách đầu ngấm 10-15cm), đặt bụng súng nằm trên vai.
II. KỸ THUẬT CHẠY VŨ TRANG 800m
Kỹ thuật chạy cự ly trung bình nói chung và chạy 800m vũ trang nói
riêng bao gồm 4 giai đoạn:
1. giai đoạn xuất phát
- Khi có khẩu lệnh “Vào chỗ", VĐV sách súng đến sau vạch xuất phát,
đặt chân thuận sátvạch xuấtphát, chân còn lại cách nửa bước ở phía sau,
khớp gối hơi chùng, trọng lượng người dồn đều vào hai chân, thân trên hơi
ngả về trước, hít thở đều.
- Khi có khẩu lệnh "Chuẩn bị", hai đầu gối hơi chùng, trọng tâm
người dồn vào chân trước, hai gót chân kiễng, mắt nhìn về trước, tập trung
chú ý hít thở sâu chờ lệnh.
- Khi nghe tiếng súng phát lệnh nổ hoặc hô "Chạy” của trọng tài, VĐV
nhanh chóng đạp mạnh hai chân lao người về trước.
- Những điểm cần chú ý:
+ Không nhảy qua vạch xuất phát.
+ Không đứng thẳng người lên để chạy.
2. giai đoạn chạy lao sau xuất phát
- Đây là giai đoạn tạo tiền đề để bắt tốc độ và chiếm được vị trí thuận lợi
trong quá trình chạy; do vậy, sau khi chân đã rời khỏi vị trí xuất phát nhanh
chóng kết hợp vác súng lên vai để chạy những bước đầu tiên đùi phải nhấc cao
và đưa nhanh về trước, thân người phải giữ độ ngã về trước không được đứng
thẳng đột ngột, khi chạy qua 25 - 30m thì thân người từ từ nâng lên với góc độ
cần thiết từ 75 - 850, khi thân người đã nâng lên góc độ cần thiết từ 75 - 85 0 cũng
là lúc chuyển sanggiai đoạn chạy giữa quãng.
- Những điểm cần chú ý:
+ Giữ độ ngã của thân người.
+ Không được đứng thẳng đột ngột.
3. Giai đoạn chạy giữa quãng
- Đây là giai đoạn có ảnh hưởng quyết định đến thành tích chạy do vậy
thân người luôn phải giữ đúng góc độ từ 75 - 85 0; đồng thời khi thực hiện
giai đoạn chạy giữa quãng phải giữ độ dài và tần số bước chạy tương đối đều.
Khi đạp sau cần có sự phối hợp hoạt động của các nhóm cơ đùi, cẳng chân,
bàn chân để đảm bảo chân được duỗi thẳng hoàn toàn. Kết thúc đạp sau chân
đạp duỗi thẳng hoàn toàn, đùi của chân đạp song song với cẳng của chân
lăng, sau đó gập gối tích cực đưa đùi ra trước và nhanh chóng miết xuống đất
bằng nữa bàn chân bên ngoài.
-Động tác đánh tay: Hai bàn tay nắm tự nhiên, góc độ khuỷu tay từ 90 -
100 , tay đánh về trước vào phía trục thân người và không cao quá cằm, tay
0

đánh về sau hơi ra phía ngoài. Tay đánh phải nhịp nhàng với bước chạy.
- Những điểm cần chú ý:
+ Phải giữ đúng góc độ thân người từ 75°- 85°.
+ Phối hợp chân, tay nhịp nhàng để động tác không bị gò bó.
+ Khi đánh tay, khớp khuỷu và khớp vai không đánh.
4. Giai đoạn về đích và sau khi về đích
- Càng về gần đích càng phải nổ lực hết sức, khi cách đích khoảng 1m thì
làm động tác đánh đích. Sau khi vượt qua vạch đích không được dừng lại đột
ngột mà phải chạy chậm rồi chuyển thành đi bộ để dần dần chuyển cơ thể sang
trạng thái yên tĩnh.
- Những điểm cần chú ý:
+ Không nên đánh đích bằng cách nhảy qua đích.
+ Sau khi vượt qua đích không được dừng lại đột ngột
III. THỞ TRONG CHẠY CỰ LY 800m
1. Nhịp thở trong khi chạy cự ly 800m
Thường 2 nhịp hít vào, 2 nhịp thở ra trong luyện tập người tập phải chọn
cho mình một cách thở hợp lý, thoải mái để chống bị ảnh hưởng tới nhịp điệu
chạy làm giảm thành tích.
2.Hiện tượng cực điểm trong khi chạy cự ly800m
Trong quá trình chạy đến một giai đoạn nhất định, người chạy thấy hiện
tượng đau tức ở bụng, cơ bắp mệt mỏi (đôi lúc đau nhức), nhịp thở rối loạn, khó
thở muốn dừng lại nghỉ ngơi. Hiện tượng này trong thể thao gọi là "Cực điểm",
hiện tượng cực điểm đến sớm hay muộn và thời gian tác động dài hay ngắn phụ
thuộc vào một số yếu tố sau:
- Khoảng cách chạy càng ngắn, cường độ vận động càng cao thì cực điểm
(Xuấthiện càng sớm, khoảng cách chạy càng dài cực điểm xuất hiện muộn. Ví
dụ: chạy 800m cực điểm xuất hiện vào khoảng từ 400m  500m, chạy 1500m
cực điểm xuấthiện vào khoảng 800m 900m.
- Người có thể lực tốt, luyện tập có hệ thống thì cực điểm xuất hiện đúng
và chóng qua; người mới tập, cực điểm sẽ đến sớm và kéo dài.
- Tốc độ chạy quá nhanh (cố gắng quá sức) sẽ làm cho cực điểm xuất
hiện sớm và kéo dài. Tốc độ chạy quá chậm cực điểm xuất hiện muộn, thậm chí
không cảm thấy rõ rệt. Khởi động không tốt cũng sẽ xuất hiện cực điểm sớm,
gây bất lợi trong việc rèn luyện nâng cao thành tích.
IV. HƯỚNG DẪN KHỞI ĐỘNG
- Nhiệm vụ của khởi động là chuẩn bị cho cơ thể có trạng thái sẵn sàng
hoạt động, phù hợp với nội dung luyện tập, phát triển cơ thể toàn diện.
- Căn cứ vào tính chất và nhiệm vụ có thể chia khởi động chung và khởi
động chuyên môn.
1. Khởi động chung
- Đi và chạy thực hiện một số động tác phát triển chung nhằm tác động
toàn diện đến cơ thể người tập: Tay vai, tay ngực, lườn, vặn mình, lưng bụng….
- Khởi động các khớp và ép dẻo.
2. Khởi động chuyên môn
- Gồm các động tác gần giống với nội dung tập nhằm tăng cường sự thích
ứng cao của cơ thể đối với những yêu cầu của động tác, của bài tập.
- Một số động tác khởi động cơ bản như: Chạy bước nhỏ, đá lòng trước, đá
gót chạm mông, nâng cao đùi, đá lăng chân về trước, chạy đạp sau, chạy tốc độ
30m, 50m...
3.Những điểm chú ý khi khởi động
- Nếu buổi học nội dung mới thì sau khi giới thiệu kỹ thuật xong mới tiến
hành khởi động, còn buổi học ôn luyện thì khởi động trước rồi mới ôn luyện.
- Đội hình khởi động có thể đội hình vòng tròn hoặc đội hình hàng dọc
tùy theo địa hình.
- Khởi động các khớp từ trên đầu xuống đến chân.
- Thời gian khởi động không quá dài hoặc quá ngắn (buổi tập 1 giờ khởi động
từ 10 – 15 phút; buổi tập 2 giờ khởi động từ 15 – 20 phút) .

Bài 7: Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt
Nam
I. QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
1. Tổ chức và̀ hệ thống tổ chức của QĐND Việt nam.
a) Tổ chức của Quân đội Nhân dân Việt nam
- QĐND Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt
của Đảng công Sản Việt Nam, thuộc quyền thống lĩnh của chủ tịch nước Cộng
Hòa xã Hội chủ Nghĩa Việt nam và chỉ huy điều hành của Bộ trưởng Bộ quốc
phòng.
- Quân đội nhân dân Việt Nam gồm: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương,
bộ đội biên phòng; Lực lượng thường trực và lực lượng dự bị; được tổ chức
theo một hệ thống thống nhất, chặt chẽ, từ Trung ương đến cơ sở
b) Hệ thống tổ chức của Quân đội Nhân dân Việt nam
Hệ thống tổ chức của Quân đội nhân dân gồm có :
- Bộ Quốc phòng.
- Các cơ quan Bộ Quốc phòng:
+ Bộ tổng tham mưu, Tổng cục chính trị, Tổng cục hậu cần . Tổng cục
kỹ thuật,Tổng cục công nghiệp quốc phòng, Tổng cục II .
+ Văn phòng Bộ Quốc phòng, thanh tra Bộ quốc phòng .
+ Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Toà án quân sự Trung ương .
+ Cục điều tra hình sự, Cục đối ngoại, Cục tài chính, Cục kế hoạch và
đầu tư, Cục khoa học – Công nghệ và môi trường, Phòng thi hành án …
- Các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng:
+ Các quân khu, quân đoàn, quân chủng , binh chủng, bộ đội biên phòng.
+ Các viện nghiên cứu , trung tâm nghiên cứu khoa học
+ Các học viện , trường đào tạo sĩ quan, trường nghiệp vụ các cấp
+ Các xí nghiệp quốc phòng , các binh đoàn làm kinh tế .
- Các bộ, ban chỉ huy quân sự cấp tỉnh, huyện và xã..
* Lưu ý :
- Cấp thành phố trực thuộc trung ương tương đương với bộ chỉ huy quân
sự cấp tỉnh.
- Cấp quận, thị xã , thành phố cấp trực thuộc tỉnh tương đương với ban
chỉ huy quân sự cấp huyện.
2. Chức năng, nhiệm vụ chính của một số cơ quan, đơn vị trong
Quân đội nhân dân Việt Nam.
a) Bộ Quốc phòng
- Là đơn vị thuộc Chính phủ do Bộ trưởng Bộ quốc phòng đứng đầu.
- Chức năng: Quản lý nhà nước về xây dựng nền quốc phịng toàn dân,
quân đội và dân quân tự vệ; chỉ đạo, chỉ huy quân đội và dân quân tự vệ cùng
nhân dân đấu tranh bảo vệ vững chắc tổ quốc.
b) Bộ Tổng Tham mưu và cơ quan tham mưu các cấp trong Quân đội
nhân dân Việt nam.
Bộ Tổng Tham mưu Là cơ quan chỉ huy lực lượng vũ trang quốc gia
- Chức năng:
+ Bảo đảm trình độ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang.
+ Điều hành các hoạt động quân sự.trong thời bình , thời chiến
- Nhiệm vụ:
+ Tổ chức nắm chắc tình hình địch, ta .
+ Nghiên cứu, đề xuất những chủ trương chung về chiến lược, chiến dịch,
chiến thuật; tổ chức lực lượng, chỉ huy quân đội và dân quân tự vệ trong huấn
luyện, tác chiến.
+ Điều hành các hoạt động quân sự phòng thủ đất nước, theo chức năng,
nhiệm vụ của từng cấp.
c) Tổng cục Chính trị và cơ quan chính trị các cấp trong Quân đội nhân
dân Việt Nam.
