ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

1. Vì sao nói “Văn hóa là nền tảng, là mục tiêu của sự phát triển”? Ý
nghĩa của nhận định trên trong bối cảnh Việt Nam hiện nay? Văn hóa tác
động như thế nào tới sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường? Phân
tích và lấy ví dụ minh họa.

- Văn hoá là nền tảng:


+ Văn hoá là kết quả của sự sáng tạo con người thể hiện tiềm năng sáng
tạo của dân tộc. Vì vậy nó là nguồn lực nội sinh cho sự phát triển của dân
tộc đó.
+ Kinh nghiệm đổi mới thành công chứng minh luận điểm trên.
+ Trong nền kinh tế tri thức thì tri thức, kỹ năng trở thành nguồn lực quan
trọng nhất cho sự phát triển.
+ Vai trò động lực và điều tiết của văn hoá trong kinh tế thị trường.
+ Vai trò động lực của văn hoá trong hội nhập và bảo vệ môi trường.
+ Văn hoá có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy
nhân tố con người và xây dựng XH mới.

- Văn hoá là mục tiêu của sự phát triển:


+ Mục tiêu: dân giàu nước mạnh, XH công bằng dân chủ văn minh là
mục tiêu văn hoá.
+ Chiến lược phát triển kinh tế XH xác định: mục tiêu và động lực chính
của sự phát triển là vì con người, do con người. Đó là chiến lược phát
triển bền vững.
+ Trong thực tế nhận thức và hành động, mục tiêu kinh tế vẫn thường lấn
át mục tiêu XH. Văn hoá vẫn thường bị xem là đứng ngoài kinh tế. Hệ
qua là kinh tế có thể tăng trưởng nhưng văn hoá bị đẩy lùi.

- Ý nghĩa:
Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, thì luận điểm trên là rất đúng đắn và
kịp thời; đã nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hóa là cơ sở để khắc phục
những quan điểm sai lầm đã từng tồn tại trong tư duy của không ít người
khi cho rằng, phát triển kinh tế là quan trọng nhất, phát triển văn hóa chỉ
là phụ. Đặc biệt, luận điểm đó mang ý nghĩa thực tiễn rất cao khi coi văn
hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển. Văn hóa phải được đặt ngang hàng
với kinh tế, chính trị, xã hội. Bởi, lịch sử cho thấy, sự phát triển của đất
nước về mọi mặt, kể cả kinh tế, chính trị và con người, xét đến cùng, nếu
muốn đi thật xa, nếu muốn ngày càng trở nên bền vững hơn thì đều phải
nằm trong quỹ đạo của văn hóa và phải có văn hóa dẫn đường

- Tác động của văn hóa đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi
trường:
+ Trong thời buổi cách mạng khoa học công nghệ 4.0 và nền kinh tế tri
thức phát triển, các yếu tố văn hóa gắn liền với sự sáng tạo đa dạng của
con người ngày càng gắn kết chặt chẽ với các nhân tố kinh tế, kỹ thuật và
công nghệ để tạo nên những sản phẩm hàng hóa đa chức năng, phục vụ
nhu cầu có tính tổng hợp của con người. Đó là sự phát triển các ngành
công nghiệp văn hóa, như: phát thanh và truyền hình, dịch vụ trò chơi
điện tử, công nghệ phần mềm, điện ảnh, thời trang, quảng cáo, biểu diễn
nghệ thuật, ca nhạc, du lịch văn hóa, giải trí, sản xuất đồ thủ công mỹ
nghệ…

2. Phân tích sự khác nhau cơ bản giữa văn hóa du mục và văn hóa nông
nghiệp qua một số đặc trưng văn hóa. Hiện nay, dịch Covid đang bùng
phát mạnh mẽ ở các quốc gia trên thế giới. Phân tích sự tác động của văn
hóa tới cách ứng phó với Covid khác nhau tại một số quốc gia trên thế
giới.

