Môn tiến hóa và đa dạng

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA: SINH HỌC- CÔNG NGHỆ SINH HỌC

-----o0o----

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN:

CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG

ĐỀ TÀI: CHẤT THẢI TỪ COVID 19

Thành viên:

1. Phan Thị Hoàng Oanh – 20180144


2. Bùi Thị Ngọc Anh – 20180199
3. Vũ Thị Tú Anh – 20180210
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12, năm 2021

MỤC LỤC:

PHẦN MỞ ĐẦU:........................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG:.....................................................................................................2
1. Tổng quan về chất thải:....................................................................................2
1.1. Khái niệm chất thải:.....................................................................................2
1.2. Phân loại chất thải:......................................................................................2
2. Thực trạng rác thải hiện nay:..........................................................................3
3. Môt số phương án giải quyết:...........................................................................5
4. Các quy luật sinh thái được vận dụng:............................................................7
KẾT LUẬN..................................................................................................................8
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................9
PHẦN MỞ ĐẦU:

Từ xưa đến nay, vạn vật thay đổi, mọi thứ đều cùng phát triển song hành cùng
nhau. Trải qua biết bao giai đoạn lịch sử, xã hội loài người đã trở nên ngày càng
văn minh, phát triển hơn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc con người phải đối
mặt với những nguy cơ, những thách thức lớn hơn mà một trong số đó chính là
dịch bệnh. Những đại dịch trong quá khứ đã gây biết bao ám ảnh kinh hoàng, từ
dịch hạch Justinian đến “Cái chết đen”, dịch đậu mùa, dịch cúm, HIV/AIDS… Và
giờ đây, nhân loại lại phải chao đảo khi một lần nữa phải đối mặt đại dịch Covid
19.

Covid 19 khởi nguồn từ Vũ Hán (Trung Quốc) vào tháng 12/2019 và nhanh
chóng lan rộng trên toàn thế giới. Nó đã gây ra những tác động to lớn đến mọi mặt
và tính đến hiện nay đã có hơn 5 triệu người tử vong. Khi xuất hiện đại dịch thì
con người sẽ nghĩ đến điều gì đầu tiên? Tất nhiên là biện pháp để đẩy lùi dịch bệnh
nhanh nhất, hiệu quả nhất có thể. Và điều đó là hoàn toàn đúng, tuy nhiên chúng ta
cũng phải nghĩ đến những vấn đề phát sinh sau đại dịch, đặc biệt là khối lượng rác
thải khổng lồ. Rác thải vẫn luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của
toàn nhân loại, chưa kể sau dịch bệnh lượng rác thải càng tăng cao, gây ô nhiễm
môi trường trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh vật và con người. Nếu chúng
ta không có những phương án xử lý kịp thời thì rất có thể không sớm thì muộn thế
giới sẽ phải đối mặt với những hậu quả vô cùng căng thẳng do rác thải gây ra.

Bài báo cáo này được thực hiện với mục đích làm sáng tỏ thực trạng rác thải
hiện nay, phân tích những mặt tích cực, tiêu cực của vấn đề, đồng thời đưa ra
hướng giải quyết và trách nhiệm của con người đối với môi trường. Từ đó góp
phần xây dựng một cuộc sống trong lành, một hành tinh xanh - sạch - đẹp hơn.

1
PHẦN NỘI DUNG:

1. Tổng quan về chất thải:


1.1. Khái niệm chất thải:

“Chất thải”-có lẽ đã trở thành hai từ quá đỗi quen thuộc trong cuộc sống hàng
ngày của chúng ta. Dù là trong hoàn cảnh nào, thời gian nào hay địa điểm nào đi
chăng nữa thì ta vẫn luôn dễ dàng nhận ra sự tồn tại của chất thải. Nó dường như là
một phần không thể thiếu cũng không thể mất đi, vậy như thế nào mới được gọi là
chất thải ?

Hiểu một cách đơn giản, chất thải là vật chất mà con người không còn muốn sử
dụng và thải ra, hay còn được gọi là “rác” [1]. Ví dụ đơn giản như là túi nilon, những
chiếc ống hút, hoặc chai lọ không dùng đến đều được coi là rác thải. Nhìn chung, phân
loại rác thải ngay từ ban đầu chính là nền tảng cơ bản để có những hướng xử lý rác
thải phù hợp và hiệu quả hơn.

