Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 53

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ


----------***----------

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ HỌC QUỐC


TẾ 1

NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH


COVID-19 LÊN CHUỖI CUNG ỨNG TẠI VIỆT NAM

Nhóm tiểu luận: Nhóm 1


Lớp tín chỉ: KTE216(GD1-HK2-2122).1
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Bình Dương

Hà Nội, tháng 03 năm 2022


DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ


1 Nguyễn Minh Hoàng 1814410100 Nhóm trưởng - Viết
chương 1

2 Nguyễn Thị Hồng Thanh 2014420040 Viết 3.3; 3.4 và 3.5


3 Đặng Thu Hà 2011410024 Viết 3.1 và 3.2

4 Trần Thị Lan Vi 2014420048 Viết 2.1.3 và 2.1.4


5 Phan Kiều Vân Hải 1814410077 Viết 2.2.3 và 2.2.4

6 Phạm Quyết Chiến 1914420012 Viết 2.1.1 và 2.1.2

7 Nguyễn Thị Ngân Hà 2014410037 Viết 2.2.1 và 2.2.2


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1


CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ ĐẠI DỊCH
COVID-19....................................................................................................................... 3
1.1. Cơ sở lý thuyết về chuỗi cung ứng .................................................................. 3
1.1.1. Khái niệm về chuỗi cung ứng ................................................................... 3
1.1.2. Đặc điểm của chuỗi cung ứng .................................................................. 4
1.1.3. Vai trò của chuỗi cung ứng ...................................................................... 6
1.2. Khái quát về chuỗi cung ứng Việt Nam ......................................................... 7
1.3. Cơ sở lý thuyết về đại dịch COVID-19 ........................................................ 10
1.3.1. Tổng quan diễn biến đại dịch COVID-19 .............................................. 10
1.3.2. Chính sách của chính phủ Việt Nam nhằm đối phó COVID-19 ............ 11
CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA COVID-19 LÊN CHUỖI CUNG ỨNG TẠI
VIỆT NAM ................................................................................................................... 13
2.1. Những cơ hội COVID-19 tạo ra cho chuỗi cung ứng Việt Nam ................ 13
2.1.1. Ngành nông nghiệp................................................................................. 13
2.1.2. Ngành sản xuất....................................................................................... 15
2.1.3. Xuất nhập khẩu ..................................................................................... 18
2.1.4. Thương mại và ngành bán lẻ ................................................................. 20
2.2. Những thách thức COVID-19 tạo ra cho chuỗi cung ứng Việt Nam ........ 21
2.2.1. Ngành nông nghiệp ................................................................................ 21
2.2.2. Ngành sản xuất....................................................................................... 23
2.2.3. Xuất nhập khẩu ..................................................................................... 25
2.2.4. Thương mại và bán lẻ ............................................................................ 28
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒI PHỤC CHUỖI CUNG ỨNG TẠI VIỆT NAM... 31
3.1. Minh bạch hoá chuỗi cung ứng .................................................................... 31
3.2. Ứng dụng logistics thông minh ..................................................................... 33
3.3. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý chuỗi cung ứng.......................... 35
3.4. Nâng cao chất lượng nông sản ...................................................................... 36
3.5. Đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp ....................................................... 38
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 42
LỜI CẢM ƠN

Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS Nguyễn Bình Dương -
giảng viên khoa Kinh tế quốc tế trường Đại học Ngoại thương. Trong quá trình học tập
và tìm hiểu bộ môn Kinh tế học quốc tế I, chúng em đã được Cô truyền đạt, trang bị
những kiến thức chuyên ngành cần thiết, bổ ích và thú vị để có thể có thêm hiểu biết và
vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Đồng thời, chúng em cũng nhận được sự hướng dẫn
tận tình, tâm huyết của Cô để thực hiện đề tài nghiên cứu này một cách tốt nhất.
Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian cũng như kinh nghiệm và kiến thức vậy
nên bài tiểu luận chắc chắn khó có thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong
nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp của Cô để nhóm chúng em có thể rút kinh
nghiệm và hoàn thiện hơn các bài tiểu luận của mình trong thời gian tới.
Chúng em xin kính chúc Cô nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!
1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh kinh tế và thương mại quốc tế ngày càng phát triển, các quốc gia ngày
càng tăng cường các mối quan hệ hợp tác trên nhiều phương diện. Chuỗi cung ứng là
nhân tố đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phân phối hàng hóa và góp phần vào
chuỗi cung ứng toàn cầu. Do vậy, Việt Nam cũng không nằm ngoài chuỗi cung ứng.
Nước ta đã và đang tích cực tham gia vào các hoạt động xuất nhập khẩu, các hiệp định
thương mại,... với mong muốn gia tăng vị thế của nước nhà trong chuỗi cung ứng quốc
tế. Hiện nay, chuỗi cung ứng của Việt Nam ngày càng phát triển, mở rộng lớn mạnh;
tích cực phát triển để giảm khoảng cách non trẻ của nước ta so với các nước trong và
ngoài khu vực
Với tình hình hiện nay, đại dịch COVID-19 xảy ra tác động mạnh mẽ lên mọi mặt
của nền kinh tế thế giới. Đặc biệt là đối với Việt Nam, tác động lên chuỗi cung ứng là
một trong những tác động lớn nhất. Tuy vậy, bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực thì
Việt Nam cũng đứng trước những cơ hội lớn lao trước sự chuyển dịch của chuỗi cung
ứng quốc tế bởi các quốc gia có xu hướng đa dạng hóa các thị trường trong chuỗi cung
ứng của họ. Tuy nhiên cơ hội này cũng đang đứng trước bờ vực mong manh nếu như
chính phủ Việt Nam cũng như các doanh nghiệp Việt Nam không nhanh chóng hành
động, đưa ra những biện pháp thiết thực để giúp chuỗi cung ứng Việt Nam sẵn sàng trở
thành thị trường mới của chuỗi cung ứng quốc tế.
Từ những đánh giá trên, nhóm chúng em quyết định đi sâu vào nghiên cứu đề tài:
“Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến chuỗi cung ứng của Việt Nam” để đi vào phân
tích sâu những ảnh hưởng đa chiều của hiện tượng này cũng như đề xuất những giải pháp
có thể để phục hồi và nâng cao vị thế của chuỗi cung ứng Việt Nam trong thương mại
quốc tế
2. Mục đích và nhiệm vụ của bài tiểu luận
- Mục đích: Trên cơ sở những lý luận, số liệu và phân tích để đưa ra các đánh giá về
ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến ngành chuỗi cung ứng Việt Nam; nhóm cũng
2

đồng thời đưa ra những giải pháp có thể để phục hồi ngành chuỗi cung ứng trong bối
cảnh đại dịch Covid vẫn tiếp diễn cũng như nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi
cung ứng quốc tế
- Nhiệm vụ: Thông qua việc phân tích những ảnh hưởng mang tính cơ hội và thách
thức, chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu của chuỗi cung ứng Việt Nam khi đối diện
với những cơ hội và thách thức, từ đó để thấy được lợi ích to lớn có thể thu được nếu
đón đầu trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của bài tiểu luận
- Đối tượng nghiên cứu: ngành chuỗi cung ứng thương mại Việt Nam trong bối cảnh
đại dịch COVID-19
- Phạm vi nghiên cứu: Việc nghiên cứu được tiến hành qua nhiều giai đoạn của
COVID-19, từ thời kì đầu đến thời kỳ hiện nay, phân tích đánh giá trên nhiều lĩnh vực
trong chuỗi cung ứng thương mại Việt Nam
4. Phương pháp nghiên cứu của bài tiểu luận:
Đề tài có sử dụng nhiều phương pháp như: phương pháp hệ thống, phương pháp
logic, phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích bảng biểu. Số liệu được thu thập gián
tiếp thông qua nhiều nguồn khác nhau: các văn bản thuộc các cơ quan nhà nước, các tổ
chức kinh tế xã hội, các báo cáo chuyên ngành, các bài báo, …
5. Kết cấu của bài tiểu luận
Bài tiểu luận được kết cấu ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo thì gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về chuỗi cung ứng và đại dịch COVID-19
Chương 2: Ảnh hưởng của COVID-19 lên chuỗi cung ứng tại Việt Nam
Chương 3: Giải pháp hồi phục chuỗi cung ứng tại Việt Nam
3

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ ĐẠI


DỊCH COVID-19
1.1. Cơ sở lý thuyết về chuỗi cung ứng
1.1.1. Khái niệm về chuỗi cung ứng

Định nghĩa về chuỗi cung ứng được phát triển và hoàn thiện theo thời gian. Chuỗi
cung ứng (Supply Chain) là thuật ngữ kinh tế xuất hiện vào những năm cuối của thập
niên 80 và nhanh chóng trở nên phổ biến ở thập niên 90. Trong tác phẩm “Fundamentals
of Logistics Management” (1998), Lambert và cộng sự nhận định chuỗi cung ứng là sự
liên kết các tổ chức nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường.

Theo Sunil và cộng sự: chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các thành viên tham gia, một
cách trực tiếp hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng (Supply chain
management: strategy, planning and operation (2019))

Mentzer và cộng sự (2001) cho rằng: chuỗi cung ứng là một tập hợp ba hoặc nhiều
tổ chức trực tiếp tham gia vào dòng chảy của hàng hóa, dịch vụ, tài chính và (hoặc) thông
tin từ một nhà cung cấp đến người tiêu dùng.

Một số tác tác giả khác như Harland và cộng sự (2001) lại có một khái niệm rộng
hơn về chuỗi cung ứng, gọi là Mạng lưới cung ứng. Mạng lưới cung ứng là mạng lưới
các công ty liên kết với nhau nhằm mục đích chính là để cung cấp, sử dụng và chuyển
hóa nguồn lực để cung cấp các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng.

Tóm lại, có thể hiểu chuỗi cung ứng là một quá trình di chuyển các yếu tố đầu vào
từ nhà cung cấp thông qua việc lưu trữ và vận chuyển đi đến nhà sản xuất rồi lại từ nhà
sản xuất biến đổi các yếu tố đầu vào đó thành yếu tố đầu ra của sản phẩm di chuyển và
lưu trữ sản phẩm tới nhà phân phối và cuối cùng là đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Thuật ngữ chuỗi cung ứng thường đi kèm với quản trị chuỗi cung ứng có mối liên quan
cụ thể đến một hàng hoá nhất định. Tất cả hàng hóa đều có một chuỗi cung ứng riêng
biệt và có những đặc điểm các nhau về mạng lưới cấu thành và phương pháp quản trị.
4

Chuỗi cung ứng toàn cầu hay chuỗi cung ứng quốc tế là một mạng lưới có phạm vi
trên toàn thế giới. Trong mạng lưới đó một doanh nghiệp sẽ mua hoặc sử dụng hàng hóa,
dịch vụ từ nước ngoài để thực hiện việc cung cấp, sản xuất và phân phối một sản phẩm
hoặc dịch vụ nào đó đến khách hàng cuối cùng. Chuỗi cung ứng toàn cầu hàm ý đến tất
cả các hoạt động liên quan đến sự kết nối các hoạt động thu mua, sản xuất, logistics của
sản phẩm trên phạm vi toàn cầu.

1.1.2. Đặc điểm của chuỗi cung ứng

Cấu trúc của một chuỗi cung ứng phụ thuộc rất nhiều vào loại hình và số lượng của
các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng. Thông thường, chuỗi cung ứng có ba
dạng cấu trúc phổ biến: đơn giản, mở rộng, điển hình.

Với hình thức đơn giản nhất này, chuỗi cung ứng bao gồm các đối tượng nhà cung
cấp, doanh nghiệp sản xuất và khách hàng. Trong đó:

● Nhà cung cấp là doanh nghiệp hoặc cá nhân chịu trách nhiệm cung ứng nguyên
vật liệu đầu vào hoặc các dịch vụ cần thiết để đảm bảo cho quá trình sản xuất
của doanh nghiệp sản xuất được diễn ra trơn tru.
● Doanh nghiệp sản xuất là tổ chức sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào từ nhà
cung cấp, kết hợp với nguồn nhân lực và công nghệ của bản thân doanh nghiệp
để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cung ứng cho khách hàng. Nhà
cung cấp và doanh nghiệp sản xuất có một mối liên kết cực kỳ chặt chẽ với nhau
và khi một trong hai gặp trục trặc thì luôn ảnh hưởng nặng nề đến chuỗi cung
ứng
● Khách hàng bao gồm tất cả các cá nhân, tổ chức và sử dụng sản phẩm.

Chuỗi cung ứng mở rộng sẽ bổ sung thêm các thành phần gồm nhà phân phối, nhà
bán lẻ và nhà cung cấp dịch vụ. Trong đó:

● Nhà phân phối: Các công ty tồn trữ sản phẩm hàng hóa từ doanh nghiệp sản xuất
với số lượng lớn và chịu trách nhiệm phân phối số hàng hóa đó đến với khách
5

hàng. Cũng có thể nói nhà phân phối là một nhà bán sỉ bởi nhà cung cấp bán sản
phẩm cho những nhà kinh doanh khác với số lượng lớn hơn so với khách hàng
mua lẻ.
● Nhà bán lẻ: Nhà bán lẻ là một cá nhân hoặc doanh nghiệp mà khách hàng mua
hàng hóa. Họ mua hàng hóa từ nhà sản xuất hoặc nhà bán buôn hay nhà phân phối
và bán những hàng hóa này cho người tiêu dùng với số lượng nhỏ.
● Nhà cung cấp dịch vụ: Các nhà cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối,
nhà bán lẻ và khách hàng. Họ có những chuyên môn và kỹ năng đặc biệt ở một
hoạt động riêng biệt trong chuỗi cung ứng. Vì vậy, nhà cung cấp dịch vụ sẽ thực
hiện những hoạt động này hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí hơn so với việc các
nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ hay người tiêu dùng tự
mình thực hiện. Ví dụ: nhà cung cấp dịch vụ nhà kho, nhà cung cấp dịch vụ vận
tải, nhà cung cấp tài chính, nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật, pháp lý, nhà nghiên
cứu thị trường, quảng cáo...