Sự khác nhau:
Văn hóa du mục sống du cư, nay đây mai đó, có lối sống thích di chuyển,
trọng động, hướng ngoại. Văn hóa nông nghiệp, con người phải sống
định cư, lo tạo dựng cuộc sống lâu dài, không thích di chuyển, thích ổn
định, trọng tĩnh, hướng nội.
Văn hóa du mục vì luôn di chuyển nên cuộc sống của dân du mục không
phụ thuộc vào thiên nhiên, nảy sinh tâm lý coi thường thiên nhiên và có
tham vọng chinh phục, chế ngự tự nhiên. Văn hóa nông nghiệp, do nghề
trồng trọt phụ thuộc vào thiên nhiên nên cư dân rất tôn trọng và sùng bái
thiên nhiên, với mong muốn sống hòa hợp với thiên nhiên.
Vì sống du cư nên tính gắng kết cộng đồng của dân du mục không cao, đề
cao tính cá nhân dẫn đến tâm lý ganh đua, cạnh tranh, hiếu thắng, lối sống
độc tôn, độc đoán trong tiếp nhận, cứng rắn trong đối phó. Trong khi văn
hóa nông nghiệp lại đề cao tính cộng đồng do cuộc sống nông nghiệp,
phụ thuộc vào tự nhiên, buộc cư dân phải sống định cư, tính cộng đồng
gắn kết, liên kết sức mạnh.
Do cuộc sống du cư nên cần đến sức mạnh để bảo vệ dân cư trong bộ tộc
chống lại sự xâm chiếm của các bộ tộc khác nên người đàn ông có vai trò
quan trọng, tư tượng trọng sức mạnh, trọng nam giới của văn hóa du mục
khác với loại hình văn hóa nông nghiệp lại trọng tình nghĩa, trọng văn,
trọng phụ nữ, vai trò của người phụ nữ được đề cao. Người phụ nữ giữ
vai trò quan trọng trong gia đình, chăm lo vun vén cho gia đình và làm
các công việc đồng án.
Loại hình văn hóa du mục thiên về tư duy phân tích, coi trọng vai trò của
các yếu tố khách quan, nhề chăn nuôi du mục đòi hỏi sự khẳng định vai
trò cá nhân, đối tượng tếp xúc hành ngày là đàn gia súc. Còn loại hình
văn hóa nông nghiệp thì thiên về tư duy tổng hợp – biện chứng, coi trọng
các mối qua hệ, thiên về kinh nghiệm chủ quan cảm tính hơn là coi trọng
khách quan và khoa học thực nghiệm do trồng trọt của cư dân phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như trời, đất, nắng, mưa…
Loại hình văn hóa du mục có lối sống trọng lí, ứng xử theo nguyên tắc,
thói quen tôn trọng pháp luật khác với loại hình văn hóa nông nghiệp do
cuộc sống cộng đồng, gắn kết với nhau nên sống trọng tình, thái độ ứng
xử mềm dẻo, linh hoạt.

3. Tại sao “làng” ở Việt Nam được gọi là “quốc gia thu nhỏ”? Phân tích
những nét đặc sắc của “văn hóa làng” Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập
quốc tế hiện nay, những đặc trưng văn hóa làng có sự biến đổi như thế
nào? Cần phải làm gì để giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập quốc tế?
“Làng” ở VN là “quốc gia thu nhỏ” vì:
Việc làng xã Việt Nam được tổ chức theo huyết thống, địa bàn cư trú,
truyền thống nam giới và hành chính như ở phần trên làm cho làng có
tính cộng đồng và tự trị rất cao. Tính cộng đồng làm cho các thành viên
trong làng đều hướng tới nhau, đó là đặc trưng "hướng ngoại"; còn tính tự
trị làm cho các làng trở lên biệt lập với nhau, đó là đặc trưng "hướng nội".
Tính biệt lập ở các làng mạnh đến nỗi mỗi làng có thể được coi như một
quốc gia thu nhỏ với một "luật pháp riêng" được gọi là hương ước (lệ
làng được ghi bằng văn bản) và luật tục (lệ làng được quy định bằng lời
nói); và một "triều đình riêng" với hội đồng kỳ mục là cơ quan lập pháp,
lý dịch là cơ quan hành pháp. Nhiều làng còn bầu bốn cụ cao tuổi là tứ
trụ. Sự can thiệp của nhà nước phong kiến và sau này của thực dân không
làm ảnh hưởng nhiều đến tổ chức của làng xã. "Phép vua thua lệ làng" là
một truyền thống thể hiện mối quan hệ dân chủ đặc biệt của nhà nước
phong kiến với làng xã Việt Nam.

Nét đặc sắc:


Với đơn vị là làng, văn hóa đã hiện ra như là những khuôn thước ứng xử
nằm ở tầng sâu trong đời sống cộng đồng; như là hệ thống các giá trị đặc
thù qui định và ngầm điều khiển các quan hệ cộng đồng; như là sự tổng
hợp của những kinh nghiệm sống hình thành qua lịch sử của các cộng
đồng. Mỗi con người Việt Nam, nếu có được cái may mắn là sinh ra và
lớn lên ở làng, thì dù đi đâu, về đâu; dù làm nghề nay hay nghề kia; dù
mang quốc tịch này hay quốc tịch khác cũng đều khó có thể thoát ly khỏi
tâm thức làng, lề thói làng, giá trị làng, cái đã ăn sâu vào văn hóa cá nhân.
"Phép vua thua lệ làng" thành ngữ gắn liền với quá trình phát triển của
làng Việt. Thông qua thành ngữ này, văn hóa làng luôn biểu đạt cái đặc
trưng riêng, cái có ý nghĩa riêng, cái mang lại sức mạnh của làng. Lịch sử
cho thấy, tất cả những gì là ngoại nhập hay ngoại sinh, nếu muốn có chỗ
đứng thực sự ở làng thì phải tìm cách "chung sống" với văn hóa làng.

