Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.

net/publication/321178305

MỘT PHÂN LOẠI CÁC GIAI CẤP TRUNG LƯU VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA
NAM 1

Article · January 2017

CITATIONS READS

2 1,867

1 author:

Bui The Cuong


Vietnam Academy of Social Sciences
43 PUBLICATIONS   296 CITATIONS   

SEE PROFILE

Some of the authors of this publication are also working on these related projects:

Social Stratification in Vietnam and East Asia View project

Civil Society Organizations as Supporters of Authoritarian Rule? A Cross-Regional Comparison (Algeria, Mozambique, Vietnam" (2013-2016) View project

All content following this page was uploaded by Bui The Cuong on 21 November 2017.

The user has requested enhancement of the downloaded file.


MỘT PHÂN LOẠI CÁC GIAI CẤP TRUNG LƯU
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM1

Bùi Thế Cường2

Tóm tắt

Sau 1975, Việt Nam trải qua những biến đổi cơ cấu giai tầng xã hội rất kịch tính, và điều này
vẫn còn đang diễn ra mạnh mẽ. Bài viết đề xuất một khung phân loại các giai cấp trung lưu
dựa trên nghề, bao gồm sáu nhóm trung lưu, ba tầng trung lưu và hai kiểu trung lưu. Áp dụng
khung phân loại đó, bài viết trình bày phân bố định lượng của các nhóm, tầng và kiểu bên
trong các giai cấp trung lưu ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, dựa trên nguồn số liệu khảo
sát thực nghiệm và kết quả phân tích của Đề tài “Chuyển dịch cơ cấu xã hội trong phát triển
xã hội và quản lý phát triển xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020” (Mã
số KX.02.20/11-15).

Từ khóa: các giai cấp trung lưu, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Việt Nam.

1. Đặt vấn đề

Sau 1975, Việt Nam trải qua những biến đổi cơ cấu giai tầng xã hội rất kịch tính, và
điều này vẫn còn đang diễn biến mạnh. Bài viết đề xuất một khung phân loại các giai cấp trung
lưu dựa trên nghề ở Việt Nam. Rồi áp dụng khung phân loại đó xử lý bộ số liệu thực nghiệm
thu thập ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giới thiệu một cơ cấu định lượng các giai cấp
trung lưu ở vùng này.

2. Nguồn dữ liệu

Nguồn dữ liệu sử dụng là khảo sát thực hiện năm 2015 trong Đề tài cấp Nhà nước
Chuyển dịch cơ cấu xã hội trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam đến năm 2020 (KX.02.20/11-15) do Bộ Khoa học và công nghệ tài trợ.
Dưới đây gọi tắt là khảo sát 2015.

1
Bài in trong Tạp chí Xã hội học. Số 3(139)/2017. Trang 43-51. Hà Nội: Viện Xã hội học Viện Hàn
lâm khoa học xã hội Việt Nam. Phiên bản này khác đôi chút với bản in do biên tập.
2
Giáo sư tiến sĩ, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ.

1
Hai khảo sát Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ năm 2010 chọn mẫu ngẫu nhiên phân
tầng khu vực, theo hướng đại diện cho dân cư vùng Đông Nam Bộ hẹp (không có TPHCM) và
cho dân cư TPHCM. Mẫu khảo sát thứ nhất 1.080 hộ gia đình sống tại 90 khu dân cư thuộc 30
phường/ thị trấn/ xã vùng Đông Nam Bộ hẹp (không có TPHCM). Mẫu khảo sát thứ hai cũng
1.080 hộ gia đình sống tại 90 khu dân cư thuộc 30 phường/ thị trấn/ xã ở TPHCM. Mỗi hộ
trong danh sách phỏng vấn một người được gia đình xem là đại diện hộ (thường chủ hộ, nhưng
không nhất thiết). Hai khảo sát 2010 thu thập dữ liệu ở thực địa vào tháng 3-5/2010 (Chi tiết
chọn mẫu, xem: Trần Đan Tâm, 2010. Lê Thanh Sang, 2011).

