Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

MỤC LỤC

Trang
Lời nói đầu ......................................................................................................5
Chương 1. Ngôn ngữ là gì ...................................................................... 9
I Ngôn ngữ là một hiện tượng xâ hội đặc biệt.................................. 9
II. Ngôn ngữ là một loại hệ thống tín hiệu.........................................13
III Chức nâng của ngôn ngữ............................................................. 16
IV. Đặc trưng của ngôn ngữ............................................................... 28
Chương 2. Hệ thống và cấu trúc của ngôn ngữ.................................... 36
I. Khái niệm hệ thống và cấu trúc..................................................... 36
II Hệ thống ngôn ngữ.........................................................................38
III. Ngôn ngữ và lời nói....................................................................... 49
Chương3. Nguồn gốc và diễn tiến của ngôn ngữ...............................53
I. Nguồn gốc của ngôn ngữ.............................................................. 53
II. Diễn tiến của ngôn ngữ................................................................. 60
Chương 4. Phán loại các ngôn ngữ.........................................................69
I Các ngôn ngữ trên thế giới và cơ sở để phân loại...................... 69
II. Phân loại các ngôn ngữ theo cội nguồn........................................71
III. Phân loại ngôn ngữ theo loại hình............................................... 78
Chương 5. Âm thanh của ngôn ngữ ........................................................97
I Khái niệm ngữ âm và ngữ âm học............................................... 97
II. Bộ máy phát âm .....................................................................................98
III. Các kiêu tạo âm............................................................................102
IV. Âm tố và phân loại các âm tố ......................................................104
Chưovg 6, Âm tiết và các hiện tượng siêu đoạn tính.........................139
I. Âm tiết..........................................................................................139
II. Thanh điệu....................................................................................145
III. Trọng âm ......................................................................................147
IV. Ngữ điệu.......................................................................................150
V. Sự biển đổi ngữ âm trong lời nói.................................................152
VI. Biểu diễn các quy tắc biến đổi ngữ âm ...................................... 156
Chương 7. Âm vị và biến thể của âm vị................................................ 160
I Âm tố và âm vị............................................................................. 160
II. Nét khu biệt . . ...............................................................................167
III. Xác định âm vị vầ các biến thể của âm vị..................................170
Chương 8. Chữ viết..................................................................................181
I Chữ viết và vai trò của chữ viết...................................................181
IL Nguồn gốc và tiến trình phát triển của chữ viết........................ 183
III. Các loại hình chữ viết..................................................................189
IV. Nhận Xét.......................................................................................196
Chương 9. Ý nghĩa ngữ pháp và phương thức ngữ pháp 199
I. Ý nghĩa ngữ pháp là gì?..................................................... ......199
II. Phương thức ngữ pháp...................................................... .204
Chương 10. Phạm trù ngữ pháp................................................... 217
I. Phạm trù ngữ pháp là gì?.................................................... .217
II. Các phạm trù ngữ pháp thường gặp................................ .219
III. Mấy điều cần lưu ý khi nối về phạm trù ngữ pháp............. .233
Chương 11. Quan hộ cú pháp........................................................ 237
I. Quan hệ cú pháp là gì............................................................. 237
II. Cách nhận biết quan hệ cú pháp trong câu....................... 239
III. Các loại quan hệ cú pháp.................................................... .240
IV. Cách dùng sơ đồ để biểu diễn quan hệ cú pháp trong câu 248
Chưcmg 12. Đơn vị ngữ pháp....................................................... 252
I. Đơn vị ngữ pháp là gì......................................................... 252
II. Các loại đơn vị ngữ pháp.................................................. . 253
Chương 13. Từ và phương thức tạo từ....................................... 268
I. Vấn đề định nghĩa từ........ .................................................. 268
II. Phương thức tạo từ................................................................. .273
Chương 14. Từ loại.......................................................................... 286
I. Từ loại là gì? ............................................. ........................ .. .286
II. Các từ loại thường gặp...................................................... .288
III. Nhận xét chung về các từ loại và phân định từ loại.......... 307
Chương 15. Nghĩa và nghĩa cùa từ ............................................... .311
A. Nghĩa và ngữ nghĩa học..................................................... ...311
B. Nghĩa cùa từ................................................................................320
c. Quan hệ ngữ nghĩa trong từ vựng.................................... ...332
Chương 16. Nghĩa của câu........................................... ...................... 344
I. Nghĩa của câu và vai nghĩa.................................................. .. .344
II. Vai nghĩa và các quan hệ ngữ pháp............................................... .. .351
Chương 17. Quy chiếu và hành động ngôn từ ......................................... .. 358
I. Ngữ dụng học........................................................ .....358
II. Quy chiếu....................................................................................359
III. Hành động ngôn
từ .......................................................................... ...........367
Chương 18. Hộỉ thoại và nghĩa hàm ẩn.............................................. 377
I. Hội thoại.................. .................................................................... 377
II. Nghĩa hàm ẩn...................................... ..... ..... .............. ..... 387
LỜI NÓI ĐẦU
Giáo trình “Dẫn luận ngôn ngữ học” này được biên soạn để
phục vụ chương trình môn học đã được Đại học Quốc gia Hà
Nội phê duyệt.
