Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 39

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC


KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬN
BỘ MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TẠ VĂN

TP Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 12 năm 2021

1
ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬN
Môn học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Giảng viên: HOÀNG VĂN VIỆT


Mã lớp học phần: 21D1RES60100206
Sinh viên: TẠ VĂN
Khóa – Lớp: CH31.1- TÀI CHÍNH KHÓA 31.1
MSSV: 211111151

TP Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 12 năm 2021

2
ĐỀ TÀI: TÀI CHÍNH XANH
TRONG NỀN KINH TẾ TUẦN
HOÀN

3
Lời cam đoan
Bài nghiên cứu này là công trình nghiên cứu của chính bản thân tác giả và
những dữ liệu thu thập từ các cuộc khảo sát được thực hiện bởi tác giả và các
cộng sự là những đồng nghiệp mà tác giả đã từng làm ở Na Uy, Đan Mạch, Phần
Lan, Thụy Điển, Cộng Hòa Liên Bang Đức, Ý, Hà Lan, New Zealand, Nhật Bản,
Hàn Quốc và Australia trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2010 và 2015 đến 2018.
Nhờ sự hỗ trợ của những đồng nghiệp này mà tác giả mới có thể thực hiện và
hoàn thành các cuộc khảo sát này.

Các phép tính đã được thực hiện dựa trên các số liệu đã thu thập được mà
chưa từng được xuất bản trên bất kỳ tạp chí khoa học cũng như bất kỳ công trình
khoa học nào khác

Lời cảm ơn
Để có thể hoàn thành bài nghiên cứu này, tác giả cảm ơn sự hỗ trợ của các
cá nhân và tổ chức sau

 Anh Nguyễn Cao Minh Tâm, Chuyên viên kiêm nghiên cứu viên, Viện
Nghiên Cứu và Đào tạo Quản trị (Research Institute of Mangament
Training – RIMT) đã cung cấp những thông tin và kiến thức khởi nguồn
về tài chính khí hậu (climate finance)
 Em Lê Anh Thư, Chuyên viên Hành Chính, Chuyên viên Phụ trách Văn
hóa, Đại Sứ Quán Indonesia tại Hà Nội là người đã hỗ trợ tác giả kết nối
với các tổ chức và doanh nghiệp áp dụng các chuẩn mực về tài chính
xanh cũng như các chuẩn mực tương đương
 Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)
 Chương trình Môi trường của Liên hiệp Quốc (UN Environmental
Program
 Liên minh nền kinh tế xanh (Green Economy Coalition)
 Nhóm Danish 92 (Danish 92 Group)
 Viện phát triển xanh toàn cầu (Global Green Growth Institute)

Đã tư vấn và hỗ trợ tác giả thực hiện nghiên cứu này

Contents

4
Lời cam đoan...............................................................................................................................................4
Lời cảm ơn..................................................................................................................................................4
Tóm tắt (Abstract).......................................................................................................................................5
Từ khóa (Keywords)................................................................................................................................5
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU................................................................................6
Lý do chọn đề tài và mục tiêu của nghiên cứu.........................................................................................6
Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................................................17
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................................................................19
Tổng quan các lý thuyết liên quan đến đề tài.........................................................................................19
Định nghĩa về tài chính xanh và các khái niệm gần với tài chính xanh..............................................19
Các định nghĩa về trái phiếu xanh thuộc phân loại dựa trên Nguyên tắc Trái phiếu xanh (Green Bond
Principles)..............................................................................................................................................22
Trái phiếu xanh có truy đòi – Standard Green Use of Proceeds Bond...............................................23
Trái phiếu xanh miễn truy đòi - Green Revenue Bond.......................................................................23
Trái phiếu dự án xanh - Green Project Bond......................................................................................23
Trái phiếu xanh đảm bảo bằng tài sản xanh - Green Securitised Bond..............................................23
PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................................................24
Mô hình và giả thuyết nghiên cứu.........................................................................................................24
Dữ liệu phục vụ nghiên cứu cũng như nguồn và cách thức thu thập dữ liệu..........................................25
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.................................................................................................26
Danh mục tài liệu tham khảo.....................................................................................................................33

5
Tóm tắt (Abstract)
Ngày nay chúng ta đang đối mặt với nhiều hiện tượng cực đoan về thời tiết, liệu rằng có
phải do chúng ta đã ngày qua ngày phá hủy hệ sinh thải và môi trường. Vì lẽ đó trong
những năm gần đây nhiều quốc gia ngày càng kiên định đi theo con đường kinh tế tuần
hoàn. Để đạt điều đó, cần có nguồn vốn đầu tư vào các dự án xanh vì môi trường. Một
trong những công cụ hữu hiệu đó là tài chính xanh, với các sản phẩm của nó trái phiếu
xanh đã trở thành công cụ hữu hiệu huy động vốn cho các dự án xanh
Từ khóa (Keywords): Tài chính xanh, kinh tế tuần hoàn, trái phiếu xanh

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Lý do chọn đề tài và mục tiêu của nghiên cứu


Là một nhà hoạt động môi trường tích cực và cũng là một nhà khoa học, một
người yêu thiên nhiên, tác giả đã sớm có ý thức về môi trường, thông qua việc thực hành
lối sống không rác thải (Zero-waste lifestyle), và triết lý sống Mottanai của người Nhật.
Vì lẽ đó, việc quan tâm bảo vệ môi trường đã trở thành một thói quen, một triết lý sống
của tác giả. Dần dần, cũng chính lối sống quan tâm đến môi trường đã dẫn tác giả đi
những bước đầu trong việc tìm hiểu về tài chính xanh cũng như các khía cạnh tài chính
gắn liền với khí hậu (climate –themed finance). Đó cũng là lý do đầu tiên và trước hết khi
tác giả thực hiện đề tài này.
Lý do thứ hai được cân nhắc khi tác giả thực hiện công trình nghiên cứu này đó là
bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu. Đó là một bức tranh ảm đạm vì trong giai đoạn từ
năm 2019 đến thời điểm bài nghiên cứu này được thực hiện, thì khắp nơi trên toàn cầu
đang phải gồn mình gánh chịu những hậu quả nặng nề của biến đổi khí hậu. Chẳng hạn
như Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ trong những năm gần đây đã phải đối mặt với mùa đông
khắc nghiệt với nhiệt độ tụt xuống mức tê cóng, mà đặc biệt trong năm 2020, ngay cả
bang Texas, một bang sa mạc luôn có nhiệt độ cao quanh năm cũng phải chịu cảnh lạnh
lẽo do vùng khí áp từ Bắc Cực tràn xuống gây tê liệt hoạt động của toàn bang này, châm
ngòi cho cuộc khủng hoảng mất điện khiến hàng loạt nhà dân phải sống trong cảnh lạnh
lẽo chưa từng thấy, và đường xá cũng như các cơ sở hạ tầng đều chìm ngập trong tuyết
chẳng khác nào ở lãnh nguyên Bắc Cực vậy (Hình 1.1)

6
Hình 1.1: Cảnh mùa đông ở Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ (Nguồn: Bao Thanh Niên)
Tệ hơn nữa, trong giai đoạn gần đây, cụ thể vào tháng 7/2019, tại Châu Âu, vốn là
xứ ôn đới và hàn đới đã chịu một đợt song nhiệt khủng khiếp làm cho nhiệt độ không khí
ngoài trời tăng cao chóng mặt lên các mức cao nhất trong lịch sử như ở Pháp là 42 độ C,
Vương Quốc Anh là 38,1 độ C và ngay ở Bỉ là 44,1 độ C, đó là các mức nhiệt ở Vùng
Vịnh hiếm khi quan sát và đo đạc được ở Châu Âu giờ nay đã xuất hiện tại Lục địa già
này (Hình 1.2)

7
Hình 1.2: Khu vực sóng nhiệt tác động ở Châu Âu, Nguồn Báo Lao Động
Hay như trong giai đoạn tháng 7/ 2021, ở Châu Âu, cụ thể vùng Tây Âu gồm Đức,
Bỉ, Hà Lan đã trở thành rốn lũ của Châu Âu. Trong tận lụt lịch sử này, cả ba nước trên
đều là những nước bị tàn phá bởi lũ lụt với số thương vong lên đến 1200 người mà đa
phần ở Đức và Bỉ. Chúng ta đã từng chứng kiến cơn cuồng nộ của Mẹ Thiên Nhiên trong
tận lũ lụt lịch sử ấy. Từ những khu dân cư bị cuốn trôi và cắt đứt bởi trận lụt ấy (Hình
1.3) hay đến những chuyến tàu bị mắc kẹt trong dòng nước xiết (Hình 1.4) và ngay cả
hình ảnh những người dân mất nhà cửa phải ngâm mình trong dòng nước lạnh và xiết ấy
(Hình).

