Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

I. Đối tượng nghiên cứu


1. Khái niệm tư tưởng và TTHCM
a. Khái niệm tư tưởng
Tư tưởng là sự phản ánh hiện thực trong ý thức, là biểu hiện quan hệ của con người
trong thế giới xung quanh.
Nhà tư tưởng là người biết giải quyết trước người khác tất cả những vấn đề chính
trị - sách lược, các vấn đề về tổ chức, về những yếu tố vật chất của một phong trào quần
chúng.
b. Khái niệm TTHCM
TTHCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản
của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến CMXHCN; là kết
quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của
nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa văn hóa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
Hiện nay, tồn tại hai phương thức tiếp cận hệ thống TTHCM:
Cách tiếp cận thứ nhất: TTHCM được nhận diện như một hệ thống tri thức tổng
hợp, bao gồm tư tưởng triết học, tư tưởng kinh tế, tư tưởng chính trị, tư tưởng quân sự, tư
tưởng văn hóa, đạo đức và nhân văn.
Cách tiếp cận thứ hai: TTHCM là hệ thống các quan điểm về cách mạng Việt Nam,
bao gồm: tư tưởng về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; về CNXH và con
đường đi lên CNXH; về ĐCS Việt Nam; về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; về
dân chủ, nhà nước của dân, do dân, vì dân; về văn hoá, đạo đức ...
Là một hệ thống lý luận, TTHCM có cấu trúc lôgic chặt chẽ và có hạt nhân cốt lõi,
đó là tư tưởng về độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH; độc lập dân tộc gắn liền với CNXH
nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
2. Đối tượng và nhiệm vụ của môn học TTHCM
a. Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống quan điểm, quan niệm, lý luận về cách mạng Việt Nam mà cốt lõi là tư
tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
- Các quan điểm cơ bản của HCM trong các bài nói, bài viết và qua việc chỉ đạo
thực tiễn cách mạng của Người.
Những quan điểm của HCM được ĐCS Việt Nam vận dụng, phát triển sáng tạo qua
các giai đoạn cách mạng.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Cơ sở hình thành TTHCM
- Các giai đoạn hình thành, phát triển TTHCM
- Nội dung bản chất cách mạng, khoa học của các quan điểm trong hệ thống
TTHCM.
- Vai trò nền tảng tư tưởng của TTHCM đối với cách mạng Việt Nam.
- Quá trình nhận thức, vận dụng, phát triển TTHCM của Đảng và nhà nước ta.
- Các giá trị tư tưởng, lý luận của HCM đối với kho tàng tư tưởng lý luận cách mạng
thế giới của thời đại.
3. Mối quan hệ của môn TTHCM với môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ
nghĩa Mác-Lênin và môn Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam
a. Mối quan hệ của môn TTHCM với môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa
Mác-Lênin
Chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận, nguồn gốc tư tưởng,
lý luận trực tiếp quyết định bản chất cách mạng, khoa học của TTHCM.
HCM là người trung thành, vận dụng sáng tạo và phát triển Chủ nghĩa Mác-Lênin
vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam. Người đã tổng kết thực tiễn và góp phần bổ
sung và phát triển các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin.
TTHCM là sự vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện thực tế ở Việt
Nam. Vì vậy, môn TTHCM và môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin
có quan hệ biện chứng, thống nhất với nhau. Muốn học tập tốt môn TTHCM, cần phải nắm
vững kiến thức môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin.
b. Mối quan hệ của môn TTHCM với môn đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam
HCM là người cộng sản đầu tiên của Việt Nam; người sáng lập, giáo dục, rèn luyện
ĐCSVN. Bản thân HCM là người tìm kiếm, lựa chọn con đường, vạch ra đường lối cách
mạng cho dân tộc và trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp cách mạng theo mục tiêu độc lập dân tộc
gắn liền với CNXH. Trong quan hệ với môn đường lối cách mạng của ĐCSVN, TTHCM
là một bộ phận tư tưởng của Đảng, nhưng đó là bộ phận nền tảng, kim chỉ nam hành động
của Đảng, cùng với Chủ nghĩa Mác-Lênin để xây dựng đường lối chiến lược, sách lược
cách mạng của Đảng.
Như vậy, môn TTHCM gắn bó chặt chẽ với môn Đường lối cách mạng của ĐCSVN.
Nghiên cứu, học tập môn TTHCM trang bị cơ sở thế giới quan, phương pháp luận
