Qna

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

1.

Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt đã chi phối đến thái độ ứng xử
trước pháp luật: cuộc sống định cư đã tạo cho cư dân nông nghiệp tính gắn
kết cộng đồng cao, lối sống trọng tình, trọng nghĩa. Tuy nhiên, khi có người
có hành vi vi phạm pháp luật vì văn hóa ứng xử “lấy cảm tình bằng bản vị”
khiến cho pháp luật nhiều khi bị vô hiệu hóa. Theo bạn thì tính gắn kết cộng
đồng cao, lối sống trọng tình trọng nghĩa có nên tiếp tục được áp dụng khi đất
nước bước vào tiến trình hội nhập với tinh thần “thượng tôn pháp luật”
không?
- Theo nhóm mình thì sống theo lối sống "trọng tình trọng nghĩa" là một lối
sống rất đẹp đẽ và cao cả. Lối sống trọng tình trọng nghĩa giúp cho cộng
đồng gắn kết hơn, nó còn góp phần hạn chế mâu thuẫn trong xã hội, cái
nghĩa, cái tình cũng có thể trở thành phương tiện điều hòa khi có mâu thuẫn
xảy ra. Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay, thời đại ‘thượng tôn pháp luật”
này, việc sống theo tình nghĩa mà lờ đi pháp luật là không thể chấp nhận
được, thậm chí còn có một số trường hợp lợi dụng “tình nghĩa” như 1 công
cụ để thực hiện hành vi trái pháp luật. Chính vì vậy, nhóm mình cho rằng,
lối sống trọng tình trọng nghĩa là 1 truyền thống quý báu của dân tộc ta, cần
được giữ gìn và phát huy. Tuy nhiên, khi đất nước bước vào thời “đại
thượng tôn pháp luật” thì chúng ta cần đặt việc tuân theo pháp luật, việc
đứng về lẽ phải lên hàng đầu. Chúng ta không bỏ đi lối sống trọng tình
nghĩa, mà định ra giới hạn cho nó, ta sống tình nghĩa một cách chủ động
chứ không để cái nghĩa, cái tình chi phối hành vi của bản thân, khi gặp phải
bất cứ vấn đề gì, thì phải dùng lý trí và dựa theo quy định của pháp luật để
giải quyết.

2. Chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã có những đóng góp gì trong
việc phát triển văn hóa nông nghiệp VN? Liệu chính sách này có đủ để giúp
VN đạt được mục tiêu trong Hội nghị văn hóa 2021 hay không?
* Chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã có những đóng góp tích cực
cho việc phát triển văn hóa nông nghiệp VN. Cụ thể như:
- Nông nghiệp phát triển với nhịp độ khá cao theo hướng tăng năng suất, chất
lượng và hiệu quả; kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng nhanh. Trong
gần 35 năm đổi mới toàn diện đất nước, nông nghiệp Việt Nam đạt được mức tăng
trưởng nhanh và ổn định trong một thời gian dài; các ngành trồng trọt, chăn nuôi,
lâm nghiệp và thủy sản đều có tốc độ phát triển đáng kể.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn
với công nghiệp chế biến và thị trường.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn được quan tâm xây dựng; ứng dụng
các thành tựu khoa học, công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả,
sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường trong nước và quốc tế.
* Chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn là một chính sách rất cần thiết để
giúp VN đạt được mục tiêu trong Hội nghị văn hóa 2021. Trong "Chiến lược phát
triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020" (được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định số 432/QĐ-TTg, ngày 12/4/2012) một lần nữa khẳng định
quan điểm con người là trung tâm của phát triển bền vững; nhấn mạnh yêu cầu,
nhiệm vụ phát huy tối đa nhân tố con người với vai trò là chủ thể, nguồn lực chủ
yếu và là mục tiêu của phát triển bền vững; cần đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu
cầu vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân. Nông nghiệp luôn gắn liền
với nông dân nên đó là nguồn nhân lực chính của sự phát triển nông nghiệp.
3. Tại sao người VN hiện nay chưa có thói quen và ý thức tìm đến pháp luật khi
xảy ra các tranh chấp hoặc các vấn đề liên quan tới pháp lý (Ví dụ: Trong
việc cho vay và mượn nợ, thay vì kiện tụng thì lại thuê người tạt sơn, đòi nợ
thuê,...)?
- Người VN hiện nay chưa có thói quen và ý thức tìm đến pháp luật khi xảy
ra các tranh chấp hoặc các vấn đề liên quan tới pháp lý vì trình độ nhận
thức pháp luật kém. Kiến thức pháp luật của nhân dân, đặc biệt những vùng
nông thôn, miền núi còn rất thấp. Rất nhiều người tham gia pháp luật mà
không biết những quy định của pháp luật mặc dù nó rất gần gũi, phổ biến
trong cuộc sống. Những hạn chế về ý thức pháp luật của nhân dân xuất phát
từ nhiều nguyên nhân. Cụ thể là:
+ Do trình độ dân trí của một bộ phận nhân dân còn hạn chế nhất là ở
những vùng nông thôn miền núi, vì vậy nên trình độ nhận thức pháp
luật của nhân dân kém.
+ Công tác tuyên truyền pháp luật trong quần chúng chưa toàn diện,
chưa sâu rộng và chưa hiệu quả.
+ Do nhân dân Việt Nam vẫn còn chiếm tỉ lệ lớn trong các ngành nông
nghiệp, quanh năm chú trọng đến sản xuất, chăn nuôi, người dân
sống và thực hiện trách nhiệm của mình bằng các phong tục, tập
quán từ lâu đời do đó ý thức vẫn còn thấp trong hiểu biết và chấp
hành pháp luật.
+ Tình trạng phổ biến của người dân hiện nay là chưa có thói quen
giải quyết các tranh chấp mâu thuẫn bằng con đường tư pháp, tâm lí
e ngại ra tòa, thái độ thiếu thiện cảm, bất cần với người đại diện
chính quyền vẫn thường xuyên xảy ra. Dẫn đến các mâu thuẫn trong
đời sống của người dân không những không được giải quyết mà
ngày càng nghiêm trọng hơn. Điều này là do trình độ dân trí của
người dân vẫn còn thấp, sự chênh lệch giữa các vùng miền, ở một số
nơi thì người dân đã có kiến thức về pháp luật nhưng một số nơi thì
pháp luật còn là một điều gì đó xa vời, không gắn với thực tiễn cuộc
sống, họ thờ ờ trước pháp luật và vì lợi ích trước mắt của cá nhân mà
có nhiều hành động trái với pháp luật ảnh hưởng tới hoạt động của
con người.
4.
4.1 Nhận xét gì về hệ thống pháp luật hiện nay của VN (thể hiện qua Hiến
pháp hiện hành và việc linh hoạt mở rộng các nguồn của luật)?
Ưu điểm:
· Ở phương diện cấu trúc, các ngành luật được hình thành và phát triển ngày
càng đồng đều, toàn diện hơn. Các chế định pháp luật ngày càng được phân
hóa và cụ thể hơn. Các nguyên tắc pháp luật từng bước được xác định và thể
hiện đầy đủ, rõ ràng hơn. Toàn bộ hệ thống pháp luật được phát triển theo
những định hướng phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội -chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
bảo vệ quyền con-người, quyền công dân.
· Ở phương diện nguồn của pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật được xây
dựng, ban hành, cụ thể hóa theo hướng cân đối hơn.
Nhược điểm:
· Tính thống nhất của hệ thống pháp luật không cao.
· Tính toàn diện, đồng bộ, cân đối của hệ thống pháp luật tuy có cải thiện nhưng
vẫn còn sự chênh lệch lớn về số lượng văn bản và mức độ hoàn thiện của pháp
luật trong các lĩnh vực khác nhau.
· Tính ổn định của hệ thống pháp luật thấp.
· Tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật còn bất cập.
Hệ thống pháp luật nước ta đã có số lượng văn bản quy phạm pháp luật rất lớn. Chỉ tính
từ ngày 01-01-1987 đến 30-11-2008, riêng các cơ quan trung ương, đã ban hành 19.126
văn bản, trong đó có 208 luật, bộ luật, 192 pháp lệnh, 2.097 nghị định, 267 nghị quyết và
36 thông tư, 1.213 thông tư liên tịch.... Số lượng văn bản này, một mặt thể hiện yêu cầu
hoàn thiện khung pháp luật của nước ta đang dần được thực hiện, nhưng mặt khác, lại
làm phát sinh rất nhiều hệ lụy liên quan đến những nhược điểm, tồn tại của hệ thống pháp
luật.
4.2 Đề xuất cách cải thiện ý thức pháp luật và thói quen sử dụng pháp luật
của người dân nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Để cải thiện ý thức pháp luật và thói quen sử dụng pháp luật của người dân nước
ta trong giai đoạn hiện nay, trước hết phải tăng cường công tác phổ biến, giáo dục,
tuyên truyền pháp luật để người dân nhận thức chính xác đầy đủ được những gì
nên làm, những gì phải làm, những gì có thể làm được, những gì không được
làm... Hơn thế nữa, giáo dục pháp luật phải kết hợp với giáo dục chính trị, đạo đức
bởi vì ý thức chính trị, đạo đức trong sáng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của quá
trình giáo dục pháp luật. Ngoài ra, việc những hành vi vi phạm pháp luật phải
được xử lý kịp thời, nghiêm minh sẽ tác động trực tiếp đến ý thức pháp luật của
người dân. Các biện pháp trừng phạt của pháp luật phải đủ sức răn đe, cải tạo các
chủ thể vi phạm, đồng thời cảnh báo đối với các chủ thể khác. Thêm vào đó, cần
phải tăng cường bồi dưỡng lực lượng cán bộ chuyên trách làm công tác tuyên
truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ở các địa phương, mở những lớp bồi dưỡng
cho cán bộ địa phương để nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật, từ đó có thể
cải thiện thói quen sử dụng pháp luật của người dân nước ta trong giai đoạn hiện
nay. Để công tác tổ chức, tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật đạt hiệu quả, lực
lượng cán bộ chuyên trách cần chú trọng đến công tác giải thích pháp luật để làm
sáng tỏ nội dung, tư tưởng, ý nghĩa của các quy phạm pháp luật, bảo đảm cho mọi
người dân nhận thức và sử dụng pháp luật đúng, nghiêm túc, thống nhất, triệt để.

