Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

TS.

Đỗ Xuân Hưng CHUYÊN ĐỀ : AMIN


KIẾN THỨC CẦN NHỚ
I. Khái niệm, công thức, tên gọi
1. Khái niệm:Amin là hợp chất hữu cơ tạo thành khi thay thế nguyên tử H trong NH3 bằng gốc
hiđrocacbon (R).

R N R'
2. Công thức: R – NH2 R – NH – R’ R''

Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3


- Bậc của amin = số nguyên tử H trong NH3 bị thay thế.
- Công thức amin no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+3N (n ≥ 1)
- Số đồng phân amin no, đơn: 2n-1 (n < 5).
3. Tên gọi
Tên gốc – chức Tên thay thế (amin bậc I)
Công thức (tên gốc HC + amin) (tên HC tương ứng + vị trí nhóm NH2
+ amin)
CH3NH2 Metylamin Metanamin
C2H5NH2 Etylamin Etanamin
CH3-CH2-CH2-NH2 Propylamin Propan-1-amin
CH3-CH(NH2)-CH3 Isopropylamin Propan-2-amin

H2N-(CH2)6-NH2 Hexametylenđiamin Hexan-1,6-điamin


C6H5NH2 Phenylamin Benzenamin (anilin)
II. Tính chất vật lí
- Các amin: CH3NH2,C2H5NH2, (CH3)2NH, (CH3)3N là chất khí, mùi khai, dễ tan trong H2O. Các
đồng đẳng còn lại là chất lỏng, rắn.
- Anilin (C6H5NH2): là chất rắn, không màu, rất độc, ít tan trong nước.
- Các amin đều độc. Mùi tanh của cá, nicotin có trong cây thuốc lá là do amin gây nên.
III. Tính chất hóa học
1
1. Tính bazơ
So sánh tính bazơ: Xét amin R – NH2.
+ Nếu R là gốc đẩy e: Gốc ankyl: CH3-, C2H5-, … sẽ làm tăng tính bazơ.
+ Nếu R là gốc hút e: CH2=CH -, C6H5-,… sẽ làm giảm tính bazơ.
⇒ Tính bazơ: Amin thơm < NH3<amin no

(a) Đổi màu chất chỉ thị: quỳ tím → xanh, phenolphtalein → hồng (anilin không làm đổi màu).
(b) Tác dụng với axit → Muối amoni.
TQ: R-NH2 + HCl → RNH3Cl

(c) Tác dụng với dd muối → Muối mới + Bazơ mới (kết tủa)

TQ: 3R-NH2 + 3H2O + FeCl3 → 3R-NH3Cl + Fe(OH)3↓

2. Phản ứng thế ở nhân thơm của anilin (nhận biết)


- Giống như phenol, anilin có khả năng làm mất màu dung dịch brom ngay ở điều kiện thường và

2
tạo kết tủa trắng do NH2 đẩy e vào vòng benzen làm tăng khả năng thế.
NH2 NH2
H2O Br Br + 3HBr
+ 3Br2
Br (T)

6n  3 2n  3
3. Phản ứng cháy. CnH2n+3N + O2→ nCO2 + H2O + ½ N2
4 2

 BÀI TẬP TỰ LUẬN


Câu 1: Viết đồng phân và gọi tên gốc – chức của các amin có công thức:
C2H7N C3H9N

C4H11N

3
Câu 2: Cho các chất: (1) C2H5NH2, (2) NH3, (3) C6H5NH2, (4) (C2H5)2NH, (5) (C6H5)2NH. Sắp xếp
các chất trên theo thứ tự tính bazơ tăng dần: ……………………………………………………..

