Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 31

ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH

Đại số tuyến tính 1 / 31


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

4.2. Chéo hóa ma trận:


4.2.1 Trị riêng và vectơ riêng:
a. Định nghĩa: Cho f là phép biến đổi tuyến tính trên không gian vectơ
E trên K. Số λ được gọi là giá trị riêng của f nếu tồn tại một vectơ
x ∈ E , x 6= OE sao cho f (x) = λx. Vectơ x khi đó được gọi là vectơ riêng
ứng với giá trị riêng λ.
b. Tính chất:
Nếu x là vectơ riêng nào đó cho trước ứng với giá trị riêng λ thì λ là
duy nhất.
Nếu x là vectơ riêng nào đó cho trước ứng với giá trị riêng λ thì
vectơ αx, α ∈ R, α 6= 0 cũng là vectơ riêng ứng với giá trị riêng λ đó.

Đại số tuyến tính 2 / 31


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

Nhận xét:
+ Với mỗi giá trị riêng λ có vô số các vectơ riêng ứng với nó nhưng với
mỗi vectơ khác phần tử không của không gian vectơ E chỉ ứng với (nếu
có) một giá trị riêng duy nhất.
+ Cho E là không gian vectơ n chiều. Gọi A là ma trận của phép biến
đổi tuyến tính f trên E đối với cơ sở (e). Giả sử x là vectơ riêng ứng với
giá trị riêng λ và X = [x]/(e) . Khi đó

f (x) = λx
⇔ A · X = λX
⇔ (A − λI )X = On×1

Đại số tuyến tính 3 / 31


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

Cụ thể, nếu tọa độ của x đối với (e) là X = (α1 , α2 , . . . , αn )T và


A = (aij )n thì phương trình (A − λI )X = On×1 được viết lại như sau:
    
a11 − λ a12 ... a1n α1 0
22 − λ
 a21 a ... a2n   α2   0 
   =  .
 ··· ··· ··· · · ·  · · · · · ·
an1 an2 . . . ann − λ αn 0

Đại số tuyến tính 4 / 31


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

4.2.2 Đa thức đặc trưng - Cách tìm vectơ riêng:


a. Định nghĩa: Đa thức

a11 − λ a12 ... a1n

22 − λ
a21 a ... a2n
PA (λ) = det(A − λI ) =
··· ··· ··· · · ·
an1 an2 . . . ann − λ

được gọi là đa thức đặc trưng của ma trận A.


Phương trình PA (λ) = 0 được gọi là phương trình đặc trưng của A.
Giả sử λ0 là nghiệm của PA (λ) = 0. Khi đó số lần nhân tử (λ - λ0 ) xuất
hiện trong PA (λ) được gọi là bội đại số của λ0 .
Ví dụ: Cho A là ma trận vuông cấp hai. Chứng tỏ rằng
det(A − λI ) = λ2 − tr(A)λ + det(A), trong đó tr(A) (vết của A) là tổng
các phần tử của đường chéo chính của A.

Đại số tuyến tính 5 / 31


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

b. Các định lý:


Định lý 1: Cho E là không gian vectơ n chiều trên K. Gọi A là ma trận
của phép biến đổi tuyến tính f trên E đối với một cơ sở nào đó. Khi đó
λ là giá trị riêng của f khi và chỉ khi det(A − λI ) = 0.
Vectơ x 6= OE là vectơ riêng ứng với giá trị riêng λ khi và chỉ khi tọa
độ X của nó là nghiệm không tầm thường của hệ phương trình tuyến
tính thuần nhất sau:
(A − λI )X = On×1 .

Nhận xét: Nếu ta xét E là không gian vectơ n chiều trên K = C thì tập
nghiệm của det(A − λI ) = 0 luôn khác rỗng.

Đại số tuyến tính 6 / 31


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

Định lý 2: Nếu A và B là ma trận của ánh xạ tuyến tính f trên không


gian vectơ n chiều E trên K tương ứng theo hai cơ sở (e) và (e 0 ) thì

det(A − λI ) = det(B − λI ), với mọi λ ∈ K.

Nhận xét: Các giá trị riêng của của phép biến đổi tuyến tính f trên
không gian vectơ n chiều E trên K không phụ thuộc vào cơ sở của E .

