LSNN

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA TRIẾT HỌC

Chuyên ngành: Khoa học chính trị

Tiểu luận cuối kỳ môn:

LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Đề tài:

Tổ chức nhà nước thời Trần


GVHD: PGS.TS TRẦN THỊ MAI

SVTH: Võ Nguyễn Nhật Thành- 1956070076

TP. HCM, 2021

1
Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................... 3
PHẦN NÔI DUNG .................................................................................. 4
2.1 Bối cảnh ra đời ................................................................................ 4
2.2 Tổ chức bộ máy nhà nước.............................................................. 5
2.2.1 Xu hướng quan liêu .................................................................... 5
2.2.2 Tổ chức quân đội ........................................................................ 8
2.2.3 Phương thức tuyển chọn quan lại ............................................. 11
Tổng kết, đánh giá .............................................................................. 13
Tài liệu tham khảo .............................................................................. 14

2
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài

Việt Nam có một lịch sử lâu đời và nhiều truyền thống yêu nước tốt đẹp. Lịch sử lâu
đời đó do chính con người Việt Nam đã xây dựng, tạo lên những truyền thống hào
hùng, vẻ vang của dân tộc. Từ trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, nhân dân
Việt Nam đã tạo nên ý thức dân tộc, ý chí kiên chung, tinh thần yêu nước nồng nàn
và lòng dũng cảm để xây dựng nên những giá trị cơ bản, góp phần quan trọng làm
nên sự nghiệp cách mạng, bảo vệ Tổ quốc, chống các thế lực đế quốc xâm lược,
thống nhất đất nước. Trong lịch sử dân tộc đã có hàng nghìn năm chống lại kẻ thù
phương Bắc. Sau đó, chúng ta phải kể đến hai cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp và đế quốc Mĩ. Trong bất cứ thời đại nào, nhân dân Việt Nam vẫn đồng lòng,
chung sức vì một tình yêu to lớn. Công lao to lớn đó của ông cha và tổ tiên chúng ta
qua mấy nghàn năm lịch sử rất đáng tự hào và để giáo dục cho các thế hệ mai sau,
nhất là trong công cuộc xây dựng đất nước ở thời kì hiện nay.

Với lịch sử lâu đời đó là hành trình cho của công cuộc xây dựng Nhà nước, xây dựng
hệ thống hành chính quản lí Nhà nước, trong công cuộc đó, bất kì dân tộc nào cũng
phải quan tâm tới hai yếu tố đó là ý trí và nguyện vọng của dân dân đồng thơi phải
căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử mỗi dân tộc và mang ý thực tiễn. Do điều kiện tự nhiên
và điều kiện xã hội của Việt Nam, dựng nứớc và giữ nước luôn luôn gắn liền với
nhau. Vì vậy ở mỗi giai đoạn lịch sử, tầng lớp thống trị của mỗi triều đại, mỗi thời
kì không chỉ lo xây dựng Nhà nước, củng cố hành chính quốc gia cho phù hợp với
yếu tố thời đại của mình mà còn quan tâm tới yếu tố dân tộc. Nhà nước phải được
sự ủng hộ của nhân dân cả trong thời bình và thời chiến để giữ vững biên cương, bảo
vệ Tổ quốc và trong xây dựng đất nước. Tổ chức bộ máy Nhà nước thời Trần không
chỉ được kế thừa từ các triều đại khác trước đó mà các vua Trần còn biết dựa vào
hoàn cảnh thực tiễn và ý chí nguyện vọng của nhân dân, của tầng lớp quý tộc Trần

3
để xây dựng. Có thể khẳng định, trong thời kì cai trị của mình, các vị vua nhà Trần
đã xây dựng được một nhà nước vững mạnh - đủ sức lãnh đạo nhân dân xây dựng
đất nước và đánh bại ba lần đế chế Mông Nguyên hùng mạnh rộng lớn nhất thế giới
lúc đó, tạo nên hào khí Đông A sống mãi trong lòng dân tộc. Đó là một thành tựu, là
bước tiến dài trên con đƣờng xây dựng bộ máy quốc gia thời trung đại, tạo những
tiền đề quan trọng để hoàn thành quá trình phong kiến hóa ở Việt Nam vào thời kì
Lê sơ thế kỉ XV.