Tổng cục Chính trị: là cơ quan đảm nhiệm công tác Đảng,công tác chính
trị trong toàn quân, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban bí thư và sự lãnh đạo
thường xuyên, trực tiếp của Đảng ủy quân sự trung ương ( Quân ủy trung ương)
và Bộ trưởng Bộ quốc phòng.
- Chức năng: Đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị trong toàn
quân.
- Nhiệm vụ:
+ Đề nghị Đảng Uỷ quân sự Trung ương quyết định chủ trương, biện
pháp lớn về công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội;
+ Đề ra những nội dung, biện pháp, kế hoạch chỉ đạo, kiểm tra cấp dưới
thực hiện.
Cơ quan chính trị các cấp có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu, đề xuất những chủ trương, biện pháp công tác Đảng, công
tác chính trị.của toàn quân.
- Hướng dẫn và tổ chức cho các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác Đảng
và công tác chính trị .
d) Tổng cục Hậu cần và cơ quan hậu cần các cấp trong QĐND Việt Nam.
- Chức năng: Đảm bảo vật chất, quân y, vận tải cho toàn quân và từng
đơn vị theo phân cấp .
- Nhiệm vụ: Nghiên cứu, đề xuất, Chỉ đạo công tác đảm bảo hậu cần cho
toàn quân .
e) Tổng cục kĩ thuật và cơ quan kĩ thuật các cấp trong QĐNDVN.
- Chức năng: Đảm bảo vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh
cho toàn quân.
- Nhiệm vụ: Đảm bảo kĩ thuật, nghiên cứu đề xuất các vấn đề về tổ chức
lực lượng, kế hoạch đảm bảo kĩ thuật cho quân đội trong thời bình cũng như
trong thời chiến.
g) Tổng cục công nghiệp quốc phòng, cơ quan đơn vị sản xuất quốc
phòng trong QĐNDVN.
- Chức năng: Quản lí các cơ sở sản xuất quốc phòng của Quân đội .
- Nhiệm vụ: Nghiên cứu đề xuất các vấn đề có liên quan đến tổ chức bảo
đảm công nhân quốc phòng, chỉ đạo các đơn vị sản xuất, trang thiết bị của
ngành công nghiệp quốc phòng, đảm bảo cho lực lượng vận tải trong thời bình
và thời chiến.
h) Quân khu, quân đoàn, binh chủng.
- Quân khu: Chỉ đạo công tác quốc phòng; xây dựng tiềm lực quân sự
trong thời bình; chỉ đạo lực lượng vũ trang của quân khu trong thời chiến để bảo
vệ lãnh thổ quân khu.
- Quân đoàn: Có thể tác chiến độc lập hoặc đảm nhiệm một hướng chiến
dịch trong đội hình cấp trên; có nhiệm vụ huấn luyện nâng cao trình độ sẵn sàng
chiến đấu và sức chiến đấu cho các đơn vị.
- Quân chủng: Là bộ phận quân đội hoạt động ở một môi trường địa lí
nhất định; được tổ chức, biên chế,trang bị, huấn luyện theo đặc trưng chức
năng, nhiệm vụ và phương thức tác chiến riêng.
- Binh chủng: có chức năng trực tiếp chiến đấu hoặc bảo đảm chiến đấu
có vũ khí, trang bị kĩ thuật và phương pháp hoạt động tác chiến đặc thù
i) Bộ đội biên phòng: Là bộ phận của Quân đội nhân dân .
- Chức năng: làm nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia(trên đất liền, hải đảo, vùng biển, cửa
khẩu).
II. CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM
1. Tổ chức và̀ hệ thống tổ chức của CAND Việt nam
a) Tổ chức của công an nhân dân Việt Nam
Công an nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về
mọi mặt của Đảng công Sản Việt Nam, do Chủ tịch nước thống lĩnh, sự thống
nhất quản lí của chính phủ và sự chỉ huy trực tiếp của Bộ trưởng Bộ công an.
Là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong sự nghiệp
bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội gồm: lực lượng An ninh và lực lượng
Cảnh sát.
b) Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân Việt Nam
- Bộ Công an.
- Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố, trực thuộc tỉnh
- Công an xã, phường, thị trấn
2. Chức năng, nhiệm vụ chính của một số cơ quan, đơn vị trong Công
an nhân dân Việt Nam
a) Bộ Công an
- Là đơn vị thuộc Chính Phủ do Bộ trưởng Bộ Công an đứng đầu.
- Chức năng: Quản lí nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an
toàn xã hội, xây dựng nền an ninh nhân dân và các lực lượng Công an.
b) Tổng cục xây dựng lực lượng: Là cơ quan chuyên trách đảm nhiệm
công tác xây dựng hệ thống tổ chức, cán bộ, các lực lượng nghiệp vụ trong Bộ
Công an.
c) Tổng cục An ninh I: Là lực lượng nòng cốt của Công an, có nhiệm vụ
nắm chắc tình hình liên quan đến An ninh đối ngoại, đấu tranh phòng và chống
tội phạm, làm thất bại mọi âm mưu, hành động xâm phạm An ninh quốc gia,
bảo vệ An ninh quốc gia.
d) Tổng cục An ninh II: Là lực lượng nòng cốt của Công an, có nhiệm vụ
nắm chắc tình hình liên quan đến An ninh đối nội, đấu tranh phòng và chống tội
phạm, làm thất bại mọi âm mưu, hành động xâm phạm An ninh quốc gia, bảo vệ
An ninh quốc gia.
đ) Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm: Là lực lượng nòng cốt, có
nhiệm vụ chủ động đấu tranh phòng và chống tội phạm, làm thất bại mọi âm
mưu hành động gây mất trật tự, an toàn xã hội,bảo vệ trật tự, an toàn xã hội.
e) Tổng cục Cảnh sát quản lí hành chính về trật tự ,an toàn xã hội: Là lực
lượng nòng cốt, có nhiệm vụ quản lí hành chính về trật tự ,an toàn xã hội và bảo
vệ trật tự, an toàn xã hội (các lĩnh vực quản lí hộ khẩu, giao thông, phòng cháy
chữa cháy ….).
f) Tổng cục Tình báo: Là lực lượng đặc biệt, hoạt động bí mật ở cả trong
và ngoài nước, nhằm ngăn chặn và đập tan những âm mưu, hành động chống
phá của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh quốc gia.
g) Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp: Là lực lượng
quản lí nhà nước về thi hành án phạt tùvà hỗ trợ tư pháp; Quản lí các trại giam,
cơ sở giáo dục trại tạm giam, nhà tạm giữ, quản chế hành chính.
h) Tổng cục Hậu cần – Kĩ thuật: Là cơ quan tham mưu, bảo đảm về mặt
hậu cần, cơ sở vật chấtvà khai thác sử dụng vật tư, trang bị phương tiện kĩ thuật
cho các lực lượng của bộ Công an. Ứng dụng những thành tựu khoa học công
nghệ vào nghiệp vụ công an.
i) Bộ Tư lệnh cảnh vệ: Là lực lượng bảo vệ cán bộ cao cấp, cơ quan đầu
não của Đảng, Nhà nước, các đoàn khách, các cơ quan ngoại giao và tổ chức
quốc tế, chuyên gia nước ngoài đến công tác tại Việt Nam an toàn tuyệt đối .
k) Bộ Tư lệnh cảnh sát vũ trang: Là lực lượng sẵn sàng cơ động giữ gìn
trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ các sự kiện quan trọng của đất nước.
l)Văn phòng: Là cơ quan tham mưu giúp thủ trưởng Bộ công an nắm
chắc tình hình, nghiên cứu đề xuất những chủ trương, giải pháp về mọi mặt của
ngành Công an.
m) Thanh tra: Có nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vi phạm
pháp luật trong các lĩnh vực quản lí nhà nước của ngành Công an.
n) Công an xã: Là lực lượng vũ trang bán chuyên trách làm nòng cốt trong
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn
xã hội ở cơ sở, chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy đảng,sự quản lí,
điều hành của Ủy ban nhân dân và sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của Công
an cấp trên.
III. QUÂN HIỆU, CÔNG AN HIỆU, CẤP HIỆU, PHÙ HIỆU, TRANG
PHỤC CỦA QĐND VIỆT NAM VÀ CAND VIỆT NAM
1. Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, trang phục các quân, binh chủng
Quân đội nhân dân Việt Nam
a) Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Những quy định chung:
+ Sĩ quan QĐND Việt Nam được chia thành 2 ngạch: Sĩ quan tại ngũ và
sĩ quan dự bị
+ Hạ sĩ quan và binh sĩ theo luật NVQS.
- Hệ thống cấp bậc hàm của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ
quan, chiễn sĩ QĐND Việt Nam:
+ Sĩ quan có 3 cấp, 12 bậc (cấp tướng có 4 bậc, cấp tá có 4 bậc, cấp úy có
4 bậc).
+ Hạ sĩ quan có 3 bậc
+ Chiến sĩ có 2 bậc
+ Quân nhân chuyên nghiệp có 2 cấp, 8 bậc.
- Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu QĐND: (Xem phụ lục cuối sách GDQPAN 12) .

2. Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, trang phục các lực lượng chuyên
môn Công an nhân dân Việt Nam
a) Hệ thống cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
Việt Nam.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ: Sĩ quan cấp tướng có 4 bậc; Sĩ quan cấp
tá có 4 bậc; Sĩ quan cấp uý có 4 bậc; Hạ sĩ quan có 3 bậc.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật: Sĩ quan cấp tá có 3 bậc; Sĩ
quan cấp uý có 4 bậc; Hạ sĩ quan có 3 bậc.
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn: Hạ sĩ quan có 3 bậc. Chiến sĩ
có 2 bậc
b) Công an hiệu, cấp hiệu của Công an nhân dân Việt Nam. ( xem phụ lục
cuối sách GDQPAN lớp 12).
c) Trang phục các lực lượng chuyên môn Công an nhân dân Việt Nam.

Bài 8: Tìm và giữ phương hướng


1. Tìm phương hướng theo kinh nghiệm truyền thống
a) Bằng mặt trời
Đây là cách giản dị nhất mà ai cũng biết, nhất là ở những vùng nhiệt đới, nắng nhiều.
Buổi sáng, mặt trời mọc ở hướng Đông và buổi chiều lặn ở hướng Tây. Nếu các bạn
đứng dang thẳng hai tay, tay mặt chỉ hướng Đông, tay trái chỉ hướng Tây, thì trước
mắt là hướng Bắc, sau lưng là hướng Nam. Nhưng các bạn cần lưu ý là buổi trưa, mặt
trời hơi chếch về hướng Nam. Như thế thì khoảng 9 – 10 giờ sáng, mặt trời ở hướng
Đông Nam. Khoảng 15 – 16 giờ chiều thì ở hướng Tây Nam
Sao trời
- Dựa vào chòm sao ở vùng trời phương Bắc
- Dựa vào chòm sao ở vùng trời phương Nam
- Dựa vào những sao và chòm sao “đi” qua giữa vòm trời.
Mặt trăng
Khi thấy Mặt trăng chia 2 phần tối và sáng (trăng non hoặc trăng khuyết)
ta kẻ đường đối xứng tưởng tượng chia đôi cả 2 phần tối và sáng giống nhau.
Hai đường kéo dài tưởng tượng đó sẽ chỉ cho ta hướng Đông Và Tây tại điểm
cắt nhau với đường chân trời. Đường tưởng tượng kéo thẳng đó qua phần sáng
là hướng Tây, qua phần tối là hướng Đông.