Câu 3: Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho metylamin, anilin lần lượt tác dụng với
dung dịch: HCl, HNO3, H2SO4, Ba(NO3)2, FeCl3, Br2.
(1) ……………………………………………………………………………………….
(2) ……………………………………………………………………………………….
(3) ……………………………………………………………………………………….
(4) ……………………………………………………………………………………….
(5) ……………………………………………………………………………………….
(6) ……………………………………………………………………………………….
(7) ……………………………………………………………………………………….
(8) ……………………………………………………………………………………….
Câu 4: Các phát biểu sau đúng hay sai? Nếu sai hãy giải thích.
(1) Lực bazơ của anilin yếu hơn lực bazơ của metylamin.
…………………………………………………………………………………………………………
(2) Amin thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.
…………………………………………………………………………………………………………

4
(3) Tất cả amin đều là chất khí, mùi khai, dễ tan trong nước.
…………………………………………………………………………………………………………
(4) Amin là hợp chất hữu cơ tạp chức, được hình thành khi thay thế nguyên tử H trong phân tử
NH3 bằng gốc hiđrocacbon.
…………………………………………………………………………………………………………
(5) Amin no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là CnH2n+1N.
…………………………………………………………………………………………………………
(6) Amin C2H7N là amin no, có đồng phân amin bậc 1, 2, 3.
…………………………………………………………………………………………………………
(7) Tất cả amin đều có tính bazơ, đều làm quỳ tím hoá xanh.
…………………………………………………………………………………………………………
(8) Anilin là amin thơm, có tính bazơ yếu hơn NH3.
…………………………………………………………………………………………………………
(9) Ở điều kiện thường anilin (C6H5NH2) là chất khí, tan ít trong nước.
…………………………………………………………………………………………………………
(10) Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng.
…………………………………………………………………………………………………………
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1. Mức độ nhận biết (rất dễ và dễ)
Câu 1:Trong phân tử chất nào sauđây có chứa nguyên tố nitơ?
A. Glucozơ. B. Metylamin. C. Etyl axetat. D. Saccarozơ.
Câu 2: Chất có chứa nguyên tố nitơ là
A. metyl amin. B. saccarozơ. C. xenlulozơ. D. glucozơ.
Câu 3: (C.12): Công thức chung của amin no, đơn chức, mạch hở là
A. CnH2n-5N (n ≥ 6). B. CnH2n+1N (n ≥ 2). C. CnH2n-1N (n ≥ 2). D. CnH2n+3N (n ≥ 1).
Câu 4 (202 – Q.17). Công thức phân tử của đimetylamin là
A. C2H8N2. B. C2H7N. C. C4H11N. D. CH6N2.
Câu 5: (Q.15): Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một?
A. (CH3)3N. B. CH3NHCH3. C. CH3NH2. D. CH3CH2NHCH3
Câu 6: (M.15): Chất nào sau đây là amin bậc 2?
A. H2N-CH2-NH2. B. (CH3)2CH-NH2. C. CH3-NH-CH3. D. (CH3)3N.
Câu 7 (QG.2016): Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc3?

5
A. (CH3)3N. B. CH3-NH2. C.C2H5-NH2. D.CH3-NH-CH3
Câu 8: Số đồng phân amin có công thức phân tử C2H7N là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 9 (MH2.2017): Số amin có công thức phân tử C3H9N là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 10: Số đồng phân cấu tạo amin bậc một ứng với công thức phân tử C3H9N là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 11 (C.09): Số đồng phân cấu tạo của amin bậc một có cùng công thức phân tử C4H11N là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 12 (A.14): Có bao nhiêu amin bậc ba là đồng phân cấu tạo của nhau ứng với công thức phân tử
C5H13N?
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 13 (B.13): Số đồng phân amin bậc một, chứa vòng benzen, có cùng công thức phân tử C7H9N