Đại số tuyến tính 7 / 31


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

Cách tìm giá trị riêng và vectơ riêng của phép biến đổi tuyến tính f
Bước 1 Tìm ma trận A của f theo một cơ sở nào đó của E .
Bước 2 Tìm đa thức đặc trưng det(A − λI ).
Bước 3 Giải phương trình det(A − λI ) = 0 trên K. Các nghiệm của
phương trình này (nếu có) là các giá trị riêng cần tìm.
Bước 4 Để tìm các vectơ riêng x ứng với một giá trị riêng λ0 nào đó ta
giải hệ phương trình thuần nhất (A − λ0 I )X = On×1 trên K với
X = [x]/E . Để ý rằng hệ này luôn có vô số nghiệm nên vectơ riêng thường
được tìm dưới dạng nghiệm tổng quát.

Đại số tuyến tính 8 / 31


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

Chú ý Hệ phương trình thuần nhất (A − λI )X = On×1 với


X = (α1 , α2 , . . . , αn )T được viết dưới dạng tường minh là:



 (a11 − λ)α1 + a12 α2 + . . . + a1n αn = 0

a α + (a − λ)α + . . . + a α = 0
21 1 22 2 2n n


 ····································

a α + a α + . . . + (a − λ)α = 0
n1 1 n2 2 nn n

Ví dụ Tìm giá trị riêng và vectơ riêng của phép biến đổi tuyến tính f
trên R3 , biết rằng đối với cơ sở chính tắc của R3 ma trận của f là:
 
1 2 −2
A = 1 0 3 
1 3 0

Đại số tuyến tính 9 / 31


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

Giải:

1 − λ 2 −2

det(A − λI ) = 1 −λ 3
1 3 −λ

1+1 −λ 3 1+2 1 3

= (1 − λ)(−1) 3 −λ + 2(−1) 1 −λ

1 −λ
+ (−2)(−1)1+3
1 3
= (1 − λ)(λ2 − 9) − 2(−λ − 3) − 2(3 + λ)
= (1 − λ)(λ − 3)(λ + 3).

Giải phương trình đặc trưng det(A − λI ) = 0 ta thu được 3 giá trị riêng
phân biệt của A là -3, 1 và 3.

Đại số tuyến tính 10 / 31


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

Gọi x = (x1 , x2 , x3 ) 6= OR3 là vectơ riêng ứng với giá trị riêng λ. Khi đó
x là nghiệm không tầm thường của hệ phương trình sau:

(1 − λ)x1 + 2x2 − 2x3 = 0

x1 − λx2 + 3x3 =0 (1)

x1 + 3x2 − λx3 =0


4x1 + 2x2 − 2x3 = 0

+ Với λ = −3 thì (1) ⇔ x1 + 3x2 + 3x3 =0

x1 + 3x2 + 3x3 =0

Giải hệ phương trình này ta được nghiệm tổng quát của nó là:
(6α, −7α, 5α). Do đó vectơ riêng ứng với giá trị riêng λ = −3 có tọa độ
với cơ sở chính tắc của R3 là (6α, −7α, 5α) với α tùy ý khác 0.

Đại số tuyến tính 11 / 31


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

0x1 + 2x2 − 2x3 = 0

+ Với λ = 1 thì (1) ⇔ x1 − x2 + 3x3 =0

x1 + 3x2 − x3 =0

Giải hệ phương trình này ta được nghiệm tổng quát của nó là:
(−2α, α, α). Do đó vectơ riêng ứng với giá trị riêng λ = 1 có tọa độ với cơ
sở chính tắc của R3 là (−2α,
 α, α) với α tùy ý khác 0.
−2x1 + 2x2 − 2x3 = 0

+ Với λ = 3 thì (1) ⇔ x1 − 3x2 + 3x3 =0

x1 + 3x2 − 3x3 =0

Giải hệ phương trình này ta được nghiệm tổng quát của nó là: (0, α, α).
Do đó vectơ riêng ứng với giá trị riêng λ = 1 có tọa độ với cơ sở chính tắc
của R3 là (0, α, α) với α tùy ý khác 0.