Chuỗi cung ứng điển hình là cấu trúc chuỗi cung ứng phổ biến, nhất là đối với chuỗi
cung ứng thương mại quốc tế. Nguyên vật liệu được cung cấp bởi một hoặc nhiều nhà
cung cấp, các bộ phận được sản xuất ở một hoặc nhiều nhà máy, sau đó được chuyển
đến công ty sản xuất. Sản phẩm được phân phối đến nhà bán sỉ, qua nhà bán lẻ đến tay
người tiêu dùng. Các mối quan hệ này được liên kết với nhau thành một mạng lưới. Dòng
sản phẩm, dịch vụ và thông tin lượt chuyển liên tục trong cả chuỗi. Các nhân tố này giúp
cho mỗi đối tượng tham gia vào chuỗi cung ứng tập trung chuyên môn hóa hơn, nâng
cao hiệu quả hoạt động của cả mạng lưới.

Một chuỗi cung ứng đạt chất lượng cần đảm bảo thỏa mãn 5 tiêu chí: cân bằng (mỗi
giai đoạn trong chuỗi phải được lập kế hoạch tốt, chi tiết và đơn giản hóa), hiệu quả
(giảm chi phí và thực hiện đồng thời các giai đoạn một cách thích hợp), phối hợp (các
nhân tố cấu thành làm việc độc lập nhưng có tổ chức), linh hoạt (phản ứng hiệu quả với
những thay đổi cung cầu) và minh bạch (luồng thông tin liên tục, giao tiếp năng động).
6

Ngoài ra, đối với chuỗi cung ứng toàn cầu còn bị tác động bởi các chính sách thuế
quan, các hiệp định thương mại, sự thay đổi trong đầu tư nước ngoài, sự chuyển dịch các
đầu mối của chuỗi,...

1.1.3. Vai trò của chuỗi cung ứng


Chuỗi cung ứng có vai trò ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của
những doanh nghiệp. Nó được xem là một bước quan trọng trong việc phát triển doanh
nghiệp.

Một sản phẩm được thông qua nhiều quá trình (mua các nguyên liệu thô, làm ra sản
phẩm từ nguyên liệu thô, đóng gói sản phẩm, vận chuyển sản phẩm đến các công ty, nhà
phân phối, nhà bán lẻ,…) mới đến được tay người dùng và những quá trình đó đều nằm
trong chuỗi cung ứng. Vì thế chuỗi cung ứng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đưa
sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Một công ty bán được nhiều sản phẩm, doanh
thu luôn tăng, đồng nghĩa với việc chuỗi cung ứng của công ty đó đạt hiệu quả cao.

Nhiều nhà quản trị đều đặt việc quản trị chuỗi cung ứng lên hàng đầu khi mà việc
cạnh tranh trên thị trường ngày càng tăng cao, giá bán trên thị trường và giá thu mua
nguồn cung cấp hàng hóa ngày càng bị siết chặt. Chuỗi cung ứng có sức tác động lớn sẽ
chiếm lĩnh thị trường và sự tín nhiệm của khách hàng, tạo nên giá trị cổ đông, mở rộng
chiến lược và khả năng vươn xa cho doanh nghiệp. Thêm vào đó, trong môi trường kinh
doanh hiện nay, chuỗi cung ứng là một trong những nhân tố quyết định khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cùng ngành. Nhờ có chuỗi cung ứng hiệu quả, các
tập đoàn quốc tế lớn như Dell, Wal-Mart đã đạt lợi nhuận cao hơn so với đối thủ. Các
công ty hàng đầu trên thế giới như Apple, Coca-cola, Samsung đã tận dụng hiệu quả
chuỗi cung ứng của họ để vươn cao trong môi trường cạnh tranh, đạt được mức tăng giá
trị công ty cao hơn so với các đối thủ khác. Ngoài ra, các quản lý chuỗi cung ứng hiệu
quả có thể mang lại những lợi ích như giảm chi phí, giảm lượng hàng tồn kho, tăng độ
chính xác trong dự báo sản xuất, cải thiện vòng cung ứng đơn hàng,quản lý, xử lý các
phát sinh về sản phẩm tốt hơn,...
7

Chuỗi cung ứng cũng đóng vai trò to lớn đối với hiệu quả hoạt động của nền kinh tế:
tăng cường khả năng hội nhập của nền kinh tế, hình thành môi trường kinh doanh lành
mạnh, sử dụng hiệu quả tối đa các nguồn lực xã hội và tự nhiên, cũng như nâng cao dịch
vụ khách hàng. Sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 đã dấy lên mối quan ngại rằng
chuỗi cung ứng đình trệ ngăn chặn sự phục hồi kinh tế của các quốc gia, điển hình như
sự tăng chậm 2,6% GDP tại Mỹ mà nhiều nhà phân tích đánh giá chuỗi cung ứng đã có
một ảnh hưởng lớn đến. Nghiên cứu của Rajeev (2021) chỉ ra rằng cứ 10% tăng trưởng
trong chuỗi cung ứng sẽ ứng với 14,4% tăng trưởng kinh tế.

1.2. Khái quát về chuỗi cung ứng Việt Nam


Mặc dù một trong những bộ phận quan trọng của chuỗi cung ứng là logistics đã được
luật hóa từ năm 2005 và được công nhận bổ sung bởi các hoạt động của chính phú kể từ
sau khi Việt Nam tham gia tổ chức thương mại quốc tế WTO, chuỗi cung ứng vẫn là một
khái niệm mới mẻ với nền kinh tế Việt Nam. Các vấn đề về chuỗi cung ứng ở Việt Nam
mới chỉ được thảo luận trong vòng 7-8 năm trở lại đây bởi vậy nên vẫn còn tồn tại nhiều
vấn đề cần được khai thác và đưa ra các phương án giải quyết.

Mở cửa nền kinh tế từ năm 1986, cho đến năm 1991, ước tính rằng tổng giao dịch 2
chiều của Việt Nam với toàn thế giới chỉ khoảng 3 hoặc 4 tỷ USD vào năm 1991, chủ
yếu là với khối Xô Viết cũ. Trong những năm 90, việc bình thường hóa quan hệ với
nhiều quốc gia, tổ chức giúp thương mại Việt Nam tăng trưởng ở mức ổn định, tuy quy
mô vẫn ở mức nhỏ. Việt Nam tham gia tổ chức thương mại quốc tế WTO đánh dấu sự
phát triển mạnh mẽ của chuỗi cung ứng thương mại Việt Nam. Cho đến năm 2020, Việt
Nam có hơn 50 tỷ USD thương mại với EU và với Hoa Kỳ. Thậm chí nước ta còn là một
trong những trung tâm sản xuất quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đặc biệt là
trong các lĩnh vực dệt may, chip điện tử và ôtô. Báo cáo thường niên của Ngân hàng Thế
giới xếp hạng LPI (chỉ số hiệu quả Logistic), Việt Nam xếp thứ 39/160 tăng 25 bậc so
với năm 2015, đứng thứ 3 Đông Nam Á .

Không những vậy, vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng và và sản xuất của
Mỹ cũng ngày càng quan trọng hơn. Nhiều công ty nổi tiếng của Mỹ đã và đang tăng
8

cường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam như Apple, Intel, Ford, General Electric, Pepsi,
Coca-Cola, Nike, Microsoft, Citigroup, P&G,….Theo khảo sát về nguồn cung ứng toàn
cầu của QIMA, 43% số người được khảo sát tại Hoa Kỳ đánh giá Việt Nam là quốc gia
nằm trong ba khu vực địa lý mua hàng hàng đầu của họ vào đầu năm 2021 và khoảng
1/3 số người mua trên toàn cầu. Sự gần gũi của Việt Nam với Trung Quốc, cũng như các
nước khác trong khu vực Đông Nam Á cũng là một trong những lý do giúp Việt Nam
duy trì khả năng cạnh tranh và kết nối với các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thêm vào đó, Việt Nam đang trở thành một trong những nền kinh tế mở nhất khi là
thành viên của nhiều hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến
bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và EU
(EVFTA)… Trung Quốc đã và đang là chiếc nôi hàng đầu về hoạt động chuỗi cung ứng.
Thế nhưng ngày nay vị thế này đang dần chuyển dịch sang Việt Nam vì môi trường kinh
doanh ngày càng thông thoáng và chi phí lao động cạnh tranh so với các nước trong khu
vực.
Tự do hóa thương mại trong ATIGA nhìn chung cũng đã đem đến nhiều cơ hội cho
các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu nguồn nguyên liệu phong phú với giá rẻ hơn,
nguồn thiết bị máy móc chất lượng tốt hơn sản xuất trong nước. Tuy nhiên, theo số liệu
của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, sự tham gia của các doanh nghiệp
Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu là rất thấp so với các nền kinh tế có quy mô tương
tự trong khu vực Đông Nam Á. Cụ thể, chỉ có 36% doanh nghiệp Việt tham gia vào
mạng lưới sản xuất, bao gồm cả việc xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp, trong khi tỷ lệ này
ở Malaysia, Thái Lan là 60%. Các doanh nghiệp Việt Nam đang bị phân tán và ít khả
năng được hưởng lợi từ hiệu ứng lan tỏa vốn đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ,
chuyển giao kiến thức và nâng cao năng lực sản xuất.
Nguyên nhân chính của thực trạng trên là do Việt Nam chỉ có khoảng 4% doanh
nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh
nghiệp trong nước hầu như đứng ngoài chuỗi giá trị toàn cầu mà các doanh nghiệp có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang sản xuất tại Việt Nam. Chỉ 25% yêu cầu của
9

Logistics được cung cấp bởi các doanh nghiệp trong nước (doanh nghiệp vừa và nhỏ),
phần còn lại của thị phần được “thầu” bởi các công ty nước ngoài.

Các doanh nghiệp Việt Nam thường không được đánh giá cao trong việc tuân thủ
những quy định quốc tế. Các FTA cũng có quy tắc, tiêu chuẩn tuân thủ, hàng rào phi
thuế quan khác nhau giữa các quốc gia. Trong khi những công ty đa quốc gia thường có
những yêu cầu khắt khe theo chuẩn quốc tế khi đầu tư và hợp tác kinh doanh. Đây được
coi là một khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện tại làm cho
các doanh nghiệp khó có thể chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Một vấn đề khác, theo phân tích của Ngân hàng Thế giới, chi phí dành cho chuỗi
cung ứng của Việt Nam vào khoảng 20% tổng GDP và có thể còn lên tới 25% trong
những năm tới, cao hơn rất nhiều với các nước trong khu vực như Lào, Thái Lan hoặc
Trung Quốc. Nguyên nhân sâu xa của thực trạng này bắt nguồn từ: các thủ tục pháp lý
còn rườm rà và thiếu tính đồng bộ; thiếu tính tự động hóa trong quá trình thương mại,
chẳng hạn như quy trình tự động giải phóng thương mại; hệ thống cơ sở hạ tầng giao
thông còn mang tính phân mảnh, chưa thực sự đồng bộ; sự thiếu cân bằng nghiêm trọng
về cung - cầu trong việc cung cấp hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông.

Bên cạnh đó, lĩnh vực SCM (Supply Chain Management - Quản lý chuỗi cung ứng)
tại Việt Nam vẫn chưa hẳn được chú trọng, nền kinh tế vẫn chưa hiểu được hết tầm quan
trọng của quản lý chuỗi cung ứng trong việc sản xuất và phân phối sản phẩm tới tay
người tiêu dùng. Nguồn nhân lực trong ngành này luôn trong tình trạng thiếu; thậm chí
trong các công ty vẫn chưa có bộ phận nào chuyên xử lý về mảng SCM; các công ty về
SCM cũng còn khá ít. Các giải pháp về SCM cũng còn mang nhiều tính phân tán và ít
tính tích hợp. Một số ngành đang khát nhân lực quản trị chuỗi cung ứng có thể kể đến:
nông nghiệp, dệt may, bán lẻ,...
10

Nếu nhìn vào bức tranh tổng thể thì rõ ràng các doanh nghiệp nước ngoài đang ở thế
trên, tuy nhiên các doanh nghiệp trong nước cũng có nhiều lợi thế: thứ nhất, các doanh
nghiệp Việt Nam sở hữu phần lớn kho bãi, khiến doanh nghiệp nước ngoài phải thuê lại
hoặc liên kết, liên doanh để cung cấp dịch vụ logistics, thứ hai là các doanh nghiệp trong
nước hiểu được thị trường, tâm lý khách hàng, văn hóa, truyền thống của chính người
Việt Nam; thứ ba là nhân sự Việt Nam khá nhanh nhạy nắm bắt được các công nghệ
nước ngoài.

1.3. Cơ sở lý thuyết về đại dịch COVID-19

1.3.1. Tổng quan diễn biến đại dịch COVID-19

Đại dịch COVID-19 bắt nguồn từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm
2019. Với tốc độ lây lan nhanh chóng, nhiều thành phố khác tại Trung Quốc ghi nhận
nhiều ca mắc COVID-19. Trong 3 tháng đầu năm 2020, nhiều thành phố tại Trung Quốc
thực hiện chính sách phong tỏa hoặc phong tỏa một phần. Nhiều công ty khuyến khích
nhân viên của mình không di chuyển mà làm việc online tại nhà. Ngay từ tháng 1, nhiều
hãng hàng không tại Mỹ, Pháp, Ả rập xê út, Nhật Bản đã ngừng toàn bộ tất cả các chuyến
bay từ và tới Trung Quốc.

Ca mắc đầu tiên tại châu Âu được ghi nhận tại tháng 2 tại Pháp. Ngay sau đó,
nhiều quốc gia châu Âu khác cũng ghi nhận các ca mắc. Trong đợt 1 của COVID-19, Ý
và Tây Ban Nha bị ảnh hưởng nặng nề bởi số ca mắc cao nhất thế giới cũng như số ca
tử vong cao nhất. Nền kinh tế châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề, sản xuất và xuất nhập khẩu
bị đình trệ.

