PPNCKH BT Tuần 9

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA TÂM LÝ HỌC



TÊN ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG RỐI LOẠN GIẤC NGỦ CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

Mã học phần: PSYC170403

Khoa: Tâm lý học

Lớp học phần: PSYC100503

Nhóm: Phở Bò

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Diễm My

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 12 năm 2021


Danh sách thành viên

1. Huỳnh Mẫn Nhật – 46.01.611.079 (Trưởng nhóm)


2. Đinh Nhật Thiên Thanh – 46.01.611.110 (Thư ký)
3. Hồ Ngọc Quỳnh Nhi – 46.01.611.083
4. Nguyễn Ngọc Hương – 46.01.611.042
5. Nguyễn Hoàng Bình Minh – 46.01.611.063
6. Phạm Văn Huy – 46.01.611.043
7. Nguyễn Ngọc Hương – 46.01.611.042
8. Chu Nguyễn Yến Trang – 46.01.611.133
9. Nguyễn Xuân Ân – 46.01.611.002
Mục lục

1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................................5

2. Mục đích nghiên cứu....................................................................................................6

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.............................................................................6

3.1. Khách thể nghiên cứu:............................................................................................. 6

3.2. Đối tượng nghiên cứu:............................................................................................. 7

4. Giả thuyết nghiên cứu..................................................................................................7

5. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................................7

5.1. Cơ sở lý luận............................................................................................................ 7

5.2. Kết quả nghiên cứu.................................................................................................. 7

6. Giới hạn nghiên cứu......................................................................................................8

7. Phương pháp nghiên cứu:............................................................................................8

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.............................................................................. 8

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn........................................................................... 9

7.2.1 Điều tra bằng bảng hỏi......................................................................................9


7.2.2 Phỏng vấn sâu...................................................................................................9

7.2.3 Phương pháp thống kê toán học........................................................................9

8. Tài liệu tham khảo......................................................................................................11


1. Lý do chọn đề tài

Giấc ngủ ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con người.
Giới trẻ, đặc biệt là bộ phận sinh viên hiện nay có những thói quen sinh hoạt chưa hợp lí
dẫn đến những rối loạn giấc ngủ như ngủ ít, chất lượng giấc ngủ kém, thường xuyên buồn
ngủ,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và xã hội nói
chung. So với những rối loạn khác thì nghiên cứu về rối loạn giấc ngủ đặc biệt là rối loạn
giấc ngủ trong đối tượng sinh viên vẫn còn là một chủ đề nghiên cứu mới mẻ tại Việt
Nam.

Nghiên cứu về rối loạn giấc ngủ chỉ ra rằng “Giấc ngủ có vai trò to lớn trong việc
phục hồi các chức năng sống trong cơ thể sau 1 ngày làm việc dài, mỗi người trung bình
giành 1/3 thời gian trong suốt cuộc đời cho việc ngủ. Khi cắt ngang tại 1 thời điểm bất kì,
có tới 50% số người lớn bị ảnh hưởng bởi một hoặc một vài vấn đề về giấc ngủ.” Một
nghiên cứu về mối quan hệ giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh đến chứng rối
loạn giấc ngủ ở học sinh trung học phổ thông và sinh viên chỉ ra rằng chất lượng giấc ngủ
không tốt ở giới trẻ không chỉ thể hiện ở một số quốc gia nhất định nhưng nó đã trở thành
thực trạng chung của các quốc gia trên thế giới. “Khảo sát cắt ngang tại 2 trường đại học
tại Hoa Kỳ của tác giả Afandi O., kết quả cho thấy có tới 67,2% sinh viên có chất lượng
giấc ngủ không tốt [1], một nghiên cứu khác cũng tại Hoa Kỳ cũng cho con số tương tự
với 58,7% sinh viên có chất lượng giấc ngủ không tốt [7]. Một nghiên cứu ở sinh viên
Ethiopia cũng cho thấy hơn một nửa sinh viên có chất lượng giấc ngủ không tốt (55,8%).”

