DC On Tap GK2 CN7 2122

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Em hãy chọn câu đúng nhất

Câu 1: Vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất gồm:

A. Hấp thu khí Cacbonic, giải phóng khí Oxy, Tán rừng và cây cỏ ngăn cản
nước rơi và dòng chảy  Điều hòa không khí. Hạn chế bão, lũ lụt, xói mòn…

B. Làm thuốc chữa bệnh, Cung cấp nguyên liệu để sản xuất các vật dụng cần
thiết cho con người và xuất khẩu.

C. Là nơi tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, nghiên cứu sinh và bảo tồn các động
vật quý hiếm…

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 2: Vai trò của trồng rừng phòng hộ là:

A. Lấy nguyên liệu phục vụ đời sống. B. Chắn gió bão, sóng biển.

C. Nghiên cứu khoa học. D. Tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng

Câu 3: Quy trình gieo hạt cây rừng phải theo trình tự các bước nào sau đây:

A. Gieo hạt → Lấp đất → Che phủ → Tưới nước → Phun thuốc trừ sâu,bệnh
→ Bảo vệ luống gieo.

B. Gieo hạt → Lấp đất → Che phủ → Bảo vệ luống gieo → Phun thuốc trừ
sâu,bệnh→ Tưới nước.

C. Gieo hạt→ Che phủ → Lấp đất → Phun thuốc trừ sâu,bệnh → Tưới nước
→ Bảo vệ luống gieo.

D. Gieo hạt → Che phủ → Lấp đất → Bảo vệ luống gieo → Tưới nước →
Phun thuốc trừ sâu,bệnh.
Câu 4: Chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng không có công việc nào sau đây:

A. Che mưa, nắng. B Tỉa cây, phòng trừ sâu bệnh

C. Phát quang cây rừng. D. Bón phân, làm cỏ, xới đất.

Câu 5: Mùa gieo hạt cây rừng ở các tỉnh Miền Nam thường từ:

A. Tháng 1 đến tháng 2. B. Tháng 2 đến tháng 3.

C. Tháng 9 đến tháng 10. D. Tháng 11 đến T2 năm sau.

Câu 6: Thứ tự đúng của quy trình trồng cây con rễ trần là:

A. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Nén đất → Lấp đất kín
gốc cây → Vun gốc.

B. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Lấp đất kín gốc cây →
Nén đất → Vun gốc.

C. Tạo lỗ trong hố đất → Nén đất → Lấp đất kín gốc cây → Đặt cây vào lỗ
trong hố → Vun gốc.

D. Tạo lỗ trong hố đất → Lấp đất kín gốc cây → Đặt cây vào lỗ trong hố →
Nén đất → Vun gốc.

Câu 7: Trồng cây con rễ trần hay được áp dụng trong trường hợp:

A. Cây phục hồi nhanh, bộ rễ khỏe. B. Đất tốt và ẩm.

C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai.


Câu 8: Sau khi trồng cây gây rừng từ 1-3 tháng, thời gian chăm sóc cây là:

A. 3 năm. B. 4 năm.

C. 5 năm. D. 6 năm.

Câu 9: Số lần cần chăm sóc cây rừng sau khi trồng ở năm thứ nhất và năm thứ
hai là:

A. 1 – 2 lần mỗi năm. B. 3 – 4 lần mỗi năm.

C. 2 – 3 lần mỗi năm. D. 4 – 5 lần mỗi năm.

Câu 10: Các công việc chăm sóc cây rừng sau khi trồng gồm mấy bước?

A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.

Câu 11: Mục đích của việc bảo vệ rừng:

A. Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có.

B. Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển, cho sản phẩm cao và tốt nhất.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 12: Các hoạt động bị nghiêm cấm đối với tài nguyên rừng bao gồm, trừ:

A. Gây cháy rừng B. Khai thác rừng có chọn lọc.

C. Mua bán lâm sản trái phép. D. Lấn chiếm rừng và đất rừng.
Câu 13: Cá nhân hay tập thể muốn khai thác và sản xuất trên đất rừng cần phải:

A. Được cơ quan lâm nghiệp cấp giấy phép.

B. Tuân theo các quy định bảo vệ và phát triển rừng.

C. Khai thác rừng bất cứ lúc nào muốn.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 14: Các biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng gồm, trừ:

A. Bảo vệ: Cấm chăn thả đàn gia súc.

B. Tổ chức phòng chống cháy rừng.

C. Tra hạt hay trồng cây vào nơi đất có khoảng trống nhỏ.

D. Phát dọn dây leo, bụi rậm, cuốc xới đất quanh gốc cây gieo giống và cây
trồng bổ sung.

Câu 15: Nội dung nào không phải là vai trò của chăn nuôi

A. Cung cấp phương tiện di chuyển, sức kéo.

B. Cung cấp vật liệu cho ngành xây dựng.

C. Cung cấp phân bón cho trồng trọt

D. Cung cấp thực phẩm cho con người


Câu 16: Mục đích cuối cùng của nhiệm vụ ngành chăn nuôi ở nước ta là để:

A. Phát triển chăn nuôi toàn diện.

B. Tăng nhanh về khối lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

C. Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lý

D. Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.

Câu 17: Giống Lợn Lan đơ rát thuộc giống lợn theo hướng sản xuất nào?