5. Với sự tác động của văn hóa truyền thống đối với văn hóa pháp luật, văn hóa
pháp luật VN đã ảnh hưởng đến cách thực hiện pháp luật của giới trẻ như thế
nào?

5.1) Sự tác động của văn hóa truyền thống đối với văn hóa pháp luật:

- Thứ nhất, thiết chế làng xã làm cho con người trở nên lệ thuộc vào cộng đồng, ít
có sự độc lập. Dẫn đến tâm lý thờ ơ, lẩn tránh pháp luật, trọng lệ hơn luật.
- Thứ hai, người ta dễ dàng chấp nhận tha thứ, bỏ qua cho nhau những sai phạm có
thể gây ra sự thiệt hại cho cả cộng đồng, thậm chí sẵn sàng che giấu lỗi lầm của
bản thân. Dù thực hiện hành vi trái pháp luật vẫn không có suy nghĩ sẽ thành thật
khai báo.

- Thứ ba, người ta thường nghi ngờ tất cả những gì đến từ bên ngoài, bao gồm cả
những yếu tố tích cực, cũng chính từ đó mà họ sẽ có tâm lý chống đối những gì
không phải là của mình, của cộng đồng mình, vô hình chung hình thành định kiến
về những điều họ chưa hiểu biết hết. Đó chính là nguồn cơn của sự chống đối khi
tiếp nhận hình phạt từ cơ quan tư pháp.

