Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

Câu 8: Trong quá trình phát triển KST luôn thay đổi về cấu tạo,

hình dạng để thích nghi với điều kiện kí sinh:


A. Đúng
B. Sai
Câu 9: Để thực hiện chức năng sống ký sinh, KST có thể mất đi
những bộ phận không cần thiết và phát triển những bộ phận
cần thiết:
A. Đúng
B. Sai
Câu 10: Vật chủ phụ là:
A. Vật chủ chứa KST ở dạng trưởng thành
B. Vật chủ chứa KST ở dạng bào nang
C. Vật chủ chứa KST thực hiện sinh sản bằng hình thức vô
tính
D. Câu B và C đúng
E. Câu A và C đúng

Câu 11: Yếu tố nào sau đây là đặc điểm của bệnh kí sinh trùng:
A. Bệnh ký sinh trùng phổ biến theo mùa
B. Bệnh thường kéo dài suốt đời sống của sinh vật
C. Bệnh phổ biến theo vùng
D. Bệnh thường xuyên có tái nhiễm
E. Thường khởi phát rầm rộ
Câu 12: Bệnh ký sinh trùng có đặc điểm sau NGOẠI TRỪ:
A. Bệnh phổ biến theo vùng
B. Có thời hạn
C. Lâu dài
D. Âm thầm, lặng lẽ
E. Thường xuyên gây các biến chứng nghiêm trọng
Câu 13: Sự tương tác qua lại giữa kí sinh trùng và vật chủ trong
quá trình ký sinh sẽ dẫn đến các kết quả sau NGOẠI TRỪ:
A. KST bị chết do thời hạn
B. Ký sinh trùng bị chết do tác nhân ngoại lai
C. Vật chủ chết
D. Cùng tồn tại với vật chủ (hoại sinh)
E. Cùng tồn tại với vật chủ (hợp sinh)
Câu 14: Sinh vật bị KST sống nhờ và phát triển trong nó được
gọi là:
A. Vật chủ
B. Vật chủ chính
C. Vật chủ trung gian
D. Vật chủ phụ
E. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 15: Trong chu trình phát triển, khi ấu trùng Ascaris
lumbricoides đến phổi, biểu hiện lâm sàng là:
A. Rối loạn tiêu hóa
B. Rối loạn tuần hoàn
C. Hội chứng Loefler
D. Hội chứng suy dinh dưỡng
E. Hội chứng thiếu máu
Câu 16: chuẩn đoán chính xác người bị nhiễm bệnh Ascaris
lumbricoides bằng:
A. Dựa vào dấu hiệu rối loạn tiêu hóa
B. Biểu hiện sự tắc ruột
C. Biểu hiện của hội chứng Loeffler
D. Xét nghiệm phân tìm thấy trứng giun đũa trong phân
E. Xét nghiệm máu tìm thấy bạch cầu toan tính tăng cao
Câu 17: chuẩn đoán xác định trên lâm sàng người bị nhiễm
bệnh Ascaris lumbricoides khi:
A. Có biểu hiện rối loạn tiêu hóa
B. Có biểu hiện của tắc ruột
C. Người bệnh ói ra giun