Với mong muốn hiểu biết thêm về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam thời
trung đai cũng như bộ máy nhà nước lịch sử triều Trần với thành tựu to lớn nên em
quyết định chọn đề tài: “Tổ chức nhà nước thời Trần” làm đề tài cuối kỳ cho môn
học.

PHẦN NÔI DUNG


2.1 Bối cảnh ra đời
Tổ tiên nhà Trần vốn làm nghề chài lưới, có gốc là người Mân Việt ở tỉnh Phúc Kiến
di cư đến đất Đại Việt đầu tiên ở Hải Dương sau mới dời đến Tức Mặc, Mỹ Lộc,
Nam Định. Những hậu duệ của nhà Trần là con cháu lai giữa dòng dõi nhà Trần và
dòng dõi nhà Lý như trong trường hợp của Trần Lý và Trần Thừa, và con của Trần
Thừa là Trần Cảnh đã trở thành vị vua đầu tiên của nhà Trần.

Người họ Trần đầu tiên đến Đại Việt là Trần Kính, đến định cư tại làng Tức Mặc
(nay là phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định) sống bằng nghề đánh cá. Sau ba
đời con cháu sống ở Đại Việt, họ Trần trở nên giàu có và hùng mạnh dưới đời Trần
Lý, là cháu của Trần Kính. Trần Lý sinh ra Trần Thừa. Trần Cảnh là con thứ của
Thừa, mẹ họ Lê, sinh ngày 16 tháng 6 năm Mậu Dần, Kiến Gia thứ 8 triều Lý.

Khi nhà Lý ngày càng tỏ ra suy yếu. Triều đình không còn có đủ khả năng và tâm
huyết chăm lo đến đời sống nhân dân như trước kia. Quan lại xa vào ăn chơi xa đọa,

4
bỏ mặc dân đen trong cảnh lụt lội, hạn hán, đói kém triền miên xảy ra. Trước tình
cảnh khổ cực lầm than, nhân dân nhiều nơi đã vùng dậy đấu tranh chống lại triều
đình. Phong trào khởi nghĩa ở nhiều nơi bị thất bại nhƣng đã làm lay chuyển toàn
bộ quyền thống trị của nhà Lý, nhân lúc chính quyền trung ương suy yếu và tàn tạ,
các thế lực phong kiến địa phƣơng lại trỗi dậy âm mƣu cát cứ. Trong khoảng hai
mươi năm đầu thế kỉ XIII, đất nước lâm vào cảnh loạn lạc do những cuộc chiến tranh
đẫm máu giữa các phe phái phong kiến gây ra. Tuy nhiên, Trong các cuộc chiến
tranh đó, thế lực nhà Trần dần dần phát triển và trở thành mạnh nhất. Cuối cùng, họ
Trần khống chế được chính quyền trung ương đang hấp hối và chiến thắng các thế
lực cát cứ khác.

Năm 1225, vua Lý Huệ Tông nhường ngôi cho công chúa Lý Chiêu Hoàng mới lên
8 tuổi. Trần Thủ Độ lúc bấy giờ giữ chức trong triều đình đã lập mưu kế đưa cháu
mình là Trần Cảnh 7 tuổi vào cung chơi với Lý Chiêu Hoàng. Sau đó Trần Thủ Độ
tổ chức một cuộc đảo chính cung đình, tuyên bố Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh và
nhường ngôi cho chồng. Từ đây, nhà Lý hoàn toàn sụp đổ, nhà Trần được thành lập.

2.2 Tổ chức bộ máy nhà nước


Nhà Trần thay nhà Lý mở ra một thời kì tiếp tục phát triển cao hơn của xã hội Đại
Việt. Chính quyền nhà Trần trong thế kỉ XIII vững vàng, mà năng động, đã tạo ra
một nền thống nhất và ổn định đất nước cho đến giữa thế kỉ XIV. Triều đình Thăng
Long trong thời gian này trước hết là tổ chức chính quyền của dòng họ Trần. Vua
Trần tự mình đề cao vị trí bản thân, đồng nhất ngôi vua với đất nước.

2.2.1 Xu hướng quan liêu


Họ Trần tuy đã nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong triều đình và một số phủ lộ quan
trọng, nhưng số lượng người và năng lực có hạn, vẫn phải xây dựng một bộ máy
hành chính từ trung ương đến các cấp địa phương, thu nhận người thuộc các tầng

5
lớp (là thổ hào, sỉ phu v.v...). Nhà nước này là khối liên kết của dòng họ Trần với bộ
phận quan liêu ở các cấp chính quyền khác nhau và ngày càng mở rộng.