- Thứ tư, truyền thống không khuyến khích người ta sáng tạo ra những giá trị mới.
Cũng chính vì thế người ta hay sống theo cảm tính, dễ a dua theo dư luận mà thiếu
sự xét đoán bằng lý trí, thường xuyên coi thường luật pháp.

- Thứ năm, lối sống duy tình cũng phản ánh một trật tự xã hội rất đơn giản, con
người yêu thương nhau, ưa sống hoà bình, không thích tranh chấp, văn hóa pháp lý
kém phát triển.

- Thứ sáu, bị ảnh hưởng bởi quan niệm giai cấp nặng nề đến mức cực đoan nên coi
pháp luật chỉ là ý chí của giai cấp thống trị.

- Thứ bảy, là sự thiếu kỷ luật của người Việt nam. Phần lớn người dân thường có
thói quen sinh hoạt tuỳ tiện, ít chịu tuân thủ những gì là quy tắc ràng buộc bản
thân.

5.2) Cách văn hóa pháp luật Việt Nam ảnh hưởng đến hiện trạng thực hiện pháp luật
của giới trẻ:

- Vì văn hoá truyền thống của người Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình
thành của các quy tắc xã hội chung, nên cách giới trẻ ngày nay đối diện và thực
hiện pháp luật phần lớn vẫn còn nhiều thiếu sót:
+ Coi thường luật pháp, thiếu trách nhiệm với việc làm của bản thân. Giới trẻ
thường ỷ lại vào sự bao che và vị thế của các bậc phụ huynh khi bản thân
mắc sai lầm, ngoài ra còn dựa vào những lỗ hổng còn tồn đọng trong pháp
luật để thoát tội.
+ Không chấp hành đúng quy định pháp luật, phần lớn các bạn trẻ ít có hứng
thú khi nghe đến những vấn đề liên quan đến luật pháp. Thiếu kiến thức căn
bản về pháp luật.
+ Thường xuyên chống đối và cản trở người thi hành công vụ. Không ý thức
được mức độ nguy hiểm của hành vi mà bản thân đang thực hiện, ngại thủ
tục xử lý rắc rối, sợ chế tài ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân nhưng lại
không quan tâm đến lợi ích của những người xung quanh.
+ Dùng phương thức bạo lực để giải quyết vấn đề, xúc phạm, lăng mạ đối
phương trong một cuộc tranh cãi. Thiếu sự tin tưởng vào pháp luật, suy
nghĩ còn non nớt và nóng nảy.
+ Khi chính bản thân là nạn nhân thì giới trẻ thường có phương hướng giải
quyết nghiêng về việc giấu giếm và không trình báo lên cơ quan có thẩm
quyền. Vì bị đe dọa, sợ ảnh hưởng đến cuộc sống sau này hoặc sợ bị trả thù,
thiếu niềm tin vào cơ quan công an và pháp luật.

- Có rất nhiều trường hợp phạm tội khi vẫn còn đang ở lứa tuổi chưa thành niên
hoặc vừa thành niên. Lịch sử tư pháp Việt Nam đã ghi nhận vụ án của Lê Văn
Luyện như một ví dụ kinh hoàng nhất của tội phạm vị thành niên. Ngoài ra còn rất
nhiều đối tượng khác.

- Vấn đề bao giờ cũng có hai mặt, nếu một số thành phần giới trẻ có thái độ thực
hiện pháp luật rất hời hợt và thực sự đáng trách, thì phần còn lại của thế hệ này
vẫn luôn dành cho luật pháp một sự tôn trọng nhất định, liên tục tuyên truyền về
lợi ích của việc thực hiện đúng pháp luật và tuân thủ tốt, thậm chí có những cá
nhân đã từng lầm lỡ, nay lại trưởng thành qua những bài học mà pháp luật trao
cho, quay về con đường chân chính và bắt đầu lại một lần nữa.

You might also like