D. Có suy dinh dưỡng ở trẻ em
E. ở trẻ em có bụng to, xanh xao
Câu 18: Trong phòng chống bệnh Ascaris lumbricoides, biện
pháp không thực hiện được là:
A. Giáo dục sử dụng hố xí hợp vệ sinh
B. Điều tri hàng loạt, đồng thời cho những người nhiễm giun
C. Ăn uống vệ sinh
D. Dùng thuốc diệt giai đoạn ấu trùng trong cơ thể
E. Không dùng phân tươi trong canh tác
Câu 19: Người bị nhiễm giun đũa có thể cho:
A. Ăn gỏi cá
B. Tôm cua sống
C. Ăn thịt lợn tái
D. Ăn bò tái
E. Ăn rau quả tươi không sạch
Câu 20: Đường xâm nhập của bệnh giun đũa vào cơ thể là:
A. Đường sinh dục
B. Đường hô hấp
C. Đường da, niêm mạc
D. Đường máu
E. Đường tiêu hóa
Câu 21: Giun đũa trưởng thành ký sinh ở:
A. Ruột già
B. Đường dẫn mật
C. Hạch bạch huyết
D. Ruột non
E. Tá tràng
Câu 22: Thức an của giun đũa trưởng thành trong cơ thể người
là:
A. Sinh chất ở ruột (nhũ chấp)
B. Dịch mật
C. Máu
D. Dịch bạch huyết
E. Sinh chất ở ruột và máu
Câu 23: Muốn chuẩn đoán chính xác người bị nhiễm giun đũa ta
phải:
A. Xét nghiệm máu
B. Xét nghiệm đờm
C. Xét nghiệm phân
D. Xét nghiệm dịch tá tràng
E. Xét nghiệm nước tiểu
Câu 24: Chuẩn đoán chính xác người bị nhiễm giun đũa bằng:
A. Dựa vào dấu hiệu rối loạn tiêu hóa
B. Biểu hiện của sự tắc ruột
C. Biểu hiện của hội chứng Loeffler
D. Xét nghiệm phân tìm thấy trứng giun đũa trong phân
E. Xét nghiệm máu thấy biến chứng toan tính tăng cao
Câu 25: Những thuốc sau đây có thể tẩy giun đũa, trừ:
A. Mebendazole
B. Albendazole
C. Pyrantel pamoate
D. Piperazine
E. Metronidazole
Câu 26: Những điều kiện sau đây thuận lợi cho sự phát triển
của giun đũa, trừ:
A. Nhiệt đọ nóng và ẩm
B. Dùng phân tươi để tưới rau, bón ruộng
C. Trẻ em đùa với đất cát
D. Không rửa tay trước khi ăn
E. Ăn thịt bò chưa nấu chín
Câu 27: Đoạn thắt ở 1/3 trước thân giun đũa cái có ý nghĩa về:
A. Tiêu hóa
B. Sinh dục
C. Bài tiết
D. Thần kinh
E. Dinh dưỡng
Câu 28: Trong điều trị giun tóc có thể dùng thuốc:
A. Quinin
B. Diethyl Carbamazine
C. Alendazole
D. Yomesan
E. Fansidar
Câu 29: Thức ăn của giun tóc
A. Dưỡng chất trong ruột
B. Máu
C. Bạch huyết
D. Mật
E. Tinh bột
Câu 30: Phòng bệnh giun tóc cần làm những điều này, ngoại trừ:

A. Không ăn thịt bò tái


B. Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi cầu
C. Không ăn rau sống
D. Không phóng uế bừa bãi
E. Tiêu diệt ruồi

Câu 31: Vị trí kí sinh bình thường của gin tóc là: (giun đũa thì ở ruột non)

A. Dạ dày
B. Tá tràng
C. Hồng tràng
D. Hồi tràng
E. Manh tràng

Câu 32: Trong điều trị giun móc, mỏ có thể dùng: (giun tóc Alendazole, giun đũa trừ Metrodiazole)

A. DEC
B. Quinnin
C. Mebendazole
D. Metronidazole
E. Piperazile

Câu 33: Mỗi con giun móc một ngày hút một lượng máu là:

A. 0.2 ml
B. 0.02ml
C. 2ml
D. 0.002ml
E. 0.12ml

Câu 34: Nếu thứ tự cơ quan nội tạng của người mà giun tóc đi qua

A. Gan, tim, phổi


B. Tim, gan, phổi, hầu
C. Ruột, tim, phổi
D. Gan, tim, phổi, hầu
E. Tim, phổi, ruột

Câu 35: Nghề nghiệp có nguy cơ nhiễm giun móc cao hơn

A. Công nhân hầm mỏ và nông dân lúa ruộng khô


B. Ngư dân đánh cá
C. Nông dân trồng lúc nước
D. Người trồng hoa cây cảnh
E. Bác sĩ thú y

Câu 36: Tuổi thọ giun móc cao hơn tuổi thọ giun đũa

A. Đúng
B. Sai

Câu 37: Giun móc ở người có thể gây xuất huyết nặng, gây tử vong

A. Đúng
B. Sai

Câu 38: Chu kì ngược dòng là đặc trưng của

A. Ankylostome duodenale
B. Necator americatus
C. Trichuris trichura
D. Ascaris lumbricoides
E. Enterobius vermicularis

Câu 39: Đường lây nhiễm giun kim phổ biến nhất ở trẻ em

A. Ấu trùng chui qua da


B. Uống nước lã
C. Nhiễm trứng qua áo quần chăn chiếu đồ chơi
D. Ăn rau quả sống
E. Ăn thịt lợn sống

Câu 40: Chẩn đoán xét nghiệm trứng giun kim phải dùng kĩ thuật

A. Cấy phân
B. Xét nghiệm dịch tá tràng
C. Xét nghiệm phong phú
D. Giấy bóng kính dính
E. Phương pháp Kato

Câu 41: Phòng bệnh giun kim không cần làm điều này:

A. Ăn chín, uống sôi


B. Không mặc quần không đáy cho trẻ em
C. Cắt móng tay
D. Không ăn thịt bò tái
E. Tẩy giun kim cho tập thể

Câu 42: Thể hoạt động của Entermoeba hystolytica

A. Sống được ở nhiệt độ ngoài trời


B. Dễ bị hủy hoại bởi nhiệt độ bên ngoài cơ thể
C. Có nhân thể ở giữa nhân, không có chân giả
D. Là thể gây nhiễm
E. Có thể lây từ người này sang người khác

Câu 43: Trong chu kì sinh thái của P.falciparum không có giai đoạn nào sau đây

A. Chu kì hữu tính ở muỗi


B. Chu kì ngoại hồng cầu tiên phát
C. Chu kì ngoại hồng cầu thứ phát
D. Chu kì vô tính trong hồng cầu
E. Chu kì vô tính ở người

Câu 44: Trong chu kì sinh thái của P.Vivax không có giai đoạn nào sau đây

A. Chu kì hữu tính ở muỗi


B. Chu kì ngoại hồng cầu tiên phát
C. Chu kì ngoại hồng cầu thứ phát
D. Chu kì vô tính trong hồng cầu
E. Chu kì hồng cầu tiên phát

Câu 45: Nhiệt độ môi trường tốt nhất cho kí sinh trùng sốt rét hoàn thành chu kì hữu tính ở muỗi là:

A. 14.5 độ C
B. 14,5-16,5 độ C
C. 15,5 độ C
D. 28-30 độ C
E. 14,5-30 độ C

Câu 46: Thời gian hoàn thành chu kì vô tính trong hồng cầu của P.falciparum

A. 24 giờ
B. 24-36 giờ
C. 24-48 giờ
D. 48 giờ
E. 72 giờ

Câu 47: Tái phát trong sốt rét do:

A. Loài P.vivax, P.ovale và P.malariale


B. Tất cả các loài KSTSR gây bệnh cho người
C. Do sự tồn tại lâu dài của KSTSR trong máu giữa các cơn sốt
D. Do KSTSR tồn tại trong gan
E. Chỉ xảy ra ở vùng nhiệt đới ẩm thấp

Câu 48: Thể tư dưỡng của KSTSR của người có đặc điểm, ngoại trừ:

A. Gây nhiễm cho muỗi


B. Phát triển thành thể phân chia
C. Thường không có không bào
D. Luôn luôn phá hủy hồng cầu của ký chủ
E. Có thể chứa sắc tố sốt rét

Câu 49: Làm phất máu để tìm KSTSR

A. Tốt nhất là lấy máu vào ban đêm


B. Nhuộm bằng thuốc nhuộm Giemsa
C. Giọt giày ít có khả năng tìm hơn giọt mỏng
D. Nhuộm bằng Giemsa với pH=7,3 là tốt nhất
E. Có thể tìm thấy tất cả các thể vô tính của KSTSR

