Bài Giảng Ký Sinh Trùng Thực Hành

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 23

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG KHOA Y DƯỢC


BỘ MÔN NHIỄM – VI SINH – KÝ SINH TRÙNG
-----------------*-------------------

BÀI GIẢNG KÝ SINH TRÙNG THỰC HÀNH

Giảng viên bộ môn:

TS.BS. Lê Viết Nhiệm


Ths. Nguyễn Thị Kim Chi
Ths. Phan Thị Thảo Ly
Bs. Dương Thị Thân

Đà Nẵng – 2021
2

MỤC LỤC

Bài 1: Kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp tìm giun sán............................................
Bài 2: Hình thể giun..................................................................................................
Bài 3: Hình thể Sán....................................................................................................
Bài 4: Kỹ thuật làm tiêu bản KSTSR........................................................................
Bài 5: Hình thể một số đơn bào...............................................................................12
Bài 6: Hình thể vi nấm.............................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................22
3

Bài 1:
KÍNH HIỂN VI

Kính hiển vi là dụng cụ giúp quan sát và nghiên cứu những vật thể nhỏ. Hiện
nay có nhiều loại kính hiển vi, trong đó kính hiển vi điện tử được sử dụng khá phổ
biến. Nó hoạt động dựa trên nguyên tắc sử dụng sóng điện tử.
1. Cấu trúc của kính hiển vi
- Thị kính là một thấu kính nằm ở phía trên để mắt nhìn ảnh qua vật kính
- Ống kính là một ống mà ánh sáng phải đi qua từ vật kính đến thị kính và có chức
năng giữ thị kính và vật kính nằm cách nhau một khoảng nhất định
- Đĩa mang vật kính
- Vật kính: ánh sáng đi qua vật quan sát rồi đến thấu kính này. Có 3 loại vật kính
thường dùng:
+ Vật kính x10: có thị trường lớn nhất, sau khi điều chỉnh thấy rõ mẫu vật,
khoảng cách 16 mm
+ Vật kính x40: có độ phóng đại trung bình, khoảng cách 4 mm
+ Vật kính x100: có độ phóng đại lớn nhất, khoảng cách 1 mm, sử dụng dầu soi
và dùng ốc vi cấp để điều chỉnh
- Ngoài ra còn có các bộ phận chiếu sáng, thân kính và chân
2. Cách sử dụng kính hiển vi
- Đặt tiêu bản lên bàn mang tiêu bản
- Điều chỉnh ánh sáng
- Xoay ốc di chuyển
- Sử dụng vật kính x10
- Vặn ốc thứ cấp, vi cấp, đổi qua vật kính lớn hơn để quan sát
3. Cách bảo quản kính hiển vi
- Không để KHV trong môi trường nóng ẩm ướt
- Cầm KHV bằng thân kính và đỡ chân kính
- Lau vật kính và thị kính trước và sau khi dùng
- Che KHV bằng bao của kính
4

Bài 2:

KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM PHÂN TRỰC TIẾP TÌM TRỨNG GIUN SÁN

1. Dụng cụ
- Kính hiển vi
- Lam kính, lá kính
- Viết (bút) chì sáp
- Que gỗ, khăn vải
- Bình đựng dung dịch sát trùng
- Kẹp
2. Hóa chất
- NaCl 0,85%
- Lugol 1%
- Dung dịch sát trùng
3. Quy trình
- Lấy một tấm lam kính sạch, khô
- Dùng viết chì sáp chia lam kính ra làm 3 phần
- Ghi tên bệnh nhân vào ô nhỏ ở đầu lam kính
- Nhỏ lên lam kính 1 giọt NaCl 0,85% vào ô giữa, 1 giọt Lugol ở ô cuối
- Dùng que gỗ lấy một ít phân bằng đầu que diêm, hòa tan phân vào giọt NaCl 0,85%
- Lấy phân lần thứ hai rồi hòa tan phân vào giọt Lugol
- Bỏ que gỗ vào dung dịch sát trùng
- Đậy lá kính lên 2 giọt phân
- Khảo sát tiêu bản dưới kính hiển
4. Tiêu bản đạt chẩn
- Không quá dày: phân nhiều sẽ làm tiêu bản đục tối, che lấp KST, khó phát hiện
- Không quá mỏng: ít phân quá sẽ không tìm thấy KST, trừ khi chúng quá nhiều
- Tiêu bản có độ dày vừa phải khi thấy được chữ in trên tờ báo đặt dưới tiêu bản
- Tiêu bản không có bọt khí, dung dịch phân không tràn ra quanh lá kính
5

