Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

 Điện thế nghỉ

- Ở tế bào sống, giữa mặt trong và mặt ngoài màng tế bào luôn tồn tại một hiẹu điện thế, nếu
đo hđt ở trạng thái nghỉ của tế bào thì được gọi là điện thế nghỉ.
- Mặt trong luôn âm hơn mặt ngoài nên giá trị điện thế nghỉ có giá trị nằm trong khoảng -50
đến -94mV.
- Sự vận chuyển 3 loại ion Na+ ,K+, Cl- qua lại màng chính là nhân tố chính tạo nên điện thế
sinh vật.
- Nó bị chi phối bởi 3 yếu tố: phương gradiant nồng độ, lực tác dụng của điện trường, và
sức cản của màng.
- Cơ chế hình thành: K+, Cl- di chuyển theo chiều gradiant nồng độ, làm mặt ngoài tích điện
dương, và mặt trong tích điện âm => làm xuất hiện một hiệu điện thế lớn dần giữa hai
màng
, gọi là điện thế màng => các ion dương khi khuếch tán qua màng sẽ chịu một lực điện
trường hướng từ ngoài vào, trong khi ion âm thì ngược lại, làm cản trở sự khuếch tán K +
và Cl- => trạng thái tĩnh của màng tế bào (điện thế nghỉ).
 Điện thế hoạt động
- Tế bào rất dễ bởi kích thích bởi các yếu tố môi trường với cường độ đủ lớn, làm điện thế
trên màng tế bào biến đổi đột ngột, trái dấu với điện thế nghỉ, sự chênh lệch điện tích lúc
này tạo ra một xung điện và xung điện này chính là điện thế hoạt động.
- Cơ chế: 3 giai đoạn:
+ Khử cực: khi bị kích thích, điện thế nghỉ E0 của tế bào sẽ thay đổi đến giá trị ngưỡng
khử cực ET => tăng tính thấm của màng với Na+ (các kênh Na+ mở ra) => Na+ khuếch tán
“ồ ạt” theo gradiant nồng độ vào bên trong với sự hỗ trợ của lực điện trường.

+ Đảo phân cực: dòng Na+ tiếp tục tràn vào bên trong ngay cả khi điện thế hai phía của
màng cân bằng, nên làm màng trong có điện tích ngày càng dương.
+ Tái phân cực: Điện trường mới xuất hiện => ngăn cản dòng Na + và thúc đẩy dòng K+ đi
ra ngoài => màng trong đạt đến một giá trị điện tích dương tới hạn E P làm 2 dòng ion ra vào
bằng nhau => tính thấm Na+ của màng giảm, tính thấm K + tăng cao => K+ khuếch tán
nhanh chóng theo gradiant nồng độ ra ngoài với sự hỗ trợ của lực điện trường => màng
ngoài trở nên dương và màng trong trở nên âm hơn
=> khôi phục lại điện thế nghỉ.
- Để duy trì nồng độ các chất cần
thiết ch hoạt động của tế bào
cần có hoạt động của máy bơm
Na+/K+.

 Sự lan truyền điện thế hoạt động


- Giữa hai điểm kích thích và không kích thích cùng nằm bên trong hay bên ngoài màng sẽ
xuất hiện một hiệu điện thế, do đó làm sinh ra dòng điện. Dòng điện này - là dòng điện tại
chỗ, kích thích các vùng chưa bị kích thích trên bề mặt tế bào => kích thích được lan
truyền.

 Truyền tin qua synap


- Xung điện khi truyền tới synap sẽ kích thích hàng loạt các quá trình để tiếp tục truyền
xung điện đến các tế bào khác.

You might also like