Câu 50: Bệnh sốt rét do P.vivax trong dịch tể có thể gây ra, ngoại trừ:

A. Sốt rét thể não


B. Lách to
C. Sẩy thai
D. Sự suy yếu kéo dài
E. Thiếu máu huyết tán nặng

Câu 51: Khi bị nhiễm thể tư dưỡng P.vivax do truyền máu bệnh
nhân có thể mắc:
A. Sốt rét cơn
B. Sốt rét ác tính
C. Sốt rét cơn có tái phát xa
D. Không bị bệnh
E. Sốt rét cơn có giai đoạn ủ bệnh ngắn
Câu 52: Thể tư dưỡng P.falciparum có đặc điểm sau NGOẠI
TRỪ:
A. Thường có hình nhẫn gỗm có nhâm, nguyên sinh chất và
khoảng không bào.
B. Có hạt Schuffner
C. Có thể gặp 2 hay nhiều thể cùng ký sinh trong một hồng
cầu
D. Là thể gây sốt
E. Hồng cầu bị ký sinh không thay đổi hình dạng và kích
thước
Câu 53: Bệnh sốt rét do P.falciparum có các đặc điểm sau:
A. Thường gây sốt rét nặng và ác tính
B. Có từ 0.2 đến 2 phần trăm hồng cầu bị kí sinh
C. Không gây bệnh sốt rét tái phát
D. Sốt rét nhẹ
E. Sốt rét nặng hoặc ác tính và kháng thuốc
Câu 54: Thể tư dưỡng của kst sốt rét của người có các đặc điểm
sau:
A. Gây nhiễm cho người qua trung gian muỗi Anopheles
B. Hiếm khi phát triển thành thể phân chia
C. Thường có dạng amip
D. Chỉ có một thể tư dưỡng trong 1 hồng cầu
E. Thường có một thể tư dưỡng trong 1 hồng cầu
Câu 55: thể phân chia trong hồng cầu của KSTSR có các đặc
điểm sau:
A. Tất cả phát triển thành thể giao bào
B. Phá vỡ hồng cầu giải phóng mãnh trùng
C. Là thể gây nhiễm cho muỗi
D. Tồn tại trong máu lâu gây sốt rét tái phát xa
E. Vỡ hồng cầu phát triển chu kỳ vô tính mới
Câu 56: Bệnh sốt rét do P.vivax có các đặc điểm sau:
A. Thường gây sốt rét nhẹ và thường
B. Thường gây sốt rét nặng
C. Đề kháng với Chloroquin
D. Bệnh thường gây sốt rét ác tính
E. Phổ biến nhất ở việt nam
Câu 57: Bệnh sốt rét do P.falciparum thường có các đặc điểm
sau ngoại trừ:
A. Thường gây sốt rét nặng và ác tính
B. Bệnh kéo dài 6 tháng đến 1 năm
C. Thường gây sót rét tái phát xa
D. Đề kháng với Chloroquin
E. Chu kỳ cơn sốt có thể 24 đến 48 giờ
Câu 58: Chu kì vô tính của KSTSR:
A. Chỉ xảy ra trong máu
B. Là nguyên nhân chính gây vỡ tế bào gan gây sốt
C. Là nguyên nhân gây sốt có tính chất chu kỳ của bệnh sốt
rét
D. Chỉ xảy ra trong gan
E. Chỉ xảy ra trong hồng cầu
Câu 59: Cơn SR điển hình xuất hiện theo thứ tự sau:
A. Sốt, rét, đổ mồ hôi
B. Sốt, đổ mồ hôi, rét
C. Rét, sốt, đổ mồ hôi
D. Rét, đổ mồ hôi, sốt
E. Đổ mồ hôi, rét, sốt
Câu 60: Bệnh sốt rét đo P.vivax có đặc điểm:
A. Có thê tự giới hạn
B. Không điều trị sẽ tử vong
C. Chỉ có tái phát gần
D. Chỉ có tái phát xa
E. Không điều trị kịp thời để dẫn đến tử vong
Câu 61: KSTSR P.falciparum không có đặc điểm sau;
A. Thường gây SR nặng ác tính
B. Có tái phát gần
C. Có tái phát xa
D. Thường gây bệnh SR kháng thuốc
E. Không điều trị kịp thời dễ dẫn đến tử vong
Câu 62: Kỹ thuật chuẩn đoán bệnh SR được sử dụng rộng rãi là:
A. Miễn dịch huỳnh quang
B. PCR ( kĩ thuật khuếch đại chuỗi gen)
C. QBC test
D. Parasight test
E. Kéo máu, nhuộm Giemsa
Câu 63: Thuốc nào sau đây có tác dụng diệt giao bào và chu kỳ trong gan của KSTSR:
A. Pirymethamin
B. Chloroquin
C. Primaquin
D. Proguanin
E. Halofantrin