Mục tiêu cùa giáo trình là giúp cho sinh viên sau khi học sẽ
nấm được những kiến thức cân bản, mở đầu về bản thề ngôn
ngữ và một số tri thức về những bộ phận, lĩnh vực cốt yếu
cùa ngôn ngữ học; đồng thời biết và thực hiện được một số
thao tác, kỹ năng đơn giản trong phân tích, miêu tả ngôn ngữ
học.
Vì vậy, nhiệm vụ cùa giáo trình là giới thiệu một cách thật
giản dị các kiến thức hữu quan, chú ý cung cấp các nguồn
ngữ liệu để sinh viên làm quen, giới thiệu và luyện cho sinh
viên thực hiện được một số thao tác, kỹ năng phân tích, miêu
tả đó.
Trong những năm gần đây, có khá nhiều vấn đề về lý luận
ngón ngữ học và lĩnh vực, bộ phận của ngôn ngữ đã được
khai mở, nghiên cứu, cần được cập nhật, bổ sung; cho nên,
trong chừng mức nhất định, chúng tôi cũng sẽ cố gắng lựa
chọn để dưa vào nội dung của giáo trình có tính nhập môn
này.
Tuy nhiên, với tính chất là một tài liệu giáo khoa, để tránh
những tranh biện phức tạp chưa cần thiết đổi với sinh viên
đang bắt đầu làm quen với môn học, chúng tôi cố gắng chỉ
sắp xếp và trình bày, cung cấp những vấn đề thuộc kiến thức
căn bản, sao cho có thể giúp sinh viên thấy được nhừng điểm
chính trong quan niệm cũng như phương pháp dược đề cập
trong môn học của mình. Việc giới
thiệu, so sánh, mở rộng sang những cách tiêp cận khác, hoộc
gia giảm về nội dung, sẽ tuỳ theo điều kiện và sự lựa chọn
cùa giảng viên và sinh viên.
Chính vì vậy, các nội dung được thể hiện trong giáo trình sẽ
không dàn trải đồng đều như nhau; và ngay cà một số nội
dung thuộc lĩnh vực ngữ dụng học chẳng hạn, tuy cần cập
nhật, nhưng chúng tôi cũng chỉ chọn, giới thiệu bốn vấn đề
thiết yếu nhất ở giai doạn đầu là: quy chiếu, hành động ngôn
từ, hội thoại và nghĩa hàm ẩn. (Thêm nữa, mặc dù biết ràng
rất khó tìm ra được tính logíc để ghép bốn vấn đề như bốn
mô đun độc lập đó với nhau thành hai chương (17 và 18),
nhưng chúng tôi vẫn làm như vậy để tiện lợi cho việc sắp
xếp mà vẫn không phương hại gì đến nhiệm vụ và mục tiêu
chung).
Giáo trình này gồm 18 chương, mỗi chương không nhất thiết
cân đối về số trang và được phân bố theo nội dung của từng
vấn đề. Cuối mỗi chương, chúng tôi đều cung cấp danh sách
một số tài liệu đọc bổ sung để giúp các bạn sinh viên dễ tìm
kiếm. Những tài liệu in bằng tiếng Việt, chúng tôi chi ghi tên
tài liệu, tác giả... còn tài liệu nào in bàng tiếng nước ngoài,
chúng tôi ghi chi dẫn thèm: các bạn nên đọc chương, mục
nào, và/hoặc từ trang nào đến trang nào.
Đối với các nguồn ngữ liệu minh hoạ, nếu ngôn ngữ nào
không dùng hệ chữ viết Latinh (như tiếng Nga, tiếng Arập,
Thái Lan... chẳng hạn), chúng tôi ghi âm theo lối chuyển chữ
bằng chữ Latinh và đặt trong dấu ngoặc vuông [ ... ]. Riêng
các ngừ liệu minh hoạ bằng tiếng Nga, trong trường hợp cần
thiết, chúng tôi vẫn gắng ghi nguyên bản chữ Nga.
Về quy cách trình bày trong giáo trình này:
- Ký hiệu  có nghĩa là: thành / trờ thành / chuyến thành /
biến thành...
- Ký hiệu  có nghĩa là: thay cho
- Ký hiệu  có nghĩa là: bắt nguồn từ / có nguồn gốc từ ...
- Số trong dấu [ ] chi số thứ tự của tài liệu tham khảo, trích
dần.