1.2. Phân loại chất thải:

Có thể phân loại chất thải theo mức độ nguy hại gồm có: chất thải nguy hại và
chất thải không nguy hại. Hoặc phân loại theo nguồn gốc phát sinh, bao gồm: chất thải
y tế, chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp và chất thải xây dựng. Hiện nay, dưới
tác động của đại dịch Covid 19, lượng rác thải y tế và sinh hoạt không ngừng tăng cao,
gây tác động lớn đến sinh vật, con người và môi trường.

 Chất thải y tế:

Theo tổ chức y tế Thế giới (WHO) phân


loại các vật dụng sắt nhọn, băng gạc, dịch
tiết và các vật liệu bị lây nhiễm là rác thải
“nguy hại”, còn các vật dụng không chứa
chất lây nhiễm hay băng gạc động vật là
“chất thải y tế nói chung” [2]. Cho dù đó
là giấy văn phòng, rác trên sàn nhà hay rác
trong nhà bếp thì nói một cách dễ hiểu, tất cả loại rác phát sinh từ các cơ sở y tế,
phòng khám, bệnh viện đều được coi là rác thải y tế.

2
 Chất thải sinh hoạt:

Có lẽ chất thải sinh hoạt là loại rác phổ biến nhất. Chất thải sinh hoạt là các chất
rắn bị loại bỏ trong quá trình sinh sống, sinh hoạt, sản xuất của con người. Phát sinh từ
các hộ gia đình, khu công cộng, khu thương mại...[1].

Rác thải sinh hoạt được chia làm ba loại, thứ nhất là rác tái chế, đây là loại rác
khó phân hủy nhưng vẫn có thể tái chế để sử dụng lại được. Ví dụ như là các loại giấy
thải, các loại hộp, vỏ
chai, vỏ lon thực phẩm
bỏ đi. Thức ăn thừa hoặc
bã trà, bã cà phê được
xếp loại rác hữu cơ.
Đừng lo lắng nếu trái
cây, rau củ hư hỏng hay
thức ăn còn dư quá
nhiều, ta có thể tận dụng
nó làm phân xanh hoặc làm thức ăn cho các vật nuôi khác. Và cuối cùng là rác vô cơ,
loại rác không thể tái chế hay sử dụng được nữa như bao nilon, ly cốc thủy tinh bị
vỡ...

 Chất thải công nghiệp và Chất thải xây dựng:

Là loại rác thải được tạo ra từ các hoạt động công nghiệp, dịch vụ của con người.
Tuy nhiên lượng rác thải phát sinh đã giảm do các hoạt động thương mại và du lịch
ngừng hoạt động, công trường xây dựng và nhà máy sản xuất bị hạn chế.

2. Thực trạng rác thải hiện nay:

Do ảnh hưởng của Covid 19, lượng rác thải đã tăng lên đáng kể. Tại Việt Nam,
theo Sở Tài nguyên và Môi trường, lượng rác thải liên quan đến Covid 19 ở hai vùng
tâm dịch là Thành phố Hồ Chí Minh trung bình lên đến 78 tấn/ngày, ở Bình Dương
khoảng 40-70 tấn/ngày [3]. Đây là hai khu vực có nhiều khu cách ly lớn, tập trung
hàng nghìn người được cung cấp khẩu trang, quần áo bảo hộ cũng như thực phẩm chế
biến sẵn, góp phần tạo nên lượng rác lớn thải ra môi trường. Ngoài ra, chất thải y tế

3
lây nhiễm cũng tăng lên đáng kể, nhất là tại các bệnh viện, bệnh viện dã chiến do tăng
trang phục, khẩu trang, găng tay cùng với nhiều trang thiết bị, bơm kim tiêm, dây
chuyền dịch, thuốc men.

Đại dịch Covid 19 đã làm xáo trộn hoàn toàn cuộc sống của người dân. Ngay sau
khi thông tin về Covid 19 được công bố, hàng loạt người dân đã đổ xô đến các cửa
hàng siêu thị để mua thực phẩm, nước rửa tay và cồn sát khuẩn. Cụ thể ở Anh, ước
tính rằng doanh số bán hàng tạp hoá và sản phẩm cá nhân của siêu thị đã tăng hơn
20%, những người mua sắm chi hơn 1,9 tỷ bảng cho những mặt hàng này chỉ trong 4
tuần [4].

Điều này cũng là dễ


hiểu khi tâm lý người
dân muốn đảm bảo cuộc
sống vẫn ổn định trong
mùa dịch, tuy nhiên nó
đã vô tình gây ra sự
hoang phí thực phẩm và
thải ra môi trường quá
nhiều rác thải nhựa từ
các sản phẩm sử dụng
một lần.