Câu 64: Trong bệnh lý do nhiễm với số lượng nhiều sán lá gan nhỏ có triệu chứng sau:
A. Rối loạn tiêu hóa, chán ăn, ăn không tiêu, đau âm ĩ vùng gan
B. Ngứa, dị ứng, phát ban, nổi mẫn
C. Bạch cầu toan tính 70-80%
D. Rối loạn tiêu hóa, chán ăn, ăn không tiêu, đau âm ĩ vùng gan, ngứa, dị ứng, phát ban, nổi mẫn
E. Rối loạn tiêu hóa, chán ăn, ăn không tiêu, đau âm ĩ vùng gan, ngứa, dị ứng, phát ban, nổi mẫn,
bạch cầu toan tính 70-80%

Câu 65: Giai đoạn khởi phát của bệnh sán lá gan nhỏ, xét nghiệm công thức bạch cầu toan tính chiếm:
A. 10-19%
B. 20-40%
C. 41-50%
D. 51-60%
E. 61-80%

Câu 66: Chẩn đoán bệnh sán lá gan nhỏ dựa vào:
A. Các triệu chứng lâm sàng
B. Thói quen ăn gỏi cá
C. Tìm trứng (trong phân hoặc dịch hút tá tràng)
D. Hình ảnh siêu âm gan
E. Bạch cầu toan tính tăng cao

Câu 67: Thuốc đặc hiệu điều trị sán lá gan nhỏ:
A. Chloroquin
B. Metronidazol
C. Albendazlo
D. Levamizol
E. Praziquantel

Câu 68: Phòng bệnh sán lá gan nhỏ:


A. Không ăn gỏi cá
B. Không ăn tôm sống
C. Không ăn cua nướng
D. Không ăn ốc
E. Uống nước đun sôi
Câu 69: Về mặt hình thể, sán lá gan lớn trưởng thành có đặc điểm:
A. Dài 3-4cm, ống tiêu hóa phân hai nhánh lớn
B. Dài 3-4cm, ống tiêu hóa phân hai nhánh chính, sau đó phân nhiều nhánh nhỏ
C. Dài 5-6cm, ống tiêu hóa phân 2 nhánh lớn
D. Dài 5-6cm, ống tiêu hóa phân hai nhánh chính, sau đó phân nhiều nhánh nhỏ
E. Dài 5-6cm, ống tiêu hóa phân hai nhánh chính sau đó chập lại một

Câu 70: Khi nhiễm với số lượng nhiều sán lá gan lớn, bệnh nhân có triệu chứng:
A. Vàng da, bón, thiếu máu, đau hạ sườn phải
B. Vàng da, đi cầu nhầy máu, thiếu máu, đau hạ sườn phải
C. Vàng da, tiêu chảy, thiếu máu, đau hạ sườn phải
D. Vàng da, sốt, đi cầu nhầy máu, đau hạ sườn phải
E. Vàng da, sốt, tiêu chảy, đau hạ sườn trái

Câu 71: Chẩn đoán bệnh sán lá gan lớn giai đoạn trưởng thành dựa vào:
A. Tìm trứng trong phân hay dịch hút tá tràng
B. Siêu âm gan
C. Xét nghiệm máu bạch cầu toan tính tăng
D. Triệu chứng lâm sàng
E. Tiền sử ăn các loại thực vật thủy sinh chưa nấu chính

