Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Tai là một cơ quan đảm nhiệm chức năng nhận cảm âm thanh và điều chỉnh thăng

bằng cho cơ thể. Do đó tai còn được gọi là cơ quan tiền đình ốc tai. Hai phần quan
trọng của tai được xét ở đây:

 Tai ngoài từ ngoài tới màng nhĩ, được chia thành loa tai và ống tai ngoài. Tai
ngoài có nhiệm vụ thu nhận âm thanh từ môi trường và dẫn truyền tới màng
nhĩ.
 Tai giữa nằm phía trong màng nhĩ cho tới thành xương ngoài của tai
trong. Tai giữa giống như một khoang chứa khí trong xương thái dương. Nhờ
có chuỗi các xương con mà nó đảm nhận nhiệm vụ dẫn truyền âm thanh từ
màng nhĩ tới tai trong.

*Tai ngoài gồm có loa tai và ống tai ngoài:


 Loa tai có những nếp lồi lõm để có thể thu nhận âm thanh từ nhiều phía vì tai
người không cử động được về nhiều hướng như tai động vật. Các cấu trúc này
được đặt tên là gờ luân, gờ đối luân, bình tai, gờ đối bình tai. Các chỗ lõm
được gọi là gò xoắn tai, gò thuyền, gò hố tam giác, hố đối luân…Loa tai được
cấu tạo bởi da, sụn, dây chằng và các cơ. Thực tế thì các cơ của tai người kém
phát triển và không giúp tai cử động được như những cơ khác trên cơ thể.
 Ống tai ngoài có đi từ ngoài vào theo hướng từ trước xuống dưới thành một
đường cong chữ S. Chiều dài của ống tai ngoài khoảng 2.5cm ở người lớn,
giới hạn bên trong là màng nhĩ. Ở người lớn, 1/3 ngoài cấu tạo bởi sụn, được
lót bởi da có phủ lông. Còn 2/3 trong là xương, được lót bởi lớp da mỏng
hơn, không phủ lông, dính chặt vào màng xương.

Tai giữa và hệ thống không bào


Tai giữa gồm hòm nhĩ và vòi tai (hay còn gọi là vòi nhĩ), nối hòm nhĩ với họng mũi.
Tai giữa còn thông nối với các tế bào khí của mỏm chũm xương thái dương

Hòm nhĩ
Là một khoang chứa không khí nằm trong xương thái dương, có dạng hình hộp chữ
nhật với 6 thành:

 Thành trên là một vách xương mỏng, ngăn cách tai giữa với hố sọ giữa
 Thành dưới hay còn gọi là sàn, ngăn cách tai giữa với tĩnh mạch cảnh trong
 Thành ngoài là màng nhĩ, là ranh giới với ống tai ngoài.
 Thành trong là thành ngoài của tai trong. Thành này có nhiều chỗ nhô lên
tương ứng các cấu trúc của tai trong
 Thành trước là một vách xương có hai lỗ cho cơ căng màng nhĩ và vòi nhĩ.
Ngay phía trước thành này là động mạch cảnh trong, một cấu trúc quan trọng
cấp máu cho vùng đầu và mặt.
 Thành sau có một cấu trúc gọi là ống thông hang, nối hòm nhĩ với các tế bào
khí của mỏm chũm xương thái dương

Trong hòm nhĩ chứa chuỗi 3 xương con được đặt tên theo những vật có hình dạng
tương tự là xương búa, xương đe và xương bàn đạp. Xương bàn đạp là xương nhỏ
nhất trong cơ thể. Xương búa là gắn liền với màng nhĩ. Ba xương này nối liền tạo
thành một hệ thống giống đòn bẩy.

Vòi nhĩ
Vòi nhĩ hay vòi tai nối hòm nhĩ với họng mũi. Nó có dạng ống với 1/3 ngoài là xương
và 2/3 trong là sụn. Vòi nhĩ giúp áp lực khí trời ở hòm nhĩ cân bằng với tai ngoài.
Bình thường vòi này sẽ đóng. Khi chúng ta ngáp hoặc nuốt vòi nhĩ sẽ mở ra nhờ cơ
căng màn khẩu cái và cơ vòi hầu.

Khối thông bào xương chũm


Gồm khối tế bào chứa không khí nằm ở phía sau hòm tai giữa. Trong đó, tế bào
chũm lớn nhất nằm ở trung tâm gọi là hang chũm (hay sào bào). Bao quanh hang
chũm là các đám tế bào chũm phía trước, phía sau, phía trên và dưới. Hang chũm
thông với hòm tai giữa (tầng trên hòm tai giữa) qua ống thông hang (gọi là sào đạo).
Do đó nhiễm trùng ở hòm tai giữa có thể đi vào hang chũm gây nên viêm xương
chũm.

You might also like