Do đặc tính siêu lây nhiễm của SARS-CoV-2, các sản phẩm, thiết bị bảo hộ làm
từ nhựa đã đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ con người. Bao gồm khẩu
trang, găng tay, quần áo bảo hộ, chai lọ nước rửa tay bộ kit xét nghiệm... Nhu cầu dử
dụng tăng cao, trong khi những thiết bị bảo hộ đó chỉ sử dụng một lần đã gây ra sự
thiếu hụt hàng hoá một cách nghiêm trọng, đồng thời thải ra môi trường một lượng rác
thải y tế khổng lồ.

Lượng chất thải thải ra môi trường mỗi ngày đã lên đến con số hàng trăm ngàn
tấn, châu Á đang ở mức cao nhất với khoảng 953,641 tấn, xếp ngay sau đó là châu Phi
với 275,465 tấn chất thải [5]. Điều này đã đặt ra một dấu hỏi lớn cho các quốc gia ở
châu Phi, khi mà các nước này vẫn còn rất khó khăn về kinh tế, nói một cách bao quát

4
hơn là khó khăn về mọi mặt. Với một lượng rác thải lớn như vậy, làm sao có thể xử lý
một cách an toàn và hiệu quả ? Nếu không có những hướng giải quyết đúng đắn thì
chắc chắn nó sẽ gây ra thêm nhiều hệ lụy, kéo theo các vấn đề khác như tăng nguy cơ
bùng phát thêm các dịch bệnh, tạo gánh nặng cho cuộc sống của người dân, làm cho
cuộc sống của họ ngày càng trở nên khó khăn, thiếu thốn hơn.

Theo nhóm môi trường Ocean


Asia, cuối năm ngoái, ước tính hơn 1,5
tỷ chiếc khẩu trang đã đổ vào các đại
dương trên thế giới, chiếm khoảng
6,200 tấn ô nhiễm rác thải trên biển [6].
Đây là một điều đáng lo ngại cho các
loài sinh vật biển, chúng phải đối mặt
với các nguy cơ bị vướn vào các lớp
khẩu trang, hoặc nuốt nhầm do lầm
tưởng đó là thức ăn.

Chỉ riêng 15 quốc gia ở Châu Phi, tổng số khẩu trang mỗi ngày đã hơn 500 triệu
chiếc dựa trên tỷ lệ chấp nhận 80% và trung bình mỗi người có hai khẩu trang mỗi
ngày [7]. Số lượng khẩu trang nói riêng hay rác thải y tế nói chung tăng lên quá mức
đã tạo nên gánh nặng lớn cho các quốc gia kém phát triển, khi quốc gia này vẫn chưa
đủ năng lực để xử lý triệt để các vấn đề về ô nhiễm. Ở các đất nước phát triển hơn,
việc xử lý rác thải rất có thể trở nên quá tải, chất thải bị tồn đọng và lâu dần trở thành
mối nguy hại tiềm ẩn.

So sánh số liệu rác thải y tế trước và trong đại dịch Covid 19 ở Vũ Hán, trước đại
dịch có 91 tấn rác thải thải ra môi trường mỗi ngày, trong khi khoảng thời gian dịch
bùng nổ lượng chất thải tăng lên đến 200 tấn mỗi ngày, tăng gấp đôi chỉ sau 5 ngày
dịch bùng nổ [8]. Đây chỉ là một ví dụ điển hình để chúng ta có thể hình dung được
lượng lượng rác thải đã tăng lên nhanh chóng đến mức nào. Chỉ ở một khu vực mà
lượng rác thải đã tăng lên nhiều như vậy, nếu xét trên phạm vi toàn thế giới thì lượng
rác thải chắc chắn là một con số rất khổng lồ.

5
Tuy nhiên, xét ở một khía cạnh nào đó, lượng rác thải ở một số khu vực công
cộng đã giảm đi, ô nhiễm không khí và ô nhiễm tiếng ồn cũng được cải thiện trong
khoảng thời gian mọi người thực hiện giãn cách xã hội. Nhưng đó chỉ là những cải
thiện mang tính chất tạm thời, khi cuộc sống của mọi người dần trở lại quỹ đạo bình
thường của nó thì rất có thể vấn đề về ô nhiễm môi trường sẽ trở nên phức tạp hơn rất
nhiều.

3. Môt số phương án giải quyết:

Trái Đất là ngôi nhà chung của toàn nhân loại, to lớn nhưng cũng có giới hạn của
nó, một khi lượng rác thải trở nên mất kiểm soát thì rất có thể sẽ gây ra những hậu quả
vô cùng to lớn. Vì thế ngay từ bây giờ chúng ta cần phải đưa ra những biện pháp thiết
thực để xử lý rác thải một cách hiệu quả.