Một nghiên cứu trên đối tượng sinh viên đại học thu thập trên mẫu gồm 105 nam
và 185 nữ tự nguyện tham gia nghiên cứu. Người ta thấy rằng 67% sinh viên thực sự bị
rối loạn giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ kém. Điều này tương quan với hai nghiên cứu
được thực hiện ở Đài Loan và Mỹ, cho thấy hầu hết sinh viên đại học bị rối loạn giấc ngủ.
Tuy nhiên, các yếu tố được chọn không có ý nghĩa thiết lập mối liên hệ dẫn đến chất
lượng giấc ngủ kém (Taylor, 2004; Buboltz, 2001). Cùng với đó, “Chất lượng giấc ngủ”
là một cấu trúc lâm sàng quan trọng vì hai lý do chính. Thứ nhất, phàn nàn về chất lượng
giấc ngủ là phổ biến; các cuộc điều tra dịch tễ học chỉ ra rằng 15-35% dân số trưởng
thành phàn nàn về sự xáo trộn chất lượng giấc ngủ thường xuyên, chẳng hạn như khó đi
vào giấc ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ.(Karacan et al., 1976, 1983; Bixler et al., 1979;
Lugaresi et al., 1983; Welstein et al., 1983; Mellinger et al., 1985).

Từ những nghiên cứu trên, nhóm nhận thấy được sự cấp thiết về việc nghiên cứu
về thực trạng rối loạn giấc ngủ ở sinh viên. Nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn đến chứng loạn
giấc ngủ ở sinh viên, tỉ lệ người mắc chứng rối loạn giấc ngủ trong bộ phận sinh viên, từ
đó giúp sinh viên có cái nhìn đúng đắn hơn về giấc ngủ, tầm quan trọng của chất lượng
giấc ngủ và ý thức bảo vệ sức khỏe thể chất, tinh thần từ giấc ngủ đem lại. Trên cơ sở đó,
đề tài “Thực trạng rối loạn giấc ngủ của sinh viên trường đại học Sư phạm thành phố Hồ
Chí Minh” được thành lập.

2. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng rối loạn giấc ngủ của sinh viên, cụ thể là sinh viên trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu:

Sinh viên trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:

Thực trạng rối loạn giấc ngủ ở sinh viên.

4. Giả thuyết nghiên cứu

Hơn một nửa sinh viên gặp tình trạng rối loạn giấc ngủ ở các dạng: Mất ngủ, ngủ rũ.

Đa số sinh viên bị rối loạn giấc ngủ ở các dạng: Mất ngủ, ngũ rũ, rối loạn giấc ngủ nhịp
sinh học có liên quan tới sử dụng chất/thuốc hoặc sử dụng thiết bị công nghệ điện tử.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận

Các nghiên cứu tương quan: Sleep Quality Among University Student: Evaluating the
Impact of Smoking, Social Media Use, and Energy Drink Consumption on Sleep Quality
and Anxiety - Inquiries Journal; Đặc điểm lâm sàng rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân rối
loạn cơ thể hóa; Mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và rối loạn
giấc ngủ, rối loạn tâm lý ở học sinh trung học sinh trung học phổ thông và sinh viên;
Nhận thức về chất lượng giấc ngủ của sinh viên điều dưỡng.

5.2. Kết quả nghiên cứu

Với mục đích nghiên cứu được xác định như trên, đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau
đây:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến đề tài bao gồm: giấc ngủ, rối loạn giấc ngủ, sinh
viên, rối loạn giấc ngủ của sinh viên.

Khảo sát thực trạng rối loạn giấc ngủ của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh, từ đó xác định nguyên nhân và mức độ rối loạn giấc ngủ.

6. Giới hạn nghiên cứu

- Giới hạn về khách thể nghiên cứu: Đề tài tiến hành khảo sát trên sinh viên trường Đại
học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1 đến năm 4.

- Giới hạn về nội dung nghiên cứu:

- Thời gian thực hiện nghiên cứu: Từ ngày đến.

