Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

TRƯỜNG THCS CẦU GIẤY ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

TỔ VĂN – SỬ - GDCD NĂM HỌC 2021-2022

MÔN HỌC: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 7


I. Nội dung ôn tập, kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 19 đến tuần 25 học kì II
Tên bài Nội dung cần ôn tập
Bài 12: Sống - Khái niệm sống và làm việc có kế hoạch;
và làm việc + Sống, làm việc có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hằng ngày,
có kế hoạch hằng tuần một cách hợp lí để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng.
- Biểu hiện sống và làm việc có kế hoạch;
+ Tự lập bản kế hoạch cho riêng mình.
+ Đi đâu phải có bản kế hoạch.
+ Trao đổi với các bạn cùng lớp bản kế hoạch của mình.
+ Họp với lớp dự định sẽ tổ chức bữa tiệc liên hoan cuối năm.
+ Nên làm đúng với bản kế hoạch mà mình lập được.
- Tại sao phải sống và làm việc có kế hoạch
- Sống và làm việc có kế hoạch có lợi:
+ Rèn luyện ý chí, nghị lực
+ Rèn luyện tính kỉ luật, kiên trì
+ Sẽ đem lại kết quả làm việc, học tập tốt
+ Được mọi người quý mến và bản thân trở thành con ngoan
Những điều có hại khi sống và làm việc không có kế hoạch:
+ Làm việc tùy tiện dễ mất thời gian "thời gian thấm thoát thoi đưa, nó đi đi mãi có chờ đợi
ai", không có hiệu quả.
+ Dễ bị dao động, khó tự kiếm chế những hứng thú, ham muốn đột xuất.
+ Ảnh hưởng đến người khác.
- Cách rèn luyện để sống và làm việc có kế hoạch.
+ Vượt khó, kiên trì, sáng tạo.
+ Không bao giờ đầu hàng
+ Cần biết làm việc có kế hoạch và biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
+ Làm việc theo kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết
+ Đảm bảo cân đối các nhiệm vụ: Học tập, lao động, nghĩ ngơi, rèn luyện thân thể, giúp đỡ gia
đình và các hoạt động vui chơi giải trí khác.
- Bài tập b, c, d (tr 37,38)
b) Nhận xét  về cách sống và làm việc của hai bạn Vân Anh va Phi Hùng:
+ Bạn Vân Anh là người làm việc có kế hoạch, bạn Vân Anh đã lập một kế hoạch rất chi tiết,
chắc chắn Vân Anh thực hiện đầy đủ dự định và công việc được thực hiện có kết quả.
+ Nhưng kế hoạch của Vân Anh quá chi tiết, những công việc đã ổn định hằng ngày không nhất
thiết phải ghi vào bản kế hoạch.
+ Bạn Phi Hùng là người làm việc tùy tiện, mất thời gian vào những việc vô bổ, không tự kiềm
chế những hứng thú, ham muốn đột xuất, mải chơi quên cả nhiệm vụ học tập của mình.
 
c)
- Bản kế hoạch của Hải Bình giúp Bình chủ động trong công việc, thể hiện ý thức tự giác trong
công việc, không cần ai nhắc nhở. Nhưng bản kế hoạch của Hải Bình còn thiếu thời gian hằng
ngày, chưa thể hiện hết nội dung công việc và thời gian cần làm sau những giờ học như giúp
đỡ gia đình, giữa ăn, ngủ, tập thể dục thể thao
- Bản kế hoạch của Vân Anh cụ thể, chi tiết hơn, tính đến giờ phút thể hiện rõ được công việc
trong mỗi ngày.
- Nội dung công việc của Vân Anh thể hiện trong kế hoạch cân đốị, toàn diện, đầy đủ, cụ thể,
chi tiết hơn nhưng quá chi tiết.
- Cả 2 bản kế hoạch còn quá dài, khó nhớ, những việc lặp đi lặp lại vào giờ cố định hằng ngày
không nhất thiết phải ghi vào bản kế hoạch chỉ nên ghi những việc quan trọng, đột xuất trong
tuần đặc biệt cần nhớ.