Còn tại đợt 2, Mỹ vượt Ý và Tây Ban Nha về số ca mắc và tử vong. Mặc dù cũng
thi hành các biện pháp phong tỏa một phần, giờ giới nghiêm nhưng những biện pháp này
không ghi nhận những hiệu quả cao cho đến khi Mỹ tổ chức tiêm chủng vắc xin Covid
hàng loạt.
11

Sự xuất hiện của vắc xin ngừa COVID-19 đã giúp giảm tỷ lệ tử vong và các ca
nặng. Các quốc gia trên thế giới cũng tự tin hơn trong việc mở cửa một phần thương mại
cũng như tái sản xuất diện rộng. Nhiều quy định về phòng chống dịch được đưa ra với
các đối tác xuất nhập khẩu. Mặc dù nhiều biến thể mới của COVID-19 tiếp diễn, xu
hướng chung của các nền kinh tế là nhanh chóng phục hồi và mở cửa trở lại.

Tại Việt Nam, cho đến nay đã diễn ra 4 đợt dịch COVID-19, sẽ được trình bày cụ
thể ở phần 1.3.2.

1.3.2. Chính sách của chính phủ Việt Nam nhằm đối phó COVID-19

Trong đợt 1 của đợt dịch, Việt Nam thi hành nhiều chính sách nghiêm ngặt như
phong tỏa toàn thành phố, phong tỏa một phần, ngăn chặn sự di chuyển dân cư từ tỉnh
này sang tỉnh khác, cấm một số hàng quán, dịch vụ kéo dài. Các chuyến bay quốc tế
cũng bị đình trệ vô thời hạn. Mặc dù những chính sách đó phát huy hiệu quả cao, tuy
nhiên xét ở khía cạnh kinh tế, đã khiến cho nhiều hoạt động sản xuất bị sụt giảm nghiêm
trọng, vận tải hầu như không được hoạt động, tiêu dùng, đặc biệt là tiêu dùng hàng nhập
khẩu hạn chế. Nhiều đối tác nước ngoài bày tỏ mối quan tâm phát triển hơn nữa các nhà
máy sản xuất tại Việt Nam cũng buộc phải tạm dừng. Nhiều sản phẩm nông sản bị dồn
ứ, không tiêu thụ được.

Ở đợt dịch thứ hai , các biện pháp chống dịch mặc dù vẫn được thực hiện, nhưng
với sự linh động hơn bởi vậy nên chúng vừa phát huy hiệu quả giữ số ca mắc ở mức rất
thấp so với thế giới, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, vừa giúp phục
hồi sản xuất, thương mại một phần. Đến đợt dịch thứ 3, nhiều thành phố như Hà Nội,
Thành Phố Hồ Chí Minh,.. trở lại áp dụng phong tỏa toàn thành phố nghiêm ngặt, dẫn
đến nhiều tác động tiêu cực, đặc biệt là trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp vẫn chưa
hoàn toàn hồi phục sau những đợt dịch trước. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã kêu
gọi chính phủ Việt Nam nhanh chóng triển khai tiêm vắc xin COVID-19 diện rộng để
sản xuất nhanh chóng được phục hồi. Bằng các phương pháp ngoại giao đa dạng, đúng
đắn, chính phủ Việt Nam đã huy động được một số lượng lớn vắc xin đến từ Mỹ, liên
minh Châu Âu, Trung Quốc, Nga,... Từ một quốc gia bị chậm trễ trong việc tiêm vắc
12

xin, cho đến nay, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia có độ bao phủ vắc
xin trên đầu người cao nhất thế giới. Các biện pháp phòng dịch cũng dần chuyển sang
hướng phục hồi kinh tế, giảm thời gian cách ly khi nhập cảnh hay cách ly tại nhà. Chiến
dịch tiêm bổ sung mũi 3 vào tháng 1 và 2 năm 2022 hứa hẹn tạo đà cho nền kinh tế Việt
Nam phục hồi mạnh mẽ trước những đợt tiếp theo của đại dịch.
13

CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA COVID-19 LÊN CHUỖI CUNG


ỨNG TẠI VIỆT NAM

2.1. Những cơ hội COVID-19 tạo ra cho chuỗi cung ứng Việt Nam

2.1.1. Ngành nông nghiệp

Đại dịch COVID-19 có nhiều ảnh hưởng tiêu cực lên nền nông nghiệp ở Việt
Nam nhưng đây lại là một bánh lái cơ hội cho Việt Nam thay đổi lớn về lĩnh vực nông
nghiệp. Nông nghiệp trước hay trong mùa Covid vẫn thể hiện mình là trụ đỡ cho nền
kinh tế thế nên có thể thu hút rất nhiều doanh nghiệp đầu tư vào ngành nông nghiệp tăng
mạnh sản lượng một số ngành trước đây cung cấp cho trong nước sau đó có thế xuất
khẩu nhiều ra nước ngoài. Nhờ quyết tâm cao, sự chủ động, quyết liệt của cả hệ thống
chính trị; sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
nỗ lực phấn đấu, đóng góp to lớn, bền bỉ của người dân, doanh nghiệp; chiến lược gia
tăng sức chống đỡ trước các hoàn cảnh bất lợi (build resilience)của doanh nghiệp;... giải
quyết các vướng mắc, tháo gỡ các rào cản kỹ thuật về công nghệ của nước phát triển và
mở cửa thị trường cho nông sản Việt Nam đã tạo ra hình ảnh lớn cho đất nước một sự
quan tâm của các nước khác tạo ra cơ hội cho nông nghiệp phát triển và thu hút lượng
lớn đầu tư với hình ảnh ưu thế “ngành Nông nghiệp Việt Nam với ưu thế bảo đảm an
ninh lương thực, thực phẩm hơn phần lớn các nước đang phát triển ở Châu Á, có vai trò
ngày càng tăng trong hỗ trợ an ninh lương thực, thực phẩm cho các quốc gia khác.” Ông
Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu.

Trong từng lĩnh vực của ngành của nông nghiệp đều có những bước đột phá để
phát triển và thay đổi. Trong lĩnh vực trồng trọt, cơ cấu cây trồng chuyển đổi hiệu quả
hơn, tập trung vào đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật đặc biệt với cây trồng chủ lực,
tập trung cải tạo cơ cấu giống, kiểm soát, nâng tỷ lệ sử dụng các giống mới, chất lượng
cao. Trong lĩnh vực thủy sản với cơ hội tận dụng nguồn đầu tư của các doanh nghiệp
nước ngoài đẩy nhanh phát triển bền vững cả nuôi trồng và khai thác. Trong lĩnh vực
lâm nghiệp đẩy mạnh chương trình bảo vệ và phát triển rừng, diện tích rừng trồng mới
14

tập trung 278.000 ha và 120 triệu cây phân tán; thu dịch vụ môi trường rừng trên 3.100
tỷ đồng. Thủ tướng chính phủ còn triển khai chương trình “mỗi xã một sản
phẩm”(OCOP) và đạt được các kết quả khả quan, tạo ra sự lan tỏa mạnh mẽ đã đóng góp
tích cực vào phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập của người dân nông thôn. Cùng với
đó là chương trình “mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới” tiếp tục phát triển
chuyển đổi mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới nhằm hướng tới xây dựng
nền “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”. Hệ thống kết cấu
hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được đầu tư nâng cấp và từng bước hiện đại hóa, đồng
bộ, nâng cao chất lượng phục vụ ngày càng tốt hơn cho sản xuất, đời sống dân sinh,
phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Vì chuỗi cung ứng ở Việt Nam bị
đứt gãy thì sẽ làm cho ngành phải phát triển thành nền kinh tế tự chủ, đẩy mạnh kinh tế
nông nghiệp tuần hoàn. Ngành đẩy mạnh sử dụng chất thải nông nghiệp để làm nguyên
liệu đầu vào, giảm lệ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, bảo vệ môi trường cho Việt Nam.

Nông nghiệp đã đóng góp lớn trong sự tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam mặc dù
trong đại dịch: tính đến hết tháng 11 năm 2021 sản lượng lúa vẫn đạt 41,2 triệu tấn và
dự kiến hết năm sẽ đạt 43,3 triệu tấn. Như vậy riêng lĩnh vực lúa gạo không những đạt
mà còn vượt chỉ tiêu đặt ra... Sản lượng rau dự kiến đạt 18,5 triệu tấn, còn quả khoảng
8,5 triệu tấn, như vậy mục tiêu đặt ra cũng hoàn toàn đạt được. Lĩnh vực chăn nuôi, năm
nay phấn đấu đạt 6,2 triệu tấn thịt, cộng 16 tỷ quả trứng, 1,2 triệu tấn sữa thì đến hết
tháng 9 đã đạt 4,7 triệu tấn thịt, hơn 14 tỷ quả trứng cộng gần 900 nghìn tấn sữa. Những
tháng cuối năm, đàn bò vẫn tăng 1,2 %, đàn gia cầm tăng 1,6%, đàn lợn tăng 0,6%. Về
thủy sản, cả năm đã đạt khoảng xấp xỉ 8 triệu tấn và xuất khẩu nếu phấn đấu trong tháng
này đạt 600-700 triệu USD thì đạt được cả sản lượng lẫn kim ngạch xuất khẩu. Về lâm
nghiệp, đến nay, diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 236,8 nghìn ha, tăng 15,6% so
cùng kỳ năm trước; sản lượng gỗ khai thác đạt 16,15 triệu m3, tăng 4,58%; lâm nghiệp
xuất khẩu vượt đích 14,5 tỷ USD. Xây dựng nông thôn mới phấn đấu 68% hoàn toàn đạt
được. Về xuất khẩu nông lâm thủy sản, hết tháng 11, đã đạt 43,48 tỷ USD, dự kiến cả
năm sẽ đạt 46 đến 47 tỷ USD, vượt xa chỉ tiêu Chính phủ giao là 42 tỷ USD.
15

2.1.2. Ngành sản xuất

Dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 nhưng các ngành sản xuất dệt
may, da giày, điện tử vẫn phát triển nhờ sự dịch chuyển chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị và
sự thay đổi về nhu cầu tiêu dùng của các thị trường lớn.
Ngành dệt may, đối với ngành may mặc, sau thời gian dồn nén vì tiêu dùng giảm,
cuối năm 2020 và đầu năm 2021, sức mua tăng lên giúp doanh nghiệp dệt may có nhiều
đơn hàng hơn. Nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tại các thị trường lớn như Mỹ, EU,
Nhật Bản, Hàn Quốc đối với quần áo và giày dép tăng mạnh khi kinh tế được phục hồi
do dỡ bỏ dần lệnh phong tỏa. Với tình trạng dịch bệnh căng thẳng các hãng lớn trong
giới may mặc như Nike, Adidas,… chọn đặt cơ sở sản xuất, gia công sản xuất tại các
quốc gia có ngành dệt may, da giày phát triển như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ,…
Chỉ số sản xuất ngành dệt tháng 5 tăng 2,2% so với tháng trước và tăng 9,9% so với cùng
kỳ năm 2020; ngành sản xuất trang phục lần lượt tăng 2,1% và 12,9%; ngành sản xuất
da và các sản phẩm có liên quan tăng 8,1% và 21,2%. Tính chung 5 tháng, chỉ số sản
xuất ngành dệt tăng 8,1% so với cùng kỳ; ngành sản xuất trang phục tăng 9.1%; ngành
sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 12%. Chỉ số sản xuất ngành da và các sản
phẩm liên quan tháng 5 tăng 8,1% so với tháng 4 và tăng 21,2% so với cùng kỳ. Một số
sản phẩm trong ngành đạt mức tăng trưởng khá như: Vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt
261,5 triệu m2, tăng 9,3% so với cùng kỳ; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân
tạo ước đạt 482,5 triệu m2, tăng 8,8% so với cùng kỳ; quần áo mặc thường ước đạt
1.882,9 triệu cái, tăng 9,7%; Giày dép da ước đạt 121 triệu đôi, tăng 12,6%.
16