Dựa vào địa hình, thời tiết
- Xem gió mùa: Ở nước ta hàng năm có 2 loại gió mùa: Gió mang tên
hướng nào túc là gió từ hướng đó thổi qua. Ta có thể dựa vào đó để xác định
hướng
- Xem cây cối: Chỉ xem những cây cối đứng riêng lẻ.
- Xem những hòn đá lẻ, vật kiến trúc đứng riêng biệt: Bên ẩm ước, nhiều
rêu xanh, màu sắc sẫm hơn là phương Bắc. Bên khô ráo, ít rêu xanh có màu
sáng hơn là hướng Nam
- Dựa vào những địa hình có hướng rõ rệt trong khu vực hoạt động như:
đường xá, sông ngòi, bờ biển, dãi núi…xuất phát hoặc biết hướng từ nơi ta hoạt
động đến những điểm cao của địa hình ở xa (đỉnh núi, tháp chùa, chuông nhà
thờ).
Dựa vào địa bàn
Sử dụng Địa bàn (La bàn) là cách tốt nhất và dễ nhất để xác định đúng
phương hướng.
Lưu ý:
+ Không để gần kim loại.
+ Để trên mặt phẳng nằm ngang, bằng phẳng.
Bảng đồ
Trước hết phải xác định rõ chỗ ta đang đứng và dựa vào một số địa hình
xung quanh ở thực địa, đối chiếu xem có đúng với địa hình trong bản đồ không.
Nếu đúng thì đặt bản đồ nằm thăng bằng, xoay đi xoay lại sao cho địa hình vẽ
trong bản đồ ăn khớp với địa hình thực địa. Ta sẽ có hướng Bắc là hướng đầu
tiên của bản đồ.
III. Cách giữ vững phương hướng
a) Khi nhận nhiệm vụ
b) Trước khi vận động
c) Khi vận động

Bài 9: Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước


của Lực lượng vũ trang Quân khu 9 và Cần Thơ

I. LỰC LƯỢNG VŨ TRANG QUÂN KHU 9


1. Lịch sử hình thành và phát triển của Lực lượng vũ trang Quân
khu
a. Khái quát về vùng đất Tây Nam Bộ
- Vị trí địa lý: Vùng đất Tây Nam Bộ được khai thác vào khoảng cuối thế
kỷ XVI, thuộc xứ Đồng Nai. Năm 1698 thuộc phủ Gia Định; năm 1832 triều
Minh Mạng thành lập Lục tỉnh Nam Kỳ, miền tây Nam Bộ có 4 tỉnh: Định
Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên; năm 2019, miền tây Nam Bộ gồm 13
tỉnh thành: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh,
Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Kiên Giang và thành phố
Cần Thơ.
- Diện tích: 40.547,2 km²,  dân số: 17.273.630 người. Dân tộc: 92% là
người Kinh, 8% dân tộc khác, trong đó có khoảng 1 triệu người Khmer, 900.000
người Hoa, 12.500 người Chăm.
- Tôn giáo: 37,8% dân số theo các tôn giáo như Phật giáo, Công giáo, Tin
Lành, Islam giáo, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh Độ Cư sĩ Phật hội Việt
Nam, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn… đến nay đã có 12 tôn
giáo và 01 Pháp môn Cao Đài với 38 tổ chức tôn giáo được cho phép hoạt động.
- Kinh tế: Theo thống kế năm 2019, đồng bằng sông Cửu Long, chỉ
riêng lúa đã chiếm 47% diện tích và 56% sản lượng lúa cả nước; xuất khẩu gạo
từ toàn vùng chiếm tới 90% sản lượng; thủy sản chiếm 70% diện tích, 40% sản
lượng và 60% xuất khẩu cả nước; thu nhập bình quân đầu người 54 triệu đồng
(cả nước là 64 triệu đồng/người/năm).
b. Khái quát về Quân khu 9
- Các địa phương trong địa bàn quân khu 9
+ Ngày 10/12/1945, Chiến khu 9 gồm các tỉnh: Cần Thơ, Sóc Trăng,
Rạch Giá, Hà Tiên, Bạc Liêu, Long Xuyên, Châu Đốc, Vĩnh Long và Trà Vinh.
+ Năm 1946, tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh giao lại cho Chiến khu 8.
+ Năm 1947 tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc nhập lại rồi chia thành hai tỉnh
mới là Long Châu Tiền và Long Châu Hậu, Long Châu Hậu thuộc Khu 9.
+ Tháng 12/1950, tỉnh Hà Tiên nhập vào Long Châu Hậu, lấy tên tỉnh là
Long Châu Hà thuộc Khu 9.
+ Cuối năm 1961 đầu năm 1962 Quân khu 9 gồm các tỉnh: Vĩnh
Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Rạch Giá, Cà Mau và Hà Tiên.
+ Năm 1969 thành lập tỉnh Châu Hà, gồm tỉnh Hà Tiên và phần đất phía
Nam sông Hậu của tỉnh Châu Đốc.
+ Cuối năm 1974 tỉnh Châu Hà đổi thành tỉnh Long Châu Hà, thêm phần
đất phía Nam sông Hậu của tỉnh Long Xuyên.
+ Năm 1972, thị xã Cần Thơ được nâng lên thành phố trực thuộc khu 9.
+ Cuối năm 1975, hai Quân khu 8 và 9 trong chiến tranh được sáp nhập
lại thành Quân khu 9, gồm 9 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long: Long An, Tiền
Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Cửu Long, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang,
Minh Hải.
+ Đến nay địa bàn Quân khu 9 có 12 tỉnh, thành phố: Tiền Giang, Bến
Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà
Mau, An Giang, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ.
- Đặc điểm địa hình
+ Có 3 tỉnh có biên giới giáp Camphuchia: An Giang, Đồng Tháp, Kiên
Giang với đường biên giới dài 248km.
+ Có Sông Mekong và nhiều sông lớn như: sông Cái Lớn (Kiên Giang),
sông Măng Thít (Vĩnh Long, Trà Vinh), sông Mỹ Thanh (Sóc Trăng), sông Cửa
Lớn, Gành Hào (Cà Mau)…
+ Bờ biển dài 578km, có 150 đảo, lớn nhất là đảo Phú Quốc, bố trí thành
2 lớp: Lớp phía ngoài có cụm đảo Hòn Khoai và Phú Quốc, phân bố thành 4
quần đảo chính: Hòn Khoai, An Thới, Hải Tặc và Thổ Chu. Lớp đảo phía
trong có cụm Kiên Hải và Kiên Lương - Hà Tiên với 2 quần đảo chính
là Nam Du và Bà Lụa.
+ Có 40 núi lớn nhỏ tập trung ở tỉnh An Giang, Kiên Giang, cao nhất là
núi Cấm (716m), núi Cô Tô (614m), núi Dài (580m). Rừng tập trung ở Tịnh
Biên, An Giang; rừng tràm ở U Minh, khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn ở
Năm Căn, Ngọc Hiển.
c. Lịch sử phát triển của Quân khu 9
* Ngày đầu kháng chiến chống pháp (9/1945 – 12/1946)
- Cách mạng Tháng 8 thành công, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam Bộ,
Liên tỉnh ủy Hậu Giang Lực lượng vũ trang (LLVT) Cách mạng được thành lập
ở các tỉnh với nhiều tên gọi khác nhau: Cộng hòa vệ binh, Quốc Gia tự vệ cuộc,
Thanh niên tiền phong, Thanh niên cứu quốc… với qui mô tổ chức là trung đội,
trang bị có ít súng trường, súng kíp, giáo mác, gậy gộc.
- Ngày 10/12/1945, bên sông Vàm Cỏ Đông, Hội nghị Xứ Ủy Nam Bộ
thống nhất các LLVT Nam Bộ theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh gồm 3
chiến khu: Chiến khu 7 gồm các tỉnh đông Nam Bộ; Chiến khu 8 gồm các tỉnh:
Tân An, Mỹ Tho, Gò Công, bến Tre, Sa Đéc; Chiến khu 9 gồm các tỉnh: Cần
Thơ, Sóc Trăng, Rạch Giá, Hà Tiên, Bạc Liêu, Long Xuyên, Châu Đốc, Vĩnh
Long và Trà Vinh; đồng chí Vũ Đức là Khu Bộ trưởng đầu tiên. Ngày
10/12/1945 trở thành ngày truyền thống LLVT Quân khu 9.
- Tháng 2/1946, Hội nghị Bộ chỉ huy Chiến khu họp ở Ngang Dừa
(Phước Long, Bạc Liêu), có đại biểu các tỉnh đến dự, hội nghị thống nhất tổ
chức 3 mặt trận: (1) Phân khu Cái Tàu - An Biên lực lượng chủ yếu của các
tỉnh Hà Tiên, Rạch Giá, Long Xuyên, Châu Đốc; (2) Phân khu Ngang Dừa –
Phước Long lực lượng chủ yếu của các tỉnh Sóc Trăng, Cần Thơ, Vĩnh Long;
(3) Phân khu Cà Mau – Tân Hưng lực lượng chủ yếu của các tỉnh cà Mau, Bạc
Liêu. Tháng 10/1946, Khu 9 thành lập 5 chi đội (chi đội 21 phụ trách Long
Xuyên, Châu Đốc, chi đội 22 phụ trách cần Thơ, chi đội 23 phụ trách Sóc
Trăng, chi đội 24 phụ trách Rạch Giá, chi đội 25 phụ trách Bạc Liêu), đây là các
đơn vị vũ trang tập trung đầu tiên của Quân khu.
* Kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954)
- Sau toàn quốc kháng chiến, các Chi đội thuộc Khu 9 liên tục chiến đấu,
đánh thiệt hại nhiều quân địch, tiêu biểu các trận: Chi đội 24 diệt đồn Tòn Hon
(Hà Tiên), bức rút đồn Thứ 11, Thứ 19 (An Biên); Chi đội 22 phục kích địch tại
Tầm Vu (Cần Thơ)….. Đầu năm 1947, các Chi đội đổi tên thành các trung đoàn
như: 121, 122, 123, 124, 125; ngày 04/08/1948, Trung đoàn 124 phục kích địch
trên tỉnh lộ 8A Rạch Giá – Sóc Soài; ngày 19/4/1948 Trung đoàn 122 (Cần Thơ)
phục kích địch tại Đoạn đường từ Vị Thanh đi Cái Tắc (trận Tầm Vu IV).
- Tháng 04/1949, Quân khu hợp nhất thành lập 3 liên trung đoàn: 122 -
123 phụ trách 2 tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng; 124 – 125 phụ trách Rạch Giá, Bạc
Liêu; 126-128 phụ trách Long Châu Hà.
- Ngày 18/5/1950 trung đoàn Tây Đô được thành lập với biên chế gồm 3
tiểu đoàn: 406, 402, 404 (tiểu đoàn 404 sau đổi tên thành 410), đây là trung
đoàn chủ lực đầu tiên của Quân khu. Tháng 09/1950 và đầu năm 1951 Quân
khu mở chiến dịch Long Châu Hà I và II, trọng điểm chiến dịch là vùng Châu
Thành (Long Xuyên) và Châu Phú (An Giang), kết quả ta diệt được 300 tên
địch, thu 21 súng các loại.