Bài 3:

HÌNH THỂ GIUN

Trứng giun tóc:


Trứng hình giống trái cau, vỏ dầy
trong suốt, 2 đầu trứng có dạng nút

Trứng chắc giun đũa:


* Hình bầu dục hoặc hơi tròn, rất cân
đối
*Trứng có kích thước khoảng 50 –
75 µm x 45 – 60 µm
* Màu vàng
* Vỏ dày, gồm 3 lớp đồng tâm:
+ Ngoài cùng là lớp albumin dày
đều, xù xì
+ Lớp giữa dày, nhẵn và trong suốt
được cấu tạo bởi glycogen
+ Lớp vỏ trong cùng là màng dinh
dưỡng được cấu tạo bởi lipid
* Bên trong trứng là phôi bào
6

Trứng lép giun đũa:


Hình bầu dục dài và hẹp hơn
Kích thước từ 88 – 94 µm x 39 – 44
µm
Vỏ chỉ có 2 lớp mỏng, không có lớp
màng dinh dưỡng
Bên trong trứng không có phôi, chỉ
có những hạt tròn không đều, rất
chiết quang

Trứng lép giun đũa mất vỏ


Có hình dạng bất thường, chỉ có
một vỏ dày, nhẵn và các vân đồng
tâm
Gặp ở trứng thụ tinh hay không
thụ tinh

Trứng chắc giun đũa mất vỏ


7

Trứng giun móc/mỏ:


Hình bầu dục, vỏ mỏng, trong suốt

Trứng giun kim:


Hình bầu dục, hơi lép 1 bên, kích
thước 50x30µm. Vỏ hơi dầy,
trong suốt. Trứng mới đẻ có ấu
trùng bên trong trứng
8

Bài 4:

HÌNH THỂ SÁN

Trứng sán lá nhỏ ở gan:


Rất nhỏ, hình thuẩn có nắp lồi dễ
thấy
Màu nâu sẩm, đối diện với nắp có
gai nhỏ, kích thước 27x16 mcm
Bên trong trứng có phôi ngay từ lúc
mới sinh.

Trứng sán lá lớn ở gan:


Vỏ dầy màu vàng nâu, hình bầu dục
có nắp, kích thước 140x80mcm, bên
trong chứa phôi bào
9

Trứng sán lá ở ruột:


Trứng hình bầu dục, có nắp, vỏ
mỏng 130x75 mcm, trong chứa phôi
bào

Trứng sán lá ở phổi:


Màu nâu sậm, bầu dục, có nắp, 80-
120mcmx45-60mcm, bên trong
chứa phôi bào
10

Bài 5:

KỸ THUẬT LÀM TIÊU BẢN KSTSR

1. Thời gian và vị trí lấy máu


- Để tìm được ký sinh trùng sốt rét nhiều nhất phải lấy máu vào lúc bắt đầu lên cơn sốt
hoặc đang lên cơn sốt. Tốt nhất nên lấy máu khi bệnh nhân chưa được điều trị. Nếu đã
điều trị thì số lượng ký sinh trùng sốt rét sẽ giảm hẳn, khó phát hiện.
- Vị trí lấy máu: Thường lấy máu ở đầu ngón tay nhẫn trái hoặc ngón giữa. Có thể lấy
máu ở dái tai. Đối với trẻ nhỏ, để tránh cho trẻ sợ hãi nên lấy máu ở ngón chân cái
hoặc gót chân
2. Phương pháp làm tiêu bản
- Làm tiêu bản máu đặc (giọt dày): Giọt đặc có ưu điểm là lấy nhiều máu nên tập trung
nhiều ký sinh trùng.
- Làm tiêu bản máu đàn (giọt mỏng): Tiêu bản máu đàn do hồng cầu không bị phá vỡ
nên hình thể ký sinh trùng đẹp và điển hình. Các thành phần hữu hình của máu đều
đẹp và rõ ràng. Việc xác định thể loại ký sinh trùng trên giọt máu đàn là tốt nhất. Vì
vậy trong chẩn đoán tìm ký sinh trùng sốt rét nên làm cả giọt đặc và giọt đàn.
- Làm tiêu bản kết hợp (giọt máu đặc và giọt máu đàn trên 1lam): Để tiện so sánh và
bảo quản, thường làm 2 giọt máu đặc và máu đàn trên 1lam bằng cách dùng 1 lam kính
sạch lấy 1 giọt máu có đường kính ≥ 1mm vào chính giữa lam kính để làm tiêu bản
giọt đàn. Lấy 1 giọt máu khác có đường kính 1-2mm vào chính giữa phần lam còn lại
để làm tiêu bản giọt đặc.
2.1. Chuẩn bị phương tiện
Dụng cụ
- Lam kính khô và sạch, lam kính có cạnh nhẵn để kéo máu giọt đàn.
- Kim chích máu vô khuẩn.
- Bông thấm nước vô khuẩn.
- Bút chì kính, phiếu xét nghiệm.
- Khay men.
- Ống đong các loại 10ml, 20ml.
- Pipet nhỏ giọt.
- Đũa thuỷ tinh.
11

- Giá nhuộm, giá cắm, các dụng cụ nhuộm.


- Đồng hồ.
Hoá chất
- Cồn 70[sup]0[/sup]
- Thuốc nhuộm giemsa mẹ
- Dung dịch đệm hoặc nước cất
- Giấy thử pH hoặc máy đo pH
- Các dung dịch điều chỉnh pH: NaHPO4 2%, KH2PO4 2%
- Cồn tuyệt đối
Cách pha dung dịch đệm (phosphat buffer solution):
- KH2PO4: 0,7g
- NaHPO4: 1,0g
Cân 2 loại muối trên, mỗi loại vào 1 cốc chứa 150ml nước cất, dùng đũa thuỷ tinh
khuấy đều cho tan hết. Đổ 2 loại vào ống đong rồi cho thêm nước cất cho đủ 1000ml.
Khuấy đều, kiểm tra và điều chỉnh pH 7,2.
Cách pha dung dịch giemsa nhuộm:
Nhuộm thường quy: dung dịch giemsa 3- 4%: Pha 9,7 ml dung dịch đệm với 0,3ml
giemsa mẹ, khi nhuộm để 30- 45 phút.
Nhuộm nhanh: Dung dịch giemsa 10%: Pha 9ml dung dịch đệm với 1ml giemsa mẹ.
Khi nhuộm để 15- 20 phút.
2.2 Quy trình kỹ thuật
- Sát khuẩn ngón tay chích máu bằng cồn 70[sup]0[/sup], chờ khô.
- Dùng kim vô khuẩn chích vào vị trí sát khuẩn, sâu vừa phải khoảng 1mm.
- Bỏ giọt máu đầu bằng cách dùng bông khô lau sạch.
- Vuốt ngón tay nhẹ nhàng từ trên xuống.
- Dùng 1 lam kính sạch cầm vào 2 cạnh mép lam áp nhẹ lên giọt máu để được 1 giọt
có đường kính 3mm ở chính giữa lam hoặc 2 giọt ở 2 đầu lam.
- Dùng góc của 1 lam kính sạch khác đặt vào trung tâm của giọt máu đánh theo đường
xoắn ốc từ trong ra ngoài khoảng 5- 6 vòng để được giọt máu có đường kính 0,9-
1,0cm.
12