Khảo sát 2015 Đề tài KX.02.20/11-15 dựa trên danh sách địa bàn và hộ gia đình hai
khảo sát 2010 nói trên, nhằm nghiên cứu lặp. Ngoài ra, chọn mẫu theo thủ tục tương tự cho
tỉnh Long An và Tiền Giang để có 720 hộ gia đình tại 20 xã phường thị trấn thuộc hai tỉnh này.
Tổng cộng, khảo sát 2015 cỡ mẫu 2.880 hộ gia đình sống tại 240 địa bàn (ấp, khu dân cư) tại
80 xã phường thị trấn thuộc 8 tỉnh thành Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong tổng mẫu,
có 2.184 hộ mà đại diện hộ đang làm việc có đem lại thu nhập (chiếm 75,8% tổng số hộ điều
tra). Trong số đó, có 1.041 hộ (bằng 47,7%) mà đại diện hộ được xếp vào nhóm trung lưu theo
khung phân loại trình bày bên dưới. Đây là mẫu phân tích trong bài viết này.

3. Đề xuất một phân loại các giai cấp trung lưu

Khái niệm, lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm về trung lưu trên thế giới có lịch sử
lâu đời, đầy tranh cãi. Trong gần 20 năm qua, xuất hiện nhiều nghiên cứu về trung lưu ở Việt
Nam. Chẳng hạn, thu thập chưa đầy đủ cho xấp xỉ 20 ấn phẩm trong thập niên 2010, gấp 3-4
lần thập niên trước đó: Tống Văn Chung (2011), Van Nguyen-Marshall và cộng sự (2012), Le
Kim Sa (2012, 2015), Nguyễn Đình Tấn (2013a, b, c, d), Nguyễn Cúc (2013), Trần Thị Minh
Ngọc (2013, 2015), Bùi Đại Dũng (2014), Lê Kim Sa và Vũ Hoàng Đạt (2014), Catherine Earl
(2014), Le Thu Huong (2015), Đoàn Minh Huấn và Trần Thị Minh Ngọc (2015), Bùi Thế
Cường và cộng sự (2015), Bùi Thế Cường và Phạm Thị Dung (2015, 2016), Tô Duy Hợp và
Trương Thị Thu Thủy (2016), Đỗ Thiên Kính (2017), Trịnh Duy Luân (2017).

Do mục tiêu và khuôn khổ bài viết, nên ở đây không tổng quan về nghiên cứu chủ đề
này ở Việt Nam. Bài viết cũng không ý định thảo luận về các tranh luận thuật ngữ, nên trong
bài dùng cụm từ “các giai cấp trung lưu” như một khái niệm làm việc, có thể thay thế với thuật
ngữ khác như giai tầng trung lưu, tầng lớp trung lưu, v.v.

2
Trong một cố gắng phân tích trung lưu ở Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015 nhóm
nghiên cứu của tôi đề xuất một khung phân loại gồm 4 nhóm nghề nghiệp. Đó là: (1) Lãnh đạo,
quản lý Đảng, Nhà nước, đoàn thể xã hội, cơ quan hành chính sự nghiệp trong khu vực Đảng,
Nhà nước, đoàn thể; (2) Lãnh đạo, quản lý công ty trong khu vực tư nhân; (3) Chủ cơ sở kinh
doanh hộ gia đình phi nông nghiệp; (4) Chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, dịch vụ, thương mại
(Bùi Thế Cường, Tô Đức Tú, Phạm Thị Dung, 2015).

Trong một thử nghiệm phân tầng xã hội dựa trên nghề ở Việt Nam, Koichi Fujita và tôi
xây dựng một khung phân loại gồm 19 nhóm nghề (Bui, Cuong The and Koichi Fujita, 2016).
Đó là: (1) Quản lý Nhà nước bậc siêu cao, (2) Chuyên môn bậc siêu cao, (3) Chủ sở hữu tư
nhân phi nông nghiệp bậc siêu cao, (4) Nông dân bậc siêu cao, (5) Quản lý Nhà nước bậc cao,
(6) Chuyên môn bậc cao, (7) Chủ sở hữu tư nhân phi nông nghiệp bậc cao, (8) Nông dân bậc
cao, (9) Quản lý Nhà nước bậc trung, (10) Chuyên môn bậc trung, (11) Chủ sở hữu tư nhân phi
nông nghiệp bậc trung, (12) Nông dân bậc trung cao, (13) Quản lý Nhà nước bậc thấp, (14)
Chuyên môn bậc thấp, (15) Chủ sở hữu tư nhân phi nông nghiệp bậc thấp, (16) Nông dân bậc
trung thấp, (17) Lao động (công nhân) có kỹ năng, (18) Lao động phi nông nghiệp giản đơn,
(19) Nông dân bậc thấp.