2.2.1.1 Triều đình


Bộ phận trung khu: Tại triều đình có bộ phận trung khu gồm các tể tưởng là tướng,
trí mật viện sự và hành khiển ở môn hạ sảnh … có nhiệm vụ chỉ đạo các quan văn
võ (gần giống như hai ngạch quan hành chính và quân sự). Đứng đầu trung khu là
quan chức mang danh hiệu tam thái (thái sư, thái phó, thái bảo): tam thiếu (thiếu sư,
thiếu phó, thiếu bảo) và tam tư (tư đồ, tư mã, tư không). Các danh hiệu tam thái, tam
thiếu như là một hàm bậc thưởng kết hợp với chức danh kèm theo (có chức năng cụ
thể như thống quốc, tả thành, phụ quốc. Thủ Độ là thống quốc thái sư, Quang Khải
sau chống Nguyên - Mông lần thứ hai làm Thượng tướng thải sư, Văn Bích làm phụ
quốc thái bao. Nguyên Trác làm cả tướng quốc, Nguyễn Đán làm bình chương sự
quốc thượng hầu tư đổ, Khiêm Ngô làm nhập nội kiểm hiệu tự mã. Chức vụ tể tương
thời Trán phải là thân vương với chức danh là tả, hữu tướng quốc hay nhập nội kiểm
hiệu, đặc tiến khai phủ nghỉ đồng tam ti bình chương sự. Chức vụ á tưởng thưởng là
tham trí chính sự hay là tri mật viện sự và nhiều khi mang chức danh là tả, hữu bộc
xạ kèm thêm hai chữ "nhập nội".

Các cơ quan chức năng: Ở triều đình có Thượng thư mảnh gồm dấu bộ : lại, lễ, hộ,
binh, hình, công quản lí các công việc: tổ chức bộ máy hành chính, ngoại giao, tín
ngưỡng, kinh tế, quân sự. pháp luật và xây dựng cơ bản. Đứng đầu sinh là thượng
thư hành khiến và thượng thư hữu bật. Các cơ quan sáu bộ càng về sau càng được
tăng cường và phần lớn sử dụng các nho thần như Doãn Bang Hiến làm thượng thư
bộ lại thời Đại Khánh (1314 – 1324). Đỗ Nhân Giám làm thương thư bộ binh, Trấn
Chiêu Ngan làm thương thư bộ hình. Dưới thượng thư là các chức thị lang, lang
trung. Cơ quan văn phòng của triều đình (chủ yếu soạn thảo các văn bản, chỉ. dụ...)
gọi là Hàn lâm viện với các chức học ai khác nhau Quan chức cao cấp của cơ quan

6
này thường do người trong Nội mặt viện kiêm nhiệm như Đinh Cùng Viên thời Trấn
Nhân Tống làm Hàn làm phong chỉ. Nhà Trần cũng rất chú ý tăng cường các cơ quan
thanh tra, giám sát và tòa án. Tháng Long có Ngự sử đài gồm các chức thị ngự sử,
giám sát ngư sử, ngự sử trung tán, ngự sử trung thừa, ngự sử đại phu với chức năng
giữ gìn phong hỏa, pháp đôẠ, Canh cơ quan Ngự sử đài còn có Đảng văn kiểm sát
viện và các quan giản nghị đại phu, tả, hữu nạp ngôn. Sau chiến tranh chống Mông
Nguyên, nhà Trán lại tăng cường thêm bộ phận thanh tra kiểm soát ở các địa phương
phủ, 16, đặt thêm các ti liêm phóng

Ngoài các cơ quan trên, nhà Trấn còn đạt các cơ quan phụ trách riêng một số công
việc như Quốc sử viên biên soạn quốc sử người phụ trách đầu tiên là bảng nhân Lê
Văn Hưu), Quốc tử viên (còn gọi là Quốc từ giám) giảng dạy các hoàng tử, vương
hậu ở Thang Long và Tức Mặc. Thái y viên trông coi thuốc men, chữa bệnh trong
hoàng cung và tăng nhân phù theo dõi các hoàng tộc.