Làng hiện nay:


Làng Việt Nam thời hiện đại đã có những sự thay đổi nhất định so với
làng trung và cận đại. Có những đặc điểm của làng cổ còn giữ được,
nhưng cũng có những đặc điểm ngày nay hầu như không thể tìm thấy.
Truyền thống gia tộc tuy vẫn còn giữ được ảnh hưởng, nhưng do ngày
nay, người dân nông thôn có xu hướng thoát li ra các thành phố lớn hoặc
di cư đến những vùng khác có điều kiện sinh sống làm ăn thuận lợi hơn,
nên vai trò của gia đình đã dần dần nổi trội hơn. Cũng do việc di cư mà
thành phần dân cư của làng xã ngày nay đa dạng hơn, tính chất cùng
huyết thống cũng đã bị giảm mạnh.
Các khái niệm dân chính cư hay dân ngụ cư tuy rằng vẫn có thể hiện diện
ở một vài nơi, nhưng chắc chắn nó không còn là một đặc điểm đặc trưng
của nông thôn ngày nay. Các chức sắc, chức dịch cũ nay đã bị xóa bỏ.
Vai trò của chính quyền xã hiện nay được công nhận là nằm trong hệ
thống quản lý nhà nước đã và đang dần dà làm mất đi vai trò của hệ thống
chính quyền làng theo kiểu cũ. Ngày nay, người đứng đầu một làng là
trưởng làng (thôn) hay trưởng bản (ở miền núi). Vai trò của họ thực ra
không lớn lắm

Gìn giữ văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế:
 Giữ gìn cốt cách dân tộc trong quá trình phát triển của dân tộc.
 Củng cố ý thức tự tôn dân tộc và là nền tảng cho sự phát triển kinh tế
bền vững.
 Tiếp tục phát huy tính sáng tạo của dân tộc trong quá trình hội nhập
quốc tế.
 Kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 Bảo vệ mối quan hệ hòa hợp giữa con người với tự nhiên và xã hội.

4. Khái quát những thành tựu của quá trình giao lưu và tiếp xúc văn hóa
Việt Nam với các nền văn hóa khác nhau trên thế giới? Trong bối cảnh
Đảng và Nhà nước chủ trương đẩy mạnh giao lưu quốc tế trên nhiều lĩnh
vực, văn hóa Việt Nam đang đặt ra những vấn đề gì? Vì sao?
Khái quát
- Giao lưu văn hóa Ấn Độ:
 Văn hoá Óc Eo: Tổ chức quốc gia theo mô hình Ấn Độ trên tất cả các
mặt: tổ chức chính trị, thiết chế xã hội, đô thị hoá, giao thông, kỹ
thuật công nghiệp, hệ thống tôn giáo…
 Nền văn hóa Chămpa: Người Chăm tiếp nhận văn hóa Ấn Độ từ việc
xây dựng một chế độ vương quyền đến việc tạo dựng mọi thành tố
của nền văn hóa Chămpa
 Nền văn hóa Việt ở Châu Thổ Bắc Bộ: Bắc Bộ là nơi trung chuyển
Phật Giáo (Luy Lâu, nay là Thuận Thành- Bắc Ninh)

- Giao lưu văn hóa Trung Hoa


 Về tôn giáo, tín ngưỡng: tiếp thu Nho giáo, Đạo giáo (ảnh hưởng tới
tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ thành Hoàng, thờ cúng tổ tiên…)
 Về thế giới quan: thuyết âm dương, ngũ hành, thuyết tam tài, lịch âm
đi sâu vào đời sống
 Về chuẩn mực đạo đức: ảnh hưởng của Nho giáo với các chuẩn mực
tam cương, ngũ thường; tam tòng, tứ đức; chữ “trung”, “hiếu”,
“trinh”; …
 Về ngôn ngữ: ảnh hưởng của chữ Hán, chữ Nôm và kho Từ Hán-
Việt.
 Về cách ăn, mặc, ở, phong tục tập quán (Tục thờ cúng tổ tiên, Tết
Nguyên Đán, Tết Nguyên tiêu, Tết Hàn thực…)