Khi phân tích số liệu khảo sát 2015, chúng tôi không đưa 4 nhóm trên cùng (siêu cao)
vào khung phân tích, vì các hộ gia đình mà người đại diện thuộc 4 nhóm đó không rơi vào mẫu,
nên không có ý nghĩa thống kê. Tìm hiểu 4 nhóm ấy cần những khảo sát riêng (so với khoa học
xã hội, báo chí và dư luận đề cập đến các nhóm “siêu cao” nhiều và sinh động hơn hẳn).

Dựa trên khung 19 nhóm nghề nêu trên, trong bài viết này, tôi đề xuất một khung phân
loại các giai cấp trung lưu gồm 6 nhóm (Bảng 1).

Sáu nhóm đó thực chất gồm ba nhóm vị thế kinh tế-xã hội: quản lý Nhà nước, chuyên
môn, và chủ sở hữu tư nhân. Thuật ngữ “quản lý Nhà nước” ở đây gồm những người được xem
là công chức hay viên chức có chức vụ quản lý trong bộ máy Đảng, chính quyền, doanh nghiệp
Nhà nước, đơn vị hành chính-sự nghiệp, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức
chính trị-xã hội-nghề nghiệp, và gồm cả những người tuy không ăn lương chính thức nhưng có
chức vị trong hệ thống chính trị cơ sở và có nhận những khoản phụ cấp nhất định (cấp ủy,
trưởng khu vực cư trú, tổ chức chính trị-xã hội ở cấp cơ sở).

3
Trong mỗi nhóm phân thành ba bậc: cao, trung, và thấp. Bậc của nhóm “Quản lý Nhà
nước” dựa trên bậc hành chính: trên cấp trưởng phòng; tương đương cấp trưởng phòng; chức
vị quản lý dưới cấp trưởng phòng. Bậc của nhóm “Chuyên môn” dựa trên học vấn: trên đại
học; tương đương cao đẳng, đại học; dưới cao đẳng, đại học.

Bậc của nhóm “Chủ sở hữu tư nhân” dựa trên ước tính tổng tài sản hộ gia đình (bất
động sản để ở hay kinh doanh và mọi hình thái động sản như vốn lưu động, tiền mặt, trái phiếu,
cổ phiếu). Ba bậc xếp theo tỷ lệ: 5% hộ bậc cao, 40% hộ bậc trung và 55% hộ bậc thấp, có ước
tính tổng tài sản từ mức cao nhất đến thấp nhấp trong tổng số hộ thuộc nhóm “Chủ sở hữu tư
nhân” (789 hộ). Tỷ lệ trên được ước lượng xấp xỉ theo tỷ lệ ba bậc trong nhóm “Quản lý Nhà
nước, chuyên môn” (6,3%, 40,1% và 53,6%). Không thể phân chia bậc trong nhóm “Chủ sở
hữu tư nhân” dựa trên phân chia bậc theo phân bố tài sản ở nhóm “Quản lý Nhà nước, chuyên
môn”, vì trong nhóm này hầu như không có khuôn mẫu khác biệt về tài sản giữa ba bậc. Kết
quả, “Chủ sở hữu tư nhân bậc cao” gồm 5% hộ có ước tính tổng tài sản cao nhất (lớn hơn
7.910.000.000 VND). “Chủ sở hữu tư nhân bậc trung” gồm 40% hộ có ước tính tổng tài sản
tiếp theo (lớn hơn 2.000.000.000 VND đến 7.910.000.000 VND). “Chủ sở hữu tư nhân bậc
thấp” gồm 55% hộ còn lại có ước tính tổng tài sản bằng hoặc dưới 2.000.000.000 VND.

Nếu muốn xác định nhóm “Chủ sở hữu tư nhân” dựa trên tiêu chí kinh tế thì nguồn số
liệu gốc cung cấp cơ sở cho ba lựa chọn: tài sản, thu nhập và chi tiêu. Tác giả bài viết chọn
biến số “ước tính tổng tài sản” vì qua phân tích thử, biến số ấy phản ánh khác biệt rõ nét hơn
biến số thu nhập và chi tiêu. Về mặt lý thuyết kinh tế học chính trị, tài sản liên hệ mật thiết hơn
với sở hữu “tư liệu sản xuất” hay “tư bản”, vốn là đặc trưng của “chủ sở hữu tư nhân”. Một số
nhà xã hội học cũng thích dùng biến số “tài sản” hơn. Chẳng hạn, Anthony Giddens và cộng
sự viết: “Một số học giả lập luận, tài sản, chứ không phải thu nhập, là chỉ báo thực cho giai cấp
xã hội, vì nó ít nhạy cảm hơn với những dao động do thay đổi số giờ làm việc, sức khỏe, và
những yếu tố khác, có thể ảnh hưởng đến thu nhập của một cá nhân trong năm đã cho” (Nguyên
văn: “Some scholars argue that wealth, not income, is the real indicator of social class because
it is less sensitive to fluctuations due to shifting work hours, health, and other factors that might
affect one’s income in a given year”. Giddens, 2014: 165).