Hình 2.1: Sản lượng sản xuất hàng dệt may và da giày trong nước

Nguồn: Vietdata
Ngành điện tử, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và các quy định về giãn cách xã
hội tại nhiều quốc gia đã khiến nhu cầu sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc,
phương tiện làm việc online, trực tuyến của người tiêu dùng tại nhiều quốc gia tăng
mạnh, cùng với đó là sự dịch chuyển chuỗi giá trị của một số hãng điện tử lớn trên thế
giới các doanh nghiệp điện tử trong nước cũng đã tiếp cận được nhiều đơn hàng mới.
không chỉ ảnh hưởng bởi dịch bệnh, số người tiêu dùng trực tuyến ngày càng tăng còn
do thế hệ Z – thế hệ được sinh ra sau khi internet trở nên phổ biến rộng rãi, được tiếp
xúc và sử dụng công nghệ từ nhỏ - đang dần trở thành lực lượng dân số chính hiện nay.
Vì vậy, ứng dụng công nghệ số trong chi tiêu, mua sắm là xu hướng tất yếu của
những người tiêu dùng trẻ hiện đại. Theo đó, kinh doanh thương mại điện tử không chỉ
đáp ứng thay đổi nhu cầu hiện tại mà còn đón đầu xu thế tiêu dùng tương lai.
Sản xuất bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch nhưng rủi ro luôn đi với cơ hội, thế
nên cũng từ đó cũng là thời cơ để các doanh nghiệp đổi mới, tìm ra hướng đi mới phù
hợp với nhu cầu thị trường để tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn. Các doanh nghiệp nhạy
bén sẽ chuyển trạng thái từ “đóng băng” sang nắm bắt ngay những thời cơ mới để phát
17

triển. Đây là cơ sở thúc đẩy việc nâng cao năng lực của nền kinh tế, làm tiền đề cho một
sự phát triển bền vững hơn. Tác động từ dịch Covid-19 tạo ra nhận thức mới, xu hướng
chuyển dịch trong thị hiếu tiêu dùng, giao dịch thương mại mới trên nguyên tắc từ xa,
hạn chế tiếp xúc; xuất hiện các ngành nghề kinh doanh trực tuyến mới dựa trên kinh tế
số,... tạo ra thay đổi về cầu đối với một số sản phẩm, dịch vụ thiết yếu như chế biến thực
phẩm; y tế, hoá dược phẩm, chuyển đổi số, e-logistics…; đem lại cơ hội thị trường mới
cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng để tái cơ cấu sản xuất, hình thành các
chuỗi giá trị mới và phát triển bứt phá. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam nhìn
nhận, sát hạch lại năng lực thực sự, sức chống chịu, thích ứng trước biến cố thị trường,
an ninh phi truyền thống; rà soát, đánh giá, cơ cấu lại nguồn nguyên vật liệu, khách hàng
và tìm ra hướng đi mới chủ động hơn, xây dựng phương án đổi mới mô hình sản xuất,
chiến lược kinh doanh mới nhanh chóng nắm bắt tín hiệu, nhu cầu mới của thị trường.
Thời điểm này cũng là dịp để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tập trung đổi
mới trang thiết bị, công nghệ với chi phí rẻ hơn; đồng thời thúc đẩy liên kết, mạng lưới
cung ứng trong nước, giảm lệ thuộc vào nước ngoài, nâng cao chất lượng, giảm giá sản
phẩm dịch vụ để tận dụng cơ hội chiếm lĩnh và củng cố thị phần. Đồng thời, một số chính
sách hội nhập quốc tế như các hiệp định thương mại tự do mới được ký kết và chính thức
có hiệu lực sẽ tạo lợi thế cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn
cầu.
Bên cạnh đó, trong thời gian đại dịch, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã và
đang phát huy tinh thần vượt khó, tự lực, tự cường, nỗ lực duy trì sản xuất kinh doanh
và việc làm cho người lao động. các doanh nghiệp Việt Nam đã rất chủ động có các giải
pháp tự cứu mình. Nhiều sáng kiến đã được triển khai để khắc phục những tác động tiêu
cực của dịch bệnh như áp dụng giờ làm linh hoạt; cắt giảm chi phí sản xuất; rà soát, tìm
kiếm nguồn cung ứng nguyên vật liệu thay thế; tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản
phẩm, đặc biệt là khai thác thị trường nội địa, nhanh nhạy nắm bắt cơ hội kinh doanh
mới; ứng dụng công nghệ số trong sản xuất kinh doanh… Đây là những cơ sở để tin rằng
kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng sẽ có những bước phục hồi
mạnh mẽ.
18

2.1.3. Xuất nhập khẩu

Đại dịch COVID-19 đã và đang có những diễn biến rất phức tạp, gây ra rất nhiều
khó khăn cho ngành xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Tuy nhiên, số liệu thống kê cho thấy
tính chung năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 668,54 tỷ USD, tăng
22,6% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 19%; nhập khẩu tăng 26,5%, cán cân
thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 4 tỷ USD (Theo số liệu của Tổng cục thống kê).
Đạt được những kết quả trên trong bối cảnh dịch bệnh tiêu cực là do Đảng và nhà nước
đã có những chính sách kịp thời nhằm đảm bảo mục tiêu vừa phát triển kinh tế vừa đẩy
lùi dịch bệnh, cùng với đó là nỗ lực của các doanh nghiệp đã tận dụng tối đa cơ hội từ
đại dịch và từng bước nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách.
Nhìn nhận một cách tích cực, COVID-19 như một “cú hích” thúc đẩy quá trình
chuyển đổi số diễn ra nhanh hơn. Nhận biết được vai trò của công nghệ đối với nền kinh
tế nói chung và ngành xuất nhập khẩu nói riêng, từ tháng 01/2021, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư đã ban hành và triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn
2021-2025 với mong muốn các doanh nghiệp thay đổi, thích ứng với những điều kiện
mới, nâng cao năng lực tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nổi bật, một số ngân hàng thương mại Việt Nam đang triển khai ứng dụng
Blockchain trong giao dịch thanh toán quốc tế nói chung và giao dịch Thư tín dụng (L/C
- Letter of Credit) nói riêng. Thư tín dụng từ lâu đã trở thành phương thức thanh toán
phổ biến nhất trong giao dịch thương mại quốc tế. Phương thức thanh toán này tuy có độ
an toàn cao nhưng vẫn tồn tại một số hạn chế về: chi phí giấy tờ, thủ tục hành chính,
chuyển giao chứng từ dẫn đến tốc độ thanh toán chậm. Về mặt lý thuyết, mô hình giao
dịch L/C thông qua Blockchain không có sự tham gia của SWIFT (Society for
Worldwide Interbank Financial Telecommunication - Hiệp hội viễn thông Tài chính liên
Ngân hàng toàn cầu), công ty chuyển phát nhanh vì các ngân hàng có thể trao đổi thông
tin, thanh toán trên Blockchain và chứng từ giấy không cần được chuyển giao mà thay
vào đó là chứng từ kỹ thuật số. Chính phủ, Ngân hàng Trung ương và Phòng thương mại
quốc tế cũng không tham gia vào Blockchain nhưng vẫn giữ vai trò là người ban hành
19

các quy định pháp lý, giám sát, hỗ trợ và tư vấn. Điều này giúp giảm thiểu thời gian
thanh toán, tăng khối lượng giao dịch thương mại quốc tế.
Hiện nay, việc khai báo hải quan điện tử miễn phí đã được triển khai. Trước đây,
doanh nghiệp thực hiện khai báo miễn phí theo Hệ thống Thông quan tự động
VNACCS/VCIS, tuy nhiên với phần mềm này, doanh nghiệp phải tải về máy và cài đặt,
đòi hỏi doanh nghiệp phải có trang thiết bị phù hợp. Với phần mềm mới, doanh nghiệp
chỉ cần có thiết bị kết nối internet là có thể truy cập để khai báo mà không cần phải đầu
tư về máy móc, thiết bị cũng như chi phí bản quyền mua phần mềm của bên thứ 3. Trong
thời gian tới, các Bộ, Ngành sẽ tiếp tục phối hợp vận hành các nền tảng số giúp doanh
nghiệp dễ dàng lấy được chứng nhận xuất xứ hàng hóa, khai báo thuế,... Điều này không
chỉ giúp các nghiệp vụ ngoại thương được diễn ra nhanh và thuận tiện hơn mà còn giúp
nhà nước dễ dàng quản lý hơn.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng tích cực chuyển đổi số, nâng cao năng lực
cạnh tranh và khả năng thích ứng linh hoạt trước những khó khăn thử thách mà đại dịch
gây ra. Đại dịch cũng mở ra những thị trường mới cho ngành xuất nhập khẩu. Ví dụ, nắm
bắt được nhu cầu về thực phẩm Halal*, ngành thuỷ sản Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu
sang các thị trường của người theo đạo Hồi, tiêu biểu là các thị trường tại Đông Nam Á.
Trong thời điểm hiện nay, các hiệp định thương mại tự do (FTA) đang ngày càng
phát huy mạnh mẽ vai trò của mình trong việc đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút đầu tư nước
ngoài. Thông qua FTA, Việt Nam được xuất khẩu một số mặt hàng với kim ngạch cao
và những ưu đãi thuế quan. Với UKVFTA, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Anh
tiếp tục được hưởng các ưu đãi dựa trên cơ chế tiếp nối Hiệp định đối với các dòng thuế
mà EU đã cam kết dành cho thủy sản Việt Nam trong cơ chế hạn ngạch thuế quan với
thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. Sau khi hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực
thi hành và Việt Nam tham gia ký kết RCEP, số lượng các doanh nghiệp của Thổ Nhĩ
Kỳ quan tâm đến việc thúc đẩy xuất nhập khẩu, đầu tư tại Việt Nam ngày càng gia tăng
như Tập đoàn SANKO, Công ty điện tử Arcelik/BEKO thuộc tập đoàn tư nhân lớn nhất
Thổ Nhĩ Kỳ (Koc Holding) quan tâm đến việc mở các cửa hàng bán lẻ thời trang ở Việt
Nam.
20

Ngoài ra, cơ cấu các ngành xuất khẩu chủ lực cũng có sự cải thiện: chuyển từ
những ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày dép, thủy sản, tài nguyên khoáng
sản… sang các nhóm hàng công nghệ cao như điện thoại, máy vi tính, máy móc…

2.1.4. Thương mại và ngành bán lẻ

Ngành bán lẻ trước đây chỉ bán hàng trực tiếp, tuy nhiên, đại dịch bùng phát mở
ra phương thức tiếp thị và bán hàng đa kênh, trong đó có kênh bán hàng online - được
cho là rất triển vọng trong thời gian tới. Thị trường thương mại điện tử Việt Nam trong
năm 2021 đã tăng trưởng đến 53% so với 2020, lên 13 tỷ USD (Theo tính toán của
Google, Temasel, Bain & Company). Các doanh nghiệp bán lẻ cấp tốc chuyển đổi số
cũng ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Báo cáo "e- Conomy SEA
2021" chỉ ra rằng Việt Nam có đến 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới từ khi đại
dịch bắt đầu (tính đến nửa đầu năm 2021), trong đó 55% đến từ các khu vực không thuộc
cấp thành thị.
Hình 2.2: Biện pháp ứng phó với dịch COVID-19

Nguồn: Báo điện tử VTV - đài truyền hình Việt Nam


21

Theo báo cáo, biện pháp ứng phó với biến nhất năm 2021 khi dịch bệnh bùng phát
và giãn cách xã hội là chuyển từ kinh doanh offline sang kinh doanh online (72,8%)-
tăng 9% so với năm 2020 (63,8%). Tỷ lệ nhà bán hàng chú trọng đến kinh doanh offline,
không kinh doanh online cũng giảm từ 36,2% (năm 2020) xuống còn 20,9% (năm 2021).
Không chỉ có các sàn thương mại điện tử mới tích cực ứng dụng công nghệ trong quảng
bá và bán hàng, các cửa hàng bán lẻ truyền thống cũng đã và đang áp dụng những chính
sách ưu đãi để khuyến khích khách hàng thanh toán online bằng QR Code, VNPay,...
Các ưu đãi giảm giá khuyến khích người tiêu dùng thanh toán online đặc biệt có
lợi khi chính phủ đang hướng đến xây dựng một nền kinh tế không tiền mặt. Thanh toán
online không chỉ có tính thanh khoản cao, khuyến khích hộ gia đình chi tiêu mà còn giúp
nhà nước có những chính sách điều tiết lượng cung tiền, kịp thời ngăn chặn những hành
vi bất chính.
Diễn biến phức tạp của Covid khiến cho rất nhiều địa phương bị phong toả. Hình
thức bán hàng trực tuyến phi tập trung đã góp phần đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng,
san sẻ gánh nặng cung ứng với các nhà bán lẻ truyền thống tập trung. Việc mở rộng quy
mô của các kênh bán hàng trực tuyến cũng làm giảm nhu cầu thuê mặt bằng dẫn đến giá
cho thuê mặt bằng giảm xuống, giúp doanh nghiệp kinh doanh truyền thống giảm chi phí
kinh doanh.
Bên cạnh đó, đại dịch đã khiến sự nhạy cảm về giá của người tiêu dùng không
còn là yếu tố hàng đầu trong quyết định mua hàng, thay vào đó là yếu tố chất lượng và
có lợi cho sức khỏe của sản phẩm.

2.2. Những thách thức COVID-19 tạo ra cho chuỗi cung ứng Việt Nam

2.2.1. Ngành nông nghiệp

Bên cạnh những con số tăng trưởng ấn tượng của ngành nông nghiệp – ngành
được cho là chủ lực của nền kinh tế thì vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế. Mặc dù sản
lượng lúa tăng vượt mức chỉ tiêu đặt ra thì sản lượng ngô năm 2021 đạt 4,43 triệu tấn,
giảm 2,9% so với năm 2020; đậu tương đạt 59,2 nghìn tấn, giảm 9,5%; khoai lang đạt
22

1,22 triệu tấn, giảm 11,2%. Đối với chăn nuôi lợn và gia cầm chịu ảnh hưởng nặng nề
nhất của dịch Covid-19, nhiều chợ đầu mối, chợ truyền thống tạm ngưng hoạt động làm
gián đoạn chuỗi cung ứng. Không những thế chăn nuôi lợn còn gặp khó khăn do dịch tả
lợn châu Phi tuy được kiểm soát nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát.

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp cả trong nước và thế giới, làm đứt gãy một số
chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ đầu ra sản phẩm nông lâm thủy sản;
đồng thời làm gia tăng yêu cầu, lùi thời hạn đàm phán và ký kết các biện pháp thúc đẩy
mở cửa thị trường giữa các nước cũng như gia tăng các biện pháp bảo hộ thị trường phi
thuế quan do lo ngại bùng nổ tái phát dịch bệnh gắn với chất lượng hàng hóa, dịch vụ.

Trong khi đó, sự cạnh tranh thương mại giữa các nền kinh tế lớn, các nước gia
tăng áp dụng các biện pháp bảo hộ, hàng rào kỹ thuật, truy xuất nguồn gốc,… gây khó
khăn cho sản xuất, xuất nhập khẩu nông sản. Không những thế dịch bệnh trên cây trồng,
vật nuôi diễn biến phức tạp. Biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, cực đoan hơn, thiên tai
dị thường, hạn hán và xâm nhập mặn tiếp tục tác động tiêu cực đến sản xuất, đời sống
người dân.

Dưới tác động của đại dịch và các biện pháp giãn cách xã hội, chuỗi cung ứng
ngành nông nghiệp bị ảnh hưởng nhiều nhất ở khâu phân phối, với vấn đề tồn tại nhiều
năm của ngành là logistics. Cụ thể, điểm yếu trong các khâu như lưu trữ hàng hóa, bao
bì, đóng gói, kho bãi, thủ tục hải quan, luân chuyển hàng hóa đã và đang cản trở việc lưu
thông hàng nông sản đến tay người tiêu dùng. Ngoài ra, đối với hoạt động sản xuất, một
số sản phẩm nông sản chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế và truy xuất nguồn gốc
cũng phần nào cản trở hàng nông sản Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng quốc tế.