d) Em không đồng tình với ý kiến trên, vì: có thể xây dựng kế hoạch sống, làm
việc trong nhiều năm (không cần chi tiết), định hướng phấn đấu nghề nghiệp
cho tương lai của bản thân
VD: Phải có một kế hoạch định ra để phấn đấu, phải học tập như thế nào, rèn
luyện phấn đấu ra sao
Bài 13: - Nội dung các quyền được bảo vệ và chăm sóc giáo dục của trẻ em;
Quyền được - Quyền được bảo vệ:
bảo vệ chăm + Khai sinh có quốc tịch
sóc và giáo + Bảo vệ tính mạng, danh dự và nhân phẩm
dục của trẻ - Quyền được chăm sóc:
em Việt Nam + Chăm sóc sức khỏe
+ Nuôi dưỡng và các hưởng sự chăm sóc các thành viên trong gia đình
- Quyền được giáo dục:
+ Được học tập, được dạy dỗ
+ Vui chơi giải trí tham gia hoạt động văn hóa thể thao.
- Bổn phận của trẻ em;
+ Vâng lời ông bà, cha mẹ
+ Yêu quý, kính trọng bố mẹ, ông bà, anh chị
+ Chăm chỉ có ý thức tự giác học tập
+ Tích cực giúp đỡ gia đình.
- Trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội.
+ Gia đình: là người đầu tiên chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ em,tạo
điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.
+ Nhà nước, xã hội: tạo mọi điều kiện tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của trẻ em, có trách nhiệm
chăm sóc giáo dục và bồi dưỡng các em thành người công dân có ích
cho đất nước.
- Bài tập a, b, c, d, đ (tr 41, 42)
a) Hành vi xâm phạm đến quyền trẻ em là: (1), (2), (4), (6)
b) Những việc làm của Nhà nước và nhân dân góp phần bảo vệ, chăm sóc, giáo
dục trẻ em:
- Tổ chức tiêm phòng sởi, thủy đậu, viêm não Nhật Bản cho trẻ em.
- Tổ chức các chương trình thiện nguyện, tặng quà cho trẻ em khuyết tật, ung thư...
- Xây dựng trường học cho trẻ em đặc biệt như làng trẻ em...
- Tổ chức các chương trình cho trẻ em như: chương trình ngày tết thiếu nhi, tết trung thu...
c) Bổn phận của học sinh đối với gia đình và nhà trường:
- Học tập tốt, lao động tốt.
- Giữ gìn tài sản của gia đình và nhà trường.
- Tôn trọng, kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ, anh chị
- Tôn trọng, lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè.
- Chăm chỉ học tập và rèn luyện đạo đức.
d) Em sẽ làm theo 2 phương án (1) và (3)
đ)
- Tú không làm tròn bổn phận phụ giúp bố mẹ.
- Không thực hiện đúng quyền hạn học tập.
- Đua đòi, ăn chơi trong khi nhà nghèo.
- Không nghe theo sự giáo dục, răn đe của bố mẹ.
- Không tôn trọng pháp luật.
Bài 14: Bảo - Khái niệm: môi trường và tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên
vệ môi nhiên
trường và - Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với
tài nguyên nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của
thiên nhiên con người và thiên nhiên.
- Tài nguyên thiên nhiên là những của cải có sẵn trong tự  nhiên mà con người có thể khai
thác, chế biến, sử dụng phục vụ đời sống của con người.
- Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp đảm bảo cân
bằng sinh thái, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra. 
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là khai thác sử dụng hợp lí và thường xuyên tu
bổ, tái tạo những tài nguyên có thể phục hồi được. 
- Tầm quan trọng của môi trường và tài nguyên thiên nhiên;
- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống
con người:
+ Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
+ Tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.
- Các biểu hiện của việc bảo vệ và không bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên;
+ Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
+ Khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lí.
+ Không làm ô nhiễm nguồn nước, không khí.
+ Bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm.
+ Tích cực trồng và bảo vệ cây xanh.
+ Xử lí rác chất thải đúng quy định.
- Bài tập a, b, g (46, 47)
a) Biện pháp nào góp phần bảo vệ mồi trường: (1), (2), (5)
b) Hành vi gây ô nhiễm, phá huỷ môi trường là: (1), (2), (3), (6).
g) Câu thành ngữ trước tiên có ý nói: rừng là vàng, biển là bạc. Rừng và biển là 2
tài sản quý giá của nước ta. Chính vì quý giá, vô giá nên mỗi người cần phải có ý
thức, trách nhiệm bảo vệ rừng và biển, khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên.
Bài 15. Bảo - Khái niệm:
vệ di sản văn Bảo vệ di sản văn hóa là bảo vệ sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử,
hóa văn hoá, khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
- Tầm quan trọng của di sản văn hóa;
+ Nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong cuông cuộc
xây dựng và bảo vệ tổ quôc.
+ Phát huy sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
- Các biểu hiện của việc bảo vệ và không bảo vệ di sản văn hóa;
- Bảo vệ
+ Bảo vệ bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
+ Phát hiện cổ vật đem nộp cho cơ quan có trách nhiệm
+ Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh
+ Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa
+ Tổ chức tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử
+ Giúp các cơ quan có trách nhiệm ngăn chặn những người phá hoại di sản văn hóa
- Không bảo vệ
+ Đập phá các di sản văn hoá
+ Di chuyển cổ vật, bảo vật quốc gia bất hợp pháp
+ Lấy cắp cổ vật về nhà
+ Buôn bán cổ vật không có giấy phép
+ Vứt rác bừa bãi xung quanh di tích
+ Lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất của các di tích đã được xếp hạng.
- Bài tập a, b (tr 50,51)
a)
- Hành vi góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá: (3), (7), (8), (9), (11), (12)
- Hành vi phá hoại di sản văn hoá: (1), (2), (4), (5), (6), (10), (13)
b) Em đồng tìn với quan điểm của bạn Dung. Vì: bạn Dung đã thực hiện đúng trách nhiệm của
công dân với các danh lam thắng cảnh là đấu tranh phê phán những việc làm hư hỏng danh
lam thắng cảnh. Hơn nữa, bạn Dung không vì thú vui của mình làm ảnh hưởng xấu đến quốc
gia. Bạn vừa có ý thức tham quan vừa có ý thức muốn bảo vệ.