8
Hình 1.3: Lũ lụt lịch sử của Đức năm 2021, Nguồn: VOV

Hình 1.4: Một đoàn tàu bị mắc kẹt trong dòng nước xiết ở Đức, Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

9
Hình 1.5: Lũ lụt lịch sử ở Bỉ năm 2021, Nguồn: Báo Tuổi Trẻ
Trong cơn cuồng nộ của Mẹ Thiên Nhiên ấy, một số nước cho rằng bản thân nước
họ an toàn và không chịu tác động của các hiện tượng cực đoan gây ra bởi biến đổi khí
hậu. Điều này không hề đúng bởi vì mọi quốc gia đều chịu ảnh hưởng của hiện tượng
biến đổi khí hậu cho dù đất nước có trình độ khoa học kỹ thuật cao đi chăng nữa. Thật
vậy, các hiện tượng biến đổi khí hậu thường có phạm vi tác động toàn cầu, châu lục. Qủa
đúng như vây, trong giai đoạn tháng 10/2020, rốn lũ Miền Trung của nước ta lại phải oằn
mình đương đầu với trận lũ lụt lịch sử (Hình 1.6) đã làm nhiều người phải sống trong
cảnh màn trời chiếu đất, và thậm chí đã lấy đi sinh mạng của một tiểu đội giải cứu những
công nhân của nhà máy thủy điện bị mắc kẹt

10
Hình 1.6: Lũ lụt ở miền Trung trong đợt mưa lũ năm 2020, Nguồn: VGP News, 2021
Tất cả những hiện tượng khí hậu cực đoan đã đề cập ở trên, đều có nguồn gốc từ
sự thay đổi của thông số thời tiết. Chẳng hạn như sự thay đổi của nhiệt độ không khí gần
bề mặt đã diễn ra nhanh, chóng mặt (Hình 1.7). Như trên hình 1.7 ta nhận thấy khoảng
sấp sỉ gần 90% diện tích thế giới bị bao phủ với mức nhiệt trong ngưỡng cao chỉ còn
chưa đầy 10% diện tích toàn cầu là trong vùng nhiệt độ vừa phải

11
Hình1.7: Nhiệt độ không khí gần bề mặt (Near-Surface Air Temperature) (Nguồn:
Copernicus Climate Change Service (C3S) (2021))
Với hiện trạng về tình hình nhiệt độ, tác giả nhận thấy số lượng các nước chịu ảnh
hưởng bởi biến đổi khí hậu ngày càng nhiều. Điều này có nghĩa là sẽ có càng nhiều gia
đình, nhiều cá nhân phải đương đầu với biến đổi khí hậu. Nhằm để giúp cho những đối
tượng này có thể thích ứng với sự biến đổi của khí hậu cũng như chỉ ra một con đường
mới cho họ, đã dẫn tác giả đến việc thực hiện và hoàn thành bài nghiên cứu này. Đó
cũng chính là lý do thứ hai của nghiên cứu này.
Thứ ba, trong những năm gần đây, các trào lưu sống xanh đã được thực hiện ở
nhiều nơi trên thế giới. Với sự xuất hiện của nhiều dự án xanh về môi trường, mà phần
lớn đều được tài trợ bởi dòng chảy tài chính ở khu vực công (nhà nước, chính quyền địa
phương, chính quyền vùng, và các cơ quan trực thuộc chính quyền) cũng như ở khu vực
tư nhân trong giai đoạn vừa qua. Chẳng hạn như dự án nhà máy thủy điện nhỏ (Small
Hydro powerplant – SHP) có tên là Ohito SHP,

12
Hình 1.8: Vị trí của dự án nhà máy thủy điện nhỏ Ohito (Ohito SHP) – ảnh chụp
màn hình ứng dụng Google Map
được xây dựng dựa trên sự đóng góp của khu dân cư Ohito có khoảng 3656 nhân khẩu
thuộc làng Hinokage (Hinokage town), tỉnh Miyazaki (Miyazaki Prefecture). Với dự án
này, 53 gia đình với mỗi gia đình đóng góp 4.000 yên (tương đương 38USD) để lập nên
một hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp này đầu tư và xây dựng và vận hành
nhà máy điện Ohito.

13
Hình 1.9: Cơ chế hoạt động của dự án nhà máy thủy điện cỡ nhỏ Ohito (Ohito Small
hydro power plant – Ohito SHP) – một dự án điển hình của tài chính xanh ở Nhật Bản
Với mỗi gia đình đóng góp họ sẽ nhận được một phần sản lượng của nhà máy để
sử dụng cho các nhu cầu thường nhật của họ, phần sản lượng còn lại sẽ được truyền tải và
bán cho những vùng dân cư cần. Không những thế, do là nhà máy thủy điện nhỏ, không
cần phải làm đập thủy điện (thực vậy nhà máy này tạo ra điện nhờ chuyển động của nước
chảy theo dòng của con sông mà nhà máy tọa lạc làm quay tuốc – bin thủy điện cở nhỏ
nên không chặn dòng chảy tự nhiên của sông nên cá và các sinh vật nước ngọt vẫn tiếp
tục phát triển, cũng như dân cư địa phương có dủ nước để trồng trọt, chăn nuôi.
Ngoài dự án nhà máy thủy điện cỡ nhỏ Ohito như tác giả đã đề cập ở trên, trong
quá trình tác giả sinh sống và làm việc ở Nhật Bản, tác giả đã quan sát được sự ứng dụng
và đầu tư của những chủ dự án thảo dỡ nhà cao tầng vào các hệ thống tháo dỡ nhà thân
thiện với môi trường, mà cụ thể hệ thống tái sinh sinh thải Taisei (Taisei Ecological
Reproduction Systems hay còn gọi tắt là Tecorep). Với hệ thống tháo dỡ này, các chủ đầu
tư dự án tháo dỡ sẽ được cung cấp công nghệ và giải pháp để tháo dỡ các công trình cao
chọc trời như tòa nhà cao 40 tầng Akasaka Prince Hotel, ở quận Akasaka, Tokyo (Đông
Kinh) mà không tốn nhiều năng lượng mà còn tạo ra năng lượng và tái sinh các vật liệu bị
phá vỡ và giảm thiểu khói bụi ô nhiễm môi trường

14
Hình 1.9: Hệ thống tái sinh sinh thải (Taisei Ecological Reproduction System – Tecorep)
Nguồn: Trends in Japan, 2017
Hình (a): Nguyên lý hoạt động của hệ thống Hình (c): Tòa nhà Akasaka Prince Hotel sau khi tháo dỡ

Hình (b) Tòa nhà Akasaka Prince Hotel trước khi tháo
dỡ

Hình (d): Cách thuwscs vận hành của hệ thống

Ngoài các dự án đã đề cập trên, trong những năm gần đây, các dự án tài chính đầu
tư vào yếu tố “xanh” có liên quan đến môi trường và sinh thải ngày càng nở rộ giống như
nấm mọc sau mưa. Chẳng hạn ở vùng Châu Mỹ La- tinh và Ca-ri-bê, theo như thống kê
của tổ chức Tài chính xanh cho Châu Mỹ La-tinh và vùng Ca-ri-bê (Green Finance for
Latin America and the Caribbean, GFL) như trên hình 1.10 thì đã có 110 dự án xanh đã
được tài trợ và triển khai.