Cụ thể có khoảng 44% doanh nghiệp, nông dân cho biết họ đều bị ảnh hưởng
phần lớn bởi hoạt động phân phối. Bên cạnh đó đối với hoạt động xuất nhập khẩu, thời
gian vận chuyển kéo dài và chi phí logistics tăng cao hơn nhiều lần do thiếu phương tiện
vận chuyển, thiếu container rỗng. Việc thiếu công nghệ sơ chế và bảo quản lạnh nông
sản cũng khiến doanh nghiệp, nông dân bị động khi đưa ra các kịch bản ứng phó khi
23

nông sản không kịp tiêu thụ hoặc xuất khẩu. Như vào tháng 2 năm 2021 khi dịch Covid-
19 bùng phát tại Hải Dương. Hải Phòng là một địa phương giáp ranh đã dừng tiếp nhận
hàng hóa từ tỉnh này, trong khi đây vừa là thị trường tiêu thụ, vừa thuộc tuyến đường
vận chuyển hàng hóa của tỉnh. Tắc nghẽn chuỗi cung ứng, hàng hóa ứ đọng, hư hỏng
khiến doanh nghiệp, nông dân thiệt hại nặng nề. Nông sản Hải Dương tại thời điểm đó
ước tính thiệt hại khoảng 300-400 tỷ đồng.

Việc đứt gãy các chuỗi cung ứng lương thực trên thế giới, đặc biệt là gián đoạn
các hoạt động trồng trọt, logistics… trong bối cảnh Covid-19 khiến Trung Quốc không
còn là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam. Trung Quốc dừng thông
quan tại các cửa khẩu với Việt Nam và tăng cường quản lý, siết chặt các cửa khẩu nhằm
ngăn chặn sự lan rộng của dịch khiến hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc, đặc biệt là
hàng nông - lâm - thủy sản gặp nhiều khó khăn

2.2.2. Ngành sản xuất

Tác động của Covid-19 đối với ngành sản xuất đã cho thấy rõ những điểm hạn
chế căn bản như nội lực của các ngành sản xuất còn hạn chế, phụ thuộc lớn vào chuỗi
cung ứng của nước ngoài, chưa tự chủ được về các yếu tố đầu vào của sản xuất trong
nhiều ngành, dẫn đến tình trạng phụ thuộc lớn vào linh kiện, phụ kiện, nguyên liệu, vật
liệu nhập khẩu từ nước ngoài và khiến cho giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp
nội địa thấp; nhập khẩu nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho sản xuất ở một số ngành
phụ thuộc vào một số ít thị trường

Cụ thể đó là hầu hết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Việt Nam đều phụ thuộc
vào nguồn nguyên phụ liệu, vật tư, phụ tùng nhập khẩu từ Trung Quốc nên khi dịch
Covid-19 bùng nổ gây tê liệt nền kinh tế Trung Quốc đã trực tiếp làm suy yếu hoạt động
sản xuất kinh doanh của Việt Nam. Trong đó, ngành công nghiệp điện - điện tử (máy vi
tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại và linh kiện) là ngành có kim ngạch xuất
nhập khẩu lớn nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc. Dịch Covid-19 sẽ gây ảnh hưởng đến
nguồn cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất, đặc biệt là ảnh hưởng đến nguồn linh phụ
24

kiện đầu vào cho sản xuất trong nước, dẫn đến tăng chi phí sản xuất, lợi nhuận giảm.
Các ngành sản xuất khác có nguyên liệu đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc như da giày,
dệt may... cũng gặp khó khăn “kép”, cả về nguồn cung đầu vào sản xuất và sức mua của
thị trường sụt giảm

Những đứt gãy đó khiến cho doanh nghiệp gặp khó trong sản xuất kinh doanh dẫn
đến đứt gãy dòng tiền, không có dòng tiền để tái đầu tư sản xuất, để duy trì hoạt động
sản xuất. Thống kê có tới 46% doanh nghiệp chỉ còn tiền để sản xuất trong 1 tới 3 tháng
tới. Trong khi đó các gói hỗ trợ tài khóa, gói chính sách tiền tệ, tín dụng, gói hỗ trợ an
sinh thì nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được

Dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh
của hầu hết các doanh nghiệp ở các lĩnh vực, nhiều doanh nghiệp bị hạn chế tiếp cận
khách hàng, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, doanh thu giảm mạnh, lao động phải nghỉ
việc..., điển hình như các lĩnh vực dệt may, vận tải, xây dựng, sản xuất thiết bị cơ khí,
điện tử, bán lẻ, du lịch... Một số doanh nghiệp phải tạm ngưng hoạt động, tiết giảm sản
xuất, doanh thu giảm 50-90% so với thời điểm trước dịch. Trong điều kiện dịch COVID-
19 diễn biến phức tạp, dự báo thời gian tới, các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó
khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Có thể thấy, dịch COVID-19
đã gây ra nhiều thách thức, khó khăn cho các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp
mới khởi nghiệp

Đứt gãy chuỗi cung ứng kéo theo những hạn chế của chuỗi cung ứng đường dài.
Những chuỗi cung ứng đường dài này có thể làm chậm khả năng phản ứng nhanh của
doanh nghiệp trước khủng hoảng và khiến doanh nghiệp đối mặt với tình cảnh hàng tồn
kho chất chồng. Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tăng
24,3% (tháng 6/2021) so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm 2020 tăng
26,7%). Trong đó, một số ngành có tỷ lệ tồn kho cao như: Sản xuất sản phẩm từ cao su
và plastic; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa; dệt; sản xuất chế biến thực
phẩm; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất
25

Ngoài ra, yếu tố có ảnh hướng lớn đến việc tham gia chuỗi cung ứng là liên quan
đến trình độ tay nghề khi lao động của Việt Nam còn thấp, ngay với cả các nước trong
khu vực. Các doanh nghiệp sử dụng lao động phải mất nhiều công sức để đào tạo lại đội
ngũ nhân viên của mình song luôn thường trực nỗi lo bị cạnh tranh lao động từ khối
doanh nghiệp FDI. Bên cạnh đó, khi đầu tư vào máy móc, công nghệ, doanh nghiệp nội
cũng thiếu nhân lực đủ khả năng để sẵn sàng vận hành một cách sớm nhất

2.2.3. Xuất nhập khẩu

Nhìn chung, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng trưởng tích cực trong
giai đoạn 2019 - 2021. Cụ thể, theo Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
hàng hóa năm 2020 ước tính đạt 543,9 tỷ USD (tăng 5,1% so với năm trước) và năm
2021 đạt 668,54 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước. Thành quả này một phần đến từ
tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đối với Việt Nam. Vào năm 2020, các
nhà xuất khẩu của Việt Nam đã nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng của thị trường Mỹ đối
với các sản phẩm của họ, đặc biệt là hàng may mặc và dệt may. Ngoài ra, Việt Nam được
coi là giải pháp thay thế cho Trung Quốc có tính cạnh tranh nhất về chi phí nhờ giá nhân
công thấp và nhiều ưu đãi tài chính hào phóng của chính phủ (Dustin Daugherty, 2020).
Tuy nhiên, Việt Nam cũng không tránh khỏi tác động của COVID-19.

Tác động tiêu cực của đại dịch thể hiện rõ nhất trong quý 2 năm 2020 với xuất
khẩu giảm gần 7% và nhập khẩu giảm 6% so với cùng kỳ năm trước. Có thể có hai yếu
tố giải thích cho điều này. Thứ nhất là chỉ thị số 16/CT-TTg thực hiện giãn cách xã hội
toàn quốc từ ngày 1/4/2020 trong vòng 21 ngày ở 12 tỉnh và thành phố có nguy cơ cao.
Thứ hai, những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam - Mỹ, EU và Trung Quốc - bị
ảnh hưởng nghiêm trọng trong quý đầu tiên năm 2020 (Bảng 2.2). Trong giai đoạn này,
Pháp và Tây Ban Nha đã khóa cửa toàn bộ hoặc một phần đất nước ngoại trừ các dịch
vụ thiết yếu trong khi đó Châu Âu và Hàn Quốc gần như đã lâm vào suy thoái với nhu
cầu tiêu dùng sụt giảm nghiêm trọng. Mỹ, đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam,
thực hiện cách ly toàn xã hội khiến chi tiêu người dân Mỹ bị cắt giảm và sản xuất ở quốc
26

gia này đình trệ. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất của Trung Quốc giảm mạnh và chỉ số
PMI giảm xuống mức thấp nhất từ trước đến nay (35,7) vào tháng 2/2020.

Bảng 2.1: 10 quốc gia có số ca người mắc COVID-19 nhiều nhất tính đến ngày
30/3/2020

STT Quốc gia/Lãnh thổ Số ca nhiễm Số ca tử vong

1 Hoa Kỳ 122653 2112

2 Ý 97689 10781

3 Trung Quốc 82447 3310

4 Tây Ban Nha 78797 6528

5 Đức 57298 455

6 Pháp 39642 2602

7 Iran 38309 2640

8 Vương quốc Anh 19526 1228

9 Thuỵ Sĩ 14274 257

10 Hà Lan 10866 771

Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

Dịch COVID-19 không chỉ thu hẹp đáng kể thị trường tiêu thụ cho Việt Nam mà
còn làm gián đoạn chuỗi cung ứng ở các khía cạnh khác như sau:

- Thứ nhất, về phía cung từ các nhà sản xuất, cú sốc COVID-19 tạo ra nhiều biến
động trong nền kinh tế như nhu cầu tiêu dùng giảm, chỉ thị giãn cách xã hội làm tăng
yếu tố bất ổn trên thị trường, khả năng tiếp cận tín dụng giảm, khó khăn trong việc tiếp
27

cận đầu vào sản xuất,... - tất cả đều là nhân tố khiến doanh nghiệp quyết định thu hẹp
sản xuất. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) “Tác động của COVID-19 đối với
các doanh nghiệp ở Việt Nam”, đến tháng 6/2020, khoảng 1/5 số doanh nghiệp đã chọn
giảm giờ làm việc (23%) và/hoặc lương (20%) với công nhân. Doanh số bán hàng của
các doanh nghiệp Việt Nam được thống kê là giảm trung bình 52% vào tháng 4 năm
2020. Mặc dù sau đó doanh số bán hàng phục hồi nhẹ trong tháng 6, nhưng đại đa số các
công ty đều tăng trưởng âm (-43%) so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, hơn 50%
doanh nghiệp báo cáo nguồn cung đầu vào trung gian giảm.

- Thứ hai, kể từ khi đại dịch bùng phát, cuộc khủng hoảng này đã tác động mạnh
đến các ngành vận tải và logistics nói chung. Theo Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm
2020, vận tải hành khách đạt 1.812,6 triệu lượt khách, giảm 27,3%, vận tải hàng hóa
giảm 8,1% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, vận tải ngoại tỉnh giảm 68,6% so với
cùng kỳ năm 2019. Ùn tắc là một trong những vấn đề thách thức đối với giao thông vận
tải. Các tuyến giao nhận và container bị tắc nghẽn nặng do dịch COVID-19 đã buộc phải
đóng cửa các nhà máy, giảm nhân lực hải quan để thông quan hàng hóa bằng đường hàng
không và đường biển. Vào ngày 20 tháng 7 năm 2021, Cát Lái, cảng hàng đầu của Việt
Nam, đã báo cáo sự gián đoạn lớn đối với tất cả các khía cạnh hoạt động của nó bao gồm
nhà ga viễn dương, sân bay, vận tải đường bộ, hải quan, nhà máy. Khi chính phủ ban
hành một dự luật khác nhằm gia hạn việc đóng cửa tại thành phố Hồ Chí Minh, một số
nhà máy đã phải đóng cửa tại Khu chế xuất Tân Thuận và Khu công nghệ cao Sài Gòn.
Các hãng hàng không Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Trong số 250 máy bay hiện
có, chỉ có 1-2% đội bay được khai thác. Theo Bộ Giao thông Vận tải, thiệt hại ban đầu
từ việc dừng chuyến của các hãng hàng không Việt Nam là doanh thu khoảng 30 nghìn
tỷ đồng (tương ứng giảm 60% so với cùng kỳ).
28

Hình 2.3: Tỷ lệ giảm vận tải của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2020 so với
cùng kỳ năm 2019 (Đơn vị: %)

Nguồn: Hiệp hội doanh nghiệp Logistics Việt Nam (VLA)

2.2.4. Thương mại và bán lẻ

Doanh thu bán lẻ tại Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng âm vào tháng 3 năm
2020 khi đại dịch bắt đầu lan rộng trong cộng đồng. Sau đó, việc thực thi tách biệt xã
hội đã khiến doanh số bán lẻ giảm 26% vào tháng 4 năm 2020. Tuy nhiên, doanh số bán
lẻ ở Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng tổng cộng khoảng 2,6% trong năm 2020 so với
năm 2019. Theo Colliers International Vietnam, tỷ lệ lấp đầy tại các trung tâm mua sắm
ở Việt Nam vẫn rất cao và nhiều thương hiệu quốc tế đang mở rộng hệ thống cửa hàng
tại Việt Nam ngay cả trong đợt COVID-19 thứ hai (khoảng cuối tháng 7 năm 2020), điều
này có thể lý giải cho sự ổn định của doanh số bán lẻ sau khi giảm ban đầu.

Mặt khác, năm 2021, tổng mức bán lẻ giảm mạnh khoảng 6,4% (xem Biểu đồ
2.2.4). Theo Tổng cục Thống kê, trong 11 tháng đầu năm 2021, doanh thu bán lẻ lương
thực và thực phẩm tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi quần áo giảm 12,4%,
thiết bị gia dụng 11,4%, sản phẩm văn hóa và giáo dục 10,7 phần trăm, và phương tiện
29

đi lại 6 phần trăm. Thành phố Hồ Chí Minh có mức giảm mạnh nhất 24,8% về doanh thu
bán lẻ hàng hóa từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2021, tiếp theo là Khánh Hòa (15,3%) và
Hải Phòng (8,5%). Trung tâm phía Nam cũng ghi nhận mức giảm mạnh nhất với 45,5%
doanh thu từ dịch vụ lưu trú và ăn uống, tiếp theo là Bình Dương (24,8%) và Thừa Thiên
Huế (21,8%).