Đại số tuyến tính 12 / 31


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

Định nghĩa Cho A là ma trận vuông cấp n của ánh xạ tuyến tính
f : E → E đối với cơ sở nào đó. Nếu λ là một giá trị riêng của A thì
Tập tất cả các nghiệm X làm cho (A − λI )X = On×1 được kí hiệu là
Eλ và được gọi là không gian con riêng ứng với λ.
Số chiều của Eλ được gọi là bội hình học của λ.
Nếu A có một giá trị riêng λ sao cho bội hình học của λ nhỏ hơn bội
đại số của λ thì A được gọi là ma trận khuyết.
Ví dụ 2 Xác định bội đại số và bội hình học của các giá trị riêng của
phép biến đổi tuyến tính f trên R3 , biết rằng ma trận của f đối với một cơ
sở nào đó là:  
1 −4 −8
A = −4 7 −4
−8 −4 1

Đại số tuyến tính 13 / 31


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

Giải:

1 − λ −4 −8 1 − λ −4 −8

det(A − λI ) = −4 7 − λ −4 = −4 7−λ −4
−8 −4 1 − λ 0 2λ − 18 9 − λ

1 − λ −4 −8

= (λ − 9) −4 7 − λ −4
0 2 −1

1 − λ −20 −8
= (λ − 9) −4 −1 − λ −4 = −(λ − 9)2 (λ + 9).


0 0 −1

Giải phương trình đặc trưng det(A − λI ) = 0 ta thu được 2 giá trị riêng
phân biệt của A là - 9 và 9. Vậy bội đại số của -9 là 1 và bội đại số của 9
là 2.

Đại số tuyến tính 14 / 31


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

Gọi x = (x1 , x2 , x3 ) 6= OR3 là vectơ riêng ứng với giá trị riêng λ. Khi đó
x là nghiệm không tầm thường của hệ phương trình sau:

(1 − λ)x1 − 4x2 − 8x3
 =0
−4x1 + (7 − λ)x2 − 4x3 = 0 (2)

−8x1 − 4x2 + (1 − λ)x3 = 0


10x1 − 4x2 − 8x3
 =0
+ Với λ = −9 thì (2) ⇔ −4x1 + 16x2 − 4x3 = 0

−8x1 − 4x2 + 10x3 = 0

Giải hệ phương trình này ta được nghiệm


tổng quát của nó là:
(2α, α, 2α). Do đó E−9 = {(2α, α, 2α) α ∈ R} có một cơ sở là:
{(2, 1, 2)} ⇒ dimE−9 = 1 và bội hình học của -9 là 1.

Đại số tuyến tính 15 / 31


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

−8x1 − 4x2 − 8x3 = 0

+ Với λ = 9 thì (2) ⇔ −4x1 − 2x2 − 4x3 = 0

−8x1 − 4x2 − 8x3 = 0

Giải hệ phương trình này ta được nghiệm tổng quát


của nó là:
(α; −2α − 2β; β). Do đó E9 = {(α; −2α − 2β; β) α, β ∈ R} có một cơ
sở là:
{(1, −2, 0); (0, −2, 1)}
⇒ dimE9 = 2 và bội hình học của 9 là 2.

Đại số tuyến tính 16 / 31


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

Định lý 3 Cho A là ma trận vuông cấp n và λ là một giá trị riêng của
A. Khi đó
λk là giá trị riêng của Ak , k = 2, 3, . . .
Nếu A là ma trận không suy biến thì 1/λ là giá trị riêng của A−1 .
Nếu α ∈ R tùy ý thì λ + α là giá trị riêng của A + αI .
A và AT có cùng các giá trị riêng.
A suy biến khi và chỉ khi λ = 0 là giá trị riêng của A.
Ví dụ Cho  
3 −1 −1
A = −12 0 5
4 −2 −1
Tìm các giá trị riêng của A5 , A−1 , AT và A + 2I .

Đại số tuyến tính 17 / 31


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

Giải:

3 − λ −1 −1

det(A − λI ) = −12 −λ 5 = −(λ + 1)(λ − 1)(λ − 2).
4 2 −1 − λ

Giải phương trình đặc trưng det(A − λI ) = 0 ta thu được 3 giá trị riêng
phân biệt của A là -1, 1 và 2. Từ đó
A5 có 3 giá trị riêng là -1, 1, và 25 = 32.
A−1 có 3 giá trị riêng là -1, 1, và 1/2.
AT có 3 giá trị riêng là -1, 1, và 2.
A + 2I có 3 giá trị riêng là 1, 3, và 4.

Đại số tuyến tính 18 / 31


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

Định lý 4 Cho f : E → E là ánh xạ tuyến tính trên không gian vectơ n


chiều E trên K. Nếu x1 , x2 , . . . , xm là m vectơ riêng ứng với m giá trị riêng
phân biệt λ1 , λ2 , . . . , λm (m ≤ n) thì hệ {x1 , x2 , . . . , xm } độc lập tuyến
tính.