- Đầu năm 1952, Quân khu mở chiến dịch Sóc Trăng II, địa bàn chiến
dịch là các huyện Thạnh Trị, Vĩnh Châu, Long Phú… ta diệt hàng trăm tên địch,
sau chiến dịch đã gây dựng được cơ sở Cách mạng ở vùng dân tộc. Tháng
04/1952 Quân khu giải thể trung đoàn Tây Đô và thành lập trung đoàn Cửu
Long gồm 3 tiểu đoàn: 307, 308, 410. Giữa năm 1952 tiểu đoàn 410 tăng cường
cho Cần Thơ, tiểu đoàn 308 tăng cường cho Sóc Trăng. Tiểu đoàn 307 liên tục
tiến công địch, đánh nhiều trận như: ngày 10/3/1953 phục kích địch tại An
Xuyên (Cà Mau) diệt 300 tên địch; đêm 11/5/1953 diệt đồn Hộ Phòng (Cà Mau)
diệt 2 trung đội địch; ngày 22/5/1953 phục kích địch tại Tắc Vân (Bạc Liêu);
ngày 3 và 04/6/1953 phục kích địch tại Nhị Nguyệt, Bảy Háp (Thới Bình, Cà
Mau) bắn chìm 4 tàu địch, diệt 400 tên; Trong năm 1953, lực lượng vũ trang các
tỉnh trong Quân khu như tiểu đoàn 410 của Cần Thơ, tiểu đoàn 406 của Long
Châu Hà, các đại đội địa phương của tỉnh Bến Tre, Vĩnh Trà… cũng liên tục
tiến công địch, phá nhiều đồn bót, giải phóng nhiều xã.
- Thực hiện kế hoạch đông xuân 1953 – 1954, các đơn vị trong Quân khu
đã mở các đợt hoạt động tác chiến phối hợp cùng chiến trường Điện Biên Phủ
như: đợt hoạt động của quân dân Cần Thơ, Vĩnh Trà, Sóc Trăng diệt 900 tên
địch, bức rút 22 đồn, rã ngũ 327 tên; đợt hoạt động của tỉnh Bạc Liêu đánh 47
trận, bức rút 3 đồn, diệt 400 tên; tỉnh Sóc Trăng, tiểu đoàn 308 cùng các đơn vị
huyện Thạnh Trị, Kế Sách đã bức rút gần 30 đồn bót địch, tiêu diệt gần 500 tên;
tỉnh Vĩnh Trà mở 2 đợt hoạt động ở vùng Vũng Liêm, thị xã Vĩnh Long, Cái
Vồn… diệt và làm bị thương 3.700 tên địch, ra ngũ 2.013 tên, thu 331 súng, bóc
gỡ 62 đồn bót; tỉnh Bến Tre mở 2 đợt hoạt động ở các huyện Ba Tri, Sóc Sài,
Châu Thành… mở mảng hệ thống đồn bót dày đặc của địch.
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, thực thi hiệp định Giơ – ne – vơ, các
lực lượng ta tập kết ở nam Cà Mau, LLVT Quân khu cử 3 trung đoàn tập kết ra
bắc (Trung đoàn 1 gồm tiểu đoàn 307 và lực lượng 2 tỉnh Vĩnh Trà, Bến Tre;
Trung đoàn 2 gồm tiểu đoàn 410 và lực lượng 2 tỉnh Cần Thơ, Long Châu Hà;
Trung đoàn 3 gồm tiểu đoàn 308 và lực lượng 2 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu). Lực
lượng ở lại cất dấu vũ khí, vào hoạt động bí mật.
* Kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975)
- Từ cuối năm 1954 đến cuối năm 1956, quân đội Sài Gòn (Ngô Đình
Diệm) mở các chiến dịch tiêu diệt lực lượng vũ trang giáo phái Hòa Hảo, Cao
Đài và Bình Xuyên; các đơn vị chủ lực của Quân khu tập kết ra Bắc, lực lượng
còn lại tập trung đấu tranh chính trị đòi Diệm thi hành hiệp định, chuẩn bị vũ
khí, đạn dược, tổ chức các lớp huấn luyện cho khung cán bộ các cấp tại căn cứ
U Minh. Cuối năm 1956, lực lượng giáo phái Hòa Hảo, Cao Đài và Bình Xuyên
bị đánh mạnh, một số lực lượng đơn vị Hòa Hảo tháo chạy về vùng nông thôn
được nhân dân che chở, Cách mạng cảm hóa đã ly khai địch. Quân khu chủ
trương tập trung số này lại thành lập các đơn vị Giáo phái chống quân đội Sài
Gòn như: Đại đội anh Hồng ở Đồng Tháp, tiểu đoàn Lý Thường Kiệt ở Vĩnh
Long, tiểu đoàn Lê Quang ở Hà Tiên, Bảy Núi; tiểu đoàn Lê Lợi, Nguyễn Trung
Trực, Phan Đình Phùng, Quang Trung ở Cần Thơ…
- Sau khi trấn áp được LLVT các Giáo phái, Ngô Đình Diệm dùng chiêu
bài “tố cộng” thi hành Luật 10/59, gôm dân vào các Khu Trù mật, các cơ sở
Cách mạng còn ở lại Miền Nam bị địch ruồng bố gây cho ta tổn thất lớn. Ngày
15/5/1959 Nghị quyết 15 của trung ương Đảng ra đời, cách mạng Miền nam
chuyển sang giai đoạn đấu tranh vũ trang là chủ yếu. Từ phong trào cách mạng
ở tỉnh Bền Tre, Xứ ủy Nam Bộ chủ trương phát động phong trào đồng khởi trên
toàn Miền Nam. Ngày 14/6/1960, quân dân miền tây Nam Bộ đồng loạt đồng
khởi, mở đầu trận tiến công đánh chiếm chi khu Ông Đốc của quân dân tỉnh Cà
Mau sau đó lan rộng ra khắp các tỉnh thành miền tây Nam Bộ, ở mọi nơi nhân
dân vùng lên phá khu Trù Mật, làm tan rã 2/3 bộ máy kềm kẹp của địch.
- Đánh bại chiến lược Chiến tranh đặc biệt (từ 5/1961 đến 6/1965)
+ Tháng 5/1961, gần 11.000 quân Mỹ vào Miền Nam với vai trò cố vấn
cho quân đội Sài Gòn, thực hiện kế hoạch Sta lây - Taylo bình định Miền Nam
trong vòng 18 tháng, chúng dồn dân vào 16.000 ấp chiến lược. Tháng 03/1961
hội nghị Quân sự Liên tỉnh ủy họp quyết định thành lập trường Đặc công,
trường Quân chính, trường Quân y quân khu và 4 tiểu đoàn chủ lực mang tên U
Minh 1, U Minh 10, tiểu đoàn 306, tiểu đoàn 96… đến cuối năm 1961 ta mở 5
đợt đồng khởi, bức rút 10 đồn địch, giải phóng 2.513 ấp với gần nửa triệu dân.
+ Năm 1962, quân khu chỉ đạo tiểu đoàn U Minh 1 tiến công chi khu
sông Ông Đốc, khu dinh điền Khánh Lâm mở rộng căn cứ U Minh; tiểu đoàn U
Minh 10 diệt 1 đại đội bảo an địch tại Nam Thái Sơn, tiêu diệt gần 1 tiểu đoàn
địch đổ bộ bằng máy bay tại Kè Một (An Biên). Ngày 20/4/1962 đoàn tàu
không số đầu tiên cặp bến Vàm Lũng, cung cấp 30 tấn vũ khí từ Miền Bắc chi
viện, tháng 9/1962 đoàn vận tải thủy 962, tiểu đoàn 70 chủ lực khu được thành
lập.
+ Năm 1963 cao trào phá ấp chiến lược được phát động, ngày 02/01/1963
trận Ấp Bắc (Tiền Giang) quân dân ta đã đánh bại chiến thuật trực thăng vận,
thiết xa vận của địch, mở đầu cho thất bại của chiến lược Chiến tranh đặc biệt
của Mỹ ở Miền Nam. Ngày 05/3/1963, tiểu đoàn 306 diệt 300 tên địch tại Cái
Tàu (Cà Mau); Ngày 10/9/1963 tiểu đoàn U Minh 1 cùng bộ đội địa phương
tỉnh diệt chi khu Cái Nước, Đầm Dơi. Ngày 18/10/1963, tiểu đoàn 96 diệt 600
tên địch tại Lộc Ninh, ngày 29/10/1963 diệt tiểu đoàn biệt kích địch tại Trí Phải
(Cà Mau). LLVT phát triển mạnh, tháng 09/1963, quân khu thành lập trung
đoàn 1 gồm tiểu đoàn 96 và 306; ngày 23/11/1963 thành lập tiếp trung đoàn 2
(gồm lực lượng tiểu đoàn 70, tiểu đoàn U Minh 1 (tiểu đoàn 309) và trung đoàn
Pháo binh 4 gồm 1 tiểu đoàn ĐKZ75, 1 tiểu đoàn sơn pháo 75, 1 tiểu đoàn
12,7mm, 1 đại đội súng cối 82mm. Các đơn vị mới thành lập liên tục lập chiến
công: Ngày 12/4/1964 trung đoàn 1 tiêu diệt chi khu Vĩnh Thuận (Rạch Giá)
sau đó đánh diệt 600 tên tiếp viện. Ngày 19/5/1964 tiểu đoàn 309, tiểu đoàn 70
tiến công tiêu diệt trung tâm huấn luyện biệt kích địch tại Huyện Sử (Cà Mau),
ngày 17/9/1964 trung đoàn 2 diệt gọn 1 tiểu đoàn địch tại Lục Phi (Vĩnh Hòa
Hưng).
- Đánh bại chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965 – 1968)
+ Năm 1965, quân Mỹ trực tiếp tham chiến ở Miền Nam thực hiện chiến
lược chiến tranh cục bộ, năm 1966 chúng mở các đợt tìm diệt Chủ lực ta tại
chiến trường Miền Trung, Đông Nam bộ. Riêng đồng bằng sông Cửu Long là
trọng điểm bình định của địch. Quân khu chỉ đạo mở đợt hoạt động lớn chủ yếu
ở vùng Rạch Giá vừa bám trụ vừa đánh địch càn quét, ngày 20/07/1965 tiểu
đoàn 207 (Kiên Giang) đánh thiệt hại nặng trung đoàn 32 của địch, diệt 300 tên,
bắn rơi 2 máy bay; tháng 10/1965 tiểu đoàn 309, 303 tiến công 30 đồn bót địch,
diệt 500 tên, bắn chìm 10 tàu. Tính đến cuối năm 1965, Quân khu đã giải phóng
được 200 xã, phá 2.220 ấp chiến lược với 2 triệu dân. Ngày 28/01/1966, tiểu
đoàn 303 phối hợp tiểu đoàn 207 (Kiên Giang) đánh thiệt hại nặng trung đoàn
31 địch tại kinh Xuôi; tiểu đoàn 309 tiến công giải phóng tuyến song Trẹm, diệt
chi khu Ngang Dừa, thông mạch hai vùng U Minh; ngày 26/10/1966, tiểu đoàn
306 diệt đồn Cái Cuốc tạo thế tiểu đoàn 303 đánh tiêu diệt trung đoàn 33 địch
tại Ba Quản (Vị Thanh). Phối hợp với chủ lực Quân khu, các đơn vị của các tỉnh
như: tiểu đoàn Phú Lợi (Sóc Trăng), Tây Đô (Cần Thơ), U Minh (Cà Mau), 207
(Kiên Giang)… cũng liên tiếp tiến công địch trên các chiến trường, gây cho
chúng nhiều tổn thất lớn.