Vấn đề xử lý rác thải bảo


vệ môi trường luôn nhận
được nhiều sự quan tâm,
do vậy cũng có rất nhiều
biện pháp được đưa ra, tuy
nhiên thực tế có một số
biện pháp rất khó thực
hiện, rất xa vời mà tự bản
thân mình không làm được.
Chúng ta nên ưu tiên những hành động thực tế, thiết thực, xuất phát từ những điều nhỏ
nhặt xung quanh mình. Tuy chỉ là hành động nhỏ, nhưng nếu mọi người cùng làm,
cùng thực hiện thì chắc chắc nó sẽ đem lại một kết quả tốt.

Một điều vô cùng đơn giản thôi mà chắc chắn mỗi người đều có thể làm được, đó
là tiết kiệm các nguồn năng lượng điện, nước. Tắt vòi nước để nước không bị chảy rò
rỉ ra ngoài, tận dụng nước vo gạo để tưới cây. Tắt các thiết bị điện khi không dùng
đến, ra ngoài hãy nhớ tắt đèn, tắt quạt, buổi tối trước khi đi ngủ hãy nhớ tắt máy tính,
tắt wifi... Những điều nhỏ nhặt này có lẽ chúng ta không để ý đến nhiều, nhưng nó
không những giúp ta giảm thiểu một phần chất thải sinh hoạt, mà còn tiết kiệm chi phí

6
hàng tháng, mà còn tiết kiệm được năng lượng, tài nguyên, góp phần bảo vệ môi
trường

Việc đi chợ với hàng mớ những túi nilon đựng thực phẩm có lẽ đã trở thành những
hình ảnh quá quen thuộc. Bên cạnh bao nilon, ống hút nhựa cũng là vật dụng mà ta có
thể dễ dàng bắt gặp ở bất cứ đâu. Tiện lợi thật, đẹp mắt thật, nhưng hậu quả của nó
cũng không hề nhỏ. Vứt một chiếc ống hút, một túi nilon chỉ cần vài giây, nhưng thời
gian để nó phân hủy có thể lên đến hàng trăm năm. Chúng ta có thể giảm lượng rác
thải nhựa bằng cách sử dụng túi, giỏ bằng vải khi đi chợ. Nếu có sử dụng túi nilon thì
nên hạn chế số lượng và nên tái sử dụng nó sao cho hợp lý. Thay vì sử dụng ống hút
nhựa thì có thể sử dụng ống hút tre, vừa đảm bảo vệ sinh cá nhân, vừa tiết kiệm và bảo
vệ môi trường.

Ngoài ra, chúng ta nên vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi. Trong
thời điểm dịch bệnh căng thẳng, bản thân mỗi người cần có tinh thần tự giác, tìm hiểu
các phương pháp quản lí chất thải, xử lí chất thải như chất thải được sinh ra do các
hoạt động sinh hoạt tại gia, đặc biệt là những loại chất thải mang nhiều nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh. Hướng dẫn cho bạn bè, người thân cách phân
loại rác thải, tái chế và xử lý rác thải đúng cách ngay từ ban đầu. Bên cạnh đó, chúng
ta nên tích cực tham gia vào các chương trình bảo vệ môi trường như trồng cây xanh,
thu gom rác thải, làm sạch đường phố...

Trên đây là một số phương án mà có


lẽ rằng tất cả mọi người đều có thể thực
hiện được. Nó chỉ là những thói quen đơn
giản trong cuộc sống hàng ngày, tùy vào
điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người ta có
thể linh hoạt vận dụng nó. Xây dựng cách
sống lành mạnh, văn minh không những
tốt cho bản thân mà còn giúp bảo vệ môi
trường, vậy tại sao chúng ta lại không
thực hiện ngay từ bây giờ ?

4. Các quy luật sinh thái được vận dụng:

7
 Quy luật tác động tổng hợp:

+ Môi trường bao gồm nhiều yếu tố có tác động qua lại, sự biến đổi các nhân tố này
có thể dẫn đến sự thay đổi về lượng, có khi về chất của các yếu tố khác và sinh vật
chịu ảnh hưởng sự biến đổi đó.