2.2.1.1 Các địa phương


Ở các địa phương, nhà Trấn tổ chức chính quyển ba emp: phù lộ, huyện, châu, hương
xã. Nhà Trần đổi 24 lộ thời Lý thành 12 lộ: Thiên Trường (Nam Hà), Long Hưng
(Thái Bình), Quốc Oai (Hà Tây), Bắc Giang (Bắc Ninh, Bắc Giang), Hài Đông
(Quảng Ninh và một phần Hải Dương), Trường Yên (Ninh Bình), Kiến Xương
(Đông Thái Bình), Hồng (phần Hải Dương), Khoái (phần Hưng Yên), Thanh Hoá
(Thanh Hoá), Hoàng Giang (phần đất Hà Nam), Diễn Châu (Bắc Nghệ An). Vào thế
kỷ XIV, nhà Trần còn đặt các phủ: Lâm Bình (Quảng Bình và Quảng Trị), Thái
Nguyên (Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng), Lạng Giang (Bắc Giang, Lạng Sơn) 1.

Chính quyền cấp lộ (hay phủ, trấn) có chức an phủ chính sử và phó sứ, thông phản,
trấn phủ (còn gọi là tri phủ). Ngoài ra, ở lộ còn có các cơ quan phụ trách một nó

1
Theo Đại Việt Sử Ký toàn thư và Việt Sử thông giám cương mục

7
công việc như: Hà đê (trông coi đề điều, có hà đê chính sứ và phó sứ); Thủy lộ đề
hình(trông coi công việc giao thông thủy và bộ.) Năm 1844, nhà Trần tăng cường
thêm cơ quan chính quyền địa phương, đạt đồn điền sứ và phó sứ ở ti khuyến nông.

Nhà Trần rất coi trọng chính quyền cấp lộ phủ. Khi Thái Tổng (1226–1258) lên ngôi
đã cử thái sư Trần Thủ Độ làm tri phủ Thanh Hóa, Thái phó Phùng Tá Chu làm trẻ
phủ Nghệ An, có quyền tự tiện phong tước cho người khác. Các đời: Thánh Tông
(1258-1278), Nhân Tông (1279-1293), Anh Tông (1293-1314) cũng đều dùng các
thân vương (và con cháu của họ) trấn trị các phủ lộ quan trọng như Thanh Hóa, Diễn
Châu, Nghệ An.

Nhà Trần chia kinh đô Thăng Long thành 61 phường. Ở phủ lộ có hương. Hương có
đại toát hoặc tiểu toát cai quản; sách thì do phụ đạo hay quan lang quản lí.. Hương
Túc Mạc có các thôn Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Tử, Phương Bông, Liễu Nha,
Hậu Bồi. Hương Văn Trinh (Quảng Xương. Thanh Hóa) có các thôn Hội Triều, Lính
Lộ, Bích Khê, Cam Giang, Phương Trì. Trịnh Xá, Văn Đoài, Văn Đông. Sách Khá
Lam (quê hương của Lê Lợi, người đứng đầu khởi nghĩa Lam Sơn đầu thế kỉ XV)
gồm các thôn Như Áng. Thụ Mệnh, Hướng Dương, Giao Xá, Bị Ngụ. Đức Trai,
Nguyễn Xá, Lông Nhai (vùng đất nằm trong các huyện Thọ Xuân và Ngọc Lạc, tỉnh
Thanh Hóa). Vay dưới hương có nhiều làng (có nơi gọi là trang hay thôn) nhưng
làng không phải là cấp chính quyền.

2.2.2 Tổ chức quân đội


Nhà Trần thay nhà Ký, một mức bật mới nhanh chóng ổn định trật tự xã hội, mắp
xếp chính quyền, dòng thời tăng cường lực lượng quân sự đã sức đưa đất nước vượt
qua các trò ngại bảo vệ nền độc lập dân tộc. Quân đội nhà Trần được phát triển và
hoàn thiên theo:

8
Về tổ chức, phiên chế: Quân chủ lực gồm cấm quân và quân các lộ. Quân các lộ ở
đồng bằng gọi là chính binh, ở miền núi gọi là phiên binh. Năm 1239, Trần Thái
Tông hạ chiếu tuyển trai trắng làm binh lính, chia làm ba bậc thượng, trung, hạ. Nhà
Trần đặc biệt chú ý cảm quân, gọi là quân túc vệ. Năm 1246, thời điểm quan trọng
đánh dấu một bước tiến lớn trong công cuộc xây dựng quân đội, đặc biệt là cầm
quân.