Câu 72: Thời gian từ khi nhiễm nang ấu trùng sán lá ruột đến khi phát triển con trưởng thành:
A. 1 tháng
B. 2 tháng
C. 3 tháng
D. 4 tháng
E. 5 tháng

Câu 73: Trong cơ thể người, ngoài ruột non sán lá ruột có thể lạc chỗ đến các vị trí khác như: da, phổi,
tim, mắt, não,… tạo nên các nang sán:
A. Đúng
B. Sai

Câu 74: Khi nhiễm với số lượng ít sán lá ruột bệnh nhân có triệu chứng:
A. Mệt mỏi, thiếu máu nhẹ, đôi khi đau bụng tiêu chảy
B. Mệt mỏi, thiếu máu nặng, phù, đau bụng dữ dội
C. Sụt cân, phù, thiếu máu, đi cầu phân nhầy máu
D. Sụt cân, phù, thiếu máu, tiêu chảy ồ ạt
E. Sụt cân, phù, thiếu máu, đau hạ sườn phải, sốt

Câu 75: Khi nhiễm với số lượng nhiều sán lá ruột bệnh nhân có triệu chứng:
A. Đau bụng vùng hạ vị, tiêu chảy, mệt mỏi, sụt cân, phù
B. Đau bụng vùng thượng vị, tiêu chảy, mệt mỏi, sụt cân, phù
C. Đau bụng vùng hạ sườn phải, tiêu chảy, mệt mỏi, sụt cân, phù
D. Đau bụng vùng hạ vị, đi cầu phân nhầy máu, sốt
E. Đau vùng hạ sườn phải, đi cầu phân nhầy máu, sốt, mệt mỏi

Câu 76: Trứng sán lá phổi sau khi bài xuất ra khỏi cơ thể phát triển thành ấu trùng lông khi trứng rơi vào
môi trường thích hợp nào sau đây:
A. Nước ngọt (sông, ao, hồ)
B. Nước mặn (biển)
C. Nước lợ (đầm phá)
D. Đất cát xốp có độ pH cao
E. Đất cát xốp có độ pH thấp

Câu 77: Ấu trùng đuôi của sán lá phổi sau khi rời khỏi ốc Melania đến ký sinh ở vị trí cơ thể nào sau đây
của tôm cua nước ngọt:
A. Vỏ
B. Não
C. Cơ ngực
D. Chân
E. Mắt

Câu 78: Tổn thương do vi nấm ưa thú truyền sang người có đặc điểm:
A. Thường sưng tấy, chảy nước vàng, chảy mủ, nhưng lại mau lành dễ chữa
B. Không sưng tấy, chảy nước vàng, chảy mủ, mau lành dễ chữa
C. Sưng tấy, chảy nhiều mủ rất khó chữa
D. Không sưng tấy, không có mủ, chỉ bong ít vảy da, không cần điều trị gì bệnh vẫn lành
E. Không sưng tấy, nhưng chảy nhiều mủ, bệnh tự lành sau vài ngày

Câu 79: Trong bệnh chốc đầu do nấm da:


A. Vi nấm xâm nhập vào tóc, tóc đứt ngang hoặc rụng những mảng lớn
B. Vi nấm xâm nhập vào da, tóc rụng những mảng lớn
C. Vi nấm xâm nhập vào tóc, ngoài ra có thể xâm nhập vào da tùy loại vi nấm, bệnh nhân có
những mảng trụi tóc có kích thước to nhỏ khác nhau tùy từng thể bệnh.
D. D. Vi nấm xâm nhập vào tóc, bệnh nhân có những mảng trụi tóc có kích thước to
nhỏ khác nhau tuỳ từng thể bệnh
E. E. Vi nấm xâm nhập vào tóc, làm cho tóc trở nên khô, có những hạt xù xì không
gây rụng tóc.

You might also like