II. Hình thức kiểm tra đánh giá:


- Trắc nghiệm: 100%
- Cách làm: HS lựa chọn đáp án đúng từ 4 đáp án cho trước, tô vào ô trả lời đúng trong phiếu
trả lời trắc nghiệm.
III. Một số câu hỏi tham khảo
1. Biểu hiện nào dưới đây không phải là của người sống và làm việc có kế hoạch?
A. Xác định những công việc cần làm trong tuần.
B. Làm việc theo cảm hứng, không cần theo thời gian.
C. Ưu tiên thực hiện những công việc quan trọng trước.
D. Phân chia thời gian hợp lí cho từng công việc.
2. Việc làm nào dưới đây vi phạm quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em?
A. Buộc trẻ em phải tiêm phòng dịch B. Không cho trẻ em làm những công việc nặng nhọc
C. Không cho trẻ em nữ đến trường học. D. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng.
3. Hành vi nào dưới đây là vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường?
A. Thả động vật hoang dã về rừng. B. Phá rừng để trồng cây lương thực.
C. Trồng cây phủ xanh đất trống, đồi trọc. D. Khai thác rừng theo kế hoạch.
4. Việc trẻ em được tiêm chủng miễn phí thể hiện quyền nào của trẻ em?
A. Quyền được bảo vệ B. Quyền được chăm sóc.
C. Quyền được chung sống với cha mẹ. D. Quyền được giáo dục
5. Di sản văn hóa nào dưới đây là di sản văn hóa vật thể?
A. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương B. Trống đồng Đông Sơn
C. Dân ca Quan họ D. Hội chọi trâu Đồ Sơn

You might also like