- Giao lưu văn hóa phương Tây


 Chữ Quốc Ngữ được dùng như chữ viết của một nền văn hóa
 Sự xuất hiện của các phương tiện văn hóa như nhà in, máy in ở Việt
Nam
 Sự xuất hiện của báo chí, nhà xuất bản
 Sự xuất hiện của một loạt các thể loại, loại hình văn nghệ mới như
tiểu thuyết, thơ mới, điện ảnh, kịch nói, hội hoạ…
Vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay:
Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cảng phải tiến hành khẩn trương,
khoa học và kiên quyết hơn khi bởi đứng trước sự bùng nổ của mạng
internet và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, bản sắc văn hóa dân tộc
đang đối mặt với những tác động vô cùng mạnh mẽ, đặc biệt là nguy cơ
mai một văn hóa dân tộc, xuống cấp đạo đức và các giá trị nhân bản của
cha ông để lại. Nhiều dân tộc đã không còn chữ viết, tiếng nói, trang
phục…, tình trạng thương mại hóa, biến tướng, lợi dụng tín ngưỡng để
trục lợi... có chiều hướng gia tăng, giới trẻ quay lưng và không còn mặn
mà với văn hóa dân tộc…

5. Phân tích và giải thích những khác biệt cơ bản trong văn hóa ẩm thực
phương Đông và phương Tây? Anh/chị hãy giới thiệu những nét đặc sắc
trong văn hóa ẩm thực của Việt Nam?

Những khác biệt


- Phương Đông:
+ Thức ăn chính: Một bữa ăn truyền thống sẽ bao gồm những sản phẩm
từ nông nghiệp.
+ Gia vị: Đa dạng trong sự kết hợp các thành phần nguyên liệu phổ biến,
có sự tương đồng về vị. Bữa ăn thường kèm theo nước mắm/ nước
tương để chấm, có thể dùng chung cho tất cả món ăn.
+ Quan niệm ẩm thực: Đánh giá món ăn bằng màu sắc, hương vị, hình
thức, bát đĩa, ưu tiên tính ngon miệng, ít quan tâm đến chất lượng dinh
dưỡng
+ Văn hóa ăn uống: Thường dùng đũa, ăn chung theo mâm, trong khi ăn
thường trò chuyện với nhau
+ Hình thức bày biện: Đa dạng hình thức, đa dạng các món ăn
+ Xu hướng ăn uống: Tự chế biến

- Phương Tây
+ Thức ăn chính: Thường bao gồm các sản phẩm từ thịt, bơ, sữa giàu chất
dinh dưỡng
+ Gia vị: Luôn kết hợp các thành phần có hơi hướng mâu thuẫn, tránh sự
tương tự. Mỗi món ăn thường kèm một loại nước sốt riêng biệt.
+ Quan niệm ẩm thực: Ít quan tâm đến mùi vị, màu sắc, hình thức ra sao,
chỉ chú trọng hàm lượng dinh dưỡng trong đó cung cấp cho một bữa ăn
+ Văn hóa ăn uống: Thường dùng dao - thìa - nĩa, ăn riêng theo từng
phần, không nói chuyện khi ăn
+ Hình thức bày biện: Thường để nguyên miếng to, người dùng phải
dùng dao, nĩa để cắt nhỏ khi ăn
+ Xu hướng ăn uống: Mua đồ ăn sẵn bên ngoài, thức ăn nhanh
Nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực VN
- Tính hoà đồng hay đa dạng
Bắt đầu từ tính cách dễ dàng tiếp thu văn hóa, đặc biệt là văn hóa ẩm thực
từ các dân tộc khác của người Việt, để từ đó chế biến thành của mình.
Đây cũng là điểm nổi bật của ẩm thực của nước ta từ Bắc chí Nam.
 
- Tính ít mỡ.
Các món ăn Việt Nam chủ yếu làm từ rau, quả, củ nên ít mỡ (khá ít món
ăn nấu ngập dầu), không dùng nhiều thịt như các nước phương Tây, cũng
không dùng nhiều dầu mỡ như món của người Hoa.
 
- Tính đậm đà hương vị.
Khi chế biến thức ăn người Việt Nam thường dùng nước mắm để nêm, lại
kết hợp với rất nhiều gia vị khác,… nên món ăn rất đậm đà. Mỗi món
khác nhau đều có nước chấm tương ứng phù hợp với hương vị.
 