Hình 2.4: Giá trị bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của Việt Nam từ năm 2010
đến năm 2021 (Đơn vị: nghìn tỷ đồng)

Nguồn: CEIC Data

Một số cách mà COVID-19 đã tác động đến ngành là:


- Thứ nhất, cuộc khủng hoảng khiến người tiêu dùng dè dặt hơn về tài chính. Tăng
trưởng chi tiêu hộ gia đình hàng năm giảm mạnh khoảng 6,5% vào năm 2020 (xem Biểu
đồ 2.2.5), đây có thể là một lý do khiến doanh số bán lẻ giảm. Theo nghiên cứu của Công
ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng về ngành bán lẻ tại Việt Nam, thị trường chứng kiến
sự sụt giảm chi tiêu cho các sản phẩm không thiết yếu buộc nhiều cửa hàng không thiết
yếu như rạp hát, phòng tập thể dục, thẩm mỹ viện, spa, nhà hàng và quán bar, v.v. đóng
30

trong khi khóa máy. Mặt khác, các sản phẩm vệ sinh cá nhân như nước súc miệng, sữa
tắm và khăn giấy mặt đã chứng kiến mức tiêu thụ tăng vọt lần lượt là 78%, 45% và 35%
do người tiêu dùng Việt Nam thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung để bảo vệ
mình khỏi căn bệnh này.
Hình 2.5:: Phần trăm thay đổi hàng năm trong chi tiêu của người tiêu dùng Việt
Nam từ năm 2010 đến năm 2020 (Đơn vị:%)

Nguồn: Ngân hàng Thế giới


- Thứ hai, theo khảo sát của SAPO trên 15.000 nhà bán lẻ, thời kỳ xa cách xã hội
kéo dài đã gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của họ. Cụ thể, 39,4% nhà
bán lẻ cho biết bị ảnh hưởng nặng nề bởi các vấn đề vận chuyển lớn do đại dịch gây ra
như hạn chế di chuyển trong các khu vực có nguy cơ cao trong khi 20,7% chứng kiến tỷ
lệ hủy đơn hàng tăng đột biến chưa từng có. Ngoài ra, việc ngày càng có nhiều chủ hàng
bị nhiễm COVID-19 hoặc bỏ việc ở các thành phố lớn để về quê lánh nạn cũng khiến
tốc độ xử lý đơn hàng bị chậm lại, gây ra sự không hài lòng từ phía khách hàng.
31

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒI PHỤC CHUỖI CUNG ỨNG TẠI


VIỆT NAM
3.1. Minh bạch hoá chuỗi cung ứng
Minh bạch về chuỗi cung ứng có nghĩa là một doanh nghiệp biết chính xác những
gì đang xảy ra ở mọi giai đoạn chuỗi cung ứng của mình và truyền đạt thông tin thực tế
về hoạt động chuỗi cung ứng của mình trong và ngoài nước. Các thông tin cần truyền
đạt bao gồm: Tiêu chuẩn chất lượng và an toàn sản phẩm; nguồn cung ứng nguyên liệu
thô; thực hành lao động; bảo vệ môi trường,...
Minh bạch hóa chuỗi cung ứng là cách tốt nhất để xây dựng niềm tin giữa các nhà
cung cấp, công ty và khách hàng; bởi vì một chuỗi cung ứng minh bạch dự kiến một hình
ảnh của một doanh nghiệp trung thực và đáng tin cậy. Khả năng hiển thị và dữ liệu đáng
tin cậy là công cụ cho phép minh bạch chuỗi cung ứng.
Dưới đây là một số lợi ích của tính minh bạch chuỗi cung ứng:
- Đảm bảo khách hàng: Bằng cách cung cấp thông tin về thực tiễn sản xuất, tiêu
chuẩn an toàn và đạo đức chuỗi cung ứng; người tiêu dùng cảm thấy được thông
báo và trao quyền về việc mua hàng của họ, tăng khả năng lựa chọn sản phẩm của
doanh nghiệp hơn so với sản phẩm không có thông tin xuất xứ.
- Khách hàng trung thành với thương hiệu: Giữ chân khách hàng là tiêu chuẩn vàng
cho lợi nhuận trong kinh doanh. Chi phí thu hút một khách hàng mới lớn gấp năm
lần so với giữ một khách hàng hiện có và tỷ lệ giữ chân khách hàng 5% có thể
làm tăng lợi nhuận 25-95%.
- Quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn: Một doanh nghiệp với chuỗi cung ứng minh bạch
tạo ra một nền văn hóa tin tưởng trong toàn bộ hệ sinh thái của mình và thu hút
các nhà cung cấp và đối tác có cùng chí hướng.
- Tăng lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành và cải tiến toàn ngành.
Để có một chuỗi cung ứng hiệu quả, các nhà cung ứng cần phải quyết định tính
minh bạch có ý nghĩa như thế nào, thông tin nào được tiết lộ, cụ thể là:
32

- Các nhà cung cấp dịch vụ cần công khai và cập nhật thông tin thường xuyên về
sản phẩm. Truyền đạt thông tin cho cả bên trong và bên ngoài, ở mức độ chi tiết
được yêu cầu hoặc mong muốn.
- Có các quy trình kiểm tra và kiểm toán được tiêu chuẩn hóa để đảm bảo rằng dữ
liệu về chất lượng, an toàn và tuân thủ đạo đức được thu thập tại tất cả các nhà
máy của nhà cung cấp là chính xác và đáng tin cậy - bất kể nhà máy nằm ở đâu
và việc kiểm tra và kiểm toán đang được thực hiện bởi nhóm nội bộ hoặc nhà
cung cấp bên thứ ba. Thêm vào đó là thiết lập bản đồ chuỗi cung ứng và đánh giá
được nhà cung cấp.
- Xác định chính xác và thu thập dữ liệu từ tất cả các liên kết trong chuỗi cung ứng
như xuất xứ nguồn gốc thực phẩm, bảng giá các dịch vụ như ăn uống, giải trí,...
- Bên cạnh đó, các nhà cung ứng cũng cần xem xét đến việc hợp tác giữa những
chuỗi cung ứng với nhau nhằm tối đa hóa sự hài lòng của khách hàng.
Bằng cách đưa tính minh bạch hóa của chuỗi cung ứng vào chiến lược chuyển đổi
kỹ thuật số, các tổ chức có thể thu thập các loại thông tin chuỗi cung ứng mới, chẳng hạn
như các báo cáo về lạm dụng lao động hoặc vi phạm quy định về môi trường. Điều đó
có thể cho công ty thấy nơi cần cải tiến, có thể bằng cách thay đổi nhà cung cấp.
Ví dụ đối với chuỗi cung ứng nông sản, nhằm khắc phục nhược điểm nông sản
chưa rõ nguồn gốc xuất xứ làm cản trở hàng nông sản Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng
quốc tế; các nhà nông sản cần minh bạch để xây dựng chuỗi giá trị nông sản. Cụ thể là:
Trong phát triển chuỗi giá trị, quan trọng nhất là làm sao để liên kết (nông dân - hợp tác
xã - DN) được bền vững, tránh hiện tượng phá vỡ hợp đồng hay bẻ kèo. Muốn giảm rủi
ro, cần phải minh bạch hóa thông tin theo hai cách, thông qua hợp đồng đối với các sản
phẩm có chất lượng đặc thù, và đa dạng hóa khách hàng.
Lâu nay, nông dân quen với việc chờ thương lái đến mua, nên rất bị động. Vậy
nên, với các sản phẩm có khối lượng lớn, nông dân cần chủ động tổ chức mang ra chợ
đầu mối để bán. Với các địa phương không có chợ đầu mối nông sản, chính quyền cần
hỗ trợ thành lập hay kết nối…
33

Đối với nhiều DN, hợp tác với nông dân là vấn đề mới mẻ, còn đối với nông dân
kinh nghiệm đàm phán hợp đồng cũng còn rất hạn chế, vậy nên cần có đơn vị hỗ trợ kết
nối, tư vấn đào tạo về thị trường. Công tác khuyến nông cũng cần được đổi mới phương
pháp và nội dung để hỗ trợ nông dân sản xuất hàng hóa, tham gia vào chuỗi giá trị hiệu
quả hơn.
3.2. Ứng dụng logistics thông minh
Thành công của logistics nằm ở việc quản lý hàng tồn kho và kho bãi hiệu quả,
tự động hóa các quy trình kinh doanh nội bộ, giao hàng nhanh chóng và đảm bảo chất
lượng cũng như bảo quản hàng hóa an toàn. Và trong thời đại hiện nay, sử dụng công
nghệ chính là một công cụ đắc lực, là giải pháp hồi phục chuỗi cung ứng hoàn hảo mà
các doanh nghiệp, quốc gia cần tận dụng để mọi thứ trở nên dễ dàng hơn.
Tại Việt Nam, Internet of Things (IoT) đã và đang được nghiên cứu và ứng dụng
rộng rãi để góp phần giải quyết các vấn đề nhức nhối của xã hội như môi trường, giao
thông, y tế cũng như để nâng cao năng suất lao động và chất lượng cuộc sống. Để xây
dựng và triển khai các hệ thống IoT cần tích hợp nhiều công nghệ bao gồm công nghệ
bán dẫn (chế tạo cảm biến, vi mạch); công nghệ truyền thông tin; công nghệ xử lý số
liệu, điện toán đám mây…
Sở hữu các kết nối thông minh, Internet of Things (IoT) đang tạo nên những thay
đổi trong lĩnh vực logistics; các ứng dụng của IoT kể đến như: giám sát chuỗi cung ứng,
theo dõi phương tiện, quản lý hàng tồn kho, vận chuyển an toàn và tự động hóa các quy
trình. IoT có thể tạo ra một hệ thống quản lý vị trí thông minh cho phép các công ty dễ
dàng theo dõi các hoạt động của tài xế, vị trí phương tiện và tình trạng giao hàng. Khi
hàng hóa được giao đến một địa điểm nhất định, sẽ có thông báo được gửi bởi hệ thống.
Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc lập kế hoạch giao hàng, thu thập thông tin và xem
lịch trình. Tất cả các thay đổi được phát hiện ngay lập tức và phản ánh theo thời gian
thực. Việc đặt các cảm biến nhỏ sẽ cho phép các công ty dễ dàng theo dõi các mặt hàng
tồn kho, giám sát trạng thái và vị trí của chúng và tạo ra một hệ thống kho thông minh.
Do vậy có thể ngăn chặn bất kỳ hư tổn nào, đảm bảo lưu trữ hàng hóa an toàn cũng như
định vị hiệu quả một mặt hàng cần thiết. Các thiết bị hỗ trợ Internet thu thập lượng dữ
34

liệu lớn và truyền chúng đến hệ thống trung tâm để phân tích. IoT và các giải pháp phân
tích dự đoán có thể được áp dụng để lập kế hoạch tuyến đường và giao hàng cũng như
xác định các lỗi khác nhau trước khi có sự cố. Nhờ đó có thể thay thế kịp thời các bộ
phận máy móc, ngăn ngừa mọi sự cố và bảo trì xe hoặc thiết bị hiệu quả.
Một thành tựu khác mà công nghệ mang lại giúp hồi phục chuỗi cung ứng đối với
ngành logistics được cho rằng rất đáng kể. Với tình hình hiện nay, năng lực vận tải quốc
tế của các ngành logistics Việt còn rất yếu. Hiện nay vẫn chưa có công ty vận tải biển
nào có thể đảm đương được việc chuyên chở hàng hóa Việt ra thị trường quốc tế. Trong
khi đó, việc phát triển logistics chuyên dụng bằng hàng không, máy bay chuyên vận
chuyển hàng hóa còn yếu. Vì vậy, vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải tìm cách ứng
dụng các công nghệ mới để đáp ứng yêu cầu của thương mại điện tử, chuỗi cung ứng
lạnh, tự động hóa trong quản trị kho hàng cũng như mảng logistics đô thị cần sự phát
triển hơn nữa với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của công nghệ số. Liên quan đến việc chuyển
đổi số đối với các doanh nghiệp logistics vừa qua, Chính phủ đã có thông báo 331/TB-
VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp lần thứ nhất
của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ngày 30/11/2021
Kiến nghị các giải pháp với Chính phủ nhằm tạo điều kiện thúc đẩy cho ngành
logistics Việt Nam phát triển, ông Lê Duy Hiệp cho biết cần phát triển kết cấu hạ tầng
logistics đồng bộ; phát triển các doanh nghiệp vận tải biển, vận tải hàng không mang
thương hiệu Việt Nam; phát triển các doanh nghiệp logistics mũi nhọn trên lĩnh vực
logistics tích hợp 3PL-4PL, logistics phục vụ thương mại điện tử, các trung tâm logistics
tại thị trường nước ngoài…

Ngoài ra, để tăng cường sức mạnh cho Hiệp hội và ngành logistics Việt Nam,
VLA sẽ tập trung phát triển hội viên tiềm năng; tăng cường các hoạt động kết nối, quảng
bá cho hội viên; tăng cường hợp tác quốc tế; triển khai hiệu quả các gói hỗ trợ của Nhà
nước hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và Dự án xây dựng bộ Chỉ số logistics cấp tỉnh
(LCI).
35

Hiện có khoảng 40% doanh nghiệp logistics đã áp dụng chuyển đổi số, khá nhiều
doanh nghiệp đã đi đầu như tại cảng Cát Lái đã áp dụng khai quan và các dịch vụ khác
hoàn toàn điện tử. Tuy nhiên do doanh nghiệp logistics Việt Nam chủ yếu là doanh
nghiệp vừa và nhỏ do đó việc tiếp cận vốn, tài chính còn hạn chế, công nghệ khó lựa
chọn do còn hạn chế về nguồn lực.