Kết quả, có khung phân loại 6 nhóm trung lưu như sau:

4
1) Quản lý Nhà nước và chuyên môn bậc cao (Quản lý Nhà nước có chức vụ cao hơn cấp
phòng; chuyên môn có học vị trên đại học).

2) Chủ sở hữu tư nhân bậc cao (5% hộ có ước tính tổng tài sản cao nhất).

3) Quản lý Nhà nước và chuyên môn bậc trung (Quản lý Nhà nước có chức vụ tương đương
cấp phòng; chuyên môn có học vị tương đương cao đẳng, đại học).

4) Chủ sở hữu tư nhân bậc trung (40% hộ có ước tính tổng tài sản tiếp theo 5% hộ cao nhất).

5) Quản lý Nhà nước và chuyên môn bậc thấp (Quản lý Nhà nước có chức vụ dưới cấp phòng;
chuyên môn có học vị dưới cao đẳng, đại học).

6) Chủ sở hữu tư nhân bậc thấp (55% hộ có ước tính tổng tài sản ở mức còn lại).

Bảng 1. Nhóm, tầng và kiểu trung lưu

3 tầng 2 kiểu
19 nhóm nghề (Bui and Fujita 2016) 6 nhóm trung lưu
trung lưu trung lưu
Quản lý Nhà nước bậc siêu cao
Chuyên môn bậc siêu cao
Không thuộc các giai cấp trung lưu
Chủ sở hữu tư nhân phi nông nghiệp bậc siêu cao
Nông dân bậc siêu cao
Quản lý Nhà nước bậc cao Quản lý Nhà nước,
chuyên môn bậc Mới
Chuyên môn bậc cao
cao Trên
Chủ sở hữu tư nhân phi nông nghiệp bậc cao Chủ sở hữu tư nhân

Nông dân bậc cao bậc cao
Quản lý Nhà nước bậc trung Quản lý Nhà nước,
chuyên môn bậc Mới
Chuyên môn bậc trung
trung Giữa
Chủ sở hữu tư nhân phi nông nghiệp bậc trung Chủ sở hữu tư nhân

Nông dân bậc trung cao bậc trung
Quản lý Nhà nước bậc thấp Quản lý Nhà nước,
chuyên môn bậc Mới
Chuyên môn bậc thấp
thấp Dưới
Chủ sở hữu tư nhân
Chủ sở hữu tư nhân phi nông nghiệp bậc thấp Cũ
bậc thấp
Nông dân bậc trung thấp
Lao động (công nhân) có kỹ năng
Không thuộc các giai cấp trung lưu
Lao động phi nông nghiệp giản đơn
Nông dân bậc thấp
Nguồn: Bùi Thế Cường.

Sáu nhóm trên có thể gộp thành ba tầng trung lưu, trong đó hai nhóm đầu gộp thành tầng trên,
hai nhóm giữa gộp thành tầng giữa, và hai nhóm cuối gộp thành tầng dưới. Sáu nhóm cũng có
thể gộp thành hai kiểu: trung lưu mới (quản lý và chuyên môn) và trung lưu cũ (chủ sở hữu tư

5
nhân). Cách chia kiểu trung lưu mới/ cũ mượn phân loại của Mills được nhiều nghiên cứu trên
thế giới đồng thuận (Mills, 1953: 3-6, 63-76. Scott, 2005: 408-409).