- Lấy tiếp 1 lam kính sạch áp nhẹ lên giọt máu để được 1 giọt máu có đường kính
khoảng 1mm ở vị trí 2/3 lam kính.
- Đặt cạnh của lam kéo lên phía trước sát với giọt máu tạo thành góc 30-
45[sup]0[/sup], lùi lam kéo về phía sau một chút để máu lan đều trên cạnh của lam
kéo, đẩy nhanh lam kéo về phía trước, để khô tự nhiên.
- Sát khuẩn tay bệnh nhân
- Đánh dấu tiêu bản máu, để khô
- Cố định tiêu bản giọt đàn bằng cách tay trái cầm tiêu bản nghiêng 30[sup]0[/sup], tay
phải cầm pipet nhỏ 3- 4giọt cồn tuyệt đối lên phần đầu của tiêu bản máu. Dùng pipet
gạt ngang cho cồn tràn phủ khắp diện tích máu, vừa gạt vừa nghiêng tiêu bản cho cồn
chảy hết về đuôi của tiêu bản máu. Cắm tiêu bản lên giá cho khô.
- Đối với tiêu bản giọt đặc quá dày hoặc bị bẩn, mốc thì phải dung giải bằng cách nhỏ
nước cất hoặc dung dịch giemsa 1% kín giọt máu, để 1- 2 phút, đổ nước đi rồi cắm lên
giá cho khô.
- Xếp tiêu bản lên giá, nhỏ giọt dung dịch thuốc nhuộm phủ kín diện tích máu, để thời
gian đúng với quy định.
- Rửa tiêu bản dưới vòi nước chảy nhẹ, không đổ thuốc nhuộm trước, không để nước
xối trực tiếp vào giọt máu, để tiêu bản khô tự nhiên.
- Soi kính hiển vi vật kính 100x, trả lời kết quả về ký sinh trùng sốt rét và nhận xét tiêu
bản nhuộm.
- Ghi kết quả XN
13

Bài 6:

HÌNH THỂ MỘT SỐ ĐƠN BÀO

HỒNG CẦU TRƯỞNG THÀNH


Kích thước:  7 đến 8 μm
Nhân:  Mất
Số lượng hạt nhân:  NA
Chất nhiễm sắc: NA
Nguyên sinh chất:  Có khoảng trống
ở giữa bằng 1/3 đường kính tế bào.
Tỉ lệ Nhân: Nguyên sinh chất:NA
Giá trị tham khảo:
Tủy xương: NA,
Máu ngoại vi: là tế bào chiếm chủ
đạo

TIỂU CẦU
Kích thước:  2- 4 μm
Nhân:  NA
Nguyên sinh chất:  Xanh sáng đến
không màu
Hạt đặc hiệu: Đỏ đến tím
Tỉ lệ Nhân: Nguyên sinh
chất = NA
Giá trị tham khảo:
Tủy xương: NA,
Máu ngoại vi: 7-25 TB khi soi bằng
VK 100.
14

LYMPHO BÀO
Kích thước:  7 đến 18 μm
Nhân:  Tròn hoặc bầu dục, có thể
hơi lõm vào trong
Hạt nhân:  hiếm khi.
Chất nhiễm sắc: đặc, co cụm, hình
khối, khá mờ.
Nguyên sinh chất:  Chiếm ít, xanh
da trời, có thể có không bào
Hạt đặc hiệu: Không có với
lympho nhỏ, với lympho lớn có thể
có một vài hạt ưa azua.
Tỉ lệ Nhân: Nguyên sinh chất =
5:1 đến 2:1
Giá trị tham khảo:
Tủy xương: 5-15%,  
Máu ngoại vi: 20% - 40%