3.3. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý chuỗi cung ứng
Quản lý chuỗi cung ứng gắn liền với hầu như tất cả các hoạt động của doanh
nghiệp: từ việc hoạch định và quản lý quá trình tìm nguồn hàng, thu mua, sản xuất thành
phẩm từ nguyên liệu thô, quản lý hậu cần… đến việc phối hợp với các đối tác, nhà cung
cấp, các kênh trung gian, nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng. Và để tối ưu hóa các hoạt
động này thì cần phải có sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI).
AI là việc ứng dụng phần mềm máy tính để ra quyết định và tương tác với khả
năng của con người. AI tồn tại từ lâu nhưng tiềm năng xử lý những vấn đề phức tạp và
tìm kiếm thông tin trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng vẫn chưa được khai thác đầy
đủ.
Quan sát các xu hướng và mô hình thị trường là chìa khóa để dẫn đầu trong kinh
doanh chuỗi cung ứng. AI có thể cung cấp phân tích chưa từng có về hiệu suất quản lý
chuỗi cung ứng, giúp xác định được yếu tố ảnh hưởng tới hiệu suất; thêm vào đó là khả
năng phân tích khối lượng dữ liệu khổng lồ, nâng cao độ chính xác của dự báo nhu cầu.
Trên thực tế, nó cung cấp một vòng dự báo vô tận, liên tục điều chỉnh dự báo dựa trên
thời gian thực bán hàng, thời tiết và các yếu tố khác. Tiếp đến là có thể cải thiện việc lựa
chọn nhà cung cấp và tăng hiệu quả của việc quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp. AI
có thể phân tích dữ liệu liên quan đến nhà cung cấp, chẳng hạn như hiệu suất giao hàng
đầy đủ đúng hạn, kiểm tra, đánh giá, chấm điểm tín dụng và cung cấp thông tin để sử
dụng cho các quyết định trong tương lai liên quan đến một số nhà cung cấp nhất định.
Kết quả là, một công ty có thể đưa ra các quyết định tốt hơn về nhà cung cấp và cải thiện
dịch vụ khách hàng của mình.
36

Minh chứng rõ ràng nhất cho tính hiệu quả việc ứng dụng AI là việc các chuỗi
cung ứng lớn của thế giới Unilever, Nike, Nestle, Intel,... đưa AI vào việc quản lý, sắp
xếp, thiết lập kế hoạch; tạo nên những phát triển bền vững và nổi trội như hiện nay.
Trong thời gian COVID-19, doanh nghiệp nước ta lúng túng trong việc đưa ra
quyết định khi mà phải đối mặt với đứt gãy chuỗi cung ứng, tình cảnh hàng tồn kho chất
chồng,... Từ đây ta thấy rõ được tính cần thiết và sự phù hợp của Trí tuệ nhân tạo trong
quản lý chuỗi cung ứng, có thể giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược và tháo gỡ khó khăn.
Hơn nữa, trong bối cảnh hiện nay tại Việt Nam, mục tiêu “phục hồi và phát triển
kinh tế xã hội” đặt lên hàng đầu, doanh nghiệp được khuyến khích chủ động thích ứng.
Cho nên đổi mới, tiếp cận hiện đại, đưa AI vào doanh nghiệp chính là một hướng đi tiềm
năng cho tương lai.
3.4. Nâng cao chất lượng nông sản
Việt Nam là nước có nguồn nông sản vô cùng phong phú và đa dạng, đáp ứng cho
an ninh lương thực quốc gia và còn góp phần tăng GDP của đất nước nhờ vào hoạt động
xuất khẩu nông sản sang các nước. Tuy nhiên nông sản Việt Nam có giá trị không cao
do chất lượng nông sản không đáp ứng được các yêu cầu của đối tác.
Áp dụng khoa học công nghệ là giải pháp đột phá, biến ngành sản xuất trở thành
nông nghiệp xanh, nông nghiệp có giá trị gia tăng cao.
Khoa học công nghệ được áp dụng qua các hình thức sau:
- Lai tạo, chọn lọc nhiều giống cây trồng tốt, có chất lượng và năng suất cao.
- Ứng dụng khoa học công nghệ để phục tráng lại các giống cây con chất lượng bảo
đảm đưa vào sản xuất.
- Áp dụng các quy trình kỹ thuật hiện đại vào trong sản xuất như nông nghiệp công
nghệ cao, thủy canh,..
- Xây dựng nhà màng, nhà kính để kiểm soát dịch bệnh và ứng phó với sự thay đổi
của khí hậu.
- Kết hợp với chuyển giao công nghệ từ nước ngoài để chọn được những giống có
hiệu quả cao nhất.
37

- Đưa nhanh công nghệ mới vào tất cả các khâu: sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế
biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.
- Tiếp đến, tăng cường liên kết giữa nông dân – nhà khoa học – doanh nghiệp – nhà
nước.
- Tăng cường liên kết để phát triển sản xuất quy mô lớn, bảo đảm chất lượng nông
sản ổn định. Việc sản xuất của nông dân dưới sự tư vấn kỹ thuật của các nhà khoa
học cùng với sự định hướng, quy hoạch của nhà nước sẽ đảm bảo năng suất, chất
lượng nông sản đồng đều, năng suất ổn định.
- Cần đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ, hữu cơ giữa khoa học, kỹ thuật và công nghệ
với sản xuất, kinh doanh bằng các chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội
ở nông thôn. Việc sản xuất không tập trung, nhỏ lẻ, manh mún dẫn đến sản xuất
không đồng bộ, chất lượng không đúng tiêu chuẩn. Do đó, quy hoạch sản xuất tập
trung để dễ dàng kiểm soát dịch bệnh, áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật
hiện đại vào sản xuất góp phần gia tăng năng suất và chất lượng nông sản. Phát
triển ngành nông nghiệp theo chuỗi giá trị sản phẩm dựa trên nguyên tắc lựa chọn
dựa trên quy mô giá trị của ngành hàng. Lấy doanh nghiệp làm hạt nhân liên kết
với các chủ thể kinh tế trong vùng sản xuất tập trung, có quy mô phù hợp; liên kết
chặt chẽ chuỗi đầu vào - sản xuất - chế biến - phân phối.
Các cơ quan chức năng cần nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện bộ tiêu chuẩn
về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật để phổ biến rộng rãi cho người dân. Ngoài ra
tiếp tục tăng cường khả năng đàm phán, thương thảo với các thị trường xuất khẩu để có
những tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp. Làm tốt vấn đề trên thì người sản xuất, doanh nghiệp
xuất khẩu có thể nắm rõ và triển khai thực hiện, tránh bị trả hàng hay nhận những cảnh
báo về chất lượng như thời gian qua.
Đầu tư công nghệ chế biến sẽ giúp nâng cao chất lượng và giá trị. Muốn làm được
điều này trước hết phải xác định được đâu là sản phẩm nên xuất tươi, đâu là sản phẩm
nên chế biến để có thể đáp ứng được yêu cầu thị trường.
38

Việc đầu tư công nghệ chế biến bằng việc xử lý và chế biến nông sản sẽ giúp nông
sản giữ được chất lượng, không bị thất thoát, gia tăng thời gian sử dụng tăng khả năng
cạnh tranh với sản phẩm của các nước khác.
3.5. Đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp
Đối với bất cứ doanh nghiệp dịch vụ nào, nguồn nhân lực cũng chính là yếu tố
quyết định sự thành công. Trong những năm gần đây, ngành dịch vụ logistics tại Việt
Nam đã và đang phát triển nhanh chóng, ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
cũng đã được đưa vào đào tạo ở trình độ đại học, tuy nhiên số lượng vẫn còn hạn chế.
Để thúc đẩy ngành Logistics phát triển một cách sâu rộng và toàn diện thì các Bộ,
ban, ngành có liên quan tới khu vực dịch vụ logistics cần phải hợp tác với nhau chặt chẽ,
đặc biệt là Bộ GTVT, Bộ Công thương, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Hải quan, VLA, VCCI... để có thể phân định rõ khả năng
và trách nhiệm của mỗi bên trong chiến lược phát triển logistics nói chung và nguồn
nhân lực trong lĩnh vực Logistics nói riêng. Bộ GTVT cần phải phối hợp chặt chẽ cùng
Bộ Công thương và các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ,
trong đó có giải pháp phát triển nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế.
Mặt khác, các Bộ, ban, ngành cũng cần hợp tác chặt chẽ với các trường đại học
và các doanh nghiệp, tạo ra mối quan hệ tương tác qua lại lẫn nhau để có được sự hỗ trợ
cần thiết, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và thực tiễn.
Bên cạnh đó, về phía Nhà trường cũng cần hoàn thiện khung chương trình đào
tạo với định hướng tiếp cận các chương trình đào tạo tiên tiến trên thế giới kết hợp với
yêu cầu thực tiễn phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam, dựa vào các thông tin và nhu
cầu từ doanh nghiệp để đào tạo nguồn nhân lực thật hợp lý, cân bằng về cung và cầu.
Về phía doanh nghiệp logistics, cần hợp tác chặt chẽ với các trường đại học để
giúp đỡ các trường đại học hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ; tuân thủ đúng theo định
hướng của Nhà nước, đồng thời đào tạo và tái đào tạo cán bộ trong doanh nghiệp để nâng
cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn; đưa nguồn nhân lực trong logistics trở nên cân bằng
về trình độ.
39

Phát triển trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động logistics như: nâng
cao trình độ chuyên môn, tay nghề, tạo điều kiện cho người lao động học tập, làm việc
tích lũy kiến thức, kinh nghiệm từ thực tiễn; ứng dụng khoa học công nghệ trong việc
thực hiện các quy trình, thủ tục hải quan; đào tạo về công tác quản lý doanh nghiệp, cập
nhật các chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước; xác định rõ mục tiêu đào tạo,
xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực theo ngắn hạn và trung hạn,
chọn lựa đúng đối tượng đào tạo. Bên cạnh đó là nâng cao nhận thức người lao động:
Xuất phát từ nhu cầu phải nâng cao nhận thức của người lao động để đáp ứng yêu cầu
phát triển của DN, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức được thể hiện qua thái
độ tích cực, hành vi đúng đắn với công việc và các quan hệ xã hội khác. Tạo động lực
thúc đẩy người lao động: Tạo động lực thúc đẩy để đạt được sự hoạt động tích cực, góp
phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong công việc…
Ngoài ra, cần quan tâm đến các kỹ năng như: giao tiếp và tính toán tốt; kỹ năng
sử dụng ngoại ngữ; kỹ năng sử dụng máy vi tính, phần mềm văn phòng,...
40

KẾT LUẬN
So với nhiều quốc gia trên thế giới và khu vực, ngành chuỗi cung ứng Việt Nam
tuy còn non trẻ nhưng đã có sự phát triển nhanh chóng, đạt được một vài những thành
tựu nhất định, đạt được thế mạnh trên một số lĩnh vực như nông nghiệp, may mặc, linh
kiện điện tử,... Việt Nam đang nâng cao vị thế, uy tín của bản thân trong chuỗi cung ứng
toàn cầu, trở thành một điểm đầu tư hấp dẫn với nhiều hãng, quốc gia lớn trên thế giới.
Đại dịch COVID-19 tác động mạnh mẽ lên chuỗi cung ứng Việt Nam, buộc chính phủ
cũng như các doanh nghiệp trong nước có nhiều bước đột phá để phát triển và thay đổi,
nhanh chóng giải quyết các điểm yếu, khó khăn còn tồn đọng.
Bài tiểu luận của nhóm chúng em đã phân tích chi tiết những ảnh hưởng cả tích cực
và tiêu cực của đại dịch COVID-19 lên chuỗi cung ứng Việt Nam trên nhiều khía cạnh
như nông nghiệp, xuất nhập khẩu, sản xuất, thương mại và bán lẻ. Ứng dụng công nghệ
số, giao dịch thương mại theo nguyên tắc từ xa có cơ hội được mở rộng; thị trường xuất
khẩu được đa dạng hóa; khối lượng giao dịch thương mại quốc tế tăng do ứng dụng hiệu
quả blockchain cũng như thương mại điện tử có sự tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, nhiều
đàm phán và ký kết thúc đẩy mở cửa thị trưởng bị đình trệ, các hàng rào phi thuế quan,
cạnh tranh thương mại cũng gia tăng; nhiều điểm yếu về mặt phân phối bị bộc lộ, hàng
hóa bị tồn kho, ứ đọng; chuỗi cung ứng đường dài cũng bộc lộ nhiều hạn chế; mức tiêu
dùng của người dân trong nước và quốc tế suy giảm nghiêm trọng. Có thể thấy, chuỗi
cung ứng Việt Nam với những bước đi đúng thì đại dịch Covid có thể trở thành một cú
hích, một bước ngoặt để ngành thay đổi toàn diện trong những giai đoạn tiếp theo.
Cuối cùng trong bài tiểu luận của nhóm chúng em đưa ra một số những giải pháp
giúp phục hồi chuỗi cung ứng Việt Nam và xa hơn là phát triển đưa Việt Nam trở thành
một trung tâm lớn của chuỗi cung ứng toàn cầu. Những giải pháp tập trung chủ yếu vào
gia tăng ứng dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ như ứng dụng trí tuệ nhân tạo,
logistics thông minh; nâng cao và minh bạch hóa chất lượng, nguồn gốc sản phẩm; đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao,..
Những giải pháp này hứa hẹn đem lại những hiệu quả to lớn, lâu dài cho ngành.
Nếu được đầu tư, xây dựng kế hoạch phát triển chi tiết, bài bản, chuỗi cung ứng Việt
41

Nam chắc chắn sẽ trở thành một điểm trụ vững chắc cho nền kinh tế Việt Nam, giúp Việt
Nam thực hiện đúng hạn nhiều mục tiêu về kinh tế đặt ra.
42