Việc biên soạn cúa chúng tôi được phân công như sau:
Nguyễn Văn Hiệp viết chương 11, 12, 17, 18.
Vũ Đức Nghiệu chủ biên và viết 14 chương còn lại.
Tong quá trình biên soạn giáo trình này, chúng tôi đã được
GS. Đình Văn Đức, GS. Nguyễn Thiện Giáp và các bạn đồng
nghiệp khuyến khích nhiều, được Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn cùng với Nhà xuất bản Đại học Quốc Hà
Nội nhiệt tình giúp đỡ.
Chúng tôi xin trân trọng cám ơn tất cả.
Mọi khiếm khuyết và sai sót, chẳc chắn không tránh khỏi,
hoàn toàn thuộc về trách nhiệm của chúng tôi - tác giả của
sách. Chúng tôi chân thành mong muốn nhận được ý kiến
đóng góp, phê bình từ các nhà khoa học, các bạn đồng
nghiệp và các bạn sinh viên để giúp cho giáo trình được tốt
hơn.
Hà Nội, tháng 3 năm 2009
Vũ Đức Nghiệu
Chương 1
NGÔN NGỮ LÀ GÌ?
Câu hỏi: Ngôn ngữ là gì? đã được nêu ra từ rất sớm trong
tiến trình phát triển cùa nền văn minh nhân loại, và đã có
nhiều câu trả lời.
Ngôn ngữ là kết quả cùa một quá trình sáng tạo lâu dài vào
bậc nhất, có tồ chức phức tạp cũng thuộc bậc nhất và có
những năng lực phục vụ cho con người vào loại kỳ diệu nhất
trong tất cà những thứ do chính con người sáng tạo ra. Nó
gắn bó với sự sống cùa con người và quen thuộc đến nỗi
dường như không mấy khi mỗi người chúng ta nghĩ tới nó,
tưởng rằng “chẳng có gì đảng phải bận tâm nhiều". Nhưng
thực tế thì không phải vậy.
Ngôn ngữ có nhiều đặc điểm thuộc những bình diện khác
nhau, cho nên, câu trả lời cho câu hỏi Ngôn ngữ là gì? không
phải và không thể chỉ có một.
I. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt
1.1. Có thể lưỡng phân các sự vật, hiện tượng, quá trình mà
con người quan sát, nhận thức được thành hai loại: một loại
thuộc các hiện tượng tự nhiên và một loại thuộc các hiện
tượng xã hội.
Chương này được viết trên cơ sở chương 1 và 2 do Vũ Đức Nghiệu đã
viết trong [8].
Các hiện tượng tự nhiên tồn tại một cách khách quan, không lệ
thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (như sao bảng, nhật
thực, nguyệt thực, thủy triều, động đất, bão lụt...), còn các hiện
tượng xã hội thì lại chỉ nảy sinh, tồn tại, phát triển... trong xã hội
loài người, do ý thức của con người; và vì vậy, lệ thuộc vào ý
muốn chủ quan của con người.
Ngoài xã hội loài người không có ngôn ngữ (dược hiểu là ngôn
ngữ của loài người). Ngôn ngữ chỉ phát sinh và phát triển trong xã
hội, do ý muốn và nhu cầu của chính loài người là phải giao tiếp
với nhau trong quá trình liên kết các cá thể để tổ chức thành
những cộng đồng xã hội, để sổng (tồn tại) vả phát triển. Khi một
người chẳng may vì một lý do, hoàn cảnh bất hạnh nào dó, bị tách
khỏi cộng đồng xã hội thì con người không may mắn ấy sẽ bị mất
đi cơ hội có dược ngôn ngữ như những thành viên đồng loại khác,
bởi vì ngôn ngữ chỉ có thể có được nhờ quá trình học hỏi, giáo dục
chứ không phải nhờ quá trình di truyền mang tính sinh học.
Các câu chuyện về những “em bé rừng xanh" bị lạc khỏi xã hội
loài người, được chó sói hoặc gấu nuôi (chúng ta đã được biết
không phải chỉ có một hoặc hai trường hợp), đến khi được phát
hiện và đưa trở về với thế giới loài người thì không có ngôn ngữ,
không thể phục hồi và phát triển các khả năng ngôn ngữ đề tồn tại
và phát triển một cách bình thường như những người bình thường
khác.