15
Hình 1.10: Các dự án, đề xuất tài chính xanh tại Châu Mỹ La-tin và vùng Ca-ri-bê,
Nguồn Green Finance for Latin America and the Caribbean, 2021)
Nhằm để phân tích những thành công của các dự án này, qua đó tác giả chỉ ra các
yếu tố mà tài chính xanh có thể phục vụ cho mục tiêu bảo vệ môi trường cũng như mục
tiêu của nền kinh tế tuần hoàn ở nước ta. Cũng thông qua bài nghiên cứu này, tác giả sẽ
chủ ra những thuộc tính cần phải có của một sản phẩm tài chính xanh, mà cụ thể là các
trái phiếu xanh, để có thể được đầu tư và giao dịch trên thị trường sơ cấp và thứ cấp. Điều
này cũng then chốt trong bài nghiên cứu bởi lẽ nếu các sản phẩm tài chính xanh, ở đây cụ
thể là các loại trái phiếu xanh, không được đầu tư, giao dịch trên thị trường tài chính, tức
là nó [trái phiếu xanh] không được hấp thụ vào nền kinh tế, liệu rằng chúng ta có thể thực
hiện được các mục tiêu của nền kinh tế tuần hoàn, bởi lẽ nếu không đầu ư vào thiên nhiên
môi trường liệu rằng chúng ta có thể giảm thiểu sự vứt bỏ các tài nguyên thiên nhiên và
qua đó làm gia tăng vòng đời hữu dụng của tài nguyên thiên nhiên cũng như là số lần mà
tài nguyên thiên nhiên được sử dụng – cũng chính là bản chất cốt lõi của nền kinh tế tuần
hoàn. Đó cũng chính là lý do thứ ba và cuối cùng của việc chọn đề tài này.
Với bài nghiên cứu này, đề tài mà tác giả chọn có tầm quan trọng đối với đời sống
của nhân loại vì chưa bao giờ trong lịch sử nhân loại, chúng ta phải đối mặt với những
hiện tượng cực đoan về thiên nhiên, như mùa hè nóng nhất ở Châu Âu, nhất là xứ lục
lăng đã phải trải qua một mùa hè nóng bức nhất với một mức nhiệt độ cao khủng khiếp,
hay mưa lũ tại các nước Đông Nam Á, hay cháy rừng ở xứ sở chuột túi vân vân và vân.
Phải chăng đã đến lúc cơn cuồng nộ của Mẹ Thiên Nhiên đã xuất hiện và đạt đến đỉnh

16
điểm. Không phải như vậy, đó chính là hệ quả của những năm tháng chúng ta không
ngừng sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi vô độ dưới danh nghĩa cải tạo thế
giới quan. Để có thể đảo ngược quá trình hủy hoại dẫn đến hiện tượng biến đổi khí hậu
làm cho mực nước biển dâng nhấn chìm nhiều thành phố, cộng đồng dân cư, hay làm
tăng nồng độ các khí nhà kinh tạo nên bẫy nhiệt làm tăng nhiệt độ trung bình của Trái
Đất mà dần dần sẽ biến Trái Đất chúng ta thành một hỏa ngục Sao Thủy, việc tạo ra các
sản phẩm tài chính xanh, câc trái phiếu xanh và hấp thụ nó trên thị trường để tài trợ cho
các dự án làm xanh hóa lại môi trường là một vấn đề then chốt. Thật vậy khi các sản
phẩm tài chính xanh được dùng như một kênh cấp vốn cho các dự án xanh này khi đó
chúng ta mới có hy vọng làm đóng băng quá trình biến đổi khí hậu và thậm chí chúng ta
có thể đảo ngược quá trình này.
Không những đề tài này có ích cho việc tìm ra phương cách mà các sản phẩm tài
chính xanh có thể góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu trên toàn cầu, mà đề
tài này cũng thật sự hữu ích cho bất cứ ai, bất cứ tổ chức, bất cứ cộng đồng, bất cứ chính
quyền, và thậm chí là bất cứ quốc gia nào đang theo đuổi và thực hiện kinh tế xanh, tăng
trưởng xanh và cả nền kinh tế tuần hoàn bởi lẽ thông qua phân tích và tạo lập mô hình
cho các trái phiếu xanh này, chúng ta sẽ tìm được lời giải cũng như các thức mà chúng ta
có thể sủ dụng các trái phiếu xanh để tài trợ cho các dự án xanh để đạt được đích đến
cuối cùng là có thể thực hiện được các mục tiêu đã đề ra và cũng có thể cùng tồn tại một
cách hài hòa với môi trường thiên nhiên xung quanh, như trường hợp của thành phố
Curibati, thủ phủ của bang Paraná, Bra-xin đã chọn phát triển hài hòa giữa kinh tế và môi
trường; hay như ngôi làng Kamikatsu thuộc huyện Katsuura, tỉnh Tokushima, Nhật Bản
đã phân loại 34 loại rác thải và ngay tại thời điểm bài nghiên cứu được thực hiện đã là 40
loại rác thải khiến nơi đây trở thành ngôi làng đầu tiên và duy nhất không có rác thải và
thậm chí những rác thải sau khi phân loại trở thành nguồn tài nguyên, nguyên liệu đầu
vào của một số khâu, quá trình sản suất, tức là các rác thải này không bị vứt bỏ mà còn
được kéo dài thêm vòng đời hữu ích của chúng, nguyên lý cốt lõi của nền kinh tế tuần
hoàn.

Câu hỏi nghiên cứu


Trong bài nghiên cứu này, với mục tiêu tìm hiểu mối quan hệ giữa tài chính xanh và
kinh tế tuần hoàn như đã đề cập, tác giả sẽ đi sâu vào việc phân tích bản chất của các sản
phẩm tài chính xanh, mà chủ yếu là các trái phiếu xanh có truy đòi, các trái phiếu xanh
miễn truy đòi, trái phiếu dự án xanh và các trái phiếu xanh bảo đảm bằng tài sản xanh và
từ đó làm rõ sự đóng góp của các loại trái phiếu xanh vào mục tiêu kinh tế tuần hoàn ở
từng quốc gia nhằm cung cấp bài học kinh nghiệm cho đất nước ta. Vì thế trong bài
nghiên cứu này, tác giả tập trung vào các câu hỏi nghiên cứu sau

17
Câu hỏi thứ nhất: Cùng một đơn vị rủi ro, liệu trái phiếu xanh có bị đòi hỏi một
phân bù rủi ro cao hơn các loại trái phiếu thông thường không?
Trong câu hỏi này, tác giả sẽ làm rõ liệu rằng trong mắt các nhà đầu tư trên thị
trường bao gồm cả các nhà đầu tư chuyên nghiệp và các định chế tài chính như các quỹ
đầu tư, ngân hàng đầu tư, các công ty tài chính , các quỹ hưu trí, quỹ thị trường tiền tệ
vân vân và vân vân thì các trái phiếu xanh như đã đề cập ở trên liệu có phải là một khoản
mục đầu tư an toàn không? Quay lại lý thuyết về danh mục đầu tư (investment portfolio);
rủi ro, lợi nhuận và dữ liệu lịch sử (Risk, return, and the historical record); phân bổ vốn
vào danh mục tài sản rủi ro (capital allocation to risky assets); và danh mục rủi ro tối ưu
(optimal risky portfolio) của môn Đầu tư Tài Chính (Investment) thì nếu một tài sản hay
danh mục tài sản được coi là rủi ro thì các nhà đầu tư trên thị trường, hay nói cách khác là
những người chơi trên thị trường sẽ đòi hỏi hay yêu cầu tài sản hay danh mục rủi ro đó
phải có một phần bù rủi ro (risk premium) để họ có thể bù đắp cho rủi ro mà họ đang phải
chịu đựng khi nắm giữ tài sản, danh mục rủi ro, trong trường hợp này các công cụ nợ
(debt instrument) thông qua các trái phiếu xanh. Hiển nhiên là các đầu tư nắm giữ các trái
phiếu này, hay còn gọi là trái chủ, sẽ đòi hỏi một phần bù rủi ro càng cao nếu họ cảm
nhận thấy các công cụ nợ (debt instrument) trái phiếu này có rủi ro càng cao khi nắm giữ.
Thông qua việc phân tích để tìm hiểu liệu các trái phiếu xanh loại này có đòi hỏi một
phần bù rủi ro cao hơn hay thấp hơn trái phiếu thông thường, tác giả sẽ có thể tìm ra liệu
trái phiếu xanh có phải là công cụ hữu hiệu khi huy động vốn đầu tư để tài trợ cho các dự
án xanh về môi trường cũng như là các dự án xanh phục vụ cho mục tiêu kinh tế tuần
hoàn ở trên thế giới. Một khi đã xác định được rằng trái phiếu xanh với phần bù rủi ro
nhất định đúng là một công cụ hữu hiệu trong huy động vốn đầu tư cho các dự án xanh ở
trên thế giới, thì chắc hẳn đó cũng là một lời giải cho đất nước ta trong việc huy động các
nguồn lực, các dòng chảy tài chính vào các dự án xanh, dự án phục vụ bảo vệ môi trường
cũng như là dự án phục vụ cho mục tiêu kinh tế tuần hoàn của nước ta
Câu hỏi thứ hai: Cùng một đơn vị rủi ro, liệu trái phiếu xanh có bị đòi hỏi một phần
bù vỡ nợ cao hơn các loại trái phiếu thông thường không?
Với câu hỏi thứ hai này, tác giả kiểm nghiệm thực thế trái phiếu xanh có phải bị đòi
hỏi một phần bù vỡ nợ cao hơn các loại trái phiếu thông thường bởi lẽ các trái phiếu
xanh đầu tư vào các tài sản xanh, các đầu tư xanh, các dự án xanh có liên quan đến môi
trường và bảo vệ môi trường thường có rủi ro vỡ nợ rất lớn cới rủi ro này ắt hẳn các nhà
đầu tư phải đòi hỏi một phần bù vỡ nợ lớn
Câu hỏi thứ ba: Cùng một đơn vị rủi ro, liệu trái phiếu xanh có bị đòi hòi một phần
bù thanh khoản cao hơn các loại trái phiếu thông thường không?