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Abhijit Majumdar, Mahesh Shaw, Sanjib Kumar Sinha, 2020. COVID-19 debunks
the myth of socially sustainable supply chain: A case of the clothing industry in
South Asian countries. ScienceDirect, [online]. Available at:
<https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S2352550920304139>
(Accessed: 13:47PM ngày 1 tháng 3 năm 2022).
2. Alexis Bateman, Leonardo Bonanni, 2019. What Supply Chain Transparency Really
Means. Harvard Business Review, [online]. Available at:
<https://hbr.org/2019/08/what-supply-chain-transparency-really-means>
(Accessed: 13:47PM ngày 1 tháng 3 năm 2022).
3. Bộ Công thương, Tổng cục Hải quan, Cục Xuất nhập khẩu, 2020. Báo cáo Xuất nhập
khẩu Việt Nam 2020. [pdf] Bộ Công thương. Available at:
<http://tbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/sach_bao%20cao-
xnk%20viet%20nam_2020.pdf>
4. CEIC Data, 2020. Vietnam Retail Sales Growth. [online] CEIC Data. Available at:
<https://www.ceicdata.com/en/indicator/vietnam/retail-sales-growth>
5. Chopra, S., 2019. Supply chain management : strategy, planning and operation.
New York, Ny: Pearson Education.
6. Đào Thế Anh, 2018. Minh bạch để xây dựng chuỗi giá trị nông sản. Tạp chí Tài
chính, [online]. Available at: <ttps://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/minh-
bach-de-xay-dung-chuoi-gia-tri-nong-san-139616.html> (Accessed: 13:47PM ngày
1 tháng 3 năm 2022).
7. Daoping Wang, Klaus Hubacek, Xi Liang, D’Maris Coffman, Stephane Hallegatte
& Dabo Guan, 2021. Reply to: Observed impacts of the COVID-19 pandemic on
global trade. Nature Human Behavior, [e-journal]. Available at:
<https://core.ac.uk/reader/328146410> (Accessed: 13:47PM ngày 1 tháng 3 năm
2022).
8. Deloitte University Press. The path to supply chain transparency. [pdf] Deloitte
University Press. Available at:
43

<https://www2.deloitte.com/content/dam/insights/us/articles/supply-chain-
transparency/DUP785_ThePathtoSupplyChainTransparency.pdf>
9. Deloitte, 2020. Retail in Vietnam: An accelerated shift towards omnichannel
retailing. [online] Deloitte. Available at:
<https://www2.deloitte.com/vn/en/pages/consumer-business/articles/vietnam-
consumer-retail-2020.html> (Accessed: 13:47PM ngày 1 tháng 3 năm 2022).
10. Duy Nhien Nguyen, Thi Thu Hoai Nguyen, Thi Tho Nguyen, Xuan Hung Nguyen,
Thi Kim Thu Doe, Hoai Nam Ngo, 2020. The effect of supply chain finance on
supply chain risk, supply chain risk resilience, and performance of Vietnam SMEs
in the global supply chain. GrowingScience, [online]. Available at:
<https://www.growingscience.com/uscm/Vol10/uscm_2021_89.pdf>
11. Edwin Lopez, 2021. 6 charts show the effects of Vietnam's lockdowns on supply
chains. SupplyChainDive, [online]. Available at:
<https://www.supplychaindive.com/news/6-charts-effects-Vietnam-
lockdowns/608745/> (Accessed: 13:47PM ngày 1 tháng 3 năm 2022).
12. Goel, R.K., Saunoris, J.W. and Goel, S.S., 2021. Supply chain performance and
economic growth: The impact of COVID-19 disruptions. Journal of Policy
Modeling, 43(2).
13. Ha Thanh Lam, Bui Van Huyen, 2020. Impacts of COVID-19 Outbreak on
Vietnam’s Foreign Trade. Russian Journal of Vietnamese Studies. [online] Available
at: <https://vietnamjournal.ru/2618-9453/article/view/87071/65253>
14. Harland, C., Guido Nassimbeni and Eugene Stewart Schneller, 2013. The SAGE
handbook of strategic supply management. London: Sage.
15. Lam Si Tran, Ngoc Thi Bich Tran, Galina Anzelmovna Barysheva, Binh Thanh Dao,
Trung Duc Tran, 2020.Domestic Enterprises in Supply Chains of Multinational
Corporations: Vietnam Case Study. ExcelingTech Publishing Company, [e-journal].
Available at: <https://core.ac.uk/reader/328146410> (Accessed: 13:47PM ngày 1
tháng 3 năm 2022).
44

16. Lambert, D.M., Stock, J.R. and Ellram, L.M., 1998. Fundamentals of logistics
management. Boston: Irwin/Mcgraw-Hill.
17. Lien Hoang, 2021. Vietnam's supply chains struggle to shake off COVID impact.
Nikkei Asia, [online]. Available at:
<https://asia.nikkei.com/Business/Companies/Vietnam-s-supply-chains-struggle-
to-shake-off-COVID-impact> (Accessed: 13:47PM ngày 1 tháng 3 năm 2022).
18. Lucy Benton, 2018. 6 ways AI is impacting the supply chain. Supply Chain Beyond
[online]. Available at: <https://supplychainbeyond.com/6-ways-ai-is-impacting-the-
supply-chain/> (Accessed: 13:47PM ngày 1 tháng 3 năm 2022).
19. Mentzer, J.T., 2001. Supply chain management. Thousand Oaks, Calif.: Sage
Publications.
20. NEU, 2020. The Impacts of COVID-19 on Logistics in Vietnam. [pdf] NEU.
Available at: <https://neu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/crceb/B5-
KỈ%20YẾU%20HỘI%20THẢO%202-12.pdf>
21. Ngân hàng Thế giới, 2020. Tăng cường phát triển bền vững của Việt Nam. Ngân
hàng Thế giới. [pdf] Ngân hàng Thế giới. Available at:
<https://documents1.worldbank.org/curated/ru/239471468337843340/pdf/847100
WP0VIETNAMESE0Box382122B00PUBLIC0.pdf>
22. Ngô Dương Minh, 2020. Sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu dưới tác động của
Covid-19. Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng. [pdf] Available at:
<https://hvnh.edu.vn/medias/tapchi/vi/11.2020/system/archivedate/a6d06547_Bài
%20của%20Ngô%20Dương%20Minh.pdf>
23. Ngoc Hong Duong, 2021. Post Covid-19: Opportunities and challenges for the
fishery supply chain in Vietnam. IJSSR. [online] Available at:
<https://myjms.mohe.gov.my/index.php/ijssr/article/view/13003> (Accessed:
13:47PM ngày 1 tháng 3 năm 2022).
24. Ngọc Trâm, 2021. Ứng dụng công nghệ giám sát thông minh vào quản lý hệ thống
logistics giúp công ty tăng hiệu suất và bảo mật. Hikvision, [online]. Available at
<https://hikvision.vn/tin-tuc/ung-dung-cong-nghe-giam-sat-thong-minh-vao-quan-
45

ly-thong-logistics-giup-cong-ty-tang-hieu-suat-va-bao-mat.html> (Accessed:
13:47PM ngày 1 tháng 3 năm 2022).
25. Nguyễn Phi Vân, 2016. Xây dựng chuỗi cung ứng khu vực. Tuổi trẻ Online, [online].
Available at: <https://tuoitre.vn/xay-dung-chuoi-cung-ung-khu-vuc-1036864.htm>
(Accessed: 13:47PM ngày 1 tháng 3 năm 2022).
26. P.V, 2022. Nhìn lại tình hình kinh doanh ngành bán lẻ năm 2021: Chuyển đổi số và
thanh toán không tiền mặt lên ngôi. VTV News. [online] (Last updated on: 13:47PM
ngày 1 tháng 3 năm 2022). Available at: <https://vtv.vn/cong-nghe/nhin-lai-tinh-
hinh-kinh-doanh-nganh-ban-le-nam-2021-chuyen-doi-so-va-thanh-toan-khong-
tien-mat-len-ngoi-20220106201514676.htm>
27. Phạm Thị Thanh Bình, 2021. Phát triển chuỗi cung ứng thương mại Việt Nam trong
bối cảnh hậu Covid-19. Tạp chí Ngân hàng, [online]. Available at:
<https://asia.nikkei.com/Business/Companies/Vietnam-s-supply-chains-struggle-
to-shake-off-COVID-impact> (Accessed: 13:47PM ngày 1 tháng 3 năm 2022).
28. PricewaterhouseCoopers, 2020. Impact of COVID-19 on the supply chain industry.
[pdf] PricewaterhouseCoopers. Available at:
<https://www.pwc.com/ng/en/assets/pdf/impact-of-covid19-the-supply-chain-
industry.pdf>
29. Pritesh Samuel, 2021. COVID-19 and the Effects on Supply Chains in Vietnam.
Vietnam Briefing, [online]. Available at: <https://www.vietnam-
briefing.com/news/covid-19-effects-supply-chains-vietnam.html/> (Accessed:
13:47PM ngày 1 tháng 3 năm 2022).
30. Pritesh Samuel, 2021. Vietnam’s High Growth Import and Export Industries.
Vietnam Briefing, [online] (Last updated 1:17PM, 1/3/2022). Available at:
<https://www.vietnam-briefing.com/news/vietnams-high-growth-import-and-
export-industries.html/>
31. Shawn Tan, Trang Tran, 2020. Impacts of Covid-19 on Firms in Vietnam. World
Bank Group, [online]. Available at:
<https://openknowledge.worldbank.org/bitstream/handle/10986/34902/Impacts-of-
46

COVID-19-on-Firms-in-Vietnam-Results-from-the-Second-Round-of-COVID-19-
Business-Pulse-Survey.pdf?sequence=1&isAllowed=y>
32. Sudeep Srivastava, 2022. Optimizing Supply Chain with AI and Analytics.
Appinventiv, [online]. Available at: <https://appinventiv.com/blog/ai-in-supply-
chain-analytics/> (Accessed: 13:47PM ngày 1 tháng 3 năm 2022).
33. Suriyan Jomthanachaia, Wai-Peng Wong, Keng-LinSoha, Chee-PengLim, 2020. A
global trade supply chain vulnerability in COVID-19 pandemic: An assessment
metric of risk and resilience-based efficiency of CoDEA method. ScienceDirect,
[online]. Available at:
<https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0739885921001384?via%3Di
hub> (Accessed: 13:47PM ngày 1 tháng 3 năm 2022).
34. Tam Harbert, 2020. Supply chain transparency, explained. MIT Management,
[online]. Available at: <https://mitsloan.mit.edu/ideas-made-to-matter/supply-
chain-transparency-explained> (Accessed: 13:47PM ngày 1 tháng 3 năm 2022).
35. The World Bank, 2020. Impacts of COVID-19 on Firms in Vietnam. [pdf] The World
Bank. Available at:
<https://pubdocs.worldbank.org/en/743811600996952640/Slide-Impacts-of-
COVID-19-on-firms-in-Vietnam.pdf>
36. Tổng cục Thống kê, 2020. Xuất, nhập khẩu năm 2020. Tổng cục Thống kê [online]
Available at: <https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/01/xuat-
nhap-khau-nam-2020-no-luc-va-thanh-cong/>
37. Tổng cục Thống kê, 2021. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội quý II và 6 tháng đầu
năm 2021. [online] Tổng cục Thống kê. Available at: <https://www.gso.gov.vn/du-
lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/06/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-ii-va-6-
thang-dau-nam-2021/>
38. Tổng cục Thống kê, 2021. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội quý III và 9 tháng năm
2021. [online] Tổng cục Thống kê. Available at: < https://www.gso.gov.vn/du-lieu-
va-so-lieu-thong-ke/2021/09/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iii-va-9-thang-
nam-2021/
47

39. Tuấn Anh, 2020. Logistics thông minh - Chìa khóa để Việt Nam nâng cao vị thế
trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Doanh nghiệp hội nhập, [online]. Available at:
<https://doanhnghiephoinhap.vn/logistics-thong-minh-chia-khoa-de-viet-nam-
nang-cao-vi-the-trong-chuoi-cung-ung-toan-cau.html> (Accessed: 13:47PM ngày 1
tháng 3 năm 2022).
40. UNCTAD, 2020. Key Statistics and Trends in International Trade 2020. [pdf]
UNCTAD. Available at: <https://unctad.org/system/files/official-
document/ditctab2020d4_en.pdf>
41. VNA, 2022. Retail sales of goods, services fall 8.7 percent in 11 months. Vietnam
+. [online] (Last updated on: 13:47PM ngày 1 tháng 3 năm 2022). Available at:
<https://en.vietnamplus.vn/retail-sales-of-goods-services-fall-87-percent-in-11-
months/216332.vnp>
42. World Health Organization, 2020. Coronavirus disease 2019 (COVID-19) Situation
Report – 70. [pdf] World Health Organization. Available at:
<https://www.who.int/docs/default-source/coronaviruse/situation-
reports/20200330-sitrep-70-covid-19.pdf>
43. The World Bank, 2018. The Logistics Performance Index and Its Indicators. [pdf]
The World Bank. Available at:
<https://openknowledge.worldbank.org/bitstream/handle/10986/29971/LPI2018.pd
f> (Accessed: 13:47PM ngày 1 tháng 3 năm 2022).
44. Quima, 2020. 2020 in Review: Global Trade Covid Disruption Reveals Changes in
Consumption Habits and Rampant Ethical Risks, as China Sourcing Beats the Odds.
[online] Quima. Available at: <https://www.qima.com/qima-news/2021-q1-
barometer--2020-in-review> (Accessed: 13:47PM ngày 1 tháng 3 năm 2022).
45. Zerin Tasnim, 2020. Disruption in global food supply chain(FSCs) due to Covid-19
pandemic and impact of digitization through block chain technology in FSCs
management. ResearchGate, [online]. Available at:
<https://www.researchgate.net/publication/344266574_Disruption_in_global_food
_supply_chainFSCs_due_to_Covid-
48

19_pandemic_and_impact_of_digitization_through_block_chain_technology_in_F
SCs_management>

You might also like