- Tính tổng hoà nhiều chất, nhiều vị.
Các món ăn Việt Nam thường bao gồm nhiều lọai thực phẩm như thịt,
tôm, cua cùng với các loại rau, đậu, gạo. Ngoài ra còn có sự tổng hợp của
nhiều vị như chua, cay, mặn, ngọt, bùi béo…
 
- Tính ngon và lành.
Ẩm thực Việt Nam là sự kết hợp giữa các món, các vị lại để tạo nên nét
đặc trưng riêng. Những thực phẩm mát như thịt vịt, ốc thường được chế
biến kèm với các gia vị ấm nóng như gừng, rau răm… Đó là cách cân
bằng âm dương rất thú vị, chỉ có người Việt Nam mới có…
 
- Dùng đũa.
Giống một vài nước châu Á khác thì việc sử dụng đũa là một nét đặc
trưng rất thú vị của ẩm thực Việt, bạn có thể sử dụng đũa trong hầu hết
các món ăn, từ kho, xào, chiên, hay thậm chí là cả canh. Đôi đũa Việt có
mặt trong mọi bữa cơm gia đình, ngay cả khi quay nướng, người Việt
cũng ít dùng nĩa để xiên thức ăn như người phương Tây. Kèm với đó thì
gắp là một nghệ thuật, gắp sao cho khéo, cho chặt đừng để rơi thức ăn… 
 
- Tính cộng đồng hay tính tập thể.
Tính cộng đồng thể hiện rất rõ trong ẩm thực Việt Nam, bao giờ trong
bữa cơm cũng có bát nước mắm chấm chung, hoặc múc riêng ra từng bát
nhỏ từ bát chung ấy.
 
- Tính hiếu khách.
Trước mỗi bữa ăn người Việt thường có thói quen mời. Lời mời thể hiện
sự giao thiệp, tình cảm, hiếu khách, mối quan tâm trân trọng người
khác…
 
- Tính dọn thành mâm.
Người Việt có thói quen dọn sẵn thành mâm, dọn nhiều món ăn trong một
bữa lên cùng một lúc chứ không như phương Tây ăn món nào mới mang
món đó ra.

6. Văn hóa sinh hoạt (ẩm thực, trang phục, nhà ở) của người Việt có sự
“tận dụng” và “thích nghi” với môi trường tự nhiên, điều kiện sản xuất.
Bằng kiến thức của mình về các vùng văn hóa trên lãnh thổ Việt Nam,
anh/chị hãy phân tích và chứng minh?
Đặc trưng văn hóa ẩm thực:
+ Đồ ăn: Tận dụng những thứ có sẵn trong tự nhiên, các sản phẩm nông
nghiệp, ăn uống theo mùa, theo vùng miền
+ Đồ uống: Nước uống thông dụng là nước lá chè xanh, chè trà.

Đặc trưng văn hóa trang phục:


+ Tận dụng các chất liệu tự nhiên (tơ tằm, sợi bông, đay, gai…)
+ Ưu tiên các gam màu tối để phù hợp với công việc lao động chân tay

Đặc trưng văn hóa nhà ở:


Tận dụng và thích nghi với tự nhiên:
 Đất liền, rừng núi: Vật liệu làm nhà: tận dụng các loại vật liệu tự
nhiên như gỗ, tre, nứa, rơm rạ, lá cọ, lá mía, ngói. Nhà ở thân thiện
với môi trường: cây xanh bao bọc, chở che.
 Khu vực sông nước: Thích làm nhà gần sông, suối, ven kênh rạch,
Nhà sàn, Nhà mái cong hình thuyền, Dùng thuyền làm nhà ở
 Ứng xử với xã hội: Kiến trúc nhà ở của người Việt mang tính cộng
đồng, không gian mở, Ngôi nhà truyền thống của người Việt phản ánh
lối sống, cách tư duy, ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội, là sự
thẩm thấu trong đó tâm hồn người Việt.

7. Trong quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế mạnh mẽ, toàn diện hiện
nay, văn hóa sinh hoạt của người Việt đã có những tiếp nhận, biến đổi
như thế nào trên các lĩnh vực: văn hóa ẩm thực, văn hóa trang phục, văn
hóa nhà ở. Giới trẻ cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc?

Giới trẻ cần


 Nhận thức, hiểu được tầm quan trọng của những nét đặc sắc văn hóa,
bản sắc dân tộc
 Trau dồi kiến thức về văn hóa dân tộc
 Lên án những hành vi sai trái làm suy đồi đạo đức, văn hóa,
 Tuyên truyền những thông tin chính thống, đúng đắn cho mọi người
 Rèn luyện lối sống tốt đẹp, bảo lưu những giá trị tinh thần của dân
tộc.