18
Với câu hỏi này tác giả kiểm nghiệm tính thanh khoản của trái phiếu xanh, nếu trái
phiếu xanh thực sự thanh khoản cao thì phần bù thanh khoản, hay phần bù rủi ro thanh
khoản sẽ thấp và ngược lại
Câu hỏi thứ tư: Với mỗi nhà đầu tư có mức độ e ngại rủi ro khác nhau (risk
aversion) thì danh mục đầu tư (investment portfolio) được tạo nên bởi trái phiếu xanh, và
các chứng khoán khác liệu có khác nhau?
Với câu hỏi tác giả sẽ kiểm nghiệm liệu rằng một nhà đầu tư có độ e ngại rủi ro
(risk adversion -A) cao thì họ có đầu tư vào trái phiếu xanh không. Cũng tương tự như
vậy nếu một nhà đầu tư trung tính về e ngại rủi ro thì họ có đầu tư vào trái phiếu xanh
không

PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Tổng quan các lý thuyết liên quan đến đề tài

Định nghĩa về tài chính xanh và các khái niệm gần với tài chính
xanh
Mặc dù tài chính xanh là một chủ đề được bàn luận và áp dụng trên bình diện khu
vực, và thế giới trong những năm gần đây, nhưng chưa có một định nghĩa thống nhất và
được thừa nhận rộng rãi về những gì cấu thành nên tài chính xanh. Theo (Chartered
Banker Institute (CBI)1, n.d2) thì
Tài chính xanh có thể liên quan đến các sản phẩm và dịch vụ nhằm quản lý
các rủi ro liên quan đến môi trường, các chiến lược mang tính chất tổ chức,
bản thân tổ chức đó cũng như là lĩnh vực đầu tư, các sáng kiến công nghiệp
cũng như các công cụ chính sách3
Điều này có nghĩa là tài chính xanh là tập hợp các sản phẩn, dịch vụ, giải pháp
và chiến lược nhằm quản lý các rủi ro liên qua đến môi trường như hạn hán, lũ lụt,
động đất vân vân và vân vân. Với định nghĩa này, thì tài chính xanh dường như một
tập hợp các công cụ phòng ngừa rủi ro thiên tai nhưng định nghĩa này lại nói rõ hơn tài
chính xanh cũng là một tập chiến lược mang tính tổ chức như chiến lược quốc gia ứng
phó với biến đổi khí hậu chẳng hạn và cũng là một lĩnh
Ngoài định nghĩa của Hiệp hội các nhà băng công chứng Anh Quốc (Chartered
Bankers Institute - CBI), còn có một số định nghĩa khác về tài chính xanh như sau

19
Höhne, Khosla, Fekete, và Gilbert (2012) đã đưa ra một định nghĩa về tài chính
xanh như sau:
Tài chính xanh là một thuật ngữ rộng có thể liên quan đến những dòng đầu tư
tài chính vào những dự án và sáng kiến phát triển bền vững, các sản phẩm liên
quan đến môi trường, và các chính sách khuyến khích sự phát triển của một
nền kinh tế bền vững hơn. Tài chính xanh bao gồm tài chính khí hậu nhưng
không giới hạn trong đó. Nó [Tài chính xanh] cũng liên quan đến một vùng
rộng hơn các mục tiêu có liên quan đến môi trường…4
Trong khi đó Zadek và Flynn (2013) lại định nghĩa về tài chính xanh như sau
Tài chính xanh thường được dùng theo một cách có thể hoán đổi cho nhau.
Tuy nhiên, trong thực tế, tài chính xanh là một thấu kinh rộng hơn bao gồm
nhiều hơn cả những sự đầu tư đã được định nghĩa bởi Tài Chính Năng Lượng
Mới của Bloomberg và những định nghĩa tương đương khác5.
Còn Pricewaterhouse Coopers Consultants6 (PWC) (2013) lại cho rằng
Với lĩnh vực ngân hàng, tài chính xanh được định nghĩa là các sản phẩm và
dịch vụ tài chính dưới sự cân nhắc các yếu tố môi trường trong suốt quá trình
ra quyết định cho vay, đo lường trước các ứng số trước khi sự kiện tài chính
xảy ra và các quy trình quản trị rủi ro nhằm thúc đẩy những đầu tư có trách
nhiệm với môi trường và thúc đẩy các công nghệ, dự án, ngành công nghiệp
và doanh nghiệp phát thải các-bon thấp7
Nhóm học tập Tài Chính Xanh G20 (G20 Green Finance Study Group) trong
báo cáo “G20 Green Finance Synthesis Report” năm 2016 đã cung cấp một cách nhìn
nhận khác về tài chính xanh
Tài trợ các đầu tư cung cấp những lợi ích liên quan đến môi trường trong bối
cảnh rộng lớn hơn sự phát triển bền vững về môi trường… Xa hơn việc tài trợ
các dự án đầu tư xanh, tài chính xanh còn liên quan đến những nỗ lực nhằm
nội bộ hóa các ngoại tác về môi trường và điều chỉnh những cảm nhận về rủi
ro để thức đẩy những dự án đầu tư thân thiện với môi trường và giảm những
dự án gây hại môi trường 8
Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UN Environment Program)
trong báo cáo năm 2021 nhìn nhận Tài chính xanh là
Việc tăng mức độ dòng chảy tài chính (từ ngân hàng, các tổ chức tín dụng vi
mô, bảo hiểm và đầu từ) từ trong khu vực dân chúng, tư nhân và các tổ chức
phi lợi nhuận vì những ưu tiên phát triển bền vững. Một phần chủ chốt của tài
chính xanh là việc quản lý tốt hơn các mối nguy về môi trường và xã hội, tận

20
dụng những cơ hội mang lại cả những tỉ suất lợi nhuận đúng đắn và những lợi
ích về môi trường và những trách nhiệm lớn lao hơn9
Trung tâm thương mại Quốc tế (Interntional Trade Center) thuộc Tổ chức
Thương Mại Toàn Cầu (WTO)10 lại có một cách định nghĩa khác về tài chính xanh như
sau
Tài chính xanh bao gồm tất cả những sáng kiến được thực hiện bởi các nhân tố
công và tư, chẳng hạn doanh nghiệp, ngân hàng, chính phủ và các tổ chức
quốc tế, vân vân và vân vân) trong việc phát triển, thúc đẩy, thực thi và hỗ trợ
các dự án với các tác động bền vững thông qua các định chế tài chính1112
Ngoài những định nghĩa trên, còn có những định nghĩa khác về tài chính xanh
được đưa ra bởi Liên đoàn các nhà băng Liên Minh Châu Âu (European Banking
Federation), Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic
Cooperation and Development (OECD)), Cơ quan giám sát Dịch vụ Tài Chính In-đô-
nê-xi-a (Indonesian Financial Services Authority (Otoritas Jasa Keuangan – OJK)),
và Chính phủ Đức.
Đầu tiên là định nghĩa của Liên đoàn các nhà băng Liên Minh Châu Âu (European
Banking Federation) như sau
Tài chính xanh bao gồm, nhưng không giới hạn bởi các khía cạnh về môi
trường (ô nhiểm, phát thải khí nhà kính, đa dạng sinh học, các vấn đề về chất
lượng nước hay không khí); và các khía cạnh liên quan đến biến đổi khí hậu
(sử dụng năng lượng hiệu quả, năng lượng tái tạo, ngăn ngừa và giảm nhẹ tác
động của biến đổi khí hậu liên hệ với các thảm họa thiên tai)13
Thứ hai là định nghĩa của Tổ chức Hiệp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) như sau
Tài chính xanh là tài chính nhằm phục vụ cho việc đạt được phát triển kinh tế
trong khi giảm thiểu phát thải ô nhiễm và khí nhà kính, tối thiểu hóa ô nhiễm
và cải thiện hiệu suât sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên 14
Tiếp theo là định nghĩa của Cơ quan giám sát Dịch vụ Tài Chính In-đô-nê-xi-a
(Indonesian Financial Services Authority (Otoritas Jasa Keuangan – OJK)) như sau
Sự ủng hộ toàn diện về lĩnh vực dịch vụ tài chính nhằm đạt được sự phát triển
bền vững dẫn đến kết quả từ mối quan hệ hài hòa giữa các mối quan tâm về
kinh tế, xã hội và môi trường15
Cuối cùng là định nghĩa của chính phủ Đức về tài chính xanh như sau

