Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 8

33 ĐIỂM TỰA VIẾT MỞ BÀI

.
Mở bài là một trong những vấn đề rất quan trọng trong một bài văn. Tuy không chiếm tỉ
lệ điểm nhiều so với các phần khác nhưng lại quan trọng như bước vào tâm hồn của của
người chấm. Nếu tạo dược dấu ấn ngay từ dòng đọc đầu tiên sẽ là một lợi thế rất lớn đối
với bài văn. Mở bài càng ấn tượng thì lợi thế càng cao. Biết là vậy nhưng không phải
học sinh nào cũng làm được, thậm chí giáo viên nào cũng sẵn sàng đầu tư cho phần mục
này. Viết mở bài tốt cũng là cách tạo tâm thế tự tin để viết phần thân bài. Nhiều giáo
viên bồi dưỡng HSg chỉ hướng dẫn các em cách viết mở bài chứ không lấy ví dụ cụ thể,
thậm chí không sẵn sàng làm cho HS học theo. Ở đây, mình tuyển tập 33 điểm tựa dùng
để viết mở bài, hay còn gọi là lời dẫn dắt khi viết mở gián tiếp. Những điểm tựa này,
mình đã chia theo chủ đề của các dạng đề thi. Gặp dạng đề nào thì vận dụng điểm tựa
đó. Điều nay sẽ giúp HS tận dụng thời gian nhanh nhất. Bộ TL này chưa dừng lại ở
đây…

Tình huống truyện


I
1 Bàn về tình huống truyện giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh có viết:
"Tình huống truyện giống như một thứ nước rửa ảnh để làm nổi
hình, nổi sắc nhân vật, nổi bật vấn đề tư tưởng của tác phẩm, sáng
tạo tình huống trở thành nơi thử thách tài nghệ của nhà văn".
( Có ba loại tình huống truyện đó là tình huống tâm lý, tình huống
hành động, tình huống nhận thức. )
2 “Xây dựng tình huống truyện độc đáo là một trong những yếu tố
góp phần đem lại sự thành công cho truyện ngắn, giúp nhà văn
khắc họa rõ nét phẩm chất, tính cách, khả năng ứng xử của nhân
vật đồng thời bộc lộ sâu sắc ý đồ tư tưởng của mình”.
3 “Trong tác phẩm tự sự tình huống có vai trò đặc biệt quan trọng
đối với việc thể hiện số phận và tính cách nhân vật, là một trong
những vấn đề cốt lõi, là chìa khóa khi khám phá tác phẩm.”
4  “Ở truyện ngắn, mỗi chi tiết đều có vị trí quan trọng như mỗi chữ
trong
Chi tiết truyện
bài thơ tứ tuyệt. Trong đó những chi tiết đóng vai trò đặc biệt như
những
nhãn tự trong thơ vậy”. (Nguyễn Đăng Mạnh)
5 Không phải ngẫu nhiên mà Văn Hào vĩ đại , người Nga Maxim
Gorky từng phát biểu: chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn.
6 Chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn là những người tí hon mang
trách nhiệm khổng lồ.
II Nhận định về nhà văn
Nhà văn tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là để làm công việc
7
như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị
cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường để bênh
vực cho những con người không còn có ai để bênh vực
8 Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng quan niệm rằng: “Thiên chức
của nhà văn là suốt đời đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề
sâu tâm hồn con người”.
9 “Người cầm bút có tâm là người luôn đào sâu phát hiện những
hạt ngọc ẩn dấu trong bề sâu tâm hồn con người 
10 Một nhà văn đã từng nói: “Viết văn thì phải coi trọng văn, coi
trọng và cố gắng bao nhiêu đều không thừa. Giá trị của một cuốn
sách được gói gọn không chỉ trong từng câu chữ, mà còn là những
phát hiện về con người”.
“ Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm, cây cỏ sống được là nhờ
ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm
sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút”.
Ai đó đã từng nói rằng :“Văn học như 1 thiên thần mang sứ mệnh
tôn vinh và bảo vệ con người ”.
III Nhận định về Tác phẩm
“Nếu tiểu thuyết là một đoạn của dòng đời thì truyện ngắn là cái
11 mặt cắt của dòng đời - cái mặt cắt giữa của thân cây vũ trụ: chỉ
lướt qua một đường vân trên cái khoảng gỗ tròn tròn kia, dù sau
trăm năm vẫn thấy cả cuộc đời của thảo mộc” (Nguyễn Minh
Châu).