BẠCH CẦU ĐƠN NHÂN


Kích thước:  10 - 15 μm
Nhân:  Uốn cong lại nhưng chưa
thắt đoạn, phần cong này trên 50%
so với đường kính của nhân.
Hạt nhân: không nhìn thấy
Chất nhiễm sắc: Thô, co cụm lại.
Nguyên sinh chất:  Màu hồng nhạt
tới không màu.
Hạt đặc hiệu:
- hạt sơ cấp: có một vài hạt
- hạt thứ cấp: Đầy tràn
Tỉ lệ Nhân: Nguyên sinh chất =
Nguyên sinh chất chiếm ưu thế.
Giá trị tham khảo:
Tủy xương: 17-33%
Máu ngoại vi: 0-5%
15

BẠCH CẦU ĐA NHÂN TRUNG


TÍNH
Kích thước:  10 - 15 μm
Nhân:  2-5 đoạn nối với nhau.
Hạt nhân: không nhìn thấy
Chất nhiễm sắc: Thô, co cụm lại.
Nguyên sinh chất:  Màu hồng
nhạt, màu kem, hoặc không màu.
Hạt đặc hiệu:
- hạt sơ cấp: hiếm,
- hạt thứ cấp: Đầy tràn
Tỉ lệ Nhân: Nguyên sinh chất =
Nguyên sinh chất chiếm ưu thế.
Giá trị tham khảo:
Tủy xương: 3-11%,
Máu ngoại vi: 50-70%

BẠCH CẦU ĐA NHÂN TOAN


TÍNH
Kích thước:  12 - 17 μm
Nhân:  2-3 thùy nối với nhau,
không còn thấy nhiễm sắc thể, đa
số có 2 thùy.
Hạt nhân: không nhìn thấy
Chất nhiễm sắc: Thô, co cụm lại.
Nguyên sinh chất:  Màu kem, đôi
khi không còn thấy màng nguyên
sinh chất.
Hạt đặc hiệu:
- hạt sơ cấp: hiếm,
- hạt thứ cấp: Nhiều, màu cam nhạt
đến cam đậm
Tỉ lệ Nhân: Nguyên sinh chất =
Nguyên sinh chất chiếm ưu thế.
Giá trị tham khảo:
Tủy xương: 0-3%,
máu ngoại vi: 0-5%
16

BẠCH CẦU ĐA NHÂN KIỀM


TÍNH

Kích thước:  10 đến 14 μm


Nhân:  thường có 2 thùy nối với nhau
bằng sợi mảnh.
Hạt nhân: không nhìn thấy
Chất nhiễm sắc: Thô, co cụm lại.
Nguyên sinh chất:  Xanh nhạt không
pha đỏ tới không màu.
Hạt đặc hiệu:
- hạt sơ cấp: hiếm
- hạt thứ cấp: Nhiều, phân bố không
đều, nằm chèn lên cả nhân, bắt màu
tím đen. Các hạt này có thể hòa tan
trong nước, đôi khi bị rửa trôi, vì vậy
nhiều khi sẽ thấy các khoảng trống
rỗng ở NSC.
Tỉ lệ Nhân: Nguyên sinh chất =
Nguyên sinh chất chiếm ưu thế.
Giá trị tham khảo:
Tủy xương: <1%
Máu ngoại vi: 0-1%

Thoa trùng:
Nhân và nguyên sinh chất của noãn
bào phân chia thành các thể dạng
hình kim gọi là thoa trùng
(sporozoite). Thoa trùng hình thoi
có kích thước chiều dài khoảng 10 -
15 µm, có nhân ở trung tâm.
17

Thể tư dưỡng non:


Nguyên sinh chất mảnh, nhiều
khi rất khó nhìn thấy. Nhân tròn,
gọn, đôi khi gặp thể nhẫn có hai
nhân. Thể nhẫn thường nằm ở rìa
hồng cầu, gặp 2 hoặc 3 nhẫn
trong một hồng cầu

Thể tư dưỡng già:


Nguyên sinh chất là một khối
đặc dày. Nhân to ra để chuẩn bị
phân chia. Hạt sắc tố thường tụ
lại thành đám.