21
Tài chính xanh là hướng tiếp mang tính chất chiến lược nhằm hợp nhất lĩnh
vực tài chính trong quá trình chuyển đổi tới nền kinh tế các-bon thấp và sử
dụng tài nguyên hiệu quả, và trong bối cảnh thích nghi với biến đổi khí hậu16
Với các định nghĩa về tài chính xanh, tác giả nhận thấy tài chính xanh có sự
chia sẻ về định nghĩa và bản chất với một số khái niệm sau, và sau khi trao đổi với một
số nhà hoạt động về môi trường tác giả đúc kết và nhận thức rằng tài chính xanh có
các khái niệm gần với nó được biểu diễn trong hộp 1 dưới đây (Hộp 1)
Hộp : Các khái niệm gần với tài chính xanh
 Bioeconomy – kinh tế dựa trên sinh học hay kinh tế sinh học
 Thematic bond – Trái phiếu theo chủ đề (theme bond) cụ thể là trái phiếu
khí hậu (climate-theme bond)
 Green Investment – Đầu tư xanh
 Green growth – Tăng trưởng xanh
 Green bond – Trái phiếu xanh
 Green Credit – tín dụng xanh
 Green Infrastructure – hạ tầng xanh
 Carbon Finance - Tài chính các-bon
 Environmental Finance - Tài chính môi trường
 Climate Finance – Tài chính khí hậu
 Sustainable Finance – Tài chính bền vững
 Adapting Finance - Tài chính thích ứng
 Impact Finance - Tài chính tác động
 Impact Investment - Đầu tư tác động
 Social Finance – Tài chính có xã hội tính
 Responsible Investment – Đầu tư có trách nhiệm
 Sustainable Development - Phát triển bền vững
 Socially responsible investment (SRI) – Đầu tư có trách nhiệm xã hội
 Environmental, Social and Governance (ESG) – Môi trường, xã hội và quản trị
 Green gentrification – Cải thiện môi trường xanh
 Eco-gentrification – Cải thiện sinh thải
 Blue economy – Kinh tế biển hay còn gọi là Ocean economy
Trong bài nghiên cứu này, tài chính xanh sẽ được hiểu là một tập hợp các sản
phẩm tài chính nhằm phục vụ cho mục tiêu xanh hóa, hay nói cách khác là phục vụ
cho mục tiêu phát triển kinh tế, tài chính trong mối quan hệ bảo vệ môi trường. Cụ thể
là trong bài nghiên cứu này, các sản phẩm tài chính xanh sẽ chủ yếu là các loại trái
phiếu được quy định trong Nguyên tắc trái phiếu xanh (Green Bond Principles) cụ thể
gồm 4 loại là trái phiếu xanh có truy đòi (Standard Green Use of Proceeds Bond), trái

22
phiếu xanh miễn truy đòi (Green Revenue Bond), trái phiếu dự án xanh (Green Project
Bond), và trái phiếu xanh đảm bảo bằng tài sản xanh (Green Securitised Bond)

Các định nghĩa về trái phiếu xanh thuộc phân loại dựa trên
Nguyên tắc Trái phiếu xanh (Green Bond Principles)
Theo lý giải của ủy ban chứng khoán nhà nước (SSC) thì trái phiếu xanh có thể
là bất cứ loại trái phiếu nào mà việc phát hành đồng nghĩa với việc tổ chức phát hành
đó đứng ra nhận nợ và số tiền vay mượn được sẽ được đầu tư vào các dự án xanh nên
được gọi là trái phiếu xanh, còn những người đầu tư, hay còn gọi là trái chủ sẽ nhận
được dòng tiền thu nhập đều đặn hàng năm theo cơ chế lãi trái phiếu (coupon rate)
nhận theo các kỳ, theo quý, bán niên hay cuối kỳ nắm giữ và một phần lời được nhạn
bằng suất chiếu khấu của trái phiếu loại này
Cũng theo Ủy ban chứng khoán nhà nước (SSC) thì theo quy tắc về trái phiếu
xanh (Green Bonds Principles) có 4 loại trái phiếu xanh sau

Trái phiếu xanh có truy đòi – Standard Green Use of Proceeds Bond
Theo Ủy ban chứng khoán nhà nước (SSC), thì trái phiếu loại này sẽ cho các trái chủ nắm
giữ quyền truy đòi tổ chức phát hành nghĩa là trái chủ có quyền được biết được theo dõi
được giám sát và được quyết định dòng tiền đầu tư của họ vào đâu. Thật vậy, toàn bộ số
tiền thu được từ đợt phát hành trái phiếu xanh loại này sẽ được ghi có vào một khoản
mục trên tài khoản, tiểu mục này sẽ được cơ cấu dưới dạng một danh mục đầu tư hoặc
được tổ chức phát hành đứng ra thay mặt các nhà đầu theo dõi theo một quy trình nội bộ
nhằm theo dõi tổng hợp dòng tiền phát sinh từ khoản vay do phát hành trái phiếu và các
hoạt động đầu tư để tài trợ vốn cho các dự án đủ điều kiện được coi là dự án xanh.

Trái phiếu xanh miễn truy đòi - Green Revenue Bond


Theo Ủy ban chứng khoán nhà nước (SSC), thì trái phiếu loại này là loại trái phiếu mà tổ
chức phát hành được miễn truy đòi, mà thay vào đó nghĩa vụ nợ mà tổ chức phát hành
trái phiểu phải thực hiện dựa trên các dòng tiền thu được từ các khoản cố định như thuế,
phí và các nguồn thu từ được từ việc phát hành trái phiếu có thể được sử dụng để tài trợ
cho các dự án xanh liên quan hay không liên quan đến mục đích phát hành của trái phiếu.
Cũng giống như trái phiếu xanh có truy đòi, toàn bộ dòng tiền thu được từ đợt phát hành
trái phiếu xanh loại này sẽ được ghi có vào một khoản mục trên tài khoản, tiểu mục này
sẽ được cơ cấu dưới dạng một danh mục đầu tư hoặc được tổ chức phát hành đứng ra
thay mặt các nhà đầu theo dõi theo một quy trình nội bộ. Nhìn chung các trái phiếu xanh
dạng này giống như các trái phiếu thông thường, trái phiếu trơn nhưng có thêm tính chất
“xanh” có liên quan đến môi trường và lợi ích song hành cùng với môi trường

23
Trái phiếu dự án xanh - Green Project Bond
Theo Ủy ban chứng khoán nhà nước (SSC) trái phiếu dự án xanh là trái phiếu được phát
hành ra trong một đợt chào bán nhằm gọi vốn hay tìm nguồn tài trợ cho một hoặc nhiều
dự án xanh. Nhà đầu tư nắm giữ các trái phiếu xanh loại này hầu như nhận thức được rủi
một đợt phát hành trái phiếu xanh loại này nhằm gọi vốn cho một hoặc nhiều Dự án
Xanh, nhà đầu tư nhận thức rủi ro và trực tiếp gánh rủi ro của (các) dự án, có thể truy đòi
hoặc không truy đòi tổ chức phát hành.

Trái phiếu xanh đảm bảo bằng tài sản xanh - Green Securitised Bond
Theo Ủy ban chứng khoán nhà nước (SSC), trái phiếu xanh đảm bảo bằng tài sản xanh là
một loại trái phiếu được phát hành dựa trên các tài sản đảm bảo là các tài sản được hình
thành từ các dự án xanh, như dự án cải tạo kênh rạch. Nó bao gồm cả các trái phiếu đảm
bảo (covered bonds) loại trái phiếu mà việc vỡ nợ được đảm bảo bằng một hay nhiều loại
tài sản khác, cũng như các chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản (asset – backed
securities hay ABS) do các định chế tài chính mua bán nợ chuyên nghiệp phát hành và
các loại chứng khoán được cơ cấu khác. Nguồn trả nợ cho các trái phiếu loại này là các
dòng tiền tương lai hình thành nên tài sản xanh từ nguồn vốn xanh – nguồn vốn đổ vào
trái phiếu xanh.

PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Giả thiết 1 (H1): Các trái phiếu xanh sẽ bị đòi hỏi một phần bù vỡ nợ cao hơn các trái
phiếu thông thường bởi các nhà đầu tư
Với giả thiết này, cho rằng các trái phiếu xanh luôn là một kênh đầu tư mạo hiểm
vào các dự án xanh nên khả năng dòng tiền tương lait hu được rất thấp và thậm chí nhà
đầu tư có khả năng bị mất vốn nên các trái phiếu xanh luôn được coi là rủi ro các trái
phiếu thường bởi độ không chắc chắn trong kết quả đầu tư vì thế các nhà đàu tư thường
đòi hỏi mộ phần bù vỡ nợ (default premium) đối với trái phiếu xanh cao hơn là trái phiếu
thông thường nên lãi suất (coupon rate) của trái phiếu xanh thường cao hơn trái phiếu
thông thường
Giả thiết 2: Các trái phiếu xanh sẽ bị đòi hỏi một phần bù thanh khoản thấp hơn các trái
phiếu thông thường bởi các nhà đầu tư

24
Với giả thiết này, cho rằng các trái phiếu xanh luôn là một kênh đầu tư mạo hiểm
vào các dự án xanh nên khả năng dòng tiền tương lait hu được rất thấp và thậm chí nhà
đầu tư có khả năng bị mất vốn tuy nhiên tính thanh khoản lại cao nên các nhà đầu tư
thường đòi hỏi một phần bù thanh khoản thấp trái phiếu thông thường

Giả thiết 3: Các trái phiếu xanh sẽ bị đòi hỏi nmột phần bù rủi ro cao hơn các trái phiếu
thông thường bởi các nhà đầu tư
Với giả thiết này, cho rằng các trái phiếu xanh luôn là một kênh đầu tư mạo hiểm
vào các dự án xanh nên khả năng dòng tiền tương lait hu được rất thấp và thậm chí nhà
đầu tư có khả năng bị mất vốn nên các trái phiếu xanh luôn được coi là rủi ro các trái
phiếu thường bởi độ không chắc chắn trong kết quả đầu tư vì thế các nhà đầu tư thường
đòi hỏi một phần bù rủi ro (risk premium) đối với trái phiếu xanh cao hơn là trái phiếu
thông thường nên lãi suất (coupon rate) của trái phiếu xanh thường cao hơn trái phiếu
thông thường

Giả thiết 4: Với mỗi nhà đầu tư có mức độ e ngại rủi ro khác nhau (risk aversion) thì danh
mục đầu tư (investment portfolio) được tạo nên bởi trái phiếu xanh, và các chứng khoán
khác sẽ khác nhau

Hình 3.1: Mô hình

25
Dữ liệu phục vụ nghiên cứu cũng như nguồn và cách thức thu
thập dữ liệu
Thoạt tiên tác giả dự định sử dụng hai nguồn dữ liệu là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu
thứ cấp. Nhưng sau khi tìm được nguồn dữ liệu thứ cấp từ các tổ chức uy tín như Chương
trình môi trường của Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Ngân hàng phát
triển Châu Phi vân vân và vân vân, tác giả nhận thấy nguồn dữ liệu thứ cấp tuy đồ sộ
khổng lồ nhưng không phù hợp với hướng tiếp cận của tác giả do đa phần không đi vào
khía cạnh các sản phẩm tài chính xanh được coi như là một tài sản trong danh mục đầu tư
trên thị trường và nguồn dữ liệu này lại hỏi một số đối tượng có kinh nghiệm nghề nghiệp
và học vấn không chuyên về tài chính nên cũng thật phù hợp với nghiên cứu này. Do đó,
tác giả quyết định sẽ chỉ sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp, do chính tác giả và các cộng sự
vốn là các đồng nghiệp cũ của tác giả trong giai đoạn tác giả sinh sống và làm việc ở
nước ngoài . Mặc dù biết rằng việc thu thập và sử dụng chỉ một nguồn dữ liệu sơ cấp sẽ
mang đến rất nhiều thử thách cũng như một núi công việc đồ sộ, nhưng bù lại tác giả có
thể phần chọn lọc những biến dữ liệu cần thiết cũng như có thể phần nào giám sát quá
trình thu thập dữ liệu từ đó có thể làm tăng độ chính xác và tin cậy của kết quả nghiên
cứu
Do trái phiếu xanh chưa được phổ biến ở nước ta cũng chưa được coi là một tài
sản đầu tư trong một danh mục đầu tư hoàn chỉnh trên thị trường bởi các nhà đầu tư và
các định chế tài chính chuyên nghiệp, và cũng do chưa có nhiều định chế tài chính
chuyên nghiệp trong việc đầu tư vào các trái phiếu xanh trên thị trường nên việc thu thập
dữ liệu ở nước ta thông qua thực hiện khảo sát là bất khả thi. Cũng nhờ quá trình làm việc
ở nước ngoài, cụ thể ở Na Uy, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Cộng Hòa Liên Bang
Đức, Ý, Hà Lan, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia nên tác giả dự định thu
thập số liệu ở những nước kể trên thông qua việc thuê những đồng nghiệp cũ làm cộng
tác viên thu thập dữ liệu và thực hiện các bảng hỏi với các đối tượng đã được xác định
sẵn là những người làm trong các định chế tài chính và cả các nhà đầu tư cá nhân nhỏ
trên thị trường. Với đội ngũ cộng tác viên này, tác giả đã thống nhất một mức thù lao phù
hợp với khả năng tác giả cũng như mong muốn của cộng tác viên qua một thỏa ước tập
thể áp dụng cho từng nước cụ thể, chẳng hạn với nước Na Uy thì thỏa ước tập thể mà tác
giả đã đạt được đồng thuận cùng với các cộng sự của mình ở Na Uy là 200 krone Na Uy
(NOK) hay xấp sỉ 500,000 / người / giờ thực hiện khảo sát . Còn với đối tượng hỏi, tác
giả tôn trọng các quyền bảo mật về dữ liệu cá nhân nên các thông tin có thể dẫn đến danh
tính, thu nhập, nghề nghiệp và nơi ở của các đối tượng được khảo sát sẽ bị ẩn đi và không
được chia sẻ cho bất kỳ bên thứ ba nào khác khi chưa được sự cho phép của người được
khảo sát. Với đối tượng này, tác giả cùng với các cộng sự chỉ có thể tiếp cận đội ngũ nhân
lực cấp thấp và cấp trung nên các thông tin thu thập được có thể khác so với đội ngũ cấp
cao và không phải đại diện toàn bộ các chủ thể tham gia trên thị trường tài chính nhất là
thị trường trái phiếu xanh. Còn với các nhà đầu tư, tác giả và cộng sự sẽ hỏi trực tiếp

26
ngay tại nơi họ giao dịch và cũng cân nhắc quyền bảo mật thông tin cá nhân và các quyền
liên quan theo luật định. Tác giả cùng với các cộng sự nhận thấy rằng chỉ có thể tiếp cận
với các nhà đầu tư nhỏ trên thị trường và các quỹ thị trường quy mô vừa nên thông tin thu
được sẽ không thể phản ánh toàn bộ các nhà đầu tư
Về cách thức thu thập dữ liệu, do hiện tại dịch Covid vẫn chưa được khống chế
hoàn toàn nên đất nước mà tác giả đang sinh sống hiện tại chưa mở lại các cầu hàng
không, các tuyến đường bộ, đường biển quốc tế nên việc tác giả có thể đến các nước sau
ở Na Uy, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Cộng Hòa Liên Bang Đức, Ý, Hà Lan, New
Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia là bất khả nên tác giả không thể trực tiếp đến
các nước trên và phỏng vấn trực tiếp với các đối tượng khảo sát được. Vì lẽ đó, tác giả
đã nhờ các cộng sự đáng tin cậy của mình thay mặt tác giả thực hiện khảo sát trực tiếp
với các đối tượng nghiên cứu . Do không thể hoàn toàn kiểm soát quá trình khảo sát nên
sự sai lệch và dữ liệu không đầy đủ là thực trạng không thể tránh khỏi, Để đảm bảo, tác
giả dự kiến thu thập ở mỗi một quốc gia đã đề cập trên 1000 mẩu tin với mỗi mẫu tin ứng
với mảng dữ liệu trả lời của một ứng viên. Vậy nên với 11 nước dữ liệu thu được sẽ vào
khoảng 11000 mẩu tin một khối lượng thông tin khổng lồ cần phải được xử lý, thậm chí
tiền xử lý trước khi phân tích

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu


Sau khi khảo sát, tác giả đã thu được bộ dữ liệu sơ cấp (data set) và tác giả tạm gọi
là bộ dữ liệu Tài Chính Xanh (Green Finance Data Set, ký hiệu là Green Finance
(2021)), bộ dữ liệu này được số hóa trên file excel với 11.000 dòng có các biến có giá trị
liên tục (continuos value) nghĩa là giá trị của biến đó chạy trong khoảng cho trước chẳng
hạn chạy từ khoảng (1,10), có các biến có giá trị khoảng (categorical value) và có các
biến giá trị là chữ (text)
Để xử lý dữ liệu trước khi thực hiện phân tích dữ liệu, tác giả đã trỏng cạy vào
công cụ Orange Data Mining, đây là công cụ mã nguồn mở hỗ trọ cho khai phá dữ liệu
(data mining) và học máy (machine learning).
Dưới đây là giao diện của chương trình