12 Ai đó đã từng nói rằng :“Văn học như 1 thiên thần mang sứ mệnh
tôn vinh và bảo vệ con người ”.
13 “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo
một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những
người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và
sáng tạo những cái gì chưa có”.
14 Nếu tiểu thuyết là một đoạn của dòng đời thì truyện ngắn là cái
mặt cắt của dòng đời ấy. Nếu tiểu thuyết là thân cây thì truyện
ngắn là một đường vân trên cái khoảng gỗ tròn tròn kia, dù sau
trăm năm vẫn thấy cả cuộc đời của thảo mộc.
15 Phải chăng Thượng Đế sinh ra nhà văn là để phục vụ con người?
Phải chăng sứ mệnh thiêng liêng của người cầm bút là thám hiểm,
dò tìm, khám phá những khoảnh khắc thấm đượm giá trị nhân
đạo? Cũng vì thế mà khi nói đến “đứa con tinh thần” của nhà văn,
ta lại bắt gặp những khoảnh khắc vô tận: ngắn ngủi về thời gian
vật lí nhưng vô tận về ý nghĩa nhân sinh
16            Nhà văn Lê ô Nit- Lê ô Nốp đã từng quan niệm rằng: Một
tác phẩm văn học là một phát minh về hình thức và một khám phá
về nội dung.
17 “Một tác phẩm thật có giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các bờ
cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó
phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa
phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình…Nó
làm cho người gần người hơn”.
18 Mỗi truyện ngắn phải là một phát hiện bất ngờ về con người.
19 “Văn chương có hai loại, loại đáng thờ và loại không đáng thờ.
Loại không đáng thờ là chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là
loại chuyên chú ở con người”.
20 Tác phẩm văn học phản ánh hiện thực cuộc sống, thể hiện những
khám phá riêng và mảng thông điệp của người nghệ sĩ .”
21 “Viết văn thì phải coi trọng văn, coi trọng và cố gắng bao nhiêu
đều không thừa. Giá trị của một cuốn sách được gói gọn không chỉ
trong từng câu chữ, mà còn là những phát hiện về con người”.
Chi tiết truyện
21 Trong truyện ngắn có những chi tiết đóng vai trò vô cùng quan
trọng, thiếu nó, cốt truyện sẽ không thể phát triển được.”
22 : “Ở truyện ngắn, mỗi chi tiết đều có vị trí quan trọng như mỗi chữ
trong bài thơ tứ tuyệt. Trong đó những chi tiết đóng vai trò đặc
biệt như những nhãn tự trong thơ vậy”.
23 “Sứ mệnh của thể loại truyện ngắn đặt lên vai các chi tiết
nghệ thuật. Chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn là những người tí
hon mang nhiệm vụ khổng lồ”
Đề bài: Nhận Mở bài: “Sứ mệnh của thể loại truyện ngắn đặt lên vai các chi
xét về vai trò tiết nghệ thuật. Chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn là những
của chi tiết nghệ người tí hon mang nhiệm vụ khổng lồ” Chi tiết nghệ thuật tuy nhỏ
thuật trong nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự “sống còn” của
truyện, có ý kiến mỗi tác phẩm văn học cũng như mỗi nhà văn. Nó thể hiện được
cho rằng :“Chi tầm vóc tư tưởng, quan điểm, thể hiện được cả sự thăng hoa trong
tiết nhỏ làm nên sáng tạo nghệ thuật và đồng thời cho ta thấy tài năng của người
nhà văn lớn nghệ sĩ. Chính vì thế,khi nhận xét về vai trò của chi tiết trong
”.Hãy làm sáng truyện ngắn,có ý kiến cho rằng :“Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn
tỏ nhận định ”. Và trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng nhà văn Mỹ OHen-ri đã
trên qua văn để những chi tiết nhỏ ấy trở thành nốt ngân đầy sáng tạo trong bản
bản Chiếc lá hòa tấu văn học.
cuối cùng.

IV Nhận định về Thơ


24 “Thơ là âm nhạc tâm hồn, nhất là tâm hồn cao cả, đa
đảm”( Voltaire).
25 “Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp”.
26 “ Thơ hay giống như người con gái đẹp cái để làm ra quen là nhan
sắc cái để sống với nhau lâu dài là đức hạnh, nhan sắc của thơ là
chữ nghĩa, tấm lòng mới là đức hạnh của thơ”
27 “Thơ không phải chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh”
28 Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng cho rằng: “Vạt áo của triệu nhà thơ
không bọc hết vàng mà đời rơi vãi, hãy nhận lấy chữ nghĩa cuộc
đời mà góp lên trang”.
29 “ Vào thơ hay, dù là điệu kiên cường hay làn êm ái, đều là vào thế
giới của cái đẹp”
30 “Thơ cần có hình cho người ta thấy, có ý cho người ta nghĩ và cần
có tình để rung động trái tim.”
31 Xuân Diệu đã từng cho rằng :“Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay
cả bài

32 “Thơ là ngôn ngữ chưng cất mạnh mẽ nhất của bản thân tác giả”
(Rita Dove). Với Xuân Diệu:" Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời,
thơ còn là thơ nữa".
33 Nhà văn Nga: Maiacopxki từng viết:
“Phải phí tốn nghìn cân quặng chữ
Chỉ thu về một chữ mà thôi
Nhưng chữ ấy làm cho rung động
Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài”

34 Khi đọc thơ Bác, Hoàng Trung Thông đã nói rằng:


“Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”