A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 14 (A.11): Thành phần % khối lượng của nitơ trong hợp chất hữu cơ CxHyN là 23,73%. Số
đồng phân amin bậc một thỏa mãn các dữ kiện trên là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 15 (C.14): Phần trăm khối lượng nitơ trong phân tử anilin bằng
A. 15,05%. B. 12,96%. C. 18,67%. D. 15,73%.
Câu 16:Trong phân tử chất nào sau đây có chứa vòng benzen?
A. Phenylamin. B. Propylamin. C. Etylamin. D. Metylamin.
Câu 17:Trong điều kiện thường,chất nào sau đây ở trạng thái khí?
A. Etanol. B. Glyxin. C. Anilin. D. Metylamin.
Câu 18:Amin tồn tại ở trạng thái lỏng trong điềukiện thườnglà
A. anilin. B. etylamin. C. metylamin. D. đimetylamin.
Câu 19 (C.14): Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?
A. Phenylamin. B. Metylamin. C. Alanin. D. Glyxin.
Câu 20: Dung dịch metyl amin trong nước làm
A. quì tím không đổi màu. B. quì tím hoá xanh.
C. phenolphtalein hoá xanh. D. phenolphtalein không đổi màu

6
Câu 21: Ba chất lỏng: C2H5OH, CH3COOH, CH3NH2 đựng trong ba lọ riêng biệt. Thuốc thử dùng
để phân biệt ba chất trên là
A. quỳ tím. B. kim loại Na. C. dung dịch Br2. D. dung dịch NaOH
Câu 22:Bằng phương pháp hóa học,thuốc thử dùng để phân biệt ba dung dịch:
metylamin,anilin,axitaxeticlà
A. phenolphtalein. B. quỳtím. C. natri hiđroxit. D. natriclorua.
Câu 23: Chất có tính bazơ là
A. CH3NH2. B. CH3COOH. C. CH3CHO. D. C6H5OH
Câu 24: Chất làm giấy quỳ tím ẩm chuyển thành màu xanh là
A. C2H5OH. B. NaCl. C. C6H5NH2. D. CH3NH2.
Câu 42 (QG.19 - 202). Etylamin (C2H5NH2) tác dụng được với chất nào sau đây trong dung dịch?
A. K2SO4. B. NaOH. C. HCl. D. KCl.
Câu 25: Anilin (C6H5NH2) có phản ứng với dung dịch:
A. NaOH. B. Na2CO3 C. NaCl. D. HCl.
Câu 26: Anilin ( C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với
A. dung dịch NaCl B. nước Br2 C. dung dịch NaOH D. dung dịch HCl.
Câu 27 (204 – Q.17). Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm chứa anilin, hiện tượng quan sát
được là
A. xuất hiện màu tím. B. có kết tủa màu trắng.
C. có bọt khí thoát ra. D. xuất hiện màu xanh.

2. Mức độ thông hiểu (trung bình)


Câu 28 (B.11): Ancol và amin nào sau đây cùng bậc?
A. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2. B. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH.
C. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2. D. C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3.
Câu 29 (A.10): Trong số các chất: C3H8, C3H7Cl, C3H8O và C3H9N; chất có nhiều đồng phân cấu
tạo nhất là
A. C3H9N. B. C3H7Cl. C. C3H8O. D. C3H8.
Câu 30: Cho dãy các chất: C2H5NH2, CH3NH2, NH3, C6H5NH2 (anilin). Chất trong dãy có lực bazơ
yếu nhất.
A. CH3NH2. B. C2H5NH2. C. C6H5NH2. D. NH3.