27
Hình 3.2: Giao diện chương trình Orange Data Mining
Để thực hiện xử lý dữ liệu tác giả đầu tiên gọi bộ dữ liệu cần xử lý, ở đây tác giả
lấy bộ Iris (1936) và bộ dữ liệu Adult làm ví dụ minh họa, như hình dưới

Hình 3.2: Gọi bộ dữ liệu và trích xuất ra bảng dữ liệu (ảnh chụp màn hình)

28
Để thực hiện tiền xử lý dữ liệu, tác giả sẽ chạy công cụ tiền xử lý (preprocess) như hình
3.3 dưới đây

Hình 3.3: Công cụ tiền xử lý (ảnh chụp màn hình)


Trong hội thoại của công cụ tiền xử lý, chọn preprocessors là Impute missing values chọn
option Remove rows with missing values như hình dưới

29
Hình 3.4: Công cụ tiền xử lý impute missing values
Việc sử dụng công cụ tiền xử lý bằng cách bỏ đi dòng mà tại đó bất kỳ biến nào thiếu giá
trị cũng giúp chi tác giả thu gọn bộ dữ liệu Green Finance (202) từ đó tác giả dễ dàng
phân tích hơn mà không lo lắng liệu có đối tượng khảo sát nào đang trả lời thiếu câu hỏi
trong bảng hỏi không

Sau đó, người viết sử dụng bộ dữ liệu đã được tiền xử lý đem đi phân cụm bằng
phương pháp Hierarchical Clustering và K-means để phân dữ liệu thành các cụm nhằm
tìm ra xu hướng (trend) rút ra từ cuộc khảo sát

Hình 3.5: Phương pháp Hierarchical Clustering

30
Hình 3.6 : kết quả phân cụm với bộ dữ liệu minh họa
Và Phương pháp K-means

31
Hình 3.7: Phương pháp K-Means

Hình 3.8: Chọn số cụm cho phương pháp K-Means dựa bộ dữ liệu minh họa

32
Hình 3.9: Lưu kết quả của phân cụm K-means (bộ dữ liệu minh họa)
Với bộ dữ liệu Green Finance (2021) nếu sau khi đối chiếu hai phương pháp phân
cụm Hierarchical và K-means, giả định rằng K-means tốt hơn thì sẽ lưu kết quả phương
pháp K-means vào file excel và ngược lại

Danh mục tài liệu tham khảo


Green Finance for Latin America and the Caribbeans - GFL (2021). Bioeconomy| Green
Finance LAC. Truy cập ngày 25/11/2021 tại: https://greenfinancelac.org/our-
initiatives/bioeconomy/
Green Finance for Latin America and the Caribbeans - GFL (2021). Blue Economy|
Green Finance LAC. Truy cập ngày 25/11/2021 tại:
https://greenfinancelac.org/our-initiatives/blue-economy/
Green Finance for Latin America and the Caribbeans - GFL (2021). Green, Social and
Thematic Bonds| Green Finance LAC. Truy cập ngày 25/11/2021 tại:
https://greenfinancelac.org/our-initiatives/green-social-and-thematic-bonds/
Green Finance for Latin America and the Caribbeans - GFL (2021). Green Finance
Projects Map| Green Finance LAC Truy cập ngày 25/11/2021 tại:
https://greenfinancelac.org/projects-map/

33
Copernicus Climate Change Service (C3S) (2021). Magic default – Climate Data Store
Toolbox 1.1.4 documentation. Truy cập ngày 25/11/2021 tại:
https://cds.climate.copernicus.eu/toolbox/doc/gallery/60_magics_default.html
Copernicus Climate Change Service (C3S) (2021). Use CDO functions Climate Data
Store Toolbox 1.1.4 documentation. Truy cập ngày 25/11/2021 tại:
https://cds.climate.copernicus.eu/toolbox/doc/gallery/42_use_cdo_functions.html
Severe Weather Europe (2021). ENSO Update: La Nina is cooling strong for the Winter
Season, with now an increased chance for an El Nino event emerging in 2022.
Truy cập ngày 25/11/2021 tại: https://www.severe-weather.eu/long-range-2/la-
nina-cooling-update-winter-season-el-nino-forecast-fa/
Copernicus Climate Change Service (C3S) (2021). Latest projections of future climate
now available. Truy cập ngày 25/11/2021 tại: https://climate.copernicus.eu/latest-
projections-future-climate-now-available
Fox 5, Nexstar (2021). La Niña isn’t going anywhere. Here’s how long NOAA says it
could last. Truy cập ngày 25/11/2021 tại: https://fox5sandiego.com/weather/la-
nina-isnt-going-anywhere-heres-how-long-noaa-says-it-could-last/
World Meteorological Organization (WMO) (2021). El Niño/La Niña Southern
Oscillation (ENSO)| World Meteorological Organization. Truy cập ngày
25/11/2021 tại: https://public.wmo.int/en/our-mandate/climate/el-ni%C3%B1ola-
ni%C3%B1a-update
Adrian, W. (2016). The extent and value of carbon stored in mountain grasslands and
shrublands globally, and the prospects for using climate finance to address
natural resource management issues [Doctoral Dissertation, The University of
Queensland], UQ eSpace.
https://espace.library.uq.edu.au/data/UQ_398455/s362256_final_thesis.pdf?
dsi_version=52e3b94ebe93ca264c4b577b44c2f8d7&Expires=1637076221&Key-
Pair-
Id=APKAJKNBJ4MJBJNC6NLQ&Signature=AW1VvxvCdOwCRrH5pyCtwlRe
olaQBC-AToQZJwNTlHIZaoktJU5hHoHN1sAV-
JcRGRgR2lWiYPq~7tt9xB6IWSpuiD0-
osoNkkX4DuQsxP44MdUY9Hb5o3TcPVvKfpKKYULQa4-
S09SU9MQniU2OiSIqa5wuCrfYMrdtJ1qvrxE61ukcSvy9-mDhqxiwHQItypNl-
D6twqeY6HnC1-
KBt1N1qZr~1G1jmp4qzlgACj1BB5reIO7OF9uZCxnRzw3gKZnqRzmKzGcAGF
Yq46vNbEXGQZd3DjnF1AS~kDa0J6pxyoMbuEksmPdPMzMK7nemfZvcr56vn
d4~esxjWyILmg__

34
Aloysius, B. M. S. (2006). Finance as an instrument to a sustainable company [Doctoral
Dissertation, Eramus University Rotterdam],
https://core.ac.uk/download/pdf/18520314.pdf
Amber, J, (2020), Climate Finance and Green Bond Evolution Informing Policy with
Machine Learning Text Analytics [Doctoral Dissertation, Pardee RAND Graduate
School],
https://www.rand.org/content/dam/rand/pubs/rgs_dissertations/RGSDA600/
RGSDA678-1/RAND_RGSDA678-1.pdf
Andreas, D. (2020). The Role of Economic Ideas in Sustainable Finance: From
Paradigms to Policy [Doctoral Dissertation, Copenhagen Business School]
Anna, D. E. (2020). Banking for a low carbon future: A Multi-stage model of Corporate
Climate Change Responses in a low -salience industry [Doctoral Dissertation,
Zeppelin Universität, Friedrichshafen]
Antoniya, P. (2016). Green Bonds: Lower Returns or Higher Responsibility [Master
Thesis, Radboud University]
Blanca, F.M. (2012). Sustainable Finances and Personal Attitudes [Master Thesis.
Modul University Vienna]
Cagri, Y. (2017). The Effect of ESG investing on Stock Returns and Risk [Master Thesis,
University of Amsterdam, Amsterdam Business School]
Clarissa, H. (2017). Sustainable Finance: ESG performance and disclosure in the capital
market context [Doctoral Dissertation, Maastricht University]
Chantal, P. N. (2019). Transcending the interregnum: Exploring how financial systems
relate to sustainability transition process [Doctoral Dissertation, University of
Sussex]
Christopher, W. (2008). Environmental Governance in International Banking [Doctoral
Dissertation, London School of Economics and Political Science (LSE),
Department of International Relations]
Diewertje, H. (2017). Is Distributive Justice Sufficient for a Climate Finance Regime? A
Climate Justice based approach to Climate Funds [Master Thesis, Institut
Barcelona d'Estudis Internacionals (IBEI)]
Ephraim, C. (2019). Green Finance and Green Growth: Toward Sustainable
Development in South Africa [Doctoral Dissertation, University of Cape Town,
Graduate School of Business]