Theo Đỗ Thiên Kính (2017: 84, 89), không thể xếp nông dân vào tầng lớp trung lưu. Trong
Bảng 1, tôi xếp nông dân từ bậc trung cao trở lên vào trung lưu. Xin sẽ tìm hiểu thêm để lĩnh
hội tốt hơn quan điểm của Đỗ Thiên Kính. Nhưng trong tác phẩm kinh điển của mình về các
giai cấp trung lưu, Mills có nhiều đoạn phân tích nông gia (farmer) như là một thành phần trong
các giai cấp trung lưu cũ (Mills, 1953: 2-20, 40-44). Weber cũng xếp nông gia tự làm (self-
employed farmer) vào các giai cấp trung lưu (Weber, 1978: 303-304).

4. Cơ cấu các giai cấp trung lưu ở Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam

Áp dụng khung phân loại trung lưu nêu trên vào số liệu của Vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam, ta có một bức tranh định lượng về tỷ phần của các nhóm, tầng và kiểu trung lưu
(Hình 1, Bảng 2).

Theo đó, nhóm “Quản lý Nhà nước, chuyên môn bậc cao” chiếm 1,5%; nhóm “Quản
lý Nhà nước, chuyên môn bậc trung” 9,7%; nhóm “Quản lý Nhà nước, chuyên môn bậc thấp”
13,0%. Nhóm “Chủ sở hữu tư nhân bậc cao” 3,7%; nhóm “Chủ sở hữu tư nhân bậc trung”
30,0%; nhóm “Chủ sở hữu tư nhân bậc thấp” 42,1%. Gộp 6 nhóm thành 3 tầng, ta có tầng trung
lưu trên chiếm 5,3%; trung lưu giữa 39,7%; trung lưu dưới 55,0%. Chia theo 2 kiểu, ta có trung
lưu mới chiếm 24,2% và trung lưu cũ 75,8%.

Quản lý Nhà nước, chuyên môn bậc cao 1.5


Chủ sở hữu tư nhân bậc cao 3.7
Quản lý Nhà nước, chuyên môn bậc trung 9.7
Chủ sở hữu tư nhân bậc trung 30
Quản lý Nhà nước, chuyên môn bậc thấp 13
Chủ sở hữu tư nhân bậc thấp 42.1

Tầng trên 5.3


Tầng giữa 39.7
Tầng dưới 55

Quản lý, chuyên môn 24.2


Chủ sở hữu tư nhân 75.8
0 10 20 30 40 50 60 70 80

Hình 1. Phân bố 6 nhóm, 3 tầng, 2 kiểu trung lưu, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 2015, %.
Nguồn số liệu gốc: Bùi Thế Cường, 2015a.

6
Như vậy, nét chủ yếu trên gương mặt giai tầng trung lưu Vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam là những người chủ sở hữu tư nhân bậc trung và bậc thấp (72%), trung lưu dưới (55,0%),
và trung lưu kiểu cũ (75,8%). Dạng phân bố chính vẫn là hình kim tự tháp và mô hình trung
lưu kiểu cũ chiếm ưu thế, phản ánh trình độ công nghiệp hóa vẫn còn ở giai đoạn thấp.

Bảng 2 cho thấy những khuôn mẫu khá rõ trong phân bố giai tầng trung lưu theo ba tiểu
vùng (TPHCM; Tiểu vùng 2 gồm Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu; Tiểu vùng 3 gồm
Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang) cũng như theo đô thị-nông thôn.

Nhìn chung, tỷ lệ các nhóm “trung lưu mới” (quản lý Nhà nước, chuyên môn) giảm dần
từ TPHCM đến Tiểu vùng 2 và 3, cũng như từ đô thị đến nông thôn. Ngoại trừ, tỷ lệ của nhóm
“Quản lý Nhà nước, chuyên môn bậc thấp” ở Tiểu vùng 2 ở mức thấp hơn cả Tiểu vùng 3
(7,5% so với 13,7%). Ngoại lệ ấy có thể do một bộ phận nhân viên chuyên môn bậc thấp tuy
làm việc ở Tiểu vùng 2 nhưng cư trú ở TPHCM hoặc Tiểu vùng 3.

