Đình Chèm

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Địa điểm: Đình chèm hiện nay 

ở ven đê sông Hồng, gần cửa sông Nhuệ, thuộc xã Thụy Phương,
huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Di Tích: Đình thờ Thượng đẳng Thiên vương Lý Ông Trọng (Lý Thân hay Đức Thánh Chèm), một
nhân vật huyền thoại sống vào thời An Dương Vương. Căn cứ vào các tư liệu, hiện vật, văn bia
và trang trí trên cấu kiện kiến trúc đồ thờ, có thể nhận thấy đình Chèm hiện nay được xây dựng
dưới thời Lê Trung Hưng và đã trải qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo, nhưng đặc biệt nhất có lẽ là
vào năm Bính Thìn 1916, đình được kiệu lên cao thêm 2,4m. Chèm (có thuyết cho rằng phải viết
là Trèm) là tên nôm, tên chữ là Thụy Điềm, sau đổi là Thụy Hương, rồi lại đổi là Thụy Phương.
Chữ Chèm, Trèm, tiếng Việt cổ là T’lem, và khi đọc theo lối Hán hoá là Từ Liêm, có thể coi đó là
nguồn gốc tạo nên tên gọi huyện Từ Liêm ngày nay.
Kiến trúc: Đình Chèm tọa lạc trên khu đất cao, diện tích rộng 0,5 ha, quay về phía Bắc, hướng ra
sông Hồng, phong cảnh khoáng đạt, thể hiện ước nguyện của dân làng mong muốn vị thần trị
thủy bảo vệ yên bình cho người dân. Đình Chèm được bố cục theo lối kiến trúc “nội Công ngoại
Quốc”, gồm các hạng mục: Nghi môn ngoại, Nghi môn nội, Phương đình và hai tiểu phương
đình, tả - hữu mạc, Đại bái, ống muống và Hậu cung hình chữ công.
Đình Chèm không có 1 phương đình như các ngôi đình khác, mà ngoài phương đình ở chính
giữa, còn có 2 nhà bia ở hai bên có kết cấu dạng hình vuông nên được gọi là tiểu phương đình.
2 tiểu phương đình này ngoài chức năng là nhà bia thì vào dịp lễ hội, người ta căng nhiễu, vải
đỏ kín để để rước tượng đức thánh ông và đức thánh bà ra làm lễ mộc dục. “Không chỉ tòa
phương đình được dựng theo kiểu thức chồng diêm hai tầng tám mái, mang biểu tượng lưỡng
nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, mà hai tiểu phương đình hai bên cũng chính là thể
thức kiến trúc nhấn mạnh thêm cho ý nghĩa này”

Sự tích và dòng lịch sử: Có rất nhiều tài liệu sử sách ghi chép rằng ông thấy một tên lính đánh
đập dã man dân phụ nên ông đã tức giận giết chết tên lính đó. Có sách ghi trong trận thi đấu
võ, ông đã lỡ tay giết chết một lực sĩ của nhà vua. Có sách ghi lại vì ông phá kho thóc chia cho
dân nghèo đang bị đói… Vua thương ông là người khỏe và tài giỏi nên không bắt giết. Vì sao ông
sang nước Tần (Trung Quốc) thì có một số tài liệu ghi là ông bỏ trốn sang nhà Tần và được cử
làm quan võ, có sách ghi là ông được vua Thục cử sang sứ.
Thời điểm đó ở biên giới phía Bắc nhà Tần thường xuyên bị quân Hung Nô khiêu chiến. Tần
Thủy Hoàng đã xây Vạn Lý Trường Thành hạn chế tối đa sự gây rối của phiến quân nhưng thất
bại. Tần Thủy Hoàng bèn sai ông Trọng đem quân trấn giữ ở đất Lâm Thao (nay thuộc tỉnh Cam
Túc). Rất bất ngờ. Ông đánh trận nào thắng trận đó khiến cho đám quân Hung Nô kinh hồn bạt
vía. Vua Tần phong thưởng cho ông rất hậu, ban tước cao, gả công chúa. Rất mong muốn giữ
ông lại làm quan nhưng ông nhất mực từ chối và về quê nhà. Sử sách nói ông mất ở Trung
Quốc. Sau khi ông mất, vua Tần sai đúc đồng làm tượng hình ông, dựng ở cửa Kim Mã kinh
thành Hàm Dương (nay thuộc Thiểm Tây, Trung Quốc). Chuyện kể tượng to lớn chứa được hàng
chục người. Khi có sứ giả Hung Nô đến, vua Tần lại sai người vào trong tượng, làm cử động mặt
mũi chân tay. Quân Hung Nô yên chí Lý Thân vẫn còn sống, không dám đem quân sang quấy
nhiễu nữa. Từ đó Trung Quốc có lệ gọi những pho tượng lớn là Ông Trọng.
Đến đời Đường, Triệu Xương làm đô hộ Giao Châu, thường mộng thấy cùng Lý Thân bàn sách
Xuân Thu, bèn hỏi chỗ ở cũ của ông, lập đền thờ ông. Sau này Cao Biền đánh quân Nam Chiếu,
được ông hiển linh trợ giúp nên đã cho trùng tu lại đền thờ ông. Tương truyền đền Chèm đã
được xây dựng từ thời Bắc thuộc lần thứ 3 (603 – 639). Trong đền có tượng hai vợ chồng Lý
Thân bằng gỗ sơn son thếp vàng, tạc năm 1888. Đình Chèm không to nhưng đây được xem là
một kiến trúc cổ có nhiều chạm trổ trên gỗ nên rất đẹp. Diện mạo hiện có của đền là từ lần sửa
chữa đầu thế kỉ 20. Đình Chèm đã được Bộ Văn hoá – Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử kiến
trúc, nghệ thuật ngày 9.1.1990
Tienamphu.com hy vọng những thông tin trên đây đã phần nào giúp quý vị hiểu hơn về sự ra
đời cũng như những câu chuyện xoay quanh Đình Chèm. Để bài viết được hoàn thiện và đầy đủ
hơn chúng tôi rất mong những ý kiến đóng góp của tất cả quý độc giả.