Đầu năm này, Thái Tông đặt các vệ tử thiên, tử thánh, tử thần: Quản các lộ Thiên
Trường Long Hưng nhập vào quân Thiên Thuộc

Thiên Cương. Chương Thánh, Cùng Thần. - Quản các lộ Hồng Châu, Khoai Châu
nhập vào các quân tả hữu Thánh Dực.

Quản các lộ Trường Yên, Kiến Xương nhập vào các quân Thánh Dực, Thần Sách.

Năm 1267, Thánh Tông lập thêm Toàn Kim Cương đồ, Chân Thượng đó,

Cấm Vụ Thủy du xoa đồ, Chân Kim đồ. Sang thế kỉ XIV, cảm quan được tăng cường
và phiên chế chặt chẽ;

Năm 1311, Anh Tông lập thêm quân Vũ Tiệp. – Duệ Tông (1373-1377) lập thêm
các quân Uy Tiệp. Bảo Tiệp, Long Tiệp, Long Dực, Tả Ban, Hữu Ban.

Năm 1378, Phế Đế lập thêm các quân Thần Dực, Thiên Uy, Hoa Ngạch. Thị Vệ,
Thần Vũ, Thiên Thương, Thiết Giáp. Thiết Liêm, Thiết Hồ, Ô Đồ.

Như vậy, bộ phận cấm quan của nhà Trần ngày càng được tăng thêm, phiên thế càng
phức tạp và chất chẽ hơn. Bộ phận này có tám quân, đứng đầu mỗi quán là một đại
tướng quân. Số cấm quân ngày thường có khoảng gần 20.000 (đóng ở Thăng Long
Tức Mặc và một số địa phương quan trọng), đây là quân chuyên nghiệp.

Lực lượng vũ trang của các quý tộc cấm quân là chủ lực bảo vệ Thăng Long. Tức
Mặc, nòng cốt trong chiến tranh chống ngoại xâm. Cấm quân có thể được điều động
9
đi các địa phương hoặc phối hợp với các lộ quân tổ chức tác chiến. Lộ quân có nhiệm
vụ phòng giữ địa phương trong lộ. Ngoài cắm quân và lộ quản là bộ phận do nhà
nước tổ chức và chỉ huy, các vương hầu được phép chiêu mộ quân riêng khi có lệnh
vua. Trong chiến tranh chống Mông Nguyễn lần thứ hai (1285), Hoài Văn hầu Trần
Quốc Toàn mới 15 tuổi cũng có thể tổ chức một đội quân đồng hàng ngàn người.
Lực lượng vũ trang của các quý tộc này thường được gọi là “vương hầu gia đồng”,
chủ yếu là gia nhân, gia nô.

Khi giặc Mông Nguyên kéo sang quân vương hầu gia đồng cũng là lực lượng đáng
kể. Cuộc hội quân lớn năm 1284 ở Vạn Kiếp có đến hơn 20 vạn người trong đó có
quân của nhiều vương hầu như Hưng Hiến vương Uy, Hưng Nhượng vương Tăng,
Hưng Trí vương Nghiện v.v... Trong chiến tranh, nhà Trần có thể tập hợp được lực
lượng quân đội lớn mạnh, đồng đảo chủ yếu còn do thực hiện chế độ nghĩa vụ quân
sự theo chính sách ngụ binh ư nòng. Thư tịch bấy giờ có viết việc lấy quân bấy giờ
không có số nhất định, chỉ chọn dân binh nào khỏe mạnh thì lấy. Cử năm người một
ngũ, mười người một đô. 2

Để nâng cao chất lượng binh sĩ bằng các biện pháp tuyên quân; tuyến tưởng, huấn
luyện binh pháp và rèn luyện tư tưởng. Coi trọng võ thuật là lối sống của trai tráng
các tầng lớp xã hội từ quý tộc đến nô tì. Nhà Trần rất coi trọng binh pháp và kỹ thuật
quân sự. Năm 1253, Trần Thái Tăng lập Giảng Võ đường để cho các võ quan tập
trung học hỏi binh pháp rèn luyện võ nghệ. Giảng Võ đường là trường cao cấp quân
sự đào tạo võ quan.