Bảng 2. Phân bố đại diện hộ gia đình trong các nhóm, tầng và kiểu trung lưu dựa trên nghề
chính hiện tại theo tiểu vùng và đô thị-nông thôn, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, 2015, %

TT Nhóm/ Tầng/ Kiểu Toàn Tiểu vùng Khu vực


vùng TPHCM Tiểu Tiểu Đô thị Nông
vùng 2 vùng 3 thôn
A Sáu nhóm trung lưu
1 Quản lý Nhà nước, chuyên 1,5 1,8 1,9 1,1 2,2 0,8
môn bậc cao
2 Chủ sở hữu tư nhân bậc cao 3,7 5,5 3,3 1,9 4,6 2,8
3 Quản lý Nhà nước, chuyên 9,7 10,9 8,9 8,6 12,2 7,0
môn bậc trung
4 Chủ sở hữu tư nhân bậc trung 30,0 33,7 33,3 23,5 31,9 27,9
5 Quản lý Nhà nước, chuyên 13,0 14,9 7,5 13,7 13,5 12,4
môn bậc thấp
6 Chủ sở hữu tư nhân bậc thấp 42,1 33,3 45,1 51,2 35,6 49,1
Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
B Ba tầng trung lưu
1 Trên 5,3 7,2 5,2 3,0 6,9 3,6
2 Giữa 39,7 44,6 42,3 32,1 44,1 34,9
3 Dưới 55,0 48,1 52,6 65,0 49,1 61,5
Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
C Hai kiểu trung lưu
1 Quản lý, chuyên môn 24,2 27,6 18,3 23,5 28,0 20,2
2 Chủ sở hữu tư nhân 75,8 72,4 81,7 76,5 72,0 79,8
Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
n 1.041 457 213 371 540 501
N 2.184 684 508 992 792 1.392
Nguồn số liệu gốc: Bùi Thế Cường, 2015a.

7
Xét các nhóm chủ sở hữu tư nhân, nhóm bậc cao cư trú nhiều hơn ở TPHCM (5,5%),
giảm ở Tiểu vùng 2 (3,3%) và ở Tiểu vùng 3 (1,9%). Tỷ lệ nhóm bậc cao cũng giảm từ đô thị
đến nông thôn (4,6% và 2,8%). Nhóm bậc trung tỷ lệ ở TPHCM và Tiểu vùng 2 xấp xỉ nhau ở
mức hơn 33%, nhưng giảm mạnh còn 23,5% ở Tiểu vùng 3. Tỷ lệ nhóm bậc trung ở đô thị
31,9% giảm còn 27,9% ở nông thôn. Nhóm bậc thấp có khuôn mẫu ngược lại khá rõ. Từ 33,3%
ở TPHCM tăng lên 45,1% ở Tiểu vùng 2 và 51,2% ở Tiểu vùng 3. Từ 35,6% ở đô thị lên 49,1%
ở nông thôn. Điều này do tỷ trọng của nông dân bậc trung cao thường tập trung ở Tiểu vùng 2
và 3.

Phân bố của 3 tầng trung lưu và 2 kiểu trung lưu cũng phản ánh khuôn mẫu trên ở mức
rõ rệt hơn. Nhìn chung, các tầng trung lưu cao hơn và kiểu trung lưu mới thì tập trung ở tiểu
vùng phát triển hơn và ở đô thị. Như vậy, phân bố của các giai cấp trung lưu gắn bó mật thiết
với kiểu và trình độ phát triển kinh tế-xã hội.

5. Kết luận

Ở Việt Nam thời gian qua có nhiều cố gắng phân loại và phân tích cơ cấu phân tầng xã
hội, trong đó có các giai cấp trung lưu. Kết quả, tạo ra một số phân loại khác nhau, thậm chí
mang tính tranh luận, góp nên cái nhìn đa dạng đối với hiện thực xã hội.

Bài viết trình bày một thử nghiệm phân loại các giai cấp trung lưu dựa trên nghề, góp
thêm vào cuộc thảo luận sôi nổi gần đây giữa các nhà xã hội học ở Việt Nam (Tô Duy Hợp và
Trương Thị Thu Thủy 2016, Đỗ Thiên Kính 2017, Trịnh Duy Luân 2017).

Sử dụng khung phân loại ấy, bài viết phác họa phân bố định lượng của trung lưu ở một
vùng kinh tế phát triển nhất của Việt Nam, bao gồm 6 nhóm, 3 tầng, 2 kiểu trung lưu, theo tiểu
vùng và đô thị-nông thôn. Đem tới một nhận diện ban đầu về cấu trúc của các giai cấp trung
lưu ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cấu trúc ấy về cơ bản vẫn là hình kim tự tháp và
trung lưu kiểu cũ, phản ánh giai đoạn công nghiệp hóa thấp. Tiếp theo, có thể sử dụng chúng
như những biến số độc lập để tìm hiểu một loạt đặc điểm xã hội khác của giới trung lưu.