- Không gian nghiên cứu: Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

- Nội dung nghiên cứu: Đề tài dựa trên các chuẩn đoán về Rối loạn giấc ngủ theo DSM-V.

7. Phương pháp nghiên cứu:

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Người nghiên cứu tham khảo những tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan đến đề
tài, chọn lọc và khái quát hóa, hệ thống hóa lý thuyết để xây dựng cơ sở lý luận cho vấn
đề và định hướng nghiên cứu thực tiễn.
Phương pháp này diễn ra theo các giai đoạn như phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái
quát hóa những lý thuyết cũng như những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và
ngoài nước trên cơ sở các công trình đã được công bố, sách báo… nhằm mục đích lựa
chọn những khái niệm và công cụ nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài và định
hướng nghiên cứu thực tiễn.

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Điều tra bằng bảng hỏi

Đề tài sử dụng thang đo chất lượng giấc ngủ Pittsburgh đã được chọn lọc dựa trên mục
đích nghiên cứu. Sau đó thu thập dữ liệu thông qua câu trả lời được ghi nhận từ phiếu hỏi
đã được hoàn thành bởi mẫu khách thể nghiên cứu.

Thang đo được chuyển ngữ qua các giai đoạn:

- Dịch xuôi
- Dịch ngược
- Đánh giá sơ bộ
- Đánh giá nội dung

7.2.2 Phỏng vấn sâu

Để bổ trợ cho phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, người nghiên cứu sẽ tiến hành phỏng
vấn sâu một số khách thể bằng những câu hỏi gợi mở từ nội dung phiếu hỏi nhằm khai
thác sâu những thông tin có giá trị và minh họa, bổ sung những dẫn chứng cụ thể cho dữ
liệu thu được từ phương pháp trên.
7.2.3 Phương pháp thống kê toán học

Phần mềm SPSS 23.0 và Microsoft Excel 2016 sẽ được sử dụng để xử lý những dữ liệu
thu thập được tự phiếu hỏi, nhằm hỗ trợ đưa ra những kết luận phù hợp trên bình diện
thống kê. Phương pháp này sử dụng một số phương pháp Toán học để làm rõ một số đại
lượng cần được xem xét trong nghiên cứu như: điểm trung bình, tỉ lệ phần trăm, hệ số
tương quan,…
8. Tài liệu tham khảo

1. Afandi, O., et al. (2013). Sleep Quality Among University Student: Evaluting the
Impact of Smoking, Social Media Use, and Energy Drink Consumption on Sleep
Quality and Anxiety. Inquiries Jounal, 5(06), 1-3. Sleep Quality Among University
Students: Evaluating the Impact of Smoking, Social Media Use, and Energy Drink
Consumption on Sleep Quality and Anxiety - Inquiries Journal
2. Bùi Thanh Tùng, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Thanh Tuấn. (2021). Đặc điểm lâm
sàng rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân rối loạn cơ thể hóa. Tạp chí y học Việt Nam,
506(01), 205-209. Truy xuất ngày 20/8/2021, (2) (PDF) Đặc Điểm Lâm Sàng Rối
Loạn Giấc Ngủ Ở Bệnh Nhân Rối Loạn Cơ Thể Hoá | Bùi Thanh Tùng -
Academia.edu
3. Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Phúc Thành Nhân, Nguyễn Thị Thúy Hằng. (2017).
Mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và rối loạn giấc ngủ, rối
loạn tâm lý ở học sinh trung học phổ thông và sinh viên. Tạp chí Y Dược học –
Trường Đại học Y Dược Huế, 7(04), 125-230. Doi:10.34071/jmp.2017.4.19.
4. Nguyễn Thị Bích Trâm. (2020). Nhận thức về chất lượng giấc ngủ của sinh viên
điều dưỡng. Tạp chí Khoa học & Công nghệ Đai học Duy Tân, 6(43), 86-94. Truy
xuất ngày 17/12/2020, Pressure-induced modification of lattice-orbital coupling
and magnetic state of La0 (duytan.edu.vn)

You might also like