Nhờ lực lượng quân đội mạnh mẽ khiến nhà Trần tiêu diệt được cuộc xâm phạm của
quân đội Nhà Nguyên, Đế quốc Mông Cổ qua 3 lần vào năm 1258, 1285 và 1287.
.Minh chứng trong lịch sử về tướng tài và quân giỏi của nhà Trần chính là Hưng Đạo

2
Lê Trắc, An nam Chí Lược

10
Vương Trần Quốc Tuấn khi đã có vai trò quan trọng trong chiến thắng vào năm 1285
và 1287. Đây là một trong những trang sử hào hùng nhất trong quá trình dựng nước
và giữ nước của dân tộc ta. Bởi trong vòng 30 năm, quân dân ta đã 3 lần đánh thắng
đội quân xâm lược hùng mạnh và hung hãn nhất thời đó, bảo vệ quyền độc lập tự
chủ của đất nước, góp phần bảo vệ nền độc lập của các nước Đông Nam Á.

2.2.3 Phương thức tuyển chọn quan lại


Quan lại thời Trần có lương bổng. Năm 1236, TháiI Tông quy định lương cho các
quan văn võ ở triều đình đến các địa phương, kể cả quan giữ làng miếu. Đây là bước
ngoặc trong tổ chức chính quyền. Năm 1244, Nhà nước lại điều chỉnh lương bổng
một lần nữa. Việc khảo công, xét thành tích quan lại để thăng thường cũng được quy
định cụ thể. Cứ 15 năm xét duyệt một lần, 10 năm thăng tước một cấp và 15 năm
thăng chức một bậc. Chức quan nào khuyết thì người chánh kiêm chức người phó.
Nếu chánh phó đều khuyết thì viên chức trên quản lí luôn chờ khi đủ niên hạn sẽ bổ
sung.

Các quan chức ở quán, sinh, cục thì 16 năm có thể được thăng chức hay thuyên
chuyển. An phủ sử một số lộ đủ niên hạn được xét duyệt làm đại an phủ sử Thiên
Trường. Đại an phủ sử Thiên Trường đủ niên hạn qua khảo công có thể làm ở thẩm
hình viện hay đại an phủ sứ kinh đô Thăng Long. Nhà nước Trần được xây dựng chủ
yếu trên hai cơ sở xã hội là quý tộc họ Trần và sỉ phu. Phương thức tuyển chọn quan
trọng là nhiệm tử. Người nam chính quyền được bổ nhiệm theo họ hàng (mà trước
hết là nội tộc). Đây là nguyên tác chi phối trong triều đại này. Đồng thời nhà Trần
còn lựa chọn quan lại qua Khoa cử, qua công lan thôi xi và mua bán hàng tiên. Trị
trường hợp hoan quan và thầy thuốc thì khác. Trong một số cơ quan đặc biệt như
thái y viên dùng thầy thuốc giải. Làm việc trong hoàng cung là các hoạn quan. Dài
khi có hoạn quan dối, không bịa chữ như Lê Tông Giáo, làm hành khiến, nhưng
không phổ biến.

11
Phương thức tuyển lựa bằng nhiệm tử, khoa cử và khi sĩ như trên đã góp phần quy
định bản chất thành phần của chính quyền nhà Trần, một chính quyền mà chủ yếu
và chủ chốt là của quý tộc họ Trần và sĩ phu Nho học tham gia. Ở các cấp chính
quyền địa phương lại có thể hào và các tăng lớp khác. Chính quyền đa thành phần
xã hội trên đã vận động trong sự đấu tranh và dung hòa trong sự chuyển biến đa
dạng, phức tạp.

Ở thời Trần, tầng lớp quý tộc đóng vai trò đặc biệt quan trọng, tạo nên cái thế như
Trần Thánh Tông thường nói: "Thiên hạ là của tổ tông người nối nghiệp tổ tổng cùng
anh em trong họ hưởng phú quý" làm điểm tựa vững chắc, đáng tin cậy để xây dựng
chính quyền. Nhà nước họ Trần đứng trước mâu thuẫn có hai khuynh hưởng chủ
yếu: một mặt là ra sức tăng cường, bảo vệ quyền lợi dòng họ và mặt khác gặp sự đấu
tranh của các tầng lớp xã hội; đồng thời công cuộc quản lí đất nước ngày càng rộng
lớn phải mở rộng thành phần. Để giải quyết vấn đề này, từ đầu nhà Trần đã áp dụng
chế độ khoa cử và bổ sung bằng phương thức lựa chọn người có tài năng trong giới
nho sĩ. Sau lại thêm hình thức nộp tiền tuyển quan. Nhờ vây đáp ứng được yêu cầu
quản lí và điều hành công việc. Thời Lý đã có khoa cử, nhưng đến thời Trần mới có
quy củ và mở rộng hơn nhiều. Nam 1236 mở Viện Quốc tử. Nam 1253, Thái Tông
xuống chiếu cho các nhỏ xi trong nước đến Viện Quốc tử giảng học ngũ kinh. Nam
1281 lập thêm nhà học phủ Thiên Trường.