Chú thích

Phần lớn nội dung cơ bản bài viết thực hiện trong thời gian tác giả làm nghiên cứu viên
khách mời tại Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á Đại học Kyoto (2016). Cảm ơn Trung tâm
đã dành cho tôi một thời gian làm việc tuyệt vời, ở đó tôi có dịp cùng GS. Koichi Fujita phát
triển một vài ý tưởng nghiên cứu về phân tầng xã hội và giai cấp trung lưu. Tác giả cảm ơn Bộ

8
Khoa học và công nghệ Việt Nam đã tài trợ cho tôi thực hiện Đề tài cấp Nhà nước Chuyển dịch
cơ cấu xã hội trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam đến năm 2020 (KX.02.20/11-15), nhờ đó có được một bộ số liệu định lượng lớn, đầy giá
trị. Tác giả cảm ơn PGS. TS. Vũ Mạnh Lợi và TS. Trương Sĩ Ánh đã tư vấn giúp tôi khắc phục
khó khăn trong cách xử lý số liệu.

Tài liệu tham khảo

Bùi Đại Dũng. 2014. Quy mô tầng lớp trung lưu tại Việt Nam theo tiêu chí thu nhập. Tạp chí
Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, Viện Kinh tế và chính trị thế giới, Số 6(218): 66-
75.

Bùi Thế Cường. 2015a. Bộ số liệu khảo sát định lượng Đề tài cấp Nhà nước “Chuyển dịch cơ
cấu xã hội trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam đến năm 2020” (KX.02.20/11-15). TPHCM: Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ.

Bùi Thế Cường. 2015b. Cảnh quan nghiên cứu các giai cấp trung lưu ở Việt Nam. Chuyên đề
Đề tài cấp Nhà nước “Chuyển dịch cơ cấu xã hội trong phát triển xã hội và quản lý phát triển
xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020” (KX.02.20/11-15). TPHCM: Viện
Khoa học xã hội vùng Nam Bộ.

Bui, Cuong The and Koichi Fujita. 2016. Social Stratification in the Southern Key Economic
Zone of Vietnam. (Unpublished draft). Kyoto: Kyoto University Center for Southeast Asian
Studies.

Bùi Thế Cường, Tô Đức Tú và Phạm Thị Dung. 2015. Tầng lớp trung lưu ở Thành phố Hồ Chí
Minh: Cơ cấu và đặc điểm nhân khẩu. Tạp chí Nghiên cứu phát triển, Viện Nghiên cứu phát
triển Thành phố Hồ Chí Minh, Số 12(2/2015): 73-79.

Bùi Thế Cường và Phạm Thị Dung. 2015. Tầng lớp trung lưu ở Thành phố Hồ Chí Minh: Sự
hài lòng về đời sống gia đình. Tạp chí Nghiên cứu phát triển, Viện Nghiên cứu phát triển Thành
phố Hồ Chí Minh, Số 14(4/2015): 74-79.

Bùi Thế Cường và Phạm Thị Dung. 2016. Ba nguồn lực ở tầng lớp trung lưu Thành phố Hồ
Chí Minh. Tạp chí Nghiên cứu phát triển, Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh,
Số 15(1/2016): 68-72.

9
Đoàn Minh Huấn và Trần Thị Minh Ngọc. 2015. Tầng lớp trung lưu trong phát triển xã hội và
quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam. Báo cáo Đề tài cấp Nhà nước KX.02.16/11-15. Hà Nội:
Học viện Chính trị Khu vực I.

Đỗ Thiên Kính. 2017. Bàn về cách tiếp cận và phương pháp đo lường tầng lớp trung lưu ở Việt
Nam. Tạp chí Xã hội học, Viện Xã hội học, Số 1(137): 82-92.

Earl, Catherine. 2014. Vietnam’s New Middle Classes: Gender, Career, City. Copenhagen:
NIAS Press.

Giddens, Anthony, Mitchell Duneier, Richard P. Appelbaum, and Deborah Carr. 2014.
Introduction to Sociology. Ninth edition. W.W. Norton & Company, Inc.

Lê Kim Sa. 2012. Nhận diện tầng lớp trung lưu ở Việt Nam qua cách tiếp cận đa chiều. Hà
Nội: Trung tâm Phân tích và dự báo, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.