Đại số tuyến tính 19 / 31


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

Định lý 5 Cho f : E → E là ánh xạ tuyến tính trên không gian vectơ n


chiều E trên K. Giả sử ma trận A của f đối với cơ sở (e) nào đó có n giá
trị riêng phân biệt λ1 , λ2 , . . . , λn . Gọi xi là vectơ riêng ứng với giá trị riêng
λi , i = 1, 2, . . . , n. Khi đó
Hệ vectơ (x) = {x1 , x2 , . . . , xn } là một cơ sở của E .
Ma trận của f theo cơ sở (x) này là ma trận chéo:
 
λ1 0 . . . 0
 0 λ2 . . . 0  −1
B = diag(λ1 , λ2 , . . . , λn ) = . . . . . . . . . . . . = P AP,

0 0 . . . λn

trong đó P là ma trận chuyển cơ sở từ (e) sang (x).

Đại số tuyến tính 20 / 31


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

Ví dụ Cho phép biến đổi tuyến tính f : R3 → R3 xác định bởi

f (x1 , x2 , x3 ) = (3x1 , 5x1 + 3x2 + 4x3 , −5x1 − 2x2 + 9x3 )

a.Tìm ma trận của f đối với cơ sở chính tắc của R3 .


b.Tìm một cơ sở của R3 để đối với cơ sở đó ma trận của f là ma trận
chéo.
Giải: a. Gọi A là ma trận của f đối với cơ sở chính tắc (e) = {e1 , e2 , e3 }
của R3 . Ta có
f (e1 ) = f (1, 0, 0) = (3, 5, −5); f (e2 ) = f (0, 1, 0) = (0, 3, −2)
f (e3 ) = f (0, 0, 1) = (0, 4, 9).
 
3 0 0
⇒A= 5 3 4.
−5 −2 9

Đại số tuyến tính 21 / 31


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính


3 − λ 0 0

det(A − λI ) = 5 3−λ 4 = (3 − λ)(λ − 7)(λ − 5).
−5 −2 9 − λ

Giải phương trình đặc trưng det(A − λI ) = 0 ta thu được 3 giá trị riêng
phân biệt của A là 3, 5 và 7.
Gọi x = (x1 , x2 , x3 ) 6= OR3 là vectơ riêng ứng với giá trị riêng λ. Khi đó
x là nghiệm không tầm thường của hệ phương trình sau:

(3 − λ)x1 + 0x2 + 0x3
 =0
5x1 + (3 − λ)x2 + 4x3 =0 (3)

−5x1 − 2x2 + (9 − λ)x3 = 0

Đại số tuyến tính 22 / 31


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính
(
5x1 + 0x2 + 4x3 =0
+ Với λ = 3 thì (3) ⇔
−5x1 − 2x2 + 6x3 = 0
Giải hệ phương trình này ta được nghiệm tổng quát của nó là:
(−4α, 25α, 5α). Do đó E3 = {(−4α, 25α, 5α) α ∈ R} có một cơ sở là:
{u1 = (−4, 25, 5)} ⇒ dimE(3 = 1 và bội hình học của λ = 3 là 1.
5x1 − 2x2 + 4x3 =0
+ Với λ = 5 thì (3) ⇔
−5x1 − 2x2 + 4x3 = 0
Giải hệ phương trình này ta được nghiệm tổng quát của nó là:
(0, 2α, α). Do đó E5 = {(0, 2α, α) α ∈ R} có một cơ sở là:
{u2 = (0, 2, 1)} ⇒ dimE5 = 1 và bội hình học của λ = 5 là 1.