Trong thánh phả nướcViệt, Lý Ông Trọng đứng hàng thứ ba sau Thánh Tản và Thánh Gióng.
Đình làng Chèm có lẽ là ngôi đình duy nhất ở nước Nam ta quay hướng về phương bắc. Hình
như đó là cách dân Chèm biểu lộ thành ý với bà công chúa sống xa xứ nhưng rất mực yêu chồng
được luôn hướng về nơi quê cha đất tổ.

Con người: Hội đình Chèm như một sự tổng hòa của nhiều tập quán xã hội được tổ chức gắn
liền với truyền thuyết lưu truyền trong dân gian và trong sử sách về Lý Ông Trọng có từ xa xưa,
ít ra là từ thế kỷ XI. Hội diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16 tháng Năm (Âm lịch) hàng năm. Tương
truyền, đây là ngày mà Đức Thánh Chèm “khao quân”. Một quy ước bất thành văn hội phải
được tổ chức do nhân dân ở ba làng sống kề cận kết nghĩa anh em với nhau. Đó là làng Chèm
(hiện nay là phường Thụy Phương), làng Hoàng Xá và làng Hoàng Liên (thuộc phường Liên Mạc).

Hội đình Chèm là một trong những lễ hội kết hợp rất chặt chẽ giữa tín ngưỡng thờ Thành hoàng
làng với một tín ngưỡng cổ xưa của cư dân nông nghiệp liên quan đến nước là cầu mong mưa
thuận gió hòa, cuộc sống bình an thông qua lễ rước nước. Về sau, nhân dân sáng tạo gắn Đức
Thánh Lý Ông Trọng với truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh: Ngài đã chém thủy quái trên dọc
đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội đưa đến sự bình yên cho dân làng chài lưới.

Hội đình Chèm phản ánh niềm tin tín ngưỡng của người Việt, không chỉ trong truyền thuyết Lý
Ông Trọng mà còn là niềm tin Lý Ông Trọng hiện hình về phù hộ cho Cao Biền, cho các quan vua
đời nhà Trần. Đây là một niềm tin tâm linh bất diệt và được ghi trong sử sách, truyền thuyết lưu
truyền mãi đến các thế hệ sau.

Trong hội đình Chèm cũng có thể thấy sự tích hợp của các tín ngưỡng trên với cả Đạo giáo và
Phật giáo. Thể hiện ở việc trong hội treo cờ Phật và xuất hiện nghi thức cúng Phát tấu, cúng
Phan, cúng Khai quang, cúng Quá độ; các vị sư tăng làm lễ cúng Phật, lễ Thả chim...

Giá trị xã hội của hội đình Chèm cũng như của các hội làng khác của cư dân đồng bằng Bắc Bộ
chính là việc thực hành lễ hội, một dịp để củng cố tinh thần làng xã, củng cố các mối quan hệ xã
hội, các mối quan hệ trong và giữa các làng xã với nhau, ở đây là mối quan hệ giữa ba làng xưa,
nay là cộng đồng cư dân Chèm, Hoàng Liên và Hoàng Mạc.

You might also like