8. Thành tố văn hóa là gì? Anh (chị) hãy giới thiệu và phân tích một
thành tố văn hóa Việt Nam (ngôn ngữ, tôn giáo, tín ngưỡng, tư tưởng,
giáo dục, khoa cử).
Khái niệm
- Thành tố văn hóa là các yếu tố câu thành văn hóa bao gồm cả những
yếu tố vật chất  (như hàng hoá, công cụ lao động) và các yếu tố phi vật
chất (như tôn giáo, các giá trị…). Ở những mức độ khác nhau, các yếu tố
này đều có ảnh hưởng rất lớn đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội của
con người, cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

Giới thiệu thành tố ngôn ngữ


Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu. Hiểu theo nghĩa rộng, ngôn ngữ là
một thành tố văn hóa nhưng là một thành tố chi phối nhiều đến các thành
tố văn hóa khác, mặc dù, ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng “về
mặt hình thành, ngôn ngữ và văn hóa đều là những thiết chế xã hội mang
tính ước định”.
Trong tiến trình phát triển, tiếng Việt còn có sự tiếp xúc với các ngôn ngữ
ở Trung Quốc. Không kể sự tiếp xúc giữa người Lạc Việt và các bộ tộc
Bách Việt ở phía nam sông Dương Tử trở xuống, thời tiền sử, sự tiếp xúc
giữa tiếng Việt và tiếng Hán diễn ra trước và trong thời Bắc thuộc. Sự
tiếp xúc này đã đem lại sự thay đổi cho tiếng Việt.
Cuộc tiếp xúc lớn thứ hai là cuộc tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Pháp.
Thực dân Pháp cưỡng bức đặt tiếng Pháp vào địa vị có ưu thế cho tiếng
Pháp. Người Việt lại vay mượn những từ của tiếng Pháp, sao phỏng ngữ
pháp của tiếng Pháp. Tiếng Việt giai đoạn này vừa giữ bản sắc của mình
vừa biến đổi nhanh chóng, chuẩn bị cho sự phát triển ở giai đoạn sau.
Từ năm 1945 đến nay, tiếng Việt được sử dụng trong mọi mặt của đời
sống xã hội. Nó có một vị thế xứng đáng, được Đảng và Nhà nước Việt
Nam quan tâm tạo điều kiện cho phát triển cùng với ngôn ngữ của các
dân tộc ít người ở Việt Nam.
Mặt khác, trong sự phát triển của văn hóa, ngôn ngữ bao giờ cũng là một
công cụ, một phương tiện có tác động nhạy cảm nhất. Lịch sử phát triển
của tiếng Việt đã có nhiều minh chứng cho vấn đề này.

9. Phân tích quá trình hình thành và phát triển của Nho giáo tại Việt
Nam? Tư tưởng Nho giáo đã ảnh hưởng tới sự phát triển mọi mặt của
Việt Nam như thế nào trên hai mặt tích cực và hạn chế?
Sự hình thành và phát triển
- Hình thành:
 Người sáng lập là Khổng Tử và những người kế tục là Mạnh Tử,
Tuân Tử, Đổng Trọng Thư, Tư Mã Thiên, Trình Hạo, Trình Di…
 Khổng Tử: chủ trương dùng Đạo đức để giữ xã hội bình an; “tu thân,
tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”; “trung dung”; “nhân, lễ, nghĩa, trí,
tín”…
- Phát triển tại VN
 Thời Bắc thuộc: tiếp thu dè dặt
 Thời Ngô, Đinh, Tiền Lê: Phật giáo giữ địa vị độc tôn
 Từ thế kỷ XV trở đi: Nho giáo dần chiếm địa vị độc tôn
 Thế kỷ XVIII suy thoái
 Pháp xâm lược: Nho giáo rạn vỡ
 Cách mạng T8: chấm dứt vai trò là chỗ dựa tư tưởng của vương triều
phong kiến

Tích cực
– Nho giáo góp phần xây dựng các triều đại phong kiến vững mạnh và
bảo vệ chủ quyền dân tộc.
 – Nho giáo hướng con người vào con đường ham tu dưỡng đạo đức theo
Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín, ham học tập để phò Vua giúp nước.
Nhiều ý nghĩa giá trị của những chuẩn mực đạo đức Nho giáo đã được
quần chúng nhân dân sử dụng trong nền đạo đức của mình. Ví dụ như:
– Ảnh hưởng chính của Nho giáo là thiết lập được kỷ cương và trật tự xã
hội. Nho giáo với các tư tưởng chính trị – đạo đức như “Chính danh”,
“Nhân trị”, “Nhân chính” luôn luôn là bài học quý giá và được vận dụng
trong suốt lịch sử Việt nam.