35
Eric, G. M. (2019). Experts' opinion on challenges facing the development of green
bonds on the Nairobi Securities Exchange [Doctoral Dissertation, University of
Cape Town, Graduate School of Business]
Erin, C. M. (2019). The Dollar is Green, and American Banks Should be Too; Clean
Energy Finance and Its Circulation Through Green Banks [University Honors
Program These, Georgia Southern University]
Esther, C. R. (2019). Determinants of Sustainable Financial Prudence in Public
Universities in Kenya [Doctoral Dissertation, Jomo Kenyatta University of
Agriculture and Technology]
Fundisiwe, C. (2019). Towards an inclusive, green growth path: A review of South
Africa’s National Development Plan’s approach to economic growth [Master
Thesis, Stellenbosch University]
Ha, T. N. N. (2020). Green bond premium: Evidence from the corporate bond market
[Master Thesis, Vaasan yliopisto – University of Vaasa]
Henri, S. (2019). Valuation Efffects of Corporate Green Bonds Offerings [Master Thesis,
University of Helsinki]
Ilknur, M. J. N. T. (2014). Green Index: Integration of Environmental Performance,
Green Innovativeness and Financial Performance [Doctoral Dissertation, Portland
State University]
Jahel, M. (2018). Coordination on Green Investment: Implications of a sustainability
transition in Europe [Doctoral Dissertation, Universität Potsdam]
Jale, S. C, (2019). Will the Tide of Climate Finance Finally turn in our favour? Three
essays on accessing and mobilizing climate finance in Oceania post-Paris
agreement [Doctoral Dissertation, The University of The South Pacific]
Josephine, A. (2016). Green Financing: Financing circular economy companies. Case
studies of Ragn-Sellsföretagen AB and Inrego AB [Master Thesis, KTH Royal
Institute of Technology, KTH School of Industrial Engineering and Management]
Josué, B. (2020). Essays on Climate Finance [Doctoral Dissertation, L’Université
Grenoble Alpes]
Julia, F. (2020). Challenges for Green Finance in India [Master Thesis, Umeå
University]
Katerina. M, (2020). Financing the circular economy: The role of financial institutions in
“greening” the European Steel Industry [Master Thesis, TU Delft University]

36
Kristina, F. (2021). Climate Finance and the point of Green bonds [Doctoral Dissertation,
Lulea University of Technology]
Linda, I.; and Mona, E. (2021). Green Finance and its relation to Asset Classes:
Analyzing the dependency structure with a DCC-GARCH and a cross-
quantilogram approach [Master Thesis, Linköping University]
Louis, W. W. L, (2017). A comparative on the financial performance of Green bods and
their conventional peers [Master Thesis, Erasmus University Rotterdam]
Marius, D.; and Sindre, K. (2019). Why Does Norwegian Bond Market Issue so Few
Green Bonds: A comparative Study of the Norwegian and Swedish Green Bond
Markets [Master Thesis, Norwegian School of Economics]
Max, T. (2018). Performance Comparison Between Green and Conventional Mutual
Funds: The U.S Evidence [Master Thesis, Lappeenranta University of
Technology]
Muath, A.S.A. (2019). Green bond regulations in the United Kingdom: Challenges and
Opportunities. [Doctoral Dissertation, University of Essex]
Nils, F. R., & David, O. (2020). Green Cloud Transition & Environmental Impacts of
Stock Exchange: A Case Study of Nasdaq, a Global Stock Exchange Company
[Master Thesis, KTH Royal Institute of Technology, KTH School of Industrial
Engineering and Management]
Nuno, M. S. A. (2020). The Environmental and Financial Performance of European
Green Energy Investments [Doctoral Dissertation, Escola de Economia e Gestão
da Universidade do Minho]
Nuran, A. A. (2017). Can Green Banking Help Promote and Enforce Sustainable
Development [Master Thesis, The American University in Cairo]
Pierfrancesco, S. (2019). The impact of Green Bonds on Corporate Performance in the
Energy and Utilities Sector [Doctoral Dissertation, Libera Università
Internazionale degli Studi Sociali Guido Carli (Luiss)]
Robert, J. (2016). The two degrees target and financing the transition to a low-carbon
economy [Doctoral Dissertation, The London School of Economics and Political
Science]
Salma, A. S. (2014). Effect of Green Operations practices on Financial Performance of
Commercial Banks in Kenya [Master Thesis, University of Nairobi]
Sofie, Q. G. (2020), Performance and development of Norwegian green funds [Master
Thesis, Universitetet i Stavanger]

37
Synne, M. P.; & Sunniva, B. S. (2016). Financing the Transition to a Green Economy:
An empirical investigation of how Norwegian firms can achieve business models
for sustainability [Master Thesis, Norwegian University of Science and
Technology(NTNU)]
Tom, B. (2019). The green bond premium and non-financial disclosure: Financing the
future, or merely greenwashing [Master Thesis, Maastricht University]
Tung, T. T. P. (2018). Assessing the role of Green Credit for Green Growth and
Sustainable Development [Master Thesis, University of Tampere]
UiO. (2019). Green Bonds: An Assessment of the regulatory infrastructure [Universitetet
i Oslo – University of Oslo]
Willem, P. P. (2017). From Public to Private climate change adaptation finance
Adapting finance or financing adaptation [Doctoral Dissertation, Universiteit
Utrecht]
Yujun, C. (2017). Analyzing Green Finance Incentives [Master Thesis, University of
Waterloo]
Ziyoda, G. (2020). Green Financing as a mechanism for financial support of investment
activities in order to ensure balanced and sustainable growth opportunity for
Russia [Master Thesis, Geneva Business School]

38
1
Tạm dịch là Hiệp Hội Các Nhà Băng Công Chứng Anh Quốc – Một tổ chức hiệp hội ngân hàng lâu đời ở Vương Quốc Anh
2
No date – Không rõ ngày tháng
3
Nguyên văn Anh Ngữ: ‘’It [green finance] can refer to to products and services, managing environmental risks, organisational strategies, organisations
themselves, as well as investment sectors, industry initiatives and policy instruments”
4
Nguyên văn Anh Ngữ: “Green finance is a broad term that can refer to financial investments flowing into sustainable development projects and initiatives,
environmental products, and policies that encourage the development of a more sustainable economy. Green finance includes climate finance but is not limited
to it. It also refers to a wider range of „other environmental objectives,”
5
Nguyên văn Anh Ngữ “Green finance is often used interchangeably with green investment. However, in practice, green finance is a wider lens including more
than investments as defined by Bloomberg New Energy Finance and others”
6
Một tổ chức tư vấn và là một trong bốn công ty kiểm toán nổi tiếng (Big Four)
7
Nguyên văn Anh Ngữ “For the banking sector, green finance is defined as financial products and services, under the consideration of environmental factors
throughout the lending decision making, ex-post monitoring and risk management processes, provided to promote environmentally responsible investments and
stimulate low-carbon technologies, projects, industries and businesses”
8
Nguyên văn Anh ngữ: “financing of investments that provide environmental benefits in the broader context of environmentally sustainable development […]
Beyond the financing of green investments, green finance also involves efforts to internalize environmental externalities and adjust risk perceptions in order to
boost environmentally friendly investments and reduce environmentally harmful ones […]”
9
Nguyên văn Anh Ngữ “…is to increase level of financial flows (from banking, micro-credit, insurance and investment) from the public, private and not-for-profit
sectors to sustainable development priorities. A key part of this is to better manage environmental and social risks, take up opportunities that bring both a decent
rate of return and environmental benefit and deliver greater accountability”
10
Tên đầy đủ là World Trade Organisation
11
Nguyên văn Anh Ngữ “Green Finance encompasses all the initiatives taken by private and public agents (e.g. businesses, banks, governments, international
organizations, etc.) in developing, promoting, implementing and supporting projects with sustainable impacts through financial instruments”
12
https://www.intracen.org/What-is-green-finance/
13
Nguyên văn Anh Ngữ “Green Finance includes, but is not limited to: a. Environmental aspects (pollution, greenhouse gas emissions, biodiversity, water or air
quality issues); and b. Climate change-related aspects (energy efficiency, renewable energies, prevention and mitigation of climate change connected severe
events)”
14
Nguyên văn Anh Ngữ “Green finance is finance for “achieving economic growth while reducing pollution and greenhouse gas (GHG) emissions, minimizing
waste and improving efficiency in the use of natural resources.”
15
Nguyên văn Anh Ngữ “comprehensive support from the financial service industry to achieve sustainable development resulted from a harmonious relationship
between economic, social and environmental interests”
16
Nguyên văn Anh Ngữ “Green Finance is a strategic approach to incorporate the financial sector in the transformation process towards low-carbon and
resource-efficient economies, and in the context of adaptation to climate change”

You might also like