Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

I.

Khái quát
CM công nghiệp lần thứ hai diễn ra từ nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.
Phát minh này nối tiếp phát minh kia ra đời khiến cho giai đoạn này trở thành một
kỷ nguyên của những khám phá và phát minh. Khi Thế chiến thứ nhất bắt đầu vào
năm 1914, CM công nghiệp lần thứ hai kết thúc.

II. Những phát minh tiêu biểu


Ở giai đoạn này, những phát minh liên quan đến công nghệ và các sản phẩm mới
được phát minh và trở nên phổ biến. Những phát minh và sự phát triển đó cụ thể
như: thép, thuốc nhuộm, điện, tự động hóa sản xuất, y tế, tàu thuyền,....
- Thép bắt đầu được sản xuất mạnh hơn, được bán với giá thành thấp hơn và
cũng được dùng để chế tạo ra nhiều thứ hơn.
- Thuốc nổ dùng trong xây dựng đường hầm, đường xá, giếng dầu và mỏ đá
được chế tạo bởi nhà hóa học lừng danh Alfred Nobel, một trong những phát
minh đã có đóng góp vô cùng to lớn trong việc tiết kiệm sức lao động.
- Phát hiện ra hợp chất acetyl của axit salicylic - sau này được chúng ta biết
đến rộng rãi hơn dưới tên gọi aspirin

-
- Năm 1879, nhà phát minh nổi tiếng người Mỹ Thomas Edison đã hoàn thiện
thiết kế bóng đèn điện thực dụng của mình, những máy phát điện có hiệu
quả đầu tiên đã giúp truyền tải điện năng trên quy mô lớn đến công chúng.

- Vào cuối những năm 1940, nhiều nhà máy từ cuộc Cách mạng Công nghiệp
lần thứ nhất đã nhanh chóng phát triển và chuyển đổi thành các nhà máy
hoàn toàn tự động.

III. Tác động tới kinh tế, chính trị, xã hội


- Tác động tích cực:
+ Điều kiện sống của người dân được cải thiện đáng kể và giá cả hàng
hóa giảm mạnh.
+ Sức khỏe cộng đồng cũng ngày càng được cải thiện. Kết quả là tỷ lệ
nhiễm trùng và tử vong do bệnh tật giảm mạnh.
+ Nạn mất mùa trên đồng ruộng không còn đem đến những hậu quả
nghiêm trọng như nạn đói và bệnh suy dinh dưỡng vì các vùng nông
thôn đã được liên kết với các thị trường lớn thông qua cơ sở hạ tầng
giao thông.
+ Tốc độ làm việc do máy móc điều khiển tăng lên đáng kể. Tư liệu lao
động được thay thế từ lao động tay chân thành lao động máy móc.
+ Những vật dụng hàng ngày trong gia đình như xà phòng, bơ sữa, và
quần áo cũng bắt đầu được sản xuất hàng loạt trong các nhà máy.
Phần lớn người dân - đặc biệt là những công nhân nhà máy, đã có thể
mua được hàng hóa được làm ra trong công xưởng.
+ Cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã đem đến những tác động tích
cực cho lực lượng sản xuất. Thúc đẩy nguồn nhân lực phát triển về
chuyên môn, tay nghề.
- Tác động tiêu cực:
+ Vì đây là một thời kỳ tiến triển nhanh chóng và liên tục nên tàu và các
tài sản khác nhanh chóng trở nên lỗi thời và dư thừa làm cho người
dân mất tiền và tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt.
+ Số lượng việc làm thay đổi liên tục vì nó tăng lên và giảm xuống theo
nhu cầu hàng hóa.
+ Các nghệ nhân và thợ thủ công bị mất kế sinh nhai vì không thể cạnh
tranh với giá thành thấp hơn của hàng hóa được sản xuất tự động hàng
loạt.
+ Các gia đình bị chia cắt vì nơi làm việc của họ chuyển từ nhà đến các
nhà máy ở thành phố.
+ Sức khỏe của lực lượng lao động giảm sút do điều kiện khắc nghiệt và
không an toàn của các nhà máy.
→ Vì vậy, năng suất lao động, của cải vật chất, chất lượng cuộc sống ngày càng
được nâng cao dẫn đến những thay đổi sâu sắc về kinh tế - xã hội, văn hóa, kỹ
thuật.
- Đã để lại những đóng góp to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển khoa học
và ứng dụng các thành tựu đã đạt được vào đời sống thực tiễn.
- Thành tựu của CM công nghiệp lần 2 tạo điều kiện cho một nước kém phát
triển hơn lúc bấy giờ như VN được phát triển về lĩnh vực khoa học - công
nghệ và ứng dụng chúng vào sản xuất và đời sống. Có cơ hội tiếp cận với
những thành tựu tiên tiến trên thế giới và ứng dụng chúng để tăng tốc độ
phát triển, rút ngắn khoảng cách với các nước đi đầu.

You might also like