Tiêu cực:
- Nho giáo thường được sử dụng để bảo vệ, củng cố các xã hội phong
kiến trong lịch sử. Nho giáo góp phần không nhỏ trong việc duy trì quá
lâu chế độ phong kiến ở á Đông nói chung và ở Việt nam nói riêng.
- Nho giáo cũng là một trong những nguyên nhân kìm hãm sản xuất phát
triển ở Việt nam. Dưới ảnh hưởng của Nho giáo, truyền thống tập thể đã
biến thành chủ nghĩa gia trưởng, chuyên quyền, độc đoán, bất bình đẳng.
Nho giáo không thúc đẩy sự phát triển của các ngành khoa học tự nhiên
bởi phương pháp giáo dục thiên lệch của Nho giáo chỉ quan tâm tới đạo
đức, học và dạy làm người mà không đề cập đến kiến thức khoa học kỹ
thuật. Những mặt tiêu cực đó phản ánh tính chất bảo thủ lạc hậu của Nho
giáo ở nước ta.

10. Phân biệt sự giống và khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng? Các tín
ngưỡng dân gian Việt Nam thể hiện ước vọng về sự sinh sôi, no đủ và
khát vọng, niềm tin mãnh liệt vào năng lực thiêng liêng của Mẹ che chở
cho cuộc sống bình yên, mưa thuận gió hòa. Bằng kiến thức của mình,
anh/chị hãy chứng minh qua một số tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Sự giống nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng


Một là, những người có tôn giáo và có sinh hoạt tín ngưỡng dân gian đều
tin vào những điều mà tôn giáo đó và các loại hình tín ngưỡng đó truyền
dạy, mặc dù họ không hề được trông thấy, nghe thấy.
Hai là, giữa tôn giáo và tín ngưỡng là những tín điều của tôn giáo và tín
ngưỡng đều có tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử giữa các cá thể với
nhau, giữa cá thể với xã hội, với cộng đồng, giải quyết tốt các mối quan
hệ trong gia đình trên cơ sở giáo lý tôn giáo và noi theo tấm gương sáng
của những đấng bậc được tôn thờ trong các tôn giáo, các loại hình tín
ngưỡng đó.

Sự khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng


Một là, nếu tôn giáo phải có đủ 4 yếu tố cấu thành, đó là: giáo chủ, giáo
lý, giáo luật và tín đồ, thì các loại hình tín ngưỡng dân gian không có 4
yếu tố đó. Giáo chủ là người sáng lập ra tôn giáo ấy; giáo lý là những lời
dạy của đức giáo chủ đối với tín đồ; giáo luật là những điều luật do giáo
hội soạn thảo và ban hành để duy trì nếp sống đạo trong tôn giáo đó; tín
đồ là những người tự nguyện theo tôn giáo đó.
Hai là, nếu đối với tín đồ tôn giáo, một người, trong một thời điểm cụ thể,
chỉ có thể có một tôn giáo thì một người dân có thể đồng thời sinh hoạt ở
nhiều tín ngưỡng khác nhau.
Ba là, nếu các tôn giáo đều có hệ thống kinh điển đầy đủ, đồ sộ thì các
loại hình tín ngưỡng chỉ có một số bài văn tế (đối với tín ngưỡng thờ
thành hoàng), bài khấn (đối với tín ngưỡng thờ tổ tiên và thờ Mẫu).
Bốn là, nếu các tôn giáo đều có các giáo sĩ hành đạo chuyên nghiệp và
theo nghề suốt đời, thì trong các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian không có
ai làm việc này một cách chuyên nghiệp cả. Các tăng sĩ Phật giáo và các
giáo sĩ đạo Công giáo đề là những người làm việc chuyên nghiệp và hành
đạo suốt đời (có thể có một vài ngoại lệ, nhưng số này chiếm tỷ lệ rất ít).

Tín ngưỡng phồn thực:

+ Việc thờ cơ quan sinh dục nam nữ còn được gọi là thờ sinh thực khí
(sinh: đẻ, thực: nảy nở, khí: công cụ). Đây là hình thái đơn giản của tín
ngưỡng phồn thực, nó phổ biến ở các nền văn hóa nông nghiệp.

+ Bên cạnh thờ sinh thực khí, cư dân trồng lúa nước còn có tục thờ hành
vi giao phối, tạo nên tính ngưỡng phồn thực độc đáo, phổ biến ở khu vực
Đông Nam Á.
+ Tín ngưỡng phồn thực có vai trò lớn trong sự hình thành đời sống tín
ngưỡng thời cô của người Viêt, tiêu biều qua biểu tượng trống Đồng.

Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên:

+ Sùng bái tự nhiên là giai đoạn tất yếu trong quá trình phát triển của
người Việt cổ. Tín ngưỡng của người Việt là tín ngưởng đa thần. Hình
tượng nữ thần là các bà, các mẹ là hình tượng tiêu biểu.