12
Tổng kết, đánh giá

Nhà nước quân chủ quý tộc làm cho nhà nước quân chủ phong kiến Việt Nam không
phát triển đến mức độ chuyên chế cực đoan. Khi nhà nước quân chủ quý tộc đang
phát triển sẽ phát huy trí tuệ, sức mạnh của cả hoàng tộc và triều đình, kết cấu với
hoàng tộc thành một khối chặt chẽ làm bệ đỡ chính trị cho nhà vua. Có sự hòa hợp
giữa nhà vua và hoàng tộc, hoàng tộc với nhân dân, làng với nước làm nên sức mạnh
của nhà nước thời kỳ này, phản ánh sự đoàn kết của vua tôi. Bên cạnh đó nó góp
phần làm cho mô hình nhà nước phong kiến Việt Nam không hoàn toàn rập khuôn
theo mô hình nhà nước nho giáo của Trung Quốc.

Như vậy, có thể thấy, bộ máy quân chủ quý tộc thời Trần là một mô hình coi trọng
ý dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân là điểm đặc sắc thể hiện rõ nét tính dân
tộc, tính nhân dân của nhà nước phong kiến Việt Nam.

Mô hình nhà nước quân chủ quý tộc tiềm ẩn trong lòng nó nguy cơ phân quyền, khi
các vương hầu quý tộc có tiềm lực kinh tế, chính trị, quân sự, từ đó sẽ liên kết với
nhau… thay thế bằng nhà nước quân chủ chuyên chế với bộ máy nhà nước đủ mạnh
để trấn áp. Phương thức nhiệm từ không đáp ứng được nhu cầu về đội ngũ quan lại
tinh thông, kĩ năng cai trị chưa đáp ứng đủ về tri thức.

Nhà nước luôn phải dựa vào làng xã, nhiều phong kiến tư nhân giàu lên, chính quyền
trung ương không kiểm soát được phong kiến tư nhân. Tầng lớp quý tộc vì bảo vệ
lợi ích của mình đã mâu thuẫn với tầng lớp nông dân. Nhà nước không thể kiểm soát
được sự lớn mạnh của các quý tộc địa phương. Về mặt chính sách, việc xây dựng
điền trang, thái ấp của nhà Trần mới chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà chưa thấy
được nguy cơ tiềm tàng đó là mầm mống hình thành các lực lượng cát cứ ở địa
phương dẫn đến sự bất ổn về chính trị.

13
Nhà nước quân chủ quý tộc thời Trần có những biểu hiện rõ ràng và đặc biệt Tồn tại
mặt tích nhưng và cũng đồng thời, như hai mặt của một vấn đề có cả mặt tiêu cực.
Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng mô hình này đã thể hiện được bản sắc đặc trưng
nhà nước, và trên hết cho chúng ta thấy được mối quan hệ khăng khít giữa vua và
các quan và giữa vua với nhân dân. Có thể nói mô hình quân chủ quý tộc đã góp
phần gây dựng nên một thời đại hoàng kim trong lịch sử phong kiến nước ta.

Tài liệu tham khảo


1. Vũ Thị Nga. (2013). Giáo trình Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam. Hà
Nội: Tư Pháp.
2. Trương Hữu Quýnh (1997). Đại cương lịch sử Việt Nam (tập 1). Hà Nội: Giáo
dục
3. Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Lý luận chung về nhà nước và pháp luật.
Hà Nội: Tư Pháp
4. Đào Duy Anh (2018), Lịch sử Việt Nam. Hà Nội: Văn hóa Dân tộc
5. Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Lịch sử Nhà nước và pháp
luật Việt Nam. Hà nội: Công an nhân dân

14
15

You might also like