+ Năm 1967, tiểu đoàn 306, 308 được tăng cường cho Quân khu 8 hoạt
động ở Vĩnh - Trà, trung đoàn Pháo binh của Quân khu giải thể, thành lập tiểu
đoàn 2311 gồm 1 đại đội cối, 1 đại đội cao xạ và 1 đại đội ĐKZ. Tháng 10/1967
Quân khu thành lập lại tiểu đoàn 307.
- Tổng tiến công tết Mậu Thân 1968
+ Thực hiện chủ trương của Trung ương Cục, quân dân Tây Nam Bộ mở
cuộc tổng tấn công tết Mậu Thân 1968, mục tiêu tiến công chủ yếu là thành phố
Cần Thơ, nơi có Sở chỉ huy quân đoàn 4, vùng IV chiến thuật, đài phát thanh và
sân bay Bình Thủy. Lực lượng tham gia có gồm 5 tiểu đoàn: 307, 303, 309, tiểu
đoàn Tây Đô (Cần Thơ), tiểu đoàn 2311. Mục tiêu tiến công thứ yếu là tỉnh
Vĩnh Long (Sân bay Vĩnh Long, trung tâm Quận Mới, hậu cứ trung đoàn 16, sư
đoàn 9, dinh Tỉnh trưởng). Lực lượng tham gia gồm tiểu đoàn 306, 308, đại đội
địa phương quân huyện Tam Bình, Châu Thành, Trà Ôn.
+ Cuộc tổng tiến công diễn ra 3 đợt
Đợt 1 (31/1 – 25/2/1968), 3 giờ sáng ngày 31/1, sau một thời gian pháo
kích, ta đồng loạt tiến công vào thành phố Cần Thơ: Đại đội Biệt động Cần Thơ
mở màn đánh chiếm đơn vị cảnh sát dã chiến tại cầu Đầu Sấu, tiểu đoàn Tây Đô
đánh chiếm lãnh sự quán Mỹ, tiểu đoàn 307 đánh chiếm đài phát thanh, trung
tâm nhập ngũ vùng IV, tiểu đoàn 303 cùng đặc công đánh vào Phi Trường 31,
tiểu đoàn 309 đánh chợ Tham Tướng… các đơn vị tiến công vào nội ô thành
phố trụ bám chiến đấu đến ngày 04/02/1968 được lệnh rút quân; Địch truy kích
ra vùng ven Cần Thơ, các đơn vị chiến đấu trụ bám làm thiệt hại nặng tiểu đoàn
biệt động quân 42, 44 và 2 tiểu đoàn của sư đoàn 9 địch phản kích; ta pháo kích
sân bay Trà Nóc phá hủy hàng chục máy bay của địch. Phối hợp với Cần Thơ,
LLVT các tỉnh trong Quân khu cũng đồng loạt tiến công địch. Kết quả đợt 1
trên hướng chủ yếu ta diệt 1.540 tên, bị thương 1.409 tên, phá hủy và bắn rơi
129 máy bay, phá hủy 8 pháo, bắn cháy 3 chiếc M113.
Đợt 2 (5/5 – 16/6/1968): Để củng cố lực lượng, Quân khu thành lập trung
đoàn 1 gồm tiểu đoàn 303, 307; trung đoàn 2 gồm tiểu đoàn 309 và 962, tiểu
đoàn Cà Mau; trung đoàn 3 có tiểu đoàn 306, 308, 312 và 316. Ngày 24/5/1968,
đặc công Quân khu tập kích sân bay Lộ Tẻ, phá hủy 18 trực thăng, Ngày
25/5/1968 ta phục kích địch đoạn Cái Tắc – Tầm Vu diệt 2 tiểu đoàn địch, bắn
cháy 52 xe cơ giới.
Đợt 3: Tháng 8/1968, Trung ương Cục chỉ đạo tiếp tục tiến công đợt 3,
ngày 13/8/1968 tiểu đoàn 307 đánh sân bay Lộ Tẻ diệt 60 máy bay địch; đêm
21/8/1968 tiểu đoàn 309 tiến công căn cứ pháo Binh Bình Thủy, diệt 170 tên,
phá hủy 18 khẩu pháo, đốt cháy 65 xe quân sự.
- Đánh bại Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969 – 1975)
+ Sau Mậu Thân 1968, nhận thấy không thể giành chiến thắng, quân Mỹ
bắt đầu rút quân; Quân đội Sài Gòn được tăng cường hỏa lực, trang bị, số đồn
bót, lực lượng bảo an, dân vệ, phòng vệ tăng gấp 6 lần so với năm 1968, mở các
đợt bình định đặc biệt. Đầu năm 1969, Quân khu giải thể trung đoàn 2, Bộ Tư
lệnh Miền tăng cường cho Quân khu trung đoàn 2, trung đoàn 20, trung đoàn 10
(đặc công). Ngày 06/11/1969, Quân khu đánh tiêu diệt cụm phòng ngự hỗn hợp
Thứ 11, diệt 680 tên địch, thu nhiều vũ khí trang bị làm thất bại âm mưu “nhỏ
cỏ U Minh” của địch. Từ ngày 08/9 đến 18/11/1969, trung đoàn 10 phối hợp lực
lượng vũ trang địa phương chiến đấu tại Ba Hòn (Kiên Giang), loại khỏi vòng
chiến đấu 3.000 tên địch, bắn rơi 6 máy bay.
+ Tháng 9/1971, Quân khu mở đợt phản công mùa mưa U Minh diệt 1
căn cứ, 10 đồn, 2 tiểu đoàn, 5 đại đội, loại khỏi vòng chiến đấu 2.057 tên. Từ
tháng 04 đến 8/1972, Quân khu mở chiến dịch Nguyễn Huệ II, kết quả chiến
dịch ta tiêu diệt 6 tiểu đoàn, 1 liên đội, 1 chi đoàn, 97 đại đội, 239 trung đội với
gần 1 vạn tên địch, bắn cháy 213 tàu, 234 xe quân sự, 192 khẩu pháo, 151 máy
bay, 20.000 phòng vệ tan rã.
+ Ngày 27/1/1973 hiệp định Pari được ký kết. Quân đội Sài Gòn không
thực thi hiệp định, mở chiến dịch tràn ngập lãnh thổ, đánh phá vùng giải phóng.
tháng 12/1973 Bộ Tư lệnh Miền tăng cường cho quân khu trung đoàn 101 và
trung đoàn 6, trong năm 1973 ta đánh bại 2 đợt lấn chiếm của địch, diệt và bức
rút 496 đồn, giải phóng 146 ấp. Cuối 1973 đến tháng 4/1973, Quân khu mở
chiến dịch mùa khô giải phóng thêm được 254 ấp, 12 xã, diệt 22.000 tên địch.
Đến cuối 1974 ta giải phóng được 43 xã với gần 700.000 dân. Giữa tháng
7/1974, Sư đoàn 4 được thành lập gồm 3 trung đoàn: 2, 10, 20.
+ Năm 1975, Quân khu mở 2 đợt tiến công địch, đợt 1 tập trung hướng
Vĩnh – Trà, Hậu Giang. Kết thúc đợt hoạt động ta giải phóng thêm 24 xã với
hơn 200.000 dân, làm chủ toàn bộ vùng nam Vị Thanh. Sau chiến thắng Tây
Nguyên, Quân khu chủ trương mở đợt 2 mục tiêu đánh chia cắt quốc lộ 4, bao
vây sân bay Trà Nóc; ngày 26/4/1975 cùng các hướng trong chiến dịch Hồ Chí
Minh, Quân khu tiến hành tổng công kích, mục tiêu trọng điểm là thành phố
Cần Thơ quân khu tập trung Sư đoàn 4, tiểu đoàn Tây Đô 1, 2, pháo binh và lực
lượng biệt động thành, 16 giờ ngày 30/4/1975 thành phố Cần Thơ giải phóng;
đến 9 giờ ngày 01/5/1975 tất cả các tỉnh thành trong Quân khu được giải phóng.
2. Truyền thống Lực lượng vũ trang Quân khu 9
a. Thành tích
Được tặng thưởng 2 Huân chương Sao Vàng; 4 Huân chương Hồ Chí
Minh; 3 Huân chương Độc lập; 642 tập thể, 69 cá nhân được tuyên dương Anh
hùng LLVT; 9.043 bà Mẹ Việt Nam Anh hùng; 40.706 Huân chương Quân
công, Huân chương Chiến công trong chiến đấu.
b. Truyền thống LLVT Quân khu 9
- Quân dân đoàn kết.
- Kiên cường bám trụ.
- Tự lực tự cường.
- Anh dũng chiến đấu. 
3. Nghệ thuật quân sự Lực lượng vũ trang Quân khu 9
- Quán triệt quan điểm bạo lực, tư tưởng chiến lược tiến công, nắm vững
quan điểm thực tiễn để thực hiện mục tiêu cách mạng và giành thắng lợi trong
chiến tranh.
- Luôn tin dân, dựa vào dân, bám dân để tổ chức tiến hành cuộc chiến
tranh nhân dân, chiến tranh toàn dân, toàn diện, đồng thời phải kiên quyết chiến
đáu để giành và giữ dân ở ngay trên địa bàn từng ấp, từng xã.
- Tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang nòng cốt để thực hiện chiến tranh
nhân dân.
- Phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, sáng tạo
nhiều cách đánh, kịp thời và kiên quyết đánh bại các âm mưu thủ đoạn đánh phá
của địch.
- Ra sức xây dựng căn cứ hậu phương hành lang, thực hiện hậu cần nhân
dân, bảo đảm nhu cầu kháng chiến trong mọi tình huống.
- Xây dựng Đảng bộ địa phương và đảng bộ trong quân đội đủ sức lãnh
đạo chiến tranh.
II. LỰC LƯỢNG VŨ TRANG CẦN THƠ
1. Lịch sử hình thành và phát triển Lực lượng vũ trang Cần Thơ
a. Khái quát vùng đất Cần Thơ
- Vị trí địa lý
+ Vùng đất Cần Thơ hình thành vào năm 1739 thuộc huyện Trấn Giang,
phủ Vĩnh Viễn, Trấn Vĩnh Thanh; năm 1839 đổi tên thành huyện Phong Phú,
phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang; ngày 23/02/1876 huyện Phong Phú đổi tên thành
tỉnh Cần Thơ gồm 5 quận: Ô Môn, Cái răng, Phụng Hiệp, Trà Ôn và Cầu Kè.
+ Đầu năm 1947, quận Ô Môn chia thành 2 quận: Ô Môn A và Ô Môn B;
cuối năm 1947 trả lại 2 quận Cầu Kè, Trà Ôn cho tỉnh Vĩnh Long; năm 1948
thêm huyện Kế Sách; năm 1951 thêm huyện Long Mỹ, Gò Quao, Châu Thành
và thị xã Rạch Giá; năm 1957 giao lại huyện Gò Quao, Châu Thành và thị xã
Rạch Giá cho tỉnh Rạch Giá; năm 1963 nhận thêm huyện Thốt Nốt.
+ Sau ngày giải phóng sát nhập tỉnh Cần Thơ, thành phố Cần Thơ, tỉnh
Sóc Trăng thành lập tỉnh Hậu Giang; ngày 27/12/1991 chia tách tỉnh Hậu Giang
thành Tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Cần Thơ; ngày 01/01/2004, tỉnh Cần Thơ được
tách ra thành tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương.
