BULONG

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

MỐI GHÉP NHÓM BULÔNG

1 Tóm tắt lý thuyết

* Bulông đơn:
+ Bulông chịu lực dọc:
 Không siết, chịu ngoại lực F =>bulông chịu kéo và tính theo

4F 4F
   [ ]  d1  (1)
d12  [ ]
d1 = đường kính chân ren bulông.
Chú ý: nếu chịu lực lệch tâm e => thêm uốn =>
4F 32 M
    [ ]; M  e.F (2)
d12 d13
 Siết chặt với lực siết V, không chịu tải trọng ngoài => bulông chịu kéo và xoắn:

4.1,3V 4.1,3V
 tđ   2  3 2   [ ]  d1  (3)
d12  [ ]
hệ số 1,3 tính đến ảnh hưởng của ứng suất xoắn do siết bulông.
 Siết với lực siết V và chịu thêm tải trọng ngoài F, khi đó cần chú ý tải F phân làm 2
thành phần: χF tác dụng lên bulông và (1─χ)F tác động lên chi tiết ghép. Do đó:

4.(1,3V  F ) 4.(1,3V  F )
 tđ   2  3 2   [ ]  d1  (4)
d12  [ ]
+ Bulông chịu lực ngang F => tuỳ kết cấu, phân biệt hai trường hợp:
 có khe hở giữa thân bulông và lỗ trên chi tiết ghép, khi đó cần siết chặt bulông để
các chi tiết ghép không bị trượt. Lực siết cần thiết xác định từ điều kiện đủ ma sát:
kF
iVf  kF  V  (5)
if
f = hệ số ma sát
k = hệ số an toàn chống trượt
i = số bề mặt ma sát (i = 1 nếu ghép chồng 2 tấm; i = 2 nếu ghép chồng 3 tấm...)
Từ lực siết V đã xác định, áp dụng (3) để tính bulông.
 không có khe hở giữa thân bulông và lỗ trên tấm ghép, khi đó các chi tiết ghép sẽ
không bị xô lệch và do đó không cần siết. Bulông đóng vai trò như chốt và chịu cắt
và dập. Lỗ trên chi tiết ghép cũng chịu dập. Bulông được tính theo:

4 .F 4 .F
c   [ ]  d 0 
id 02 i [ ]
(6)
F F
d   [ d ]  d 0  (khi i  1)
d 0 .s min s min .[ d ]
i = số bề mặt chịu cắt (i = 1 nếu ghép chồng 2 tấm; i = 2 nếu ghép chồng 3 tấm...)
d0 = đường kính thân bulông.
Lưu ý 1: khi i> 1 cần xem xét sự phân bố tải trên các tấm và chiều dày các tấm này
để xác định ứng suất dập cho từng vị trí lắp với các tấm.
Lưu ý 2: khi cho trước ứng suất dập cho phép của tấm ghép, để đảm bảo độ bền tấm
ghép thì ứng suất dập cũng được xác định theo (6) và lưu ý 1, nhưng thay thế ứng
suất dập cho phép của bulông bằng ứng suất dập cho phép của từng tấm.
* Bulông nhóm:
Nhóm bulông được giả thiết đáp ứng các điều kiện sau:
- các bulông trong nhóm có cùng kích thước và cơ tính
- lực siết bulông, nếu có, là như nhau.
Do đó chỉ cần xác định bulông nào trong nhóm sẽ chịu tải lớn nhất và tính cho bulông này.
Việc xác định bulông nào chịu tải lớn nhất sẽ tuỳ theo các thức chịu tải của mối ghép nhóm:
chịu lực dọc hay lực ngang, hay kết hợp cả hai, có chịu mômen trong mặt phẳng ghép
không, có mômen trong các mặt phẳng khác...
2 Phương pháp tính chung mối ghép bulông nhóm
- Chuyển ngoại lực về trọng tâm mối ghép nhóm => khi đó tại tâm này có thể có lực, mômen
quanh trục vuông góc với mặt ghép hoặc/và mômen quanh các trục khác.
- Xác định bulông chịu tải lớn nhất bằng cách xác định tải trọng tác động lên từng bulông phát
sinh do lực, mômen trên đây. Chú ý các giả thiết sau:
+ Lực và mômen trong mặt phẳng ghép gây trượt tương đối giữa các chi tiết ghép => cần
xem xét có khe hở giữa thân bulông và lỗ hay không. Nếu không có khe hở, bulông chịu tải
lớn nhất được tính theo cắt và dập theo (6), còn nếu có khe hở cần xác định lực siết cần
thiết cho bulông chịu tải lớn nhất theo (5) và tính bulông theo (3). Chú ý:
 Lực sẽ phân bố đều trên các bulông:
F
Q Fi  (7)
z
z = số bulông
 Với mối ghép chịu mômen Mz trong mặt phẳng ghép: bulông càng xa trọng tâm C
càng chịu tải lớn (lực tác động ngang thân bulông), chiều của các lực này vuông góc
với Ci

i Mz
QM   ri (8)
z
 ri2
+ Lực và mômen không nằm trong mặt phẳng mối ghép: lực dọc R làm tăng/giảm ma sát và
gây tách hở, mômen M làm tấm ghép bị lật và gây tách hở => cần xem xét cả 2 điều kiện:
chống trượt (nếu có thành phần lực/mômen trong mặt phẳng ghép) và chống tách hở để xác
định lực siết cần thiết cho bulông chịu tải lớn nhất.
R kQmax R
 Điều kiện chống trượt: fi (V  z )  kQmax  Vtr  fi

z (9)
zV  R M k MA
 Điều kiện chống tách hở:  min 
A

W
 0  Vth  (
z W
 R) (10)