Lê Kim Sa. 2015. Tầng lớp trung lưu ở Việt Nam: Quan điểm tiếp cận, thực tiễn phát triển và
các kiến nghị chính sách. Báo cáo Đề tài cấp Bộ. Hà Nội: Trung tâm Phân tích và dự báo, Viện
Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.

Lê Kim Sa và Vũ Hoàng Đạt. 2014. Nhận diện tầng lớp trung lưu ở Việt Nam. Tạp chí Những
vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, Viện Kinh tế và chính trị thế giới, Số 10 (222): 68-80.

Lê Thanh Sang. 2011. Cơ cấu xã hội, văn hóa và phúc lợi xã hội vùng Tây Nam Bộ. Báo cáo
khoa học Đề tài cấp Bộ. TPHCM: Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ.

Le Thu, Huong. 2015. Vietnam needs a policy for its growing middle class. NIKKEI Asian
Review. October 14, 2015.

Mills, Wright C. 1953. White Collar The American Middle Classes. Oxford University Press.

Nguyễn Cúc. 2013. Tầng lớp trung lưu ở Việt Nam trong quá trình biến đổi xã hội và quản trị
biến đổi xã hội. Trong: Ngô Ngọc Thắng, Đoàn Minh Huấn và Nguyễn Thị Hồng Vân (Chủ
biên). 2013. Quản trị biến đổi xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế.
Hà Nội: Nxb Thế giới. 203-214.

Nguyễn Đình Tấn. 2013a. Về tầng lớp trung lưu trong lịch sử và những gợi mở cho xã hội Việt
Nam hiện nay. Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội. Số 3.

Nguyễn Đình Tấn. 2013b. Góp thêm một cách nhìn về tầng lớp trung lưu – doanh nhân. Tạp

10
chí Lý luận Chính trị. Số 4/2013: 72-74.

Nguyễn Đình Tấn. 2013c. Vai trò của tầng lớp trung lưu ở Việt Nam hiện nay: Xu hướng biến
đổi và giải pháp thúc đẩy sự phát triển. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam. Số 9/2013: 57-62.

Nguyễn Đình Tấn. 2013d. Sự hình thành tầng lớp trung lưu và vai trò của nó trong phát triển
kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Báo cáo kết quả đề tài khoa học cấp
Bộ, Mã số B12-12.33. Hà Nội: Viện Xã hội học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Nguyen-Marshall, Van, Lisa B. Welch Drummond, Daniéle Bélanger (Eds.). 2012. The
Reinvention of Distinction: Modernity and the Middle Class in Urban Vietnam. Springer.

Scott, John and Gordon Mashall. 2005. Oxford Dictionary of Sociology. Oxford University
Press.

Tô Duy Hợp và Trương Thị Thu Thủy. 2016. Một số quan niệm và hướng tiếp cận nghiên cứu
giai tầng trung lưu ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí Xã hội học, Viện Xã hội học, Số 1(133): 20-
28.

Tống Văn Chung. 2011. Góp phần nhận diện vai trò của tầng lớp trung lưu ở Việt Nam trong
thời kỳ đổi mới hiện nay – từ góc nhìn xã hội học. Trong: Khoa Xã hội học Trường Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội. 2011. Những vấn đề xã hội học trong
sự biến đổi xã hội. Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trần Đan Tâm. 2010. Chọn mẫu cho 3 cuộc khảo sát “Cơ cấu xã hội, văn hóa và phúc lợi xã
hội” tại vùng Nam Bộ. Tạp chí Khoa học Xã hội, Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ, Số
7(143): 83-91.

Trần Thị Minh Ngọc. 2013. Tầng lớp trung lưu và một số vấn đề đặt ra trong nghiên cứu giai
tầng này ở Việt Nam. Tạp chí Xã hội học, Viện Xã hội học, Số 3(123): 24-33.

Trần Thị Minh Ngọc. 2015. Một số đặc điểm và vai trò của tầng lớp trung lưu trong phát triển
xã hội ở Việt Nam. Tạp chí Xã hội học, Viện Xã hội học, Số 4(132): 45-52.

Trịnh Duy Luân. 2017. Nghiên cứu về tầng lớp trung lưu: từ kinh nghiệm châu Á đến thực tiễn
Việt Nam. Tạp chí Xã hội học, Viện Xã hội học, Số 2(138): 81-91.

Weber, Max. 1978. Economy and Society: An Outline of Interpretive Sociology. (Edited by
Guenther Roth and Claus Wittich). University of California Press.

11

View publication stats

You might also like