- Cần Thơ là vùng đất trù phú, nơi qui tụ các tinh hoa văn hóa của các dân
tộc Kinh, Hoa, Khmer, còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, danh nhân hào
kiệt: Thời Minh Mạng đã hình thành 3 trung tâm buôn bán lớn: chợ Tân An,
chợ Sưu, chợ Thới An Đông; Đình tân An (1839), đình Bình Thủy (1911), đình
Nhơn Ái, “Tao đàn Bà Đồ”. Danh nhân văn hóa như: cụ cử Phạn văn Trị, thủ
khoa Bùi Hữu Nghĩa, Lê Quang Chiểu, Mộc Quán (Nguyễn Trọng Quyền), Lưu
Hữu Phước, Trần Kiết Tường, Đắc Nhẫn…
- Người Cần Thơ sớm có truyền thống yêu nước: Khởi nghĩa của Đinh
Sâm (1867). Khởi nghĩa của Phan Xích Long (1900 – 1913). Tổ chức “Khuyến
du học hội” của cụ Nguyễn Thần Hiến, lão thái Nguyễn Giác Nguyên (hưởng
ứng phong trào Đông Du của Phan Bội Châu)…
b. Lịch sử hình thành LLVT Cần Thơ
- Tháng 03/1940, Tỉnh ủy Cần Thơ nhận được bản dự thảo về cuộc Khởi
nghĩa Nam Kỳ, để chuẩn bị lực lượng cho khởi nghĩa, ta chủ trương mỗi chi bộ
thành lập 2-3 tiểu đội tự vệ với danh nghĩa các tổ “chống cướp” do thanh niên
phản đế, nông dân phản đế làm nòng cốt, sẵn sàng hỗ trợ cho nổi dậy cướp
chính quyền. Ngày 23/09/1940 khởi nghĩa nổ ra tại Cần Thơ và bị thất bại do kế
hoạch bại lộ, lực lượng tự vệ của ta không lấy được vũ khí của địch.
- Sau khi phát xít Đức đầu hàng quân Đồng Minh, chiến tranh kết thúc ở
châu Âu, quân đội Nhật trước nguy cơ bị tiêu diệt đã chủ trương thành lập các
tổ chức nhằm lôi kéo thanh niên tham gia các hoạt động bảo vệ sự cai trị của
chúng. Lợi dụng thời cơ này, Xứ ủy chủ trương cử bác sĩ Phạm Ngọc Thạch
đứng ra trao đổi với quân Nhật để thành lập tổ chức “Thanh niên tiền phong”
sau khi được chúng đồng ý, ta tuyển chọn và đưa các đội viên Cứu quốc vào
trong tổ chức để làm nòng cốt. Ở Cần Thơ, Thanh niên tiền phong do ông Trần
Văn Khéo làm thủ lĩnh, đến tháng 06/1945 đã có 70.000 lực lượng. Thanh niên
tiền phong tổ chức thành nhiều đội với nhiệm vụ khác nhau, trong đó có “Xung
phong đội”, “Tự vệ đội” chuyên giữ an ninh trật tự. Đến cuối tháng 07/1945,
dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, ta tuyển chọn được khoảng 300 thanh niên Cứu
quốc ở các quận tham gia Thanh niên tiền phong, được biên chế thành 7 Xung
phong đội, các Xung phong đội được trang bị vũ khí, huấn luyện võ thuật, quân
sự... Đây là những đơn vị đầu tiên của LLVT Cần Thơ và ngày 30/07/1945 trở
thành ngày truyền thống LLVT Cần Thơ.
c. Quá trình phát triển
* LLVT trong Cách mạng tháng 8 (30/7/1945 đến 30/10/1945)
- Ngày 27/8/1945, sau mít tinh ở sân vận động Cần Thơ, Xung phong đội
và Thanh niên cứu quốc chia thành nhiều nhóm hỗ trợ quần chúng tỏa đi chiếm
các cơ quan của chính quyền cũ, lập chính quyền cách mạng.
- Tháng 9/1945, sau khi giành chính quyền, Ủy ban hành chính tỉnh thành
lập LLVT ở các cấp
+ Lực lượng quân sự cấp tỉnh có 3 đại đội "Vệ binh cộng hoà" lấy tên: Lý
Hồng Thanh, Ngô Hữu Hạnh, Phan Ngọc Hiển; mỗi đại đội khoảng 120 người,
trang bị 20 súng trường, 1 súng tiểu liên và vũ khí tự chế. Cấp quận có 1 - 2
trung đội "Vệ binh cộng hoà", trang bị chủ yếu là vũ khí tự tạo, dao, kiếm... Các
làng có nhiều tiểu đội dân quân cách mạng, lực lượng vũ trang quần chúng có
các đội "Thanh niên tiền phong".
+ Lực lượng an ninh có khoảng 40 người cấp tỉnh, mỗi quận có 10 người,
lấy tên "Quốc Gia tự vệ cuộc", trang bị ít súng ngắn và dao kiếm... các làng có
công an trưởng và một số nhân viên.
- Ngày 9/9/1945 Xung phong đội và Thanh niên cứu quốc dập tắt cuộc
bạo loạn phản cách mạng do Huỳnh Phú Mậu cầm đầu.
* Đánh thực dân Pháp trở lại xâm lược Cần Thơ (từ 30/10/1945 đến
01/1946)
- Ngày 30/10/1945, quân Pháp tái đánh chiếm Cần Thơ, quân dân Cần
Thơ kiên cường nổ súng đánh địch trên 2 mặt trận: mặt trận Bình Thủy (Cái
Răng, Cầu Bắc) do Dương Thanh Nhựt chỉ huy; Mặt trận Tham Tướng (Cái
Răng, Phong Điền, Bình Thủy) do Nguyễn Đăng chỉ huy, các lực lượng vũ
trang ta đã làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của địch.
- Ngày 12/11/1945, lực lượng Quốc Gia tự vệ cuộc do Lê Bình chỉ huy,
Vệ binh cộng hoà do Nguyễn Đăng chỉ huy phối hợp tổ chức trận đánh vào Sở
chỉ huy quân Pháp ở Cái Răng tiêu diệt và làm bị thương 20 tên, trong đó có tên
quan ba Rouan.
- Sau khi đánh chiếm được nội ô thị xã Cần Thơ, địch tổ chức hành quân
đánh chiếm ra các vùng lân cận, ta tổ chức các trận đánh ngăn chặn làm thiệt hại
lớn quân địch, tiêu biểu là trận phục đích địch tại Tầm Vu ngày 20/01/1946 do
Nguyễn Đăng chỉ huy (trận Tầm Vu I) tiêu diệt 10 tên dịch, có tên đại tá Dessert
tổng chỉ huy quân Pháp tại Miền Tây. Cuối tháng 01/1946, được lệnh của trên,
các LLVT rút ra căn cứ (Rạch Giá, Giồng Riềng).
* Kháng chiến chống Pháp (từ 02/1946 đến 1954)
- Tháng 2/1946, các LLVT được tổ chức lại và thống nhất tên gọi Vệ
Quốc đoàn. Tháng 3/1946, thực hiện chủ trương của Khu 9, Cần Thơ tổ chức 1
trung đội (trung đội II) lấy tên là Sát gian đảng, Quốc vệ đội, Biệt động đội hay
Ban công tác thành thâm nhập về nội ô thị xã, bí mật móc nối cơ sở, tiến hành
diệt tề, trừ gian, đánh nhiều trận như: tập kích lựu đạn vào quán Bar nơi bọn sĩ
quan Pháp ăn chơi; chặt đầu tên ác ôn Điện thả sông Ba Láng do Tống Hoàng
chỉ huy; Đánh lựu đạn vào rạp hát Casino, chợ Cao Đài…
- Cuối năm 1946, phân đội V (trung đội II) đổi tên thành Đại đội 68, ngày
12/11/1946 Ngô Hồng Giỏi chỉ huy đại đội 68 phục kích địch trên đoạn đường
Tầm Vu – Rạch Gòi phá hủy 3 xe cơ giới, diệt 60 tên địch, thu 60 súng các loại
(trận Tầm Vu II).
- Năm 1947, Đại đội 68 đổi thành Đoàn 1068, thành lập chi đội 22. Ngày
03/05/1947 Chi đội 22 do Ngô Hồng Giỏi chỉ huy phục kích địch trên đoạn
đường Tầm Vu – Rạch Gòi phá hủy 6 xe cơ giới, thu 3 đại liên, 2 trung liên và 2
súng cối 61 (trận Tầm Vu III). Giữa năm 1947, đội du kích, liên đội du kích
được thành lập (riêng Phụng Hiệp thành lập được trung đội Du kích quận), tỉnh
thành lập trung đội Du kích “Trục”, tháng 7/1947 liên đội du kích Phú Hữu –
Đông Phú chống càn diệt 1 tiểu đội địch.
- Đầu năm 1948, Chi đội 22 đổi tên thành trung đoàn 122, ngày
19/04/1948 trung đoàn 122 cùng lực lượng của Khu 9 phục kích địch hành quân
từ Rạch Gòi về Cần Thơ tiêu diệt 12 xe cơ giới, thu 1 pháo 105ly, 100 súng các
loại (trận Tầm Vu IV). Tháng 3/1949, trung đội “trục” phục kích diệt 1 trung
đội lính Âu Phi tại kinh xáng Cờ Trắng (Thới Đông), tháng 6/1949 tiêu diệt 3
trung đội lính “Ba Cụt” tại San Trắng, tháng 9/1949 phục kích diệt 40 tên lính
Pháp tại rạch Tầm Vu.
- Năm 1950, trung đoàn 122 chuyển về trực thuộc khu 9, trung đội trục
phân tán về các huyện. Từ 4/4/1950 đến 28/4/1950 LLVT Cần Thơ tham gia
chiến dịch Sóc Trăng do Khu 9 tổ chức, trong đợt này Du kích Long Tuyền
dùng vũ khí tự tạo tiêu diệt 104 tên địch tại Lộ Vòng Cung.
- Năm 1952, Tiểu đoàn 410 và Đại đội thủy lôi 4053 của Khu 9 được tăng
cường cho Cần Thơ, các đơn vị này đã kết hợp với du kích địa phương tổ chức
đánh nhiều trận giành thắng lợi như: Trận Rạch Nhum (2/1952) đánh chìm 1 tàu
diệt 1 trung đội địch; Trận Láng Sen (3/2/1952) đánh chìm 1 tàu, diệt 1 trung
đội lính Âu Phi; Trận Trầu Hôi (18/5/1952) đánh chìm 1 tàu, diệt 1 trung đội
địch; trận Rạch Bần (8/1952) đánh chìm 1 tàu, bị thương 2 tàu, diệt 2 tiểu đội
địch; trận Cái Sình (Xà No) ngày 20/12/1952 diệt 1 tàu và gần 1 tiểu đoàn địch;
tháng 3/1953, tiểu đoàn 410 phục kích địch tại Đường Cày, diệt 1 trung đội
địch, ngày 17/3/1953 diệt 2 tiểu đội địch tại Rạch Chanh (Giồng Giềng), tháng
6/1953 bao vây bức rút đồn Giai Xuân thu 100 súng các loại.
- Năm 1954, LLVT Cần Thơ tham gia các đợt hoạt động do Khu 9 tổ
chức, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, ngày 20/7/1954, hiệp định Giơ – ne – vơ
được ký kết.
* Kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975)
- Đấu tranh chính trị buộc địch thi hành hiệp định Giơ – ne – vơ
+ Tháng 7/1954, được Mỹ hậu thuẫn, Ngô Đình Diệm buộc chính phủ
Bảo Đại từ chức và thành lập nội các mới, Ngô Đình Diệm làm thủ tướng khiêm
Tổng trưởng Quốc phòng. Lực lượng vũ trang Cần Thơ (gần 1.000 người) tập
kết ra Bắc được biên chế vào tiểu đoàn 1, trung đoàn 2 Miền Tây Nam Bộ. Vũ
khí được phân tán cất giấu, lực lượng nhỏ LLVT ở lại bảo vệ Tỉnh ủy và lui về
tiếp quản vùng nam Cà Mau.
+ Tháng 9/1954, quân đội Sài Gòn thành lập lực lượng vũ trang mới lấy
tên “Mặt trận thống nhất toàn lực quốc gia”, bao gồm cả LLVT giáo phái: Hòa
Hảo do Lê Quang Vinh (Ba Cụt) chỉ huy, Cao Đài do Trịnh Minh Thế chỉ huy,
Bình Xuyên do Bảy Viễn chỉ huy. Đầu năm 1956, quân đội Sài Gòn mở 3 chiến
dịch tiêu diệt LLVT Giáo phái, ta đưa Vệ Quốc đoàn trà trộn vào lực lượng
Bình Xuyên để tham gia đánh quân đội Sài Gòn, tiêu biểu là trận Cây Bàng (An
Biên, 2/1956), trận Sẻo San (Sóc Trăng, 3/1956), trận Rạch Tra (Ô Môn,
7/1956). Lực lượng Hòa Hảo bị đánh mạnh một số chạy vào vùng nông thôn,
được Cách mạng cảm hóa, sau này, Tỉnh ủy Cần Thơ chủ trương tập hợp số này
lại để thành lập các tiểu đoàn: Nguyễn Trung Trực, Lê Lợi, Phan Đình Phùng,
Quang Trung, mỗi tiểu đoàn lúc đó có trên dưới 100 quân.
- Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang, tiến hành đồng khởi
+ Sau khi trấn áp được LLVT Giáo phái, để tiêu diệt lực lượng Cách
mạng còn lại ở Miền Nam, từ tháng 6/1956 đến cuối năm 1958, quân đội Sài
Gòn liên tiếp mở 4 chiến dịch: Thoại Ngọc Hầu, Trương Tấn Bửu, Mùa Thu,
Nguyễn Trãi ruồng bố, phá vỡ các cơ sở cách mạng. Ngày 10/12/1959, để chuẩn
bị cho khởi nghĩa vũ trang, Tỉnh ủy Cần Thơ thành lập Ban Quân sự do Đinh
Công Dụng là trưởng ban, sau đó thành lập đơn vị Tây Đô do Lê Văn Liễu
(Tám Vọng Cổ) chỉ huy, quân số lúc đầu có 49 người được tổ chức thành 4 đơn
vị: 1001, 1003, 1006, 1008. Đầu năm 1960, nhân dân Cần Thơ đồng khởi, trận
mở màn ngày 21/01/1960 ta phá Khu Trù mật Hỏa Lựu - Vị thanh, giải phóng
hàng ngàn dân; đơn vị Tây Đô liên tục đánh nhiều trận tiêu diệt địch như:
29/1/1960 đánh trận Bảy Ngàn diệt 1 trung đội địch, 28/3/1960 diệt đồn Vàm
Sáng; 7/3/1960 diệt đồn Ba Se, 24/3/1960 diệt chi khu Cờ Đỏ, 5/1960 diệt đồn
Vịnh Chèo, 9/5/1960 phục kích diệt 1 đại đội địch tại Xẻo Cỏ (Long Mỹ),
5/6/1960 đánh trận Ông Đưa (Thới Lai) diệt 180 tên địch, 9/7/1960 đánh trận
Chày Đạp (Phụng Hiệp) diệt 280 tên địch.
+ Ngày 6/6/1960, đơn vị Tây Đô đổi tên thành 4969, thành lập thêm đại
đội 1464 tăng cường cho huyện Châu Thành, đại đội C2010, 2012 bảo vệ Tỉnh
Ủy. Lực lượng du kích phát triển mạnh, đến cuối 1960, Cần Thơ giải phóng
được 13 xã.
- Đánh bại Chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1960 – 1964)
+ Sau phong trào Đồng khởi, Mỹ - Diệm thành lập khu Chiến thuật 33 do
sư đoàn 21 đảm nhiệm, chúng bố trí hệ thống 239 đồn bót, có 30 cố vấn Mỹ hỗ
trợ để thực hiện kế hoạch Bình Định (Stalay – Taylo). Để chống địch Bình
Định, ta phát triển mạnh lực lượng du kích, củng cố bộ đội địa phương các
huyện, các đội biệt động tích cực đánh trong lòng địch: Cuối tháng 1/1960 Trần
Hoàng Na dùng lựu đạn diệt 4 tên cố vấn Mỹ, mở đầu phong trào diệt Mỹ ở Cần
Thơ.
+ Bộ đội địa phương của tỉnh tiếp tục tổ chức đánh nhiều trận tiêu diệt
quân địch như: ngày 28/4/1961 tập kích địch ở vàm xáng Hỏa Lựu diệt 62 tên;
ngày 28/5/1961 phục kích diệt 40 tên địch tại chợ Cái Nhum (Vị Thanh); ngày
31/8/1961 trận Cái Túc (Trường Thành, Ô Môn) diệt 1 đại đội địch, sau chiến
thắng Cái Túc ta thành lập thêm đại đội 31 (gọi là C31); ngày 20/10/1961 đại
đội 31 phục kích địch tại Đông Pháp, diệt 1 trung đội địch, vũ khí thu được
thành lập đại đội 2010 (C20). Ngày 18/2/1962 đại đội 20 tiêu diệt 1 đại đội địch
tại Kinh Dậy (Trường Long, Ô Môn); ngày 25/3/1962 đại đội 20, 31 đánh trận
Chệt Thợ (Trường Long, Ô Môn) bắn rơi 3 máy bay và diệt 150 tên địch; ngày
23/9/1962 đại đội 31 diệt đồn Đức Bà (Long Mỹ), vũ khí thu được thành lập đại
đội 239 (C23), ngày 1/11/1963 đại đội 23 diệt đồn Phú Xuân (Phụng Hiệp).
Cuối năm 1963 thành lập đại đội 28 (C28). Ngày 04/02/1964, đại đội 23 diệt
đồn Thới Lai; ngày 09/3/1964 đội biệt động thị xã Cần Thơ đánh kho xăng Cái
Răng, đốt cháy 300.000 lít xăng. 24/3/1964 đại đội 23 chống càn ại Chày Đạp
diệt 255 tên địch.
+ Ngày 24/6/1964 tiểu đoàn Tây Đô được thành lập, do Bùi Quang Đơ
chỉ huy gồm: 3 đại đội bộ binh (31, 28, 23), đại đội hỏa lực trợ chiến C34, đại
đội đặc công C32, quân số 1.330 chiến sĩ. Chỉ sau 4 ngày thành lập, ngày
30/6/1964 Tiểu đoàn Tây Đô diệt đồn Ba Gừa (Trung An) và đánh thiệt hại 1
tiểu đoàn địch ứng cứu mở màn cho truyền thống đánh thắng trận đầu và những
trận tiếp theo như: ngày 25/7/1964 diệt 1 đại đội địch tại Thạnh Hòa, ngày
12/8/1964 diệt 2 trung đội địch tại Xẻo Môn, ngày 18/8/1964 phục kích diệt 300
tên địch tại Lái Hiếu (Phụng Hiệp), ngày 9/1/1965 diệt đồn Bình An (Trường
Lạc, Ô Môn), ngày 26/1/1965 diệt đồn Bốn Ngàn, ngày 21/2/1965 diệt đồn Mã
Tiền (Định Môn, Ô Môn), ngày 25/5/1965 diệt đồn kinh C (Vĩnh Thạnh), ngày
6/8/1965 tại Áng Khám (Ông Hào) đánh tiêu diệt tiểu đoàn, thiệt hại nặng 1
trung đoàn, diệt 898 tên, bắn cháy 1 B57 của địch. Tiểu đoàn Tây Đô ra đời với
những trận đánh xuất quỉ nhập thần đã tạo sự thay đổi tương quan lực lượng.
- Đánh bại Chiến lược Chiến tranh cục bộ và tổng tiến công xuân Mậu
Thân (7/1965 – 12/1968)
+ Giữa năm 1965, quân Mỹ đổ quân vào Miền Nam thực hiện 2 gọng
kìm: Bình Định và Tìm diệt. LLVT tỉnh kiên cường chiến đấu, tiểu đoàn Tây
Đô đã có nhiều trận đánh tiêu diệt lớn quân địch như: 27/8/1965 diệt 502 tên
địch ở Hòa Hưng (Giồng Riềng); 27/9/1965 diệt đồn Vàm Xáng (Nhơn Nghĩa);
13/10/1965 đánh tiêu diệt Tiểu đoàn 44 địch tại kinh xáng Thị Đội (Thới Lai);
22/12/1965 diệt 309 tên địch tại Vịnh Chùa (Long Mỹ); từ 20/5 đến 23/5/1966
tiểu đoàn Tây Đô mở đợt hoạt động về địa bàn Thốt Nốt, Tân Hiệp diệt 155 tên
địch. Phong trào diệt đồn cũng được phát động, riêng trong năm 1966, 1967 tiểu
đoàn Tây Đô đã diệt được nhiều đồn lớn của địch như: Cái Nai (Châu Thành),
Sáu Thước (Một Ngàn), Rạch Nhum (Ô Môn), Cai Cẩm (Ô Môn), Kinh Chợ
(Phong Điền), Tô Ma (Long Mỹ)… trong 3 năm LLVT Cần Thơ đã loại khỏi
vòng chiến đấu 35.000 tên địch, thu 78.000 súng, gỡ 78 đồn bót, bắn rơi phá
hủy 551 máy bay, giải phóng thêm 8 xã, 379 ấp, 35.000 dân.
+ Để chuẩn bị cho tổng tiến công Mậu Thân, cuối năm 1967, Tiểu Đoàn
Tây Đô II và một số đơn vị biệt động được thành lập. Thực hiện lệnh tổng tấn
công, đêm mùng 1 tết, Biệt động thành phố và tiểu đoàn Tây Đô 1 tiến công từ
lộ Vòng Cung vào khu vực đường Tạ Thu Thâu (Mậu Thân ngày nay), Tự Đức
(Lý Tự Trọng ngày nay) đánh chiếm trại Phan Bội Châu (căn cứ Liên đoàn 67),
chợ Cả Đài, Bộ tư lệnh vùng IV địch. Tiểu đoàn Tây Đô II đánh vào thị xã Vị
Thanh (tỉnh Chương Thiện), lực lượng bộ đội địa phương các huyện đánh vào
trung tâm huyện lỵ… kết thúc đợt 1 ta loại khỏi vòng chiến đấu 2.949 tên địch,
diệt 100 đồn bót, giải phóng 10 xã. Ngày 5/5 đến 16/6/1968 ta tiếp tục mở đợt 2
tiến công địch ở chi khu Ô Môn, sân bay Lộ Tẻ… đặc biệt tại Ông Cửu
(Thường Thạnh, Cái Răng) từ ngày 07/6 đến 10/6/1968 tiểu đoàn Tây Đô I tiêu
diệt 2 tiểu đoàn địch với 500 tên.