Như vậy, rõ ràng, ngôn ngữ là một "hiện tượng”, một sản
phẩm do con người sáng tạo ra, nhưng cũng chính nó lại là một
nhân tố quan yếu để bảo đảm con người đúng là con người theo
nghĩa đầy đủ cùa từ này. Một cá thể bị tách ra khỏi xã hội từ nhỏ
(còn khi đã lớn, trưởng thành, đã có một ngôn ngữ nào đó thuần
thục, thì tình hình có thể khác đi đôi chút), sẽ không được giáo
dục (không được dạy cho biết) để có được ngôn ngữ loài người tự
nhiên

như các thành viên khác của cộng đồng; và vì vậy, như một hệ quả
tất yếu, anh ta sẽ không được giáo dục về tính người, sẽ quay trở lại
"bản tính phi ngôn ngữ" và tồn tại bằng các bản năng loài vật như
các loài động vật bình thường khác. Tách ra khỏi xã hội người,
không ở trong xã hội người, cá thể người sẽ bị mất điều kiện để
được giáo dục và hình thành ngôn ngữ, đồng thời sẽ mất luôn cả cư
hội để hình thành nhân cách và hình thành các hành vi mang tính
người của cả giống loài.
1.2. Ngôn ngữ cùng không phải là sản phẩm cùa riêng cá nhân
tôi, cá nhân anh hay của riêng thế hệ chúng ta; mà nó là của chung
tôi và anh, cùa chúng ta hiện nay và cá "nhừng người muôn năm
cũ nữa.
Chính vì ngôn ngữ là cái chung của toàn xã hội, của chúng ta
như vậy, cho nên anh nói tôi mới hiểu, tôi nói anh mới hiểu và
chúng ta hiểu nhau, về mặt này, đối với mỗi cá nhân, ngôn ngữ như
một thiết chế xã hội bất buộc, rất chặt chẽ, được giữ gìn và phát
triển trong kinh nghiệm, trong truyền thống chung của cả cộng
đồng, được dạy, học và sáng tạo thêm, bổ túc thêm liên tục từ thế
hệ trước đến thế hệ sau, từ lúc mới được sinh ra cho đến khi không
còn tồn tại nữa của các cá thể. Thiết chế đó chính là một tập hợp
của những thói quen nói, nghe và hiểu, dược tiếp thu một cách dề
dàng và liên tục ngay từ thời thơ ấu cùa mồi chủng ta. Vì thế.
những thói quen này khi đã hình thành cho cả xã hội rồi thì rất khó
thay đổi. Nó như là một cái gì đấy bắt buộc đối với mỗi người trong
mọi người cùa cả cộng đồng.
Tiêng Việt quy ước gọi cái nhà. con gà. hạt gạo, nước, muối,
ăn, nói... bằng các từ gà, gạo, nước, muối, ăn, nói... như một thiết
chế bắt buộc, không một ai có thề tuỳ ỷ theo sờ thích riêng của
mình mà thay đổi đi bằng những cách nói (từ) khác và bắt mọi
người phải theo mình.
Sự phân biệt giữa ngôn ngữ toàn dân, ngôn ngữ văn hóa chung
của mỗi cộng đồng dân tộc với các biến thể khác của nó trong các
phạm vi lãnh thổ (các tiếng địa phương) hoặc tầng lớp xã hội (các
phương ngừ xà hội)..., những đánh giá, thẩm định về ngôn ngừ
chuẩn với phi chuẩn, lệch chuẩn hoặc sai, lỗi, ngọng trong sử dụng
ngôn ngữ... cũng chính là những biểu hiện sinh động, đa dạng về
tính xă hội của ngôn ngữ và tư cách như một thiết chế xã hội cùa
ngôn ngữ.
1.3. Ngôn ngữ cùna không phải là hiện tượng sinh vật, không
phải là hiện tượng cùng loại với tiếng kêu cùa động vật. Nó cũng
không mang tính di truyền như các đặc tính sinh vật khác. Mồi
người trong loài người chúng ta có được ngôn ngữ là nhờ quá trình
học tập, tiếp thu không ngừng từ những người cùng sống ở xung
quanh.
Nhìn bề ngoài, tiếng kêu của các loài động vật có vẻ như có
thể so sánh với ngôn ngữ cùa con người vì loài động vật cũng có
khả nàng dùng các tiếng kêu của chúng để "trao đổi thông tin" như:
kêu gọi bầy, kêu gọi bạn tình trong các mùa hôn phối, hay là báo tin
cỏ thức ăn, có sự nguy hiểm, thể hiện sự thích thú hay giận dữ, (te
doạ kè thù... nhưng tất cà đều xuất hiện dưới ảnh hường cùa những
tác động và "cảm xúc" khác nhau. Chúng khác hẩn ngôn ngữ cùa
con người về chất bời chúng là bẩm sinh, là sự "trao đổi thông tin"
về căn bàn theo bản năng, được di truyền qua các mã hoá sinh và
được “kích hoạt” trong những điều kiện nhất định. Tuy cỏ một số
loài động vật tinh khôn có thề tập nói được theo tiếng người (một
số loài chim), “giao tiếp” được với người bàng những cừ chi hoặc

You might also like