+ Tục thờ Bà Trời, Bà Đất, Bà Nước, những nữ thần cai quản hiện tượn
tự nhiên, thiết thân nhất với cuộc sống của người trồng lúc nước

+ Trong mảng tính ngưỡng sùng bái tự nhiên còn có tục thờ Động Vật
(chim, rắn, cá sấu) và Thực Vật (cây lúa, cây cau, cây đa, quả bầu).

Tín ngưỡng sùng bái con người:

+ Trong con người có cái vật chất và cái tinh thân, cái tình thần trừ tượng,
khó nắm bắt nên được thần thánh hóa thành khái niệm linh hồn (hồn và
vía).

+ Niềm tin về người chế đã hình thành tục thờ cúng tổ tiên.

+ Người Việt còn có tục thờ Thổ Công

+ Thờ thần hoàng làng, thờ quốc tổ và thờ thánh, thờ tứ bất tử vv…

11. Giới thiệu điều kiện tự nhiên, lịch sử- xã hội và văn hóa của một vùng
văn hóa trên lãnh thổ Việt Nam mà anh/chị tâm đắc nhất.
Vùng văn hóa Việt Bắc
- Điều kiện tự nhiên: là vùng có môi trường tự nhiên với dấu hiệu chuyển
tiếp từ tự nhiên nhiệt đới sang nhiệt đới, đón nhận đầu tiên gió mùa đông
bắc và chịu ành hưởng sâu sắc nhất, của nó.
- Lịch sử - xã hội: Cư dân chủ yếu của vùng Việt Bắc là người Tày và
Nùng. Ngoài ra còn có một số dân tộc ít người khác như Dao, H’mông,
Lô Lô, Sán Chay. Người dân Tày - Nùng và nhân dân Việt Bắc đã tham
gia việc gìn giữ biên cương, kháng chiến bảo vệ đất nước từ thời Vua
Hùng cho đến nay
- Văn hóa:
 Người Tày - Nùng có hai loại nhà chính: nhà sàn và nhà đất Nhà sàn
là dạng nhà phổ biến, có hai loại nhà sàn, sàn hai mái và sàn bốn mái.
Nếu là nhà sàn bốn mái, hai mái đầu hồi bao giờ cũng thấp hơn hai
mái chính. Cửa có thể mở ở mật trước hoặc đầu hồi, cầu thang lên
xuống bằng tre, gỗ, nhưng số bực bao giờ cũng lẻ, không dùng bậc
chẵn.
 Trang phục của người Tày - Nùng có tính thống nhất, được phân biệt
theo giới tính, địa vị, lứa tuổi, theo nhóm địa phương.
 Việc chế biến món ăn của cư dân Tày - Nùng, một mạt có những sáng
tạo, một mặt tiếp thu kĩ thuật chế biến của các tộc lân cận như Hoa,
Việt v.v.... Họ chế biến ngô một cách tỉnh tế. Ngô được giã, hay xay
nhỏ để nấu với cơm, làm các loại bánh thức ăn chính là gạo tẻ, nhưng
việc chế biến các món ăn từ gạo nếp lại càng được chú trọng. Trong
ngày tết, cốm là món đặc biệt hấp dẫn. Các loại xôi màu hấp dẫn
thưòng có mặt trong ngày lễ tết của cư dân Tày - Nùng Thịt lợn, thịt
vịt quay thường được làm cấu kì như thịt lợn quay Lạng Sơn, vịt quay
Thất Khê.
 Giáo dục ở Việt Bắc được chú trọng phát triển Số trường học các cấp
có ở các địa phương ngày càng nhiều. Các trường đại học, cao đẳng
đươc thành lập trong mấy chục năm qua như: Đại học Sư phạm Việt
Bắc, Đại học Y khoa Việt Bắc v.v. Mới đây, Đảng, nhà nước ta lại tổ
chức trường Đại học Thái Nguyên trên cơ sở các trường đại học ở
đây, để đẩy mạnh việc đào tạo trí thức, cán bộ khoa học cho Việt Bắc.
 Trong đào tạo, bên cạnh chữ Quốc ngữ, một số tộc như Tày, H’nông
cũng có chữ viết xây dựng trên cơ sở mẫu chữ Latinh.
 Vẽ tín ngưỡng tôn giáo, tín ngưỡng dân gian của cư dán Tày - Nùng
hướng niềm tin của con người tới thần bản mệnh, trời - đất, tổ tiên.
Các thần linh của họ rất đa tạp, có khi là nhiều thần như thán núi, thần
sồng, thần đất.

You might also like