A. Giống kiêm dụng. B. Giống lợn hướng mỡ.

C. Giống lợn hướng nạc. D. Giống lợn dùng để nhân giống

Câu 18: Giống bò vàng Nghệ An là giống được phân loại theo hình thức:

A. Theo địa lý. B. Theo hình thái, ngoại hình.

C. Theo mức độ hoàn thiện của giống. D. Theo hướng sản xuất.

Câu 19: Sự phát triển của vật nuôi có mối liên quan gì với sự sinh trưởng và
phát dục?

A. Sự sinh trưởng và phát dục xảy ra cùng một lúc.

B. Sự sinh trưởng và phát dục xảy ra xen kẽ, không liên quan gì nhau.

C. Sự sinh trưởng và phát dục xảy ra xen kẽ, hỗ trợ lẫn nhau.

D. Đáp án khác
Câu 20: Xương ống chân của bê dài thêm 5cm, quá trình đó được gọi là:

A. Sự sinh trưởng. B. Sự phát dục.

C. Phát dục sau đó sinh trưởng. D. Sinh trưởng sau đó phát dục.

Câu 21: Chọn lọc hàng loạt là phương pháp dựa theo các tiêu chuẩn về sức sản
xuất của vật nuôi như:

A. Cân nặng B. Sản lượng trứng

C. Sản lượng sữa D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 22: Để chọn lọc lợn giống bằng phương pháp kiểm tra năng suất, người ra
căn cứ vào các tiêu chuẩn nào sau đây, trừ:

A. Cân nặng. B. Mức tiêu tốn thức ăn.

C. Độ dày mỡ bụng. D. Độ dày mỡ lưng.

Câu 23: Phát biểu nào dưới đây không đúng về nhân giống thuần chủng:

A. Là phương pháp nhân giống ghép đôi giao phối con đực với con cái của
cùng một giống.

B. Là phương pháp nhân giống ghép đôi giao phối con đực với con cái của hai
giống khác nhau.

C. Tạo ra được nhiều cá thể của giống đã có.

D. Giữ được và hoàn thiện các đặc tính tốt của giống đã có.
Câu 24: Đặc điểm nào dưới đây không là đặc điểm ngoại hình của Gà Ri?

A. Da vàng hoặc vàng trắng.

B. Lông pha tạp từ nâu, vàng nâu, hoa mơ, đỏ tía…

C. Thân béo tròn, chậm chạp

D. Mào dạng đơn.

Câu 25: Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả, trừ:

A. Phải có mục đích rõ ràng.

B. Chọn một số ít cá thể đực, cái cùng giống tham gia.

C. Quản lí giống chặt chẽ, tránh giao phối cận huyết.

D. Nuôi dưỡng tốt đàn vật nuôi.

Câu 26: Vườn gieo ươm là nơi:

A. Chăm sóc cây giống đảm bảo cây phát triển khoẻ mạnh.

B. Tạo ra nhiều giống cây mới phục vụ cho công tác trồng trọt.

C. Sản xuất cây giống phục vụ cho việc trồng cây gây rừng.

D. Trồng và chăm sóc cây con.


Câu 27: Để cây giống có tỉ lệ sống cao và chất lượng tốt, nơi đặt vườn ươm
không được có điều kiện sau:

A. Gần nguồn nước và nơi trồng rừng.

B. Đất dốc có nhiều dinh dưỡng.

C. Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu, bệnh hại.

D. Mặt đất bằng hay hơi dốc.

Câu 28: Thứ tự đúng của quy trình kĩ thuật dọn cây hoang dại và làm đất tơi
xốp:

A. Đất hoang đã qua sử dụng → Dọn cây hoang dại → Cày sâu, bừa kĩ, khử
chua, diệt ổ sâu,bệnh hại → Đập và san phẳng đất → Đất tơi xốp.
B. Đất hoang đã qua sử dung → Đập và san phẳng đất → Dọn cây hoang dại →
Cày sâu, bừa kĩ, khử chua, diệt ổ sâu,bệnh hại → Đất tơi xốp
C. Đất hoang đã qua sử dung → Dọn cây hoang dại → Đập và san phẳng đất →
Cày sâu, bừa kĩ, khử chua, diệt ổ sâu,bệnh hại → Đất tơi xốp
D. Đất hoang đã qua sử dung → Dọn cây hoang dại → Đất tơi xốp → Cày sâu,
bừa kĩ, khử chua, diệt ổ sâu,bệnh hại → Đập và san phẳng đất.

Câu 29: Ở nước ta nên khai thác rừng theo hình thức:

A. Khai thác dần


B. Khai thác chọn
C. Khai thác trắng.
D. Cả A, B đều đúng.
Câu 30: Rừng khai thác chọn nên phục hồi rừng bằng cách:
A. Thúc đẩy tái sinh tự nhiên.
B. Trồng rừng mới
C. Vừa trồng mới kết hợp tái sinh tự nhiên.
D. Rừng tự tái sinh tự nhiên

ĐÁP ÁN

1. D 2. B 3. A 4. C 5. B

6. B 7.C 8. B 9. C 10. B

11. C 12. B 13. D 14. C 15. B

16. B 17. C 18. A 19. C 20. A

21. D 22. C 23. B 24. C 25. B

26. C 27. B 28. A 29. D 30. A

You might also like