Nói V I Con

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

VĂN BẢN: NÓI VỚI CON (Y PHƯƠNG)

I. Đọc - Tìm hiểu chung


1. Tác giả
- Y Phương (1948), tên thật Hứa Vĩnh Sước, quê Cao Bằng.
- Là nhà thơ dân tộc Tày.
- Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi.
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh ra đời: Sáng tác năm 1980.
- Đọc và tìm hiểu chú thích.
+ Đọc
+ Chú thích (sgk)
- Thể thơ: tự do (câu, vần, nhịp theo dòng cảm xúc, ít vần, gần với lời nói hàng ngày.
- Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả để biểu cảm
- Bố cục: 2 phần
+ Phần 1: Từ đầu → đẹp nhất trên đời.
=> Nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người
+ Phần 2: Còn lại
=> Nói với con về sức sống, truyền thống quê hương và mong ước của cha là con hãy kế tục xứng đáng
truyền thống ấy
=> Bố cục chặt chẽ, tự nhiên, có tầm quát mà thấm thía.
- Từ tình cảm gia đình mở rộng ra thành tình cảm quê hương - Từ kỉ niệm gần gũi thiết tha nâng lên thành lẽ
sống
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng:
- Con lớn lên trong tình yêu thương của gia đình:
+ “Chân phải- chân trái”, “một bước- hai bước”
+ Phép đối tạo âm điệu vui tươi, tạo không khí đầm ấm, hạnh phúc, mỗi nhịp bước của con đều có cha mẹ
dang rộng vòng tay che chở
=> Đó là tình cảm thiêng liêng mà con luôn phải khắc cốt ghi tâm
- Con lớn lên trong từ những phẩm chất của “người đồng mình”
+ đan lờ (dụng cụ đánh bắt cá), đan lờ cài nan hoa (công việc đã tạo nên vẻ đẹp của con người lao động),
+ vách nhà ken câu hát (cuộc sống hòa với niềm vui).
+ ĐT gợi tả: đan, cài, ken
=> - Cuộc sống lao động của người đồng mình được gợi lên qua nhiều hình ảnh đẹp đẽ.
- Cuộc sống lao động cần cù, tài hoa và tươi vui của ''người đồng mình”.
“Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”
+ Hoa: là vẻ đẹp của thiên nhiên, tấm lòng, tình người
+ Nghệ thuật: điệp từ, nhân hoá, ẩn dụ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
→ Thiên nhiên đã chở che nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống.
“Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”.
→ Con người yêu thương nhau, nghĩa tình, trân trọng không quên kỷ niệm đẹp.
=> Con lớn lên trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình sâu nặng của quê
hương. Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người là gia đình yêu thương, là quê hương gắn bó.
2. Nói với con về sức sống, truyền thống quê hương và mong ước của người cha.
“Người đồng mình thương lắm con ơi”.
→ Lặp lại những sắc thái tình cảm đã khác.
→ Tình thương của cha với người đồng mình
“Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn”.
+ Cách nói đặc trưng của người miền núi cụ thể, mộc mạc.
+ Dùng những động từ, tính từ gợi tả.
=> Người đồng mình tuy vất vả nhưng không ngừng hun đúc chí khí, chưa bao giờ lùi bước trước gian
nan, thử thách. → Mong con rèn luyện nghị lực sống.

“Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn


Sống trên đá không chê đá ghập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói.”
+ Điệp từ “không chê”, “sống”, từ phủ định để khẳng định.
+ Đá , thung: hình ảnh ẩn dụ chỉ cuộc sống nơi đây
=> Người đồng mình tuy cuộc sống vất vả nhưng gắn bó, thủy chung với quê hương -> Cha mong con
sống tình nghĩa , không được coi kinh dân tộc mình nghèo nàn , lạc hậu
“Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”.
+ So sánh.
+ Thành ngữ.
+ Từ phủ định "không chê”.
→ Người đồng mình sống lam lũ mà khoáng đạt, mạnh mẽ, bền bỉ gắn bó với quê hương.
+ Điệp từ “sống” được điệp tới ba lần.
=> Khẳng định về lối sống của người đồng mình: ý chí, mạnh mẽ, thủy chung.
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”.
- Thô sơ da thịt: mộc mạc, chân chất..
- Chẳng mấy ai nhỏ bé: tâm hồn cao đẹp, bản lĩnh...
- Nghệ thuật: đối lập.
=> Mộc mạc, chân chất những tâm hồn cao thượng.
“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”.
- Nghệ thuật: cách nói giàu hình ảnh mang đậm tư duy của người miền núi.
- Động từ “đục”: người đồng mình cần cù lao động để xây dựng quê hương và quê hương là nơi nuôi
dưỡng người đồng mình về tâm hồn và lối sống.
“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con”.
- Lên đường: vào đời, vào cuộc sống (trưởng thành)
→ Hình ảnh ẩn dụ + Giọng điệu: vừa thiết tha, trìu mến, vừa nghiêm nghị, rắn rỏi.
=> Cha mong con luôn tự hào và biết lấy truyền thống quê hương làm hành trang vững bước vào đời.
III. Tổng kết:
- Thể thơ tự do, nhịp điệu vui tươi, các hình ảnh thơ đẹp, sử dụng các biện pháp tu từ quen thuộc,…
- Cha đưa con về với cội nguồn sinh dưỡng nhắc nhở con phát huy phẩm chất cao đẹp của quê
hương để vững bước trên cuộc đời.
- Ghi nhớ: SGK/ 74

You might also like