để nắm vững kiến thức, đường lối cách mạng của ĐCSVN.
II. Phương pháp nghiên cứu
Với tư cách một môn học, TTHCM có cơ sở phương pháp luận và phương pháp
nghiên cứu riêng.
1. Cơ sở phương pháp luận
Nghiên cứu, học tập môn TTHCM phải dựa trên cơ sở thế giới quan, phương pháp
luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong đó, các nguyên lý triết học Mác-Lênin phải được
coi như một công cụ tư duy quan trọng, phải đảm bảo một số nguyên tắc phương pháp luận
sau đây:
a. Bảo đảm sự thống nhất nguyên tắc tính Đảng và tính khoa học
- Đứng trên lập trường, quan điểm, phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin,
đường lối của ĐCSVN;
- Đảm bảo tính khách quan khi phân tích, lý giải và đánh giá TTHCM. Tính Đảng
và tính khoa học phải thống nhất với nhau trong sự phản ánh TTHCM.
b. Quan điểm thực tiễn và nguyên tắc lý luận gắn liền với thực tiễn
- Cuộc đời hoạt động cách mạng của HCM gắn liền với thực tiễn cách mạng của
dân tộc và thế giới. HCM coi trọng tổng kết thực tiễn, Người đặc biệt coi trọng kết hợp lý
luận với thực tiễn, nói đi đôi với làm. Người luôn xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, vận
dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn đất nước để vạch ra đường lối cách
mạng và lãnh đạo nhân dân thực hiện giành được những thắng lợi to lớn.
Vì vậy, nghiên cứu, học tập TTHCM cần phải quán triện quan điểm lý luận gắn liền
với thực tiễn, học đi đôi với hành, phải biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn,
phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.
c. Quan điểm lịch sử - cụ thể
Phải xem xét một sự việc, hiện tượng nhất định đã xuất hiện trong lịch sử như thế
nào, trải qua những giai đoạn phát triển chủ yếu nào, trong hoàn cảnh không gian và thời
gian nào.
d. Quan điểm toàn diện và hệ thống
TTHCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về cách mạng Việt Nam.
Vì vậy, nghiên cứu tư tưởng của Người phải trên bình diện tổng thể, hoặc từng bộ phận,
phải luôn quán triệt mối quan hệ giữa các nội dung trong hệ thống tư tưởng đó và phải lấy
hạt nhân của tư tưởng là tư tưởng độc lập, tự do, dân chủ và CNXH; cần nắm vững hệ
thống các quan điểm của HCM, không được tách rời một yếu tố nào ra khỏi hệ thống.
e. Quan điểm kế thừa và phát triển
HCM là một mẫu mực về sự vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận Mác-Lênin.
Người đã bổ sung, phát triển Chủ nghĩa Mác-Lênin trên nhiều lĩnh vực quan trọng. Vì vậy,
nghiên cứu học tập TTHCM đòi hỏi người học không chỉ biết kế thừa, vận dụng tư tưởng
của Người mà còn phải biết phát triển sáng tạo tư tưởng của Người trong hoạt động thực
tiễn.
g. Kết hợp nghiên cứu các tác phẩm với thực tiễn chỉ đạo cách mạng của HCM
HCM là một nhà lý luận - thực tiễn. Người xây dựng lý luận, vạch ra cương lĩnh,
đường lối, chủ trương cách mạng và trực tiếp tổ chức, lãnh đạo thực hiện. Từ thực tiễn,
Người tổng kết, bổ sung để hoàn chỉnh lý luận nên TTHCM mang tính cách mạng và sáng
tạo. Nghiên cứu, học tập tư tưởng của Người không chỉ căn cứ vào các tác phẩm mà cần
coi trọng hoạt động thực tiễn của Người.
2. Các phương pháp cụ thể
- Gắn phương pháp nghiên cứu với nội dung nghiên cứu
- Vận dụng phương pháp liên ngành trong nghiên cứu TTHCM
- Vận dụng các phương pháp cụ thể: phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống
kê, điều tra, phỏng vấn nhân chứng lịch sử
III. Ý nghĩa của việc học tập môn TTHCM
1. Nâng cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp công tác
Học tập TTHCM sẽ nắm được những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, giúp
cho sinh viên nhận thức đúng tư tưởng của HCM, bồi dưỡng, củng cố cho sinh viên lập
trường quan điểm cách mạng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; tích
cực chủ động đấu tranh chống những quan điểm sai trái bảo vệ Chủ nghĩa Mác-Lênin,
TTHCM, đường lối cách mạng của ĐCSVN; vận dụng TTHCM vào giải quyết những vấn
đề trong cuộc sống.
2. Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng và rèn luyện bản lĩnh chính trị
Trên cơ sở nắm được nội dung cơ bản của TTHCM, sinh viên vận dụng vào cuộc sống, tu
dưỡng, rèn luyện bản thân thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, đóng góp thiết thực cho sự
nghiệp cách mạng của Đảng.

You might also like