7
Câu 31 (203 – Q.17). Cho dãy các chất: (a) NH3, (b) CH3NH2, (c) C6H5NH2 (anilin). Thứ tự tăng
dần lực bazơ của các chất trong dãy là
A. (c), (b), (a). B. (a), (b), (c). C. (c), (a), (b). D. (b), (a), (c).
Câu 32 (C.13): Dãy gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ từ trái sang phải là:
A. Phenylamin, amoniac, etylamin. B. Etylamin, amoniac, phenylamin.
C. Etylamin, phenylamin, amoniac. D. Phenylamin, etylamin, amoniac.
Câu 33: Cho dãy các chất: C2H5NH2, CH3NH2, CH3COOH, CH3–NH–CH3. Số chất trong dãy phản
ứng với HCl trong dung dịch là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 34 (MH1.2017): Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh.
B. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước.
C. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl.
D. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm.
Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol metyl amin ( CH3NH2), sinh ra V lít khí N2 (ở đktc). Giá trị
của V là
A. 1,12. B. 4,48. C. 3,36. D. 2,24.
Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn m gam C2H5NH2 thu được sản phẩm gồm H2O, khí N2 và 8,8 gam
CO2. Giá trị của m là
A. 4,5. B. 9,0. C. 13,5. D. 18,0.
Câu 37 (204 – Q.17). Đốt cháy hoàn toàn amin đơn chức X bằng O2, thu được 1,12 lít N2; 8,96 lít
CO2 (các khí đo ở đktc) và 8,1 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. C3H9N. B. C4H11N. C. C4H9N. D. C3H7N.
Câu 38 (203 – Q.17). Đốt cháy hoàn toàn amin đơn chức X bằng O2, thu được 0,05 mol N2, 0,3
mol CO2 và 6,3 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. C4H9N. B. C2H7N. C. C3H7N. D. C3H9N.
Câu 39: Cho 4,5 gam C2H5NH2 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, lượng muối thu được là
A. 0,85 B. 8,15 gam.C. 7,65gam. D. 8,10gam.
Câu 40: Cho 0,1 mol anilin (C6H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối
phenylamoniclorua (C6H5NH3Cl) thu được là
A. 25,900 gam. B. 6,475gam. C. 19,425gam. D. 12,950gam.

8
Câu 41 (MH1.2017): Cho 2,0 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với
0,05 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 3,425. B. 4,725. C. 2,550. D. 3,825.
Câu 42 (QG.18 - 201): Cho 15 gam hỗn hợp hai amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung
dịch HCl 0,75M, thu được dung dịch chứa 23,76 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
A. 329. B. 320. C. 480. D. 720.
Câu 43 (A.09): Cho 10 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 15 gam
muối. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 4. B. 8. C. 5. D. 7.
Câu 44 (QG.19 - 203). Cho 4,5 gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng với HCl dư, thu
được 8,15 gam muối. Số nguyên tử hiđro trong phân tử X
A. 9. B. 5. C. 7. D. 11.
Câu 45 (QG.19 - 204). Cho 5,9 gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với dung dịch
HCl dư, thu được 9,55 gam muối. Số nguyên tử H trong phân tử X là
A. 7. B. 11. C. 5. D. 9.
Câu 46 (MH.19): Đốt cháy hoàn toàn amin X (no, đơn chức, mạch hở), thu được 0,2 mol CO2 và
0,05 mol N2. Công thức phân tử của X là
A. C2H7N. B. C4H11N. C. C2H5N. D. C4H9N.
Câu 47 (C.07): Để trung hòa 25 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng
100ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là
A. C3H5N. B. C2H7N. C. CH5N. D. C3H7N.
Câu 48 (C.10): Cho 2,1 gam hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng
đẳng phản ứng hết với dung dịch HCl (dư), thu được 3,925 gam hỗn hợp muối. Công thức của 2
amin trong hỗn hợp X là
A. C3H7NH2 và C4H9NH2. B. CH3NH2 và C2H5NH2.
C. CH3NH2 và (CH3)3N. D. C2H5NH2 và C3H7NH2.
Câu 49 (201 – Q.17). Cho 19,4 gam hỗn hợp hai amin (no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp trong dãy
đồng đẳng) tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 34 gam muối. Công thức phân tử của hai
amin là
A. C3H9N và C4H11N. B. C3H7N và C4H9N.
C. CH5N và C2H7N. D. C2H7N và C3H9N.