 Sự mua sắm quá mức cần thiết làm tăng mức độ tiêu thụ, từ đó tăng
lượng rác thải ra ngoài môi trường, làm cho ô nhiễm môi trường trở nên
trầm trọng hơn. Sinh vật phải hứng chịu trực tiếp hậu quả của sự biến
đổi đó .
 Quy luật giới hạn sịnh thái:

+ Sự tăng hay giảm cường độ tác động của yếu tố ra ngoài giới hạn thích hợp của cơ
thể sẽ làm giảm khả năng sống hoặc hoạt động. Khi cường độ tác động tới ngưỡng cao
nhất hoặc thấp nhất so với khả năng chịu đựng của cơ thể thì sinh vật không tồn tại
được.

 Covid 19 làm lượng rác thải trong biển tăng lên rất nhiều lần, nếu lượng
rác cứ không ngừng tăng, đến một giai đoạn nào đó có thể vượt qua khả
năng chịu đựng của cơ thể sinh vật, sinh vật không thể tồn tại hoặc ảnh
hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh sống của các loài sinh vật biển.

KẾT LUẬN

Chúng ta cùng sống trên một trái Đất, cùng hít thở dưới một bầu trời, một cách
công bằng, không ai nhiều hơn ai cũng không ai kém hơn ai cả . Vì vậy, mỗi chúng ta
đều mang trong mình một sứ mệnh như nhau, một tránh nhiệm phải bảo vệ, gìn giữ sự
trong lành, sạch đẹp của môi trường.

Mặc dù chúng ta luôn đề cao việc sử dụng những


vật dụng thân thiện với môi trường, hạn chế rác
thải nhựa. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể
nào phủ nhận vai trò to lớn của khẩu trang, các
trang thiết bị, quần áo bảo hộ... trong thời điểm
dịch bệnh như thế này. Nó quả thật đã góp một
phần không nhỏ trong việc bảo vệ sức khoẻ con

8
người. Tất nhiên cái gì cũng có cái giá của nó, và có lẽ đây là một sự đánh đổi. Và
cũng chính vì vậy, chúng ta càng có thêm lý do để cố gắng hơn nữa trên con đường
gìn giữ và bảo vệ môi trường.

Sau cùng có thể nói giữa môi trường và con người tồn tại mối liên hệ vô cùng
chặt chẽ và mật thiết với nhau. Những gì hôm nay chúng ta tác động vào môi trường
thì trong tương lai chúng ta cũng sẽ nhận được từ môi trường những tác động tương tự
như vậy. Vì thế, bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chính chúng
ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bảo Duy. (2020). Vũ Hán đau đầu giải quyết núi rác thải y tế. Truy cập
07/12/2021, từ https://tuoitre.vn/vu-han-dau-dau-giai-quyet-nui-rac-thai-y-te-
2020030511271882.htm.
2. Báo Tuổi trẻ. (2021). Động vật hoang dã trước hiểm họa từ khẩu trang dùng
một lần. Truy cập 12/11/2021, từ https://tuoitre.vn/dong-vat-hoang-da-truoc-
hiem-hoa-tu-khau-trang-dung-mot-lan-20210113142337238.htm.
3. Heliyon. (2021). COVID pollution: impact of COVID-19 pandemic on global
plastic waste footprint. Truy cập 24/11/2021, từ
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2405844021004485.
4. Lăng Thúy. (2017). Chất thải y tế là gì, định nghĩa, phân loại, ví dụ và hơn
thế nữa. Truy cập 12/11/2021, từ https://vihema.gov.vn/chat-thai-y-te-la-gi-
dinh-nghia-phan-loai-vi-du-va-hon-the-nua.html.
5. Minh Nguyệt. (2021). Rác thải y tế ở các điểm nóng COVID-19: Bài 1- Nguy
cơ từ chất lây nhiễm. Truy cập 12/11/2021, từ
https://ncov.vnanet.vn/tin-tuc/rac-thai-y-te-o-cac-diem-nong-covid-19-bai-1-
nguy-co-tu-chat-lay-nhiem/94727875-355a-48ac-81ce-e0fb0fa19ed1.
6. Nzediegwu, C., & Chang, S. (2020). Improper solid waste management
increases potential for COVID-19 spread in developing countries.
Resources, Conservation and Recycling, 161, 104947. Truy cập 26/11/2021,
9
từ https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0921344920302652?
via%3Dihub.
7. Reconomy. (2020). Food Waste: An Opportunity for Change. Truy cập
26/11/2021, từ https://www.recycling-magazine.com/2020/04/30/food-waste-
an-opportunity-for-change/.
8. Wikipedia. (2021). Chất thải. Truy cập 08/11/2021, từ
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BA%A5t_th%E1%BA%A3i.

10

You might also like