- Đánh bại Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, giải phóng Cần Thơ
(1969 – 1975)
+ Năm 1969, để thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, ở Cần
Thơ, Mỹ - Thiệu lập hơn 30 đoàn “Bình định”, mỗi đoàn có khoảng 59 quân,
toàn tỉnh số đồn bót địch tăng lên 773, số phòng vệ, dân vệ tăng lên gấp rưỡi;
trọng điểm là tuyến Vòng Cung, Long Mỹ, Phụng Hiệp, đồng thời chúng tăng
cường gôm quân bắt lính (tuổi quân dịch từ kéo từ 17 – 45). Về ta, sau Mậu
Thân, lực lượng ta bị tổn thất lớn, tiểu đoàn Tây Đô còn không quá 150 quân,
bộ đội địa phương huyện còn không quá 40 quân, huyện Thốt Nốt trở thành
vùng trắng, du kích ở ấp, xã không còn, Cần Thơ mất 20 xã Giải phóng. Trước
tình trên, Tỉnh ủy chủ trương xây dựng lại lực lượng, kiên quyết giữ các căn cứ
“lõm” như Ngã cạy, Ngã Cái, Bà Mụ, Láng Hầm, căn cứ Tỉnh ủy ở ngã tư Cây
Dương… tập trung chống địch càn quét, đồng thời tăng cường hoạt động đánh
phá địch ở nội thành tiêu biểu có Nguyễn Việt Hồng dùng mìn đánh cư xá
Mỹ… Đầu năm 1970, lực lượng vũ trang dần được khôi phục và bước vào chiến
đấu: Tiểu đoàn Tây Đô I mở mảng diệt 6 đồn bót địch. Đại đội H37 tập kích
cối, ĐKZ vào hậu cứ địch gây nhiều thiệt hại cho chúng. Phong trào đấu tranh
chống bắt lính của học sinh, sinh viên diễn ra rầm rộ. Các cuộc chiến đấu bảo vệ
căn cứ diễn ra ác liệt.
+ Năm 1972, ta mở các đợt phản công địch: ngày 07/4/1972 tiểu đoàn
Tây Đô diệt yếu khu Quang Phong (Phương Bình, Phụng Hiệp), đại đội Đặc
công thủy H40 do đồng chí Chiêm Thành Tấn chỉ huy đánh sập cầu Cái Răng.
Ngày 21/8/1972 tiểu đoàn Tây Đô III được thành lập, ngay sau đó 1 ngày đơn vị
diệt đồn Số 1 (Vị Thắng, Vị Thủy). Với phương châm 2 chân, 3 mũi, đến cuối
năm 1972 ta đã diệt gần 100 đồn bót địch, thu gần 1.000 súng, mở mảng giải
phóng nhiều xã.
+ Năm 1973, sau hiệp định Pari, địch mở chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”
với mục tiêu chiếm 65% đất, kiểm soát 95% dân số. Ở Cần Thơ địch tập trung
có lúc lên đến 75 lượt tiểu đoàn đánh phá vùng Long Mỹ, Vị Thanh, Phụng
Hiệp, các đơn vị LLVT đã chiến đấu kiên cường, đánh bại các đợt hành quân
càn quét của địch, giải phóng thêm 30 xã với 30 vạn dân, lực lượng địch ở ấp,
xã hầu như bị tan rã.
+ Năm 1974, địch lui về phòng thủ các chi khu, tiểu khu. Lực lượng ta
ngày càng phát triển, tổ chức những trận đánh tiêu hao lớn quân địch như: ngày
08/12/1974 tiểu đoàn Tây Đô I diệt chi khu Một Ngàn; ngày 13/3/1975 diệt
phân chi khu Trầu Hôi, ngày 23/3/1975 tập kích diệt gọn 1 tiểu đoàn địch tại
Đồng Hòa (Thạnh Xuân, Châu Thành A); địa phương quân Long Mỹ diệt chi
khu Mười Bốn Ngàn, địa phương quân Phụng Hiệp diệt Hậu cứ 885.
+ Năm 1975, sau khi thất thủ Tây Nguyên, địch lùi về phòng thủ với 3
phòng tuyến: Vòng I: vùng Phụng Hiệp, Châu Thành A, Ô Môn; vòng II: tuyến
Vòng Cung; vòng III: tuyến đường Nguyễn Viết Thanh (đường 3/2 ngày nay).
17 giờ ngày 26/4/1975, LLVT Cần Thơ gồm tiểu đoàn Tây Đô I, II, III, lực
lượng Biệt động thành cùng các đơn vị Quân khu 9 đồng loạt tiến công vào
trung tâm thành phố Cần Thơ, ngày 28/4/1975 các cánh quân của ta đến lộ
Vòng Cung, 12.00 ngày 30/4/1975 lực lượng nội thành đánh chiếm khám lớn
Cần Thơ giải thoát 6.000 tù chính trị, 14.00 ngày 30/4/1975 đánh chiếm Đài
phát thanh, 16.30 tiểu đoàn Tây Đô I đến Đài phát thanh, chiếm Bộ Tư lệnh
vùng IV (Bảo tàng QK9 ngày nay) và dinh Tỉnh trưởng Cần Thơ. Cùng tời điểm
này, Tiểu đoàn Tây Đô II đánh chiếm huyện lỵ Châu Thành; lực lượng Quân
khu 9 có trung đoàn 20 đánh chiếm sân bay Trà Nóc, trung đoàn 10 đánh chiếm
sân bay Lộ tẻ, trung đoàn 6 tiến công chi khu Phong Điền. Thành phố Cần Thơ
hoàn toàn giải phóng, 8.00 ngày 01/5/1975 ta giải phóng tỉnh Chương Thiện (thị
xã Vị Thanh), Phụng Hiệp, Long Mỹ, Thốt Nốt.
2. Truyền thống Lực lượng vũ trang Cần Thơ
a. Thành tích
- Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp đã loại khỏi vòng chiến đấu
58.968 tên địch, gần 300 tên Pháp; thu 3.982 súng các loại; tiêu diệt 350 đồn
bốt, căn cứ quân sự các loại; bắn chìm, cháy 32 tàu; bắn rơi 02 máy bay; bắn
cháy và hỏng 85 xe quân sự.
- Trong 21 năm chống Mỹ cứu nước LLVT Cần Thơ đã loại khỏi vòng
chiến đấu 129.229 tên địch, gần 500 tên Mỹ; thu 8.440 súng các loại; tiêu diệt
817 đồn bốt, căn cứ quân sự các loại trong đó có hai chi khu, một yếu khu; bắn
rơi và phá hủy 385 máy bay; bắn cháy 68 tàu, bằn chìm 12 tàu địch; bắn cháy và
hỏng 150 xe quân sự trong đó có 57 xe M113; cung cấp 6.517 con em Cần Thơ
chiến đấu cho các đơn vị cấp trên.
- Có 20.054 cán bộ chiến sĩ hy sinh trong tỉnh, 1.203 liệt sỹ hy sinh ngoài
tỉnh; 7.725 thương binh, 731 bà mẹ Việt Nam Anh hùng.
- Khen thưởng: Huân chương Sao Vàng; 43 tập thể và 34 cá nhân được
tuyên dương anh hùng LLVT nhân dân.
b. Truyền thống
- Trung thành với Đảng.
- Đoàn kết quân dân.
- Tự lực tự cường.
- Anh dũng quyết thắng.
3. Nghệ thuật quân sự Lực lượng vũ trang Cần Thơ giai đoạn từ năm
1954 đến năm 1975
- Đảng vì dân, dân tin Đảng và Bác Hồ, nắm vững đường lối chính trị,
đường lối chiến tranh nhân dân và phương châm cách mạng, vận dụng sáng tạo
và phù hợp với thực tế chiến trường, đẩy mạnh phong trào toàn dân đánh giặc.
- Quán triệt quan điểm bạo lực cách mạng và tư tưởng cách mạng tiến
công, vận dụng sáng tạo sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân góp phần
đánh thắng chiến tranh xâm lược.
- Xây dựng lực lực lượng cách mạng tổng hợp là nhân tố quan trọng để
đánh thắng chiến tranh xâm lược của địch.
- Xây dựng Hậu phương, căn cứ cách mạng là nền tảng của cuộc chiến
tranh nhân dân.
- Xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh toàn diện là nhân tố quyết
định thắng lợi của chiến tranh.
III. PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG
QUÂN KHU 9 VÀ CẦN THƠ
1. Trách nhiệm của công dân
- Nhận thức
+ Nhận thức đầy đủ lịch sử ra đời và phát triển của LLVT Quân khu 9,
thành phố Cần Thơ là quá trình gắn liền với lịch sử đấu tranh đánh đuổi ngoại
xâm, giành độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử, từ
đó tự hào, trân trọng, giữ gìn, phát huy truyền thống.
+ LLVT Quân khu 9 và thành phố Cần Thơ là một bộ phận của LLVT
nhân dân Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; được
Đảng, Hồ Chủ Tịch tổ chức, xây dựng, rèn luyện trong 2 cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc; LLVT Quân khu 9 và thành phố Cần Thơ
mang bản chất của quân đội cách mạng, thành tích của LLVT Quân khu 9 và
thành phố Cần Thơ góp phần tạo nên truyền thống của Quân đội nhân dân Việt
Nam: Trung với Đảng, hiếu với Dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự
do của tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn
nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Do đặc điểm điều kiện vị trí địa
lý, truyền thống LLVT Quân khu 9 và thành phố Cần Thơ có những nét đặc sắc
riêng, tạo nên nghệ thuật quân sự Việt Nam độc đáo, phong phú.
+ Cuộc chiến đấu của quân và dân miền Tây Nam bộ trong 2 cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ là cuộc chiến tranh cách mạng, chính nghĩa, tự
vệ, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng giai cấp công nhân, cuộc chiến tranh nhân
dân, toàn dân, toàn diện; cuộc chiến tranh chống xâm lược, cuộc chiến tranh vì
hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
- Hành động
+ Từ nhận thức đầy đủ, hiểu biết sâu sắc truyền thống quê hương, là công
dân Việt Nam cần tích cực tuyên truyền để làm cho mọi người ngày càng hiểu
biết nhiều hơn nữa truyền thống ấy từ đó tự hào phát huy trong công cuộc xây
dựng đất nước, đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân đối với nhiệm
vụ bảo vệ Tổ quốc, tích cực tham gia xây dựng nền Quốc phòng toàn dân, góp
phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN.
+ Cần đấu tranh phản bác những luận điệu xuyên tạc lịch sử của các thế
lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam.
2. Trách nhiệm của học sinh
- Tích cực học tập, nắm vững kiến thức lịch sử, truyền thống chiến đấu
anh dũng của Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung, LLVT Quân khu 9 và
thành phố Cần Thơ nói riêng, từ đó trân trọng những hy sinh của các thế hệ cha
anh đã đổ máu xương vì độc lập, tự do của dân tộc.
- Tích cực tuyên truyền lịch sử, truyền thống tốt đẹp của Quân đội, LLVT
Quân khu 9 và thành phố Cần Thơ, làm cho mọi người hiểu biết sâu sắc từ đó
phát huy kế thừa truyền thống, tích cực học tập, xây dựng đất nước.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quân sự của thanh niên theo qui định
của pháp luật, góp phần xây dựng Quân đội, bảo vệ Tổ quốc.

- Hết -

You might also like