35 “Thơ hay là thơ có một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại đối
với con người”.
Ví dụ Mở bài:
Có ý kiến cho “Thơ hay là thơ có một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng
rằng: từ tiếng đại đối với con người”. Nền văn học Việt Nam trải qua bao thời
thơ đến tiếng đại, bao biến thiên mới có được những thành tựu rực rỡ như hôm
thương là cuộc nay. Các nhà thơ lớn trong những tác phẩm vĩ đại của mình đã gửi
hành trình đi gắm biết bao triết lý, thông điệp về con người. Thơ là tiếng khóc
đến bất tủ của nức nở hướng đến con người trong đau thương, bất hạnh. Thơ là
thơ Nguyễn tiếng cười hân hoan cho niềm vui, hạnh phúc của con người. Thơ
Du". Làm sáng là người bạn đồng hành của con người qua bao nhiêu thế kỉ “Thơ
tỏ ý kiến trên hay là thơ có một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại đối với
qua 1 hoặc 1 vài con người”. Vì thế khi đánh giá về thơ Nguyễn Du có người nhận
đoạn trích định rằng: “Từ tiếng thơ đến tiếng Thương là cuộc hành trình đi
Truyện Kiều đã đến bất hủ của thơ Nguyễn Du
học.
" Ở truyện ngắn mỗi chi tiết đều có vị trí qun trọng như mỗi chữ trong bài thơ
tứ tuyệt. Trong đó có những chi tiết đóng vai trò đặc biệt như nhãn tự của bài
thơ vậy." Đọc nhận định trên ta như nghe thấp thoáng nhận định ấy như đang ngầm
nói đến chi tiết chiếc lá cuối cùng trên tường trong tác phẩm " Chiếc lá cuối cùng"
của Ohenry. Qua một chi tiết nhỏ này nhà văn đã thể hiện những triết lý sâu sắc về
nhân sinh và nghệ thuật. Chiếc lá được vẽ lên bằn cả tấm lòng yêu thương, bằng tinh
hoa, tinh huyết của cụ Bơ men, là phút thăng hoa sau suốt cả cuộc đời miệt mài sáng
tạo của người nghệ sĩ già. Vì thế nó đã trở thành kiệt tác bất tử với thời gian.
Và cũng chính chiếc lá trên tường đơn giản ấy đã thắp lên niềm tin thổi bùng lên
khát vọng sống trong tâm hồn Giôn-xi, giúp cô thoát khỏi cái chết. Quả đúng là vậy
nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là tình yêu thương con người. Tac phẩm nghệ
thuật của cụ Bơ men được tạo ra trong đêm mưa gió. Phải chăng qua chi tiết này nhà
văn muốn khẳng định một chân lý " Kiệt tác luôn ra đời trong cơn chấn động của
thời đại, giữa một cuộc bể dâu và người nghệ sĩ có thể sẽ phải đánh đổi cả mạng
sống của mình". Chiếc lá trên tường có thể coi là" huyệt đạo" chất chứa những lớp
trầm tích ý nghĩa của tác phẩm, kết tinh những chiêm nghiệm của Ohenry về con
người, về mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực, về giá trị và chức năng cao quý
của nghệ thuật, về tấm lòng và tài năng của người nghệ sĩ. Như vậy chính những chi
tiết có dung lượng lớn về ý nghĩa đã tạo ra cho tác phẩm " những chiều sâu chưa nói
hết". Và cái tài của Ohenry chính là tạo ra được chi tiết đắt giá để gửi gắm tâm niệm
của mình vào chi tiết ấy. Bất kể là chi tiết lớn hay nhỏ thì trọng mỗi truyện ngắn cca
s chi tiết ấy đều vô cùng quan trọng. Có chi tiết nếu thiếu thì những tác phẩm ấy chỉ
là những tờ giấy vô dụng. Các chi tiết giống như mỗi chữ có khi nhãn tự của một bài
thơ tứ tuyệt. Vậy câu chữ trong bài thơ nếu thiếu có mất đi cái hồn hay không? Nhãn
tự của bài thơ tứ tuyệt có qun trọng hay không?

Không phải ngẫu nhiên mà Văn Hào vĩ đại, người Nga Maxim Gorky từng
phát biểu: chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn. Hơn ai hết, tác giả những truyện ngắn,
tiểu thuyết được viết ra từ cuộc sống, người được coi là: cánh chim báo bão cuộc
cách mạng, là “nhà văn của những người chân đất” , họ mới là người hiểu rõ tầm
quan trọng của chi tiết nghệ thuật. Chi tiết nghệ thuật là một trong những điều kiện
để tạo nên một tác phẩm hoàn hảo, vì thế có ý kiến cho rằng: “chi tiết nghệ thuật
trong truyện ngắn là những người tí hon mang trách nhiệm khổng lồ” điều đó được
thể hiện sâu sắc qua đoạn trích tức nước vỡ bờ của tác giả NGÔ TẤT TỐ.

You might also like