9
3. Mức độ vận dụng (khá)
Câu 50 (MH1.2017): Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở
bảng sau:
Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng
T Quỳ tím Quỳ tím chuyển màu xanh
Y Dung dịch AgNO3/NH3, to Kết tủa Ag trắng sáng
X, Y Cu(OH)2 Dung dịch xanh lam
Z Nước brom Kết tủa trắng
X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Saccarozơ, glucozơ, anilin, etylamin. B. Saccarozơ, anilin, glucozơ, etylamin.
C. Anilin, etylamin, saccarozơ, glucozơ. D. Etylamin, glucozơ, saccarozơ, anilin.
Câu 51(QG.18 - 202): Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z với các thuốc thử được khi ở
bảng sau:
Chất Thuốc thử Hiện tượng
X Quỳ tìm Quỳ tím chuyển màu xanh
Y Dung dịch AgNO3/NH3, to Tạo kết tủa Ag
Z Nước brom Tạo kết tủa trắng
Các chất X, Y, Z lần lượt là:
A. Anilin,glucozơ,etylamin. B.Etylamin, glucozơ,anilin.
C. Etylamin,anilin,glucozơ. D. Glucozơ, etylamin,anilin.
Câu 52(QG.18 - 203): Kết quả thí nghiệm của các chất X; Y; Z với các thuốc thử được ghi ở bảng
sau:
Chất Thuốc thử Hiện tượng
X Dung dịch I2 Có màu xanh tím
Y Dung dịch AgNO3/NH3 Tạo kết tủa Ag
Z Nước brom Tạo kết tủa trắng
Các chất X; Y; Z lần lượt là:
A. tinh bột; anilin; etyl fomat. B. etyl fomat; tinh bột; anilin.
C. tinh bột; etyl fomat; anilin. D. anilin; etyl fomat; tinh bột.
Câu 53 (A.12): Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (C2H5)2NH (4), NH3
(5) (C6H5- là gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là
A. (3), (1), (5), (2), (4). B. (4), (1), (5), (2), (3).
C. (4), (2), (3), (1), (5). D. (4), (2), (5), (1), (3).

10
Câu 54:Cho các chất : đimetylamin (1), metylamin (2), amoniac (3), anilin (4), p-metylanilin (5),
p-nitroanilin (6). Tính bazơ tăng dần theo thứ tự là
A. (1), (2), (3), (4), (5), (6). B. (3), (2), (1), (4), (5), (6).
C. (6), (4), (5), (3), (2), (1). D. (6), (5), (4), (3), (2), (1).
Câu 55:Những nhận xét nào trong các nhận xét sau là đúng?
(1) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí mùi khai khó chịu.
(2) Để khử mùi tanh của cá người ta có thể rửa cá với giấm.
(3) Anilin có tính bazơ và làm xanh quỳ tím ẩm.
(4) Lực bazơ của các amin luôn lớn hơn lực bazơ của amoniac.
A. (1), (2). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (1), (2), (4).
Câu 56(MH3.2017). Hỗn hợp E gồm ba amin no, đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn m gam E bằng O2,
thu được CO2, H2O và 0,672 lít khí N2 (đktc). Mặt khác, để tác dụng với m gam E cần vừa đủ V ml
dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 45. B. 60. C. 15. D. 30.
Câu 57 (B.13): Cho 0,76 gam hỗn hợp X gồm hai amin đơn chức, có số mol bằng nhau, phản ứng
hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 1,49 gam muối. Khối lượng của amin có phân tử khối
nhỏ hơn trong 0,76 gam X là
A. 0,58 gam. B. 0,31 gam. C. 0,45 gam. D. 0,38 gam.
Câu 58 (A.10): Đốt cháy hoàn toàn V lít hơi một amin X bằng một lượng oxi vừa đủ tạo ra 8V lít
hỗn hợp gồm khí cacbonic, khí nitơ và hơi nước (các thể tích khí và hơi đều đo ở cùng điều kiện).
Amin X tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường, giải phóng khí nitơ. Chất X là
A. CH3CH2CH2NH2. B. CH2=CHCH2NH2. C. CH3CH2NHCH3. D. CH2=CHNHCH3.
_____HẾT_____

11

You might also like