Trong các công thức (9) và (10) thì Qmax là lực ngang lớn nhất tác động vào bulông trong
nhóm, z là số bulông, A và W tương ứng là diện tích và mômen chống uốn đối với mômen M
tính với trục lật (được xem là đi qua trọng tâm mối ghép) của phần bề mặt tiếp xúc giữa 2 chi
tiết ghép. Dấu "+" nếu lực R có xu hướng tách bề măt ghép, còn dấu "─" khi lực này ép các
mặt ghép vào nhau. Lực siết V cần thiết lấy giá trị lớn hơn trong các lực siết tại (9) và (10).
Đường kính bu lông tính theo (4).
3 Ví dụ áp dụng
Bài 1: Mối ghép bulông như hình 1 (dấu "+" chỉ vị trí
bulông), sử dụng kiểu ghép có khe hở giữa thân
bulông và lỗ, chịu tải trọng tĩnh F=5000N. Ứng
suất kéo cho phép của bulông bằng 160MPa,
ứng suất cắt cho phép bằng 80MPa. Hệ số ma
sát giữa các mặt ghép bằng 0,1; hệ số an toàn
chống trượt lấy bằng 1,5. Đường kính danh
nghĩa của bulông d lấy trong dãy 6, 8, 10, 12, 16,
20, 24, 27, 30; đường kính chân ren lấy bằng
0,85d.
Các kích thước (mm): b=100; c=400; h=100.
a) Xác định lực siết cần thiết.
b) Chọn cỡ d của bulông.
c) Nếu sử dụng mối ghép không có khe hở giữa
thân bulông và lỗ trên chi tiết ghép và giả thiết là
đủ độ bền dập thì cần chọn bulông cỡ nào, biết
đường kính thân bulông bằng đường kính danh
nghĩa?
d) Nếu lực F tạo với phương nằm ngang một góc a
(nét đứt, 0≤a≤ 90 độ), xác định góc a ứng với các
trạng thái độ an toàn nhỏ nhất và lớn nhất của
bulông số 2.
Đáp số: a) 37517 N b) M24 c) M8 d) min khi a70 và max khi a=0 độ
Bài 2: Bánh răng kết cấu ghép (hình 2) có đường kính lăn dw=300mm. Lực ăn khớp Ft=4500N,
Fr=3000N và Fa=1500N. Mối ghép được thực hiện bằng 6 vít cùng kích thước và ứng suất
kéo cho phép 160MPa, phân bố đều trên đường tròn đường kính dv=200mm. Biết hệ số ma
sát bề mặt ghép bằng 0,1 và hệ số an toàn chống trượt 1,5. Đường kính danh nghĩa của vít
d lấy trong dãy 6, 8, 10, 12, 16, 20, 24, 27, 30; đường kính chân ren lấy bằng 0,85d.

a) Xác định lực siết cần thiết để phần vành răng và phần thân bánh răng không trượt tương đối
với nhau
b) Chọn cỡ d của vít theo điều kiện a)
c) Nếu lực Fa có chiều ngược lại thì lực siết cần thiết là bao nhiêu và vít đã chọn tại b) có đủ
bền, biết hệ số phân bố tải χ=0,3 và bỏ qua ảnh hưởng của mô men do lực Fa gây ra.
d) Với các điều kiện tại câu c) nếu kết cấu bánh răng không có gờ định vị thì lực siết cần thiết
và cỡ vít sẽ phải là bao nhiêu?
Đáp số: a) 16625N b) M16 c) 17125 và M16 đủ bền d) 29858N và M24
Bài 3: Tời kéo được bố trí như hình vẽ. Cáp
được cuốn vào tang và qua puli đổi hướng nối
với móc treo. Ở vị trí hiện tại tổng khối lượng
móc và tải bằng Q, khối lượng cáp không
đáng kể. Tời được cố định với sàn bê tông
bằng các bulông chữ J (giữa lỗ trên chân đế
của tời và thân bulông có khe hở) tại các vị trí
1, 2, 3, 4. Gia tốc trọng trường g lấy 10 m/s2.
Các kích thước (tính bằng mm), hệ số ma sát
giữa các bề mặt ghép f, hệ số an toàn chống
trượt k, ứng suất kéo cho phép của bulong
[σk], ứng suất dập cho phép của bê tông [σd]
và hệ số phân bố tải χ như bảng dưới đây và
đường kính danh nghĩa của bulông M lấy
trong dãy 6, 8, 10, 12, 16, 20, 24, 27, 30;
đường kính chân ren lấy bằng 0,85M.
Yêu cầu:
a) Xác định lực siết cần thiết để mối ghép không
bị tách hở và không trượt
b) Chọn đường kính bu lông
c) Kiểm tra độ bền dập của phần lỗ bêtông dưới
giá máy cho trường hợp đai ốc bị nới lỏng, giả
thiết bulông chôn đủ sâu trong bêtông.
Bảng số liệu:
a a1 b b1 c d e h f k Q, kg [σk] [σd] χ
300 200 500 400 300 320 50 250 0.2 1.5 1000 160 4 0.3
Đáp số: a) Vtr=11540 và Vth=5043 (N);
b) M16;
c) Ứng suất dập 4,88 MPa > [σd] => không đủ bền
Tham khảo thêm (bài 1, đề 2014)

You might also like