Thể phân liệt:


Nguyên sinh chất đã phân chia và
chia đều cho các nhân hình thành
các merozoite
18

Giao bào đực p.vivax:


có một nhân to, xốp nằm ở giữa khối
nguyên sinh chất. Trong nguyên sinh
chất có nhiều hạt sắc tố màu nâu rải
rác.

Giao bào cái vivax:


Giao bào cái đã phát triển đầy đủ,
chiếm toàn bộ hồng cầu. Nhân nhỏ,
gọn, đặc và thường nằm ngoài rìa
nguyên sinh chất

Giao bào đực p.falciparum:


có hình lưỡi liềm (quả chuối). Giao
bào đực có nguyên sinh chất nhạt,
màu hơi hồng. Nhân không có giới
hạn rõ rệt, hạt sắc tố thô, ít, màu
nâu, rải rác từ giữa ra khắp thân
19

Giao bào cái p.facilparum:


Giao bào cái màu xanh da trời
hoặc xanh lơ, hạt sắc tố ít (không
quá 18 hạt), tập trung vào giữa
thân, xung quanh nhân.

Trứng trùng roi đường niệu


– sinh dục:
Kích thước 15 - 30 x 7 - 10
µm. Có 4 roi hướng về phía
trước, 1 roi đi ra phía sau
đến giữa thân tạo thành
màng vây (màng lượn
sóng). Khi trùng roi âm đạo
hoạt động màng vây trông
như làn sóng. Có một trục
đi từ phía trước qua giữa
thân kéo dài ra khỏi thân
như đuôi của trùng roi dọc
theo trục nhất là gần đuôi
có nhiều hạt nhiễm sắc

Amip ký sinh và gây bệnh:


Thân hình cầu không phân biệt
được hai lớp bào tương, có một
nhân, kích thước trung bình 13
µm
20

Bài 7:

HÌNH THỂ VI NẤM

Vi nấm Aspergillus:
có nhiều bào tử. Bộ phận sinh bào
tử của Aspergillus có cấu trúc đặc
biệt gồm đính bào đài mọc từ tế
bào chân, ngọn đính bào đài, tiểu
bào đài, trên tiểu bào đài sinh ra
các bào tử có kích thước nhỏ (2 -
5 µm), nhìn trông giống bông hoa
cúc.

Vi nấm Trichophyton:
Các vi bào tử có hình cầu hoặc có
hình dạng không đều, và có kích
thước từ 2 đến 4 μm.
21

Vi nấm Microsporum:

Vi nấm penicillium
22

Vi nấm Cryptococcus
23

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ký sinh trùng thực hành, PGS.TS. Lê thị Xuân, NXB giáo dục Việt Nam, 2015
2. https://www.google.com/imgres?imgurl=http%3A%2F%2Fkysinhtrung.vn%2Fwp-
content%2Fuploads%2F2020%2F06%2FP.falciparum-th%25E1%25BB%2583-
Gametocytes-giao-b%25C3%25A0o-1.png&imgrefurl=http%3A%2F
%2Fkysinhtrung.vn%2Fky-sinh-trung-sot-ret-
3278&tbnid=tpNLpg1W4YcQ5M&vet=12ahUKEwi3q-
jyx_PxAhXh0IsBHeCLDKoQMygjegUIARCtAQ..i&docid=Ocna-
NLhO4gLWM&w=512&h=400&q=giao%20b%C3%A0o%20c%C3%A1i
%20falciparum%20&hl=en&ved=2ahUKEwi3q-
jyx_PxAhXh0IsBHeCLDKoQMygjegUIARCtAQ
3. https://www.tuyenlab.com/2016/11/hinh-anh-cac-te-bao-mau-binh-thuong.html

You might also like