Đại số tuyến tính 23 / 31


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính
(
5x1 − 4x2 + 4x3 =0
+ Với λ = 7 thì (3) ⇔
−5x1 − 2x2 + 2x3 = 0
Giải hệ phương trình này ta được nghiệm tổng quát của nó là: (0, α, α).
Do đó E7 = {(0, α, α) α ∈ R} có một cơ sở là: {u3 = (0, 1, 1)} ⇒
dimE7 = 1 và bội hình học của λ = 7 là 1.
Hệ ba vectơ {u1 , u2 , u3 } = (u) là một cơ sở của R3 . Gọi P là ma trận
chuyển cơ sở từ (e) sang (u). Khi đó P là nghiệm của hệ phương trình sau:
     
1 0 0 −4 0 0 −4 0 0
0 1 0 · P =  25 2 1 ⇔ P =  25 2 1
0 0 1 5 1 1 5 1 1

Đại số tuyến tính 24 / 31


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

4.2.3 Chéo hóa ma trận:


a. Định nghĩa: Ma trận A cấp n được gọi là chéo hóa được, nếu tồn tại
ma trận P cấp n khả nghịch sao cho P −1 AP = B là ma trận chéo. Ma
trận P khi đó được gọi là ma trận làm chéo hóa A.
Nhận xét:
Từ định nghĩa ta suy ra, chéo hóa ma trận A là tìm ma trận B có
dạng chéo đồng dạng với A.
Từ định lý 5 slide 49 ta suy ra rằng nếu ma trận A cấp n có n giá trị
riêng phân biệt thì A chéo hóa được.
b. Định lý: Nếu ma trận A cấp n có đủ n vectơ riêng độc lập tuyến tính
thì A chéo hóa được.

Đại số tuyến tính 25 / 31


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

c. Ứng dụng của chéo hóa ma trận:


Tính lũy thừa của ma trận : Với A là ma trận cấp n chéo hóa được thì
k
Ak = P diag(λ1 , λ2 , . . . , λn ) P −1 , k = 2, 3, . . .


với diag(λ1 , λ2 , . . . , λn ) = B là ma trận chéo của A.


Định lý Cayley - Hamilton: Nếu phép biến đổi tuyến tính f : Rn → Rn
có ma trận là A và đa thức đặc trưng là P(λ) thì P(A) = On×n .

Đại số tuyến tính 26 / 31


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

Ví dụ: Cho ma trận  


5 −6
A=
3 −4
Kí hiệu P(λ) là đa thức đặc trưng của A.
a. Hãy chéo hóa ma trận A.
b. Tìm A10 .
c. Chứng minh P(A) = O2×2 .
5 − λ −6
Giải: a. P(λ) = det(A − λI ) = = −λ2 + λ + 2.
3 −4 − λ
Giải phương trình đặc trưng det(A − λI ) = 0 ta thu được 3 giá trị riêng
phân biệt của A là -1 và 2.

Đại số tuyến tính 27 / 31


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

Các không gian con riêng ứng với λ = −1 và λ = 2 là:



E−1 = {(α, α) α ∈ R}; E2 = {(2α, α) α ∈ R}

⇒ E−1 có một cơ sở là {u1 = (1, 1)},


E2 có một cơ sở là {u2 = (2, 1)}.  
1 2
Rõ ràng {u1 , u2 } độc lập tuyến tính. Đặt P = . Khi đó
1 1
 
−1 −1 0
P AP = =B
0 2

Vậy ma trận P làm chéo hóa ma trận A và ma trận chéo là B.

Đại số tuyến tính 28 / 31


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

b.
B = P −1 AP ⇔ A = PBP −1
⇒ A10 = PB 10 P −1
(−1)10 0
     
10 1 2 −1 2
⇒A = · ·
1 1 0 210 1 −1
 
2047 −2046
= .
1023 −1022
c.
P(A) = A2 − A − I
       
7 −6 5 −6 1 0 0 0
= − −2 =
3 −2 3 −4 0 1 0 0

Đại số tuyến tính 29 / 31


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

Bài tập 1: Cho phép biến đổi tuyến tínhf : R3 →R3 với ma trận của
2 4 2
3
nó đối với cơ sở chính tắc của R là A = 0 4 1

0 0 3
a.Tìm Imf .
b.Tìm một cơ sở của R3 để đối với cơ sở đó ma trận của f là ma trận
chéo.
Bài tập 2: Cho phép biến đổi tuyến tính f : R3 → R3 xác định bởi

f (x1 , x2 , x3 ) = (x1 , x1 + 2x2 , x2 + 3x3 )

a.Tìm ma trận của f đối với cơ sở chính tắc của R3 .


b.Tìm một cơ sở của R3 để đối với cơ sở đó ma trận của f là ma trận
chéo.

Đại số tuyến tính 30 / 31


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

Bài tập 3: Tìm A10 , biết rằng


 
1 1 3
A = 0 2 0 .
0 0 2

Đại số tuyến tính 31 / 31

You might also like